1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phẩn lắp máy và thí nghiệm cơ điện

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Lắp Máy Và Thí Nghiệm Cơ Điện
Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương
Người hướng dẫn Thầy Giáo Trần Văn Thuận
Trường học Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 185,9 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN (3)
    • 1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (3)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (6)
      • 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.10 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (10)
      • 1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty (17)
        • 1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán (18)
        • 1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán (19)
        • 1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán (19)
        • 1.1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính (20)
    • 1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (21)
      • 1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty (22)
      • 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty (25)
        • 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (29)
        • 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (37)
        • 1.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (58)
        • 1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (65)
        • 1.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang (69)
        • 1.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp (74)
    • PHẦN 2: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÁP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN (83)
      • 2.1 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (83)
      • 2.2. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (84)
        • 2.2.1 Những ưu điểm (84)
        • 2.2.2. Những tồn tại (86)
  • KẾT LUẬN (95)

Nội dung

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN

Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

và Thí nghiệm cơ điện ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, để tạo dựng được vị trí như ngày hôm nay, Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đã từng bước vượt qua những khó khăn , thử thách to lớn để thích nghi được với môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường Quãng thời gian 27 năm có thể chưa phải là quá dài đối với tuổi đời của nhiều doanh nghiệp nhưng cũng đã đủ để tạo nên một Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện rất riêng, rất mới và nhiều tiềm năng phát triển.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (tên giao dịch: ERECTION AND ELECTRO-MECHANICAL TESTING JOINT STOCK COMPANY) là DNNN cổ phần theo hình thức: giữ nguyên vốn nhà nước hiện hành có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu mới thu hút thêm vốn. Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo luật DN và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, có trụ sở chính đặt tại:124 Minh Khai, phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Ngành chủ quản là Bộ Xây dựng.

Chặng đường hình thành và phát triển của Công ty được đành dấu bởi bốn mốc thời gian quan trọng:

Năm 1980, để phục vụ cho việc nghiên cứu, lập đơn giá kỹ thuật, XD các quy trình quy phạm kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Công ty Lắp máy (nay là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) và hoạt động của Bộ Xây dựng, Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật Lắp máy đã được thành lập theo Quyết định số 133/BXD/TCLĐ ngày 19/01/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Đến năm 1993, do xoá bỏ chuyên môn hoá theo ngành nghề khi chuyển sang cơ chế mới nên để phù hợp với yêu cầu của tình hình mới Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật Lắp máy được đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo Quyết định số 014A/BXD/TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp lắp máy và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Đến năm 1996, theo chủ trương sắp xếp lại các DNNN và để phù hợp với yêu cầu của tình hình mới (tăng quy mô hoạt động và đáp ứng yêu cầu phát triển), Xí nghịêp Lắp máy và Thí nghiệm cơ điệnđược đổi tên thành Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo quyết định số 05/BXD/TCLĐ ngày 01/01/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của NN. Đến năm 2004, căn cứ theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần, Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo quyết định số 54/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 08/01/2004 Công ty có trụ sở chính tại 124 Minh Khai thành phố Hà Nội, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập , có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo Luật DN và điều lệ của Công ty cổ phần đã được ĐHĐCĐ thông qua Công ty có vốn điều lệ là 5.600.000.000 đồng, cổ phần phát hành lần đầu là 56.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng, trị giá 5.600.000.000 đồng.Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện kinh doanh trong lĩnh vực:

- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình;

- Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại, phụ kiện phi tiêu chuẩn cho xây dựng, sản xuất vật liệu XD: gạch lát, tấm lợp, đá ốp lát, đất đèn, ôxy, que hàn, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu XD;

- Tư vấn thiết kế điện dân dụng và công nghiệp, thiết kế các dây chuyền sản xuất: Vật liệu XD, giấy và chế biến lương thực thực phẩm;

- Lắp đặt các thiết bị công nghệ tự động, công nghệ môi trường, xử lý nước sinh hoạt, hệ thống điều khiển, các thiết bị đo lường và phòng chống sét cho hệ thống điện;

- Lắp đặt điện, nước, thiết bị thông gió, điều hoà không khí;

- Cung cấp, lắp đặt và bảo trì các loại thang máy và hệ thống phòng chống cháy;

- Thí nghiệm kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống thiết bị điện đo lường và điều khiển tự động, hệ thống truyền tải điện tới 500KV;

