1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của bảo việt trong giai đoạn tới

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 128,24 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp (3)
    • I. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh (3)
      • 1. Quá trình hình thành lý luận về cạnh tranh (3)
      • 2. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh (5)
        • 2.1 Cạnh tranh (5)
        • 2.2 Năng lực cạnh tranh (6)
      • 3. Vai trò của cạnh tranh (7)
        • 3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh (7)
        • 3.2 Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp (8)
          • 3.2.1 Đối với doanh nghiệp (8)
          • 3.2.2 Đối với người tiêu dùng (8)
          • 3.2.3 Đối với nền kinh tế (8)
    • II. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (8)
      • 1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô (9)
        • 1.1 Khách hàng (9)
        • 1.2 Người cung ứng các đầu vào (9)
        • 1.3 Sản phẩm thay thế (10)
        • 1.4 Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành (10)
        • 1.5 Sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiềm ẩn (11)
      • 2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (11)
        • 2.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế (11)
        • 2.2 Các nhân tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật (12)
        • 2.3 Các nhân tố văn hóa xã hội (12)
        • 2.4 Nhân tố khoa học công nghệ (12)
    • III. Một số mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh (13)
      • 1. Mô hình chiến lược cạnh tranh tổng quát của M. Porter (13)
        • 1.1 Cạnh tranh về đổi mới sản phẩm (14)
        • 1.2 Cạnh tranh bằng giá cả (15)
      • 2. Ma trận SWOT (17)
  • Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh (19)
    • I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (19)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (19)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động (26)
        • 2.1 Chức năng của Trụ sở chính Tổng Công ty (26)
        • 2.2 Vai trò và nhiệm vụ của Bảo Việt (26)
        • 2.3 Lĩnh vực hoạt động (29)
        • 2.4 Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức (29)
    • II. Những nét nổi bật về thị trường bảo hiểm ở nước ta hiện nay và kết quả kinh doanh của Bảo Việt trong thời gian qua (30)
      • 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay (30)
        • 1.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (33)
        • 1.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ (33)
        • 1.3 Tình hình kinh tế – xã hội và thị trường bảo hiểm năm 2006 (34)
      • 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trong những năm qua (35)
        • 2.1 Kết quả doanh thu và hiệu quả toàn Tổng công ty (35)
        • 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (36)
        • 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của bảo hiểm nhân thọ (36)
        • 2.4 Kết quả hoạt động đầu tư tài chính (37)
    • III. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Bảo Việt (38)
      • 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (38)
        • 1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh (38)
          • 1.1.1 Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (39)
          • 1.1.2 Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (39)
          • 1.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (40)
        • 1.2 Đặc điểm về tổ chức (41)
          • 1.2.1 Giai đoạn từ năm 1995 đến hết năm 2003 (41)
          • 1.2.2 Giai đoạn từ ngày 01/01/2004 đến nay (42)
        • 1.3. Đặc điểm về sở hữu (44)
      • 2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Việt Nam (44)
        • 2.1 Cơ hội và thách thức đối với Bảo Việt Việt Nam (44)
          • 2.1.1 Các cơ hội kinh doanh (44)
          • 2.1.2 Các thách thức kinh doanh (46)
        • 2.2 Điểm mạnh, điểm yếu (48)
          • 2.2.1 Vị trí thị trường (48)
          • 2.2.2 Kết quả thực hiện mục tiêu “tăng trưởng” và “hiệu quả” (49)
          • 2.2.3 Kết quả kinh doanh của Bảo Việt so với các doanh nghiệp khác (2003) (49)
          • 2.2.4 Kết quả phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm (50)
          • 2.2.5 Khai thác thị trường tiềm năng (51)
          • 2.2.6 Trình độ quản lý (51)
          • 2.2.7 Kênh phân phối (52)
          • 2.2.8 Đầu tư tài chính (53)
          • 2.2.9 Nguồn lực tài chính (53)
          • 2.2.10 Tổ chức nhân sự (54)
  • Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (55)
    • I. Định hướng phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt (55)
      • 1. Sứ mệnh của Bảo Việt (56)
      • 2. Tầm nhìn chiến lược (56)
      • 3. Định hướng và mục tiêu chiến lược đến năm 2010 (56)
      • 4. Một số chỉ tiêu phát triển của Bảo Việt đến năm 2010 (57)
      • 1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới (58)
      • 2. Tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện bổ sung vốn điều lệ (59)
      • 3. Tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm (60)
      • 4. Đa dạng hóa, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư (62)
      • 5. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động kinh (63)
      • 6. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ quản lý; hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (64)
      • 7. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng (65)
      • 8. Hàng năm tự tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của mình, sau đó (65)
    • III. Một số kiến nghị hoàn thiện giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt (66)
      • 1. Sản phẩm bảo hiểm (67)
      • 2. Chất lượng dịch vụ (68)
      • 3. Bộ máy nhân sự (68)
      • 4. Phát triển kênh phân phối (69)
      • 5. Tuyên truyền quảng cáo (69)
      • 6. Hệ thống thông tin (70)
  • KẾT LUẬN (71)

Nội dung

Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh

1 Quá trình hình thành lý luận về cạnh tranh

Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa Cạnh tranh là động lực và tạo môi trường thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất Vấn đề cạnh tranh kinh tế, về mặt lý luận từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước C.Mác đề cập đến

Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tự do kinh tế phát triển ở Anh với lý thuyết của Adam Smith và David Ricado Trong suốt quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tự do kinh tế đã hình thành nên một số quan điểm trụ cột của nó Những quan điểm này được hình thành trên cơ sở giả định về cạnh tranh hoàn hảo và thị trường hoàn hảo Cạnh tranh sẽ làm cân bằng cung cầu, làm cho sự phân phối tài nguyên được hợp lý, làm cho sản phẩm ngày càng tốt và giá rẻ Ở phương Tây, các nhà lý luận luôn dốc sức nghiên cứu lý luận cạnh tranh trong các mặt kinh tế, chính trị và tư tưởng xã hội, trọng điểm nghiên cứu luôn xoay quanh bốn vấn đề cốt lõi của cạnh tranh:

 Cạnh tranh hoặc quy tắc có phải là cơ sở đúng đắn và thích hợp với tổ chức xã hội không?

 Cạnh tranh và hợp tác có phải là phương thức tự nhiên của hành vi của con người không?

 Đứng trước vấn đề cạnh tranh người ta có sự lựa chọn nào khác không?

 Hành vi cạnh tranh có thể cùng tồn tại một cách hòa thuận với phương thức hành vi xã hội hoặc hành vi tập thể được tuân theo một cách rộng rãi không?

Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho bốn câu hỏi trên, có bốn nguồn lý luận đã ảnh hưởng sâu xa đối với lý luận cạnh tranh của phương Tây bấy giờ và với phương thức hành vi của con người Trước hết là tư tưởng của Adam Smith, ông cho rằng muốn cho cạnh tranh phát triển, Nhà nước phải đề ra các chính sách thích hợp để khuyến khích kinh doanh phát triển ở cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng Nhà nước không nên can thiệp sâu vào cạnh tranh, chỉ nên tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh phát triển Smith chủ trương tự do cạnh tranh, làm cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng, nhưng nếu cạnh tranh không công bằng sẽ có hiện tượng dối trá lừa bịp, cá lớn nuốt cá bé Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận vai trò tác dụng to lớn của cạnh tranh đối với xã hội. Đến Karl Marx, lý luận cạnh tranh của ông phát triển ở tầm cao hơn, gồm cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng và cạnh tranh giữa các ngành Ba mặt đó diễn ra xoay quanh giá trị, mà cụ thể là sự quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của Mác Cạnh tranh kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi của những người sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở thực lực kinh tế của họ Karl Marx đã chỉ ra tính hai mặt của lao động là lao động cụ thể và lao động trừu tượng Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (v+m) Từ đó Mác chỉ ra cơ cấu chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh Cạnh tranh cũng gây ra sự tác động lẫn nhau, phức tạp giữa các nhà tư bản cá biệt có lợi ích riêng hoặc những đương sự hoạt động kinh tế khác, điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

Từ đầu thế kỷ XX đến những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ này lý luận cạnh tranh là lấy cạnh tranh hoàn hảo làm mô hình cạnh tranh hiện thực.

