i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Dương Minh Tùng học viên lớp cao học 23QLXD12 chuyên ngành “Quản lý xây dựng”, Trường Đại học Thủy Lợi Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản l[.]
Trang 1LOI CAM DOAN
Tôi tên: Dương Minh Tùng học viên lớp cao học 23QLXDI2 chuyên ngành “Quản lý xây dựng”, Trường Đại học Thủy Lợi
Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập” Tôi cam đoan các
số liệu, kết quả nều trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Dương Minh Tùng
Trang 2LOI CAM ON
Lời đầu tiên, học viên xin cảm ơn đến các cán bộ giảng viên của trường Đại học Thủy
lợi Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và cung cấp các kiến thức khoa học cân thiết trong quá trình thực hiện luận văn Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Giđi pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH MTV Thuy Lợi Yên Lập”
Tác giả xin cảm ơn đến Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập, Trưởng phòng và các cán bộ phòng quản lý dự án đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên hoàn
thành khóa cao học và luận văn cuôi khóa
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ` tháng năm 2017 Tác giả
Dương Minh Tùng
il
Trang 3PHÁN MỞ ĐẦU 5< << TH TH HH Họ TH HH HH 1
2 Mục đích của đề tài - << G5 G5 SE 3 S9 90 5e 2 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ỨUu << <5 5= «s55 + sex s52 2 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài -5-55ssscscseseseeeeeeeeeeeeesssse 2 4.1 Ý nghĩa khoa hỌC «+ << xxx E3 1191989 E1 1111111 1111111111111 1111111 xckrki 2 4.2 Ý nghĩa thực tiỄn - -¿- - - sS9E1E9 9E E111 11 1111121111111 1111 111111 nen rrke 2 5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .- - << «5= ««ss<+ 2 6 KẾt quả đạt ẨWỢC << G0 99 9.9 9.9.9 n0 0ø e6 3 CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE DAU TU XAY DUNG CO BAN VA CONG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG s5 < «5= cs<ssessss2 4 1.1 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản trong nên kinh tế thị trường 4 1.2 Đặc điểm của sản phẩm và quá trình xây dựng cơ bản s-<-s-ses 6 1.3 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nướC < << s<sseseseseses 8 1.4 Dự án đầu tư xây dựng công trình . 5-s-<< << << se eseseseseseseses 9 1.4.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình . - - + + + +x+x+x+k+k+eeeeeeessee 9 1.4.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng ¿- - kk+kSxSE#ES SE TRE rreg 10
1.4.3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình - 12
1.5 Các trường phái quản lý dự án phố biến trên thế giới . -<-<- 14 1.5.1 Quan lý dự án dựa trên chuẩn mực quản lý dự án của Viện Quản lý dự án 0/09/2257 15 1.5.2 Quản lý dự án dựa trên chuẩn mực quản lý dự án PRINCE2 (Vương quốc Anh)
1.5.3 Quản lý dự án dựa trên các lĩnh vực kiến thức về quản lý dự án của Hiệp hội Quản lý dự án APM (Vương quốc Anh và Châu Âu) - 5-5 c+cscEEerererereeeeed 18
ill
Trang 41.5.4 Quản lý dự án theo các nội dung quản lý dự án của Hiệp hội quản lý dự án quốc
KẾt luận chương Í - < G G55 599.9 9999.939 1 3 9 9 55 5e 22 CHUONG 2: CO SO KHOA HOC VA CO SO PHAP LY VE QUAN LY DU AN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5 55 «<5 c< sec sees 23 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng CONG ẦTÌNH G0 G G5 9 9 9 9999999 9.96 999099 9698094 900994 9609989994968 68899499608596 23 2.2 Lý luận về quan lý dự án dau tư xây dựng công trình tại Việt Nam 29 2.2.1 Khái niệm, tác dụng và ý nghĩa của quản lý dự ắn - 5555 <<<c<++<<<<s<ss 29 2.2.2 Nội dung quản lý dự án - 0000011111111 1111100311111 1 vn ng vế 31 2.2.3 Cac tiéu chuan danh gia va linh vuc QLDA woo cececesesesestescscscessseseretetstseeeees 32 2.2.4 Bản chất quản lý dự án, công cụ quản lý dự án .-¿- - - +s+e+esesrerererees 36 2.2.5 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . - - cscscsrereree 36 2.3 Các hình thức quản lý dự án thường gØặ .o G6 566665555550666666 38 2.3.1 Một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng bộ máy tô chức QLDA 39 2.3.2 Các mô hình tô chức quản lý dự án - + + + SE ‡E+E£EEEEEeEeEererrerees 40 2.4 Các yếu tô ảnh hướng đến hiệu quả quản lý dự án -<5-5c5c5eses 43
2.4.1 Các yếu tố liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp thực hiện
0001151004191989))7710080/090100:1 P000 43 2.4.2 Các yếu tô liên quan đến việc tổ chức thực hiện các nội dung trong quá trình 9078030000757 44 2.4.3 Năng lực quản lý của đơn vị chủ đầu tư «<< #EEEEEeEeEsrrrerees 48 2.4.4 Ảnh hưởng của nguồn vốn cho dự án «+ << +E+E£EEEEEeEeEsrerrerees 49 2.4.5 Ảnh hưởng của quy hoạch, kế hoạch . - + + + + +*+E+k+k+E+E£E£EeEeEeEererrerees 49 2.4.6 Các nhân tô liên quan đến sự trao đối thông tỉn ¿- -ss+s+x+EsesEsrerererees 49 2.4.7 Các nhân tô liên quan đến địa điểm xây dựng công trình - s se: 50 2.3.8 Sự biến động của giá cả thị trưỜng - + csttSSxSxSxSxSvSvvE E1E11EEExrxrkes 50 2.3.9 Vẫn đề quan liêu, tham nhũng, lãng phí - + < ®S+k+E+E£E£E+E+EeEeEererereei 50 2.3.10 Một số vẫn đề khác ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án . - 50 2.5 Phân tích lựa chọn mô hình quản lý dự án hiệu Quả .««<<- << 51 KẾt luận chương 2 -.-cc Ă Ă G99 9.9.9 9.9.9 9 9 555 54
1V
Trang 5CHUONG 3: GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG TAI CONG TY TNHH MTV THUY LOI YEN 0 55 3.1 Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa ,nâng cấp công trình thúy lợi của công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập 55 3.1.1 Khái quát chung về công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập - 55 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập . -5-5¿ 56 3.1.3 Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa ,nâng cấp công trình thủy lợi của công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập - <<55- 57 3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình thực hiện dự 2Ñ v01 07777 .ea 60 3.1.5 Một số kết quả đạt được và đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV 8.0614 11 62 3.2.1 Nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch - - - s+e+c+EsEeEeEererereeeeed 63 3.2.2 Nâng cao nghiệp vụ quản lý dự án cho cán bỘ - 555552 +++++<<+ssssssssss2 64 3.2.3 Nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu . ¿-¿- - k+E+E+ESEeEeEeEkrerereeeeed 65 3.2.4 Công ty cần nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro của dự án 66 3.2.5 Các giải pháp quản lý và điều hành dự án -¿- 6 ss+E+EsEsEeEerrererereeeeed 67 3.2.6 Giải pháp cho hoạt động quản lý tài chính: 55555222 *+++++++sssssssssssss2 69 3.2.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình: . - 5-52 69 3.3 Đề xuất quy trình quản lý dự án tại công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập75
