1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện

96 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá Rủi Ro Kiểm Soát Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học Thực Hiện
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Minh Hải
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 108,77 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC THỰC HIỆN (3)
    • 1.1. Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học thực hiện (3)
    • 1.2. Thực trạng quy trình đánh gía rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện (18)
      • 1.2.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ (18)
      • 1.2.2. ước lượng ban đầu về rủi ro kiểm soát (35)
      • 1.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (60)
      • 1.2.4. Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ theo những thông tin và tiêu chuẩn đánh giá (69)
    • PHẦN 2: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI (78)
      • 2.1. Nhận xét về thực trạng đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện (78)
        • 2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế (78)
        • 2.1.1. Những ưu điểm trong thực tế (80)
        • 2.1.2. Những tồn tại (84)
      • 2.2. Các giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm soát trongng kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện (85)
  • KẾT LUẬN (23)

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC THỰC HIỆN

Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học thực hiện

vụ Tin học thực hiện.

KTBCTC hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán, với việc sử dụng các phương pháp kĩ thuật nghiệp vụ và các thủ tục kiểm toán, KTV phải thu thập các bằng chứng cần thiết để làm cơ sở cho các kết luận của mình đối với BCTC của khách hàng Tuy nhiên, do những giới hạn tiềm tàng về chi phí và thời gian kiểm toán, KTV không thể đảm bảo rằng các kết luận mà mình đã đưa ra trong BCKT là hoàn toàn chính xác Vì vậy trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đều có các quy định cho phép KTV chỉ đưa ra ý kiến của mình đối với BCTC của khách hàng trên các khía cạnh Trọng yếu Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Kiểm toán viên sẽ tránh được các rủi ro trong công việc của mình.

Trên phương diện của một KTV, việc phát hành BCKT có độ tin cậy cao liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá khả năng phát hiện ra các gian lận và sai sót Trọng yếu trên BCTC của khách hàng, nói cách khác để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, KTV phải đánh giá được khả năng còn tồn tại các sai phạm trọng yếu trên BCTC của khách hàng sau khi đã được kiểm toán hay rủi ro mà các sai phạm trọng yếu không được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán Xuất phát từ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện kiểm toán,KTV luôn cần thực hiện công việc đánh giá Trọng yếu và Rủi ro một cách nghiêm túc và có hiệu quả, vì điều này quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi và các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng.

BCTC nhằm cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một DN, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của DN, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán Để tạo sự khách quan trong việc xác nhận tính chính xác và đúng đắn của các thông tin trên báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là sự cần thiết của bên thứ ba độc lập.

BCKT là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán độc lập, thể hiện ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính mà họ đã kiểm tra. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là cơ sở tin cậy đối với những đối tượng quan tâm tới những thông tin trên BCTC như các nhà đầu tư, người cho vay Mặc dù KTV không phải chịu trách nhiệm đối với việc bỏ sót hay không phát hiện được các sai phạm trên BCTC của doanh nghiệp, tuy nhiên dựa trên đánh giá rủi ro, chuyên gia kiểm toán phải thiết lập các thủ tục kiểm toán để đảm bảo hợp lí rằng những sai sót do gian lận hay lỗi có ảnh hưởng Trọng yếu đến toàn bộ Báo cáo tài chính đều phải được phát hiện như vậy có thể thấy việc đánh giá rủi ro là một công việc không thể thiếu trong qui trình kiểm toán và nó cần thiết phải được thực hiện trước khi các thủ tục kiểm toán được thiết lập

Trong thực tế, ngay cả khi một Báo cáo tài chính được nhận định rằng đã được trình bày trung thực và hợp lí xét trên các khía cạnh Trọng yếu thì bản thân nó vẫn có thể tồn tại các gian lận hoặc sai sót Trọng yếu mà Kiểm toán viên không phát hiện ra trong quá trình thực hiện kiểm toán Điều đó luôn có thể xảy ra ngay cả khi Kế hoạch kiểm toán đã được lập một cách nghiêm túc và được thực hiện một cách thận trọng, do đó trách nhiệm của Kiểm toán viên luôn được gắn với mức độ rủi ro được nhận định trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán trong đó rủi ro kiểm soát là một loại rủi ro kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến KTBCTC doanh nghiệp Kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát chúng Họ chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán từ đó đưa ra mức RRKS dự kiến, RRKS là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu Vì vậy trước khi có những biện pháp đánh giá RRKS, ta có những hiểu biết về vai trò của HTKSNB của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng thế nào đến KTBCTC của công ty. Đối tượng trực tiếp của kiểm toán BCTC là báo cáo tài chính nhưng khách thể của mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau Do vậy kiểm toán báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng có trình tự giống nhau, đặc biệt là các khách thể phức tạp.

