1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động Thuộc Diện Bị Thu Hồi Đất Để Phát Triển Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Việt Yên Giai Đoạn 2003-2010.Docx

63 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động Thuộc Diện Bị Thu Hồi Đất Để Phát Triển Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Việt Yên Giai Đoạn 2003-2010
Tác giả Lại Hương Giang
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thanh Bình, Trương Đức Nhẫn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế quản lý đô thị
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 344,98 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM (12)
    • I. Lao động, việc làm (12)
      • 1. Lao động (12)
        • 1.1. Khái niệm lao động (12)
        • 1.2. Phân loại lao động (12)
          • 1.2.1. Theo quan hệ với quy trình sản xuất (12)
          • 1.2.2. Theo hình thời gian lao động (13)
          • 1.2.3. Phân loại theo chức năng của lao động vào quy trình sản xuất (13)
        • 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về lao động (13)
      • 2. Việc làm (15)
        • 2.1. Khái niệm việc làm (15)
        • 2.2. Phân loại việc làm (17)
          • 2.2.1. Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động (17)
          • 2.2.2. Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động (18)
        • 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm (18)
    • II. Công tác giải quyết việc làm (21)
      • 1. Khái niệm công tác giải quyết việc làm (21)
      • 2. Vai trò, ý nghĩa của công tác giải quyết việc làm cho người lao động (21)
      • 3. Quan điểm của nhà nước về giải quyết việc làm (22)
        • 3.1 Cần nhận thức đúng đắn về việc làm (23)
        • 3.2 Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo tinh thần đổi mới (23)
        • 3.4 Phải gắn liền vấn đề lao động-việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác. (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vốn đầu tư từ nhiều nguồn (24)
        • 3.5 Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất (24)
      • 4. Các biện pháp giải quyết việc làm (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN (28)
    • I. Giới thiệu chung về huyện Việt Yên (28)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (29)
        • 1.1 Điều kiện tự nhiên (29)
          • 1.1.1 Vị trí địa lí (29)
          • 1.1.2 Khí hậu (29)
          • 1.1.3 Tài nguyên đất (29)
          • 1.1.4 Nguồn nước (30)
        • 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Việt Yên (30)
          • 1.2.1 Cấp điện (30)
          • 1.2.2 Cấp nước (30)
          • 1.2.3 Giao thông (30)
          • 1.2.4 Thông tin liên lạc (30)
          • 1.2.5 Nguồn nhân lực (31)
      • 2. Hiện trạng kinh tế xã hội (31)
        • 2.1 Về phát triển kinh tế (31)
          • 2.1.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tổng hợp (31)
          • 2.1.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (31)
          • 2.1.3. Lĩnh vực nông nghiệp (32)
          • 2.1.4. Lĩnh vực tài chính – ngân sách, thương mại – dịch vụ (33)
          • 2.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (33)
        • 2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội (34)
          • 2.2.1. Giáo dục và đào tạo (34)
          • 2.2.2 Khoa học công nghệ (35)
          • 2.2.3 Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; dân số KHHGD (35)
          • 2.2.4. Văn hóa, thông tin, thể thao (36)
          • 2.2.5. Thực hiện chính sách xã hội, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo (37)
    • II. Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên (37)
      • 2. Thực trạng việc làm của người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên (40)
        • 2.1. Lao động bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra (40)
        • 2.2. Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra (0)
      • 3. Thực trạng công tác tạo việc làm của người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên (42)
        • 3.1. Chủ trương, chính sách giải quyết việc làm ở Việt Yên (42)
          • 3.1.1. Các chính sách đền bù, quỹ hỗ trợ cho người lao động bị mất đất phát triển kinh tế hộ gia đình (42)
          • 3.1.2. Chính sách về đào tạo nghề (43)
          • 3.1.4. Chính sách về xuất khẩu lao động (44)
        • 3.2. Tình hình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên (44)
        • 3.3. Kết quả giải quyết việc làm và đào tạo nghề trên địa bàn huyện Việt Yên từ năm 2005 đến nay (46)
      • 4. Đánh giá công tác tạo việc làm của người dân sau thu hồi đất để phát riển (47)
      • 5. Kết luận (51)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN (52)
    • I. Mục tiêu, phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi (52)
      • 1. Mục tiêu (52)
      • 2. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất (53)
    • II. Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người có đất bị (54)
      • 1. Thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm đã đề ra (54)
      • 2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác đào tạo nghề (54)
      • 3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động (55)
      • 5. Thực hiện nghiêm túc các bước của các chính sách hỗ trợ về vốn , tổ chức các lớp tuyên truyền cho người dân sử dụng tốt vốn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình (57)
      • 6. Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có vòng quay ngắn nhằm tăng cầu về lao động (58)
      • 7. Khuyến khích các công ty, xí nghiệp đào tạo nghề cho những người (58)
      • 8. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thị trường lao động (59)
      • 9. Khuyến khích phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở các địa phương bị thu hồi đất (60)
      • 10. Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động (61)
  • KẾT LUẬN (61)