- Thí nghiệm, kiểm tra cơ, nhiệt, chạy thử các dây chuyền công nghệ cho các nhà máy công nghiệp;

- Kiểm tra không phá huỷ (NDT) bằng các phương pháp chụp phóng xạ, siêu âm, từ tính, thử màu và kiểm tra chân không;

- Kiểm tra, xử lý gia nhiệt các mối hàn kim loại;

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Nhìn lại chặng đường mà công ty đã trải qua, để có được vị trí như hiện nay, đó là kết quả của sự nỗ lực của bao thế hệ cán bộ, công nhân viên trong Công ty Muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của nhà nước mà phải dựa vào sức mình là chính Đó là điều mà Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm luôn hướng tới, thực hiện.

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Do công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam cho nên bộ máy tổ chức quản lý của Công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên (TổngCông ty Lắp máy Việt Nam) và Bộ chủ quản (Bộ Xây dựng) Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị. ĐHĐCĐ Chủ tịch HĐQT

Phó giám đốc thi công

Phó giám đốc Kinh tế - Kỹ thuật

(Trưởng phòng Kế toán - Tài chính)

Phòng thiết bị - Vật tưPhòng tổ chức -hành chínhPhòng Kế toán - Tài chínhCác ban kỹ thuật chuyên ngànhPhòng Kinh tế - Kỹ thuậtXưởng thực nghiệm Đội thi công của hoạt động xây lắp Đội thi công của hoạt động TNCĐ

Các đội thi công lắp đặt điện chuyên ngànhCác đội thi công lắp đặt cơ điện lạnh, cấp nước, thông gió, PCCCCác đội thi công NDTCác đội thi công thí nghiệm điện, đo lường từ động hoá

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần

Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện.

Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định cụ thể trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty như sau:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của Công ty.

- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra và bãi miễn theo thể thức với đa số phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng trực tiếp bỏ phiếu kín BKS là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

- Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, kinh doanh; là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc Công ty: là người giúp GĐ Công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ trước pháp luật về nhiệm vụ được GĐ Công ty phân công hoặc uỷ quyền Hiện nay, ở Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện có hai Phó GĐ là Phó GĐ thi công và Phó

GĐ kinh tế kỹ thuật.

+ Phó GĐ thi công: là người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước

GĐ Công ty về các lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch nhằm hoàn thành CT được giao, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thi công, điều động MMTB thi công cho các CT, chỉ đạo sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan để đảm bảo cung cấp vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công. + Phó GĐ kinh tế kỹ thuật: là người được uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước GĐ Công ty về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công các CT, phụ trách lĩnh vực hoạt động tài chính của Công ty, theo dõi quan hệ thanh toán với chủ đầu tư.

- Kế toán trưởng: giúp GĐ Công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và có các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật như: đề xuất , tổ chức, hướng dẫn thực hiện những quy định mới về công tác kế toán trong Công ty phục vụ cho nhu cầu quản lý, nghiên cứu tham mưu cho GĐ hoạch định chiến lược kinh doanh, dự báo thông tin kinh tế xã hội nhặm định hướng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã định.

- Các phòng ban nghiệp vụ: đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước ban GĐ về việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao. + Phòng Kinh tế - Kỹ thật: có nhiệm vụ kiểm tra và thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất, XD các định mức kinh tế kỹ thuật, lập đơn giá dự toán các CT tham gia đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác, theo dõi, kiểm tra việc thi công CT về mặt chất lượng kỹ thuật, tiến độ, nghiên cứu cải tiến MMTB, đề xuất các biện pháp thi công, thẩm định và đưa ra các định mức làm căn cứ phân chia cấp bậc công việc phục vụ cho việc giao khoán nội bộ và tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. + Phòng Kế toán - Tài chính: do Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo theo sự phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong Công ty, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực.

+ Phòng Thiết bị - Vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, mua sắm và sửa chữa thiết bị, quản lý tình hình sử dụng MMTB, điều động thiết bị phục vụ thi công.