Công ty AISC đã sáng tạo trong việc xây dựng trình tự kiểm toán báo cáo tài chính, căn cứ trên chuân mực Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực Kiêm toán quốc tế.

Quy trình chung của kiểm toán báo cáo tài chính tại AISC bao gồm 6 bước có liên quan chặt chẽ với nhau:

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán.

Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.

Việc đánh gía chính xác RRKS có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công tác kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kế hoạch kiểm toán và lập báo cáo kế toán Mức độ RRKS quyết định nội dung, thời hạn phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết định khối lượng công tác kiểm toán cần thiết Nếu RRKS cao KTV sẽ không tin tưởng vào hệ thống KSNB của doanh nghiệp và áp dụng phương pháp tuân thủ và khối lượng cơ bản cũng tăng lên hơn rất nhiều so lúc KTV dựa vào hệ thống kiểm soát Và ngược lại RRKS được đánh giá thấp thì KTV có thể dựa vào HTKSNB để giảm các thử nghiệm cơ bản Do vậy, sự hiểu biết về HTKSNB cũng như sự đánh giá chính xác RRKS sẽ giúp cho KTV:

- Xác định được các loại thông tịn sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trên BCTC

- Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót ngiêm trọng

- Thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty soạn thảo thư mời kiểm toán gửi đến khách hàng của AISC (bao gồm cả khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng) Thư chào hàng kiểm toán cung cấp các thông tin về dịch vụ mà AISC cung cấp cũng như quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ đó Khi khách hàng chấp nhận sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại bản sao của thư mời kiểm toán cho AISC kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của AISC Sau đó, AISC sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán Sau đó, KTV có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán và theo đề tài nghiên cứu, sẽ có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát thông qua HTKSNB của công ty khách hàng Việc đánh giá dựa trên cơ sở thông tin chung như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban Giám đốc để xếp loại khách hàng Các khách hàng sẽ được xếp thành 3 cấp độ: khách hàng có mức độ rủi ro ở mức thông thường, khách hàng có mức độ rủi ro cao và khách hàng có mức độ rủi ro có thể kiểm soát được

 Khách hàng có mức độ rủi ro ở mức thông thường Đặc điểm của khách hàng này là:

- Hoạt động của doanh nghiệp qua nhiều năm đứng vững và có chiến lược cũng như khả năng phát triển lâu dài.

- DN có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả.

- Chính sách kế toán và nhân sự luôn có sự ổn định

- BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian

- Bộ phận quản lý của doanh nghiệp có năng lực chuyên môn, chính trực, liêm khiết có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh và hợp nhất trong các quyết định của Ban Giám đốc.

 Khách hàng có rủi ro ở mức độ kiểm soát được Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự xét đoán tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường và mức rủi ro có thể kiểm soát được thì Công ty có thể chấp nhận khách hàng này.

 Khách hàng có rủi ro ở mức cao: Đây là những khách hàng có khả năng gây ra tổn thất cho hãng kiểm toán hoặc làm mất uy tín của hãng kiểm toán Công ty không nên chấp nhận những khách hàng này.

Nhằm khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh với các công ty kiểm toán lớn đang hoạt động tạiViệt Nam, AISC luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng Khách hàng

- Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên

Trong đó khách hàng thường xuyên là những khách hàng đã được AASC kiểm toán năm trước và có kế hoạch kiểm toán trong những năm tiếp theo Xem xét 2 công ty sau:

Công ty A, Công ty Đầu tư và Xây dựng: Công ty A là công ty Liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 672/GP ngày 25 tháng 9 năm 2000 của Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giấy phép và điều chỉnh số 671/GDDPC1 ngày 24 tháng 12 năm 2001 Giấy phép điều chỉnh đầu tư số 671/GDDPC3 ngày 14/04/2002, số 671/GDDPC4 ngày 28/12 năm 2002 bộ kế hoạch và đầu tư

Thực trạng quy trình đánh gía rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện

1.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB đang đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức KSNB giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của công ty mình như: con người, tài sản, vốn ….,góp phần hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, và phát triển đi lên của doanh nghiệp Việc tìm hiểu HTKSNB của KTV được thực hiện trên các mặt : Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HTKSNB (mục tiêu, cơ cấu tổ chức, đặc thù về quản lí, các chính sách quản lí…), tìm hiểu về bản chất và các yếu tố cơ bản của HTKSNB (môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, Hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ…) Dựa trên các hiểu biết của mình về Hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên xem xét RRKS có thể xảy ra HTKSNB của công ty được mô tả như hình sau:

Hình 1-1 : Các bộ phận cấu thành HTKSNB

Tìm hiểu thêm về hai công ty:

Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình HTKSNB.