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Lao động, việc làm

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ta của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.

Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó

Quá trình lao động của con người bao gồm các yếu tố sau:

- Sự hoạt động có mục đích của con người.

1.2.1 Theo quan hệ với quy trình sản xuất:

- Lao động trực tiếp sản xuất là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình sản xuất…

- Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia gián tiếp vào quy trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế,hành chính

1.2.2 Theo hình thời gian lao động:

- Lao động ngắn hạn (hợp đồng ngắn hạn): Đây là những lao động có thời gian làm việc ngắn , thường là nhỏ hơn 1 năm.

- Lao động dài hạn (hợp đồng dài hạn): Là những lao động có thời gian làm việc lớn hơn 1 năm.

- Lao động thời vụ: là những lao động làm việc trong những ngày , những dịp nhất định.

1.2.3 Phân loại theo chức năng của lao động vào quy trình sản xuất:

- Lao động sản xuất, chế biến.

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về lao động

Theo Bộ luật lao động: Điều 180

Quản lý Nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: 1- Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội;

2- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động;

3- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài; 4- Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp;

5- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;

6- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này;

7- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực lao động. Điều 181

1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về lao động. 2- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động theo quy định cuả pháp luật.

4- Đại diện của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và các vấn đề có liên quan tới quan hệ lao động theo quy định của Chính phủ."

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động và trong quá trình hoạt động phải báo cáo tình hình thay đổi về nhân công với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương về việc chấm dứt sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội."

Người lao động được cấp sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."

1- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.

2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương.

3- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc”

Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là chí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc( Hay là việc làm ,chỗ làm việc).

Theo bộ luật lao động thì: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"

Công tác giải quyết việc làm

1 Khái niệm công tác giải quyết việc làm.

Công tác giải quyết việc làm là công tác tạo ra chỗ làm việc mới thu hút thêm lao động vào làm việc thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân góp phần tạo thu nhập cho người lao động.

2 Vai trò, ý nghĩa của công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Công tác giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nhằm phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng trong kinh tế, xã hội

Trước hết, công tác làm phát triển kinh tế địa phương.

Giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động đồng nghĩa với việc tạo ra nguồn thu nhập cho họ hàng tháng, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm đói nghèo, từ đó tạo động lực thúc đẩy để phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai: Góp phần hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội

Thất nghiệp đi đôi với đói nghèo và tệ nạn xã hội Khi thất nghiệp xảy ra, người lao động không có nguồn thu nhập hàng tháng để duy trì cuộc sống, những nhu cầu thiết yếu cũng hạn chế Bên cạnh đó với thời gian nhàn rỗi nhiều và thu nhập thấp họ thường bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, cướp giật

Khi công tác giải quyết việc làm đạt hiệu quả, một bộ phận người lao động tìm được việc làm phù hợp và có thu nhập ổn định, họ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và nhu cầu hưởng thụ… họ được sống và làm việc trong những môi trường lành mạnh từ đó làm giảm tỷ lệ đói nghèo và tệ nạn xã hội.

