1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo án thực hành: Kỹ thuật ghép cây cà phê

20 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 325,1 KB

Nội dung

Giáo án thực hành: Kỹ thuật ghép cây cà phê

Trang 1

GIÁO ÁN THỰC HÀNH GIÁO ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 180 phút Lớp: NôngLâm I

Thực hiện ngày 04 tháng 07 năm 2004

MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Nhắc lại các bước thực hiện kỹ thuật ghép trong quy trình

- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo đúng thứ tự các bước trong quy trình kỹ

thuật

I.ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút

Số học sinh vắng:………Tên………

……….………

III HƯỚNG DẪN BÀI MỚI:

1.Nội dung: Thực hành kỹ thuật ghép cây cà phê

2.Đồ dùng thiết bị hướng dẫn:

+ Đề cương giáo án, bảng quy trình kỹ thuật ghép cây cà phê

+ Đèn chiếu, phim trong, bộ dụng cụ ghép, cây gốc ghép( 03 – 04 tháng tuổi), chồi ghép, sản phẩm mẫu( cây ghép đã hoàn chỉnh một tuần, bốn tuần và tám tuần tuổi)

3.Hình thức tổ chức hướng dẫn:

1.1 Hướng dẫn ban đầu: Thời gian : 39 phút Hình thức tổ chức: Hướng dẫn cả lớp ( 20 học sinh )

+ Giáo viên thao tác mẫu, hướng dẫn các bước trong quy trình kỹ thuật ghép + Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi chép những nội dung cần lưu ý và trả lời các câu hỏi thảo luận nhóm

1.2 Hướng dẫn thường xuyên : Thời gian: 120 phút Hình thức tổ chức: Phân lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm 05 học sinh

+ Giao nhiệm vụ công việc, phân vị trí, dụng cụ và phôi liệu cho từng nhóm + Giáo viên giám sát, nhắc nhỡ, điều chỉnh sửa sai kịp thời cho học sinh trong quá trình ghép

1.3 Hướng dẫn kết thúc: Thời gian : 15 phút Hình thức tổ chức: Tập trung cả lớp

+Thu bài, kiểm tra sản phẩm và nhận xét đánh giá buổi thực hành

+ Nhấn mạnh các bước cơ bản và những sai sót thường gặp

+ Nhắc nhỡ học sinh thu dọn và vệ sinh dụng cụ nơi thực hành

3.Sản phẩm ứng dụng: Cây cà phê ghép đã hoàn chỉnh

CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN

TT NỘI DUNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỜI

GIAN HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

Trang 2

A HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU 39’

Mục tiêu bài giảng Chiếu phim trong, thuyết

trình mục tiêu

Quan sát, lắng nghe, ghi chép

2’

I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Thuyết trình,giới thiệu

công tác chuẩn bị

Quan sát, lắng nghe, ghi chép

7’

1 Phôi liệu thực hành (gốc ghép và

chồi ghép)

Thuyết trình, giới thiệu đôi điều về cây gốc ghép ,chồi ghép

Quan sát, lắng nghe, ghi chép

2’

2 Bộ dụng cụ ghép (dao, kéo cắt

cành( chồi), dây buộc nilon,

bông, gạc, cồn)

Giới thiệu tính năng tác dụng và cách sử dụng

Quan sát, lắng nghe

2’

3 Sản phẩm mẫu Giới thiệu cây ghép đã

phát triển sau 1 tuần, 4 tuần, 8tuần

Quan sát, lắng nghe

2’

4 Những điều cần chú ý An toàn trong quá trình

thao tác kỹ thuật

Lắng nghe, ghi chép

1’

II QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thuyết trình, thao tác

mẫu, đặt câu hỏi

Quan sát, lăng nghe và trả lời câu hỏi

28’

1 Kiểm tra chất lượng dụng cụ và

phôi liệu ghép

Giới thiệu cách kiểm tra , thuyết trình, đặt câu hỏi thảo luận

Quan sát, lắng nghe

và trả lời câu hỏi thảo luận

3’

2 Xác định vị trí ghép Thao tác, thuyết trình Quan sát, lắng

nghe, ghi chép

2’

3 Tiến hành ghép:

+ Cắt và chẻ gốc ghép

+ Cắt vát chồi ghép

+ Ghép , buộc dây và đội mũ

cho cây ghép

- Thao tác mẫu,kết hợp thuyết trình

- Gọi học sinh lên thao tác lại

Quan sát, lắng nghe

và thao tác theo mẫu

18’

