1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch văn hóa Chùa Bút Tháp

31 800 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nằm giữa sông Đuống và sông Cầu, Bắc Ninh (Kinh Bắc xưa) là vùng đất cổ của người Việt với mật độ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh dầy đặc.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nằm giữa sông Đuống và sông Cầu, Bắc Ninh (Kinh Bắc xưa) là vùng đất

cổ của người Việt với mật độ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh dầy đặc.Không chỉ thu hút du khách bởi những bức tranh “ bừng sáng trên giấy điệp,lặng lòng người bởi những triền đê xanh mướt, ngút ngàn cỏ và hoa cúc dại

mà còn thu hút bởi những kiến trúc Phật Giáo nổi tiếng Nhắc đến Bắc Ninh

là không thể không nói đến Chùa Bút Tháp Đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù

đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những tácphẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sựdung hội hai nền văn hoá Việt – Hoa

Chùa Bút Tháp hiện còn khá nhiều tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ.Nổi bật là hai tác phẩm Tháp Bảo Nghiêm (có thể vì nó giống hình cái bút màngười ta gọi chùa với tên là Tháp Bút?) và bức tượng Phật Bà Quan âm nghìnmắt nghìn tay Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa là một khuôn mẫu về sự kếthợp hài hòa kiến trúc của các chất liệu gạch, gỗ và đá, của sự hòa nhập kiếntrúc rất gần gũi với môi trường thiên nhiên Những ai đã từng đến đây chắcchắn sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ thú và cực kỳ ấn tượng của nó

Chùa Bút Tháp không chỉ hấp dẫn đối với người dân Việt mà còn thu hút kháđông khách Quốc tế đế viếng thăm Đây đang thực sự trở thành một địa điểm

du lịch lý tưởng và là nơi hành hương của đồng bào cả nước và của du kháchthập phương

I-Tên di tích và lịch sử xây dựng

Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở đất Kinh bắc xưa Giử vẻđẹp trong sự thăng biến của bao đời, chùa cổ uy nghiêm và tĩnh lặng trongkhông gian văn hoá đất Bắc Bút Tháp với sự huy hoàng của cái nôi PhậtGiáo, dòng Lâm tế phát xuất thời Lê, tạo thành mạch nguồn đạo giáo thâmsâu trong tâm thức dân tộc Chùa cổ dấu xưa đến nay đã trải qua mấy trămnăm, hưng tích vẫn còn với thời gian, mà lịch sử vẫn là điều chưa được thấurõ

Trang 2

1 a Tên di tích thường gọi, tên chữ và các tên gọi khác

- Tên thường gọi : Chùa Bút Tháp

- Tên chữ là "Ninh Phúc Thiền tự", lại là chốn "Thiền lâm cổ tự" Trướcđây, chùa có tên Vĩnh Nghiêm Theo sổ sách ghi lại, đời vua Tự Đức, năm 1876,trong một lần đi qua đây vua thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọitên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm

- Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp

1 b Thuộc xã phường, quận huyện – Đơn vị hành chính cũ hay mới.

Chùa nằm tại địa phận làng Á Lữ xã Nhạn Tháp huyện Siêu Loại phủ Thuận

An xứ Kinh Bắc xưa nay thuộc thôn Bút Tháp xã Đình Tổ huyện ThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh

2 a Nội dung các tấm bia trong chùa

Tư liệu thành văn còn lại trong chùa và trên các tháp mộ quanh chùa đượckhắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ có rất nhiều ý nghĩa, đó là nguồn sửliệu chứa đựng nhiều thông tin về ngôi chùa Hiện tại chùa Bút Tháp còn lưugiữ được 17 văn bia thời Lê, một văn bia thời Nguyễn, một minh văn trênchuông thời Nguyễn niên đại Gia Long và nhiều bức đại tự bằng gỗ

Văn bia có niên đại sớm nhất tại chùa Bút Tháp là bia Phụng lệnh chỉ tạonăm Phúc Thái 4 (1646) Bia này được đặt phía bên phải trong Nhà Tổ ĐệNhất Bia có hình dáng cột đá, được chôn trực tiếp xuống nền đất, không đặttrên lưng Rùa Bia là một thanh đá cao 167cm, rộng 33cm, dày 14cm, trán biacao 22cm và được trang trí rất tinh tế Ở giữa trán bia là một hình chạm nổiđồng tâm Trên mặt tròn để trơn, xung quanh có các đao mác hình ngọn lửatỏa ra, các đao được thể hiện một cách mềm mại, uyển chuyển Xung quanhvòng tròn có hai con rồng chầu vào Rồng được chạm rất khéo léo và đăngđối Tuy nhiên những tấm biển gổ để khắc đại tự treo ở chính giữa gian thiêuhương còn có niên đại sớm hơn cả bia đá Đây là trường hợp rất hiếm gặp tạicác di tích cổ Bởi vì chất liệu gỗ rất khó bảo quản lâu bền như chất liệu đá,chúng thường bị thời gian làm cho mục ruỗng Vậy mà hiện nay tại chùa BútTháp vẫn còn ba tấm biển gỗ có niên đại Dương Hoà 8 (1643), là bằng chứngsớm nhất có văn bản khắc xác nhận ngôi chùa Hai tấm biển được treo tạigian đầu tiên của chùa, một tâm khắc bằng chữ Hán.Qua đó ta có thể thấy saukhi xây dựng lại chùa Ninh Phúc và điện Đại Hùng, vào năm Dương Hoà 8

