1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Nghe, Nói Cho Học Sinh Lớp 5 Trong Dạy Học Tiếng Việt Ở Tiểu Học Nhìn Từ Quan Điểm Giao Tiếp
Tác giả Nguyễn Ngọc Oanh
Người hướng dẫn Th.S Bùi Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
    • 1.1. Vai trò của kỹ năng nghe, nói (8)
    • 1.2. Vai trò của giao tiếp (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1.Cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 (13)
    • 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (13)
    • 1.1.2. Kỹ năng nghe, nói của học sinh lớp 5 (14)
    • 1.1.3. Lý thuyết hoạt động giao tiếp (18)
    • 1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy học nghe, nói với quan điểm giao tiếp (27)
    • 1.1.5. Đặc điểm của học sinh lớp 5 (28)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 (31)
      • 1.2.1 Thực trạng nội dung chương trình rèn kỹ năng nghe, nói trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Hữu Đô (31)
      • 1.2.2. Thực trạng dạy học rèn kỹ năng nghe, nói trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Hữu Đô (35)
  • CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA RÈN KĨ NĂNG NGÔN NGỮ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM (41)
    • 2.1. Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học (41)
      • 2.1.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn Tiếng Việt (41)
      • 2.1.2. Nguyên tắc chú trọng đặc trưng của hoạt động hội thoại (0)
      • 2.1.3. Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh (41)
      • 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của học sinh (42)
    • 2.2. Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp (42)
      • 2.2.1. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua xây dựng tình huống giao tiếp (42)
      • 2.2.2. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động kể chuyện (47)
      • 2.2.3. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động đóng vai (50)
      • 2.2.4. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua tổ chức hoạt động nhóm (55)
      • 2.2.5. Rèn kỹ năng nghe, nói qua tổ chức hoạt động ngoại khóa (59)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (65)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm (65)
    • 3.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm (65)
    • 3.3. Giáo án thực nghiệm (67)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1.Cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan điểm về giao tiếp đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, nó không còn là một thuật ngữ xa lạ hay mới mẻ nữa Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Từ năm 1989, tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm rằng: “Giao tiếp là hoạt động xác lập vận hành quan hệ người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau”.[22]

Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991) cũng đã quan niệm rằng: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.” [13]

Do góc nhìn khác nhau nên các tác giả có những quan điểm khác nhau về giao tiếp.

Bên cạnh đó, vấn đề rèn kỹ năng nghe, nói cho HSTH cũng được đề cập từ nhiều năm trước Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – tài liệu đào tạo GV – 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo [7], Dự án phát triển GV nhằm nâng cao năng lực chuyên môn – nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về phương pháp, nội dung, và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, SGK tiểu học mới Điểm mới ở các tài liệu này là đưa ra nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó có sử dụng phương pháp giao tiếp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Trong giáo trình quan điểm tâm lý học, A.A Leonchiev đã cho rằng

“Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” [4]

Về vấn đề ngôn ngữ đã vận hành, biến đổi như thế nào để thực hiện chức năng giao tiếp, M.R Lơ vốp đã viết: “Chỉ có đặt ngôn ngữ trong quá trình hoạt động, người ta mới thấy được cơ chế hiện thực của hoạt động chức năng xã hội của ngôn ngữ” [4] Lý thuyết dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp phân tích các quá trình sản sinh và lĩnh hội lời nói, rộng hơn là nghiên cứu toàn bộ lời nói Nó chú ý đến các nhân tố của quá trình giao tiếp, các nhân tố này quyết định đến các biến thể lời nói phù hợp với nhiệm vụ giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp Mục đích cuối cùng của dạy tiếng mẹ đẻ là giúp HS phát triển năng lực lời nói, bao gồm năng lực lĩnh hội lời nói (nghe, đọc) và sản sinh lời nói (nói, viết).

Dạy học Tiếng Việt là nhằm sử dụng được ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ của mình vào những hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội Nhấn mạnh quan điểm này, M.R Lơ vốp viết “Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thì lồi nói là bản thân sự giao tiếp, giao tiếp ngôn ngữ”.[4]

Viện sĩ Sakhomanop khẳng định có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn ngữ của một làng, một thành phố, một khu vực, một dân tộc theo ông chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất định.[6]

Kỹ năng nghe, nói của học sinh lớp 5

1.1.2.1 Kỹ năng nghe và tầm quan trọng của kỹ năng nghe

Trước hết chúng ta cần phân biệt được nghe và lắng nghe là hai quan điểm không giống nhau Theo tác giải Nguyễn Lân: “Nghe là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói” [13] Như vậy nghe là một quá trình thụ động, cụ thể nó chính là sự tiếp nhận mọi loại âm thanh của con người Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, cần có sự tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói, người lắng nghe phải phân tích sau đó đưa ra lời đối đáp có ý nghĩa với người đối diện.

Nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường học tập mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè,….

Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm; thấu hiểu tính cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của nguời khác mà còn giúp ta đưa ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng Đặc biệt, đối với các em học sinh, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp các em hiểu được những gì người giáo viên ,muốn truyền đạt, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả trong học tập.

Theo kết quả của các công trình nghiên cứu thì nghe có năm cấp độ: nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chú tâm, nghe thấu cảm.

Nghe phớt lờ tức là người nghe hoàn toàn để ngoài tai những gì đối tượng giao tiếp đang nói Chẳng hạn như việc học sinh nói chuyện trong lớp học, nhìn lơ đãng không tập trung hay chăm chú làm việc riêng Đây là biểu hiện thể hiện sự thiếu tôn trong người đối diện và thiếu tôn trọng bản thân.

Giả vờ nghe là lúc này người nghe có suy nghĩ những gì mình đang nghe là không cần thiết hay không muốn nghe Nhưng có thể vì lí do nào đó nên tỏ ra đang lắng nghe.

Nghe chọn lọc là kiểu nghe có sự lựa chọn thông tin Các em biết lắng nghe những gì là có ích, những ý chính trong nội dung bài học Và cũng biết loại bỏ những thông tin thừa, không cần thiết.

Nghe chăm chú là một trong những cấp độ cao của việc nghe, bản thân người nghe sẽ tập trung sự chú ý để nắm bắt các thông tin, để hiểu và ghi nhớ thông tin đó.

Nghe thấu cảm là cấp độ cao nhất của việc nghe, lúc này người nghe tiếp nhận bằng cả trái tim để lắng nghe Họ đang đặt mình vào vị trí của người nói để cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người nói một cách chân thành.

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng bậc nhất và cũng khó nhất vì thế mới có câu: “Mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học lắng nghe” Lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp. Đầu tiên, lắng nghe thể hiện sự tôn trọng đối phương: Theo nghiên cứu của Maxlaw thì con người có 7 bậc nhu cầu: vật chất, an toàn, tình cảm, công nhận, tôn trọng, cống hiến và thẩm mỹ [4] Như vậy, được tôn trọng là một trong những nhu cầu của mỗi người Nên khi ta lắng nghe đối phương nói bằng thái độ chân thành là cách chúng ta tôn trọng người khác, và tôn trọng chính bản thân chúng ta Mặt khác, lắng nghe cũng giúp ta tích lũy kinh nghiệm để giao tiếp tốt hơn.