3.3.1 Mục đích - - Q1 net 75
3.3.2 Pham Vi Ap dUing 7/4 76 3.3.3 So dO quy trimh occ ccecccscsescsesscscscscscsvsvevscsescscsesssscssscssasavsvevsvsnstscstsessenenenees 76 Két ludin ChUONG 3 cccccccsssssscssssssccssssssccescssssccscsssseccsssssesssssssssssssessessesenes 82 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, << G5 SE 5E 3 23.25 e3 83
TAI LIEU THAM KHẢOO <5 <2 5 E8 S3 9 99 39x s52 86
Trang 6DANH MUC BANG BIEU
Bang 2.1 Cac linh vuc quan ly du an [11]
VỊ
Trang 7DANH MUC HINH VE
Hình 1 1 Chu trinh du an dau tu xdy dung cccccccccccccccssssesessesescsesesssssscscssesevevenens 12 Hình 1.2 Các nhóm quá trình quản lý dự án theo thời gian (PMI 2012) 16 Hình 1.3 Ba phạm vi năng lực quản lý dự án của nhà quản lý dự án 20 Hình 2.1 Biêu tượng của hệ thống phương pháp luận quản lý - - - <<: 30 Hình 2.2 Chu trình quản lý dự án [ Í Í | - - << 121111331133 1111111 rrre 32 Hình 2.3 Những tiêu chuẩn ràng buộc kết quả thực hiện dự án [1 I] : 33 Hình 2.4 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án [12] - ¿5-5 s+s+s+s+sscsz 40 Hình 2.5 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án [12] - ¿5-5 2 2 2 £e£sEsEsEsesEsesesed 41
Hình 2.6 Mô hình chìa khóa trao tay [ [2] . c2 222222333333 1 1 111111111 1 1x ggr 42
Hình 3.1:Sơ đồ cơ cầu tổ chức văn phòng công ty TNHHMTV Thủy lợi Yên Lap 56 Hình 3.2:Sơ đồ quy trình quản lý dự án đầu tư đỀ xuất . + 2 2-s+s+csxerezxrsez 77
Vil
Trang 8BNNPTNT: So NN&PTNT PGS:
TS:
DTXDCB: DADTXDCT: QLDA:
CDT: BQLDA:
QH:
ND-CP:
TT:
BXD: BTC:
DANH MUC CAC VIET TAT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phó giáo sư
Tiến sỹ
Đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đâu tư xây dựng công trình Quản lý dự án
Chủ đầu tư
Ban quản lý dự án Quốc hội
Nghị định-Chính phủ Thông tư
Bộ Xây Dựng Bộ Tài Chính
Vill
Trang 9PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nên kinh tế độc lập
tự chủ đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Muốn
vậy công tác thủy lợi với tư cách là một ngành thuộc kết câu hạ tang phai phat triển lên
một trình độ mới trong đó công tác đầu tư xây dựng phải được đổi mới và nâng cao hiệu quả
Do coi trọng công tác thủy lợi mà nhân dân ta đã bên bỉ làm thủy lợi để cải tạo thiên nhiên, chiến thăng hạn hán, lũ lụt xây dựng bảo vệ tổ quốc Hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng đã từng bước thay đổi bộ mặt xã hội Đời sống của nhân dân ngày càng khởi sắc Các hệ thống thủy nông đã đảm bảo tưới tiêu cho hang triệu ha đất canh tác Ngăn mặn giữ nước ngọt, thau chua cải tạo đất đai góp phần phát triển nông nghiệp Ngoài ra còn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư và các ngành kinh tế khác Thúc đây phát triển kinh tế xã hội
Tuy vậy hiệu quả của các hệ thống thủy lợi mang lại chưa tương xứng với tiềm năng công sức mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư Đặc biệt là trong những thập niên gân đây tình trạng bất cập trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình thường gây sự cô và xuống cấp nghiêm trọng, luôn bị động trước diễn biến phức tạp của thời tiết đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến công trình và hiệu quả thấp Hàng năm Nhà nước phải đầu tư hang nghìn tỷ đồng cho công tác xây mới, tu sửa,nâng cấp công trình mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống Có nhiều nguyên nhân không phát huy được hiệu quả của hệ thông thủy lợi trong đó có nguyên nhân quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Xuất phát từ các vẫn đề đó cùng với sự đồng ý của khoa Công trình trường đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Huế nên tác giả đã lựa chọn luận văn: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây
dựng tại Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập” làm dé tai nghiên cứu luận văn
Thạc sỹ của mình.
Trang 102 Mục đích của đề tài
Luận văn phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng công tác quản lý dự án va dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng công trình tại cong ty TNHH MTV Thuy loi Yén Lap
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.Trong những năm qua và những năm tiếp theo được nhà nước đầu tư và tiếp tục đầu tư đề xây dựng mới,sửa chữa nâng cấp công trình nhăm phát huy hiệu hệ
thống thủy lợi,theo hướng hiện đại hóa đáp ứng với vị trí và nhiệm vu duoc giao
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác quản lý dự án xây dựng,sửa chữa,nâng cấp các công trình của công ty TNHH-MTV Thủy lợi Yên
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án công trình thủy lợi tại công ty TNHH-MTV Thủy lợi Yên Lập-Quảng Ninh là những gợi ý thiết thực có thể vận dụng vào các công ty thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ tông thể đến chỉ tiết;
- Tiếp cận các cơ sở lý thuyết chung về dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý dự án trong phạm vi nghiên
Trang 11cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng quản các dự án đầu tư xây dựng,sửa chữa.,nâng cấp công trình thủy lợi tại công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập,phân tích các tài liệu liên quan: các tài liệu về công tác quản lý dự án các công trình thuỷ lợi tại công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập và các công ty, ban dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay
- Phương pháp chuyên gia: trao đối với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhăm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất
6 Kết quả đạt được
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã giải quyêt được những vân đề sau:
- Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và đê xuât các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng các công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập.