Hoạt động kiểm soát trong: các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý và đặc biệt quan trọng Nếu nhà quản lý tại DN cho rằng công tác kiểm soát là không thể thiếu trong hoạt động tại đơn vị thì mọi thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng và tuân thủ mọi quy định, chế độ đặt ra.

Các yếu tố của môi trường kiểm soát bên trong

- Đặc thù quản lý: Quan điểm quản lý tác động lên mọi quyết định, chính sách của đơn vị

+ Công ty A là công ty liên doanh, trong đó phía Nhật Bản góp 30% tổng vốn điều lệ, bên Việt Nam góp 70% vốn điều lệ Trách nhiệm quản lý chiến lược và thiết lập hướng dẫn chung cho toàn công ty thuộc về HĐQT. Đến ngày 28/12/2009, HĐQT gồm: - Ông A: giám đốc( bên Việt Nam) -Ông B: Phó gám đốc( bên Nhật Bản) Trong đó quan điểm kinh doanh của công ty A là thiết lập những công trình có chất lượng với chi phí hợp lý và thời hạn sử dụng lâu năm.

+ Công ty B: là Công ty CP hóa đi lên từ DN Nhà nước, hiện nay Nhà nước vẫn nắm giữ 30% số cổ phần Mục tiêu của công ty là củng cố vị trí dẫn đầu của công ty trên thị trường Việt Nam Chiến lược của Công ty là đưa ra mức giá canh tranh cho những sản phẩm có chất lượng cao, hướng vào người có thu nhập trung bình bằng cách tăng tính kinh tế của quy mô Mở rộng mạng lưới bán lẻ trên khắp cả nước Củng cố thương hiệu bằng các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại Và dần dần đưa những sản phẩm chất lượng cao ra các nước khu vực.

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức quản lý tốt sẽ giúp công việc diễn ra trôi chảy và tránh được một cách hiệu quả các hành vi gian lận Đây là một yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro kiểm soát

Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức công ty A.

Hình 1-3 : Cơ cấu tổ chức công ty B

KD Bộ phận tài vụ

Phòng kế toán sự của đơn vị khách hàng có hiệu quả là một cơ cấu biết sử dụng nhân công và phát huy hiệu quả năng lực của họ Cả 2 công ty đều có những chính sách về nhân sựu tương đồng nhau Để đảm bảo cho hệ thống kiểm soát được vận hành có hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực và độ tin cậy của nhân viên Do đó Ban Giám đốc đã thiết lập các chính sách về việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng nhân viên một cách cụ thể nhằm tuyển chọn và duy trì được đội ngũ nhân viên có năng lực và trung thực

Công ty rất quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ nhân viên, luôn đặt mục tiêu đào tạo và phát triển nhân viên là mục tiêu chiến lược.

Bên cạnh sự quan tâm về đào tạo và điều kiện làm việc cho nhân viên, hai công ty luôn quan tâm và coi trọng việc xây dựng một phong cách làm việc và học tập riêng Có thể nói rằng, AISC đã xây dựng cho mình một nền văn hoá công ty riêng.

Môi trường bên ngoài: Đó là sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chủ nợ, môi trường pháp lý Những yếu tố này không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ,phong cách điều hành của nhà quản lý.

BẢNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT DO CÔNG TY AISC ĐỀ RA

Bảng 1-4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A Đánh giá môi trường kiểm soát Khách hàng : Công ty A

Kết luận : Môi trường kiểm soát được đánh giá

Câu h ỏ i Có Không Không áp dụng 1_ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi, một hoặc một nhóm người không trung thực không ?

2_ Kiểm toán viên có nghi ngờ về tính liêm chính của

Ban giám đốc và Hội đồng quản trị ?

3_ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trước đây đã từng liên quan đến hành vi giam lận hoặc hành vi vi phạm pháp luật ?

4_ Lợi ích vượt quá mức bình thường của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị ?