Không những thế, lắng nghe còn giúp chúng ta tạo lập các mối quan hệ.

Có câu nói: “Lắng nghe trọn vẹn đôi lúc còn có giá trị hơn cả những lời an ủi bâng quơ, bởi cảm giác được trút hết nỗi lòng mình ra cho một người thành thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm” [15].

Và lắng nghe không chỉ giúp chúng ta tạo lập, xây dựng được các mối quan tốt đẹp hơn mà còn là biện pháp để giải quyết xung đột, mâu thuẫn Bởi khi ta thực lắng nghe ta sẽ có sự đồng cảm, tĩnh tâm hơn trong suy nghĩ từ đó dẫn đến những hành động mang tính thấu hiểu, cởi mở hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn. Đồng thời, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta thành công Và điều này đã được chứng minh bởi thực tiễn Theo kết quả điều tra của Mỹ thì trong quá trình làm việc các nhà quan trị dành 32,7% thời gian cho việc lắng nghe, 25,8% thời gian cho việc nói, 22,6 % cho việc viết và chỉ dành 18,8% cho việc đọc [21] Và tất cả họ đều cho rằng lắng nghe là vấn đề mấu chốt giúp họ thành công trong công việc Ngoài ra trên thực tế, chúng ta biết rằng lắng nghe sẽ giúp ta tiếp thu tri thức tốt hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, có cái nhìn sâu rộng hơn và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Và với học sinh, tới lớp chăm chú lắng nghe kiến thức thầy cô truyền đạt là phương thức các em học bài nhanh nhất, nhớ kiến thức được sâu nhất.Nếu trong giờ học các em say sưa ngắm nhìn cảnh ngoài trời, không tập trung và bài học hay mải mê làm việc riêng,… thì các em không thể nghe và hiểu những gì giáo viên tryền đạt Mặt khác, chính ý thức thái độ học tập của học sinh được thể hiện ở sự lắng nghe một cách nhiệt thành, trao đổi, thảo luận bài sôi nổi sẽ tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề, cảm hứng truyền đạt kiến thức của thầy cô.

Như vậy, lắng nghe là chìa khóa của thành công; là phương tiện để gắn kết, tạo lập mối quan hệ; là cách thức để chúng ta thể hiện sự tôn trọng người khác trước khi muốn nhận được sự tôn trọng, tình yêu mến, sự tin tưởng của mọi người dành cho mình.

1.1.2.2 Kỹ năng nói và tầm quan trọng của kỹ năng nói

Kỹ năng nghe là vô cùng quan trọng như vậy, tuy nhiên nếu chúng ta chỉ biết lắng nghe mà không có kỹ năng nói, phát biểu những suy nghĩ, ý kiến của mình thì cũng không thể thành công.

Lý thuyết hoạt động giao tiếp

Theo Wikipedia, giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

Khi có ít nhất hai người muốn bày tỏ với nhau điều gì đó như ý muốn, tâm tư, tình cảm hay nhận xét về vấn đề nào đấy thì giữa họ diễn ra một hoạt động giao tiếp Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện: ánh mắt, điệu bộ, tiếng còi,… tuy nhiên các phương tiện như vậy thường rất hạn chế về nội dung Thông thường phổ biến, phong phú hơn cả là giao tiếp bằng ngôn ngữ Giao tiếp Tiếng Việt có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn tự, trong đó giao tiếp bằng lời nói là dạng cơ sở.

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân; giao tiếp giữa cá nhân với nhóm; giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.

Giao tiếp vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh và hình thành trong xã hội Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phong cách, hiểu biết, tính cách,… của mỗi cá nhân.

1.1.3.2.Chức năng của hoạt động giao tiếp

Nói đến chức năng của giao tiếp là nói đến vai trò mà giao tiếp phải đảm nhiệm trong đời sống cộng đồng Giao tiếp có những chức năng sau:

Chức năng thông tin: còn gọi là chức năng thông báo hay chức năng nhận thức Nghĩa là con người trao đổi với nhau những tin tức, thông tin, tư tưởng Thông tin thường có tính chất trí tuệ, đây cũng là chức năng thường gặp nhất của giao tiếp.

Chức năng tạo lập các quan hệ: Đôi khi chúng ta giao tiếp với nhau không phải vì muốn thông báo nội dung trí tuệ, mà có thể giao tiếp để xây dựng mối quan hệ Chẳng hạn như việc chào hỏi nhau, như vậy chính là đã nảy sinh quan hệ Không chỉ tạo lập quan hệ, mà đôi khi nó còn phá vỡ các mối quan hệ, khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột,…

Chức năng giải trí: Chúng ta có thể giải trí bằng nhiều cách, trong đó giao tiếp là một cách đơn giản dễ thực hiện mà lại không hề tốn kém Sau những buổi làm việc căng thẳng, những giờ học mệt mỏi, nếu chúng ta trò chuyện, tán gẫu cùng bạn bè, đồng nghiệp thì sẽ cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng, tâm trạng trở nên tích cực hơn Thậm chí nếu chúng ta làm việc quá nhiều và không có ai để chuyện trò, chúng ta rất dễ bị stress, nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm.

Chức năng tự biểu hiện: Thông qua giao tiếp mà con người tự biểu hiện mình Con người bộc lộ tư tưởng, tình cảm, sở thích, hiểu biết,… trong lời nói của mình.

1.1.3.3 Các nhân tố giao tiếp

“Nhân tố giao tiếp là những nhân tố ngoài ngôn ngữ nhưng để lại những dấu ấn nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ và ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc giao tiếp”[16] Đó là các yếu tố có mặt trong hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. a) Mục đích giao tiếp

Mỗi cuộc giao tiếp đều có mục đích giao tiếp riêng Mục đích có thể là một vài sự việc hay thông báo thông tin nào đó hoặc cũng có thể là sự động viên, phê phán, khen ngợi, tố cáo Mục đích giao tiếp rất đa dạng và phong phú.

Có thể nói, giao tiếp hiệu quả là người nói đạt được mục đích khi bắt đầu cuộc giao tiếp Những lời nói đạt được đầy đủ 3 mục đích: tác động về nhận thức, tình cảm và hành động là những lời nói đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

Yếu tố chi phối việc lựa chọn nội dung và cách thức giao tiếp phải kể đến là mục địch giao tiếp Do vậy, người tham gia giao tiếp phải xác định rõ mục đích ngay từ đầu để chọn lựa nội dung, cách thức giao tiếp phù hợp, tránh lan man không mang lại hiệu quả. b) Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp như: Người viết, người nói và người đọc, người nghe.

Trong hoạt động giao tiếp bao giờ cũng có 2 đối tượng luân phiên đảm nhiệm vai trò là người phát và người nhận Người phát có thể chỉ là một nhưng người nhận có thể là một hoặc có thể là số đông Mặt khác có những cuộc giao tiếp trong đó vai người nghe có thể có mặt hay vắng mặt (ví dụ: người nghe đài truyền thanh, người đọc báo, )

Bên cạnh đó, tuổi tác, quan hệ gia đình, địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, của nhân vật giao tiếp cũng để lại dấu ấn riêng trong lời nói (câu văn viết) của mỗi cá nhân. c) Nội dung giao tiếp

Mối quan hệ giữa dạy học nghe, nói với quan điểm giao tiếp

Tiếp cận giao tiếp trong dạy học là quá trình người dạy sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp, giúp người học lĩnh hội được những sản phẩm đó trong quá trình giao tiếp với người dạy.