Mô hình cạnh tranh hoàn hảo được đánh giá tốt là vì: Nó chú ý đầy đủ tới vấn đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ưu tài nguyên kinh tế và đây là mô hình hướng vào người tiêu dùng Tuy nhiên mô hình này vẫn còn nhiều khuyết điểm và nó đã không giải thích được các hiện tượng kinh tế diễn ra trong giai đoạn này

Vào nửa sau của thế kỷ XX, các nền kinh tế phát triển mạnh, các lý thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển và của Keynes đã kết hợp với nhau hình thành nên lý thuyết của kinh tế học hiện đại để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa phát triển Môi trường cạnh tranh hiện nay là môi trường không hoàn hảo, tức là vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền, vừa cạnh tranh vừa hợp tác cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế

Như vậy cạnh tranh đã hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất xã hội, nhờ cạnh tranh mà xã hội loài người phát triển về mọi mặt Quan niệm về cạnh tranh ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn bởi cạnh tranh kích thích lòng tự hào, ham muốn làm giàu, làm cho mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát triển ra phạm vi toàn cầu

2 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực trong nền kinh tế thị trường Do các cách tiếp cận khác nhau mà có rất nhiều các quan niệm khác nhau về cạnh tranh Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy một vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.

Trong bất kì kĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh Không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kĩ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội.

Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh chóng trong khi có nhiều người cùng bán sản phẩm đó trên cùng một thị trường Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng cucả nó, giá cả, tốc độ cung cấp, thương hiệu, uy tín của người bán, quảng cáo…

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần lớn tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Để đánh giá NLCT của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân và uy tín của doanh nghiệp…

OECD đã đưa ra định nghĩa sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

3 Vai trò của cạnh tranh

3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định phân bổ nguồn lực, sản xuất và phân phối sản phẩm dựa trên cơ sở các mức giá được xác định qua những giao dịch tự nguyện giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và chủ sở hữu các yếu tố sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng được đặt ở vị trí hàng đầu, kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu, nhà doanh nghiệp là nhân vật trung tâm Giá cả được hình thành tự nguyện qua giao dịch trên thị trường là quyết định việc phân bổ các nguồn lực và nền sản xuất xã hội Chính sự phát triển mạnh mẽ đó ngày càng khoét sâu hơn “hố giàu – nghèo” Các nước đang phát triển vẫn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, sự thiệt thòi đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đối xử bất bình đẳng và sự không cân sức về năng lực cạnh tranh.Các nước đang phát triển phải tìm cách vươn lên để làm cho các sản phẩm và doanh nghiệp của mình có năng lực cạnh tranh ngày một tốt hơn, làm cho đất nước nhanh chóng giàu lên để rút ngắn khoảng cách tụt hậu Các doanh nghiệp cần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, là một cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp mà không có đích cuối cùng Ai cảm nhận thấy đích,người đó sẽ trở thành bước đệm để đối thủ vươn lên phía trước Thị trường luôn biến đổi và vận động không ngừng theo những quy luật vốn có của nó, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo và duy trì sức mạnh trên thị trường.

3.2 Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp 3.2.1 Đối với doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.

1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Khách hàng là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp, là đối tượng mà các doanh nghiệp phục vụ Vì vậy mà nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng Khách hàng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi nếu họ là khách hàng lớn khi mua với số lượng lớn họ có thể áp đặt lên doanh nghiệp một số điều kiện hay khi mua khách hàng phải đặt cọc một khoản tiền, điều đó đã ràng buộc khách hàng với doanh nghiệp.

1.2 Người cung ứng các đầu vào

Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu việc cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất gặp khó khăn, giá nguyên vật liệu cao sẽ đẩy giá thành trong sản xuất lên cao và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để kinh doanh đạt hiệu quả tốt doanh nghiệp phải tìm mua các đầu vào từ bên ngoài với điều kiện người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nếu không doanh nghiệp cũng sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của họ Vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn người cung ứng một cách cẩn thận và phải thiết lập mối quan hệ tốt với người cung ứng giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau trong quan hệ bạn hàng.

Việc mua đầu vào là khâu thứ ba của quá trình quan lý chất lượng (thứ nhất là marketing, thứ hai là thiết kế, thứ ba là mua hàng), nó giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, vì vậy tìm người cung cấp có uy tín là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đảm bảo cho đầu ra của các quá trình đó có năng suất và chất lượng cao.

Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu biến động tất yếu của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng phong phú và cao cấp hơn Sản phẩm thay thế làm giảm đi tính cần thiết, mức độ quan trọng của các sản phẩm bị thay thế Trước tình hình hàng hóa thay thế phong phú và giá rẻ đã, đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêu thụ các sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn Để thoát khỏi sức ép đó doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới công nghệ để tạo được sản phẩm có tính khác biệt cao hoặc về chất lượng hoặc về kiểu dáng, hoặc giá cả, hoặc là doanh nghiệp phải chuyển đổi mặt hàng kinh doanh hoặc ngành kinh doanh.

1.4 Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành

Số lượng các doanh nghiệp trong ngành có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vì nếu trong một ngành mà chỉ có một vài doanh nghiệp thì cường độ cạnh tranh sẽ yếu hơn vì doanh nghiệp thống lĩnh sẽ đóng vai trò chỉ đạo giá Trong trương hợp doanh nghiệp không phải là thống kĩnh thì năng lực cạnh tranh sẽ kém hơn Nhưng nếu ngành mà chỉ có một số doanh nghiệp có quy mô tương đương nhau thì cương độ cạnh tranh sẽ rất cao vì doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm vị trí thống lĩnh Năng lực cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp có lợi thế về giá cả, chất lượng, sản phẩm…

Ngoài ra, tình hình cạnh tranh của ngành cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu ngành đó ổn định tốc độ tăng trưởng của ngành cao sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển, mức độ cạnh tranh sẽ bớt căng thẳng hơn.

1.5 Sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiềm ẩn

Khi có thêm bất kì một doanh nghiệp nào đó tham gia vào thị trường thì số lượng các doanh nghiệp sẽ tăng lên, nếu quy mô của thị trường không đủ lớn thì các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh khá gay gắt để tồn tại và phát triển Khi đó doanh nghiệp sẽ yếu đi và có khả năng phá sản nếu không có các biện pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất các công cụ cạnh tranh.

2 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

2.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thhương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư… Các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp thuộc ngành đó Ví dụ như: Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm Tỷ giá hối đoái và sức mua của đồng tiền trong nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh…Các chính sách kinh tế phải minh bạch rõ ràng, không phân biệt các loại hình doanh nghiệp sẽ có tác động tới hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2 Các nhân tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật

Mọi luật lệ và quy định trong hợp tác và kinh doanh đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tới năng lực cạnh tranh của nó Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Tăng cường ổn định chính trị là điều kiện vô cùng quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.3 Các nhân tố văn hóa xã hội

Nhân tố văn hóa xã hội ở đây là phong tục tập quán, lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng tôn giáo đã hình thành nên những đặc điểm của thị trường mà từ đó các doanh nghiệp định hướng kinh doanh sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Khi mà doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội, nhu cầu của thị trường có mọt chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng.