4 Chăm sóc cây ghép Thuyết trình Nghe 2’

5 Kiểm tra sản phẩm Tiêu chí đánh giá Nghe và ghi nhận 3’

III NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG

GẶP

Chiếu phim trong và thuyết trình

Quan sát, lắng nghe, ghi chép

2’

B HƯỚNG DẪN THƯỜNG

XUYÊN

120’

1 Phân nhóm và vị trí thực hành

cho học sinh

Phổ biến nội dung thực hành và mục tiêu cần đạt

Lắng nghe và thục hiện

10’

2 Công tác chuẩn bị - Giao dung cụ và phôi

liệu, phiếu thực hành cho từng nhóm

- Giám sát và hướng dẫn

Nhận dụng cụ, phôi liệu và tiến hành thực hành

20’

3 Các bước thực hiện Giám sát, gợi ý, hướng dẫn

và sửa sai cho từng nhóm

Thực hiện thao tác

kỹ thuật theo trong quy trình

90’

1 Kiểm tra sản phẩm, thu bài, nhận

xét và đánh giá rút kinh nghiệm

Nhận xét kỹ năng, thái độ

và kết quả đạt được của

Quan sát, lắng nghe, ghi chép

10’

Trang 3

buổi thực hành buổi thực hành

2 Thu dọn và vệ sinh dụng cụ nơi

thực hành

Hướng dẫn thu dọn và vệ sinh dụng cụ

Thực hiện 5’

IV TỰ RÚT KINH NGHIỆM:(Nội dung, phương pháp, chuẩn bị, tổ chức thực

hiện)………

………

………

………

Ngày 03 tháng 07 năm 2004 KHOA NÔNG LÂM – THÚ Y GIÁO VIÊN THỰC HIỆN

Đỗ Hồng Thái Y – Joen Niê Kdăm

ĐỀ CƯƠNG THỰC HÀNH SẢN XUẤT

Tên bài thực hành: KỸ THUẬT GHÉP CÂY CÀ PHÊ

 Kiểm tra bài cũ :

Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của ghép cây? Ghép cây cà phê có mấy giai đoạn đó là

những giai đoạn nào?

Câu 2: Chuẩn bị chồi ghép thông thường có mấy cách? Đó là những cách nào? Đáp án :

Câu 1: _ Ýù nghĩa của ghép cây : ghép cây có ý nghĩa là làm cho vườn cây phát

triển đồng đều, năng suất cao và ổn định

_ Ghép cây cà phê có 2 giai đoạn ghép đó là :

+ Ghép ở giai đoạn cây con (3-4 tháng tuổi) trong vườn ươm

+ Ghép ở giai đoạn cây sau khi cưa đốn phục hồi ( ghép cải tạo trong vườn sản xuất)

Câu 2 : Chuẩn bị chồi ghép thông thường có 2 cách:

_ Tạo chồi ghép từ chính cây mẹ đã được công nhận trong vườn sản xuất, với cách này thì chồi ghép sẽ không nhiều, tốn công

_ Tạo chồi ghép bằng cách thành lập vườn nhân chồi, trồng với mật độ dày 15.000-20.000 chồi/1.000 m2( mật độ khoảng cách 1m x 0.5m), có chế độ chăm sóc bấm ngọn tạo chồi riêng chuyên để lấy chồi ghép

MỤC TIÊU: (Chiếu phim trong, thuyết trình)

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng :

Trang 4

* Biết được ý nghĩa của ghép cây, các phương pháp chọn tạo cây gốc ghép, chồi ghép và giai đoạn ghép

* Nhắc lại được các bước thực hiện kỹ thuật ghép theo đúng quy trình

* Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo đúng thứ tự các bước trong quy

trình kỹ thuật

A HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU

I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1 Gốc ghép và chồi ghép :

_ Gốc ghép : là những cây được ươm bằng hạt, được 3-4 tháng tuổi, có 4-5

cặp lá, cây sinh trưởng phát triển bình thường.(Sử dụng cây cà phê mít làm cây gốc ghép) Vì cây cà phê mít có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng chịu úng, chịu hạn tốt, có tính kháng bệnh cao và thích hợp với nhiều loại đất

_ Chồi ghép: Được lấy từ những cây đã được chọn ở vườn sản xuất hoặc

vườn nhân chồi, ngoại hình vừa ý, không sâu bệnh, năng suất cao và ổn định

(NS > 20 kg quả tươi/cây)