Giao tiếp trong dạy học là hoạt động bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ qua lại, tác động, ràng buộc lẫn nhau Người tham gia giao tiếp gồm GV và

HS Trong đó, GV và HS luân phiên nhau đóng vai trò là người nhận và người phát, hay người nói và người nghe.

Dạy học nghe, nói chính là dạy HS biết cách giao tiếp Cụ thể đối với

HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng thì việc dạy học ngôn ngữ chủ yếu là giúp các em biết cách lắng nghe, biết tôn trọng người giao tiếp cùng, biết cách phản hồi một cách phù hợp, biết cách trình bày ý tưởng, suy nghĩ, tâm tư của mình rành mạch, ngắn ngọn, mang lại hiệu quả trong giao tiếp.

Biết cách lắng nghe các em sẽ tiếp thu được những gì người GV truyền đạt một cách có hiệu quả, biết cách trình bày ý kiến các em sẽ biểu hiện được suy nghĩ của mình rõ ràng, súc tích, có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt trong học tập.

Không chỉ vậy, việc có kĩ năng nghe, nói sẽ giúp các em giao tiếp thành công trong cuộc sống, với thầy cô, bạn bè, gia đình,… Mà điều này là vô cùng cần thiết Ở lớp 5 các em không còn quá bé như ở lớp 1, 2, suy nghĩ các em đã trưởng thành hơn, cùng với việc chuẩn bị bước vào giai đoạn Trung học cơ sở, thì việc có kĩ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết Mà kĩ năng giao tiếp cần rèn cho các em ở đây chính là kĩ năng nghe và kĩ năng nói.

Như vậy, kĩ năng nghe, nói và quan điểm giao tiếp có mối quan hệ mật thiết, chúng ảnh hưởng, tác động lẫn nhau và không thể tách rời Rèn kĩ năng nghe, nói cho HSTH nhìn từ quan điểm giao tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, phải được thực hiện có kế hoạch cụ thể và khoa học,cần được rèn luyện bài bản, lâu dài.

Đặc điểm của học sinh lớp 5

1.1.1.1 Sự phát triển thể chất

Hệ xương học sinh lớp 5 còn nhiều mô sụn, xương sống, xương chân, xương tay đang phát triển nên dễ bị tổn thương.

Hệ cơ ở lứa tuổi này đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động Giáo viên nên tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi vận động đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hệ thần kinh cấp cao của các em đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sang tư duy trừu tượng.

Chiều cao ở độ tuổi này, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.

1.1.5.2 Sự phát triển của quá trình nhận thức Đối với HS lớp 5, các em có nhu cầu trả lời các câu hỏi thuộc loại “Tại sao?”, “như thế nào?”,… nhu cầu tham quan, đọc sách cũng tăng lên cùng sự phát triển các kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc Lúc đầu là nhu cầu có tính chất chung, sau đó là nmhu cầu có tính chọn lọc theo nhu cầu, sở thích của các em.

Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và hoàn thiện.

Tri giác: Ở lứa tuổi này, tri giác của các em bắt đầu mang tính xúc cảm, đã mang tính mục đích, tri giác có chủ định.

Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Đặc biệt, tưởng tượng của các em bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm.

1.1.1.2 Sự phát triển nhận thức và chú ý

Các em dần hình thành kĩ năng điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, HS đã dự định được khoảng thời gian để làm một việc và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

1.1.5.4 Sự phát triển trí nhớ và ý chí

Giai đoạn lớp 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em

Các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

1.1.5.5 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ngôn ngữ có vai trò hết sứ quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng Nói cách khác, thông qua ngôn ngữ, ta có thể đánh giá được sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ.

1.1.5.6 Các yếu tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lời nói cho học sinh

Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ: Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay nghe những thông tin từ người khác hay từ các phương tiện thông tin truyền thông thì các em sẽ tự động nhận biết, phân loại, lý giải ý nghĩa của từ, câu xuất hiện trong đó Nếu quá trình này gặp khó khăn thì khả năng nghe, đọc của các em cũng gặp trở ngại.

Môi trường sống có sự ảnh hưởng tới sự phát triển lời nói cho HS, đối với HSTH nói chung và HS lóp 5 nói riêng Ở lứa tuổi này các em chịu sự tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội Nếu gia đình, nhà trường và xã hội có sự quan tâm, giáo dục các em đúng cách, được sinh sống và học tập trong môi trường tốt, không khí gia đình đầm ấm, được cha mẹ dạy bảo, thầy cô và bạn bè xung quanh giao tiếp với nhau lịch sự, thân thiện,… thì các em cũng sẽ dần hình thành thói quen giao tiếp văn minh, có hiệu quả Theo các chuyên gia, thông thường nếu cha mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng nói, đọc của con cũng không tồi.

Ngoài ra thông qua các hoạt động thường ngày như vui chơi, lao động,tham gia hoạt động trường lớp, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong HồChí Minh… các em được tiếp xúc với mọi người, từ đó phần nào phát triển kĩ năng nói năng cho các em.

Cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5

chương trình Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Hữu Đô

Khảo sát nội dung rèn kỹ năng nghe, nói trong chương trình Tiếng Việt ở trường Tiểu học Hữu Đô để nắm được các nội dung, yêu cầu cơ bản Từ đó tìm ra ưu điểm, hạn chế về nội dung rèn kĩ năng nghe - nói để đề ra những biện pháp phù hợp nhất để rèn kĩ năng nghe, nói thông qua chương trình Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Hữu Đô.

1.2.1.2 Nội dung rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 Để rèn kỹ năng nghe, nói cho HS lớp 5 có 2 hình thức cơ bản là:

- Tình huống giao tiếp (hội thoại)

Học sinh được thực hành xử lí các tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi của các em Các em vận dụng kỹ năng dùng từ, đặt để tham gia vào hoạt động giao tiếp.

Luyện giao tiếp chính là việc luyện nghe, nói cho HS thông qua các tình huống giao tiếp và bằng giao tiếp Hai hình thức rèn kĩ năng nghe - nói thông qua tình huống giao tiếp và chủ đề được HS thực hiện đều đặn trong các tiết học Qua các hoạt động đó, HS áp dụng được vốn từ ngữ của mình vào các hoạt động giao tiếp mà GV đưa ra thông qua các nghi thức lời nói, hỏi – đáp hằng ngày. Đối với HS lớp 5, nội dung giao tiếp được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp thông qua các tình huống giao tiếp HS được rèn kĩ năng nghe - nói thông qua các chủ đề vô cùng gần gũi với các em.

Rèn kĩ năng nghe - nói cho HS lớp 5 qua các chủ đề trên thông qua các câu ca dao, câu đố, câu hỏi, đối thoại, bài hát, câu chuyện,… Dựa vào đó, HS được luyện nghe, nói, cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách dùng từ, cách đặt câu, cách liên kết câu… b) Chuẩn kĩ năng nghe nói đối với học sinh lớp 5

Căn cứ vào mục tiêu chung của môn Tiếng Việt, chuẩn kĩ năng nghe - nói cần đạt cho HS lớp như sau: Đối với kĩ năng nghe cần đạt đủ 2 yêu cầu sau: nghe – hiểu và nghe – viết chính tả HS có thể:

-Nghe - hiểu đúng những câu hỏi, lời kể, hướng dẫn, yêu cầu của người đối thoại Nghe – hiểu và kể lại được câu chuyện, bản tin có nội dung tương đối phong phú.