Trang 3

(1643) người ta mới chỉ kịp khắc chữ ghi lại vào mấy tấm biển gỗ để treo.Đến năm Phúc Thái 4 (1664) lệnh chỉ của Chúa Trịnh đã được khắc vào bia

đá, đó là văn bia Phụng lệnh chỉ của Chúa Trịnh Tráng cho phép dân xã NhạnTháp được thu lấy toàn bộ số thuế ngạch chi dùng vào việc đèn hương lễPhật Năm Phúc Thái 5 (1647) có thêm bốn văn bia ghi lại quá trình xây dựng

và trung tu chùa

Ngay khi bước vào chùa ta bắt gặp 2 tấm bia đá được đặt trên lưng conrùa được khắc bằng chữ Hán Nôm

Đi tới tòa “Cửu Phẩm Liên Hoa” được dựng trên cơ sở bia “Tích Thiện Am”

Bia Tích Thiện am là một tấm bia nhỏ ,được dựng vào giờ tốt ngày lànhtháng 11 năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) gồm có hai mặt,một mặt có văn toàn bia, mặt kia chỉ có một dòng ghi bài vị của vị Thiền sư,kích thước mặt bia cao khoảng 70x50cm chiều ngang, chân bia chôn dưới đất,gần sát phần chữ cùng với chữ nhỏ vì thế rất khó in bia và đọc văn bản Cònmặt sau là bài vị:” Trưởng lão tăng là Hà Đăng Đệ, tên chữ là Huệ Thông,đạo hiệu là Huyền Thanh Phổ Tế Thiền sư”

Thực tế thì văn bia không hề đưa ra một từ ngữ nào liên hệ đến chùa BútTháp cũng như tên đất lân cận trong vùng Thuận Thành Năm 1659 MinhHành mất thì Như Phúc nối đèn lên trụ trì chùa Bút Tháp, trong khoảng 30năm không thể có điều gì khác biệt Như vậy bia Tích Thiện am là được đem

từ nơi khác về mà chúng ta không biết nguồn gốc bia từ đâu và theo thời giancùng thói quen mà dân ta gọi tên tòa nhà Cửu phẩm liên hoa theo tên bia là

"nhà Tích Thiện Am"

Ngoài ra còn 3 tấm bia quan trọng khác như: “Sắc kiến Ninh Phúc Thiền Tự

“(xây dựng chùa Ninh Phúc) năm 1642 ; “Ninh Phúc Thiền Tự Tam Bảo Tế

Tư Điền Bi”(bia cúng ruộng cho Tam Bảo chùa Ninh Phúc) năm 1674 ; "Ngựchế Đại hùng bảo điện năm 1642

Với những tấm bia đá có niên đại lâu đời còn giữ được tại chùa Bút Tháp đãtôn lên giá trị cổ kính của ngôi chùa và là sử liệu vô cùng quí giá giúp cho cáchọc giả nghiên cứu về ngôi chùa này trên nhiều phương diện khác nhau

2 b Năm tháng xây dựng và các đợt trùng tu nâng cấp mở rộng.

Trang 4

Theo Bắc Ninh phong thổ tạp kí, chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông

(1258-1278)thời Trần, sách ghi chuyện tổ thứ ba thiền phái Trúc Lâm làHuyền Quang tôn giả(đỗ Trạng nguyên năm 1297 thăm chùa Ninh Phúc màdựng toà "Cửu phẩm liên hoa" Nhưng sách được chép vào thời Nguyễn nên

cứ liệu trên chỉ là giả thuyết để nhận định lịch sử về ngôi chùa mà thôi Lại

theo L.Bezacier trong tác phẩm Nghệ thuật Việt Nam thì chùa có niên đại từ thế kỷ 14, nhận định này cũng tương tự như Bắc Ninh phong thổ tạp kí.

Như vậy chùa Ninh Phúc đã có lịch sử từ thời Trần và một khoảng thời giandài không có sử sách nào ghi chép về diễn biến của ngôi chùa cho đến saunày khi chùa được vua chúa nhà Lê Trịnh tu sửa vào đầu thế kỷ 17 Năm