2 Bộ dụng cụ ghép:

_ Dao ghép: sắc và mỏng( dao chuyên dụng) đã khử trùng

_ Kéo cắt cành: sắc và đã được khử trùng

_ Dây buộc: đúng quy cách, chất lượng

_ Túi nilon: Dùng để làm mũ đội hạn chế thoát hơi nước

_ Bông, gạc, cồn:

+ Dùng để lau, rửa dụng cụ trước và sau khi ghép

+ Dùng để băng bó vết thương phòng khi ghép phạm vào tay

3 Sản phẩm mẫu:

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được một tuần

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được bốn tuần

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được tám tuần

II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1 Kiểm tra chất lượng dụng cụ và phôi liệu thực hành:

_ Kiểm tra dao, kéo, dây buộc ( sắc, mỏng, đảm bảo chất lượng)

_ Kiểm tra chất lượng cây gốc ghép,chồi ghép(đủ tiêu chuẩn ghép)

2 Xác định vị trí ghép: Chọn đoạn thân bánh tẻ(đoạn thân không quá già và

không quá non) hay nói cách khác gốc ghép được cắt ngang bỏ ngọn ở độ cao 15-20 cm kể từ mặt bầu

3 Tiến hành ghép:

_ Cắt và chẻ gốc ghép: Dùng kéo cắt cách đôi lá phía dưới của đoạn thân

bánh tẻ 4-5 cm, dùng dao sắc và mỏng chẻ đôi thân theo chiều rộng của thân, vết chẻ dài 3-4 cm

_ Cắt vát chồi ghép: Chồi ghép có thể dài 5-10 cm, được cắt vát phía dưới

theo dạng hình nêm, vết vát thẳng, dứt khoát và dài từ 1.5 - 3 cm Lá chồi ghép được cắt đi 2/3 hoặc ½ diện tích lá để hạn chế thoát hơi nước

Trang 5

Chú ý: Chồi được vát theo chiều rộng hay chiều hẹp tuỳ thuộc vào đường

kính của cây gốc ghép

_ Ghép, buộc dây và đội mũ cho cây ghép: đưa đoạn chồi ghép vào vết chẻ

làm sao cho phần vỏ của chồi ghép trùng với phần vỏ của cây gốc ghép rồi giữ chặt lại và dung dây nilon cuốn chặt vết ghép

Cách cuốn (buộc): cuốn từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên theo kiểu

xoắn ốc cho đến khi kín vết ghép để hạn chế nước chảy vào vết ghép, sau đó dùng bịch nilon chùm lên chồi lamø mũ đội cho cây và buộc lại, để hạn chế cây thoát hơi nước

4 Chăm sóc cây ghép: Cây sau khi ghép phài được che phủ ánh sáng với độ

che phủ 60-70%, sau 15-20 ngàychồi ghép vẫn còn xanh thì có thể dở túi nilon đậy và tháo phần dây buộc để cây nảy mầm dễ dàng Nếu sử dụng dây buộc tự phân huỷ( tự hoai) thì không cần tháo Làm cỏ bón phân, tưới nước như chăm sóc cây con, khi cây ra chồi mới thì dở dần dàn che và tỉa bỏ chồi gốc ghép

III.NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP - NGUYÊN NHÂN - BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1 Chồi bị tuột lên trên:

_ Nguyên nhân: + Do chồi còn non quá, chảy nhiều nhựa

+ Do vết vát quá ngắn và buộc lỏng

_Biện pháp khắc phục: Sau khi ghép phải kiểm tra lại,nếu bị tuột thì tháo

dây buộc và vát lại chồi theo đúng quy cách rồi buộc lại cho chắc chắn

2 Phần vỏ của gốc và chồi ghép lệch nhau:

_ Nguyên nhân: + Do đường kính chồi và gốc ghép lệch nhau quá lớn

+ Do giữ không cố định trong quá trình buộc

_ Biện pháp khắc phục: Cố gắng điều chỉnh cho phần vỏ của chồi và gốc

ghép cho tiếp hợp một bên, giữ chắc cố định trong khi buộc

B.HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN

1 Phân nhóm học sinh thực hành: Cả lớp 20 học sinh chia làm 04 nhóm, mỗi

nhóm 05 học sinh

2 Giao vị trí nhiệm vụ thực hành cho từng nhóm cụ thể: Đại diện mỗi nhóm lên

nhận dụng cụ và phôi liệu thực hành

3 Thực hiện các bước kỹ thuật : Từng nhóm thực hành các thao tác kỹ thuật theo

đúng trình tự kỹ thuật trong quy trình Giáo viên giám sát, hướng dẫn, sửa sai _ Kiểm tra chất lượng dụng cụ và phôi liệu thực hành