Thứ ba: Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và giảm các khoản chi cho lợi ích xã hội trong dài hạn.

Ngoài ra qua quá trình lao động, làm việc con người có điều kiện phát huy khả năng, sự sáng tạo, hoàn thiện nhân cách của mình

3 Quan điểm của nhà nước về giải quyết việc làm

Chủ trương của Đảng ta về lao động, việc làm là: Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm; Nhà nước bảo trợ khuyến khích người làm giàu một cách chính đáng, bảo đảm quyền tự do di chuyển chỗ làm việc, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút người lao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm sức ép cung trên thị trường. Để hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách việc làm Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm cần được quán triệt như sau:

3.1 Cần nhận thức đúng đắn về việc làm

Trước đây trong nền kinh tế tập trung, bao cấp khái niệm về việc làm rất xơ cứng chỉ có lao động trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, mới được xã hội tôn trọng, chế độ tuyển dụng suốt đời được coi là đương nhiên Mọi vấn đề về việc làm đều được Nhà nước lo.

Từ khi chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường thì khái niệm việc làm đã thay đổi Bộ luật lao động quy định: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm Với khái niệm như vậy thì không chỉ làm việc trong khu vực nhà nước, ngoài xã hội mà làm việc ngay tại gia đình cũng được gọi là việc làm Khái niệm việc làm theo đúng nghĩa của nó làm cho mọi người dù làm việc ở thành phần kinh tế nào, ở đâu, ở ngành nghề nào cũng đều có thể yên tâm làm việc.

3.2 Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo tinh thần đổi mới

Khuyến khích các lĩnh vực ngành nghề, hình thức hoạt động, có khả năng thu hút người lao động, đặc biệt là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật công nghệ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ để tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động xã hội.

3.3 Giải quyết việc làm nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực

Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý Muốn vậy phải phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài vừa đáp ứng nhu cầu về trình độ tay nghề kỹ thuật cao của quá trình Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm Do vậy Nhà nước cần có cơ chế,chính sách tổ chức khuyến khích việc đào tạo phổ cập nghề để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

3.4 Phải gắn liền vấn đề lao động-việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước)

Trước hết, việc giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch, chương trình kinh tế-xã hội.

Giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình dự án quốc gia.

- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Chương trình xoá đói giảm nghèo, tín dụng, quy hoạch, phát triển đô thị hợp tác lao động với nước ngoài.

- Chương trình 327-Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Chương 135-Chương trình phát triển kinh tế miền núi…

3.5 Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Sammuelson thì “ Thị trường là một quá trình trong đó người mua người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”.

Với định nghĩa như trên thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hoá trực tiếp giữa người mua và người bán.

Hoạt động của thị trường sẽ làm cho hàng hoá được lưu thông, thông suốt, qua đó thị trường sẽ thông tin về nhu cầu thị trường tiêu dùng của xã hội Đây là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất các loại sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường Chính chức năng thông tin của thị trường là cơ sở hình thành các loại thị trường.

Thị trường lao động là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người Như một phạm trù kinh tế thị trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ hàng hóa này, sở hữu sức lao động - người bán nó và bên kia, với người sở hữu vốn - mua sức lao động”.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN

Giới thiệu chung về huyện Việt Yên

Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ

Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - ViệtYên) Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn - Việt Yên) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Việt Yên là huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biến phân bón, giấy, bia, nước giải khát , đặc biệt còn có khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu tư đang được thực hiện.Ngoài ra huyện còn có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là mây tre đan TăngTiến và chế biến thực phẩm Làng Vân.

Là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn bao gồm hai thị trấn là: thị trấn Bích Động (huyện lị), thị trấn Nếnh, các xã: Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Hà, Bich Sơn, Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến ,Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh Trong đó có 5 xã miền núi là Minh Đức, Trung Sơn, Tiên Sơn, Nghĩa Trung và Thượng Lan.