1633 Thiền sư Chuyết Chuyết và đệ tử Minh Hành phiêu dạt sang phươngNam và đến kinh đô Đại Việt Tại kinh đô thầy trò Thiền sư đã được vua Lêchúa Trịnh và hoàng thân quốc thích Lê triều mộ đạo sùng tín Sau đó ChuyếtChuyết về trụ trì chùa Phật tích trên núi Tiên Du Theo văn bia và biển ngạch(hoành phi) trong chùa ghi lại thì vua Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã cho

tu sửa lại chùa và dựng biển ngạch "Sắc kiến Ninh Phúc thiền tự" cùng "Ngựchế Đại hùng bảo điện" vào năm Dương Hoà thứ 8 (1642) Điều đó cho thấychùa có thể được dựng vào năm 1642 và thời gian Chuyết Chuyết trụ trì chùaPhật Tích thì chùa Ninh Phúc được vua Lê chúa Trịnh và thập phương tín thícho tu sửa Chuyết Chuyết chuyển sang trụ trì chùa Ninh Phúc được 2 năm thìmất (năm 1644), đệ tử của ông là thiền sư Minh Hành kế tục làm thủ toà chùaBút Tháp Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (DiệnViên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùngcon gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa TrịnhTráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng hưng lại ngôi chùathêm khang trang và vững bền tới ngày nay với việc cho dựng hành lang đá,cầu đá và tháp Báo Nghiêm cũng như soạn dựng các văn bia năm 1647.Chính Lệnh chỉ của chúa Trịnh Tráng cũng cho "miễn sưu sai tạp dịch" trongdịp "bản xã có ngôi cổ tích danh lam là chùa Ninh Phúc nay được dựng sửalại" (Phụng Lệnh chỉ-1646)

Sang đầu thế kỷ 18, chùa Ninh Phúc lại được tu sửa với quy mô lớn Bia

"Ninh Phúc thiền tự bi kí" dựng năm Vĩnh Thịnh 10 (1714) chép rằng "trong xã vốn có danh lam cổ tích là chùa Ninh Phúc, tuy được mở dựng bởi bậc thánh đời trước, nhưng qua nhiều năm đã hư hoại" và được các quan viên

như Luân Quận công họ Lê, Nhu Thuận quận chúa họ Trịnh, Thể Thái Hầu là

Lê Hội, Dĩnh Quận Công Lê Đĩnh, Ninh Lộc Hầu Lê Vịnh, cho tu sửa thêm

Trang 5

khang trang hơn mà "chẳng tiếc ngàn vàng sắm mua toàn gỗ tốt, lại được dânlàng góp sức mời thợ cất dựng sửa sang, điện thờ nguy nga, chùa chiền rộng

rải, trang điểm một bầu thế giới Lưu ly" (Khánh Lưu bi kí-1714) So với trước

kia thì sau khi chùa được dựng lại thêm "dãy nhà riêng ở phía sau Phậtđường", chùa đã quy mô to lớn hơn trước hơn rất nhiều

Sau đó hơn 20 năm thì chùa lại được trùng tu một lần nữa, lần này có lẽ làlần định hình nên kiến trúc và diện mạo của chùa cho đến ngày nay, bao gồmtoàn diện các toà nhà đều được trùng tu lại cho thêm mới Bia tháp Tôn Đứcdựng năm 1739 cho biết "trụ trì chùa Ninh Phúc là Sa môn Tính Hài hưngcông tu sửa trang hoàng, tu dựng tượng vàng ngày lành tháng 4 năm Kỷ Mùiniên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) triều Lê" Cũng trong lần tu sửa này toà Cửuphẩm liên hoa cũng được tạo dựng

Sau bao tan biến của bể dâu, triều chính thay đổi, dân tình nghèo đói tan tác,dấu cũ chùa xưa thêm tiêu điều, các cao tăng thạc đức của chùa vắng bóngnhư hầu hết các chùa trên đất Việt giai đoạn này Cũng từ đây không còn dấusách, văn bia nào ghi chép về các thiền sư của chùa mà chỉ còn lại đôi chúthình ảnh chùa Bút Tháp trong các thư tịch về một thắng tích còn vang bóngmột thời

Đầu thời Nguyễn, sau một thời gian đất nước dần trở về sự ổn định và nhândân yên ổn làm ăn thì nhu cầu tâm linh của họ được chú trọng Cùng với thờigian diện mạo chùa xưa nay đã tiêu điều, chuông cũ tiếng vang không cònđược như xưa, dân tình và các quan viên hương lão đã họp bàn đúc lạichuông, bài minh trên chuông chùa cho biết chùa xưa rất lớn "vào các nămDương Hoà, Phúc Thái tu sửa chùa chiền được 120 gian" Bài minh chỉ ghiviệc đúc lại quả chuông mà thôi

Sang thế kỷ 20, Tổng đốc Ninh Thái là Hoàng Trọng Phu đi qua vùngThuận Thành thấy chùa hoang vắng tàn lụi nên bàn bạc cùng quan lại thu thậptiền của mà trùng tu "từ ngày 1 tháng 10 năm Quý Mão khởi công tu sửachùa, tới ngày 15 tháng 3 năm Giáp Thìn (1905) thì hoàn thành" Từ đó tớinay đã 100 năm, chùa lại mấy lần được sửa sang, như các năm 1937, 1940,

1957 và gần đây là đợt có quy mô lớn vào các năm 1990-1993

Ngày nay chùa xưa dấu cũ vẫn trang nghiêm với những dải "ngô khoaibiêng biếc", "những cô hàng xén răng đen" bên làng vùng ven sông Đuống

Trang 6

cho khách thập phương và bậc thức giả chút thảnh thơi và hiểu thêm về mộtchốn tổ thiền