- Nghe - viết đúng bài chính tả có độ dài khoảng 100 - 120 chữ trong 15 phút Đối với kĩ năng nói cần đạt đủ 5 yêu cầu: Phát âm, sử dụng nghi thức lời nói, đặt và trả lời câu hỏi, thuật việc, kể chuyện và phát biểu thuyết trình.

- Khi phát âm, HS có thể nói rõ ràng, đủ nghe, nói liền mạch HS bước đầu có ý thức khắc phục lỗi phát âm Đọc rảnh mạch, lưu loát bài văn (khoảng

120 tiếng/ phút), đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ.

-Khi sử dụng nghi thức lời nói, HS có thái độ lịch sự, tự nhiên Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,…

-Khi đặt và trả lời câu hỏi, HS trả lời đúng vào nội dung câu hỏi và biết đặt câu hỏi phù hợp, rõ ý.

- Khi thuật việc, kể chuyện, HS có thể kể lại một câu chuyện hoặc bản tin đã được nghe kể ở trên lớp hoạc trên báo đài hay các phương tiện truyền thông.

-Khi phát biểu, thuyết trình, HS biết giới thiệu về bản thân, nói năng lưu loát, tự tin, trình bày rõ ràng, khoa học, ý kiến, suy nghĩ của mình.

Hiện nay, việc rèn luyện bốn kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết được chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đề cao Chính định hướng này đã dẫn đến sự chuyển hướng về nội dung cũng như phương pháp dạy học đối với môn Tiếng Việt.

1.2.1.3 Đánh giá về nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp

5 a) Ưu điểm của nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5

Việc rèn kĩ năng nghe, nói cho các em được xoay quanh các hệ thống chủ điểm phù hợp với HS Tiểu học nói chung, và HS lớp 5 nói riêng Hệ thống theo chủ đề giúp HS mở rộng vốn từ ngữ, tăng cường khả năng nhận diện từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, nhận biết được đại từ, quan hệ từ, cấu tạo câu ghép, một số phép liên kết câu,… Điều này đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với tâm sinh lí của HS lớp 5 và thuận lợi cho việc giảng dạy của

GV theo nguyên tắc giao tiếp.

Lượng kiến thức và mức độ của hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe, nói cho các em được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp Ở mức độ đơn giản thì HS đạt được yêu cầu nói độc thoại, nói trong hội thoại hay nói các câu kết hợp với nhau tạo thành các ý Ở mức độ cao hơn, các em sẽ tự tin trình bày ý kiến một cách tự tin, lưu loát, trôi chảy, các em biết lắng nghe, tôn trọng và hiểu được nội dung mà đối tượng giao tiếp truyền đạt, có thể đặt câu hỏi phù hợp, suy trì hội thoại theo đúng hướng, …

Các bài học trong các phân môn đã xây dựng nội dung quan tâm tới việc luyện tập và thực hành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết bên cạnh các mục cung cấp kiến thức cơ bản HS cần nắm được Việc rèn kĩ năng nghe, nói được gắn với nội dung chủ điểm bài học giúp HS dễ dàng sử dụng những từ ngữ vừa được học áp dụng vào việc diễn đạt câu, hỏi – đáp theo chủ đề Các xây dựng bài tập rèn kĩ năng nghe, nói được thay đổi theo nhiều hình thức khác nhau như: hình thức thuật việc, hình thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức đặt và trả lời câu hỏi, kể chuyện,… b) Hạn chế về nội dung rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 còn gặp một số hạn chế như sau:

Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe, nói cho HS chưa thực sự phong phú. Chủ yếu là các bài tập nói theo chủ đề nên gây ra nhàm chán đối vói các em. Các loại bài tập rèn kĩ năng nghe, nói theo nghi thức lời nói và hơn nữa là việc luyện nghe, nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể vẫn chưa được chú trọng.

Một số chủ đề còn xa lạ đối với HS , ngoài ra, yêu cầu bài tập đưa ra cho HS còn đơn điệu.

Các dạng bài tập phân bố không đều: Bài tập về nghi thức lời nói còn hạn chế Các bài tập ở phần luyện nói theo chủ đề quá nhiều.

Dựa vào quá trình nghiên cứu sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên và dự giờ ở một số lớp khối 5, tôi thấy quá trình luyện nói cho HS còn quá đơn giản và chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu bài học đã đề ra đối với kĩ năng nghe, nói Đa phần các bài luyện nói trong sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên được thiết kế theo quy trình sau:

+ GV (hoặc HS) nêu yêu cầu bài tập.

+ HS khá, giỏi làm mẫu cho các bạn

+ Cả lớp luyện nói đề tài đã cho theo mẫu

+ HS, GV nhận xét bài nói của các bạn

+ GV sửa lỗi (nếu có)

DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA RÈN KĨ NĂNG NGÔN NGỮ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM

Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học

2.1.1 Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn Tiếng Việt

Hiện nay, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã xác định rõ mục tiêu cơ bản giúp học sinh có năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ để khám phá thế giới và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 có mục tiêu như sau:

-Giúp HS biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, nghe có chọn lọc, hiểu được ý nghĩa mà đối tượng giao tiếp muốn truyền đạt.

-Giúp HS có thể nói lưu loát, tự tim, rành mạch, ngắn gọn và đúng trọng tâm của cuộc giao tiếp.

2.1.2 Nguyên tắc chú trọng đặc trƣng của hoạt động hội thoại

Hoạt động căn bản của giao tiếp là hội thoại, nó là hoạt động xảy ra thường xuyên và phổ biến Để quá trình nghe, nói đạt được hiệu quả thì các đối tượng tham gia hội thoại phải tuân thủ một số quy tắc nhất định: quy tắc thương lượng hội thoại, quy tắc luân phiên lượt lời, quy tắc tôn trọng thể diện, quy tắc cộng tác hội thoại,…

Chính những đặc trưng của hoạt động hội thoại sẽ tác động đến việc đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói cho HS lớp 5 Nếu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức không dựa trên những đặc trưng trên thì việc phát triển kĩ năng nghe, nói cho HS sẽ không đạt hiệu quả cao.

2.1.3 Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh

Theo Luật Giáo dục, Điều 24.2 có đề cập: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Trong quá trình rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 phải đảm bảo tính khơi gợi sự sáng tạo, tích cực của học sinh nhằm đào tạo ra những người dân chủ động, sáng tạo, tich cực trong giao tiếp.

Nguyên tắc này yêu cầu việc rèn kĩ năng nghe, nói cho HS cần phải thông qua hệ thống các bài tập, hệ thống các tình huống lời nói đặt vào hoàn cảnh cụ thể Gắn với việc rèn kĩ năng nghe, nói trong môn Tiếng Việt thì giáo viên cần đưa học sinh tham gia các tình huống giao tiếp chân thực, cách ứng xử để hình thành kĩ năng nghe, nói của mình.