_Xác định vị trí ghép

_Cắt và chẻ gốc ghép

_ Cắt vát chồi ghép

_ Ghép, buộc dây và đội mũ

_Kiểm tra, nhận định cây sau khi ghép

C HƯỚNG DẪN KẾT THÚC

Trang 6

1 Kiểm tra sản phẩm, thu bài, nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm buổi thực hành

2.Thu dọn và vệ sinh nơi thực hành

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GHÉP CÂY CÀ PHÊ

T

T

lượng

-gốc ghép: đủ kích thước, đường kính,tuổi(3-4 tháng tuổi)

2 Bộ dụng cụ ghép: dao, kéo, dây buộc,

túi nilon, bông, gạc, cồn

Dao, kéo phải thật sắc, mỏng (chuyên dụng) và được khử trùng

3 Bảng quy trình ghép, sản phẩm mẫu Đúng kích thước, đúng mẫu

1 Kiểm tra chất lượng dụng cụ và phôi

liệu ghép

Đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng

thước

3 Tiến hành ghép:

+ Cắt và chẻ gốc ghép

+ Cắt vát chồi ghép

+ Ghép, buộc dây và đội mũ

Thao tác nhẹ nhàng, khéo, đúng

kỹ thuật, chuẩn xác

CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi: Trong quá trình ghép, dụng cụ cùn, ghép không đúng kỹ thuật sẽ ảnh

hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm?

Đáp án: Trong quá trình ghép:

_ Dụng cụ cùn thì gây khó khăn trong thao tác ghép như: chẻ gốc không đều, vát chồi không phẳng làm nhựa của chồi chảy nhiều thì ảnh hưởng đến quá trình lành vết ghép

_ Ghép không đúng kỹ thuật như ghép lệch, dây buộc bị lỏng thì ảnh hương tới

sự tiếp hợp giữa phần vỏ của cây gốc ghép và chồi ghép dẫn đến cây ghép không thành công, tỷ lệ cây sống không cao

SỞ LAO ĐỘNG

TB&XH DAKLAK

PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:………

Trang 7

Trường Đào Tạo Nghề

Thanh Niên Dân Tộc

Daklak

Tên bài:

KỸ THUẬT GHÉP CÂY CÀ PHÊ

Họ và tên:……… Ngày 04 tháng 07 năm 2004 Địa điểm:………

Tên bài thực hành: KỸ THUẬT GHÉP CÂY CÀ PHÊ

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng :

* Biết được ý nghĩa của ghép cây, các phương pháp chọn tạo cây gốc ghép, chồi ghép và giai đoạn ghép

* Nhắc lại được các bước thực hiện kỹ thuật ghép theo đúng quy trình

* Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo đúng thứ tự các bước trong quy

trình kỹ thuật

A HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU

I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1 Gốc ghép và chồi ghép :

_ Gốc ghép : là những cây được ươm bằng hạt, được 3-4 tháng tuổi, có 4-5

cặp lá, cây sinh trưởng phát triển bình thường.(Sử dụng cây cà phê mít làm cây gốc ghép Vì cây cà phê mít có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng chịu úng, chịu hạn tốt, có tính kháng bệnh cao và thích hợp với nhiều loại đất

_ Chồi ghép: Được lấy từ những cây đã được chọn ở vườn sản xuất hoặc

vườn nhân chồi, ngoại hình vừa ý, không sâu bệnh, năng suất cao và ổn định

(NS > 20 kg quả tươi/cây)

2 Bộ dụng cụ ghép:

_ Dao ghép: sắc và mỏng( dao chuyên dụng) đã khử trùng

_ Kéo cắt cành: sắc và đã được khử trùng

_ Dây buộc: đúng quy cách, chất lượng

_ Túi nilon: Dùng để làm mũ đội hạn chế thoát hơi nước

_ Bông, gạc, cồn:

+ Dùng để lau, rửa dụng cụ trước và sau khi ghép

+ Dùng để băng bó vết thương phòng khi ghép phạm vào tay

3 Sản phẩm mẫu:

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được một tuần

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được bốn tuần

+ Cây sinh trưởng phát triển sau khi ghép được tám tuần

II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1.Kiểm tra chất lượng dụng cụ và phôi liệu thực hành:

_ Kiểm tra dao, kéo, dây buộc ( sắc, mỏng, đảm bảo chất lượng)

_ Kiểm tra chất lượng cây gốc ghép,chồi ghép(đủ tiêu chuẩn ghép)

2.Xác định vị trí ghép: Chọn đoạn thân bánh tẻ(đoạn thân không quá già và

không quá non) hay nói cách khác gốc ghép được cắt ngang bỏ ngọn ở độ cao

15-20 cm kể từ mặt bầu

Trang 8

3.Tiến hành ghép:

_ Cắt và chẻ gốc ghép: Dùng kéo cắt cách đôi lá phía dưới của đoạn thân

bánh tẻ 4-5 cm, dùng dao sắc và mỏng chẻ đôi thân theo chiều rộng của thân, vết chẻ dài 3-4 cm

_ Cắt vát chồi ghép: Chồi ghép có thể dài 5-10 cm, được cắt vát phía dưới

theo dạng hình nêm, vết vát thẳng, dứt khoát và dài từ 1.5 - 3 cm Lá chồi ghép được cắt đi 2/3 hoặc 1/2 diện tích lá để hạn chế thoát hơi nước

Chú ý: Chồi được vát theo chiều rộng hay chiều hẹp tuỳ thuộc vào đường

kinh của cây gốc ghép

_ Ghép, buộc dây và đội mũ cho cây ghép: đưa đoạn chồi ghép vào vết chẻ

làm sao cho phần vỏ của chồi ghép trùng với phần vỏ của cây gốc ghép rồi giữ

chặt lại và dung dây nilon cuốn chặt vết ghép

Cách cuốn (buộc): cuốn từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên theo kiểu

xoắn ốc cho đến khi kín vết ghép để hạn chế nước chảy vào vết ghép.sau đó dùng bịch nilon chùm lên chồi là mũ đội cho cây và buộc lại, để hạn chế cây

thoát hơi nước

4.Chăm sóc cây ghép: Cây sau khi ghép phảøi được che phủ ánh sáng với độ

che phủ 60-70%, sau 15-20 ngày chồi ghép vẫn còn xanh thì có thể dở túi nilon đậy và tháo phần dây buộc để cây nảy mầm dễ dàng Nếu sử dụng dây buộc tự phân huỷ( tự hoai) thì không cần tháo Làm cỏ bón phân, tưới nước như chăm sóc cây con, khi cây ra chồi mới thì dở dần dàn che và tỉa bỏ chồi gốc ghép

5.Kiểm tra đánh giá sản phẩm

III.NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP - NGUYÊN NHÂN - BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1.Chồi bị tuột lên trên:

_ Nguyên nhân: + Do chồi còn non quá, chảy nhiều nhựa

+ Do vết vát quá ngắn và buộc lỏng

_Biện pháp khắc phục: Sau khi ghép phải kiểm tra lại,nếu bị tuột thì tháo

dây buộc và vát lại chồi theo đúng quy cách rồi buộc lại cho chắc chắn

2 Phần vỏ của gốc và chồi ghép lệch nhau:

_ Nguyên nhân: + Do đường kính chồi và gốc ghép lệch nhau quá lớn

+ Do giữ không cố định trong quá trình buộc

_ Biện pháp khắc phục: Cố gắng điều chỉnh cho phần vỏ của chồi và gốc

ghép cho tiếp hợp một bên, giữ chắc cố định trong khi buộc

 NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI CHÉP CỦA HỌC SINH:

………

………

………

………

………

………

………

Trang 9

………

……… ………

 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 10

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này học sinh

có khả năng :

* Biết được ý nghĩa của ghép cây, các phương pháp chọn tạo cây gốc

ghép, chồi ghép và giai đoạn ghép

* Nhắc lại được các bước thực

hiện kỹ thuật ghép theo đúng quy trình

* Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo đúng thứ tự các bước trong quy trình kỹ thuật

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3  Bảng quy trình ghép, sản phẩm mẫu.  Đúng kích thước, đúng mẫu. - Giáo án thực hành: Kỹ thuật ghép cây cà phê
3 Bảng quy trình ghép, sản phẩm mẫu. Đúng kích thước, đúng mẫu (Trang 6)
3  Bảng quy trình ghép, sản - Giáo án thực hành: Kỹ thuật ghép cây cà phê
3 Bảng quy trình ghép, sản (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w