Trang 12CHUONG 1: TONG QUAN VE DAU TU XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG
1.1 Vai trò của đầu tư xây dựng co ban trong nên kinh tế thị trường
Đầu tư xây dung co ban (DTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình
xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội ĐTXDCB là một hoạt
động kinh tế
ĐTXDCB của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong những năm qua nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB ĐTXDCB của nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn và g1ữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động ĐTXIDCB của nên kinh tế
ở Việt Nam ĐTXDCB của nhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giao thông, quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả ĐTXDCB của nhà nước ở nước ta còn thấp thể hiện trên nhiều khía
cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực,
tham nhũng
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCPĐ Trong hoạt động đầu tư, các
nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Khác với đối tượng lao động ( nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động ( như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiên vận tải, ) là những phương tiện vật chất mà con ngươi sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đối nó theo mục đích của mình Bộ phận quan trọng nhất trong các tư
liệu lao động là các TSCĐ Do là các tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách
trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, TSCĐ vô hình Thông
thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn hai tiêu
chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu và phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả của từng thời kỳ
4
Trang 13Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công
cụ lao động nhỏ, được mua săm băng nguồn vốn lưu dong TSCD duoc chia thanh hai
loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình) Để có được TSCĐ, chủ đầu tư có thể thực hiện băng nhiều cách
như: xây dựng mới, mua săm, đi thuê
Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiễn hành xây dựng mới các TSCĐÐ được
gọi là ĐTXDCB XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động ĐTXDCB XDCB là các
hoạt động cụ thé dé tao ra TSCD (nhu khao sat, thiét ké, xay dung, lap đặt )
Von cua du 4n DTXDCB noi chung được câu thành bởi các nguồn sau:
Thứ nhật là nguồn vôn của nhà nước Nguôn vôn này bao gôm:
+ Ngân sách nhà nước câp phát
+ Vôn của các doanh nghiệp nhà nước có nguôn gôc từ ngân sách nhà nước, bao gôm
vôn từ khâu hao cơ bản đề lại, từ lợi nhuận sau thuê, từ đât đai, nhà xưởng còn chưa sử
dụng đêến, được huy động đâu tư phát triên sản xuât kinh doanh; vôn góp của nhà nước trong liên doanh, liên kêt với các thành phân kinh tê trong nước và nước ngoài
+ Vôn tín dụng đâu tư phát triên của nhà nước mà Chính phủ cho vay theo lãi suât ưu đãi băng nguôn vôn tự có hoặc nhà nước đi vay đê cho vay lại đâu tư vào các dự án
thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kê hoạch nhà nước đôi với một sô doanh nghiệp
thuộc các thành phân kinh tế
+ Vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) Trên thực tế, một phần vốn này sẽ đưa vào ngân sách đầu tư, còn phan ODA cho các doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước
Thứ hai là nguôn vôn đâu tư của khu vực tư nhân và nguôn vôn đóng góp tự nguyện của dân cư vì lợi ích cộng đồng kê cả đóng góp công lao động, của cải vật chât đề xây dựng các công trình phúc lợi.
Trang 14Thứ ba là nguồn vốn đâu tư nước ngoài Nguồn vốn này bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn do nước ngoài cung cấp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam, nhưng không tham gia công việc quản lý trực tiếp Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Inverstment - FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức tự đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh Ngoải ra còn có nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ (Non- Government Organization — NGO)
Luan van dé cập tới các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, bao gồm các dự an DTXDCB duoc hoạch định trong kế hoạch nhà nước và được cấp phát bang nguồn
vốn ngân sách của nhà nước, đầu tư băng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước 1.2 Đặc điểm của sản phẩm và quá trình xây dựng cơ bản
Sản phẩm của ĐTXDCB là những công trình xây dựng như nhà máy, công trình công cộng, nhà ở, cầu cống, sân bay, cảng biển thường là gắn liền với đất đai Vì thế, nên trước khi đầu tư các công trình phải được quy hoạch cụ thể, khi thi công xây lắp thường gặp phải khó khăn trong đền bù giải toả giải phóng mặt bằng, khi đã hoàn thành công trình thì sản phâm đầu tư khó di chuyền đi nơi khác
Sản phẩm của ĐTXDCB là những TSCPĐ, có chức năng tạo ra các sản phâm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan đơn vị khác nhau cùng tạo ra
Sản phẩm DTXDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một dây chuyên sản xuất hàng loạt, mà có tính cá biệt Mỗi công trình đều có điểm riêng có nhất định Ngay trong một công trình, thiết kế, kiểu cách, kết cấu các câu phần cũng không hoàn toản giỗng nhau
Với những công trình công nghệ cao, có vòng đời thay đối công nghệ ngắn như các
công trình thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, thì việc
thay đôi công nghệ kiểu dáng, hình thức, công năng luôn luôn xảy ra
6
Trang 15Giá thành của sản pham XDCB rat phitc tap va thuong xuyên thay đổi theo từng giai
đoạn
Sản phẩm ĐTXDCB không chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà còn mang tính nghệ
thuật, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tang kién tric, mang mau sắc truyền
thống dân tộc, thói quen, tập quán sinh hoạt Sản pham DTXDCB phan ánh trình độ
kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ văn hoá nghệ thuật của từng giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nước
Quá trình thực hiện DTXDCB thiếu tính chất ôn định, luôn bị biến động thể hiện trên các mặt sau: Rất nhiều trường hợp thiết kế phải thay đổi trong quá trình thực hiện do yêu câu của chủ đầu tư; Do địa điểm xây dựng các công trình luôn luôn thay đổi đối với các nhà thầu thi công xây lắp nên phương pháp tô chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật cũng luôn thay đôi cho phù hợp với mỗi nơi Trong XDCB, sản phẩm luôn đứng im găn liền với đất Con người, máy móc luôn di chuyển làm cho máy móc chóng hỏng sản xuất dễ bị gián đoạn, làm tăng chỉ phí do phải xây dựng nhiều công trình
tạm Vật liệu xây dựng số lượng nhiều, trọng lượng lớn, nhất là phân thô nên nhu cầu
vận chuyền lớn, chỉ phí vận chuyển cao không trực tiếp tạo thêm giá trị cho sản phẩm Những đặc điểm như vậy đòi hỏi đơn vị thi công xây lắp phải có phương pháp, cách thức cung ứng vật tư thiết bị hợp lý đảm bảo tiến độ thi công Khi thi công không thể dự trữ vật liệu và bán thành phẩm có khối lượng lớn để đảm bảo sản xuất như các
ngành công nghiệp khác Nơi làm việc, lực lượng lao động, điều kiện làm việc không ôn định Do vậy nếu bồ trí thiếu hợp ly có thể dẫn đến tình trạng ngừng việc, chờ đợi, năng suất lao động thấp, tâm lý tạm bg, tùy tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ
công nhân ở công trường
Quá trình XDCB bị tác động nhiều bởi yếu tố tự nhiên Nhiều yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng mà không lường trước được như tình hình địa chất thuỷ văn, ảnh hưởng của
