Chương trình du lịch chàu dâu chùa bút tháp

25 436 7
Chương trình du lịch chàu dâu chùa bút tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU THUYẾT MINH Chương trình du lịch ĐHCNHN-Chùa Dâu-Chùa Bút Tháp-DHCNHN A.Thuyết minh trên tuyến. I.Hà Nội Chào mừng toàn thể các bạn sinh viên lớp QTKĐL5 đang có mặt trên xe ngày hôm nay!!! Lời đầu tiên cho phép HDV thay mặt cho công ty du lịch…….xin gửi tới các bạn lời chào buổi sáng và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất.Chúc cho đoàn ta có một hành trình vui,khỏe và bổ ích. Các bạn thân mến,ngày hôm nay cùng đồng hành với đoàn chúng ta,HDV rất vui được giới thiệu cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân,giảng viên khoa Sư Phạm- Du Lịch,đại diện phía nhà trường. Một người nữa cũng rất quan trọng trên xe của chúng ta ngày hôm nay mà HDV muốn giới thiệu với các bạn.Anh……sẽ là người vững tay lái,chắc tay phanh đưa đoàn ta đi đến nơi về đến chốn một cách an toàn. Cuối cùng HDV xin tự giới thiệu,HDV tên đầy đủ là Nguyễn Thị Mai Loan,là HDV đến từ công ty Du lịch ……Hôm nay rất vui được làm người đồng hành cùng các bạn trong chuyến tham quan tìm hiều về với Bắc Ninh. Sau đây HDV xin thông qua một chút về lịch trình hôm nay của chúng ta.Sáng nay đoàn ta đã xuất phát từ trường ĐHCNHN,khoảng 8h chúng ta sẽ có mặt tại chùa Dâu,ngôi chùa cổ nhất Việt Nam để tham quan và tìm hiểu,11h trưa đoàn ta sẽ ăn trưa tại nhà hàng gần đó và chiều đoàn ta sẽ di chuyển qua chùa Bút Tháp tham quan.Đến 3h,đoàn ta sẽ bắt đầu lên xe về HN và kết thúc chuyến đi. Các bạn thân mến!!!Hiện tại thì đoàn chúng ta đang di chuyển trên địa phận của thành phố Hà Nội,thủ đô thân yêu của chúng ta từ năm 1946 đến nay.Từ năm 1010,khi mà vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long tức Hà Nội ngày nay thì Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế,văn hóa giáo dục với những công trình sống động như Văn Miếu-trường đại học đầu tiên của nước ta,lăng chủ tịch HCM-nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại dân tộc hay những trung tâm thương mại như vincom… Và ngay bây giờ đây,các bạn có thể nhìn sang phía bên tay trái của HDV.Đó chính là Bảo Tàng Hà Nội. Bảo tàng Hà Nội, trước đây nằm ở số 5B phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi trưng bày giới thiệu về thủ đô Hà Nội từ khi dựng nước đến nay. Thành lập từ năm 1982, số lượng hiện vật của bảo tàng lên tới hàng chục ngàn, trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn 7 ngàn. Bộ sưu tập của bảo tàng bao gồm đồ đá, đồ đồng, gốm sứ các thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản [1] . Các khu vực trưng bày của bảo tàng được chia thành ba phần: Lịch sử thiên nhiên Hà Nội Lịch sử Hà Nội từ khi dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám; Lịch sử Hà Nội từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội mới nằm trong khu vực xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm,có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần như các bạn có thể nhìn thấy. Bảo tàng đã được khánh thành vào ngày 6 tháng 10 năm 2010. Ước tính có 50.000 hiện vật được trưng bày tại đây. Nhìn sang ngay bên cạnh bảo tàng các bạn sẽ thấy một công trình có quy mô rất lớn.Đó chính là trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm số 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô này. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. Sau đó, đây sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị,thương mại mang tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2004 và hoàn thành sau 22 tháng thi công. Hiện tại thì xe đoàn chúng ta đang lăn bánh trên đường vành đai 3. Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh. Các bạn thân mến,cây cầu mà chúng ta đang đi trên chính là cầu Thanh Trì.Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm.Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì. Ngày 2 tháng 2 năm 2007, cầu được thông xe. Đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, cầu được khánh thành cùng với cầu vượt Pháp Vân. Chỉ còn một đoạn đường nữa là đoàn ta sẽ di chuyển tới địa phận của tỉnh Bắc Ninh và HDV Nguyễn Tươi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn. II.Bắc Ninh Các bạn sinh viên thân mến,chúng ta đã sang tới địa phận của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Bắc Ninh nổi tiếng với những điểm nhất như: Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất. Có biển số xe lớn nhất: 99 Có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất: trong thời phong kiến,Bắc Ninh có tới 677 người đỗ tiến sĩ chiếm ¼ cả nước. Nhiều làng nghề truyền thống nhất với 62 làng nghề. Có nhiều hội hè nhất với khoảng trên 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Có chùa cổ nhất Việt Nam: chùa Dâu Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa [2] . Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có lễ hội lớn là hội Lim. Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân gian. Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đòđến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Nhắc đến Bắc Ninh và nhắc đến Hội Lim thì không thể không nhắc tới quan họ Bắc Ninh. Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian. Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại [2][3][4] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. Bắc Ninh cũng nổi tiếng là một trung tâm văn hóa phật giáo của đất nước với rất nhiều nhưng ngôi chùa cổ như chùa Dâu,chùa Bút Tháp mà ngày hôm nay chúng t sẽ được tham quan và tìm hiểu. Chỉ còn một chút thời gian nữa thôi là xe của đoàn chúng ta sẽ dừng chân tại điểm tham quan đầu tiên.Đó chính là Chùa Dâu-ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.Trước khi xuống xe,HDV xin nhắc các bạn chú ý chỉ nên mang những đồ đạc quan trọng,quí giá và cần thiết theo và khi xuống dưới mong các bạn tập trung để chúng ta nghe thuyết minh về ngôi chùa này.sau đó làm lễ và tham quan đến 11h chúng ta sẽ dùng cơm trưa.Sau đây mời đoàn ta xuống xe và theo chân HDV Nguyễn Hương của chúng tôi vào tham quan ngôi chùa. B.Thuyết minh tại điểm. I.Chùa Dâu 1.Lịch sử chùa Dâu Chào mừng các bạn sinh viên đa đến với chùa Dâu-ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Các bạn thân mến,chúng ta vẫn thường được nghe những câu thơ: “Dù ai đi đâuvề đâu Hễ trông thấy tháp chùa dâu thì về, ai buôn bán trăm nghề Nhớ ngày mùng tám thì về hội dâu” Không biết từ bao giờ, những câu thơ trên đã lưu truyền trong dân gian và trở nên vô cùng gần gũi,tự hào đối với những người dân miền quê quan họ. Chùa dâu là 1 ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách hà nội khoảng 30km.Chùa nằm phía nam cổ thành luy lâu, trên 1 khu đất rộng bên bờ sông. Từ xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước nên dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chùa dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương kinh bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là trung tâm phật giáo cổ xưa nhất của nước ta là chứng tích 1 thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau công nguyên. Chùa dâu là nơi giao lưu của 2 luồng văn hóa Phật Giáo, từ Ấn Độ sang và từ Phương Bắc xuống. Vào buổi đầu Công nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni- đa-lưu-chi từ Trung Quốc tới chùa này và lập nên 1 phái thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, phật giáo Việt Nam, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962. Năm 