II – Quy hoạch và kiến trúc

1 Quy hoạch di tích và mô tả phương hướng, thế đất xây chùa

xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc.Chúng ta có cảm giác rằng người xây dựng chùa như muốn kiến trúc này hoànhập vào không gian mênh mông đó

Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gồm 8 đơn nguyên chạy songhành được bố trí đăng đối trên một đường "thần đạo" và được bao bọc bởi haidãy hành lang chạy suốt dọc chùa ở hai bên đó là tòa Tiền Đường, ThượngĐiện, Cầu Đá, tòa Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, tòa Hậu Đường

và hàng tháp đá

Sau nhà Hậu Đường bố trí đăng đối theo trục chính và phương pháp xử lýcác khối kiến trúc của công trình đã tạo nên vẻ thâm nghiêm, u tịch cho cảnhchùa Sự bố trí chặt chẽ ở khu vực trung tâm này thể hiện tư tưởng về giáo lýcủa đạo phật, diễn tiến từ nhận thức suy lý đến thự chành chính nghiệm đã đạtđược đến sự giác ngộ và giải thoát

Trang 7

Lối kiến trúc này phổ biến trong các chùa làng thế kỷ 17 như chùa Keo,chùa Thầy và có lẽ bắt đầu từ chùa Phổ Minh ( thế kỷ 13 ) Gọi là kiến trúc “nội công ngoại quốc “- trong chữ công ngoài chữ quốc - tức là nhiều lớp nhàcắt ngang một trục dọc nối liền bởi một nhà cầu, hai bên có hành lang baobọc Cách bố trí như vậy luôn quy gọn các công trình hình chữ nhật có cấutrúc vì kèo bên trong tạo thành một khối lớn Các lớp nhà có thể sít nhau, cóthể dãn cách để xen kẽ vào đó sân và vườn cảnh, nhưngc hủ yếu do yêu cầuphân cắt các thành phần của hệ thống tượng Phật bên trong Không gian luôn

có tính chất nửa đóng nửa mở, nửa hở nửa kín Thiên nhiên xen kẻ trong côngtrình nhân tạo Nhìn bên ngoài thì nhỏ, đi vào thấy rộng và mở mãi vào trongnhư không cùng làm cho ngôi chùa như rộng hơn thực tế Giới hạn ngôi chùavới làng xóm như không quá tách biệt

Mỗi khi đi qua một công trình kiến trúc là khách hành hương đã bước dầnvào ý đạo Có thể nói rằng người thiết kế công trình này khi vẽ đồ án xâydựng đồng thời vạch ra một chương trình tu đạo cho các phật tử Trong cáckiến trúc của chùa Bút Tháp ta có thể tìm được những bộ phận kiến trúc mangdấu ấn Trung Hoa một cách đậm nét nhất, đó là hàng lan can bao quanh tòaThựợng Điện, lan can cầu đá, rào vây tháp đá Báo Nghiêm, một vài kiến trúc

ở tòa Thượng Điện

Ngay cả lối bố trí kiến trúc công trình theo kiểu "nội công ngoại quốc" mộtcách đăng đối, chặt chẽ Ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa có lẽ thể hiện rõnét nhất là ở cầu đá và tháp Báo Nghiêm Cầu được tạo dáng cong vồng lên.Đường thông thủy phía dưới được xây theo hình vòm cống bằng đá hình múibưởi, đó là kỹ thuật xây cất Trung Hoa, giống như kỹ thuật xây mộ cổ TrungQuốc mà ta thường gọi là mộ Hán

Mảng kiến trúc ở phần cuối chót lan can của hai bên cầu càng thể hiện rõ néthơn, nó hoàn toàn giống với bộ phận có chức năng tương ứng với bộ phận đivào Đạt Ma Động trong chùa Thiếu Lâm Tự (Nam Trung Hoa) Hình dáng vàcác bộ phận kiến trúc ở tháp đá Báo Nghiêm cũng khiến chúng ta nghĩ đếnTrung Hoa trong kiến trúc tháp

Nếu đi sâu vào kiến trúc ở tháp đá này, chúng ta sẽ thấy một phần của tháp

là một chiếc "đình" bát giác Trung Hoa với các bộ phận kiến trúc đặc trưngcho kiến trúc Trung Hoa đó là các "quản lạc" nằm dưới các mái hiên, đỡ các

Trang 8

quản lạc này có các "tước thế" Trong kiến trúc Việt thế kỷ XVII chúng tachưa gặp các cấu kiện kiến trúc này

Song rõ ràng, những yếu tố mang đậm dấu ấn Trung Hoa trong kiến trúc đãkết hợp được một cách hài hòa với các yếu tố văn hóa truyền thống của ngườiViệt Sự phối hợp này không tỏ ra khiên cưỡng mà trái lại, nó thể hiện được

sự hòa nhập, ăn ý

Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đárất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độcđáo.Trang trí được thể hiện ở mọi nơi, trên các chất liệu gỗ và đá, trên kiếntrúc và trên đồ thờ Trên lan can bao quanh tòa Thượng Điện có 26 bức chạmkhắc trang trí nhiều đề tài Chúng phân bố cân đối, mặt trước mỗi bên mộtbức, hai bên đầu hồi mỗi bên hai bức, mặt sau mười bức không khép kín mà

mở lối đi vào cầu đá.Trên lan can cầu thang đá nối với tòa Tích Thiện Am có

12 bức và ở lan can quanh sân Tháp Báo Nghiêm có 12 bức chạm đá Nhưvậy, tổng cộng số các bức chạm khắc trên đá chùa Bút Tháp là 51 bức chạmvới nhiều đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu,phong cách và như vậy, thống nhất về niên đại

Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động, tươi vui, hàm chứa ý nghĩa đạo phật

và đặc biệt mang đậm tính chất nghệ thuật thiền Tất cả các bức chạm tậptrung về đề tài cỏ cây hoa lá như: sen, cúc, trúc, lan, tùng, các loại động vậtnhư: ngựa, dê, trâu, khỉ, hổ, cá, cò và những linh vật: rồng, long mã

Với một tổng thể hài hòa bởi các tòa nhà được kết hợp giữa gỗ và đá tạo chochùa Ninh Phúc một vẻ đẹp vừa hoành tráng cá biệt vừa giản dị mà trangnghiêm và nổi trội lên trong toàn cục đó là tòa nhà Cửu phẩm liên hoa.Nhưng xung quanh "cối xay gạo" (tòa Cửu phẩm liên hoa) này còn nhiều điềucần bàn tới về lịch sử và kiến trúc Đó là một cây tháp gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thểquay tròn quanh một trục Tháp đặt nhiều pho tượng Phật, Bồ tát và trang trínhiều mảng phù điêu lấy đề tài trong Phật thoại

Theo Bắc Ninh phong thổ tạp kí được viết dưới thời Nguyễn thì chùa NinhPhúc từng được tổ thứ 3 phái Trúc Lâm Yên Tử là Huyền Quang đến thăm vàcho dựng tòa Cửu phẩm liên hoa Nhưng toàn bộ kiến trúc, mỹ thuật, niên đại

và tôn giáo cho các thức giả nhận đoán chùa được dựng vào thế kỷ XVII, tức

là chùa được xây dựng vào giai đoạn tổ Chuyết Chuyết sang lánh nạn ở nước

Trang 9

Nam và được vua Lê chúa Trịnh cùng hoàng thân quốc thích sùng tín mà tòaCửu phẩm liên hoa cũng được xây dựng trong các đợt tu tạo.

Cửu phẩm liên hoa là cái tên được dân ta quen gọi theo tên bia là nhà “ Tíchthiện am” Tòa nhà Cửu phẩm liên hoa cao khoảng 7 mét, với 12 mái cong,chồng diêm 3 tầng, các hàng cột giữa cao to nâng các tầng trên, cùng với kiểuthức vì kèo chồng giường tạo nên sự vững chắc, thoáng đãng mà nhẹ nhàng.Trong nhà là tòa Cửu phẩm liên hoa cao chín tầng, với 32 bức chạm khắc tỉ

mỹ và công phu về nghệ thuật và hàm ý đạo giáo, thể hiện ý nghĩa mỗi tầng làmột cảnh giới siêu thoát Tín chủ mỗi lần xoay tháp tụng niệm danh Phật thìvãng sanh tịnh độ, mà được siêu sinh lên thế giới cực lạc, thế giới Di lặc, cõi

vô sinh vô tử siêu thoát Niết bàn Trong tổng thể kiến trúc, tòa Cửu phẩm liênhoa mang một vẻ đẹp tượng trưng bởi sự dung hòa các tông giáo, kết hợpTông giáo Tịnh độ trong việc thờ Di Lặc, tôn giáo Thiền tông và Tông giáoMật tông trong thể nghiệm ý tưởng mà ý nghĩa của nó hiện trên các bức vánchạm trổ

Như trên đã nói tòa Cửu phẩm liên hoa được dựng từ thời Trần bởi thiền sưHuyền Quang, nhưng chứng liệu chỉ là dựa trên một cuốn sách ghi chép vàothời Nguyễn Nhưng căn cứ theo văn bia tại tháp Tôn Đức phía sau chùa tạonăm 1739 thì chùa được Thiền sư Tính Hài "hưng công tu sửa trang hoàng, tôdựng tượng vàng", đồng thời "việc dựng các tòa điện Phật cùng tòa Cửuphẩm liên hoa đã hoàn thành viên mãn", với sự trợ duyên của Thái Tôn TháiPhi Trương Thị Ngọc Chử hiệu là Diệu Khoan và con gái là Phương HoaThân Trưởng Thượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ hiệu là Diệu Huy cùng

Tỳ Khưu ni là Diệu Viên và các tín thí cúng dàng công đức Như vậy tòa Cửuphẩm liên hoa được dựng lại năm 1739 và có quy mô kiến trúc cho đến ngàynay

Từ các cứ liệu trên cho chúng ta biết về niên đại của tòa Cửu phẩm liên hoatrong tổng thể kiến trúc và lịch sử ngôi chùa

Sau Tích Thiện am là ba nếp nhà song song Đó là nhà Trung, nhà Phủ thờ(có tượng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên vàQuận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ) và nhà hậu đường thờ tượng tổ sư các đời.Bên trái chùa còn có nhà tổ đệ nhất, thờ Thiền sư Chuyết Chuyết

Trang 10

Cảm quan kiến trúc và mỹ thuật với các đường cong mái vút và độ cao tòaCửu phẩm liên hoa cũng như sự điểm xuyết của các tháp trong một tổng thểtạo nên không gian hài hòa đầy sức biểu cảm cho chốn Thiền lâm bảo sái BútTháp trang nghiêm tĩnh lặng đầm ấm và bao bọc khép kín, mang dư âm củamột vùng văn hóa, một vẻ đẹp còn mãi trong lịch sử và tương lai.