khí hậu thời tiết, mưa bão, động dat,
Trong ĐTXDCB, chu kỳ sản xuất thường dài và chỉ phí sản xuất thường lớn Vì vay nhà thầu dễ gặp phải rủi ro khi bỏ vốn không thích hợp Chọn trình tự bỏ vốn thích
Trang 16hợp để giảm mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở công trình xây dựng dở dang là một
thách thức lớn đối với các nhà thầu
Một dự án ĐTXDCB thường do nhiều đơn vị cùng tham gia thực hiện Đề thực hiện một dự án ĐTIXDCB thường có nhiều hạng mục, nhiều giai đoạn Trên một công trường xây dựng có thể có nhiều đơn vị tham gia, các đơn vị này cùng hoạt động trên
một không gian, thời gian, trong tô chức thi công cần có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau
1.3 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước
Trong ĐTXDCB của nhà nước, vốn là vốn của nhà nước mà không phải là của tư nhân, do vậy rất khó quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng Ở đây quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản lý vì thế trách nhiệm quản lý vốn không cao Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân Vì vậy việc quản lý hiệu quả vốn trong ĐTXDCB của nhà nước rất khó khăn, phức tạp
Về lĩnh vực đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường nhằm vào lĩnh vực ít được thương
mại hoá, không thu hồi vốn ngay, ít có tính cạnh tranh
Về mục tiêu đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường ít nhắm tới mục tiêu lợi nhuận
trực tiếp Nó phục vụ lợi ích của cả nên kinh tế, trong khi ĐTXDCB của tư nhân và
đầu tư nước ngoài thường đề cao lợi nhuận
Về môi trường đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường diễn ra trong môi trường thiếu
vắng sự cạnh tranh Và nếu có sự cạnh tranh thì cũng Ít khốc liệt hơn khu vực đầu tư
khác
Phạm vi đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước: Nhìn trong tổng thể việc đầu tư của
toàn xã hội, mỗi một nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định phải tự định đoạt cho mình phạm vi ĐTXDCB để đạt được mục tiêu mà nhà nước ay đặt ra Nhà nước
phải quyết định ĐTXDCB ở đâu công trình nào, nhăm mục đích gì, để giải quyết những vân đề gì Nhà nước cũng phải xác định rõ ràng phạm vi nào dành cho các
Trang 17nguôn đâu tư khác ngoài ĐTXDCB của nha nước, quyết định các chính sách ưu tiên ưu đãi, thuế khoá để khuyến khích, điều tiết vĩ mô ĐTXDCB
Nhìn chung nhà nước chỉ nên đầu tư vào những nơi có sự thất bại của thị trường, khi
mà khu vực vốn khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư và không được phép đầu
tư, khi nhà nước cần giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc
phòng Việc đầu tư theo vùng miền và theo các ngành kinh tế cũng phải được nhà
nước tính đến Việc định đoạt phạm vi ĐTXDCB của nhà nước khác biệt với việc xác
định phạm vi đầu tư của khu vực tư nhân ở chỗ nhà nước phải giữ vai trò điều tiết, khắc phục thất bại thị trường, giải quyết vẫn để kinh tế xã hội cùng với việc tính toán lợi ích chung Trong lúc đó khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài nhìn chung chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế
Phạm vi đầu tư trong từng lĩnh vực trong từng thời điểm lịch sử sẽ khác nhau Nó được quyết định bởi mục tiêu kinh tế xã hội của từng thời kỳ và được dẫn dắt định đoạt bởi chính trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường
1.4 Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.4.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
- Dự án đầu tư xây dựng: Là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhăm dat được su tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiễn, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
trong khoảng thời gian nhất định
Đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư là: Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể: xác
định được hình thức tô chức để thực hiện; xác định được nguồn tài chính để tiến hành
hoạt động đầu tư; xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án
- Dự án đâu tư xây dựng công trình: là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
sử dụng von để tiễn hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cả tạo công
trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đâu tư
xây dựng, dự án được thê hiện thông qua Báo các nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây 9
Trang 18dựng, Báo các nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Các đặc trưng cơ bản của dự án đâu tư xây dựng công trình:
+ Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Môi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cân được thực hiện đề đạt tới một kêt quả xác định nhăm thoả mãn một nhu câu nào đó;
+ Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tôn tại hữu hạn: Dự án cũng phải trải qua các giai
đoạn: Hình thành, phát triển, có điểm bắt đầu và kết thúc;
+ Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án;
+ Dự án bị hạn chê bởi các nguôn lực: Môi dự án đêu cân dùng một nguôn lực nhât định để thực hiện, bao gồm nhân lực vật lực và tài lực:
+ Dự án luôn có tính bất định và rủi ro: Trong khi thực hiện dự án cụ thể do sự tác động của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nên việc thực hiện đó có sự thay đối so với
kế hoạch ban đầu có thể thay đối về thời gian, giá thành, thậm chí có cả sự thay đối về
ket quả thực hiện dự án so với ban đâu;
+ Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án: Mỗi dự án đều là một nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn, không phải là nhiệm vụ công việc lặp đi lặp lại và cũng không
phải là công việc không có kết thúc;
+ Mỗi dự án đều có người uý quyên chỉ định riêng hay còn gọi là khách hàng Đó chính là người yêu cầu về kết quả dự án và cũng là người cung cấp nguyên vật liệu để
thực hiện dự án Họ có thể là một người, một tập thể, một tổ chức hay nhiều tổ chức có chung nhu cầu về kết quả một dự án
1.4.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng [1]
Phân loại dự án đầu tr XDCT theo quy mô dau tu:
10
Trang 19Tuy theo tinh chat cua du an va quy mo dau tu, du an dau tu trong nudc duoc phan
loại thành: Dự án quan trọng quôc gia; Dự án nhóm A; Dự án nhóm B; Dự án nhóm C
Tiêu chí chủ yêu đê phân nhóm dự án là tông mức đâu tư bên cạnh đó còn căn cứ vào tâm quan trọng của lĩnh vực đầu tư
Phân loại dự án đầu tư XDCT theo tính chất công trình:
Dự án đâu tư xây dựng công trình được phân thành 5 nhóm :
- Dự án đầu tư XDCT dân dụng
- Dự án đầu tư XDCT công nghiệp
- Dự án đầu tư XDCT hạ tang ky thuat
- Dự án đầu tư XDCT giao thông - Dự án đầu tư XDCT NN và PTNT
Phân loại dự án đầu te XDCT theo nguon vốn dau tu:
Vốn đầu tư XDCT có nhiều nguồn khác nhau do đó có nhiều cách phân loại chi tiết
khác nhau theo nguồn vốn đầu tư như: Phân loại theo nguồn vốn trong nước và nước ngoài; phân loại theo nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn ngoài nhà nước; phân loại theo nguồn vốn đơn nhất và nguồn vốn hỗn hợp Tuy nhiên trong thực tế quản ly, phan
loại dự án đầu tư XDCT theo cách thức quản lý von duoc str dung phé bién hon Theo cach phan loai nay, du an dau tu XDCT duoc phan thanh:
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước: Là những dự án có sử dụng từ 30% vôn Nhà nước trở lên trong tông vôn đâu tư của dự án