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện

Do hoạt động trong lĩnh vực XDCB, nên chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của hoạt động TNCĐ là: kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (sử dụng sóng siêu âm, chụp X-quang) và thí nghiệm hiệu chỉnh tất cả các thiết bị điện, thiết bị tự động được lắp đặt trong các CT công nghiệp và dân dụng nhằm đảm bảo các thông số kỹ thuật cho quá trình sử dụng, sản xuất và vận hành, cho nên, chi phí sản xuất phát sinh ở Công ty không lớn như nhiều doanh nghiệp XDCB khác nhưng luôn có sự biến động trong cơ cấu chi phí tuỳ theo khối lượng công việc thi công và loại sản phẩm xây lắp Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý cũng như trong hạch toán chi phí, công ty phân loại chi phí theo khoản mục chi phí Theo đó, giá thành của CT, hạng mục CT bao gồm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm chi phí của vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật kết cấu, giá trị kèm theo vật kiến trúc, xuất dùng trực tiếp cho thi công NVL được xuất kho theo dự toán lập cho từng Ct, hạng mục CT, do đó được tính trực tiếp vào chi phí của CT, hạng mục CT sử dụng.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia thi công CT (kể cả lao động thuê ngoài), tiền lương của nhân viên quản lý đội (đội trưởng), tiền lương của nhân viên sử dụng MTC và không bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).

- Chi phí sử dụng MTC: là chi phí cho các MTC nhằm thực hiện khối lượng CT Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chi phí sử dụng MTC không bao gồm chi phí lương công nhân lái MTC Chi phí sử dụng MTC chủ yếu tại Công ty là chi phí khấu hao MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác có liên quan đến việc sử dụng MTC.

- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất của đội thi công gồm: các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội, nhân viên lái MTC, công nhân trực tiếp tham gia thi công CT và các chi phí phục vụ quản lý phục vụ phát sinh của đội thi công như: chi phí nhân viên phục vụ đội thi công, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý đội, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, chi phí điện nước), chi phí khấu hao và chi phí bằng tiền khác. Để có thể hiểu rõ hơn về công tác hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong Công ty, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.

1.2.1 Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

Cũng như các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB khác, đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các CT, hạng mục Ct Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công cho đến khi CT hoàn thành, bàn giao sẽ được kế toán phần hành theo dõi trên sổ chi tiết mở cho từng CT Tương ứng với mỗi CT, hạng mục CT các chi phí phát sinh sẽ được kế toán hạch toán vào các TK 621,622,623 mở cho từng CT, hạng mục CT và TK 627.Hàng tháng, khi chứng từ được chuyển về, kế toán kiểm tra và ghi sổ

(nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết) ngay sau khi được GĐ và Kế toán trưởng phê duyệt Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ và lập các bảng phân bổ (bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương) Đồng thời, kết chuyển các chi phí phát sinh trong quý sang TK 154 (mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT) để xác định giá trị CT hoàn thành trong kỳ và giá trị CT dở dang cuối kỳ (nếu có) Nếu đến cuối kỳ, CT vẫn chưa hoàn thành thì giá trị CT dở dang đã xác định sẽ được chuyển sang kỳ sau và được theo dõi cho đến khi CT hoàn thành. Để thấy rõ quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, trong phạm vi bài viết của mình, em xin được lấy số liệu của CT Nhà điểu khiển trung tâm Uông

Bí để xem xét quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Nội dung thi công CT: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy, hệ thống cứu hoả và hệ thống cấp thoát nước CT được khởi công từ năm 2004 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2006 Khối lượng xây lắp được đánh giá theo từng giai đoạn bàn giao quy ước, có ghi nhận doanh thu CT áp dụng khoán đối với chi phí nhân công và một phần chi phí sản xuất chung (không bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ) Số liệu trong bài viết được lấy thống nhất theo quý IV/2005 Trước hết, Công ty sẽ ký Hợp đồng giao khoán với đội thi công.

