1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Của Dịch Vụ Vận Tải Container Tại Cụng Ty Cổ Phần Gemadept.docx

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 356,51 KB

Cấu trúc

  • 1.1.1. Khái niệm và phân loại container (5)
    • 1.1.1.1. Khái niệm container (5)
    • 1.1.1.2. Phân loại container (6)
  • 1.1.2. Dịch vụ vận tải container (8)
    • 1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ vận tải container (8)
    • 1.1.2.2. Các loại hình dịch vụ vận tải container (8)
    • 1.1.2.3 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của quá trình container hóa (13)
  • 1.2.1. Khái niệm về sức cạnh tranh của dịch vụ (16)
  • 1.2.2. Các yếu tố tác động tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container (17)
    • 1.2.2.1 Vị trí địa lý (17)
    • 1.2.2.2 Chính trị và luật pháp (18)
    • 1.2.2.3 Sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học công nghệ (19)
    • 1.2.2.4 Nguồn nhân lực và trình độ quản lý (20)
    • 1.2.2.5. Cơ sở vật chất của vận tải container (20)
  • 1.2.3. Các công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container (25)
    • 1.2.3.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container (25)
    • 1.2.3.2 Cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ vận tải container (27)
    • 1.2.3.3 Cạnh tranh thông qua các hình thức xúc tiến bán và quảng cáo (28)
    • 1.2.3.4 Cạnh tranh thông qua việc rút ngắn thời gian vận tải (29)
  • 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container (30)
    • 1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng (30)
    • 1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính (32)
  • 1.3.1 Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trên thị trường (35)
  • 1.3.2 Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container tại Việt Nam ngày càng gay gắt (35)
  • 1.3.3 Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vận tải container ngày càng cao (36)
  • 1.3.4 Thị trường Việt Nam là một thị trường có tiềm năng (36)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT (5)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Gemadept (37)
    • 2.1.3. Mô hình bộ máy quản trị và chức năng các bộ phận quản trị, các phòng ban của công ty cổ phần Gemadept (43)
      • 2.1.3.1 Mô hình bộ máy quản trị (43)
      • 2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận quản trị, các phòng ban trong công ty cổ phần Gemadept (43)
    • 2.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container (49)
      • 2.1.4.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất của vận tải container (49)
      • 2.1.4.2. Đặc điểm về nguồn vốn (50)
      • 2.1.4.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực (50)
      • 2.1.4.4. Đặc điểm về công nghệ (51)
    • 2.2.1. Khái quát về dịch vụ vận tải container của Gemadept (51)
      • 2.2.1.1. Về sản lượng vận tải container (53)
      • 2.2.1.2. Về doanh thu vận tải container (55)
      • 2.2.1.3. Về chất lượng và giá cả dịch vụ vận tải container (57)
    • 2.2.2. Các biện pháp mà công ty cổ phần Gemadept áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container (58)
      • 2.2.2.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container (58)
      • 2.2.2.2. Cạnh tranh bằng việc rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ vận tải container (60)
      • 2.2.2.3. Cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ vận tải container (60)
      • 2.2.2.4. Cạnh tranh bằng hình thức xúc tiến bán hàng (62)
    • 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept (62)
      • 2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng (62)
      • 2.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính (70)
    • 2.3.1. Những mặt đạt được (73)
      • 2.3.1.1 Tạo được uy tín cũng như vị thế nhất định trên thị trường (73)
      • 2.3.1.2 Sản lượng vận tải container ngày càng lớn (73)
      • 2.3.1.3 Chất lượng dịch vụ vận tải container luôn được chú trọng cải thiện (73)
      • 2.3.1.4 Doanh thu từ dịch vụ vận tải container ngày càng tăng (73)
      • 2.3.1.5 Công ty luôn có được một số lượng khách hàng trung thành lớn.73 2.3.2. Những mặt hạn chế (74)
      • 2.3.2.1 Mức giá cước dịch vụ còn cao ở một số tuyến, sự điều chỉnh về giá chưa kịp thời so với thị trường (74)
      • 2.3.2.2 Tuyến vận tải container quốc tế còn hạn chế (75)
      • 2.3.2.3 Đội tàu còn ít và tải trọng ở mức thấp (75)
      • 2.3.2.4 Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container chưa theo kịp đối thủ cạnh tranh (75)
      • 2.3.2.5 Phân bổ nhân lực không hợp lý (75)
    • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế (76)
      • 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan (76)
      • 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan (77)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI (37)
    • 3.1.1. Xu hướng phát triển của nền công nghiệp vận tải container (80)
    • 3.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ vận tải container (81)
    • 3.3.1. Giải pháp về phía công ty cổ phần Gemadept (84)
      • 3.3.1.1. Đẩy mạnh đầu tư phát triển đội tàu vận tải container chuyên dụng (84)
      • 3.3.1.2. Kiểm soát chi phí chặt chẽ, cắt giảm chi phí không hợp lý (89)
      • 3.3.1.3. Mở rộng thêm tuyến vận tải container mới (93)
      • 3.3.1.4. Các biện pháp đối với nguồn lực con người (96)
      • 3.3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container (98)
    • 3.3.2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp (101)
    • 3.3.3. Những kiến nghị về phía Nhà nước (102)
      • 3.3.3.1 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách (102)
      • 3.3.3.2. Nhà nước cần tiến hành gia nhập các công ước quốc tế (103)
  • KẾT LUẬN (104)

Nội dung

Ban chinh Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh quèc tÕ    CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP §Ò tµi N¢NG CAO søC C¹NH TRANH CñA DÞCH Vô VËN T¶I CONTA[.]

Khái niệm và phân loại container

Khái niệm container

Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của ISO đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container Tính cho đến nay thì các quốc gia trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO

Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:

- Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần.

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều công cụ vận tải, các hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.

- Có thiết bị riêng thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác.

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra.

- Có dung tích không ít hơn 1 khối.

Từ định nghĩa trên ta thấy, container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì hàng hóa. Container cũng không phải là một công cụ vận tải cũng như một bộ phận của công cụ vận tải vì nó không gắn liền với công cụ vận tải.

Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu container là một công cụ chứa hàng, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có dạng hình hộp, có kích thước tiêu chuẩn hóa, có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải, và chuyển tải không phải xếp dỡ lại hàng hóa bên trong.

Phân loại container

o Phân loại theo kích thước container.

+ Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m 3

+ Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3.

+ Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m 3 Để phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container được phát triển và áp dụng phổ biến đòi hỏi tiến hành tiêu chuẩn hóa container về hình thức bên ngoài, về trọng lượng, về kết cấu nóc, cửa, khóa container…

Cho đến nay có rất nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa container, song tổ chức ISO vẫn là tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1967, đại diện tổ chức tiêu chuẩ1n hóa của 16 quốc gia thành viên của ISO đã chấp nhận tiêu chuẩn hóa container của Ủy ban kỹ thuật thuộc ISO.

Bảng 1.1: Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn ISO

Chiều cao Chiều rộng Chiều dài Trọng lượng tối đa (tàu)

Foot Mm Foot Mm Foot mm

Nguồn: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, 2002

Theo quy ước thì container loại 1.C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa 20 tấn, dung tích chứa hàng hóa 30,5 m 3 được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho tất cả các loại container khác và được ký hiệu là TEU (Tweenty feet Equivalent Unit). o Phân loại theo vật liệu đóng container.

Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì tên của container được gọi kèm theo tên của vật liệu đó.

+ Container nhựa tổng hợp. o Phân loại theo cấu trúc container.

+ Container có bánh lăn ( Rolling Container). o Phân loại theo công dụng của container.

Theo CODE R688 – 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng thì container được phân loại thành 5 nhóm chủ yếu sau đây:

+ Container chở hàng bách hóa.

+ Container chở hàng rời (ví dụ như các loại hàng thóc hạt, xà phòng bột, ngũ cốc…).

+ Container bảo ôn / nóng / lạnh.

+ Container thùng chứa ( dùng chuyên chở các mặt hàng nguy hiểm và hàng đóng rời dạng lỏng như dầu ăn, hóa chất…).

+ Container đặc biệt, container chở súc vật sống.

Dịch vụ vận tải container

Khái niệm về dịch vụ vận tải container

Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là dịch vụ: Dịch vụ là một loại hoạt động hay lợi ích được cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.

Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải các loại hàng hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác định trước.

Các loại hình dịch vụ vận tải container

1.1.2.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống vận tải container

Sự ra đời của hệ thống vận tải container

Quá trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng Mục đích chủ yếu của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và tổ chức trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất.

Thời gian khai thác công cụ vận tải bao gồm thời gian chạy trên đường và thời gian đỗ tại các điểm vận tải như ga, cảng… Đối với các phương thức vận tải khác nhau thì tỷ lệ thời gian trên là không giống nhau.

Muốn rút ngắn thời gian chuyên chở thì phải tăng tốc độ vận chuyển của công cụ vận tải và giảm thời gian đỗ tại các ga, cảng… Việc tăng tốc độ kỹ thuật của công cụ vận tải sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế nếu như không giảm được thời gian đỗ tại các ga, cảng…Do vậy, để tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở thì vấn đề cơ bản nhất là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ hàng hóa ở các điểm vận tải Một trong những yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra những kiện hàng thích hợp gọi là “đơn vị hóa” hàng hóa Việc hình thành đơn vị hóa hàng hóa trong vận tải có ba yêu cầu:

- Đơn vị hàng hóa được tạo ra bằng cách gộp nhiều kiện hàng nhỏ, riêng lẻ với nhau và được giữ nguyên hình dạng, kích thước và trọng lượng trong suốt quá trình bảo quản, xếp dỡ và chuyên chở.

- Đơn vị hóa hàng hóa phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa toàn bộ quá trình xếp dỡ tại các điểm vận tải cũng như việc sử dụng hợp lý các kho hàng, các công cụ vận tải.

- Đơn vị hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Quá trình “đơn vị hóa” hàng hóa trong vận tải hàng hóa diễn ra từ hình thức thấp đến hình thức cao từ hình thức đơn giản nhất là dùng các loại bao bì thông thường như kiện bông, hòm chè, bó sắt thép… rồi tới đơn vị lớn hơn là

“khay hàng” Khay hàng là một dụng cụ dùng để kết hợp nhiều kiện hàng nhỏ thành một đơn vị hàng hóa lớn hơn nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình vận tải và xếp dỡ Phương pháp này giúp giảm 8% tổng chi phí vận tải so với phương pháp chuyên chở thông thường Và hình thức hiện nay được áp dụng phổ biển là container Container cùng với hàng hóa được xếp trong nó tạo thành một đơn vị hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển Đây được coi là một phương pháp đơn vị hàng hóa hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vận tải cho đến thời điểm hiện nay Vậy, bản chất của quá trình container hóa là việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng một dụng cụ đặc biệt có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn gọi là container.

1.1.2.2.2 Sự phát triển của hệ thống vận tải container

Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử phát triển của phương pháp chuyên chở container và trong các tài liệu này cũng không thống nhất về thời điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên Song nhìn chung, người ta có thể phân chia sự phát triển của container thành bốn giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tính đến năm 1955. Đây là giai đoạn mà một số nước mới bắt đầu thí nghiệm sử dụng0 container loại nhỏ vào sử dụng trong chuyên chở đường sắt.

Từ năm 1948 - 1955, việc chuyên chở container được phát triển với tốc độ nhanh hơn Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức vận tải khác như đường biển, ô tô nhưng cũng chỉ áp dụng trong chuyên chở nội địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình với trọng tải dưới 5 tấn, dung tích 1-3 khối.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1956 - 1966. Đây là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong vận tải quốc tế, sử dụng ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở hàng hóa bằng container rất cao Có thể coi đây là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng container trong chuyên chở hàng hóa Các hãng tàu của Mỹ như Sea Land Service, Maillson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu chuyên dụng chở container.

Trong vận tải quốc tế giai đoạn này xuất hiện nhiều loại container có kích thước, hình dáng khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyên chở và làm giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở container.

Tháng 6 năm 1967, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua tiêu chuẩn container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế.

Vận tải quốc tế giai đoạn này áp dụng phổ biển các loại container lớn theo tiêu chuẩn của ISO Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận tải container bao gồm vận tải container đường sắt, ô tô

Số lượng container loại lớn, số lượng các công cụ vận tải chuyên dụng chở container và thiết bị xếp dỡ container tăng nhanh Các cảng biển, ga đường sắt biên giới thích hợp với chuyên chở container được xây dựng và cải tạo Hình thành các tuyến đường sắt, đường biển chuyên chở container ở châu Âu và trên thế giới.

Giai đoạn thứ ba là thời kỳ phát triển nhanh chóng và rộng rãi của1 phương pháp chuyên chở container trong buôn bán quốc tế Đến giữa những năm 1970, chuyên chở container bước sang một thời kỳ mới ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức, đạt kết quả kinh tế cao.

- Giai đoạn 4: từ năm 1981 tới nay.

Ý nghĩa kinh tế - xã hội của quá trình container hóa

Chuyên chở hàng hóa đường biển bằng container đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người vận tải lẫn chủ hàng Để đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng container là một việc không dễ dàng Có những chỉ tiêu được phản ánh bằng những số liệu cụ thể nhưng cũng có những chỉ tiêu chỉ qua diễn tả. Để đánh giá đúng và toàn diện hiệu quả kinh tế của hoạt động vận tải container cần xem xét đến tổng doanh thu và tổng chi phí phải bỏ ra của hoạt động đó tùy theo giác độ tham gia của các bên với tư cách là chủ hàng hay người chuyên chở.

Chúng ta có công thức : E = R/C.

Công thức này cho thấy, muốn tăng hiệu quả E thì hoặc là tăng R, hoặc là giảm C, hoặc là vừa tăng R vừa giảm C Thực tế, để có những biện pháp trực tiếp tăng R là một việc rất khó khăn và hạn chế, vì xu hướng chủ yếu trong chuyên chở hàng hóa bằng con là tìm mọi biện pháp giảm tối đa những chi phí bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container Vận tải hàng hóa bằng container đã mang lại điều đó cho cả người chuyên chở cũng như chủ hàng.

+ Giảm chi phí bao bì vận tải.

Hàng hóa vận chuyển bằng các phương pháp thông thường thì bao bì4 hàng hóa đòi hỏi phải thực sự chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa Khi vận chuyển bằng container, chi phí bao bì có thể được giảm bớt do một số hàng hóa đã được giải phóng khỏi bao bì vận tải hoặc chỉ phải dùng bao bì đơn giản, rẻ tiền.