Phía bắc giáp huyện Tân Yên

Phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh)

Phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang.

Phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.

1.1.2 Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuống nam và tây tây bắc sang đông đông nam.

Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 độ C - 24 độ C, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1 và tháng 2 Lượng mưa trung bình là 1.500 mm.

Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2% Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.

Huyện có nguồn nước tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim, hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt nước phục vụ sản xuất và đời sống

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Việt Yên.:

Tính đến năm 2003, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình.

Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng nước từ sông suối tự nhiên hoặc nước mưa Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giếng khoan và 2.653 bể nước mưa Hiện nay, tại khu trung tâm huyện đã có công trình cấp nước sạch sinh hoạt Còn hơn 2.267 hộ dùng nước sông suối tự nhiên Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20% Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá

Toàn huyện đã được nhà mạng viễn thông phủ sóng toàn bộ, hiện nay tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hoá xã tại khu trung tâm Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại Mạng lưới internet đã được kết nối tới các xã và các hộ có nhu cầu Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới người đọc trong ngày.

Năm 2010, dân số toàn huyện là 160.110 người Số người trong độ tuổi lao động 70.000 người, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 75%

2 Hiện trạng kinh tế xã hội.

2.1 Về phát triển kinh tế

2.1.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế tổng hợp:

Giá trị tăng trưởng sản xuất bình quân hàng năm đạt 33,59%.

Công nghiệp xây dựng tăng 45,79%;

Nông lâm nghiệp thủy sản tăng 17, 49% ; Dịch vụ tăng 34,73%.

Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; đến hết 2010 nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,1%, công nghiệp xây dựng chiếm 56,5% và thương mại dịch vụ chiếm 20,4%.

2.1.2 Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

Trong 6 năm từ 2005- 2010, toàn huyện đã triển khai giải phóng mặt bằng 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp với diện tích 900ha nâng tổng số các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn lên 4 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1000ha; thu hút được 77 dự án được đầu tư vào khu công nghiệp , 10 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp và 64 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hiện đang đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đến nay là 88; ngoài khu cụm công nghiệp là 318 ( 37 doanh nghiệp tư nhân, 73 công ty cổ phần, 208 công ty trách nhiệm hữu hạn); tổng số lao động người địa phương đang làm trong các doanh nghiệp trên 16500 lao động Toàn huyện có trên 6000 hộ chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh thương mại; các hộ, cơ sở sản xuất đã có nhiều đổi mới về trang thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm; đại bộ phận các hộ, cơ sở sản xuẩt kinh doanh có hiệu quả; toàn huyện có 06 làng được công nhận làng nghề truyền thống và

01 làng được công nhận làng nghề.

Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt 2.944,7 tỷ đồng, gấp 7,7 lần so với năm 2005; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 45,79%, vượt 15,79% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX Giá trị công nghiệp xây dựng đã chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh tế của huyện.

UBND huyện đã sớm xây dựng và tập trung triển khai kế hoạch thực hiện chương trình “ Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2006- 2010”; khắc phụ các yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh Tập trung đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tăng cường các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi thủy hải sản theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau quả hàng hóa, rau quả chế biến phục vụ xuất khẩu, các vùng chăn nuôi hàng hóa thủy sản tập trung; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản cuất, xây dựng các cơ chế hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số công trình hạ tầng nông nghiệp quan trọng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, góp phần tăng diện tích đất nông nghiệp chủ động tưới tiêu.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt 1.204,3 tỷ đồng tăng bình quân 17,9% / năm, vượt 12,9% Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 48,86 triệu đồng, vượt 12,86 triệu đồng so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; cây lúa được chuyển dịch theo hướng tăng diện tích xuân muộn và mùa sớm, năng suất tăng từ 51 tạ/ ha năm 2005 lên 55 tạ/ ha năm 2010; tổng sản lượng lương tực có hạt năm

2010 đạt 74.630 tấn, tăng trên 4.000 tấn so với 2005.

Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên

1 Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện Việt Yên từ 2003 đến nay.Trong khoảng 8 năm trở lại đây, công tác thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp trở thành một trong những công tác được huyện quan tâm.

Việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp ở huyện Việt Yên đã làm cho khoảng 6197 hộ trong diện có đất thu hồi, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Diện tích đất bị thu hồi tính trên tổng thể diện tích của các gia đình như sau:

Bảng2.1 Diện tích đất bị thu hồi tính trên tổng thể diện tích của các gia đình

STT Diện tích bị thu hồi Số hộ gia đình

Nguồn: Trường chính trị tỉnh Bắc Giang

Số hộ gia đình bị thu hồi hơn 50% diện tích đất chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 59%) đặc biết có 17% số hộ bị thu hồi tất cả diện tích đất gây ra tình trạng mất ổn định về nơi ăn ở sinh hoạt và vấn đề việc làm của người dân

Theo số liệu nghiên cứu của sở TN&MT thì đất được chuyển đổi để phát triển các khu công nghệp chủ yếu là đất nông nghiệp.

Biểu đồ 1 Tỷ lệ các loại đất bị thu hồi

Nguồn: Trường chính trị tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang.

Tỷ lệ các loại đất bị thu hồi

11% Đất nông nghiệp Đất khu dân cưKhác

Có đến 79% diện tích bị thu hồi là đất nông nghiệp Đất nông nghiệp chính là tư liệu sản xuất chủ yếu của người dân Việt Yên do vậy khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang công nghiệp, một số lượng lớn lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm từ đó làm giảm sút nguồn thu nhập của bản than họ và gia đình Như vậy việc thu hồi đất nông nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm

Theo số liệu điều tra, tổng số đất nông nghiệp thu hồi trên địa bàn 4 xã (Số phiếu phát ra là 500 phiếu, thu về được 430 phiếu) từ năm 2003 đến nay là

Bảng 2.2 Diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau khi bàn giao.

Còn lại Sau khi thu hồi 109998 19657 33934 35556

Tỷ lệ % sau thu hồi so với trước thu hồi

Nguồn: Trường chính trị tỉnh Bắc Giang

Số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ diện tích đất thu hồi của 3 xã có diện tích đất bàn giao chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích trước khi bàn giao là xã VânTrung: 84.5%, xã Hoàng Ninh: 71.7%, xã Quang Châu: 80.2% Với tỷ lệ thu hồi đất tương đối cao nên khi thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng cần có những phương án cụ thể để tránh tình trạng người lao động bị thất nghiệp Hiện tại trên địa bàn 3 xã này đã xây dựng xong khu công nghiệp Đồng Vàng và đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Quang Châu và VânTrung.

2 Thực trạng việc làm của người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên.

2.1 Lao động bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra

Bảng 2.3 Lao động bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra Đơn vị tính : %

Sau thu hồi Nông nghiệp 67,41 27,40 32,10 12,47 35,31 14,93 Phi nông nghiệp 23,33 46,71 12,31 23,10 11,02 23,61

Lao động không có việc làm

Như vậy sau khi bị thu hồi đất số lao động trong ngành nông nghiệp giảm mạnh, số lao động phi nông nghiệp và lao động không có việc làm tăng Đa phần đất thu hồi là đất nông nghiệp (chiếm 79%) do vậy người dân mất đất để sản xuất, canh tác, số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không có đất canh tác có xu hướng tìm việc làm mới do vậy số lao động trong ngành nông nghiệp giảm mạnh.

Do việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nên nhu cầu về lao động cũng tăng, một số lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang lao động trong ngành công nghiệp từ đó làm tăng tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp

Số lao động chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp chưa nhiều bởi hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn huyện được xây dựng với tốc độ chậm do vậy đến thời điểm hiện tại mới hai cụm công nghiệp hoàn thành là cụm công nghiệp Việt Yên, cụm công nghiệp Đồng Vàng và một phần của khu công nghiệp Đình Trám Tuy nhiên quy mô của các cụm công nghiệp này tương đối nhỏ nên số lượng lao động được tuyển dụng vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, số lao động rời quê hương đi làm xa cũng chiếm một phần không nhỏ trong lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Điều đáng nói ở đây là số lao động không có việc làm tăng cao, chiếm trên 25% tổng số lao động gây nên tình tạng mất trật tự an ninh trật tự và tệ nạn xã hội.