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của học sinh

Khả năng phát triển nhận thức và ngôn ngữ của học sinh lớp 5 còn ở mức độ nhất định Nguyên tắc này yêu cầu chúng ta dựa vào đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của trẻ để đưa ra các nội dung dạy học rèn kĩ năng nghe, nói phù hợp Chính vì vậy mà các bài tập thực hành luyện nghe, nói phải được kết hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể, gần gũi, dễ hiểu và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Nhờ đó, kĩ năng nghe, nói trong các em sẽ được phát triển và được nâng dần cấp độ từ dễ đến khó theo từng bài học.

Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp

2.2.1 Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua xây dựng tình huống giao tiếp

2.2.1.1 Vai trò của tình huống giao tiếp trong rèn kĩ năng nghe, nói

Hoạt động giao tiếp của HSTH diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng không phải HS lớp 5 nào cũng biết cách giao tiếp Các em vừa phải nói đúng ngữ pháp câu, lại vừa phải đảm bảo nói như thế nào cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và đạt được mục đích đặt ra Đây là những trở ngại với HS lớp 5, nếu như các em không được rèn luyện một cách khoa học.Chính vì vậy, để đạt được mục đích giúp HS lớp 5 có khả năng nghe - nói tốt trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi đã đề xuất loại bài tập rèn kĩ năng nghe, nói qua tình huống giao tiếp.

Học sinh cấp Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 có những trở ngại nhất định đề mặt giao tiếp Không phải em nào cũng biết cách giao tiếp và các em vừa phải nói đúng ngữ pháp, vừa phải đảm bảo nói sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục tiêu đề ra Do đó, đề HS có thể phát triển khả năng nghe, nói thì biện pháp tạo ra các tình huống giao tiếp là biện pháp phù hợp Vì biện pháp này là cách luyện tập phát triển ngôn ngữ cho HS qua hình thức thực hành, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. Tạo ra các tình huống giao tiếp đồng nghĩa với việc tổ chức lớp học sẽ thay đổi, không còn lối tổ chức truyền thống Đặc biệt, đây là là loại bài tập tình huống mà chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới quan tâm đến.

2.2.1.2 Các bước tiến hành xây dựng tình huống giao tiếp nhằm rèn kĩ năng nghe, nói

*Dạng bài rèn kĩ năng nghe nói thông qua quan sát tranh Bước 1: Tổ chức cho HS quan sát tranh.

Tranh, ảnh chính là phương tiện trực quan hiệu quả nhất giúp HS tiếp cận ngữ liệu một cách dễ dàng Để tạo ra hứng thú cho các em thì GV phải là người định hướng cho HS quan sát theo hướng của mình Vì thế, GV cần đưa ra hệ thống các câu hỏi để dẫn dắt HS tìm được nội dung và thông tin của bức tranh, hình ảnh đó Vì đây là đối tượng HS cấp Tiểu học nên hệ thống câu hỏi đưa ra phải mang tính chất gợi mở và khích lệ để các em có thể chủ động hơn trong việc khám phá thông tin cần thiết Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin.

Khi HS trao đổi và khám phá nội dung mới, GV sẽ quan sát và định hình cho các em giới hạn nội dung của thông tin Ngoài ra, GV cũng cần chú ý tới khả năng của từng HS; tương tác, trao đổi để tạo niềm tin và hiểu biết lẫn nhau.

Bước 3: HS nói thành câu, thành bài

Cách diễn đạt các câu từ của HS hính là sự thể hiện kết quả các em đã thu hoạch được trong suốt quá trình trao đổi và quan sát Mỗi HS là một cá thể riêng biệt nên mỗi em sẽ có nhưng suy nghĩ, cách cảm nhận, vốn ngôn ngữ khác nhau Nhờ đó, sản phẩm nói của mỗi HS sẽ mang màu sắc riêng biệt, góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú Bước 4: Nhận xét, đánh giá

Việc nhận xét, đánh giá kết quả đối với HS có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát tiển về nhận thức của các em Vì vậy, khi xem xét và đánh giá kết quả,

GV cần phải nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, tìm ra các điểm mạnh và hạn chế của học sinh để điều chỉnh và phát triển sao cho phù hợp Ngoài ra,

GV cần khích lệ, động viên HS bằng một vài câu nói, cử chỉ, điệu bộ để các em có hứng thú hơn trong quá trình luyện nói.

*Dạng bài rèn kĩ năng nghe, nói thông qua nghi thức lời nói

Bước 1: GV giới thiệu tình huống giao tiếp, xác định và làm rõ nội dung giao tiếp, nhân tố giao tiếp, đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.

Bước 2: Định hướng cho HS thực hành nói năng sao cho phù hợp với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.

Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành nói hoặc đóng vai

Bước 4: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm Chỉ ra những chỗ hợp lí và chưa hợp lí.

Bước 5: Đưa ra kết luận HS cần ghi nhớ về sản phẩm được hình thành sau quá trình trình bày.

* Ví dụ 1 : Bức tranh Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tập đọc_SGK TV 5 tập 1- trang 10)

Bước 1: HS quan sát tranh

Cảnh ngày mùa là khung cảnh quen thuộc, gần gũi với các em.

Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin

Với đề tài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, GV có thể đưa ra các câu hỏi xoay quanh bức tranh nhằm gợi ý như:

-Trong tranh, các con thấy các cô, các bác đang làm gì?

-Khung cảnh xung quanh như thế nào?

-Họ đang làm việc vào dịp nào?

-Không khí làm việc như thế nào?

-Suy nghĩ, cảm xúc của em khi ngày mùa đến?

Bước 3: HS nói thành câu, thành bài

GV dựa vào sản phẩm nói của HS giúp HS nói thành các câu hoặc một bài hoàn chỉnh Trong khi HS trình bày sản phẩm nói của mình, GV càn lưu ý sửa lỗi cho HS.

HS có thể nói theo tranh như sau:

Vào ngày mùa, các cô các bác nông dân hăng say làm việc Những ruộng lúa vàng ươm màu nắng, phía xa xa là những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc, một bức tranh thật gần gũi, quen thuộc của vùng nông thôn Việt Nam.

Ai cũng cười thật tươi, người thì bó lúa, người thì gặt lúa, những bó lúa nặng trĩu trên tay báo hiệu một ngày mùa bội thu.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá

HS chú ý lắng nghe GV nhận xét và đánh giá về sản phẩm nói của mình.

HS có thể hát bài Ngày mùa vui nhằm tạo không khí vui vẻ, vui tươi.

* Ví dụ 2 : Mở rộng vốn từ Hòa bình (Luyện từ và câu- SGK TV 5 tập 1-trang

- Xác định nội dung giao tiếp: An và Nam có xảy ra xích mích và cãi nhau trong giờ ra chơi.

-Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè.

-Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ.

Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với trí tưởng tượng để đưa ra các diễn biến trong tình huống đặt ra.

Học sinh có thể giải quyết như sau:

Em sẽ can ngăn An và Nam, sau đó hỏi lí do hai bạn xích mích và giúp hai bạn giảng hòa Em sẽ giải thích cho hai bạn hiểu bạn bè không nên cãi nhau, phải đoàn kết, giải quyết mọi việc…

Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tình huống theo phương thức nói hoặc đóng vai

Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.