2.4 Nhân tố khoa học công nghệ

Ngày nay, nhân tố khoa học kỹ thuật là sự bùng nổ của khoa học công nghệ, nắm bắt được công nghệ là một đảm bảo cho sự thành công Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã tạo nên sự khác biệt về chất lượng,kiểu dáng và giá thành của sản phẩm tạo nên năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Như vậy việc đổi mới công nghệ không chỉ ở phần cứng (máy móc thiết bị) mà còn ở cả phần mềm(phương pháp tổ chức, quản lý, kỹ năng, trình độ của người lao động) Khoa học công nghệ sẽ tạo ra các công nghệ kỹ thuật mới vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường sinh thái nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Chiến lược khác biệt hóa diện rộng

Chiến lược khác biệt hóa diện hẹp

Chiến lược cung câp chi phí thấp diện rộng

Chiến lược chi phí thấp diện hẹp

Mảng thị trường đan xen rộng của người mua

Mảng thị trường hẹp(thị trường ngách)

Kiểu lợi thế cạnh tranh theo đuổi

Một số mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh

1 Mô hình chiến lược cạnh tranh tổng quát của M Porter

- Chiến lược cung cấp chi phí thấp diện rộng: Cạnh tranh bằng chi phí thấp nhất cho toàn bộ chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp Đứng đầu về chi phí thấp có nghĩa tất cả các chi phí đều thấp không chỉ có chi phí sản xuất thấp.

- Chiến lược cung cấp chi phí thấp diện hẹp: Cạnh tranh bằng chi phí thấp nhất chỉ cho một số chủng loại sản phẩm.

- Khi nào chiến lược chi phí thấp có tác dụng tốt nhất?

+ Cạnh tranh về giá khốc liệt.

+ Sản phẩm được chuẩn hóa hoặc có nhiều nhà cung cấp.

+ Có rất ít cách để có thể có được sự khác biệt hóa tạo giá trị cho khách hàng.

+ Hầu hết người mua sử dụng sản phẩm theo cách giống nhau.

+ Người mua chỉ phải chịu chi phí thấp để chuyển sang dùng sản phẩm khác. + Người mua khối lượng lớn và có quyền đàm phán đáng kể.

+ Công ty mới tham gia thị trường sử dụng chính sách giá giới thiệu thấp để thu hút người mua và xây dựng thị trường.

- Chiến lược khác biệt hóa diện rộng: Cạnh tranh bằng sự khác biệt cho toàn bộ chủng loại sản phẩm

- Chiến lược khác biệt hóa diện hẹp: Cạnh tranh bằng sự khác biệt chỉ cho một số chủng loại sản phẩm.

- Khi nào chiến lược khác biệt hóa thích hợp nhất?

+ Có nhiều cách để khác biệt hóa sản phẩm làm tăng giá trị và hài lòng khách hàng.

+ Nhu cầu và sử dụng người mua khác nhau.

+ Ít đối thủ theo một cách tiếp cận khác biệt hóa tương tự.

+ Thay đổi công nghệ và đổi mới sản phẩm diễn ra nhanh chóng.

Từ mô hình trên ta có thể thấy các chiến lược cạnh tranh sau:

1.1 Cạnh tranh về đổi mới sản phẩm

Một sản phẩm với đặc tính độc đáo hấp dẫn sẽ giúp công ty:

- Đưa ra một mức giá cao

- Tăng cường sản lượng bán

- Xây dựng sự trung thành thương hiệu

Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ để cạnh tranh thì phải làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường bằng cách:

- Hoàn thiện sản phẩm cũ bằng cách cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm

- Phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường: thỏa mãn thị hiếu của khách hàng; có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu; đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,

-Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm

- Duy trì, củng cố và mở rộng thị trường, giũ vũng được uy tín của sản phẩm

1.2 Cạnh tranh bằng giá cả

Giá cả sản phẩm là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự tính có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi sản phẩm đó trên thị trường Cạnh tranh về giá thường được sử dụng khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới vào thị trường hoặc muốn thâm nhập vào thị trường mới hoặc muốn tiêu diệt đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh bằng giá có lợi thế hơn với các doanh nghiệp có quy mô lớn Lợi thế cạnh tranh của nhà cung cấp chi phí tốt nhất xuất phát từ việc có được các đặc tính sản phẩm vượt trội đối thủ cạnh tranh nhưng đánh bại họ về giá Tức tạo ra giá trị hơn hẳn bằng cách đáp ứng bằng hoặc cao hơn kỳ vọng của khách hàng về đặc tính của sản phẩm và đưa ra giá thấp hơn họ nghĩ.; trở thành nhà cung cấp giá thấp về sản phẩm với các thuộc tính sản phẩm từ tốt đến tuyệt vời, sau đó sử dụng lợi thế về chi phí để làm giảm giá các thương hiệu cạnh tranh Thành công phu thuộc vào việc có được các kỹ năng và năng lực để cung cấp cho khách hàng kết quả và các tính năng hấp dẫn với mức chi phí thấp hơn đối thủ.

Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó có cách định giá cho mỗi loại thị trường:

- Chính sách định giá thấp

Chính sách định giá thấp hơn giá thị trường để thu hút người tiêu dùng về phía mình, thường được áp dụng khi doanh nghiệp có quy mô lớn muốn thâm nhập vào thị trường mới, muốn bán sản phẩm với khối lượng lớn

- Chính sách định giá ngang bằng với giá thị trường

Với chính sách này doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác tiếp thị, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng để tồn tại và phát triển.

- Chính sách định giá cao

Chính sách này áp dụng khi doanh nghiệp có được sản phẩm độc quyền, không bị cạnh tranh.

- Chính sách bán phá giá

Giá bán thấp hơn hẳn giá trên thị trường, nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh Nhưng chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, tiềm lực về khoa học công nghệ và uy tín sản phẩm trên thị trường.

1.3 Cạnh tranh về hệ thống phân phối, bán hàng và sau bán hàng. Để tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối Cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ sau bán hàng để thu hút khách hàng Việc tổ chức hiện phân phối và bán hàng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh, tăng doanh thu và lợi nhuận; có nhiều bạn hàng mới khai thác trên thị trường; tạo dựng uy tín của sản phẩm, giúp khách hàng biết đến công dụng và tính năng của nó.

(liệt kê các cơ hội)

(liệt kê những nguy cơ)

(liệt kê các điểm mạnh)

( sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội)

( vượt qua những bắc trắc bằng tận dụng những điểm mạnh)

(liệt kê những điểm yếu)

( hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội)

(tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa)

- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, văn hóa của tổ chức Việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung trong ngành.

- Phân tích về cơ hội, đe dọa còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường bên ngoài.

- Các thành phần của ma trận SWOT có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược nhằm phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội và ngăn chặn các mối đe dọa ra sao, biết được các điểm yếu có thể hạn chế ra sao trong việc nắm bắt cơ hội và tạo ra sự khó khăn trong việc chống đỡ được các mối đe dọa

3.Mô hình cạnh tranh “năm lực lượng” của M.Porter:

Mối đe dọa từ các đối thủ mới

Khả năng thương lượng của khách hàng

Khả năng thương lượng của nhà cung cấp

Mối đe dọa từ những sản phẩm&dịch vụ thay thế Tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ

Mô hình xem xét về khả năng cạnh tranh của một tổ chức trong môi trường hoạt động được xác định bởi các đặc tính kỹ thuật và kinh tế của ngành công nghiệp đó và 5 lực lượng môi trường Theo Porter, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này và đưa ra một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức.

Năm lực lượng Porter đưa ra là những mối quan hệ giữa các nhà quản lý của một tổ chức với những người đang hoạt động của các tổ chức khác trong cùng ngành công nghiệp.