 Phương hướng và thế đất

Toàn bộ kiến trúc của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thốngcủa người Việt Người Việt xưa có câu: "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướngNam" Đối với đạo phật, hướng Nam là hướng của trí tuệ, hướng của bát nhã,nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đáo bỉ ngạn (đến bến bờ giải thoát- niết bàn).Theo sách “ An Tượng Tam Muội Tập” về cách chọn đất đã quan niệm:” Đấttốt là nơi đất bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, hồ ao ôm bọc Núi hổ(hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có hình hoasen, tràng phướn, lọng báu, hoặc có hình rồng phượng, qui, xà chầu bái Đó làđất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy Cũng lại nên cưỡi đảo lại (đảokị), như là người cưỡi ngựa thì đầu ở phía trước Nước thì nên chảy quay sangtrái Nếu đảo kị, thì mạch nước lại vào ở phái trước Trước mặt có minhđường hay không có minh đường đều được cả Phía sau không nên có núi áp

kề thế là đất tốt…Nếu được như thế mới có thể hưng hiển được đạo pháp,người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm đến concháu Nếu không làm như thế thì về sau tất mau chóng đổ nát, không có côngđức gì Cho nên hãy cẩn thận” Phải chăng thế đất hình hoa sen này là bôngsen nghìn cánh mà khi đạt tới thì con người sẽ đạt được lậu tận thông, trí sángsuốt vô cùng vô tận, hiểu biết được tất cả sự huyền bí của vũ trụ

Chùa nằm trên một khoảng đất rộng bên bờ phải sông Đuống, sát cạnh

đê, ngay chố lượn dòng của con sông mà theo quan niệm thì đó là nơi “ tụ thủy”- chỗ đất lành Ngay trong tên gọi của chùa là Ninh Phúc cũng đã ẩn chứa sự yên lành, tốt phúc Phong thủy của chùa phản ánh sự kế thừa về

truyền thống xây dựng chùa của người Việt, thể hiện ước vọng sao cho Phật pháp được bền lâu, nhà tu hành được yên nghiệp, tâm linh sáng suốt để mau chóng đạt được chứng quả

2 Cảnh quan môi trường

Trang 11

Kiến trúc chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưnglại rất tự nhiên vơí cảnh quan xung quanh

Ngoài Tháp Bảo Nghiêm, chùa còn có tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơithờ thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa Điều đặc biệt là trên đỉnh thápvẫn có cây cỏ phát triển

Nối giữa Thượng điện (Thế giới Phật Pháp lòng thành được nhận) và Tíchthiên Am (Nơi cầu mong để được siêu thoát) là chiếc Cầu đá cong (Vượt quacầu đã cao xa giữ sạch bụi trần) bắc ngang qua hồ nước tinh khiết.Đây là mộttích của nhà Phật – nơi đi qua cửa Phật rũ sạch bụi trần Bên dưới cầu là hoasen, hoa sung thơm ngát, chen giữa màu xanh cây lá là những nhịp cầu đáchạm trổ tinh xảo, thần tình và hài hoà những sư tử, nghê, hoa lá Đứng trêncầu ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa Cầu dài 4 m gồm 3nhịp uốn cong vồng, mặt cầu lát đá xanh trơn nhẵn, hai bên cầu có 12 bức lancan đã được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý Ngồi ở vịtrị này, ta có thể nhìn ngẵm được những nét đẹp rất riêng của chùa Rất nhiềubạn trẻ đến với chùa đã chọn chiếc cầu đá làm nơi lưu lại những hình ảnh kỉniệm

Tháp Bảo Nghiêm, tọa lạc ngay giữa khu vườn yên tĩnh ngập tràn bóng câyvới hương bưởi thơm ngát trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao13m, thờ hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư tổ của chùa Ngày nay, BảoNghiêm vẫn uy nghi in bóng nên nền trời xanh ngắt đầy uy nghiêm.Đến vớichùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao Trong chùa, cónhiều cổ vật quý giá, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp mà ở những tháp ấy là nơi đặt

xá lị của các thiền sư xưa.Tham quan cảnh chùa như một bức tranh tuyệt mỹ

vẽ lên trong khung cảnh đồng ruộng bao la Những mái ngói bồng bềnh, nhấp

Bút Tháp đẹp như một bức tranh bởi phong cảnh làng quê, đồng ruộng và lốikiến trúc tinh xảo đượm màu cảnh giới Mái ngói chùa cong rêu phong cổkính nhấp nhô giữa màu xanh cây lá Đến Bút Tháp giữa trưa, du khách sẽcảm nhận được một không gian mát mẻ và thanh tĩnh đến lạ kỳ