Bước 5: GV rút ra kết luận để HS ghi nhớ Ngoài ra, GV cần liên hệ tình huống trên với thực tiễn và yêu cầu HS vận dụng với các tình huống khác.

* Ví dụ 3 : Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 79)

Bước 1: GV yêu cầu HS làm rõ

-Xác định nội dung giao tiếp: Con người cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi.

-Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè.

-Mục đích giao tiếp: Đề xuất ý kiến.

Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với những kiến thức tìm hiểu trên sách, báo hay các phương tiện thông tin đại chúng để thảo luận, trình bày với các bạn về những việc con người nên làm để bảo vệ thiên nhiên.

Chẳng hạn HS có thể nói:

Thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp, vì vậy chúng ta cần bảo vệ nó Để làm được điều đó chúng ta cần bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không chặt phá rừng,… Bên cạnh đó chúng ta nên trồng thêm nhiều cây xanh, ít xả khói bụi, khí thải ra môi trường,…

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày theo phương thức lời nói.

Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.

Bước 5: GV rút ra kết luận Ngoài ra, GV cần liên hệ với thực tiễn và yêu cầu

HS vận dụng những điều vừa nói vào thực tiễn.

- Khi đưa ra tình huống, GV nên kích thích khả năng tưởng tượng của các em, không nên áp đặt hay đưa trước lời thoại.

- GV cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đề HS có thể hiểu rõ nhiệm vụ của mình.

- GV cần dành thời gian hợp lí để HS trao đổi, thảo luận đưa ra sản phẩm nói đạt hiệu quả.

- GV cần khuyến khích, động viên HS để các em có hứng thú muốn tham gia.

2.2.2 Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động kể chuyện

2.2.2.1 Vai trò của hoạt động kể chuyện trong rèn kĩ năng nghe, nói

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là khâu thực hiện toàn bộ ý tưởng của vấn đề nghiên cứu, để kiểm nghiệm và đánh giá kết quả của những giả thuyết khoa học đã đề xuất trong đề tài.

Tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách tiến hành dạy học để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất để rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp thông qua môn Tiếng Việt.

Tổ chức quá trình thực nghiệm

3.2.1 Thời gian, địa điểm thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh khối lớp 5 ở trường Tiểu học Hữu Đô, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Trường Tiểu học Hữu Đô là một trường Tiểu học có bề dày lịch sử, toàn bộ khu nhà là việc của Ban giám hiệu và các phòng học của học sinh đều được xây dựng khang trang, khuân viên sạch sẽ, rộng rãi Hệ thống trang thiết bị được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học của GV và HS trong trường Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên là những người có kinh nghiệm và trình độ, ham học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng với xu thế xã hội hiện nay.

Hàng năm nhà trường có nhiều giáo viên và học sinh đạt giải cao, thành tích tốt trong các kì thi Tôi chọn trường Tiểu học Hữu Đô để dạy thực nghiệm một số tiết của môn Tiếng Việt theo các biện pháp mà tôi đã nêu nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng nghe, nói của HS.

-Tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 4/5/2020 đến ngày 6/6/2020.

3.2.2 Đối tượng thực nghiệm Đối tượng tôi lựa chọn thực nghiệm là HS lớp 5A và 5B, trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng lớp đối chứng là lớp mà GV sẽ dạy theo phương pháp học mà họ vẫn sử dụng từ trước đến nay, còn lớp thực nghiệm là lớp mà GV sẽ tiến hành dạy theo phương pháp dạy học mà tôi đã đề xuất.

Cụ thể, tôi chọn lớp 5A là lớp thực nghiệm và lớp 5B là lớp đối chứng

3.2.3 Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh

Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh để tìm hiểu xem các em có hứng thú và sở thích với các tiết học hay không? Qua các tiết học kĩ năng nghe, nói của các em được cải thiện như thế nào?

3.2.4 Soạn giáo án dạy thực nghiệm

Trước khi soạn bài tôi đã có thời gian để nghiên cứu và khảo sát rất kĩ về chương trình cũng như kế hoạch giảng dạy của mỗi trường Trên cơ sở tôn trọng nội dung chương trình, kế hoạch dạy học của trường tôi đã lựa chọn và soạn bài dạy theo đúng thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy để không làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học của các lớp Cụ thể như sau:

+ Bài soạn 1: Tập đọc: Lòng dân.

+ Bài soạn 2: Tập đọc: Chuỗi ngọc lam.

+ Bài soạn 3: Chính tả: Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng.

+ Bài soạn 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc.

+ Bài soạn 5: Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi.

+ Bài soạn 6: Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại.

Giáo án thực nghiệm

Tuần 3: SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 29.

Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

- Đọc đúng kịch bản: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

-Đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

- HS biết diễn đạt ý của mình bằng lời nói trôi chảy, biết lắng nghe đúng trọng tâm để đưa ra nhận xét.

II Đồ dùng dạy học:

-Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài.

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cho cả lớp hát - Cả lớp hát.

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. yêu” - HS trả lời.

- Nội dung chính của bài thơ là gì?

- Quan sát tranh và cho cô biết bức - HS quan sát, trả lời. tranh vẽ gì?

- Để xem nội dung bức tranh có đúng như chúng ta dự đoán, thì ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài tập đọc “Lòng dân”.

- Mời 1 HS đọc to toàn bài trước lớp.

- Quan sát SGK và theo dõi bạn đọc bài, cho cô biết trong bài tập đọc có mấy đoạn?

+Đoạn 1: Từ đầu đến… cai cản lại.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp trước lớp.

- Trong khi đọc, em thấy có từ nào em còn chưa hiểu nghĩa?

+Cai: chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước.

+Tía (tiếng Nam Bộ): cha.

+Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy.

- Sửa lỗi cách đọc cho HS.

- Cho HS đọc theo cặp.

- Gọi 2-3 cặp lên đọc bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

- 1 HS đọc câu hỏi số 1.

- 1 HS đọc to toàn bài.

- HS trả lời: Chia làm 3 đoạn.

- HS đọc nối tiếp các đoạn.

- HS tìm và phát biểu.

- HS lắng nghe, sửa lỗi.

- HS tiến hành đọc theo cặp.

- HS đọc to lại toàn bài.

- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Câu hỏi 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận nhóm đôi và cho cô biết vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV đọc mẫu, chú ý đọc đúng giọng từng nhân vật.

- Em thấy giọng các nhân vật có gì khác nhau?

- GV hướng dẫn HS cách đọc, nhấn giọng.

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm

5 HS, mỗi HS đóng vai 1 nhân vật,

- Khi giặc hỏi: Ông đó có phải tía mày không? An trả lời hổng phải tía, làm chúng hí hửng Không ngờ An nói: Cháu kêu bằng ba…

- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ ở đâu, rồi nói tên tuổi của chồng, của bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.

- Vì nó thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất cho cách mạng.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS lắng nghe. luyện đọc thể hiện đúng giọng đọc.

- Gọi các nhóm lên đọc, có thể kèm một vài hành động, cử chỉ.

- Dưới lớp lắng nghe, nhận xét.

- Bình chọn nhóm đọc hay và diễn cảm nhất.

- Nêu lại nội dung bài tập đọc Lòng dân.

- Chuẩn bị bài sau: Những con sếu bằng giấy.