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cách đây 40 năm, Công ty Bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch Bảo Việt) chính thức được thành lập trên cơ sở quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965 Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng và gian khổ của dân tộc, Bảo Việt ra đời với sứ mạng là tạo nền móng cho sự phát triển của một ngành kinh tế mới

Trong những ngày đầu thành lập Bảo Việt chỉ có trụ sở chính ở Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng Với 20 cán bộ và nhân viên, Bảo Việt thực hiện hai loại nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm tàu biển và bảo hiển hàng hóa vận chuyển đường biển Đến nay, Bảo Việt đã là một Tổng Công ty nhà nước được xếp hạng đặc biệt với 02 đơn vị hạch toán độc lập là Bảo Việt Nhân Thọ và Bảo Việt Việt Nam với 126 công ty hạch toán phụ thuộc có mặt trên tất cả

64 tỉnh, thành phố của cả nước Bảo Việt có 1 công ty đại lý môi giới tái bảo hiểm tại London, có đại diện tại Singapore Bảo Việt đã triển khai được 120 nghiệp vụ bảo hiểm trong đó có 80 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, 40 nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt đã có trên 5.000 cán bộ công nhân viên và gần 40.000 đại lý bảo hiểm, trong số đó có nhiều người được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước.

Khi bắt đầu hoạt động, vốn điều lệ của Bảo Việt là 10 triệu đồng (tương đương với 2,4 triệu USD), doanh thu đạt 800 nghìn đồng/năm Đến nay vốn điều lệ của Bảo Việt đã lên tới 3.000 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD), tổng tài sản của Bảo Việt đạt 10.000 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 5.800 tỷ đồng Nếu 10 năm trước đây, việc sử dụng máy tính là không đáng kể, thì đến nay toàn tổng công ty đã có trên 4000 máy tính, hàng trăm máy chủ đặt tại các đơn vị trực thuộc, tổng trị giá nhiều chục tỷ đồng với hơn 23 chương trình phần mềm ứng dụng hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế và quản lý cao Ngày nay Bảo Việt có cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kinh doanh tiên tiến và hiện đại so với các doanh nghiệp lớn trong nước, góp phần quan trọng giúp Bảo Việt có sức cạnh tranh, mở rộng quan hệ kinh doanh và chuẩn bị hội nhập quốc tế Sự lớn mạnh nhanh chóng của doanh nghiệp Bảo Việt đã tạo điều kiện để Bảo Việt đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế.

Trong giai đoạn: Từ 1965 đến 1994 nhà nước chủ trương độc quyền nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, nên Bảo Việt là doanh nghiệp nhà nước duy nhất tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Từ những năm đầu bước vào hoạt động, với cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, mạng lưới hoạt động còn mỏng, đội ngũ cán bộ còn non trẻ

“vừa làm, vừa học”, song với tinh thần tự lực tự cường, thực sự cầu thị, cộng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc và sự hợp tác của các công ty bảo hiểm nước ngoài (đặc biệt là Liên Xô), Bảo Việt đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đó là: Tiến hành công tác bảo hiểm nhà nước đối với tàu bè của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa Xây dựng, gom góp những đồng vốn đầu tiên của quỹ Bảo hiểm Nhà nước để bù đắp những tổn thất gây ra đối với tài sản của Nhà nước, góp phần giảm chi cho ngân sách.

Thông qua công tác bảo hiểm, Bảo Việt đã tham gia các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất như: Kiểm tra xác minh hàng hóa bảo hiểm giao thiếu,thừa ở cảng Hải Phòng và cảng khác ở Miền Bắc, tạo niềm tin với bạn bè quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, trong việc đưa hàng hóa đến Việt Nam giúp sức cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của Việt Nam Đội ngũ cán bộ bảo hiểm từ chưa biết nghiệp vụ đã tự lực làm được các nghiệp vụ cơ bản của bảo hiểm hàng hóa, tàu biển, trưởng thành nhanh chóng trong thực tế, trở thành cán bộ nòng cốt cho công ty bảo hiểm sau này Đặc biệt phong cách phục vụ khách hàng của Bảo Việt: tận tình, chu đáo đã sớm được hình thành Hình ảnh người cán bộ Bảo Việt không quản ngại gian khổ, đạn bom bắn phá để giám định hàng và tàu thời chiến tranh còn in đậm trong tâm trí nhiều khách hàng đến tận ngày nay Đồng thời khó khăn gian khổ của cuộc chiến tranh đã hun đúc nên ý chí của một tập thể con người Bảo Việt đoàn kết thương yêu cùng nhau xây dựng doanh nghiệp Nét đẹp văn hóa đó là những tài sản quý báu của Bảo Việt.

Năm 1975, sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều cán bộ lãnh đạo của Bảo Việt đã tham gia vào ban giám sát thanh lý bảo hiểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam, Việt Nam, tiến hành quản lý và giám sát toàn bộ tài sản của 51 công ty bảo hiểm thuộc chế độ cũ Tháng3/1977, chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam (là đơn vị đượcChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập ngày 17/01/1976) Kể từ đó, Bảo Việt chính thức mở rộng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh Miền Nam Cũng trong thời gian này, Bảo Việt đã mở thêm các chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố có cảng biển để phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm tàu biển như chi nhánh tạiQuảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu – Côn Đảo Đến năm 1982,được phép của Bộ tài chính, Bảo Việt đã thành lập được các văn phòng đại diện bảo hiểm ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, đánh dấu sự hình thành mạng lưới toàn quốc của mình. Để phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, ngay từ năm 1978, Bảo Việt đã bước đầu triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm liên quan như: bảo hiểm dàn khoan, bảo hiểm trách nhiệm nhà thầu phụ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm trách nhiệm đối với người lao động, bảo hiểm trộm cắp, hỏa hoạn, bảo hiểm trách nhiệm tổng hợp đối với người thứ ba, bảo hiểm tiền mặt, bảo hiểm máy bay trực thăng.

Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn, Bảo Việt đã mạnh dạn triển khai thí điểm nhiều lần bảo hiểm cây lúa – một sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đặc biệt phức tạp trong các năm 1981-1982,

1986, 1993 và đã thu được những thành công nhất định Cuối năm 1987, Bảo Việt triỉen khai bảo hiểm vạt nuôi Chỉ trong một thời gian ngắn hàng triệu gia súc đã được bảo hiểm.

Bắt đầu năm học 1985-1986, Bảo Việt triển khai bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh cho các em học sinh các trường phổ thông, trung học và đại học với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của ngành giáo dục, chính quyền các cấp và các bậc phụ huynh học sinh.

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, Bảo Việt đã tiến hành triển khai nhiều loại sản phẩm bảo hiểm phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như: bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm trách nhiệm của nhà đầu tư, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt… các loại hình bảo hiểm trên không chỉ có tác dụng làm tăng doanh thu cho Bảo Việt mà quan trọng hơn là đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo hiểm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; góp phần làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi tiến hành bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.

Cũng trong những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Bảo Việt đã triển khai hàng loạt những nghiệp vụ hướng về nhu cầu của dân cư như bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước, bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với các tàu, thuyền hoạt động trên sông, hồ, vùng nội thủy của Việt Nam, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm sinh mạng cá nhân rồi sau đó các nghiệp vụ bảo hiểm con người đã được phát triển lên thành bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, bảo hiểm kết hợp đối với con người.

Vai trò của Bảo Việt trong thời kỳ này không chỉ nổi bật bởi sự đa dạng hóa sản phẩm, đón bắt nhu cầu của nền kinh tế mà còn là sự lớn mạnh không ngừng về tổ chức Ngày 17/12/1989 Bộ Tài chính ra quyết định chuyển Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam với các công ty bảo hiểm trực thuộc tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Từ đây, vị thế mới của Bảo Việt được khẳng định và công tác bảo hiểm càng được phát triển sâu rộng hơn trên khắp cả nước Năm 1992, Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm Bavina tại Vương quốc Anh nhằm phục vụ tốt cho công tác đàm phán, tái tục hợp đồng tái bảo hiểm, ổn định kinh doanh của Bảo Việt Bavina không chỉ là nhà môi giới tái bảo hiểm nội bộ cho Bảo Việt mà còn là đầu mối thông tin thị trường quốc tế và đầu cầu đào tạo cán bộ cho hệ thống Bảo Việt.