- Dự án đâu tư xây dựng sử dụng vôn trong nước khác: Là những dự án sử dụng vôn trong nước khác mà trong tông vôn đâu tư của dự án không sử dung von Nhà nước hoặc sử dụng vốn Nhà nước với tỷ lệ ít hơn 30%
- Du án đầu tư xây dựng sử dụng vôn đâu tư trực tiêp của nước ngoài: Là những dự án đầu tư mà nguôn vôn là của các tô chức, cá nhân nước ngoài đâu tư vào Việt Nam
II
Trang 20Phân loại dự dn dau tw XDCT theo hinh thitc dau tu:
Theo cách phân loại này, dự án đầu tư XDCT được phân thành dự án đầu tư XDCT; dự án đầu tư sửa chữa, cải tạo hoặc dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp công trình
1.4.3 Các giai đoạn thực biện dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án xây dựng bao gồm 3 giai đoạn cơ bản là: Chuẩn bị dự án; Thực hiện dự án đầu tư; Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng : [1]
CHUAN BI DU ÁN Nghiên cứu cơ hội
Trang 21
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuân tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Giai đoạn chuẩn bị dự án:
Về cơ bản các dự án thông thường bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi Nội dung cần thực hiện trong giai đoạn này là: nghiên cứu thị
trường, khả năng sự cần thiết phải đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau: CTXD sử dụng cho mục đích tôn giáo; CTXD quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định
-Giai đoạn thực hiện dự đn:
Sau khi dự án được phê duyệt, mục tiêu của dự án đã được xác định thì sẽ chuyển sang
bước thiết kế kỹ thuật (đối với các dự án phức tạp có yêu cầu thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cap I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định
Trên cơ sở thiết kế, dự toán công trình được duyệt, CĐT sẽ tô chức lựa chọn nhà thầu
thi công và triển khai thi công xây dựng công trình Sau khi công trình được hoàn
thành, tiễn hành vận hành thử, chuẩn bị nghiệm thu, bàn g1ao công trình
Như vậy giai đoạn này tập trung một số nội dung sau: Giao đất hoặc thuê đất để xây dựng: Đền bù giải phóng mặt băng: Thiết kế công trình và lập dự toán hoặc tổng dự
13
Trang 22toán; Xin cấp phép xây dựng: Tổ chức lựa chọn nhà thâu thi công xây dựng, lắp đặt
thiết bị; Tổ chức triển khai thi cong XDCT va mua sam, lap dat thiét bi
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng:
Sau khi nhà thầu thi công XDCT hoàn tất việc thi công, vận hành thử và nghiệm thu bàn giao công trình thì chuyển sang giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng
Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn này gồm: Nghiệm thu bàn giao công trình; Đưa công trình vào sử dụng; Bảo hành công trình; Quyết toán vôn đâu tư
Trong giai đoạn này nhà thầu phải có nghĩa vụ bảo hành công trình, các dự án thông thường thời gian bảo hành là 12 tháng, đối với các dự án quan trọng của Nhà nước thì thời gian bảo hành là 24 tháng, hoặc một số trường hợp đặc biệt CĐT có thể yêu cầu nhà thầu kéo dài thời gian bảo hành công trình
Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì; Quy trình bảo trì phải được CĐT tô chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng: phải phù hợp với mục
đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây
dựng và lắp đặt vào công trình; Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có
trách nhiệm bao tri công trình xây dựng máy, thiết bị công trình
Theo phân tích trên đây, các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư có mối liên hệ mật thiết
với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn nảy là tiền để của giai đoạn sau Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng
1.5 Các trường phái quản lý dự án phố biến trên thế giới
- Quản lý dự án là một lĩnh vực được các nhà khoa học và các nhà thực hành chuyên môn trên thê giới rât quan tâm, vì dự án tôn tại trong hâu hệt các khía cạnh của đời sông xã hội Vài chục năm trở lại đây, xuât hiện rât nhiều trường phái quản lý dự án
14
Trang 23khác nhau, cả ở các nước Phuong Tay như Anh, Mỹ, cả từ Nhật Bản, sử dụng các cách
tiếp cận khác nhau nhưng với cùng mục đích là đảm bảo cho việc thực hiện các dự án
được thành công Trong số các trường phái này, có một số trường phái mà các nguyên lý và phương pháp của chúng được thừa nhận và áp dụng rộng rãi, nhưng còn chưa
được áp dụng rộng rãi hoặc chưa được biết đến rộng rãi ở Việt Nam Đó là các trường phái quản lý dự án dựa trên chuẩn mực quản lý dự án của Viện Quản lý dự án PMI
(Mỹ); dựa trên chuẩn mực quản lý dự án PRINCE2 (Vương quốc Anh); dựa trên các lĩnh vực kiến thức về quản lý dự án của Hiệp hội Quản lý dự án APM (Vương quốc Anh và Châu Âu); và theo các nội dung quản lý dự án của Hiệp hội quản lý dự án quốc tế IPMA
1.5.1 Quản lý dự án dựa trên chuẩn mực quản lý dự án của Viện Quản lý dự án PMI(Mp)
- Vién Quan ly du an (Project Management Institute - PMI) dong tru so tai MY la mot
hiệp hội phi lợi nhuận có hơn 600,000 thành viên ở trên 185 nuoc trén thế giới Hệ
thống quản lý dự án do tổ chức vực kiến thức, dé 1a: (1) Quan ly tong thé/tich hop dự án; (2) Quản lý phạm vi dự án; (3) Quan ly thời gian dự án; (4) Quản lý chi phí dự án; (5) Quản lý chất lượng dự án; (6) Quản lý nguồn nhân lực dự án; (7) Quản lý giao tiếp/thông tin dự án; (8) Quản lý rủi ro dự án; (9) Quản lý mua sam dự án và (10) Quản lý các bên hữu quan dự án (PMI 2012) Các lĩnh vực kiến thức này được PMI giới thiệu qua một tải liệu nỗi tiếng: cuốn “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” (Project Management Body of Knowledge - viết tắt là PMBOK) được sửa
chữa cập nhật liên tục, hiện đã phát hành phiên bản thứ Š cuối năm 2012
- Các lĩnh vực kiến thức này được áp dụng vào việc quản lý dự án nhờ việc thực hiện 42 quá trình quản lý dự án có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi quá trình đều được
tài liệu PMBOK mô tả rõ dựa trên các đầu vào cần thiết, các đầu ra là sản phẩm của
quá trình và các công cụ, kỹ thuật cần sử dụng trong từng quá trình Các quá trình nói
trên được thực hiện trong một khuôn khổ gồm 5 nhóm quá trình có tương tác lẫn nhau,
được phân chia theo vòng đời một dự án, đó là: (1) Nhóm quá trình thiết lập/khởi động: (2) Nhóm quá trình hoạch định; (3) Nhóm quá trình thực hiện; (4) Nhóm quá
15
Trang 24trình theo dõi và kiểm soát dự án; và (5) Nhóm quá trình kết thúc dự án (xem Hình 1.1)
- Ngoai cac linh vuc kiến thức chung cho tất cả các dự án, PMI còn đề xuất thêm các
lĩnh vực bố sung cho từng loại dự án trong các phiên bản mở rộng cho từng lĩnh vực
Ví dụ, các dự án xây dựng, theo họ, cần bổ sung thêm các lĩnh vực kiến thức về (1)
Quan ly an toan; (2) Quan lý môi trường: (3) Quản lý tài chính và (4) Quản lý khiếu
nại VỚI tong cong 13 qua trinh can thuc hién Ngoài ra, phiên bản mở rộng cho các dự
án xây dựng còn giới thiệu bố sung 4 quá trình cho các lĩnh vực Quản lý thời gian và Quản lý nguồn nhân lực
Hinh 1.2 Cac nhom qHú trình quản lý dự dn theo thời gian
- Có thể nói, 14 lĩnh vực kiến thức quản lý dự án do PMI đề xuất đã bao trùm được các
nội dung cơ bản, đảm bảo việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thành công Tuy nhiên, việc ứng dụng chuẩn mực này vào quản lý các dự án xây dựng Việt Nam vẫn còn chưa
pho biến, một phần do nó còn chưa được nhiều người biết đến, mặt khác, việc áp dụng
đòi hỏi người dùng phải thấu hiểu các nội dung của các quá trình, và cũng do chưa có những nghiên cứu vận dụng cụ thể để áp dụng các lĩnh vực kiến thức và quá trình này