- HS tiến hành luyện đọc.

- Các nhóm lên đọc bài.

- HS lắng nghe, nhận xét các nhóm đọc đúng lời thoại chưa, thể hiện đúng giọng của từng nhân vật không, biết nhấn giọng chưa, có sử dụng thêm nét mặt, cử chỉ không.

- HS lắng nghe và thực hiện.

Tuần 14: SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 134.

Tập đọc Chuỗi ngọc lam

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lễ Nô-en, giáo đường,

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

- HS nói trôi chảy, lưu loát, tự tin trước lớp.

II Đồ dùng dạy học:

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cả lớp hát - Cả lớp hát bài hát.

- 1 HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn - 1 HS đọc to bài tập đọc

- Trả lời một số câu hỏi trong bài - 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét - HS nhận xét.

- Quan sát và cho cô biết bức tranh trong bài vẽ hình ảnh gì? - HS quan sát tranh và phát biểu ý

- Vậy để xem nội dung bài tập đọc muốn kể về chuyện gì thì cô và các em sẽ cùng tùm hiểu bài tập đọc

- 1 HS đọc to toàn bài.

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.

- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Bài tập đọc chia làm mấy đoạn?

+Đoạn 1: Từ đầu đến…yêu quý.

+Đoạn 2: Từ ngày lễ nô-en đến hết.

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.

- Bài tập đọc có mấy nhân vật?

- Kể tên các tên riêng có trong bài?

- Giải nghĩa các từ trong phần chú thích.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

- Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không? Chi tiết nào cho biết điều kiến.

- 1 HS đọc to toàn bài Chuỗi ngọc lam.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, chia đoạn cho văn bản.

- Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.

- HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng, ngắt nghỉ theo dấu câu.

- HS trả lời: 3 nhân vật chính.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

- HS đọc đoạn 1, suy nghĩ và trả lời + Cô bé mua chuỗi ngọc lam tặng chị mình nhân ngày lễ Nô-en. + Em không đủ tiền mua Chi tiết:

“Cô bé mở khăn tay… con lợn đó?

+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?

- Gọi 1 HS đọc to đoạn 2, cả lớp đọc thầm Sau đó thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:

+ Chị của Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?

+Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

+Chuỗi ngọc có ý nghĩa gì với chú Pi-e?

- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2 theo vai từng nhân vật.

- Theo em giọng cuả các nhân vật đọc với giọng như thế nào?

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm

3 HS, thay phiên nhau đọc các vai trong đoạn 2.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm, chú ý giọng nam, giọng nữ, thể đất”.

+ Trầm ngâm nhìn cô bé…

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.

+ Để trao đổi về chuỗi ngọc lam mà Gioan đã mua.

+ Vì em đã mua bằng tất cả số tiền em có.

+ Đây là chuỗi ngọc Pi-e dành tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.

- Đại diện nhóm đứng lên trình bày

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS hoạt động luyện đọc theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn2. hiện cảm xúc…

- HS nhận xét, chọn ra nhóm đọc hay - HS bình chọn, nhận xét. nhất.

- GV nhận xét - HS lắng nghe.

- GV nhận xét tiết học

- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của - HS nhắc lại nội dung bài tập đọc. bài tập đọc.

- Chuẩn bị cho bài sau.

Tuần 9: SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 86:

Chính tả Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ ng.

- Nhớ và viết lại đúng bài chính tả Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ tự do.

- Ôn tập chính tả phương ngữ: luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu (l/n) hoặc âm cuối (n/ng) dễ lẫn.

- HS có kĩ năng trình bày ý kiến (khi HĐ nhóm) biết lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành bài tập.

II Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ.

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cả lớp khởi động bằng một bìa nhảy - HS khởi động. ngắn.

- GV gọi 2 đội, mỗi đội 4 HS thi tiếp sức viết lên bảng các tiếng có chứa vần uyên, uyết.

- GV nhận xét, cho điểm.

- Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà là một bài thơ hay tràn đầy cảm xúc về vẻ đẹp của công trường dưới ánh trăng Giờ học hôm nay các em sẽ nhớ và viết lại bài thơ này và ôn lại cách viết một số tiếng có chứa âm đầu n/l (hoặc âm cuối n/ng).

- GV ghi tên bài lên bảng.

3.2 Hướng dẫn HS nhớ viết:

 Tìm hiểu nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nội dung bài thơ nói về điều gì?

 Hướng dẫn cách trình bày và viết từ khó:

- HS tham gia thi tiếp sức.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS ghi tên bài vào vở.

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trường, sức mạnh của con người đang chế ngự,chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

- GV đọc cho HS luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Trong bài có những danh từ riêng nào?

Khi viết bài thơ này ta cần chú ý trình bày như thế nào?

- GV nhắc lại một số lưu ý về tư thế ngồi viết, các hiện tượng chính tả như: danh từ riêng, viết hoa đầu câu,…

- GV chấm nhanh 5-7 bài và nhận xét bài của các em.

3.3 Hướng dẫn HS làm bài tập:

- GV lựa chọn bài tập (a hoặc b tùy đặc điểm của phương ngữ), gọi một HS đọc to yêu cầu của bài.

- Tổ chức cho HS chơi “Bắn tên”.

- HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp các từ khó, dễ nhầm lẫn.

- Danh từ riêng trong bài: Nga, sông Đà,

Bài viết gồm 3 khổ thơ theo thể thơ tự do Khi viết các câu viết cách lề 2 ô, câu trên thẳng câu dưới Mỗi khổ cách nhau một dòng.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- 1 HS đọc cặp tiếng theo hàng dọc (Ví dụ: la/na) sau đó nói to “Bắn tên, bắn tên”, dưới lớp đồng thanh “Tên gì tên gì?

HS đó sẽ gọi tên của 1 HS trong lớp, HS vừa được bạn gọi tên sẽ đứng dậy nói 2 từ ngữ chứa các tiếng đó (Ví dụ: la hét/ nết na) Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trong lớp không tìm được từ nào nữa, thì chuyển sang cặp từ mới.

- Gọi HS đọc lại các tiếng vừa tìm được - HS đọc lại Dưới lớp viết mà GV đã ghi lên bảng vào vở ít nhất 6 từ ngữ vừa

- GV lựa chọn bài tập a hoặc b tùy vào đặc điểm của địa phương.

- 1 HS đọc to yêu câu bài tập - HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm, - HS tiến hành thảo luận thảo luận và viết vào phiếu bài tập khổ nhóm, hoàn thành bài taajpj. to, GV phát bút dạ cho HS.

- Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng, - Đại diện nhóm trình bày to đại diện nhóm đứng lên đọc to kết quả trước lớp. thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm nhận xét nhau Thi đua xem - Nhận xét bài các nhóm. nhóm nào tìm được đúng và nhiều hơn.

- - GV tuyên dương tinh thần hoạt động - HS lắng nghe nhóm.

- GV nhận xét giờ học - HS chú ý lắng nghe.

- Nhắc nhở HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.

- Chuẩn bị bài giờ sau.

Tuần 15: SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 146

Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc

- Hiểu nghĩa từ “hạnh phúc”.

- Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “hạnh phúc”, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng “phúc”.

- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.

- HS có kĩ năng giao tiếp, biết lắng nghe và biết trình bày ý kiến của bản thân.

II Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Giấy khổ to để HS làm bài tập 2.

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Sĩ số: - Lớp trưởng báo cáo sĩ số

- Cho cả lớp hát - Cả lớp hát

- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy - HS đọc bài to trước lớp. lúa.

- Em có cảm thấy hạnh phúc không? - HS trả lời.

Vì sao em cảm thấy như vậy?

- Vậy hạnh phúc là gì? Liệu chúng ta - HS lắng nghe. đã hiểu đúng nghĩa của từ hạnh phúc chưa thì ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nó nhé.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi để tìm ra ý nghĩa từ hạnh phúc.

- Gọi HS trình bày ý kiến.

- Tổ chức cho HS làm vào phiếu học tập, tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.

- Gọi 2-3 HS đọc bài làm của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Cho HS đặt câu với các từ vừa tìm được.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.

- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình.

- HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- HS làm bài tập vào phiếu học tập. Đồng nghĩa Trái nghĩa

Sung sướng Bất hạnh May mắn Khốn khổ

- HS đọc bài làm của mình.

- HS nhận xét bạn tìm từ đúng chưa, bổ sung thêm cho bạn.

+Khi mẹ mua cho em chiếc ô tô đồ chơi mới, em cảm thấy thật sung sướng.

+ Nhìn những bác nông dân làm việc cực khổ, em càng thấy

- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gợi ý cho HS chỉ tìm những tiếng

“phúc” với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.

- Tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4-5

HS Trong thời gian 3 phút, 2 đội sẽ viết lên bảng những từ có tiếng

“phúc” nghĩa là may mắn, tốt lành. Đội nào tìm nhiều hơn và đúng hơn sẽ dành chiến thắng.

Dưới lớp cổ vũ cho các đội chơi.

- Gọi đại diện đội chơi đọc lại kết quả của đội mình.

- Dưới lớp nhận xét, bổ sung.

- Tuyên dương đội chiến thắng.

- Tổ chức cho HS tranh luận để tìm ra yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc.

- HS phát biểu ý kiến của mình, đưa ra lí lẽ bảo vệ quan điểm đó Tranh luận để tìm ra ý đúng. yêu quý hạt gạo hơn.

- HS đọc to yêu cầu bài tập.

- HS tham gia trò chơi.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS phát biểu ý kiến riêng,cùng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, đưa ra những lí lẽ thuyết phục mọi người Cùng nhau đi đến ý kiến cuối cùng.

- Kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều - HS lắng nghe. mang lại cho gia đình sống hạnh phúc, nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.

- Tổ chức cho HS kể về một vài kỉ - HS kể về những kỉ niệm hạnh niệm hạnh phúc trong gia đình của phúc của gia đình các em. các em Chẳng hạn như kỉ niệm ngày sinh nhật, ngày các em được gặp người thân sau thời gian dài xa cách, kỉ niệm các em được đi chơi cùng gia đình,…

- HS nhắc lại hạnh phúc là gì? - Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

- Giáo dục, liên hệ thực tiễn - HS lắng nghe.

- Chuẩn bị cho bài sau.

Tuần 29 : SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 112

Kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi

- Kể được từng đoạn chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.

-Hiểu và biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HS tự tin trình bày trước lớp, có kĩ năng nói lưu loát, diễn tả được đặc điểm nhân vật, và biết lắng nghe để đưa ra nhận xét khi bạn kể chuyện.

II Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cả lớp hát bài hát - HS hát.

- Gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi - HS trả lời.

3.2 Nghe kể chuyện - HS lắng nghe GV kể.

- Giới thiệu tên các nhân vật trong chuyện: nhân vật “tôi”, Lâm

“voi, Quốc “lém”, lớp trưởng Vân.

- GV giải nghĩa từ khó:

+hớt hải: dáng vẻ vội vàng, hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt.

+xốc vác: làm đủ mọi việc, đặc biệt là những việc nặng nhọc, vất vả.

+củ mỉ cù mì: lành, ít nói và hơi chậm chạp.

- Em hãy đặt một câu với một trong những từ cô vừa giải nghĩa.

- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh trong SGK.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại nội dung từng đoạn theo tranh Sau đó mỗi em kể một đoạn truyện theo tranh.

- Một số nhóm lên kể trước lớp.

- Dưới lớp HS lắng nghe, nhận xét các nhóm kể chuyện.

- GV nhận xét. c) 3.4 HS thi kể chuyện:

-Mỗi nhóm cử ra một HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.

- HS chú ý lắng nghe, nhận xét, bình chọn cho bạn kể hay nhất.

- HS lắng nghe GV kể và quan sát tranh ảnh.

- HS thảo luận nhóm đôi để nêu lên nội dung của từng bức tranh Sau đó tập kể theo nhóm nội dung từng đoạn truyện theo tranh.

- Các nhóm lên kể trước lớp.

- HS nhận xét các nhóm kể chuyện có trôi chảy, đúng nội dung từng đoạn truyện chưa Đã bước đầu thể hiện được giọng kể các nhân vật chưa.

Ngày đăng: 21/06/2023, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), "Phương pháp dạy họcTiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2016), SGK Tiếng Việt 1, Tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo(2016), "SGK Tiếng Việt 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2016
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), SGK Tiếng Việt 1, Tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), "SGK Tiếng Việt 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2016
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ “Hỗ trợ học từ xa” (2000), Nghiệp vụ sư phạm, Bốn kĩ năng cơ bản môn Tiếng Việt cấp tiểu học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ “Hỗ trợ học từ xa” (2000), "Nghiệp vụ sư phạm, Bốn kĩ năng cơ bản môn Tiếng Việt cấp tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”
Năm: 2000
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tài liệu tập huấn giáo viên, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
[6] Đỗ Hữu Châu ( 2012) , Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, NXB Giáo dục [7] Nguyễn Hữu Châu (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học ,NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu ( 2012) , "Đại cương ngôn ngữ học", Tập 2, NXB Giáo dục"[7]"Nguyễn Hữu Châu (2007), "Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu ( 2012) , Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, NXB Giáo dục [7] Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục"[7]"Nguyễn Hữu Châu (2007)
Năm: 2007
[8] Phan Phương Dung (2000), Về vấn đề dạy lời nói văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh qua môn Tiếng Việt, Tạp chí Giáo dục, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Phương Dung (2000), Về vấn đề dạy lời nói văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh qua môn Tiếng Việt", Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phan Phương Dung
Năm: 2000
[9] Hồ Ngọc Đại, Ngô Hiền Tuyên (2011), Thiết kế Tiếng Việt lớp 1, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Ngọc Đại, Ngô Hiền Tuyên (2011), "Thiết kế Tiếng Việt lớp 1
Tác giả: Hồ Ngọc Đại, Ngô Hiền Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
[10] Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục, Tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Ngọc Đại (1994), "Công nghệ giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
[11] Hồ Ngọc Đại (1995), Công nghệ giáo dục, Tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Ngọc Đại (1995), "Công nghệ giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
[12] Lê Thị Thanh Hà (2003), Phương pháp dạy học Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thanh Hà (2003), "Phương pháp dạy học Tập làm văn nói theohướng giao tiếp cho học sinh lớp 2
Tác giả: Lê Thị Thanh Hà
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w