Những nét nổi bật về thị trường bảo hiểm ở nước ta hiện nay và kết quả kinh doanh của Bảo Việt trong thời gian qua

1 Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có chiều hướng phát triển mạnh trong năm 2005 và các năm tiếp theo, bên cạnh đó thị trường bảo hiểm nhân thọ lại có chiều hướng chững lại sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2000-2003

Ngành dịch vụ kinh doanh bảo hiểm cũng không nằm ngoài tác động của nền kinh tế tài chính Việt Nam Trong năm 2004 xẩy ra nhiều sự kiệnlàm cho tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở nên “trầm lắng” và “thận trọng” hơn và đặc biệt đã xuất hiện nhiều hiện tượng gian lận chuộc lợi bảo hiểm trước những ảnh hưởng đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đã đạt được những thành tích đáng mừng, báo hiệu mọt thị trường bảo hiểm thật sự sôi động trong những năm tới Trước hết doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh trong năm qua, cụ thể: Tổng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 12.527 tỷ đồng trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 4.727 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2003; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn 7800 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2003 Tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn thị trường là 16.667 tỷ đồng Trong đó nguồn đầu tư trở lại của Bảo Việt là 8.200 tỷ đồng chiếm 49% toàn thị trường Đầu tư trung và dài hạn chiếm 70% đến 90% tổng nguồn vốn đầu tư, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, các khoản tín dụng dài hạn như: cổ phiếu… Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN trong năm 2004 đã nộp được khoảng 450 tỷ đồng.

 Mức tăng trưởng doanh thu phí hàng năm tăng rất lớn, năm 1999 là

2077 tỷ đồng (chiếm 0,52% GDP) và không ngừng tăng trưởng cho đến cuối năm 2002 thì tổng thu phí đạt trên 7.685 tỷ đồng chiếm 1,37%

GDP và tính đến hết năm 2003 tổng mức thu phí đạt 10.080 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,8% tổng GDP, năm 2004 là hơn 12.500 tỷ đồng xấp xỉ 2% GDP của cả nước.

 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 3 lần, năm 1999 đạt 1.606 tỷ đồng thì hết năm 2004 đạt gần 4.800 tỷ đồng

 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng gần 17 lần, năm 1999 đạt 485 tỷ đồng thì hết năm 2004 đạt hơn 7.800 tỷ đồng.

 Vốn kinh doanh tăng mạnh, năm 1999 là 980 tỷ đồng thì đến năm 2004 là 6.500 tỷ đồng (Bảo Việt: 3.000 tỷ, Bảo Minh: 1.000 tỷ, Prudential: 75 triệu USD)

 Mức bồi thường năm1999 là 789 tỷ đồng tính hết tháng 12/2004 thì mức độ bồi thường lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 50%.

 Việc thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN tăng, năm 1999 chỉ có 145 tỷ đồng, đến năm 2004 đã nộp được khoảng 450 tỷ đồng Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn thực hiện các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất, hoạt động xã hội nhiều tỷ đồng: xây dựng các tuyến đường lánh nạn, các biển báo nguy hiểm, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người nghèo, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng…

 Trong năm vừa qua riêng ngành bảo hiểm đã đóng góp một phần vốn không nhỏ vào nền kinh tế Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu tư trở lại cho nền kinh tế năm 2003 là 14.800 tỷ đồng, năm 2004 là 16.667 tỷ đồng

Tuy nhiên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức như:

 Sau năm 2006 công ty bảo hiểm Mỹ 100% vốn sẽ chính thức được tham gia thị trường bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ không thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, khi mà cơ chế chính sách chưa đồng bộ giữa một bên là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước và một bên là doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần với một bên là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được mở rộng ưu đãi theo Luật đầu tư.

 Luật pháp Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu và chưa đồng bộ Do chưa có luật về chống cạh tranh không lành mạnh, thiếu văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nên dẫn tới hoạt động các doanh nghiệp vi phạm các thỏa thuận về hợp tác và cạnh tranh, không thực hiện triệt để các quy định của pháp luật.

 Vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế do mới được thành lập, chưa xây dựng được quy chế gắn liền với quyền lợi của các thành viên tham gia Hiệp hội Tổ chức Hiệp hội thiếu cơ quan giám sát thi hành các thỏa thuận của thành viên dẫn tới việc các thỏa thuận không đạt được, nảy sinh hiện tượng tranh giành thu hút đại lý và nhân viên lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm thành viên.

 Nhiều mảng nghiệp vụ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn bỏ ngỏ hay ở mức độ rất hạn chế như: bảo hiểm về lĩnh vực công nghiệp (bảo hiểm cây trồng, vật nuôi…); bảo hiểm gián đoạn kinh doanh; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hỏa hoạn…

 Việc tính thuế VAT còn hạn chế và không ít khó khăn trong vấn đề tính thuế, hoàn thuế VAT, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bị tính thuế 2 lần, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Bên cạnh đó việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp. thuế thu nhập của đại lý còn nhiều bất cập.

 Cơ chế cấp giấy chứng nhận kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều bất cập quản lý về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường Phương thức kiểm tra giám sát còn nặng về hành chính đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước

 Quy định về xử phạt hành chính đối với hoạt động bảo hiểm đã được ban hành, tuy nhiên lại chưa thiết thực đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

1.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Năm 2004, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước hơn 4.700 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2003 (3.990 tỷ đồng) Bảo hiểm tài sản tăng 18%, bảo hiểm tai nạn con người tăng 17%, bảo hiểm cháy nổ tăng 17% Về cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ: bảo hiểm tai nạn con người và sức khỏe chiếm tỷ trọng 22,3%, bảo hiểm xe cơ giới chiếm 20%

Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của toàn thị trừong là 37%. Năm 2004, thị phần của các công ty bảo hiểm vẫn không có gì thay đổi về trật tự như những năm trước: Bảo Việt 38,75%; Bảo Minh 24%; PVIC 12%; PJICO 10%

1.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2003 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ làBảo Việt nhân thọ, Bảo Minh – CMG, AIA, Manulife, Prudential có số lượng hợp đồng khai thác mới đạt 800.000 hợp đồng, giảm so với năm 2003 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được coi là thị trường bảo hiểm nhân thọ hẫp dẫn thứ ba ở khu vực Châu Á nên thu hút sự quan tâm, không những của các nhà đầu tư trong nước mà còn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cụ thể là: Bảo Việt 39%; Bảo Minh – CMG 3%; AIA 9%, Manulife 12%, Prudential 38% Bảo Việt Nhân thọ là đơn vị có trích lập dự phòng thận trọng nhất chiếm tới 80% tổng doanh thu phí bảo hiểm, còn các đơn vị khác dao động từ 60% - 67% tổng doanh thu phí bảo hiểm

1.3 Tình hình kinh tế – xã hội và thị trường bảo hiểm năm 2006.

Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả năm 2006 sẽ đạt được mục tiêu 8,2% như kế hoạch đề ra và lạm phát cũng sẽ được kiềm chế ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (khoảng 7%).