vào điều kiện cụ thể của các dự án đầu tư xây dựng Việt Nam 16
Trang 251.5.2 Quản lý dự án dựa trên chuẩn mực quản lý dự án PRINCE2 (Vương quốc Anh)
- PRINCE2 được viết tắt từ PRojects IN Controlled Environments (Dự án trong môi trường được kiểm soát), phiên bản thứ 2, là một chuẩn mực quản lý dự án của Vương quốc Anh Đây là một phương pháp quản lý dự án dựa trên kinh nghiệm rút ra từ hàng
ngàn dự án, với sự đóng góp của vô số các nhà tài trợ dự án, các nhà quản lý dự án, các nhân viên dự án và các học giả, nhà nghiên cứu và tư vấn Chuẩn mực này được
bắt buộc áp dụng trong các dự án do Chính phủ Vương quốc Anh tiễn hành và được khu vực tư nhân áp dụng rộng rãi cả trên nước Anh và thê giới
- Phiên bản thứ nhất, PRINCE, được phát triển cho các dự án công nghệ thông tin từ năm 1989, nhưng phiên bản thứ hai PRINCE2, hoàn thành lần đầu năm 1996
(JISCinfoNet Service 2012), đã được thiết kế mở rộng để có thể áp dụng cho các loại
dự án khác PRINCE2 được phát triển dựa trên các nguyên lý trình bày trong tài liệu PMBOK của PMI băng cách trích xuất và tập trung vào các thành phần được xác định là thiết yếu cho việc hoàn thành một dự án thành công PRINCE2 xây dựng một quá trình để kết nối các thành phần này với nhau để giảm thiểu rủi ro tổng quát của dự án và cung cấp các kỹ thuật để thực hiện việc này PRINCE2 chỉ tập trung vào các vẫn dé “sang”, vi thé các nhà quản lý dự án vẫn cần phải nghiên cứu các nội dung của PMBOK và các nguồn tải liệu khác để hoàn thành các hoạt động quản lý dự án Nhưng
so với PMBOK, PRINCE2 tô chức lại việc tích hợp các lĩnh vực kiến thức quản lý dự
án thành một thể thống nhất theo một cách hiệu quả hơn
- Phương pháp quản lý dự án PRINCE2 bao gồm 4 thành phần được tích hợp thành một thể thống nhất bao gồm: các nguyên tắc (prineiples), các chủ đề (themes), các quá trình (processes) và việc vận dụng (tailoring) Phương pháp nảy thể hiện cấu trúc quản lý dự án bằng việc xác định cái gì cần phải làm (các nội dung), khi nào thực hiện các
nội dung đó trong vòng đời dự án (các quá trình), việc thực hiện dựa trên các nguyên
tặc nào và đặc điểm của mỗi dự án có thể đòi hỏi sự điều chỉnh phương pháp cho phù hợp (vận dụng)
17
Trang 26- Một dự án áp dụng phương pháp PRINCE2 cần tuân thủ tất cả 7 nguyên tắc sau, nếu không nó sẽ không được đánh giá là áp dụng phương pháp này (Graham 2011):
+ Đánh giá việc kinh doanh/dự án liên tục
+ Học từ kinh nghiệm
+ Xác định rõ vai trò và vi tri
+ Quản lý theo giai đoạn
+ Quản lý theo các trường hợp ngoại lệ
+ Tập trung vào sản phẩm
+ Điều chỉnh cho phù hợp với môi trường
- Các chủ để của phương pháp PRINCE2 tập trung vào các nội dung: Tình huống kinh doanh (Business Case), Tổ chức (Organisation), Chat luong (Quality), Kế hoạch (Plans), Rui ro (Risks), Thay d6i (Change), Tién trinh (Progress) Cac nguyén tac va chủ đề trên được thực hiện trong dự án qua 7 quá trình sau: (1) Bắt đầu dự án; (2) Thiết lập dự án; (3) Chỉ đạo dự án; (4) Kiểm soát một giai đoạn; (5) Quản lý ranh giới giữa các giai đoạn; (6) Quản lý việc thực hiện sản phẩm; và (7) Kết thúc dự án
1.5.3 Quản lý dự án dựa trên các lĩnh vực kiến thức về quản lý dự án của Hiệp hội Quan lý dự án APM (Vương quốc Anh va Chau Au)
- Hiệp hội quản lý dự án APM (Association for Project Management) la mot tô chức
phi lợi nhuận có khoảng 19,500 thành viên cá nhân và 500 thành viên doanh nghiệp ở các nước Châu Âu Hiệp hội này là một thành viên của Hiệp hội quản lý dự án quốc tế IPMA APM xuat bản và tái bản có cập nhật tài liệu “Cẩm nang kiến thức APM về quản lý dự án” Tài liệu này chỉ ra 52 lĩnh vực kiến thức quản lý dự án, trình bày thành các chủ đề khác nhau trong 7 phân:
(1) Quản lý dự án theo ngữ cảnh: Quản lý dự án; Quản lý chương trình; Quản lý danh mục đầu tư; Ngữ cảnh dự án; Tài trợ dự án và Văn phòng Dự án
18
Trang 27(2) Hoạch định chiến lược: Quản lý sự thành công và lợi ích của dự án; Quản lý các
bên hữu quan; Quản lý giá trị; Kế hoạch quản lý dự án; Quản lý Rủi ro dự án; Quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường
(3) Thực hiện chiến lược: Quản lý phạm vị; Lập tiễn độ: Quản lý nguồn lực; Lập ngân sách và Quản lý chị phí; Quản lý thay đối; Quản lý giá trị thu được; Quản lý thông tin và báo cáo; Quản lý các vân đề nảy sinh
(4) Các kỹ thuật: Quản lý yêu cầu; Phát triển; Dự toán; Quản lý kỹ thuật; Quản lý giá trị; Lập và thử nghiệm mô hình; Quản lý cầu hình
(5) Kính doanh và thương mại: Tình huống kinh doanh; Marketing và bán hàng; Tài
chính và huy động vốn cho dự án; Mua sắm; Hiểu biết pháp luật
(6) Tô chức và quản lý: Vòng đời dự án; Y tuong du an; Xac dinh du an; Thuc hién; Ban giao va kết thúc dự án; Soát xét dự án; Cơ cấu tô chức; Vai trò tô chức; Phương
pháp và thủ tục; Quản lý hoạt động quản lý dự án
(7) Con người và nghề nghiệp: Giao tiếp; Làm việc nhóm; Lãnh đạo; Quản lý xung
dot; Dam phan; Quan ly nguon nhan luc; Dac diém hanh vi; Hoc va phat trién; Nghề nghiệp và đạo đức
- APM nhan mạnh rằng các lĩnh vực kiến thức này không phải là các nội dung được thực hiện riêng biệt trong quản lý dự án Rất nhiều lĩnh vực kiến thức có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, cũng như một số lĩnh vực kiến thức có thể đặt vào nhiều phân khác
nhau ở trên
- Có thể nói rằng hệ thống quản lý dự án theo chuẩn mực của APM dựa trên 52 quá trình trên cũng có những điểm giống với phương pháp quản lý dự án PRINCE2, ví dụ như cả hai đều mô tả các cách tiếp cận tông quát tới việc quản lý dự án, có thể áp dụng cho tất mọi loại dự án ở các vùng lãnh thô khác nhau, và đều tập trung vào các chủ đề Tình huống kinh doanh, Vai trò tổ chức, Quản lý chất lượng, Quản lý rủi ro, Kiểm soát thay đôi, Quản lý các vẫn đề nảy sinh và các khía cạnh của việc Hoạch định và Kiểm
soát tiễn trình Mặc dù vậy, giữa chúng có những sự khác biệt cơ bản như hệ thống của 19
Trang 28APM là câm nang các kiến thức cần thiết về quản lý dự án, trong khi PRINCE2 là một phương pháp quản lý dự án có cấu trúc Hơn nữa, tài liệu của APM tiếp cận việc quản lý dự án nhờ các nguyên lý, trong khi PRINCE2 tiếp cận việc quản lý dự án bằng các quá trình
1.5.4, Quản lý dự dn theo các nội dung quản lý dự ín của Hiệp hoi quan ly dw an quốc tê (LTPMA)
- IPMA, viết tat cua International Project Management Association — Hiép héi Quản lý
du an quéc tế, là một tô chức phi lợi nhuận, có khoảng hơn 120.000 thành viên thuộc 5Š hội nhỏ ở các nước trên các châu lục
Năng lực theo ngữ cảnh
Hình 1.3 Ba phạm vì năng lực quản lj dw an cua nha quan ly dw an
- Tổ chức IPMA quan niệm rằng, để quản lý dự án, nhà quản lý dự án cần phải có năng lực để thực hiện một số nội dung quản lý nhất định Các năng lực này được gộp thành 3 nhóm (phạm vi): về kỹ thuật, về hành xử (hành vi) và về ngữ cảnh (xem Hình 1.2) Tương ứng với các phạm vi này, IPMA đề xuất 46 năng lực cần thiết cho những người lập kế hoạch và kiếm soát dự án Chúng bao gồm:
+ Nhóm các năng lực về kỹ thuật, gồm có 20 nội dung: Quản lý dự án thành công, Các bên hữu quan, Yêu câu và mục tiêu của dự án, Rủi ro và cơ hội, Chât lượng, Tô chức
20
Trang 29dự án, Làm việc nhóm, Giai quyét van dé, Co cau du an, Pham vi va san pham, Thoi gian và giai đoạn của dự án, Nguôn lực, Chi phí và tài chính, Mua săm và hop dong, Thay đôi, Kiêm soát và báo cáo, Thông tin và văn bản, Giao tiệp, Khởi động, và Kêt
thúc