Biểu 1.2: Hợp đồng giao khoán

TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

CÔNG TY CP LẮP MÁY & THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 16 tháng 08 năm 2004

(v/v Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống báo cháy và hệ thống cấp thoát nước)

- Căn cứ quy chế giao khoán số 35/2004-QCGK-TNCĐ của Công ty ngày

- Căn cứ HĐKT số 125/HĐKT ký ngày 14/08/2004 giữa Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

- Căn cứ dự toán kinh phí và giao khoán đã được Giám đốc Công ty phê duyệt

- Xét khả năng thực hiện của đơn vị

1 BÊN GIAO KHOÁN: CÔNG TY CP LẮP MÁY VÀ THÍ

NGHIỆM CƠ ĐIỆN (Bên A) Đại diện: Ông Nguyễn Minh Phú Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: 124 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (04)8635002 Fax: 048 634464

Tài khoản: 7304-0223 Tại sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt

2 BÊN NHẬN GIAO KHOÁN: ĐỘI LẮP MÁY SỐ 5 (Bên B) Đại diện: Ông Lê Viết Khiêm Chức vụ: Đội trưởng Điện thoại: 0912002278

Hai bên thoả thuận lý kết hợp đồng giao khoán với các điều khoản cụ thể như sau: Điều 1: Tên công trình, khối lượng công việc, thời gian thực hiện

1 Tên công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí

2 Địa điểm công trình: Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

3 Nội dung công việc: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống báo cháy và hệ thống cấp thoát nước.

4 Thời gian thực hiện: Theo giấy giao nhiệm vụ và hợp đồng chính Điều 2: Các tài liệu kèm theo hợp đồng Điều 3: Giá trị hợp đồng và thể thức thanh toán Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên Điều 5: Cam kết Đại diện bên A Phòng Kinh tế - Kỹ thuật Đại diện bên B

1.2.2.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Để hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác, kế toán cần phải tôn trọng các nguyên tắc chung trong hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Các nguyên tắc chung được thể hiện ở những điểm sau:

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho Do vậy, các TK chi phí của Công ty không bao gồm TK611,631 Các chi phí sản xuất phát sinh được kếtoán hạch toán vào TK

621, 622, 623 (mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT) Đối với các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sẽ tập hợp và hạch toán vào TK

627 Cuối kỳ, các chi phí này sẽ được phân bổ cho cac CT, hạng mục CT có liên quan theo những tiêu thức phù hợp.

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sau khi được tập hợp trên các

TK chi phí, cuối kỳ, sẽ được kết chuyển sang bên Nợ của TK 154 (TK này được mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT) Số liệu trên TK 154 sẽ là căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, từ đó tính ra giá trị

CT hoàn thành trong kỳ và giá trị CT dở dang cuối kỳ (nếu có).

Từ năm 1999 đến nay, để phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty đã áp dụng quy chế khoán nội bộ bao gồm : khoán gọn và khoán từng phần công việc (chủ yếu là khoán toàn bộ chi phí nhân công và một phần chi phí sản xuất chung) tuỳ theo từng CT Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất đối với các CT được hưởng quy chế khoán gọn, khoán từng phần công việc và các CT không áp dụng quy chế khoán là khác nhau Việc áp dụng quy chế khoán nội bộ trong Công ty một mặt đã phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, mặt khác, khuyến khích người lao động tích cực trong sản xuất, nâng cao hiệu quả trong công việc.

- Đối với các CT không áp dụng khoán:

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÁP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN LÁP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN

2.1 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Để sản xuất ra của cải vật chất, bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là điều tất yếu khách quan. Đối với hoạt động xây lắp, do sản phẩm của hoạt động này là CT, hạng mục CT có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiế, thời gian thi công dai, địa điểm thi công rải rác Nên việc hach toán chi phí và tính giá thành CT, hạng mục CT gặp nhiều khó khăn nếu không có cáhc tổ chức quản lý và hạch toán chi phí phí khoa học Đây chính là nguyên nhân làm cho giá thành của các CT, hạng mục CT mà Công ty thi công được không chính xác Để khắc phục điều đó, đòi hỏi kế toán phải xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí, mặt khác, các chi phí phát sinh không những phải đươc ghi chép đầy đủ, đúng theo giá trị thực tế mà còn phải đảm bảo đúng về thời gian và địa điểm phát sinh.

Tính đúng ở đây thể hiện ở việc áp dụng đúng phương pháp tính gia cũng như xác định đúng đối tượng tính giá CÒn tính đủ thể hiện ở việc các chi phí thực tế phát sinh đều đã được bao hàm trong giá thành sản phẩm xây lắp.

Như vây, để tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá chính xác tình hình sử dụng chi phí, sử dụng nguồn lực trong DN thì yêu cầu đặt ra cho các DN là phải có phương thức tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thích hợp Có như vậy, giá thành sản phẩm mới được xác định đúng.