2.2 Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra.

Bảng 2.4.Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra. Đơn vị tính: % Thu hồi đất < 50% Thu hồi đất >= 50%

Trong độ tuổi lao động 9,22 9,58 12,19 12,95

Trên độ tuổi lao động 3,55 8,63 5,01 10,48

Nguồn: Sở lao động thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Giang.

Toàn huyện có 33860 người thuộc diện bị thu hồi đất để phục vụ việc phát triển khu công nghiệp Số người trong độ tuổi lao động chiếm 43,94%

(14785 người) trong đó chủ yếu là lao động từ 35 tuổi trở lên - độ tuổi bắt đầu học việc thì quá muộn mà nghỉ vệc thì quá sớm Đa số những lao động này có trình độ học vấn hạn chế, phần lớn không muốn học nghề, cũng không thích thay đổi công việc mới; cộng với thói quen làm việc cá thể, không quen bị gò bó thời gian, đã trở thành rào cản ngăn họ tìm đến trường nghề Vì vậy đây được nhận định là độ tuổi khó chuyển đổi nghề nghiệp.

Bên cạnh đó số người thuộc diện bị thu hồi trên 50% diện tích đất chiếm tỷ lệ lớn (56,74%) trong khi đó đất thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, nhiều người do tuổi cao, lại không còn tư liệu sản xuất trong khi nhu cầu cuộc sống bức bách khiến họ phải xoay xở kiếm việc làm ngay mà không có thời gian học nghề Nên chỉ sau một thời gian ngắn, phần lớn họ lại rơi vào cảnh thất nghiệp, hoặc thu nhập bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống

Do vậy khi thu hồi đất các cơ quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ cụ thể và hợp lý để tránh tình trạng giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập cũng như đời sống của các hộ gia đình này.

3 Thực trạng công tác tạo việc làm của người dân sau thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên.

3.1 Chủ trương, chính sách giải quyết việc làm ở Việt Yên.

Với thực trạng thu hồi đất như vậy đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình đời sống, việc làm của người dân trong khu vực bị thu hồi đất Với mục đích ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong vùng bị thu hồi đất, tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Việt Yên nói riêng đã có những chủ trương, chính sách cụ thể.

3.1.1 Các chính sách đền bù, quỹ hỗ trợ cho người lao động bị mất đất phát triển kinh tế hộ gia đình. Để giúp người dân vùng bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Việt Yên đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách đền bù, quỹ hỗ trợ như quyết định số04/2008/QĐ-UBND về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi, chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình, quyết định số 109/2005/QĐ - UB Về việc ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Theo đó các hộ trong diện bị thu hồi sẽ được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất là 2.000 đ/m 2, hỗ trợ đói với những gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp lâu năm là 5.000đ/ m 2 tính theo diện tích đất hộ gia đình bị thu hồi và được vay vốn tùy theo mục đích kinh doanh với lãi suất thấp hơn lãi xuất hiện hành.

3.1.2 Chính sách về đào tạo nghề.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN SAU THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN

Mục tiêu, phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi

Mục tiêu của công tác giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất là phải tạo ra việc làm mới, đảm bảo ổn định việc làm cho họ, tạo cho họ một nguồn thu nhập ổn định, đủ tiêu dùng cho cá nhân và gia đình thực hiện các biện pháp hỗ trợ để giúp người lao động chưa có việc làm, việc làm hiệu quả thấp có việc làm đầy đủ và hiệu quả cao Phấn đấu giảm đến mức thấp nhất số người không có việc làm hoặc việc làm đạt hiệu quả thấp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện Muốn vậy phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau:

- Xây dựng một đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật có kỹ năng nghề, nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế ngày càng cao của huyện.