+ Nhóm các năng lực về hành vi, gồm có I5 nội dung: Lãnh đạo, Cam kết và thúc đây, Tự kiểm soát, Quyết đoán, Giảm nhẹ căng thăng, Cởi mở, Sáng tạo, Định hướng kết quả, Thực hiện công việc hiệu quả, Trao đôi ý kiến, Đàm phán, Xung đột và khủng hoảng, Đáng tin cậy, Nhận thức giá trị, và Có đạo đức nghề nghiệp
+ Nhóm các năng lực về ngữ cảnh bao gồm II nội dung: Định hướng dự án, Định hướng chương trình, Định hướng danh mục đầu tư, Thực hiện dự án, chương trình và danh mục đầu tư, Tổ chức thường trực, Hoạt động kinh doanh, Hệ thống, sản phẩm và công nghệ, Quản lý nhân sự, Vệ sinh, sức khỏe, an ninh, an toàn và môi trường, Tài
chính, và Luật pháp
- Tài liệu “Hệ cơ bản các năng lực theo [PMA” trình bày rõ khái niệm của từng năng
lực, gợi ý các quá trình cần thực hiện trong dự án để vận dụng năng lực vào việc quản
lý dự án, cấp độ năng lực cân thiết cho mỗi cấp bậc quản lý dự án theo hệ thống phân chia của [PMA và môi quan hệ giữa các năng lực với nhau
21
Trang 30Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu chương này, học viên đã hệ thông hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tư
XDCTT Học viên đã nêu ra sơ bộ lý luận về QLDA làm cơ sở cho việc nghiên cứu, làm
rõ các vân đề ở các chương tiêp theo
Cụ thê, học viên đã làm rõ khái niệm, đặc điêm, phân loại và các giai đoạn của dự án đầu tư XDCT, nêu ra các đặc điểm hoạt động của ĐTXD ở Việt Nam
Học viên đã nghiên cứu một số trường phái QLDA phố biến trên thế giới
22
Trang 31CHƯƠNG 2: CO SO KHOA HQC VA CO SO PHAP LY VE QUAN LY
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CONG TRINH
2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận
dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang rất hạn hẹp của nhà nước Việt
Nam
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thể về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nó phản ánh cơ chế quản lý kinh tế của thời kỳ đó Dưới đây là một số văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng qua một số thời kỳ (trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây) Sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những
khiếm khuyết, những bất cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện dần dần
môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển
* Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, có hiệu lực thì hành từ ngày 01/01/2015 (thay thé Ludt Xay dung s6 16/2003/OH11) [1]
- Luật xây dựng ra đời thể hiện quyết tâm đổi mới của Dang va nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực Luật xây dựng đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng Luật xây dựng
mới ra đời khắc phục được những tồn tại của Luật Xây dựng 2003 như: Không phân
định rõ phương thức quản lý đối với các nguồn vốn khác nhau; Việc giao Chủ đầu tư
đối với dự án sử dụng vốn NSNN chưa đảm bảo chất lượng: Chưa coi trọng vai trò
QUNN đối với thâm định thiết kế, dự toán; Ban QLDA sử dụng vốn nhà nước không
có kinh nghiệm và cạnh tranh về năng lực HĐXD chưa bình đăng, minh bạch
23
Trang 32- Luật mang tinh 6n định cao, qua đó các chủ thể tham gia phát huy tối đa quyền hạn trách nhiệm của mình Tuy nhiên nó lại mang tính chất bao quát, vĩ mô, do vậy cần
phải có các văn bản dưới Luật hướng dân thực hiện
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (hiệu lực từ ngày 05/8/2015 thay thể Nghị định 12/2009/NĐ-CP,
83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) [2]
- Là văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ
chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây
dựng và giám sát xây dựng công trình Nội dung của Nghị định là khá rõ ràng và chi
tiết về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng, trình tự và các thủ tục cần thiết để thực hiện các công việc trong
quá trình tổ chức thực hiện và quản lý dự án đầu tư
- Nghị định này quy định chỉ tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014
về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập thâm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng: hình thức và
nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà
tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về
quan ly su dung von ODA va von vay uu dai cua các nhà tài trợ nước ngoài
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01/7/2015 thay thế Nghị định số 114/2010NĐ-CP ngày 06/12/2010 va Nghị định số 15⁄2013NĐ-CP ngày 06/02/2013) [3]
- Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng: về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cô công trình xây dựng; Áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà
24
Trang 33thầu nước ngoài, các cơ quan QLNN về xây dựng và các tô chức, cá nhân khác có liên qua đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Với sự ra đời của nghị định số 46/2015/NĐ-CP các chủ thể tham gia vào hoạt động
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng phát huy được tính chủ động trong
công việc của mình đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng và giảm thiểu
các thủ tục không cân thiết
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết về hợp đồng xây dựng (hiệu lực thi hành kế từ ngày 15/6/2015 thay thế Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010; Nghi định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013) [4]
Nghị định này áp dụng đối với các tô chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp
đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu
thực hiện các gói thâu của dự án) sau:
- Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự án đầu
tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước; Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định
tại Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ
30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tông mức đầu tư của dự án;
- Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điêu ước quôc tê đó
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chỉ phí đâu tue xdy dựng (có hiệu lực thì hành kế từ ngày 10/5/2015 va thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chỉ phí dau tư xây
dựng công trình) |5]
25
Trang 34- Nghị định này quy định về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây
dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng,
chỉ số giá xây dựng, chỉ phí quản lý dự án và tư vẫn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng: thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quôc tê đó
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chỉ phí đâu tư xây dựng (có hiệu lực kề từ ngày 01/5/2016 va thay thé cdc Thông tr số 04/2010/TT-BXD ngày 26/35/2010 và Thông tr số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2017) [6]
- Thông tư này hướng dẫn chỉ tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tông mức đầu tư xây dựng tông mức đầu tư xây dung,
dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công
trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công * Luật Dấu thâu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 [7]
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 Thay thé Luật Đầu thấu số 61/2005/QH11 Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 3ð/2009/0H!7
Luật này quy định quản lý nhà nước vê đâu thâu; trách nhiệm của các bên có liên
quan và các hoạt động đâu thâu, bao gôm:
- Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư van, dich vu phi tư van, hang hoa, xay lap đối với: Dự án đâu tư phát triên sử dụng vôn nhà nước của cơ quan nhà nước, tô chức