Trong chùa nhiều loại cây : hoa đại, hoa sen, mẫu đơn , đặc biệt là hoa cau những dãy dài hun hút, than cau cao, mốc thếch trải một màu xanh mát giữa những hàng lan can đá xanh trạm khắc rất hữu tình Những nghê, rồng, loan, phượng xen lẫn cỏ cây, hoa lá sinh động phiêu dạt thổi hồn vào đá Người

Trang 12

-Việt tâm linh ngắm cảnh chùa lòng thấy tĩnh tại Nghĩ đến một điều gì đó xa xăm, phải chăng là tâm linh …

“Mênh mông biển lúa xanh rờnTháp cao sừng sững trăng rờn bóng cauMột vùng phong cảnh trước sauBức tranh thiên cổ đượm mầu nước non”

3 Kết cấu bộ khung gỗ toà nhà chính và chú thích tên gọi( vẽ kiểu nhà Bái Đường )

3.1 Kết cấu bộ khung gỗ tòa nhà chính.

 Tam quan

Có kết cấu ba hàng chân, có bẩy ngang, vì chồng rường cánh

 Gian Bái Đường:

Đây là tòa nhà 5 gian và hai chái Các bộ vì ở đây có kết cấu bốn hàng chân cột

3.2 Bản vẽ kết cấu bộ khung gỗ gian Bái đường và chú thích

Trang 13

4 Mô tả mái ngói, đầu đao, bờ nóc, bờ dải

Trên thực tế không có ai kì công ngồi phân biệt, chia nhóm, sắp xếp chocác mái đao của chùa bao giờ, cũng không có cái quy chuẩn thống nhất nàocho các chi tiết của mái đao chùa nhưng có thể tạm phân chia mái đao thành 2loại dựa vào thời gian là: mái đao cổ và mái đao hiện đại:

Mái đao cổ là mái đao của những ngôi chùa cổ đã được xây dựng từ vàitrăm năm trở lên, những mái đao này có những nét chung tiêu biểu cho kiếntrúc chùa chiền cổ như: được làm bằng chất liệu gỗ, vật liệu xây dựng cổ;thường có hình cuộn mây hay rồng; đầu mái đao thường quay vào trong; néttạo hình thanh thoát, hài hoà

Mái đao hiện đại là những mái đao của các ngôi chùa được xây mới gầnđây nét đặc trưng thường thấy là được xây bằng xi măng, vữa; đầu hướng rangoài; có sự học tập, vay mượn nhiều của các công trình trong và ngoàinước : chi tiết rườm rà ,…

Phong cách xây dựng đình, chùa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng và có lẽ bắtnguồn từ cách xây dựng các công trình này của Trung Quốc Trong những thứchịu ảnh hưởng đó thì có cả phần xây dựng các đầu đao ở các góc mái đình,mái chùa Tuy có sự "sao chép" nhưng các nghệ nhân Việt Nam xưa đã có sự

"cải tiến", cũng chính ở phần đầu đao này.Có thể thấy là đầu đao "TrungQuốc" rất đơn giản, không được trang trí hoa văn nhiều Phần mái chùa đượcxếp thẳng, khi đến gần góc đầu đao thì hầu như không có sự chuyển tiếp màgiống như có 1 "nếp gấp" và phần mái ở góc được "gấp" dựng đứng lên.Chính vì có "nếp gấp" này mà đầu đao Trung Quốc luôn hướng thẳng rangoài Mái chùa Việt Nam được tạo hình xếp thành một đường cong uốn lượn

ở góc mái, tạo cảm giác mềm mại chứ không "cứng" như mái chùa TrungQuốc Cùng với nét uốn mềm mại của mái chùa thì đầu đao theo đó được uốncong lượn vào phía trong Thêm vào đó là những nét trang trí đặc sắc cho đầuđao Việt Nam mà chùa Trung Quốc không hề chú trọng

Không chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ khi thiết kế mái đình, chùa uốn lượn vàđầu đao uốn vào phía trong, các nghệ nhân Việt Nam xưa còn nhằm đạt tớinhiều mục đích khác:

- Mái chùa cong lên đều và lượn lên ở góc sẽ tăng khả năng tiếp nhận ánhsáng từ phía các góc mái Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt

Trang 14

Nam vì khí hậu nóng ẩm quanh năm, cần có nhiều ánh sáng để các vật dụngkhông bị ẩm mốc.