- Thực hiện toàn dụng lao động, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 1,5% Trong giai đoạn 2011-2013 toàn huyện phải giải quyết việc làm cho 11.700 lao động bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp Giải quyết việc làm phải gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình dạy nghề giải quyết việc làm Có như vậy thì việc giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất mới đạt hiệu quả cao.

2 Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, trong những năm trước mắt phải tạo việc làm cho người lao động theo những phương hướng và hình thức cơ bản.

Thực hiện thắng lợi kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế như: (Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn; chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại và du lịch; chương trình xoá đói giảm nghèo; chương trình tín dụng hỗ trợ, tạo mở việc làm) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi nhà đầu tư cả trong và ngoài huyện, tỉnh, mở mang ngành nghề phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do sản xuất, tự do kinh doanh và dịch vụ thuê mướn nhân công theo luật định.

Kết hợp với việc giải quyết việc làm tại chỗ, tiếp tục phân bố dân cư, nguồn lao động để khắc phục tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Đa dạng hoá việc làm, trên cơ sở đó đa dạng hoá thu nhập, coi trọng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thu hút nhiều lao động trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu, việc làm phi nông nghiệp.

Phát triển các hội, hiệp hội làm kinh tế nhằm tạo nhiều việc làm trong các gia đình, sử dụng được nhiều lao động nông nhàn, các nguồn nhân lực với vốn và công nghệ đơn giản.

Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người có đất bị

1 Thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm đã đề ra.

Khi thu hồi đất tỉnh và các địa phương cũng có các chủ trương chính sách để giải quyết việc làm cho lao đông thuộc diện bị thu hồi đất, Tuy nhiên việc thực hiện các chủ trương này vẫn còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao Nguyên nhân của việc này có thể do các cơ quan quản lý vẫn còn thờ ơ chưa thức sự thấy được công tác tạo việc làm cho người dân là cấp bách, do người dân chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của các công tác và chính sách của nhà nước đưa ra nên chưa kết hợp hay tham gia…Như vậy để thực hiện tốt các chính sách mà các cơ quan chức năng cần quán triệt tầm quan trọng của công tác này, có các hình thức thưởng phạt rõ ràng đối với các cán bộ, công nhân viên của mình Đồng thời cũng cần có các hình thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực vào các hoạt động mà các cấp chính quyền tổ chức nhằm tạo việc làm cho người dân.

2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác đào tạo nghề

Các cấp các Ủy đảng cần có các nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo nghề, quán triệt và cụ thể hóa các nội dung Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề của tỉnh ủy tới các cán bộ, đảng viên, các tổ chức chính trị, xã hội và các tầng lớp nhân dân ở địa phương để tổ chức thực hiện.

Thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, đưa nhiệm vụ đào tạo nghề vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tập trung sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND các cấp, trong đó UBND các cấp có trách nhiệm triển khai thành các kế hoạch cụ thể, thường xuyên chỉ đạo đôn đốc các ngành chức năng thực hiện các mục tiêu nêu trong chương trình theo tiến độ và thời gian cụ thể Đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, bố trí đất đai, nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt là công tác quy hoạch kế hoạch Kiện toàn bộ máy quản lý công tác đào tạo nghề từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý đào tạo nghề cấp huyện và kiêm nhiệm ở cấp xã Tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề, công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành một cách toàn diện từ khâu đăng ký hoạt động dạy nghề đến khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.

3 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động. Đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp, đất thổ cư sang đất công nghiệp là hướng đi trọng điểm.

Do đa số người dân các vùng bị thu hồi đất có trình độ văn hóa thấp, trong khi để tìm được một việc làm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp cần phải có trình độ văn hóa phổ thông trung học trở lên Vì vậy, cần có chính sách đào tạo, dạy nghề cho lao động vùng bị thu hồi đất.