26
Trang 35chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã
hội - nghẻ nghiệp tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghẻ nghiệp, t6 chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Mua săm sử
dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công: Mua hàng dự trữ quốc gia
sử dụng vốn nhà nước; Mua thuốc, vật tư y té str dung von nhà nước; nguồn quỹ bảo
hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tê công lập;
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư van, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30%
nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự
an dau tu co su dung dat
- Lua chon nha thau trong linh vuc dầu khí, trừ việc lựa chon nhà thầu cung cấp dịch vụ đầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi
hành một số điễu của Luật Đấu thâu về lựa chọn nhà thấu (có hiệu lực thi hành từ
ngày 15/8/2014 Thay thể Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, Nghị định số 68⁄2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 và Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thu tướng Chỉnh phu về việc áp dụng hình thức chỉ định thâu đổi với các gói thâu
27
Trang 36thuộc trưởng hợp đặc biét do Thu tuéng Chinh phu xem xét, quyết định hết hiệu lực thi hành) [8]
- Nghị định này quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thâu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 va
Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu Việc lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí quy
định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Đầu thầu áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển quy
định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 1 của Luật Đầu thầu trừ việc lựa chọn nhà
thầu liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của
Luật Đầu thầu và Nghị định này
- Thông tr số 03/⁄2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đấu tư quy định chỉ tiết lập hô sơ mời thâu xây lắp (có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01/7/2015 Thông tr này thay thế Thông tư số 01/⁄2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư quy định chỉ tiết lập hô sơ mời thâu xây lắp, Thông tr số 02/2010/TT-
BKH ngay 19/01/2010 cua Bo Ké hoach va Dau tu quy dinh chi tiết lập hô sơ mời thầu
gói thâu xây lắp quy mô nhỏ) [9]
Thông tư này quy định chỉ tiết về lập hỗ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 như sau:Mẫu hồ sơ mời thâu xây lắp số 01 (Mẫu số 01) áp dụng cho gói thầu dau thau rong rai, dau
thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ
sơ; Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng
rãi, đầu thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai
túi hô sơ
28
Trang 37* Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 [10]
- Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 và thay thế Luật Đất
đai năm 2003
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi
hành một sô điêu của Luật Đât đai
Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng đến nay tương đối hoàn chỉnh Việc ban hành và thay thế một cách thường xuyên các
Luật, Nghị định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và việc hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị định trong lĩnh vực này thể hiện sự chuyển biến trong quá trình hoàn thiện
hệ thông văn bản pháp luật của nước ta, tuy nhiên điều đó lại gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện của các bên tham gia vào quá trình quản lý dự án
2.2 Lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam 2.2.1 Khái niệm, tác dụng và ý nghĩa của quản lý dự án
- Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguôn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong
phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm dịch vụ băng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
- Mục tiêu cơ bản của QLDA thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chỉ phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không bị thay đổi
- Ba yếu tố: thời gian, chỉ phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Hình 1.1) Tuy mối quan hệ
giữa 3 mục tiêu có thé khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kì của một dự án,
nhưng nói chung để đạt kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án
29
Trang 38Các nguôn lực
Chât lượng
Hình 2.1 Biểu trợng của hệ thông phương pháp luận quản lý
Đặc trưng của QLDA: Là một tô chức tạm thời, hoạt động trong môi trường có sự
“va chạm”, tương tác phức tạp, thường xuyên đối mặt với sự thay đổi Vì vậy có thể nói QLDA là quản lý sự thay đồi
* Tác dụng, hạn chế và ý nghĩa của QLDA
- Tác dụng của QLDA
+ Liên kết các hoạt động, công việc của dự án
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, găn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng chủ đâu tư và các nhà cung câp đâu vào cho dự án
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án
+ Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng
30
Trang 39+ Tao ra san pham, dịch vụ có chât lượng cao hơn
- Hạn chế của QLDA
+ Các dự án cùng chia nhau một nguồn lực của tổ chức
+ Quyên lực và trách nhiệm của quản lý dự án trong một số trường hợp không được thực hiện đây đủ
+ Phải giải quyết vẫn đề hậu của DA như: bố trí lại lao động, giải phóng nguồn lực -Y nghĩa của QLDA
+ Thông qua QLDA có thể tránh được những sai sót trong công trình lớn, phức tạp,
đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi
+ Ap dụng phương pháp QLDA sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án: Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có nhiều mục tiêu đối với một dự án công trình,
những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án Trong đó, một số mục tiêu
có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng Trong quá
trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định lượng mà
coi nhẹ mục tiêu định tính Chỉ khi áp dụng phương pháp QLDA trong quá trình thực hiện dự án mới có thể điều tiết, phối hợp, không chế giám sát hệ thông mục tiêu tổng thê một cách có hiệu quả
+ QLDA thúc đây sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành: Mỗi dự án khác nhau lại đòi hỏi phải có các nhân tài chuyên ngành khác nhau Tính chuyên ngành dự án đòi hỏi tính chuyên ngành của nhân tài Vì vậy QLDA thúc đây việc sử dụng và phát triển nhân tài, giúp nhân tài có cơ hội khăng định mình
2.2.2 Nội dung quản lý dự an
Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là lập kế hoạch, phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chỉ phí thực hiện và giám sát các công
việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định (Hình 2.2)
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính
nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành 3l
Trang 40dong thong nhat, theo trinh tu logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống
hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống
- Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn nảy chỉ tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù
hợp
- Giảm sói: là quá trình theo dõi kiểm tra tiễn trình dự án, phân tích tình hình thực
hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của
dự án
Lập kế hoạch - Thiết lập mục tiêu - Điều tra nguồn lực - Xây dựng kê hoạch
* Các tiêu chuẩn đánh giá việc QLDA
32