Xuất phát từ điều đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là vấn đề cần thiết phải thực hiện.

Hiện nay, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải được lập dự toán Căn cứ vào dự toán được lập, DN sẽ có biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm những vẫn phải đảm bảo chất lượng của CT, hạng mục CT thi công Do đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và phải phù hờp với công tác kế toán tại DN Vì vậy, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành

- Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp

- Việc hoàn thiện phải đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực hiện có

- Việc hoàn thiện bám sát thực tế tại đơn vị, phù hợp với khả năng và trình độ của kế toán, đồng thời khói lượng công tác kế toán phải được giảm nhẹ sao cho khoa học và hợp lý.

2.2 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện

Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy Công ty đã có những biến đổi lớn trong công tác quản lý để thích ứng với mô hình củaCông ty cổ phần Nhìn chung, bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty cổ phầnLắp máy và Thí nghiệm cơ điện tương đối gọn nhẹ và phù hợp với quy mô hoạt động Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được phân công, phân nhiệm rõ ràng, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung của cấp trên, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của cấp dưới và đảm bảo sự phân cấp, phân quyền trong quản lý.

Bên cạnh đó, quy chế khoán nội bộ mà Công ty đang áp dụng tỏ ra khá phù hợp với hoạt động sản xuất trong Công ty Điều này thể hiện ở chỗ, quy chế khoán một mặt khuyến khích người lao động tích cực, năng động, sáng tạo trong sản xuất, mặt khác, nâng cao tính tự chủ của người lao động trong công việc do đã gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công việc.

Song song với những kết quả mà Công ty đã đạt được trong quản lý, công tác kế toán của Công ty cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương thức hạch toán Theo đó, sự thay đổi này được thể hiện ở những điểm sau:

- Quy trình kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy nên các thông tin sẽ được kiểm tra, đối chiếu liên tục giúp cho kế toán phát hiện ra những sai kịp thời, để từ đó có những biẹn pháp xử lý phù hợp, ngăn chặn kịp thời những sai sót không đáng có, qua đó thông tin cung cấp cho các nhà quản lý sẽ nhanh chóng và có độ chính xác cao.

- Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty được tổ chức khá đầy đủ và được lập theo đúng quy định, chứng từ được phân loại tương đối rõ ràng và được lưu giữ một cách khoa học Quy trình luân chuyển chứng từ trongCông ty được thực hiện hết sức chặt chẽ thể hiện ở chỗ các chứng từ đều được GĐ và Kế toán trưởng ký duyệt trước khi nhập vào máy và ghi vào các sổ có liên quan Nhờ vậy, tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cao nhất của chứng từ và tính hợp lý, hợp pháp của thông tin trên chứng từ khi nhập vào máy Ngoài ra, Công ty còn đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho người quản lý, tạo điều kiện cho kế toán tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ để lập BCTC.

- Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, nhìn chung Công ty đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành đó là các CT, hạng mục CT Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xây lắp tại Công ty được tập hợp cho từng Ct, hạng mục CT khá rõ ràng trên các sổ chi tiết được mở cho từng CT, hạng mục CT Phương pháp hạch toán và tính giá thành tại Công ty cụ thể và rõ ràng, đảm bảo tuân thủ chế độ và đúng pháp luật Mặt khác, công tác tính giá được thực hiện trên máy nên khắc phục đựơc những sai sót số học, chủ quan của kế toán viên, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao của các thông tin kế toán.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm sẵn có, tại Công ty cổ phần lắp máy và Thí nghiệm cơ điện còn tại một số bất cập cần khắc phục.

2.2.2 Những tồn tại Để thấy được những tồn tại của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chúng ta sẽ xem xét những tồn tại dó trên một số khía cạnh sau:

- Về công tác quản lý:

Do địa bàn thi công dàn trải trên nhiều vùng đất nước, nên việc quản lý, giám sát các đội thu công làm việc gặp rất nhiều khó khăn thể hiện ở chỗ số lượng các cán bộ có chuyên môn xuống giám sát tại các CT còn hạn chế Mặc dù, Công ty áp dụng khoán cho các đội thi công nhưng nếu không có sự giám sát chặt chẽ của những cán bộ có chuyên mon thì chất lượng CT có thể bị ảnh hưởng, mặc dù vẫn đảm bảo tién độ thi công.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w