5_ Ban quản lí can thiệp quá mức vào việc thực hiện các mục tiêu tài chính và nhân sự của Công ty ?

6_ Ban quản lí có giới hạn phạm vi kiểm toán đối với

7_ Ban quản lí không giải thích cho Kiểm toán viên một số vấn đề quan trọng liên quan đến các vấn đề Kiểm soát nội bộ và hoạt động kế toán ?

X xúc với các Kiểm toán viên tiền nhiệm ?

9_ Thiếu các chính sách, thủ tục qui định hành vi ứng xử trong công ty ?

10_ Ban quản lí không nỗ lực trong việc giảm thiểu các hành vi gian lận, thiếu trung thực, vi phạm pháp luật của nhân viên ?

11_ Ban quản lí không hành động tuân thủ theo đúng các qui định trong công ty để làm gương cho các nhân viên ?

12_ Không có dự thông tin đầy đủ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc với Ủy ban kiểm soát ?

13_ Các thành viên của Ủy ban kiểm soát không đủ trình độ và kinh nghiệm ?

14_ Cơ cấu tổ chức có quá phức tạp ?

15_ Công ty vận hành một cơ chế quá nghèo nàn trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn với việc phê chuẩn và thay đổi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ?

16_ Các thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được thực hiện ở đúng cấp ?

17_ Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán không đươc cập nhật thường xuyên ?

18_ Không có các văn bản qui định chức năng của các nhân viên kế toán ?

19_ Các nhân viên kế toán không được đào tạo qua các trường lớp chính quy ?

20_ Các nhân viên kế toán không làm việc trong các ngày nghỉ ?

21_ Thiếu các chính sách về việc thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, nâng bậc, thuyên chuyển ?

22_ Thiếu các văn bản mô tả và hướng dẫn công việc cho nhân viên ?

23_ Các chính sách, thủ tục trong công ty không rõ ràng, không được ban hành, cập nhật một cách thường xuyên ?

24_ Đường lối chiến lược phát triển không được vạch ra rõ ràng ?

25_ Công tác lập kế hoạch và dự toán ( như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, kế hoạch tài chính…) không được tiến hành khoa học, nghiêm túc ?

Kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi và kết hợp với kinh nghiệm của mình để đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A là Khá.

Công ty B: Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát cũng được lập tương tự đối với Doanh nghiệp B và kết luận đuợc Kiểm toán viên đưa ra là

“Trung bình” do một số chính sách qui định về chức năng của các nhân viên kế toán, cập nhật phân công công việc cho các nhân viên kế toán, hướng dẫn công việc cho các nhân viên…còn thiếu mà theo đánh giá của Kiểm toán viên, các chính sách này là cần thiết có đối với Công ty B

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty A - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 1: Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty A (Trang 14)
Bảng1-2: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 2: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của (Trang 15)
Hình 1-1 : Các bộ phận cấu thành HTKSNB - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Hình 1 1 : Các bộ phận cấu thành HTKSNB (Trang 19)
Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức công ty A. - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Hình 1 2: Cơ cấu tổ chức công ty A (Trang 21)
Bảng 1-4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A. - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty A (Trang 23)
Bảng 1-5 :  Đánh giá hệ thống kế toán của công ty B - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 5 : Đánh giá hệ thống kế toán của công ty B (Trang 30)
Bảng 1-7: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 7: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB (Trang 38)
Hình   thức   và   môi   trường   kinh - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
nh thức và môi trường kinh (Trang 49)
Bảng 1-8: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm toán. - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 8: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm toán (Trang 58)
Bảng 1-9: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm soát. - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 9: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm soát (Trang 59)
Bảng 1-10: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm soát. - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 10: Bảng tóm tắt đánh giá Rủi ro kiểm soát (Trang 60)
Bảng 1-12: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm sóat nội bộ  đối với khoản - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 1 12: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm sóat nội bộ đối với khoản (Trang 64)
BẢNG 1-13: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
BẢNG 1 13: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 65)
BẢNG 1-14: Trích mẫu giấy làm việc của kiểm toán viên - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
BẢNG 1 14: Trích mẫu giấy làm việc của kiểm toán viên (Trang 68)
 Phương pháp 2: Bảng tường thuật về hệ thống KSNB - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
h ương pháp 2: Bảng tường thuật về hệ thống KSNB (Trang 77)
Bảng 2-1. Các ký hiệu về sơ đồ cơ bản - Đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện
Bảng 2 1. Các ký hiệu về sơ đồ cơ bản (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w