Mở rộng mạng lưới đào tạo đa ngành đa nghề chất lượng cao; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường; gắn lý thuyết với thực hành Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng cơ sở đào tạo nghề tại chỗ

Mạng lưới đào tạo nghề phải được phân bố đều, thủ tục hành chính thuận lợi Cơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng được qui mô đào tạo, loại hình chất lượng nghề đào tạo để sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm được việc làm ngay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách thu hút đội ngũ các nhà chuyên môn kỹ thuật, nhà khoa học của các trường, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ đóng trên địa bàn để mời tham gia đào tạo nhân lực lao động chất lượng cao.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo mới cần phải hình thành cơ chế, hình thức thích hợp đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề thường xuyên cho người lao động Mạng lưới đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải đáp ứng phổ biến, thuận lợi cho nhu cầu của tất cả những người lao động có thể tham gia học tâp Đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải bao trùm ở tất cả các cấp trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và sơ cấp, công nhân kỹ thuật.

4 Tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý.

Thứ nhất: Khuyến khích các hộ gia đình dành tiền nhận đền bù vào việc học nghề tạo thu nhập Đối với các hộ bị thu hồi đất, tiền đền bù là tài sản quý giá nên cần phải được tuyên truyền, hướng dẫn họ sử dụng hợp lý Chính quyền các cấp cần giúp đối tượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các khu công nghiệp đang cần tuyển dụng lao động Cùng với hỗ trợ tiền đào tạo từ ngân sách địa phương, nên khuyến khích các hộ sử dụng tiền được đền bù để cho con em họ, học nghề, học ngoại ngữ và tạo điều kiện cho họ đi lao động xuất khẩu, khuyến khích lao động xuất khẩu gửi tiền về đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

Gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, tín phiếu…có lãi suất hàng tháng, tạo một nguồn thu ổn định (tuy tiền lãi là không nhiều) đồng thời là nguồn vốn để người dân học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.

Thứ 2: Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào doanh nghiệp. Người dân có thể tham gia góp vốn bằng tiền hoặc có thể bằng đất (hình thức hộ và Nhà nước cùng góp vốn) để có cổ phần trong các dự án phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất hay các khu đô thị mới Trích một khoản tiền được bồi thường góp vốn vào dự án khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trở thành các cổ đông Các cổ đông cá nhân không chỉ hưởng cổ tức, mà còn tập hợp cổ phần, cử người đại diện của mình (hoặc thuê chuyên gia) tham gia quản lý trong công ty Thay vì phân tán ở mỗi cá nhân, sử dụng nguồn tiền làm kinh tế hộ gia đình hoặc thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thông qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Như vậy, người dân giao đất sẽ được hưởng các nguồn lợi ổn định từ: cổ phần cá nhân, cổ phần tập thể; tiền mặt để đầu tư kinh tế hộ, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp; 10% diện tích đất để lại làm dịch vụ; tiền gửi lãi suất cao.

5 Thực hiện nghiêm túc các bước của các chính sách hỗ trợ về vốn , tổ chức các lớp tuyên truyền cho người dân sử dụng tốt vốn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Các chính sách ưu đãi cho vay vốn đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất: Hiện nay Việt Yên đã có chính sách hỗ trợ về vốn để người dân phát triển kinh tế hộ gia đình đó là cho vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình với lãi suất thấp Với vốn vay được người dân có thể đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2009, trên 80% số hộ thực hiện chính sách ưu đãi vay vốn không đạt hiệu quả như mong muốn Nguyên nhân do việc đầu tư chưa đúng nơi đúng chỗ…đa số người dân khi mất đất nông nghiệp thường vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư cho chăn nuôi Tuy nhiên với trình độ văn hóa thấp, việc đầu tư chủ yếu nhỏ giọt với quy mô nhỏ, manh mún, chưa có kinh nghiệm nên đa số hiệu quả không cao thậm chí còn thất bại khi tiến hành tăng gia sản xuất.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w