- Cũng vì mái chùa nhô ra và cong lên ở góc nên cần có 1 bộ phận để giữphần góc mái Không thể đưa cột chống, cũng không thể đưa xà ngang để đỡphía dưới, các nghệ nhân Việt Nam đã sử dụng chính đầu đao làm "tay kéo"phía trên mái, vừa trang trí vừa làm vững chắc cho mái chùa Mái chùa TrungQuốc không cong lên nên họ cũng không phải quan tâm việc chăm chút gócmái, và vì vậy bỏ qua đầu đao

Đi sâu vào nghiên cứu chùa Bút Tháp ta có thể nhận thấy cũng như các chùaViệt Nam khác,mái ngói của chùa trải rộng ra, bao phủ toàn bộ không giantạo cảm giác ngôi chùa rất rộng Đầu đao cong uốn lượn bồng bềnh duyêndáng, trên kiến trúc là những bức chạm trổ tinh xảo nghệ thuật

Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đárất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động Quacửa Tam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái

Giống như những ngôi chùa đất Bắc khác, mái chùa Bút Tháp không cao,cửa điện không rộng, khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân cẩn thận trongtừng bước đi, cử chỉ, lời nói, ánh mắt Ở góc, người ta muốn nâng mái cao lên

vì vậy người ta xây thêm cột chốn Gian Bái Đường rất lớn, tuy có bốn chânnhưng cột cao vì thế mái dốc nên có thể kéo dài được Ở giai đọan thế kỷXVII, thường cấu trúc vừa có bốn hoặc sáu hàng chân Còn trước đó thời nhàTrần, chỉ còn lại bốn hàng chân Vì chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời nhàTrần nên tất nhiên được xây dựng theo cấu trúc bốn cột trụ Giữa hai cột cái

có câu đầu Trên câu đầu có giá chiêng để đỡ thượng lương Hai bên cột cái làhai cột quân không có xà nách mà chạy chéo gọi là kẻ.Toàn bộ tam giác trên

đó gọi là vì kèo, do khônh có xà nách nên không có bẩy vì vậy kẻ kéo dài đềutheo đầu mái Trọng lượng của mái rất nặng vì được lợp ba tầng ngói Cácviên ngói được xếp đan xen khăng khít.Trọng lượng từ thượng lương chuyểnsang hai cột chốn của giá chiêng chuyển trọng lượng xuống cho tòan bộ câuđầu Hai bên câu đầu phải rất cân Nó sẽ chuyển tiếp trọng lượng vào đầunhững cây cột Như vậy, cột đóng vai trò công năng đỡ toàn bộ mái này, cóbao nhiêu cột thì phải chia trọng lượng mái ra cho các cột Cột đỡ phải là cộtđứng sẽ không bị bẻ cong, nếu nằm ngang thì dù là bê tông cốt thép nếukhông đủ thong số kỹ thuật cũng sẽ bị bẻ cong Cột cái bao giờ phải là cột to

Trang 15

nhất vì phải đỡ nặng nhất trọng lượng của mái chùa Sau đó đến cột quân, cộtcon Cột con chỉ đỡ trọng lượng của mái hiên Trước đây, những cột chốn nàyđược làm bằng gỗ, nay được làm bê tông mới đỡ được sức nặng của máichùa.

Mái chùa lợp ba lớp ngói, lớp cuối là lớp ngói bản, lớp trên tận cùng lànhững miếng ngói có thể bị vỡ, lớp trên cùng là ngói mũi hài Lối lợp ngói làlối lợp vảy rồng, lợp so le Rất thuận lợi khi thời tiết mưa gió vì khi trời mưamái không bị nặng và nước mưa có thể chảy theo nhiều hướng

Đầu đao của chùa được cham khắc các hình con rồng và đầu phượng Cóbốn đầu đao tạo cho người xem có cảm giác mái chùa nhẹ nhàng hơn

Bờ dải từ nóc chạy ra đầu đao, có hàng gạch bít kín.Trên bờ dải thườngđược chạm khắc hình thù một con vật có bốn chân

III- NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG THỜ

1 Vị trí các pho tượng thờ trong chùa

2 Nội dung các pho tượng thờ chính trong chùa làng

Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh Cách bài trí cáctượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có công thức và ý nghĩa rõràng

• Bộ tượng Hộ Pháp

Bước chân vào chùa, nhân vật đầu tiên ta gặp không phải là nhân vật quantrọng,tối thượng nhất của đạo Phật nhân vật mà mọi người sẽ ( có thể ) gặpđầu tiên là 2 nhân vật rất quan thuộc, hẳn ai cũng đã từng nghe tên, từng biết,

và đây có lẽ là nhân vật được hầu hết mọi người phân biệt được trong hệthống các nhân vật được thờ trong đình chùa đó là 2 ngài hộ pháp : hộ pháptrừng ác và hộ pháp khuyến thiện , tên dân gian quen gọi là : ông thiện và ông

ác được đặt đối xứng hai bên trong nhà Bái Đường

Đặc điểm chung của 2 ông: bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhấttrong cả hệ thống tượng trong chùa có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lânhay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc linh khí, tượng thường cónhững dải lụa xung quanh mình - thể hiện sự thần thông nhưng cũng tạo tính

Ngày đăng: 19/04/2013, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

IV - MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA BÚT THÁP - Phát triển du  lịch văn hóa Chùa Bút Tháp
IV - MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA BÚT THÁP (Trang 25)
IV - MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA BÚT THÁP - Phát triển du  lịch văn hóa Chùa Bút Tháp
IV - MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA BÚT THÁP (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w