1313, chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Đời nhà trần,Vua Trần Nhân Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa dâu thành “ chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Hiện nay là tòa Thượng điện, chỉ còn sót vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. Chùa dâu gắn liền với huyền tích phật mẫu Man Nương và tứ pháp. Theo tương truyền, nàng Man Nương, cô gái kẻ Mèn dốc tâm vào chùa học đạo phật, 1 hôm nằm ngủ quên, sư Khâu-đà-la vô tình bước qua mà bỗng nhiên nàng mang thai. Kết quả là đến giờ Ngọ ngày 8/4 (âm lịch) thì sinh 1 nữ nhi. Nàng liền đem con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đến gốc cây Dung Thụ và niệm chú, cây Dung thụ bỗng nứt toác ra ôm đứa bé vào lòng. Rồi Khâu-đà-la đưa cho Man Nương cây Tích Trượng và dặn là khi nào hạn hán thì mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh linh. Thế rồi vào năm Giáp Tý, hạn hán kéo dài 3 năm. Man Nương liền dùng gậy Tích Trượng cắm xuống đất tạo ra mưa. Cây Dung Thụ bị đổ trôi về thành Luy Lâu thì quẩn không trôi được nữa. Bao nhiêuchàng trai trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích. Vừa lúc đó, Man Nương vô tình ra sông rửa tay, bỗng dưng cây dập dình như con tìm thấy mẹ. Man Nương ném dải yếm ra thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ. Cũng khi ấy Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành tượng Tứ Pháp để thờ. Sỹ Nhiếp cho ngay thợ xẻ cây dung thụ tạc tượng Tứ Pháp. Khi tượng đã làm xong, làm lễ đặt tên cho pho thứ nhất thì bỗng thấy trời nổi mây ngũ sắc liền đặt tên là Pháp Vân, thờ ở chùa Dâu, dân gian gọi là bà Dâu. Khi đặt tên cho Pho thứ hai thì bỗng thấy trời nổi gió lớn liền đặt tên là Pháp Vũ, thờ ở chùa Đậu dân gian gọi là bà Đậu. Đến khi đặt tên cho pho thứ ba thì bỗng thấy trời nổi sấm ầm ầm thì liền đăt tên là Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng dân gian gọi là bà Tướng. Đến khi đặt cho pho thứ tư thì bỗng thấy trời nổi chớp, liền đặt tên là Pháp Điện thờ ở chùa Dàn dân gian gọi là bà Dàn. Nhưng khi làm lễ rước Phật Tứ Pháp về các chùa, chỉ được ba pho, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống sông. Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy. khi Man Nương đi dò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng và phát sáng. Hòn đá đó đặt tên là Phật Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu. Câu chuyện nàng Man Nương được giải thích là sự mầu nhiệm của “nhân thiên hợp khí”. Thực chất đó là cuộc hôn phối giữa đạo phật với tín ngưỡng bản địa, tiền thân của Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều vùng khác. Ngày mồng 8 tháng 4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca (Ấn Độ) mà là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam). Vâng,và sau đây xin mời các bạn sinh viên bước qua khu tiền đường,tiếp tục theo chân HDV Nguyễn Huyên để tìm hiểu tiếp về Chùa Dâu. 2.Kiến trúc chùa Dâu Các bạn thân mến,cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây. Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa. Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang, Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ. Sau đây xin mời các bạn theo HDV Kiều Anh đi vào bên trong để tìm hiểu hơn về ngôi chùa cổ nhất Việt Nam này. 3.Tháp Hòa Phong Thưa quý khách, chính giữa sân chùa trước bái đường đây chính là ngôi tháp Hòa Phong. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ. Tháp Hòa Phong được xây dựng bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao chín tầng, nay chỉ còn ba tầng. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Ở đây có vị khách nào biết Hòa Phong có nghĩa là gì không ạ? Vâng !Từ "Hòa Phong" trong tên tháp có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Nơi đây được coi là nơi cao nhất cũng như nơi thư thái nhất và thiêng liêng nhất của chùa Dâu. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, Lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con. Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Và sau đây,mời các bạn theo chân HDV Nguyến Thoa tìm hiểu về gian Thiêu hươngng của chùa Dâu 4.Thiêu hương chùa Dâu Như các bạn đã được nghe giới thiệu, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. [...]... trong quá trình “Ấn Độ hóa” Vâng,vừa rồi các bạn đã được tìm hiểu về chùa Dâu- ngôi chùa cổ nhất Việt Nam,và bây giờ,HDV sẽ dành cho các bạn 30 phút để thắp hương và vãn cảnh chùa. Sau 30 phút đoàn chúng ta sẽ tập trung tại đây và quay trở ra dùng cơm trưa rồi tiếp tục hành trình sang chùa Bút Tháp cùng với HDV Nguyễn Tâm II .Chùa Bút Tháp 1 .Lịch sử chùa Bút Tháp Vừa rồi các bạn đã được thăm chùa Dâu Ngay... nhau tham quan 1 ngôi chùa nữa có lịch sử lâu đời, cũng nằm trên địa phận huyện Thuận Thành, đó là chùa Bút Tháp Kính thưa quý khách, hiện nay đoàn ta đang đứng tại làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành và trước mặt quý khách đây chính là ngôi chùa có tên trùng với tên làng tức "Chùa Bút Tháp" Nằm trên địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu chùa Bút Tháp, hay còn gọi là... Nghiêm cũng mang hình tượng của văn hóa phồn thực với tháp hình tròn được đặt trên đế móng hình vuông Năm 1876, vua Tự Đức khi đi qua đây thấy một ngọn tháp hình cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên thápBút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi tên gốc của ngọn tháptháp Báo Nghiêm Từ đó ngôi chùa và thôn xóm quanh chùa mang tên là Bút Tháp Ngọn tháp là minh chứng cho tài ghép đá nghệ thuậ của... (1848-1883), ngôi chùa bắt đầu mang tên mới là Bút Tháp Vâng, với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và nghệ thuật, chùa Bút Tháp đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962.Và sau đây mời các bạn cùng theo chân HDV Quốc Bảo tiếp tục tìm hiểu về chùa Bút Tháp 2.Tiền Đường chùa Bút Tháp Qua lối hành lang nhỏ với bức tường rêu phong, chúng ta sẽ bước vào nhà tiền đường... này,mời các bạn theo chân HDV Bích Thủy đến với gian thượng điện 5.Thượng điện chùa Dâu Trung tâm thờ tự của chùa Dâu đặt trong tòa thượng điện hay còn gọi là tẩm điện để tượng bà Dâu( Pháp Vân) và tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) do chùa Đậu đã bị Pháp phá hủy nên pho tượng Pháp Vũ được đem về thờ chung trong chùa Dâu. Tương truyền bà Dâu là chị cả trong 4 chị em: Pháp Vân,Pháp Vũ,Pháp Lôi và Pháp Điện-tức thần... ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng, khiến người ta phải cúi mình nhấc chân cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh mắt, lời nói Đâylà cõi linh thiêng, bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, chứa đựng bản sắc 3 .Tháp Báo Nghiêm Tháp Báo Nghiêm là một tuyệt tác trong quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp Tháp này được sư Minh Hành xây để thờ hòa thượng Chuyết Chuyết vào năm 1644 Tháp cao... năm, Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 19921996 Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam Tương truyền, thuở xưa đàn chim nhạn ở các núi trên thường bay về đậu trên ngọn tháp đá của chùa- cảnh thiền đất lành chim đậu, và tên chùa Nhạn Tháp cũng được hình thành là thế Đời Tự Đức (1848-1883), ngôi chùa bắt đầu mang tên mới là Bút Tháp. .. quan về chùa Bút Tháp tu hành và mất năm 1333 Nếu theo tài liệu trên thì ngôi chùa đã có từ thế kỷ 13 hoặc thế kỷ 14 Và cũng theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278).Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen Rất tiếc là gọn tháp này nay không còn nữa Đến thế kỷ XVII, chùa đã... cho tài ghép đá nghệ thuậ của người thợ Việt Nam Và sau đây xin mời các bạn sinh viên theo chân HDV Nguyễn Phương tiếp tục tham quan thượng điện chùa Bút Tháp 4.Thượng điện chùa Bút Tháp Thượng Điện là nơi trung tâm quần thể kiến trúc nổi bật nhất của của chùa với những nét điêu khắc sinh động Thượng điện tiếp liền với nhà Thiêu hương và cao hơn nền Thiêu hương 1 bậc Nhà thượng điện gồm ba gian, 2... nhãn thông và thiên nhĩ thông Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt Bức tượng đặc biệt nhất tại chùa Bút Tháp đó chính là tượng phật nghìn mắt nghìn tay-một kiệt tác độc nhất vô nhị.Và sau đây,xin mời các bạn chúng ta cùng tìm hiểu về bức tượng này cùng HDV Minh Phương 5.Tượng phật nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp Các bạn sinh viên thân mến,chúng ta đang được chiêm ngưỡng Tượng phật bà Quan Âm nghìn . hành trình sang chùa Bút Tháp cùng với HDV Nguyễn Tâm. II .Chùa Bút Tháp 1 .Lịch sử chùa Bút Tháp Vừa rồi các bạn đã được thăm chùa Dâu. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tham quan 1 ngôi chùa. TÀI LIỆU THUYẾT MINH Chương trình du lịch ĐHCNHN -Chùa Dâu- Chùa Bút Tháp- DHCNHN A.Thuyết minh trên tuyến. I.Hà Nội Chào mừng toàn thể các bạn. ngọn tháp hình cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên tháp là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi tên gốc của ngọn tháp là tháp Báo Nghiêm. Từ đó ngôi chùa và thôn xóm quanh chùa mang

Ngày đăng: 25/05/2014, 13:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng cac vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi.

  • Tượng Cửu Long. Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng : "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chi có ta là quí hơn cả" Bởi vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh.

  • Mạc Đĩnh Chi là người được vua Trần Anh Tông sai về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.[1] Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.Mạc Đĩnh (1280-1346), tên tự là Tiết Phu, làm quan đời Trần Anh Tông trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư). Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.

  • Đây chính là tượng Thái tử tên là Kỳ Đà , một vương tử con vua Ba Tư Nặc, người sở hữu khu vườn đẹp nhất thành Xá Vệ. Trưởng giả Cấp Cô Độc vì muốn có nơi đất đẹp để để mời Phật đến thuyết pháp bèn hỏi mua khu vườn đó. Kỳ Đà yêu cầu phải có vàng trải kín vườn, thì Cấp Cô Độc đáp ứng được. Sau khi mua được vườn liền mời Phật về, Kỳ Đà từ ngạc nhiên chuyển sang quy phục Phật, trở thành bậc Hộ pháp. Kỳ Đà được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba cõi. Tượng thái tử Kỳ Đà chùa Tây Phương chắp tay là mang ý Khuyến Thiện, còn thanh gươm để ngang là mang ý Trừng Ác.

  • Các tượng diêm vương: theo tín ngưỡng Phật giáo Á Đông, trong đó có Việt Nam, là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.Tượng Thập điện Diêm vương ngồi hai bên, mỗi bên năm vị.

  • Vào chùa cứ thấy một loạt tượng trông na ná nhau, cùng đội mũ mặc áo thụng, ngồi cầm hốt hai bên tường chùa, mỗi bên 5 vị thì đó là Thập điện Diêm vương.Có vị thì tóc trắng, tóc đen, râu dài, râu ngắn,... là tùy vào trí tưởng tượng của người tạc tượng, không có chuẩn nào hết. Tạo hình các vị này theo lối Hoàng đế, mũ Bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt ngồi trên ngai.

  • Bộ Thập điện chùa Dâu lại mang chân dung khá thanh thoát, lối vẽ râu tượng trưng.Bước qua gian Thiêu Hương này,mời các bạn theo chân HDV Bích Thủy đến với gian thượng điện.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan