1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Xí Nghiệp Vật Tư Và Vận Tải Hải Phòng.docx

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Xí Nghiệp Vật Tư Và Vận Tải Hải Phòng
Tác giả Lê Vĩnh Hiệp
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 85,16 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (7)
    • 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (7)
      • 1.1.1. Bản chất của quản trị nhân lực (7)
      • 1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị nhân lực (8)
    • 1.2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (8)
      • 1.2.1. Thiết kế và Phân tích công việc (8)
        • 1.2.1.1 Thiết kế công việc (8)
        • 1.2.1.2 Phân tích công việc (9)
      • 1.2.2. Tuyển dụng (18)
      • 1.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (21)
      • 1.2.4. Công tác Thù lao lao động (22)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VÀ VẬN TẢI HẢI PHÒNG (30)
    • 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÍ NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (30)
      • 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty (30)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Xí nghiệp Vật tư và Vận tải (30)
      • 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (31)
      • 2.1.5 Một số Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp (35)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP (37)
      • 2.2.1 Thiết kế và phân tích công việc (37)
        • 2.2.1.1 Công nghệ sản xuất của Xí nghiệp vật tư và vận tải (37)
        • 2.2.1.2 Mô tả công việc của các phòng ban chức năng (39)
        • 2.2.1.3 Nhận xét chung về Phân tích công việc và mô tả công việc của Xí nghiệp (43)
      • 2.2.2. Tình hình tuyển dụng lao động của xí nghiệp (44)
      • 2.2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp (47)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬN TẢI HẢI PHÒNG (64)
    • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA XÍ NGHIỆP (64)
      • 3.1.1. Thuận lợi (64)
      • 3.1.2. Khó khăn (64)
      • 3.1.3. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp và các giải pháp thực hiện (65)
      • 3.1.4 Phương hướng quản trị nhân lực trong những năm tới của Xí nghiệp (66)
    • 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP (67)
      • 3.2.1. Về tuyển dụng (67)
      • 3.2.2 Về đào tạo và phát triển nhân lực (67)
      • 3.2.3. Về chế độ thù lao lao động (68)
  • KẾT LUẬN (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)
    • Biểu 2: Sơ đồ bộ máy quản lý (0)
    • Biểu 3 Chỉ tiêu tổng sản lượng (35)
    • Biểu 4 Số lượng tuyển dụng (44)
    • Biểu 5 Số lượng lao động (0)
    • Biểu 6 Kết cấu theo trình độ, độ tuổi của bộ máy gián tiếp (0)
    • Biểu 7: Sơ đồ xây dựng chương trình đào tạo Error: Reference source not found Biểu 8: Bảng số liệu đào tạo qua các năm (48)
    • Biểu 9 Kế hoạch quỹ tiền lương của Xí nghiệp (52)
    • Biểu 10: Phân loại chỉ tiêu đánh giá các đơn vị sản xuất (53)
    • Biểu 11: Phân loại chỉ tiêu đánh giá cho các đơn vị nghiệp vụ (54)
    • Biểu 12: Phân loại và xác định hệ số KH1 (54)
    • Biểu 13: Phân loại và xác định hệ số KH2 (0)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Xí nghiệp Vật tư và vận tải Hải Phòng” là chuyên đề nghiên cứu của[.]

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Bản chất của quản trị nhân lực Ở bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức dù lớn hay nhỏ thì yếu tố con người luôn được coi trọng nhất, bởi nó quyết định phần lớn thành công hay thất bại của một tổ chức Bởi vậy mà quản trị nhân lực là một yếu tố không thể thiếu được trong sự quản lý đó.

Quản trị nhân lực là: Tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng , phát triển ,sử dụng , đánh giá , bảo toàn và gìn giữ một lục lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức cả về số lượng và chất lượng , quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức , giúp cho tổ chức tồn tại , phát triển trong cạnh tranh

Quản trị nhân lực với mục đích nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực có hiệu quả trên cơ sở đóng góp có hiệu suất của từng cá nhân người lao động, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp liên quan đến 2 vấn đề :

Thứ nhất là quản lý con người: Là việc quản lý hằng ngày đối với tập thể lao động, xây dựng những ê kíp, được điều động, điều phối tạo ra trong doanh nghiệp, có khả năng phát hiện ra những sai sót về mặt kinh tế kỹ thuật.

Thứ hai là tối ưu hoá nguồn lực: Là công tác sắp đặt của những người có trách nhiệm, những kỹ thuật cụ thể và những công cụ để nắm được những thông số khác nhau trong chính sách nhân sự như: Việc làm, tiền lương, đào tạo và quan hệ xã hội.

1.1.2 Tầm quan trọng của quản trị nhân lực

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau Trong đó nguồn tiềm năng của con người là quyết định nhất.

Con người, bằng sáng tạo, lao động miệt mài của mình, lao động trí óc, lao động chân tay đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội.

Vì vậy để một tổ chức, một doanh nghiệp có hoạt động tốt, tồn tại và phát triển như mong muốn hay không thì đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực từ con người chủ thể của mọi hoạt động.

Xuất phát từ vai trò của yếu tố con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đó người lao động là yếu tố cấu tạo lên tổ chức Bởi vậy mà nguồn nhân lực là một nguồn vốn quý giá.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau :

- Thiết kế và Phân tích công việc.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.2.1.Thiết kế và Phân tích công việc

Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ , các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện nhiệm vụ , trách nhiệm đó

Thiết kế công việc cần phải xác định 3 yếu tố :

- Nội dung công việc : Bao gồm tổng thể các hoạt động , nghĩa vụ , các nhiệm vụ trách nhiệm thuộc công việc cần phải thực hiện , các máy móc trang thiết bị cần phải sử dụng và các quan hệ cần phải thực hiện

- Các trách nhiệm đối với tổ chức : Bao gồm tổng thể các trách nhiệm có liên quan tới tổ chức nói chung và mỗi người lao động phải thực hiện

- Các điều kiện lao động : Bao gồm tập hợp các yếu tố môi trường vật chất của công việc như nhiệt độ , ánh sáng , các điều kiện an toàn

Phân tích công việc là quá trình thu thập những tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến một việc cụ thể nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.

Phân tích công việc cung cấp cho các nhà quản trị tóm tắt về nhiệm vụ của công việc nào đó trong mối tương quan của công việc khác.

Phõn tớch công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị nhân sự Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp Một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biết phân tích công việc. Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.

A Nội dung cơ bản của phân tớch cụng việc:

- Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.

- Phõn tớch cụng việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

- Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trỡnh thực hiện cụng việc.

- Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trỡnh độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích của người thực hiện công việc.

Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.

B Thông tin để thực hiện phân tích công việc: Để thực hiện phân tích công việc được chính xác cần phải sử dụng các loại thông tin dưới đây:

1 Thụng tin về tỡnh hỡnh thực hiện cụng việc:

Các thông tin được thu nhập trên cơ sở của công việc thực tế thực hiện công việc, như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc.

2 Thụng tin về yờu cầu nhõn sự:

Bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trỡnh độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân.

3 Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loại của các máy móc, trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trỡnh sử dụng cụng việc.

4 Cỏc tiờu chuẩn mẫu trong thực hiện cụng việc:

Bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng, chất lượng của sản phẩm hay công việc Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên.

5 Cỏc thụng tin về điều kiện thực hiện công việc:

Bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động, của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục

C Trỡnh tự thực hiện phõn tớch cụng việc:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VÀ VẬN TẢI HẢI PHÒNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÍ NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ (Tên giao dịch ITASCO) là một doanh nghiệp hạng 1 do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối Có phạm vi hoạt động rộng khắp trong nước và nước ngoài Công ty là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập được thành lập theo quyết định số 135/NL-TCCB-LĐ của Bộ năng lượng ngày 04/03/1995. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tiền thân là Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp – TVN.

Thực hiện chủ trương đổi mới Cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước cũng của ngành than Năm 2004, Công ty chuyển đổi mô hình sang Công ty Cổ phần theo quyết định số 150/2004/QĐ-BCN ngày 01/12/2004 của Bộ công nghiệp; hoạt động theo mô hình mới từ tháng 03 năm 2005 theo đăng ký kinh doanh số 0203001258 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp ngày 28/01/2005 Vốn điều lệ là 20 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 57%. Đến tháng 11/2005, Công ty chuyển trụ sở chính về số 01 Phan Đình Giót – Quận Thanh Xuân – Hà Nội theo đăng ký kinh doanh số 010309929 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 14/11/2005.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Xí nghiệp Vật tư và Vận tải

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Xí nghiệpVật tư và Vận tải có trụ sở tại số 4 Cù Chính Lan- Phường Minh Khai – QuậnHồng Bàng – Hải Phòng Tiền thân là tổng kho thiết bị của Bộ Công nghiệp nặng Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1969) nhiệm vụ chính: tiếp nhận, bảo quản, cung cấp thiết bị, máy móc cho ngành Công nghiệp.

Khi đất nước thống nhất, Xí nghiệp lúc đó là Tổng kho II- thuộc Công ty Vật tư – Bộ Điện và Than Xí nghiệp làm nhiệm vụ chính tiếp nhận và bảo quản hàng hóa dự trữ của Bộ Điện và Than.

Năm 1988, Tổng kho II sát nhập với Xí nghiệp Giao nhận Vận chuyển lấy tên là: Xí nghiệp Kinh doanh Dịch vụ Vật tư và Vận tải thuộc Công ty xuất nhập khẩu than(Coalimex) – Bộ mỏ và than (sau này chuyển thành Bộ năng lượng). Nhiệm vụ: tiếp nhận, bảo quản hàng hóa dự trữ, vận tải thủy và bộ, cung cấp vật tư thiết bị cho ngành than.

Năm 1995, Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập (nay là Tập đoàn công nghiệp than – Khoán sản Việt Nam) Xí nghiệp Kinh doanh dịch vụ Vật tư và Vận tải tách khỏi (Coalimex) và trực thuộc Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp – TVN theo quyết định số 1214TVN/TCNS ngày 04/07/1995 của Tổng Công ty Than Việt Nam.

Ngày 06/10/2004, Tổng giám đốc – Tổng Công ty Than Việt Nam ký quyết định số 1825/QĐ-TCCB về việc sáp nhập nguyên trạng Xí nghiệp Thương mại Dịch vụ vào Xí nghiệp Vật tư và Vận tải. Đến đầu năm 2005, mô hình cổ phần hoá đã được Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than –Khoáng sản Việt Nam) chỉ đạo, hướng dẫn một cách đồng bộ đến các đơn vị trực thuộc Theo đó, xí nghiệp Vật tư và Vận tải được chuyển thành Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ-

Xí nghiệp Vật tư và Vận tải theo quyết định số 06A/QĐ-HĐQT ngày 02/03/2005 của Tổng Công ty Than –Khoáng sản Việt Nam Trực thuộc Công ty

Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty :

A Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ :

- Quản lý trực tiếp toàn bộ hợp đồng nhập khẩu trên cơ sở đàm phán trực tiếp hoặc theo tờ trình của các Xí nghiệp, mở L/C, làm thủ tục nhập khẩu và thủ tục hải quan Công ty trực tiếp bán hàng cho các khách hàng do Công ty thu xếp hợp đồng hoặc sẽ giao cho các xí nghiệp tuỳ theo từng hợp đồng cụ thể.

- Công ty không kinh doanh các mặt hàng vật tư thiết bị mà Công ty đã giao cho các đơn vị thành viên.

- Nhập khẩu hàng vật tư dự trữ của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV), hàng hóa cung cấp cho các gói thầu do Công ty thu xếp.

B Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và dịch vụ- Xí nghiệp Vật tư và Vận tải :

+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các loại: vật tư, thiết bị, phụ tùng, phương tiện, nguyên vật liệu, sắt thép, xăng dầu, hàng tiêu dùng.

+ Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ, cầu cảng, bến bãi.

+ Đóng mới, cải tạo phương tiện thuỷ, bộ các loại (gồm sà lan loại 250 -

500 tấn, tàu đẩy 150 - 200 mã lực)

+ Sản xuất phụ tùng ôtô và các sản phẩm cơ khí

+ May hàng Bảo hộ lao động.

+ Đại lý bán hàng cho các hãng nước ngoài phục vụ sản xuất trong và ngoài ngành

C CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VÀ VẬN TẢI

- Tại số 4 Cù Chính Lan, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng có diện tích 4.211 m 2

+ Phương tiện vận tải: Tổng trọng tải 400 tấn.

+ Phương tiện vận tải thủy có 6 đoàn.

- Tại Phường Đông Hải – Quận Hải An- Hải Phòng với diện tích 49.091 m 2 : Bao gồm 1 nhà làm việc 2 tầng, 1 kho hàng và toàn bộ sân bãi để hàng của Xí nghiệp.

- Tại Phường Quán Trữ- Quận Kiến An- Hải Phòng có diện tích 24.830 m 2 : Bao gồm nhà làm việc, kho xưởng và hiện nay là xưởng sửa chữa phương tiện thủy của Xí nghiệp.

- Tại cây số 7 Thị trấn Quảng Yên - Huyện Yên Hưng - Quảng Ninh có diện tích

+ Nhà làm việc, văn phòng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp vật tư và vận tảI

Xí nghiệp gồm: 09 phòng ban chức năng, 02 xưởng sản xuất, 06 đoàn phương tiện vận tải thủy, 01 đội vận tải ôtô, 01 chi nhánh kho.

Vì Xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động và quản lý theo mô hình của một doanh nghiệp nhà nước – theo hình thức trực tuyến chức năng.

Ban giám đốc gồm 03 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc cùng tổ chức điều hành toàn bộ xí nghiệp.

Biểu 2 : sơ đồ bộ máy quản lý

Phó giám đốc kü thuËt

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tổ chức hành chÝnh

Kế toán tr ởng đoàn

Tvn 05 đoàn tvn 06 đoàn tvn 08 đoàn tvn 09 đoàn tvn 36 đoàn tvn 46 đội xe kamaz

Phòng tiÕp nhËn hàng hoá

Phòng hành chÝnh kÕ toán

2.1.5 Một số Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

A CHỈ TIÊU TỔNG SẢN LƯỢNG :

Tiếp nhận hàng hóa và sản xuất quần áo BHLĐ Trong đó:

- Phương tiện vận tải: + Năm 2009: 65 chiếc

- Thiết bị, phụ tùng: + Năm 2009: 28 cont

- Thép ray, thép chống lò: + Năm 2009: 72.234 Tấn

- Sản xuất BHLĐ: + Năm 2009: 19.054 bộ

Biểu 3 : Chỉ tiêu tổng sản lượng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010

Phương tiện vận tải Chiếc 65 74

Thiết bị, phụ tùng Cont 28 51

Thép ray, thép chống lò Tấn 72.234 108.471

Vận tải bộ (than) Tấn 12.584 15.627

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, sản xuất quần áo BHLĐ của năm sau tăng cao hơn so với năm trước Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã phát huy được truyền thống hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong việc tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa uỷ thác, cung cấp vật tư thiết bị máy móc cho ngành mỏ Cùng với lợi thế của ngành và việc đã xác lập, khẳng định được thị phần Xí nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Tổng doanh thu: + Năm 2009: 41.358.343.000 đồng

Nhìn chung Xí nghiệp đạt được mức doanh thu tương đối lớn Kể từ sau khi thực hiện lộ trình cổ phần hóa thành công doanh thu của Xí nghiệp đã đạt được mức tăng dáng kể Doanh thu năm 2010 đạt 46.549.723.000 đồng tăng so với năm 2009 đạt 41.358.343.000 đồng, mức tăng của tổng doanh thu năm 2010 bằng 112,55% tổng doanh thu năm 2009, điều này chứng tỏ Xí nghiệp vẫn hoạt động rất có hiệu quả.

- Tổng chi phí: + Năm 2009: 40.165.415.000 đồng

+ Năm 2010: 44.480.625.000 đồng Tổng chi phí năm 2009 tăng so với năm 2010, tổng chi phí của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4.315.210.000 đồng, tổng chi phí năm 2010 bằng 111,64% của năm 2009, mức tăng của tổng chi phí nhỏ hơn so với mức tăng của tổng doanh thu, điều này chứng tỏ Xí nghiệp có những chính sách hoạt động kinh doanh có hiệu quả

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP

2.2.1 Thiết kế và phân tích công việc

2.2.1.1 Công nghệ sản xuất của Xí nghiệp vật tư và vận tải

A Thuyết minh dây chuyền sản xuất

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Xí nghiệp Vật tư và Vận tải, là đơn vị đặc thù, trực thuộc của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ- Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, chủ yếu sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực thương mại, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa (vật tư, thiết bị và quần áo BHLĐ cung cấp cho ngành than) Do đó, kinh doanh thương mại là hoạt động chính của Xí nghiệp Bên cạnh đó, 1 phần hoạt động sản xuất kinh doanh còn lại của Xí nghiệp được thể hiện thông qua việc: Đóng mới, sửa chữa, hoán cải phương tiện thủy, sản xuất quần áo BHLĐ Do vậy, công nghệ sản xuất đang áp dụng tại Xí nghiệp được thể hiện thông qua 2 phương diện:

B Đóng mới, sửa chữa, hoán cải phương tiện thủy :

Trong phần thuyết trình về công nghệ sản xuất đối với hoạt động đóng mới, sửa chữa, hoán cải phương tiện thủy Trong phạm vi báo cáo chỉ nghiên cứu đặc điểm của công nghệ sản xuất

* Đặc điểm của công nghệ sản xuất :

- Về phương pháp sản xuất: Phương pháp tổng đoạn.

- Về trang thiết bị: Trang thiết bị được trang bị đồng bộ, phù hợp với việc đóng, sửa chữa và hoán cải phương tiện thủy.

- Về bố trí mặt bằng nhà xưởng: Nằm tại Phường Quán Trữ - Quận Kiến

An có diện tích 24.830m 2 Điều kiện rất thuận lợi là nằm sát Sông Cấm, thuận lợi cho việc bàn giao phương tiện khi hạ thủy.

- Về an toàn lao động

+ Công nhân hàn được trang bị kính hàn + Công nhân sơn được trang bị BHLĐ

C Sản xuất quần áo BHLĐ :

Sản xuất quần áo BHLĐ của Xí nghiệp là một trong những mặt hàng được đơn vị thành viên cũng như ngoài ngành rất tín nhiệm Đây là sản phẩm BHLĐ trang bị cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất và khai thác than tại các hầm lò và công trường.

* Đặc điểm của công nghệ sản xuất :

- Về phương diện sản xuất: liên hoàn và đồng bộ.

- Về trang thiết bị: Xí nghiệp trang bị máy cắt cho công nhân cắt, một dàn máy may 1 kim, máy vắt sổ, máy thùa khuy có chất lượng tốt được nhập khẩu từ Nhật Bản.

- Về bố trí mặt bằng, nhà xưởng: 1 xưởng may, 1 kho để lưu trữ vật liệu may tại số 4 Cù Chính Lan, gần khu văn phòng Xưởng may được trang bị đầy đủ tiện nghi, thuận lợi cho công nhân may (độ sáng hợp lý, hệ thống điện lưới đúng tiêu chuẩn…).

- Về an toàn lao động: Là sản phẩm dễ cháy nên hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí hợp lý Các công nhân được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, cụ thể như sau:

+ Công nhân cắt: Trang bị khẩu trang, mũ, yếm, găng tay chuyên dụng để tránh dao cắt.

+ Thợ may: Trang bị khẩu trang, mũ buộc tóc và yếm.

+ Thợ vắt sổ: Trang bị khẩu trang.

+ Công nhân đính cúc, thùa khuy: Trang bị kính không số để tránh kim gẫy bắn vào mắt.

2.2.1.2 Mô tả công việc của các phòng ban chức năng Để tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh,sử dụng có hiệu quả tài sản cũng như nhân lực góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đã nghiên cứu, sắp xếp bộ máy tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp về trình độ nghiệp vụ, năng lực tay nghề chuyên môn đẻ phát huy tốt mọi tiềm năng vốn có Do vậy, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, Xí nghiệp đã chủ động tổ chức cơ cấu cán bộ, phòng ban nghiệp vụ, bố trí lao động một cách hợp lý, bảo đảm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi quan hệ công tác được diễn ra một cách đồng bộ, ăn khớp trong toàn bộ xí nghiệp và sự thống nhất chỉ đạo tập trung dân chủ

- Cơ cấu bố trí sắp xếp, nhiệm vụ của ban lãnh đạo các phòng ban, tổ đội, trong Xí nghiệp như sau:

- Chịu trách nhiệm trước Công ty và các cơ quan quản lý, pháp luật Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cảu Xí nghiệp.

- Điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc trong việc điều hành quản ký kinh doanh của Xí nghiệp.

- Ngoài ra, Giám đốc Xí nghiệp điều hành chung một số phòng nghiệp vụ về hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

+ Phòng tổ chức hành chính về một số hoạt động tổ chức nhân sự, lao động tiền lương.

+ Phòng kế hoạch về hoạt động sản xuất kinh doanh và ký kết các hợp đồng kinh tế.

+ Phòng kế toán tài chính về quản lý tài chính, quản lý chi phí, báo cáo tài chính. + Phòng vận tải thủy về kế hoạch sản xuất kinh doanh của đội và các hợp đồng cận tải chuyển cho các nhà máy điện, đạm và các đơn vị thành viên trong cả nước.

+ Kho Quảng Yên về tổ chức nhân sự quản lý chung.

+ Xưởng sửa chữa phương tiện tải thủy trong và ngoài Xí nghiệp.

*Phó giám đốc kinh doanh :

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực trực tiếp tham gia điều hành quản lý kinh doanh của Xí nghiệp gồm:

+ Điều hành trực tiếp phòng kinh doanh và phòng cấp phát về mua bán vật tư, thiết bị.

+ Điều hành trực tiếp phòng hàng hóa, phòng cấp phát về công tác tiếp nhận hàng ủy thác, tổ chức điều hành công tác tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa ủy thác, hàng dự trữ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.

*Phó giám đốc kỹ thuật :

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kỹ thuật, an toàn lao động tham gia điều hành:

+ Điều hành trực tiếp phòng vận tải thủy.

+ Điều hành phòng kỹ thuật về vật tư cho công tác sửa chữa và quản lý hàng hóa dự trữ của Tập đoàn.

+ Điều hành trực tiếp phòng hàng hóa về công tác tiếp nhận hàng ủy thác, tổ chức điều hành công tác tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa ủy thác của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.

*Chức năng, nhiêm vụ của từng phòng ban :

*Phòng Tổ chức – Hành chính :

- Giúp Ban Giám đốc quản lý, điều hành và thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, quản trị, hành chính.

- Điều hành và quản lý các hoạt động Nhân sự và Hành chính.

- Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nội quy, quy chế chính sách về nhân sự và hành chính cho Xí nghiệp làm cơ sở trình Công ty.

- Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối nội,đối ngoại, các thông báo hội nghị của Lãnh đạo Xí nghiệp.

- Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng, các phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, ký kết các hợp đồng kinh tế, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo các kỳ báo cáo, quản lý trực tiếp Đội Ôtô (bao gồm 10 xe Kamaz) vận chuyển than cho các Mỏ.

*Phòng tài chính kế toán :

- Giúp Giám đốc Xí nghiệp theo dõi việc thực hiện các hoạt động kinh tế – tài chính cảu Xí nghiệp Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước (thuế, tài chính…)

- Quản lý hoạt động tài chính của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước và Ban Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của Xí nghiệp.

- Quản lý, điều hành các hoạt động tài chính kế toán.

- Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và chiến lược về tài chính.

- Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

- Dự báo tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.

- Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuấta kinh doanh và ciệc đầu tư của Xí nghiệp có hiệu quả.

- Xây dựng quy chế, quy định về các lĩnh vực hoạt động tài chính kế toán.

- Xây dựng kế hoạch tài chính của Xí nghiệp.

*Phòng kỹ thuật vật tư :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬN TẢI HẢI PHÒNG

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA XÍ NGHIỆP

- Xí nghiệp nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ lớn từ Công ty

Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Dự báo nhu cầu thị trường vật tư và vận tải ngày càng lớn, ổn định Theo kế hoạch của Tập đoàn và Công ty giao hàng năm nên Xí nghiệp có điều kiện để phát huy hết lực lượng lao động sản xuất, cải thiện được điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động.

- Hệ thống phương tiện vận tải đã và đang được tiếp đầu tư đã dần phát huy được hiệu quả.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như mặt bằng công nghiệp, nhà ăn, nhà làm việc, phân xưởng đã được xây dựng mới và được thường xuyên sửa chữa, nâng cấp nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, ăn ở, vui chơi giải trí của người lao động.

- Cơ chế quản lý chi phí chặt chẽ theo hệ thống kinh tế kỹ thuật thông qua các quy định như: khoán chi phí, giá thành cho phân xưởng, phòng ban; khuyến khích các lợi ích vật chất (lương, thưởng…) đối với những bộ phận thì tiết kiệm chi phí…

Chỉ số giá cả và xăng dầu đối với các yếu tố đầu vào tăng mạnh ảnh hưởng đến giá thành và chi phí hàng năm.

Khả năng cạnh tranh của các công ty khác trong việc cung cấp vật tư thiết bị

Thành phố cảng có nhiều doanh nghiệp vận tải cạnh tranh về chất lượng dịch vụ

3.1.3 Phương hướng phát triển của Xí nghiệp và các giải pháp thực hiện

- Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới là tập trung vào việc: Mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

- Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

+ Trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ, Xí nghiệp tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức của Xí nghiệp theo hướng gọn nhẹ, linh động.

+ Ban hành hệ thống các văn bản quy định về quản lý nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp như: Quy chế quản lý cán bộ, Quy chế quản lý lao động tiền lương, Quy chế khoán và quản trị chi phí, giá thành, Quy chế quản lý vật tư… và một số quy chế khác, nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý.

+ Đối với quản lý lao động, tiếp tục đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động thep hướng tinh gọn Nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý từ tổ sản xuất nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và vải thiện điều kiện làm việc, điều kiện dinh hoạt cho cán bộ nhân viên Tạo thêm việc làm nhằm làm duy trì nguồn nhân lực lao động hiện có.

+ Đối với việc quản lý giá thành, chi phí, nghiên cứu giải pháp ký kết hợp đồng

Trách nhiệm với hệ thống cán bộ tham mưu cấp phòng và hệ thống cán bộ chỉ huy, điều hành sản xuất cấp phân xưởng, nhằm phân định rõ trách nhiệm quản trị chi phí từng khâu với mục tiêu: Kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh ở tất cả các khâu, các công đoạn Tiến tới tất cả các nhóm chi phí phát sinh đều có các bộ phận được giao quản lý, phụ trách.

Năm 2011 Xí nghiệp thành lập thêm một phòng chức mới là : Phòng kinh doanh kho bãi Với nhiệm vụ chính là : Kinh doanh bãi container đóng hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu Đòi hỏi công tác quản trị nhân lực phải cập nhật thêm một một chuyên nghành Kinh tế vận tải biển sao cho phù hợp

Năm 2011 , Tập đoàn TKV giao thêm nhiệm vụ quản lý vận tải than cuối nguồn cho Xí nghiệp Do vậy Xí nghiệp có một số thay đổi số lượng phòng ban chức năng Cụ thể : Phòng vận tải thủy sẽ được tách thành : Phòng vận tải thủy

Phòng vận tải thủy 1 với chức năng quản lý vận tải than nội địa Thành lập 4 trạm nhận than đầu nguồn và 5 trạm giao than cuối nguồn

Phòng vận tải thủy 2 phụ trách 6 đoàn vận tải thủy TVN Và một số đoàn sẽ được hạ thủy trong năm 2011

3.1.4 Phương hướng quản trị nhân lực trong những năm tới của Xí nghiệp Để nâng cao chất lượng những công tác của Xí nghiệp trong những năm sắp tới và nâng cao, tính hiệu quả của tổ chức thì việc tuyển dụng người, có năng lực và trình độ là công việc luôn cấp thiết

Lựa chọn được những nhân tài cho đất nước, phù hợp với yêu cầu của công việc thì bên cạnh công tác tuyển dụng nội bộ, xí nghiệp tăng cường tuyển từ các nguồn bên ngoài để tạo ra động lực mới, góp phần tạo dựng các mục tiêu mới

Hoàn thiện cơ cấu quản lý: hoàn thiện đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của

Xí nghiệp là một tất yếu cần thiết phù hợp với cơ chế quản lý mới, cơ cấu phải đó phải phát huy được vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong Xí nghiệp , Xí nghiệp đã đổi mới hoàn toàn cơ cấu quản lý gọn, nhẹ, chất lượng, từ đó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiểu quả, lãnh đạo, thực hiện những mục tiêu vừa qua và sắp tới Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ làm vịêc cho cán bộ công nhân viên qua các hình thức sau :

- Tham gia các khoá huấn luyện.

- Cử những cán bộ có năng lực, tham gia học nâng cao tay nghề, tại các trung tâm đào tạo kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện cho các công nhân viên có tay nghề cao, nâng cao trình độ bằng cách nhập học các trường Đại học, Tại chức, dành cho cán bộ công nhân viên.

- Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ quản lý, nghiên cứu, thợ kỹ thuật v.v nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện những công tác trong những năm tới, tạo điều kiện cho những cán bộ giỏi có cơ hội thăng tiến, đảm nhiệm các trọng trách quan trọng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP

3.2.1 Về tuyển dụng Để XN ngày càng phát triển, có hiệu quả cao, chất lượng tốt thì việc tuyển dụng người có năng lực, trình độ là rất cần thiết Hiện nay chính sách tuyển dụng của XN tương đối thích hợp và có hiệu quả.

- XN tuyển những người đúng chuyên ngành, nghề phù hợp với công việc, khi cần tuyển dụng nhân viên, muốn có cơ hội chọn lựa thì cần tăng cường tuyển từ các nguồn bên ngoài.

- Trong trường hợp cần lao động gấp thì XN nên Viện sử dụng phương pháp nhờ giới thiệu đăng tin tuyển.

- XN thường xuyên tuyển dụng cả ở nguồn bên trong, lẫn bên ngoài, phát hiện những cán bộ công nhân viên giỏi, có tay nghề để tuyển lao động vào làm việc tại XN

3.2.2 Về đào tạo và phát triển nhân lực

- Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho người lao động phải căn cứ vào mục tiêu phát triển của Công ty Từ đó đánh giá chính xác nhu cầu hiện tại và những mục tiêu của những năm tiếp theo.

- XN mở lớp đào tạo, huấn luyện một số cán bộ quản lý của XN, cử đi học cán bộ khoá nâng cao chuyên ngành, thi lên bậc, nâng cao trình độ nghiệp vụ của phòng ban, học thêm ngoại ngữ, sử dụng thông thạo vi tính.

- Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý giỏi có cơ hội thăng tiến.

- Để có đội ngũ cán bộ như mong muốn thì XN cần có kế hoạch đào tạo để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác quản trị.

- Đối với những lao động có chuyên môn nghiệp vụ thì phải có kế hoạch, chương trình cụ thể đặt ra để bồi dưỡng cho cán bộ vào các kỳ đến niên hạn xét bậc lương.

- Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu thích công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp

- Đề bạt những nhân viên, cán bộ có tài năng, có chế độ thưởng, phát rõ ràng, công bằng, đó là yếu tố kích thích, sự cống hiến của mình đối với XN

- Nhân viên phải được đào tạo đúng ngành, đùng nghề.

- Ngoài ra XN nên tổ chức lần giao lưu giữa các nhân viên với nhau.

- Người làm trước có kinh nghiệp hướng dẫn cho những nhân viên mới.

3.2.3 Về chế độ thù lao lao động Điều chỉnh cách tính lương và tính điểm. Điều chỉnh cách tính lương.

- Điều chỉnh cách tính lương cho bộ phận gián tiếp.

Hiện nay quỹ lương cho bộ phận này tách với quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất. Điêù này sẽ làm mất cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, vì nếu không có việc thì lao động trực tiếp sẽ không có lương Do đó XN có thể

= Tổng lương tổng duyệt x Hệ số

KH 1 áp dụng hình thức phân phối lương trong đó lương lao động gián tiếp gắn với lao động trực tiếp.

Quỹ lương lao động gián tiếp

Quỹ lương lao động trực tiếp

( Hệ số KH1 được xác định theo các phòng ban)

- Điều chỉnh cách tính lương cho các trưởng đơn vị.

Các trưởng đơn vị hưởng lương không từ quỹ lương mà do giám đốc trả, các phó đốc hưởng lương theo mức lương bình quân của các trưởng đơn vị và giám đốc lại hưởng lương theo mức lương bình quân của các phó giám đốc.

Hệ số có K1 do giám đốc đánh giá nghĩa là lương của phó giám đốc ảnh hưởng bởi KH1 lương của giám đốc lại liên quan trực tiếp đến lương của phó giám đốc Như vậy cách tính lương này mang tính chủ quan.

Giải quyết tồn tại này thì hệ số KH1 sẽ do hội đồng lương đánh giá, điều này đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối thu nhập, đảm bảo kết quả và tạo được tâm lý thoải mái, tích cực lao động sản xuất cho toàn bộ cán bộ trong XN.

Tất cả các điều chỉnh ở đây đều nhằm tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự ganh đua tích cực hơn, hạn chế sự vô trách nhiệm đối với công việc của người công nhân. Điều chỉnh cách tính điểm.

Với tiêu thức: “ phẩm chất lãnh đạo ” cần tham khảo thêm ý kiến của người trực tiếp lãnh đạo sau đó trình lên cấp trên xét duyệt.

Với tiêu thức: “ Độ phức tạp của công việc ” cần quy định rõ độ phức tạp của từng công việc Có như vậy mới có thể tránh được hiện tượng chủ quan và tạo sự công bằng.

Cần thay đổi số điểm các tiêu thức: độ phức tạp, thâm niên công tác, thưởng cho sáng kiến

Tiêu thức Điểm cũ Điểm mới Độ phức tạp công việc

- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của XN trở thành một tổ chức lớn có uy tín trong thị trường phải chú trọng tới nguồn nhân lực của mình, phải khuyến khích và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những nhân viên đã làm tốt phần việc của mình, có tay nghề cao, có những sáng kiến mới trong công việc.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w