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Bảo Việt

1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Trải qua hơn 40 năm, vượt qua những khó khăn thử thách, Bảo Việt đã không ngừng phấn đấu, vươn lên và trưởng thành về mọi mặt Nội dung hoạt động ban đầu chỉ là nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tàu biển thuộc nhóm loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, đến nay, qua 40 năm phát triển và trưởng thành Bảo Việt đã tiến hành kinh doanh phi ngành nghề, bao gồm: kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính. Quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh từ kinh doanh đơn nhất (bảo hioểm phi nhân thọ) đến kinh doanh đa ngành nghề là quá trình phát triển tự nhiên kinh doanh trên ba lĩnh vực: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và dịch vụ tài chính Bảo Việt hiện đứng hàng đầu về doanh thu phí bảo hiểm và thị phần trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Năm 1995 là bước ngoặt quan trọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, thị trường được mở cửa và đa dạng hóa, từ chỗ chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang có nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trong hơn 10 năm gần đây (1995-2005), tổng doanh thu của Bảo Việt tăng từ

982 tỷ đồng năm 1995 lên tới 6250 tỷ đồng năm 2005, tăng lên gần 7 lần,tăng trưởng bình quân 20%/năm Năm 2005, tổng doanh thu của Bảo Việt tăng trưởng 6% so với năm 2004 Không chỉ tăng trưởng về doanh thu, BảoViệt luôn chú trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước Năm 1995 lợi nhuận trước thuế của tổng công ty đạt 70 tỷ đồng, tăng lên hơn 5,7 lần, tăng 72,69% so với năm 2004 Bảo Việt hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hàng năm Năm 2005, BảoViệt nộp ngân sách 243 tỷ đồng, tăng 21,27% so với năm 2004.

1.1.1 Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo Việt là doanh nghiệp có thâm niên lâu đời nhất và hiện đứng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam với doanh thu phí bảo hiểm năm 2005 là 2.094 tỷ đồng, chiếm 38,63% thị phần Bảo Việt là doanh nghiệp có số lượng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nhiều nhất trên thị trường Tính đến năm 2005, Bảo Việt đã triển khai ra thị trường 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thuộc hầu hết các lĩnh vực như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm trách nhiệm… Ngoài ra Bảo Việt còn tiến hành một số nghiệp vụ bảo hiểm nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó như bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm học sinh… Bảo Việt đã thực sự trở thành lá chắn kinh tế cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc bù đắp thiệt hại, ổn định sản xuất, hỗ trợ kinh tế khi không may gặp những rủi ro bất ngờ Mỗi năm, Bảo Việt đã chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm không may bị thiên tai và tai nạn bất ngờ giúp các doanh nghiệp và cá nhân bị rủi ro nhanh chóng khôi phục sản xuất đời sống

1.1.2 Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ

Ngày 22/06/1996, Bảo Việt thành lập Công ty Bảo hiểm nhân thọ - một bước đột phá trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Tháng 8/1996, Bảo Việt phát hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên Đây cũng là những hợp đồng mở đầu cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Qua gần 10 năm hoạt động đến năm 2005, số hợp đồng có hiệu lực tại Bảo Việt là 1.700.000 hợp đồng và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 3063 tỷ đồng chiếm 37,7% thị phần Bảo Việt hiện là một trong số doanh nghiệp đứng đầu thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam về doanh thu phí bảo hiểm Với việc mở ra lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt đã tạo ra một kênh huy động vốn mới để đầu tư trở lại nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động Số lao động làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt hiện nay là trên 32.000 người, trong số đó cán bộ nhân viên hơn 2.000 và gần 30.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ Hiện nay Bảo Việt là doanh nghiệp 100% vốn trong nước duy nhất tham gia kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Bảo Việt đã cạnh tranh bình đẳng, đứng vững và phát triển trên thị trường bảo hiểm nhân thọ cùng với các công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới như Prudential, AIA, Manulife…

1.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Đầu tư vốn là một hoạt động đi liền với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt thực sự trở thành một kênh huy động vốn lớn để đầu tư trở lại nền kinh tế Năm 2005, tổng nguồn vốn của Bảo Việt đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 11.716 tỷ đồng tăng 14,26% so với năm 2004, trong đó gần 60% được đầu tư cho các chương trình mục tiêu của nhà nước và hỗ trợ ngân sách nhà nước thông qua việc mua công trái và trái phiếu chính phủ Doanh thu đầu tư tài chính của Bảo Việt năm 2005 đạt 986,26 tỷ đồng gấp trên 10 lần so với doanh thu tài chính năm 1995 Đáng chú ý là tốc độ tăng doanh thu tài chính ba năm gần đây luôn đạt mức trên dưới 10% - mức tăng rất đáng khích lệ trong điều kiên lãi suất thị trường liên tục biến động Hoạt động đầu tư của Bảo Việt tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Nguồn vốn và doanh thu đầu tư của Bảo Việt tăng trưởng bền vững qua các năm, hoạt động đầu tư đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh bảo hiểm, góp phần nâng cao thương hiệu và uy tín của Bảo Việt trên thị trường Tất cả các dự án mà Bảo Việt góp vốn đầu tư đã hoạt động đều có lãi, các dự án đang triển khai có tiến triển tốt và có nhiều triển vọng, các dự án đã thanh toán đều bảo toàn vốn.

Ngày 20/07/1999 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt được thành lập với số vốn điều lệ 43 tỷ đồng trong đó Bảo Việt góp 80% Công ty chứng khoán Bảo Việt là công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam và cho đến nay đã giữ thị phần môi giới chứng khoán lớn nhất.

Ngày 22/08/2005, Bảo Việt thành lập công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt, công ty này chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006.

Ngoài lĩnh vực đầu tư vốn và kinh doanh chứng khoán, Bảo Việt đang nghiên cứu triển khai phát triển các dịch vụ tài chính khác mà trước hết là việc hình thành các ngân hàng và các quỹ đầu tư Việc hình thành quỹ đầu tư không chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư của chính Bảo Việt mà còn đáp ứng nhu cầu đầu tư của dân cư và của các doanh nghiệp khác trên thị trường Trong tương lai, Bảo Việt sẽ hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tài chính khác như: cho thuê tài chính, quản lý tài sản…

1.2 Đặc điểm về tổ chức

Từ năm 1965 đến năm 1995: Bảo Việt hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ với tên gọi là Công ty bảo hiểm Việt Nam (từ năm 1965 đến năm

1985) và Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam(từ năm 1986 đến năm 1994). Thời kỳ từ năm 1995 đến nay đã đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Quá trình phát triển của Bảo Việt vè mặt cơ cấu tổ chức trong thời kỳ này có thể được chia thành hai giai đoạn sau:

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1995 đến hết năm 2003

Năm 1996, Bảo Việt được nhà nước cho phép thành lập lại theo mô hình của Tổng Công ty 90 Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt lúc đó gồm có: Văn phòng Tổng Công ty tại Hà Nội và các Công ty phụ thuộc tại các tỉnh, thành phố lớn trong toàn quốc Bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp của Bảo Việt bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Giám đốc điều hành Với sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt đã được Bộ Tài chính cho phép thành lập thêm các công ty thành viên hoạt động chuyên kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ tại hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước. Tính đến thời điểm 31/12/2003, cơ cấu của Bảo Việt bao gồm: Văn phòng Trụ sở chính Tổng công ty, 61 công ty phụ thuộc chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, 61 Công ty phụ thuộc chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Công ty đại lý bảo hiểm BAVINA tại London, Vương quốc Anh, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt và Trung tâm đào tạo Bảo Việt.

1.2.2 Giai đoạn từ ngày 01/01/2004 đến nay

Thực hiện “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm

2003 đến năm 2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày29/08/2003, mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam dần được thay đổi và phát triển theo hướng hình thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt: kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, cụ thể là:

 Ngày 4/12/2003, Bảo Việt đã tách hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thành một đơn vị hạch toán độc lập có tên gọi là Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Nhân thọ) với 61 công ty hạch toán phu thuộc đặt tại 64 tỉnh thành phố chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Ngày 1/1/2004, Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

 Ngày 21/06/2004 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1926-QĐ/BTC về việc tách hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, thành lập Bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Việt Nam) – một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam Bảo Việt Việt Nam có 64 công ty hạch toán phụ thuộc chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đặt tại 64 tỉnh, thành phố Ngày 1/9/2004 Bảo Việt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

 Ngày 22/8/2005, HĐQT Tổng công ty đã ban hành quyết định thành lậpCông ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt

Như vậy, đến đầu năm 2006, Bảo Việt đã có:

 Bảo Việt Nhân thọ (doanh nghiệp hạch toán độc lập) với 61 công ty hạch toán phụ thuộc (Bảo Việt nắm 100% vốn)

 Bảo Việt Việt Nam (doanh nghiệp hạch toán độc lập) với 64 Công ty hạch toán phụ thuộc (Bảo Việt nắm 100% vốn)

 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (Bảo Việt nắm 80% vốn)

 Công ty đại lý bảo hiểm đặt tại London, Vương quốc Anh (Bảo Việt nắm 100% vốn)

 Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (Bảo Việt nắm 100% vốn)

 Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (V.I.A) (Bảo Việt nắm 51% vốn)

 Trung tâm đào tạo Bảo Việt (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty)

 Các công ty liên kết (chỉ tính các công ty có vốn góp từ nguồn vốn chủ sở hữu – 19 Công ty):

+ Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Việt nắm 32% vốn ở thời điểm hiện nay sau khi tăng vốn)

+ Bảo Việt có cổ phần tại các ngân hàng: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng quân đội.

+ Bảo Việt góp vốn cổ phần vào nhà máy nhiệt điện Hải Phòng + Bảo Việt góp vốn cổ phần vào công ty vận tải biển Hải Âu, một số bảo hiểm nào cũng mơ ước.

Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của Bảo Việt là mô hình tương đối phù hợp để tiến hành kinh doanh trong cả ba lĩnh vực: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và dịch vụ tài chính Bảo Việt đã sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, tạo điều kiện để phát triển vững chắc các lĩnh vực kinh doanh hiện có và nghiên cứu phát triển các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới. Gần 40 năm qua, Bảo Việt đã phát triển thành một Tổng Công ty lớn mạnh, Bảo Việt đã và đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con Trong đó, Trụ sở chính Tổng Công ty đóng vai trò công ty mẹ thực hiện nhiệm vụ đầu tư vốn chủ sở hữu và kinh doanh đầu tư tài chính, các công ty con bao gồm: Bảo Việt Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ, Bảo Việt chứng khoán, Trung tâm đào tạo Bảo Việt và các công ty liên kết (là những đơn vị Bảo Việt tham gia góp vốn – dưới 50% nhưng không có vốn chi phối)

1.3 Đặc điểm về sở hữu

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Định hướng phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt

Ngày 28/11/2005 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cổ phần hóaTổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thành lập Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt theo mô hình công ty mẹ - công ty con Cổ phần hóa được tiến hành theo hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng, trong đó Nhà nước giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ, các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu không quá 30%. Hội đồng quản trị Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển cho Tập đoàn Bảo Việt với nội dung chính như sau:

1 Sứ mệnh của Bảo Việt Đem đến cho khách hàng hững dịch vụ tài chính thích hợp, chất lượng cao và có khác biệt vượt trội trên thị trường Luôn làm tăng giá trị cho cổ công, đem lại cuộc sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần phong phú cho mọi thành viên của Bảo Việt Đóng góp vào xây dựng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế quốc gia.

Lãnh đạo Tập đoàn mong muốn xây dựng Bảo Việt trở thành một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm và đầu tư tài chính tại Việt Nam và khu vực – có thương hiệu nổi tiếng; có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; Liên tục tăng trưởng và phát triển bền vững.

3 Định hướng và mục tiêu chiến lược đến năm 2010

Tăng trưởng ít nhất bằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam; là thương hiệu bảo hiểm uy tín nhất, chiếm thị phần bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam; đảm bảo tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tài chính thích hợp, chất lượng cao, có uy tín và khác biệt vượt trội so với các nhà cung cấp khác trên thị trường Chiếm giữ thị phần quan trọng trên thị trường trong nước, tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế và thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, có khả năng cung ứng các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế và dân cư, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Xây dựng

Bảo Việt thành một Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm với tâm điểm là hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một văn hóa, một thương hiệu, một hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý tiên tiến thống nhất, gần gũi với khách hàng Đa sở hữu, duy trì vị trí lớn mạnh về vốn và tiềm lực tài chính.

4 Một số chỉ tiêu phát triển của Bảo Việt đến năm 2010

- Tổng doanh thu phí bảo hiểm: 13.000 tỷ đồng (tóc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm) Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ: 3.000 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 12%/năm), doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ: 10.000 tỷ đồng ( tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm).

- Mức giữ lại bảo hiểm phi nhân thọ 85% đạt 2.400 tỷ đồng Mức giữ lại bảo hiểm nhân thọ 95% - 100% đạt 9.500 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng

- Tổng dự phòng nghiệp vụ: 42.000 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với năm 2002

- Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế: 45.000 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với năm 2002 Trong đó tỷ trọng số tiền đầu tư dài hạn chiếm trên 80%.

- Mức vốn điều lệ của Bảo Việt được xác định bằng tổng 33% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (33% * 3.000 tỷ đồng năm 2010 = 1.000 tỷ đồng) và 40% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (40% * 10.000 tỷ đồng năm

2010 = 4.000 tỷ đồng) Như vậy, để thực hiện được các chỉ tiêu phát triển của Bảo Việt đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của Bảo Việt đến năm 2010 là 5.000 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu khả năng thanh toán, tương ứng với mức tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phí bảo hiểm phi nhân thọ là 13.000 tỷ đồng năm 2010.

II Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BảoViệt trong giai đoạn tới

Thực hiện các mục tiêu phát triển trên đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung, Bảo Việt nói riêng Ở thời điểm Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới Việc hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra những cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ có thêm cơ hội và điều kiện để tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài, phục vụ tốt hơn cho việc phát triển thị trường bảo hiểm và nền kinh tế Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc mở cửa và hội nhập thị trường bảo hiểm quốc tế cũng làm cho cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước ngày càng gay gắt Nếu không được chuẩn bị kỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước có thể gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thậm chí đi đến chỗ phá sản do sự yếu kém về năng lực tài chính, về kinh nghiệm và công nghệ quản lý Tong bối cảnh đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của Bảo Việt nói riêng là một vấn đề cấp bách.

Căn cứ vào các mục tiêu trong chiến lượcphát triển và thực tế hoạt động của Bảo Việt trong thời gian qua, những giải pháp có thể và cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt trong thời gian tới là:

1 Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới

Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của Bảo Việt nói riêng sẽ diễn ra trong môi trương khác hẳn với những năm trước đây: Nền kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN Song trong bối cảnh hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới; những thuận lợi có nhiều và những nguy cơ gây mất ổn định kinh tế - xã hội vẫn tồn tại; Sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không còn, các DNNN phải tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh bình đẳng, không khoan nhượng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, Bảo Việt phải chủ động xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh bài bản phù hợp với chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt.

Chiến lược phát triển của Bảo Việt phải thể hiện được tầm nhìn dài hạn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Trong hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn phải luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả, với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển Chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu đó là phải đặc biệt coi trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kinh doanh bảo hiểm, xây dựng công nghệ quản lý hiện đại, ứng dụng triệt để công nghệ tin học, biết và dám cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

2 Tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện bổ sung vốn điều lệ

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang hoạt động trên thị trường phải có kế hoạch bổ sung vốn điều lệ, tối thiểu bằng mức vốn pháp định, nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm để khai thác tốt hơn tiềm lực bảo hiểm của nền kinh tế Mức vốn này phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Theo cách tính toán hiện hành (vốn điều lệ được tính toán bằng 33% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và 40% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ), để thực hiện được các mục tiêu phát triển của Bảo Việt đến năm 2010 đã nêu ở trên, số vốn điều lệ tối thiểu của Bảo Việt dự tính phải là 5.000 tỷ đồng. Hiện tại vốn điều lệ của Bảo Việt được xác định mới là 3.000 tỷ đồng Vì vậy việc tăng cường tiềm lực tài chính, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo tién trình phát triển là cấp bách… Việc bổ sung vốn điều lệ cho Bảo Việt có thể thục hiện thông qua nhiều biện pháp, ngoài số vốn được trợ giúp, bổ sung từ ngân sách nhà nước, bản thân Bảo Việt cần tích cực, chủ động bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm, từ quỹ dự phòng của doanh nghiệp; đồng thời có thể xem xét khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.

3 Tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm

Một số kiến nghị hoàn thiện giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt

Trên cơ sở mô hình “Năm lực lượng” của M.Porter, nhận thấy mối đe dọa từ các đối thủ như Bảo Minh, PJICO…; mối đe dọa từ những sản phẩm dịch vụ thay thế như ngân hàng, tín dụng, tiết kiệm…; đặc biệt là tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ Bảo Việt đã tạo ra văn hóa kinh doanh và giá trị truyền thống của mình Văn hóa Bảo Việt là văn hóa kinh doanh hiện đại, coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, mọi quá trình như quan hệ khách hàng và các đối tác, đánh giá rủi ro, biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, đánh giá tổn thất và hạn chế bồi thường, nghiên cứu phát triển sản phẩm Văn hóa kinh doanh Bảo Việt được thể hiện rõ ở tư tưởng phát triển, phong cách phục vụ, ứng xử đối với bạn hàng của từng con người Bảo Việt.

Với truyền thống luôn đi đầu thị trường cả về sức mạnh và chất lượng dịch vụ toàn diện, trong mọi trường hợp, Bảo Việt luôn là người bạn đồng hành của mọi khách hàng, bảo vệ khách hàng trước mọi rủi ro và chia sẻ tổn thất với khách hàng Việc bồi thường cho khách hàng không may bị thiệt hại do thiên tai, tai nạn được tiến hành nhanh chóng, với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao Đến nay, thủ tục yêu cầu bồi thường đối với khách hàng đã được dơn giản hóa nhiều lần Thời gian đáp ứng yêu cầu được rút ngắn, nhất là đối với các dịch vụ bảo hiểm học sinh, bảo hiểm con người chỉ còn 3-5 ngày, rất nhiều trường hợp, yêu cầu của khách hàng được giải quyết tức thời do đã chuẩn bị đủ hồ sơ Nhờ sự nhanh chóng nhận được tiền bảo hiểm, doanh nghiệp có thể sớm hoạt động trở lại bình thường và giảm thiểu gián đoạn trong kinh doanh, các cá nhân và gia đình có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý của Bảo Việt ngày càng được phát triển để hoàn thiện hơn theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng Với hệ thống mạng lưới chi nhánh và dơn vị thành viên trên toàn quốc của Bảo Việt, khách hàng, dù đang ở bất cứ đâu đều được phục vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Với sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cơ chế quản lý thống nhất, cùng sức mạnh tài chính, Bảo Việt đảm bảo sự an tâm cho khách hàng, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng trên khắp mọi miền đất nước Do đặc tính của hoạt động bảo hiểm, nhiều rủi ro có mức tổn thất lớn hoặc mang tính thảm họa trên diện rộng, một công ty bảo hiểm nhỏ, vốn ít sẽ có nguy cơ không có khả năng chi trả tiền bồi thường cho khách hàng, không phục vụ tốt khách hàng Với Bảo Việt khách hàng sử dụngdịch vụ do bất cứ đơn vị thành viên nào của Bảo Việt đều được đảm bảo độ an toàn cao, được phục vụ chu đáo kịp thời Đó là nhờ Bảo Việt là một thể thống nhất với cơ chế qủn lý kinh doanh và hạch toán toàn Tổng Công ty.

Sau đây là một vài ý kiến của cá nhân em nhằm hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt:

- Phát huy sản phẩm truyền thống, coi trọng hơn chỉ đạo kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm tài sản.

- Đa dạng hóa các loại sản phẩm, chú ý đưa ra các loại sản phẩm bảo hiểm trọn gói phục vụ các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế phù hợp từng đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau.

- Các sản phẩm bảo hiểm chính kết hợp nhiều loại rủi ro phụ để khách hàng lựa chọn.

- Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng toàn diện công tác dịch vụ khách hàng và tổ chức quản lý, coi đây là giải phấp chiến lược cơ bản nhất.

- Kiên quyết chống trục lợi bảo hiểm để đảm bảo uy tín và hiệu quả kinh doanh.

- Giáo giục cán bộ, đại lý trong việc nâng cao tinh thần, thái độ tận tình, hòa nhã, trung thực đối với khách hàng trong khai thác, giám định và bồi thường.

- Chống tình trạng quan liêu giấy tờ và thiếu mẫn cán trong việc xử lý các khiếu nại của khách hàng, quy định thời gian giải quyết khiếu nại.

- Tạo thêm các dịch vụ phụ trợ như tư vấn quản lý rủi ro, cứu hộ, cứu trợ, chăm sóc sức khỏe

- Tổ chức tốt việc đánh giá rủi ro, đánh giá thiệt hại để bồi thường đúng.

- Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp.

- Nâng cao chất lượng thi tuyển, thu hút cán bộ có trình độ từ các ngành nghề khác Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

- Xây dựng môi trường làm việc năng động, lành mạnh, đãi ngộ công bằng theo năng lực, thu hút lao động có trình độ, đào thải, thuyên chuyển cán bộ bất cập.

4 Phát triển kênh phân phối

- Tăng tính chuyên nghiệp kênh phân phối trực tiếp, tập trung vào các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

- Đa dạng hóa hệ thống phân phối, nâng tỷ trọng doanh thu từ kênh gián tiếp từ 26%-38%.

- Phát triển mạnh lực lượng đại lý có tổ chức, đại lý chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp.

- Có chương trình đào tạo phù hợp và thường xuyên đối với đại lý, xây dựng cơ chế phù hợp cho việc phát triển hệ thống đại lý lâu dài.

- Phát triển thương hiệu Bảo Việt thành thương hiệu nổi tiếng, được yêu mến, tin cậy.

- Nâng cao nhận thức của các đối tượng khách hàng về nhu cầu bảo hiểm, thực hiện chiến lược sản phẩm ra thị trường.

- Quảng cáo theo sản phẩm, theo chuyên đề vào đối tượng khách hàng xác định nhằm gợi mở nhu cầu bảo hiểm.

- Có chính sách quảng cáo thương hiệu phù hợp và tập trung trọng điểm.

- Đặt trọng tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động, sự kiện của Bảo Việt Việt Nam.

Coi tin học là giải pháp chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, quản lý nghiệp vụ, điều hành doanh nghiệp.

Thực hiện tập trung dữ liệu để chỉ đạo nghiệp vụ.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Khoa học quản lý tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2004 Khác
2. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Khoa học quản lý tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2004 Khác
3. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, TS Mai Văn Bưu, Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001 Khác
4. PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống Kê, Hà Nội 2005 Khác
5. PTS Lê Đăng Doanh, ThS Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hưng, Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động Hà Nội 1998 Khác
6. Trần Sửu, Nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Lao Động, Hà Nội 2005 Khác
7. Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2002 Khác
8. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự khác biệt, Tạp chí Kinh tế phát triển - số 178/ tháng 8/2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w