+ Giảm chi phí giao hàng.

Chi phí giao hàng bao gồm: cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản và các loại chi phí khác… Khi giao hàng bằng container thì tất cả các chi phí trên đều giảm đáng kể so với khi gửi hàng bằng phương pháp thông thường.

+ Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa. Đối với hàng hóa vận tải bằng container thì thời gian xếp dỡ ở cảng rất nhanh, nhờ có những phương tiện xếp dỡ chuyên dụng, lượng container được xếp dỡ lên tàu và giải phóng khỏi tàu là rất lớn nên có thể tiết kiệm thời gian lưu tàu tại cảng Qua đó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa.

+ Giảm tỷ lệ tổn thất, hao hụt, mất mát hàng hóa trong container từ mức 8% xuống mức 0,5% đến 1%.

Sử dụng container để vận tải hàng hóa an toàn hơn nhiều so với vận tải thông thường có tỷ lệ tổn thất, hao hụt hàng hóa lên tới 8%.

+ Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết thực hiện các hợp đồng ngoại thương.

Vận tải hàng hóa bằng container với những ưu điểm của nó như: nhanh chóng, an toàn… đã góp phần cho chủ hàng thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng của mình, nâng cao uy tín trong kinh doanh.

+ Giảm được phí bảo hiểm cho hàng chuyên chở.

Hàng hóa vận tải bằng container có mức độ an toàn cao, do vậy phí bảo hiểm đối với hàng hóa vận tải theo phương thức này cũng thấp hơn phí bảo hiểm cho hàng hóa vận tải theo phương thức thông thường Giảm chi phí bảo hiểm cũng là giảm giá thành của hàng hóa, hàng hóa có điều kiện tăng sức cạnh tranh,5 mang về lợi nhuận lớn hơn cho chủ hàng.

- Đối với người chuyên chở:

+ Giảm đáng kể thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng.

Nhờ việc cơ giới hóa trong xếp dỡ do sử dụng container đã tiết kiệm thời gian tàu neo tại cảng, tiết kiệm được chi phí lưu tàu cho người vận tải.

+ Tiết kiệm được chi phí xếp dỡ.

Năng suất xếp dỡ container lớn hơn nhiều so với năng suất xếp dỡ hàng rời Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chủ hàng mà còn mang lại lợi ích cho người vận tải do hạ được giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh của người chuyên chở.

+ Tăng năng lực khai thác tàu và khối lượng hàng hóa chuyên chở.

Tàu container có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng và tăng chuyến chuyên chở so với tàu thông thường, đồng thời có thể chở được một số lượng hàng hóa lớn hơn nhiều trong cùng một thời gian khai thác Theo tính toán của các chuyên gia thì trung bình 13 tuyến xuyên đại dương, 1 tàu container có thể thay thế 4 tàu thường có cùng trọng tải trong việc vận tải hàng hóa Cá biệt có tuyến, 1 tàu container có thể thay thế 8 tàu thường cùng trọng tải.

+ Cước phí vận chuyển có khả năng cạnh tranh hơn.

Cước phí tàu container có thể giảm tới 30% đến 40% so với cước phí của tàu thông thường.

+ Giảm bớt sự khiếu nại về hàng hóa trong chuyên chở.

Do hàng hóa vận tải trong container luôn có mức độ an toàn cao, do vậy hạn chế tối đa được những khiếu nại do hư hỏng, thiệt hại, mất mát hàng hóa trong quá trình vận tải, nâng cao uy tín của người chuyên chở trong kinh doanh.

1.1.2.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội

- Tăng năng suất lao động xã hội.

Vận tải hàng hóa bằng container do sử dụng những trang thiết bị tiên6 tiến, hợp lý và đồng bộ trong quá trình vận tải, kết hợp với việc tổ chức trong vận tải đã làm tăng năng suất lao động của ngành Hàng hải Qua đó góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động xã hôi.

- Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của container trong vận tải hàng hóa là giảm chi phí vận tải Container hóa trong vận tải hàng hóa đã giảm bớt được thời gian chuyên chở, giảm chi phí bao bì, xếp dỡ… góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho xã hội.

- Tạo điều kiện áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong ngành vận tải, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Container hóa là một cuộc cách mạng trong vận tải hàng hóa trên toàn thế giới Tàu chuyên dụng chở container ra đời, cảng container được xây dựng, việc bốc xếp hàng hóa được cơ giới hóa, tự động hóa… tất cả đã mở màn cho cuộc cách mạng công nghệ trong vận tải hàng hóa, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

- Đảm bảo an toàn cho lao động ngành nghề trong xã hội.

Container hóa đã giảm đáng kể lao động nặng nhọc của con người trong quá trình vận tải hàng hóa Đồng thời tạo ra một môi trường lao động an toàn hơn nhiều so với các loại hình vận tải thông thường.

1.2 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢICONTAINER

Khái niệm về sức cạnh tranh của dịch vụ

Sức cạnh tranh của một sản phẩm của doanh nghiệp là khả năng duy trì và cải thiện vị trí trên thị trường của sản phẩm đó so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong một thời gian lâu dài nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được khách hàng.

Dịch vụ là một sản phẩm vô hình cho nên sức cạnh tranh của dịch vụ7 cũng có thể được hiểu là sức cạnh tranh của một sản phẩm Điểm khác biệt giữa dịch vụ và sản phẩm hữu hình ở đây là về mẫu mã Đối với sản phẩm hữu hình thì mẫu mã sản phẩm chính là kiểu dáng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài của sản phẩm Đối với dịch vụ, sự đa dạng về mẫu mã lại thể hiện ở sự đa dạng về dịch vụ Ví dụ, cùng một dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, người ta đưa ra nhiều gói bảo hiểm khác nhau về thời gian, về chế độ bảo hiểm, về tiền phí bảo hiểm…

Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất sức cạnh tranh của một quốc gia, doanh nghiệp Sức cạnh tranh của một nước thể hiện ở sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước đó và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ lại phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các yếu tố tác động tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành Hàng hải nói chung và của dịch vụ vận tải container nói riêng Vị trí địa lý là một lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Một quốc gia có biển và nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải container, có thế phát triển hệ thống các cảng biển và đây là một nguồn thu lớn nếu biết cách khai thác hiệu quả Một ví dụ sinh động nhất đó là sự phát triển thần kỳ của Singapore Trước kia, Singapore chỉ là một làng chài nhỏ bé nhưng nhờ biết tận dụng lợi thế có được do vị trí địa lý là một quốc đảo nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế họ đã đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Với việc vận chuyển 27,9 triệu container năm 2007, Singapore tiếp tục là cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới Chính sách này của Singapore8 đã làm cho họ phát triển mạnh và đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực Châu Á hiện nay.

Việt Nam cũng là nước có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ vận tải đường biển Với trên 3200 km đường bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương chúng ta hoàn toàn có thể có được những thành công trong phát triển kinh tế biển như Singapore nếu như có những chiến lược và bước đi hợp lý.

Một quốc gia không có biển, không có vị trí địa lý thuận lợi vẫn có thể thành lập những đội tàu container để chuyên chở hàng hóa Tuy vậy họ sẽ không có được ưu thế như các quốc gia có các cảng biển, do phải bỏ chi phí thuê cảng ở nước ngoài và việc điều hành các hoạt động kinh doanh gặp những trở ngại nhất định.

Chính trị và luật pháp

Chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn tới tất cả mọi ngành kinh tế, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải container cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu hệ thống chính trị của một quốc gia ổn định, điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh tahm gia vào các hoạt động sản xuất và hoạt động đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại hợp tác, giao lưu buôn bán với các quốc gia khác và theo đó khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên tạo điều kiện cho dịch vụ vận tải container phát triển.

Luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của ngành Hàng hải Hệ thống luật pháp của một quốc gia tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ container thể hiện trong Hiến pháp, Luật Hàng hải, Luật Vận tải đường bộ, Luật Vận tải thủy nội địa, Luật Thương mại… Tất cả các văn bản pháp luật trên tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải container hoạt động Nếu như hệ thống pháp luật của một quốc gia có sự9 thống nhất với nhau, phù hợp với các thông lệ, tập quán và các công ước quốc tế thì sẽ tạo cho doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình

Hiện nay thì đa số các quốc gia trên thế giới đều miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc áp dụng luật chống độc quyền Bên cạnh đó thì nhiều công ước quốc tế và thỏa thuận khu vực ra đời như ISM Code, Tokyo Mou, STCW78/95… với những quy định ngày càng khắt khe hơn đối với các chủ tàu đòi hỏi chủ tàu phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện trong quá trình cung cấp dịch vụ vận tải container ra ngoài biên giới quốc gia.

Sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học công nghệ

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, thất nghiêp, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái…đều có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế nói chung Khi nền kinh tế của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ đẩy mạnh hoạt động giao lưu buôn bán với bên ngoài, lượng hàng hóa cần vận chuyển theo đó cũng tăng lên và sẽ tạo ra lượng cầu rất lớn cho dịch vụ vận tải container Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh, hoạt động ngoại thương bị chững lại gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của dịch vụ vận tải biển quốc tế.

Sự tiến bộ khoa học công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải container Tiến bộ khoa học công nghệ sê tạo ra những tàu chở container trọng tải lớn hơn, tốc độ cao hơn, phương pháp xếp dỡ tối ưu hơn, rút ngắn thời gian vận chuyển và xếp dỡ, tạo điều kiện giảm giá thành vận chuyển Tuy vậy không phải quốc gia nào, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn đầu tư để có thể ứng dụng công nghệ mới vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container của mình Tận dụng được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật,những công nghệ mới vào quá trình vận tải container sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Nguồn nhân lực và trình độ quản lý

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề sống quyết định sự thành bại đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp Người hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải container vừa phải có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về luật pháp, tập quán và thương mại quốc tế, nhân sự cấp cao, nhân sự thuộc bộ phận vận tải quốc tế còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ tốt Theo nghiên cứu của cơ quan bảo hiểm Anh quốc thì có tới 80% vụ tai nạn hàng hải là do con người gây ra.

Tỷ lệ mắc lỗi cao của những người làm việc trực tiếp trên tàu biển đã đặt ra những vấn đề về an toàn trong vận tải đường biển.

Doanh nghiệp vận tải container sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn khi đội ngũ nhân sự thực sự có chất lượng cao, nhiệt tình có trách nhiệm với công việc, được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ và phải luôn phấn đấu vì thành công chung của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức quản lý của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, hoạt động và văn hóa doanh nghiệp Trình độ quản lý sẽ quyết định cách mà các thành viên hoạt động và phối hợp với nhau, tổ chức việc tiến hành các hoạt động kinh doanh ra sao, kiểm tra các hoạt động đó như thế nào… Một doanh nghiệp biết cách tập hợp, phát huy các cá nhân lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp qua đó có thể tận dụng được tốt hơn các cơ hội kinh doanh Đây luôn là một đòi hỏi đặt ra đối với các nhà quản trị cấp cao Đối với các nước đang phát triển thì trình độ quản lý lạc hậu luôn là vấn đề cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất của vận tải container

1.2.2.5.1 Công cụ vận chuyển container

Sau đây là một số loại tàu được sử dụng để chuyên chở container bằng đường biển:

- Tàu chở hàng bách hóa thông thường. Đây là tàu chở hàng bách hóa nhưng mỗi chuyến có thể nhận thêm1 khoảng 10 – 15 container để chở Tàu này có thêm một số thiết bị xếp dỡ, chằng buộc container, container chủ yếu được xếp trên boong.

Loại tàu này được cải tạo từ loại tàu truyền thống, một phần tàu được dùng để chở hàng bách hóa, một phần tàu được dùng để chở container.

Loại tàu này được chuyên dùng để chở sà lan đã được xếp đầy hàng và/hoặc container Mỗi tàu này chở được từ 15 – 17 sà lan Mỗi sà lan lại có thể chở được từ 350 – 1000 tấn.

Chuyên chở bằng loại tàu này có thể giảm được thời gian xếp dỡ so với phương pháp xếp dỡ thông thường.

- Tàu chuyên dụng chở container.

Loại tàu này được thiết kế để chuyên chở container, do vậy nó có cấu trúc hoàn toàn khác so với tàu chở hàng thông thường Nó có thể xếp container trong hầm và trên boong với container được xếp thành nhiều hàng, nhiều tầng. Thông thường loại tàu này có trọng tải rất lớn.

Tàu chuyên dùng chở container có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phương thức xếp dỡ:

+ Tàu RO – RO (Roll on / Roll off): Loại tàu này gần giống với tàu há mồm dùng để đổ bộ hoặc tàu phà Tàu có nhiều boong, giữa các boong có các đường dốc nghiêng Để xếp container người ta dùng xe nâng để đưa container từ trên cảng vào thằng hầm tàu mà không cần đến thiết bị cẩu chuyên dụng của cảng Người ta còn có thể cố định container trên một loại khung xe có bánh (chassis) và có thể kéo cả container chạy trên chassis lên hoặc xuống tàu. Phương pháp này có ưu điểm là giải phóng hàng nhanh, rút ngắn thời gian tàu đỗ ở cảng.

+ Tàu LO – LO (Lift on / Lift off): Loại tàu này có cấu trúc một boong2 duy nhất được chia thành nhiều hầm và có vách ngăn giữa các hầm Hầm tàu xếp được 6 tầng container và trên boong cũng có thể xếp được khoảng 40% tổng số container trên tàu Loại tàu này không có công cụ xếp dỡ riêng mà phải sử dụng công cụ xếp dỡ của cảng.

+ Tàu có thể biến thành tàu chở container (Convertable con Ship): Loại tàu này có cấu tạo đặc biệt để có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của hàng hóa vận chuyển Nó có một phần hay toàn bộ dung tích chứa hàng có thể chuyên chở hàng hóa thông thường hoặc container.

Bảng 1.2: Đặc điểm chính của các loại tàu container chuyên dụng

Nguồn: Vận tải Bảo hiểm – ĐHNT, 1994

Phương tiện vật chất chính của doanh nghiệp vận tải container đường biển là đội tàu container và container Có nhiều tiêu chí để đánh giá đội tàu của một doanh nghiệp như tuổi tàu, trọng tải, tốc độ… Những tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành và qua đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Một đội tàu “trẻ” sẽ có năng suất vận tải container cao hơn một đội tàu “già”, giảm bớt nguy cơ rủi ro xảy ra trên hành trình do tàu không đủ khả năng đi biển, hay hạn chế việc phải dừng lại dọc đường để sửa chữa gây ra chậm chễ trong việc chuyên chở hàng hóa

Lấy ví dụ thực tế với trường hợp của Việt Nam, đội tàu của chúng ta nhìn chung tình trạng kỹ thuật là thấp kém, tuổi tàu, loại tàu về cơ bản là không phù hợp thậm chí lạc hậu so với các đội tàu trong khu vực và thế giới Trong3 thành phần đội tàu Việt Nam thiếu vắng các loại tàu chuyên dụng như tàu chở khí hóa lỏng, xi măng rời, hóa chất…Đội tàu container thì còn ít ỏi và trọng tải hạn chế

Hiện trạng đó đã làm cho sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới không cao Đội tàu container Việt Nam chỉ có thể chuyên chở cự ly ngắn trong khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và chạy nội địa trong nước Bên cạnh đó việc tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu kém lại thường xuyên bị các nước tại cảng đến kiểm tra và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công ước quốc tế và ISM Code (Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế) nên bị lưu giữ và hạn chế chuyên chở qua các nước này Đó là những khó khăn rất lớn cho đội tàu container Việt Nam để cạnh tranh với các đội tàu hiện đại trong khu vực và thế giới

Một yếu tố vật chất cơ bản khác của vận tải container chính là các container Mỗi doanh nghiệp, hãng tàu vận tải container đều phải có các container đủ tiêu chuẩn để có thể chuyên chở hàng hóa Các container này hiện nay đều được tiêu chuẩn hóa để tiện cho việc chuyên chở và xếp dỡ trên phạm vi toàn thế giới Chất lượng container (chủ yếu đánh giá dựa vào mức độ bảo vệ hàng hóa bên trong), độ bền (chịu được các tác động bình thường trong quá trình chuyên chở) cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của các hãng tàu Số lượng container của mỗi doanh nghiệp, hãng tàu phải có sự phù hợp với năng lực vận chuyển của tàu và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển Nếu như container quá ít hay quá nhiều so với nhu cầu thì đều gây ra lãng phí, năng suất vận tải không cao.

Việc luân chuyển các container một cách khoa học nhất trong quá trình vận chuyển là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng container và qua đó cũng tác động trực tiếp lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hãng tàu Ví dụ có hàng cần đóng ở Việt Nam, nhưng container rỗng thì lại ở TháiLan (chuyên chở hàng xuất khẩu sang Thái Lan) chưa về kịp do một vài lý do nào đó, khi đó doanh nghiệp có thể để mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh4 tranh.

Yếu tố này luôn luôn gắn liền với quá trình vận tải container và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của vận tải container Các điểm vận tải container này ngày càng tăng về số lượng và quy mô cũng như chất lượng để phục vụ tốt nhất cho quá trình chuyên chở container

Ngày nay các cảng hiện đại đang ở giai đoạn phát triển mạnh với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao Các công cụ, phương tiện xếp dỡ, kho chứa container được thiết kế và chế tạo đặc biệt cho phù hợp với các dây chuyền chính để có thể đạt được năng suất cao nhất, chất lượng làm hàng tốt nhất, đạt được tính kinh tế và dễ tự động hóa trong quản lý và khai thác Cảng biển với ưu thế về kho bãi, vị trí địa lý, quy chế hải quan, thủ tục hành chính… còn có thể trở thành trung tâm phân phối hàng hóa cho một nước hoặc cả một khu vực rộng lớn.

Trên thế giới hiện nay có hàng trăm cảng biển có thể phục vụ được các tàu chuyên chở Phần lớn người ta tiến hành cải tạo và xây dựng cảng truyền thống thành khu vực riêng biệt để phục vụ chuyên chở container gọi là

“Container terminal” Trong phạm vi của “Container terminal” có hai khu vực quan trọng là “Container yard” (CY) và “Container Freight Station” (CFS) CY là nơi tiến hành việc giao nhận và bảo quản container có hàng và container rỗng và được bố trí tiếp giáp với bến container CY thường có diện tích rất lớn, phụ thuộc vào số lượng container và chiều dài bến container CFS là nơi giao nhận và phục vụ hàng lẻ để đóng vào container, tiến hành việc chuyên chở hoặc dỡ hàng lẻ ra khỏi container để giao cho người nhận và CFS thường được xây dựng ở ngoài phạm vi khu vực cảng.

Các công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container

Dịch vụ là hướng phát triển chiến lược của các tập đoàn toàn cầu, xu hướng này hình thành nên một nền kinh tế dịch vụ tại các nước phát triển Nếu khu vực chế tạo đòi hỏi đầu tư chi phí hạ tầng cao, thời gian thai nghén sản phẩm dài, chi phí để phát triển sản phẩm mới lớn, và hứng chịu sự thăng trầm của chu kỳ sống của sản phẩm, thì dịch vụ có mức đầu tư thấp, thời gian phát triển nhanh và phát triển một dịch vụ mới không nhất thiết phải đẩy đi toàn bộ các chi phí đã bỏ ra Dịch vụ luôn gắn liền với nhu cầu của con người mà nhu cầu của con người vô hạn Vì vậy, khả năng phát triển dịch vụ rất to lớn, phạm vi cho các doanh nghiệp khai thác và phát triển dịch vụ là vô tận.Tuy nhiên, dưới tác động của cạnh tranh, yếu tố cơ bản nhất để phát triển thành công một dịch vụ chính là chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ về cơ bản phản ánh tính hữu ích của dịch vụ, thể hiện ở sự thoả mãn khách hàng trong sự so sánh với chi phí mà họ đã bỏ ra Nâng cao chất lượng lượng dịch vụ là một6 chiến lược quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Chất lượng của dịch vụ được thể hiện qua nhiều yếu tố và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để phát triển mọi yếu tố chất lượng Tuy vậy, họ vẫn có thể nâng cao sức cạnh tranh bằng cách đi sâu khai thác một hoặc một vài yếu tố nào đó. Để cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp cần hướng vào khách hàng, tìm hiểu những nhu cầu và ước muốn của họ xem họ muốn cái gì, khi nào, ở đâu và dưới hình thức nào, yếu tố nào làm thỏa mãn ở mức cao nhất nhu cầu của họ Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thì các doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên và nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ đang sử dụng Đảm bảo chất lượng luôn là phương châm kinh doanh và công cụ cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ còn sử dụng công cụ chất lượng ở khía cạnh tạo sự khác biệt hóa thậm chí là duy nhất trên thị trường Điều này chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả cao nếu như nó được bảo vệ bởi Luật bản quyền tại các quốc gia. Đối với dịch vụ vận tải container chất lượng thể hiện ở sự hoàn hảo trong quá trình cung cấp dịch vụ Một dịch vụ vận tải container tốt phải làm hài lòng khách hàng từ khâu thủ tục chứng từ, thời gian vận tải theo đúng lịch tàu đã cung cấp, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn giúp đỡ khách hàng khi cần Một dịch vụ vận tải container với tàu luôn chậm chễ so với lịch thông báo không thể coi là một dịch vụ có chất lượng tốt được

Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cơ bản nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao, khách hàng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng của dịch vụ thì vấn đề cạnh tranh bằng chất lượng ngày càng trở nên gay gắt.

Cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ vận tải container

Giá của một dịch vụ là chi phí phải trả để có thể sử dụng được dịch vụ đó Giá cả là một trong những yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của dịch vụ trên thị trường Giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau Một dịch vụ có giá cao mà chất lượng thấp thì chắc chắn là sẽ không thể tồn tại được, trong khi đó một dịch vụ có chất lượng tốt có giá thấp thì đương nhiên là sẽ có sức cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, để đạt được điều này là rất khó, doanh nghiệp vừa phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí, vừa phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ trong khi vẫn phải đảm bảo một mức độ lợi nhuận nhất định Giải quyết bài toán giữa giá cả và chất lượng dịch vụ trong tương quan với đối thủ trên thị trường luôn là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có cách thức khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung đó là đưa ra dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

Giá cả là công cụ được dùng phổ biến trong dịch vụ vận tải container để nâng cao sức cạnh tranh Trong cùng một thị trường, khi mà các yếu tố khác tương đương nhau như không có một doanh nghiệp nào có dịch vụ tốt hơn hẳn thì giá trở thành một công cụ quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhu cầu về vận tải hàng hóa ngày càng tăng, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ vận tải container về tính an toàn, tiện lợi và giá cả phục vụ Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên khách hàng có quyền lựa chọn dịch vụ vận tải container từ của các đội tàu từ các quốc gia khác nhau. Giá cả của dịch vụ container ngoài việc phụ thuộc vào giá thành còn phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường

Các quyết định về giá được đưa ra dựa trên sự tìm hiểu, phân tích kỹ thị trường và các yếu tố về chi phí và lợi nhuận Đối với mỗi doanh nghiệp thì quyết định về giá luôn là một quyết định quan trọng và thường được đưa ra bởi cán bộ quản trị cấp cao Các quyết định về giá đưa ra không chỉ nhằm đảm bảo8 lợi ích của doanh nghiệp mà còn phải cân nhắc và đánh giá các yếu tố khác như lợi ích của khách hàng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngoài khác Bên cạnh đó, sự thay đổi linh hoạt về giá theo sự thay đổi của thị trường cũng là một yếu tố tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cạnh tranh thông qua các hình thức xúc tiến bán và quảng cáo

Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm mục đích truyền thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm cách phù hợp để thuyết phục khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền, bán hàng trực tiếp Hoạt động xúc tiến bán hàng giúp dịch vụ vận tải container được khách hàng sử dụng nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần củng cố, tạo uy tín của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ vận tải container của khách hàng thì hoạt động xúc tiến bán ngày càng trở nên bức thiết và khó khăn hơn.

Quảng cáo là một công cụ của hoạt động xúc tiến bán Quảng cáo được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế Quảng cáo là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền đạt những thông tin đã được chuẩn bị từ trước về doanh nghiệp hay về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, có thể truyền đạt thông tin bằng hình ảnh hoặc bằng lời. Quảng cáo gây sự chú ý đến người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của mình Quảng cáo là hình thức tốt nhất, nhanh nhất để người tiêu dùng biết tới dịch vụ của doanh nghiệp Đối với dịch vụ vận tải container, hoạt động xúc tiến bán được tiến hành thường xuyên, liên tục với công cụ chủ yếu đó là marketing trực tiếp hay cụ thể là bán hàng trực tiếp Bất kỳ doanh nghiệp, hãng tàu nào cũng có một đội ngũ nhân viên Sales, đội ngũ này sẽ tiếp xúc với khách hàng thông qua điện thoại,email, thư tín hoặc tiếp xúc trực tiếp để trao đổi với khách hàng về dịch vụ vận tải container của mình Nhân viên Sales sẽ cung cấp những thông tin cần thiết9 như tuyến đường tàu chạy, giá cả, thời gian đồng thời cũng thu thập thông tin về khách hàng như khách hàng sẽ đi tuyến nào, loại hàng gì, số lượng bao nhiêu… Nhiệm vụ của nhân viên Sales là phải thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container của mình.

Quảng cáo cũng là một công cụ quan trọng đối với dịch vụ vận tải container Thường thì quảng cáo không được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, truyền hình do đối tượng khách hàng không phải là các khách hàng phổ thông Đối tượng khách hàng ở đây là các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu do vậy quảng cáo phải chọn lựa được khách hàng Quảng cáo trên các tạp chí, báo về lĩnh vực hàng hải, các lĩnh vực chuyên ngành như cà phê, gỗ… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Cạnh tranh thông qua việc rút ngắn thời gian vận tải

Đối với dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng,thời gian vận tải càng ngắn thì càng hấp dẫn được khách hàng Nhìn chung,khách hàng đều muốn sử dụng dịch vụ vận tải của công ty nào có thời gian vận tải nhanh Việc rút ngắn thời gian hàng hóa trong quá trình vận tải giúp cho khách hàng đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn theo hợp đồng ngoại thương Hơn nữa, việc giảm thiểu thời gian hàng hóa được vận tải cũng là hình thức để giảm thiểu rủi ro xảy ra cho hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng Hàng hóa trong nằm trong quá trình vận tải là những thời gian “chết” của hàng hóa, khách hàng luôn muốn giảm số thời gian “chết” này để hàng hóa có thể nhanh chóng thực hiện được chức năng của mình Vì thế, việc rút ngắn thời gian vận tải container là một công cụ cạnh tranh quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container đều cần phải lưu ý Đây là một công cụ cạnh tranh hiệu quả nhưng nó bị giới hạn bởi cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, tính toán một cách khoa học nhất để có thể giảm thiểu tối đa những thời gian phát sinh không cần thiết trong quá trình vận tải container Thực hiện được điều đó sẽ góp phần0 không nhỏ trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

Các chỉ tiêu định lượng

1.2.4.1.1 Thị phần của dịch vụ trên thị trường vận tải container

Thị phần là một tiêu chí cơ bản và được sử dụng phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của một dịch vụ hay của hàng hóa nói chung Thị phần là tỷ lệ phần trăm thị trường mà dịch vụ của doanh nghiệp có được Chỉ tiêu này cho biết vị thế của dịch vụ trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ dịch vụ đang có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ dịch vụ đang có sức cạnh tranh kém, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp điều chỉnh, những biện pháp thúc đẩy, mở rộng thị phần

Trong dịch vụ vận tải container, việc mở rộng thị phần liên quan chặt chẽ đến năng lực vận tải của mỗi đội tàu, khả năng khai thác nguồn hàng và trình độ quản lý, điều phối các hoạt động của tàu cùng với các mối quan hệ làm ăn khác Mỗi doanh nghiệp vận tải container đều có một đội ngũ nhân viên Sales, đây là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng có nhiệm vụ duy trì khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp

1.2.4.1.2 Sản lượng vận chuyển container

Kết quả phân tích sản lượng vận chuyển container là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu được tính đến đầu tiên khi muốn xác định các chỉ tiêu khác đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp Một1 doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh thì đương nhiên phải có một sản lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh và ngược lại Trong dịch vụ vận tải container, số liệu về sản lượng container được vận chuyển là chỉ tiêu được dùng rất phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.

1.2.4.1.3 Mức chênh lệch về giá cả của dịch vụ vận tải container so với đối thủ cạnh tranh

Giá cả của dịch vụ là do quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường thiết lập, khi mà tất cả các yếu tố khác là như nhau thì dịch vụ nào có giá thấp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn Từng loại dịch vụ khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau Đối với dịch vụ tiêu dùng hàng ngày có tính chất phổ thông thì giá rẻ, chất lượng vừa phải là một sự lựa chọn thường xuyên của khách hàng Nhưng đối với các loại dịch vụ cao cấp như những khách sạn cao cấp, khu resort… thì chất lượng lại là ưu tiên hàng đầu trong tiêu chí lựa chọn của khách hàng, sau đó mới đến giá cả. Đối với dịch vụ vận tải container, mức chênh lệch về giá là một tiêu chí hay được sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh Mức giá mà một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container đưa ra trước hết phải phải bù đắp được chi phí và phải đảm bảo được một mức lợi nhuận nhất định Tuy nhiên để đưa ra mức giá cho dịch vụ của mình, doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào chi phí mà còn phải căn cứ vào mức giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mức giá trên thị trường không nhất thiết là phải bằng nhau, giá dịch vụ của doanh nghiệp nào cũng như doanh nghiệp nào thì mới bảo đảm sức cạnh tranh Sự chênh lệch về giá là tất yếu do các doanh nghiệp định vị dịch vụ trên thị trường của mình là khác nhau do các yếu tố khác ngoài giá của dịch vụ vận tải container là khác nhau.

1.2.4.1.4 Mức độ đa dạng về các loại hình dịch vụ vận tải container so với đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container sẽ có được lợi thế2 cạnh tranh so với đối thủ khi họ cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi sử dụng dịch vụ của họ hơn

Sự đa dạng của dịch vụ vận tải container thể hiện ở các dịch vụ như: vận tải container thông thường từ cảng đi tới cảng đích, rồi vận tải container door to door, cung cấp các container cho hàng hóa đặc biệt không chỉ là container 20 feet và 40 feet, cung cấp dịch vụ vận tải hàng tươi sống, hàng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, sự đa dạng về dịch vụ vận tải container còn phải kể đến các dịch vụ kèm theo như làm thủ tục hải quan, dịch vụ về kho bãi…

Khi công ty có thể cung ứng dịch vụ vận tải container với sự đang dạng về loại hình dịch vụ tốt hơn đối thủ, họ sẽ có cơ hội lớn hơn để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thay vì của đối thủ cạnh tranh, do vậy sức cạnh tranh của công ty cũng được nâng lên.

Các chỉ tiêu định tính

1.2.4.2.1 Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của khách hàng

Chỉ tiêu này nói lên việc doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng ở mức độ nào và có đáp ứng tốt hơn đối thủ cạnh tranh đã làm hay không. Khách hàng luôn mong muốn có được sự thỏa mãn nhu cầu của mình ở mức cao nhất khi sử dụng dịch vụ cũng như khi tiêu dùng sản phẩm Do vậy, sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ có vai trò quyết định tới sự lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp hay của đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu này rất khó để đánh giá một cách chính xác tuyệt đối do không thể đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của doanh nghiệp mà phải đánh giá thông qua sự phản hồi từ phía khách hàng.Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp càng cao thể hiện việc doanh nghiệp đã chủ động trong việc nắm bắt tâm lý, tìm hiểu nhu cầu và ước muốn của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp để làm thỏa mãn những nhu cầu ước muốn đó, do vậy sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.

Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá thông qua tỷ3 lệ khách hàng trung thành, tỷ lệ khách hàng phàn nàn về dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ phàn nàn, khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp…

1.2.4.2.2 Mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

So sánh chất lượng của hai sản phẩm cùng loại, người ta có thể so sánh chúng dựa trên các tiêu chí như độ bền, khả năng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng… tùy theo công dụng của từng sản phẩm mà có các tiêu chí cụ thể khác nhau So sánh mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ phức tạp hơn Bởi vì bản thân việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng còn có sự khác nhau giữa những doanh nghiệp, nhà nghiên cứu khác nhau, hơn nữa việc đánh giá các tiêu chí được đưa ra cũng không dễ xác định như so sánh các tiêu chí đánh giá chất lượng hai sản phẩm.

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người do đó cũng ngày càng cao thì chất lượng của dịch vụ sẽ là mối quan tâm thường xuyên của khách hàng Đối với dịch vụ vận tải container, khách hàng cũng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng vận tải Chất lượng của quá trình vận tải container ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng ngoại thương của người gửi hàng do vậy đây là quá trình quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của một hợp đồng ngoại thương Chất lượng dịch vụ vận tải container cao thì sẽ có được niềm tin của khách hàng, sức cạnh tranh sẽ cao hơn Ngược lại, một dịch vụ mà chất lượng thấp hơn so với dịch vụ vận tải container cùng loại thì sẽ có sức cạnh tranh kém hơn.

1.2.4.2.3 Mức độ hấp dẫn của dịch vụ vận tải container về sự đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh

Một dịch vụ mà bản thân nó lại có nhiều loại hình dịch vụ hơn thì sẽ có4 khả năng được khách hàng lựa chọn nhiều hơn Trên thực tế, người ta thường khó đánh giá chất lượng dịch vụ và khó so sánh chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau nhất là khi chất lượng dịch vụ của các nhà cung ứng dịch vụ trên thị trường không có sự khác biệt quá lớn Vì thế đa dạng hóa dịch vụ cung ứng cũng là một tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ Đối với dịch vụ vận tải container, doanh nghiệp còn có thể cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ vận tải container đường bộ (vận tải bằng ô tô từ nơi đóng hàng ra cảng biển hoặc từ cảng biển về kho của khách hàng)… Ngoài ra, để đa dạng hóa dịch vụ của mình, các doanh nghiệp, hãng tàu còn có thể mở thêm các tuyến vận chuyển mới khác với các tuyến vận chuyển hiện có Việc mở thêm các tuyến mới còn phụ thuộc vào khả năng chuyên chở của đội tàu, số lượng tàu biển, tiềm năng thị trường… do vậy cần phải có tiềm lực và sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi đưa ra một tuyến mới.

1.2.4.2.4 Uy tín thương hiệu dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh Yếu tố này luôn có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, và có một nhóm khách hàng thì yếu tố này quyết định hoàn toàn hành vi mua của họ Xây dựng thương hiệu cho dịch vụ vận tải container là việc mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải dành cho nó một sự quan tâm nhất định Một thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ được khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ hơn là một thương hiệu mà ít người biết tới Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải có một chiến lược với những bước đi cụ thể, ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì còn phải kết hợp với các biện pháp marketing để quảng bá cho thương hiệu của mình Tiêu chí về thương hiệu là tiêu chí cũng thường xuyên được xét đến khi đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container Tiêu chí này có thể có được thông qua điều tra nghiên cứu thị trường hoặc dựa trên kết5 quả đánh giá của những tạp chí uy tín trong ngành hàng hải.

1.3 – SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH

VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN GEMADEPT

Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết bởi vì:

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trên thị trường

Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề tất yếu mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường,các doanh nghiệp phải tạo cho sản phẩm, dịch vụ của mình một sức cạnh tranh mạnh mẽ Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container tại Việt Nam ngày càng gay gắt

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới tăng lên nhanh chóng, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty, hãng tàu cung ứng dịch vụ vận tải container như Gemadept có thể khai thác Các hãng tàu lớn trên thế giới với ưu thế về đội tàu, về công nghệ đã theo nhau nhảy vào thị trường Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Theo thống kê thì cho tới nay, trên thị trường Việt Nam có tới 36 hãng tàu trong nước và quốc tế Nếu không có những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh thì cãng hãng tàu Việt Nam trong đó có Gemadept đang đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Dù là một công ty có truyền thống trong ngành hàng hải Việt Nam tuy nhiên đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, Gemadept vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh bình đẳng trước các hãng tàu nước ngoài, đó là hạn chế không chỉ của riêng Gemadept mà còn cả của ngành Hàng hải Việt Nam Chính vì thế việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept càng trở nên bức thiết.

Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vận tải container ngày càng cao

Khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập nhẩu, đại lý (Forwader)… Các khách hàng này cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trong ngành kinh doanh của mình, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Do vậy họ ngày càng có những yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ vận tải container mà họ sử dụng nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc kinh doanh của họ Dịch vụ vận tải container có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa, ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng ngoại thương… nên ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thì buộcGemadept phải nỗ lực không ngừng trong việc cung ứng dịch vụ vận tải container của mình Gemadept phải đáp ứng được những yêu cầu đó tốt hơn đối thủ cạnh tranh để có thể giành được khách hàng Muốn vậy, Gemadept phải nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ vận tải container của mình.

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Gemadept

Công ty cổ phần Gemadept được thành lập ngày 24/07/1993 theo giấy phép số 1489 QĐ/TCCB – LĐ của Bộ Giao thông Vận tải Trụ sở chính của công ty đặt tại tầng 15 Harbour View Tower số 35 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 84-8-9140141

Email : gmdhcm@hcm.vnn.vn

Website : www.gemadept.com.vn

Nhãn hiệu thương mại (Logo):

Vốn điều lệ đăng ký của Công ty là VNĐ 500.000.000.000 (Năm trăm tỷ đồng)

Công ty Gemadept tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990 đó là công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển trực thuộc Cục hàng hải

Việt Nam Cùng với chính sách đổi mới kinh tế, năm 1993 Gemadept trở thành8 một trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa có vốn điều lệ 6 tỷ đồng Lúc đó, Nhà nước nắm giữ 18% cổ phần công ty, người lao động mua 22%, 60% của cán bộ công ty nhân viên trong ngành Ba năm đầu sau cổ phần hóa, cổ tức trung bình mà Gemadept trả cho cổ đông tăng lên tới 33%/năm Những năm sau đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, nhưng cổ tức của Gemadept không bao giờ thấp hơn 24%/năm.

Sau đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của công ty cổ phần Gemadept:

Năm 1995 thành lập ICD Phước Long – loại hình cảng cạn đầu tiên ở Việt

Năm 1997 lần đầu tiên áp dụng công nghệ xếp dỡ container bằng đường thủy nội địa (Mid – stream operation).

Năm 2000 đạt sản lượng xếp dỡ container đứng hàng thứ hai trong cả nước.

Năm 2001 nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, thành lập công ty liên doanh

GMD – MBN GMD – MBN VIETNAM là công ty liên doanh giữa Molenbergnatie N.V Antwerpt (66%) của Bỉ và Gemadept (34%).

Năm 2002 niêm yết cổ phiếu Gemadept trên Thị trường chứng khoán Việt

Nam với mã chứng khoán GMD.

Năm 2003 khai trương các tuyến vận tải container, Gemadept đã chính thức mở rộng hoạt động liên doanh liên kết với Hãng tàu Orient Oversea Container Lines (OOCL) của Hongkong – một trong Top 20 Hãng tàu lớn nhất Thế giới theo Bảng sắp hạng của Alphaliner thuộc tập đoàn BRS Shipbrokers Group.

Năm 2004 thành lập 2 công ty 100% vốn GMD tại Singapore và

Malaysia Vốn đầu tư cho mỗi công ty là 300.000 USD, thời hạn 20 năm

Năm 2006 khởi công xây dựng cao ốc Gemadept và cảng quốc tế Dung9

Quất Gemadept cũng đã đạt danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) phối hợp tổ chức.

Năm 2007 hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 475 tỷ đồng, thành lập liên doanh với Huyndai, Schenker, Inchcape.

Gemadept đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam.

Gemadept đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề Với qui mô

24 công ty con, công ty liên kết, trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới trải rộng tại các cảng chính, thành phố lớn của Việt nam và một số quốc gia lân cận, Gemadept đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt nam.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Gemadept

- Chức năng: Tổ chức các hoạt động khai thác cảng biển, giao nhận vận tải hàng hải làm các dịch vụ về Logistics và đầu tư các dự án theo quyết định của Hội đồng quản trị.

- Nhiệm vụ: Xây dựng GEMADEPT thành một tập đoàn kinh tế, một thương hiệu mạnh , mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động dựa trên nền tảng kinh doanh khai thác vận tải Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến vào Việt Nam, đi đầu trong việc mở ra những loại hình dịch vụ mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực; công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần thúc đẩy sự0 phát triển của nền kinh tế đất nước

Gemadept đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình Lĩnh vực kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng kể từ khi thành lập năm 1993 Từ một công ty đơn thuần chỉ làm dịch vụ vận tải hàng hải, công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải trong cả nước với các mảng hoạt động vận tải bao trùm hầu hết lĩnh vực hàng hải đó khai thác cảng, vận tải biển, dịch vụ hàng hải, đại lý. Hiện nay công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực tài chính và bất động sản với nhiều dự án như Cao ốc Lê Thánh Tôn, Lê Lợi Plaza…đầu tư vốn, cổ phần vào các công ty như Cảng thương mại Vũng Tàu, cảng Lê Chân, nước khoáng Vĩnh Hảo… Đơn vị: %

Nguồn: Phòng Sales & Marketing công ty Gemadept.

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu năm 2006

Hiện nay lĩnh vực khai thác cảng và dịch vụ Logistics (51%) và vận tải hàng hải (40%) là những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, chiếm tới 91% tỷ trọng các hoạt động của toàn công ty Trong tương lai, hoạt động khai thác cảng và Logistics được tiếp tục phát triển, và vẫn là lĩnh vực chủ chốt của other, 1% , agent, 8% transport, 40%

ICD & logistics, 51% công ty, dự kiến chiếm 60% tỷ trọng các hoạt động Lĩnh vực vận tải hàng hải1 vẫn được duy trì nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 20% Các hoạt động đầu tư tài chính (9%) và bất động sản (8%) được chú trọng phát triển, trở thành những lĩnh vực mũi nhọn trong tương lai Hoạt động đại lý có xu hướng thu hẹp lại còn 3% tỷ trọng các hoạt động toàn công ty Hiện nay hoạt động đại lý của công ty chủ yếu thông qua liên doanh OOCL Việt Nam. Đơn vị: %

Nguồn: Phòng Sales & Marketing công ty Gemadept.

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu năm 2012.

Các hoạt động kinh doanh của công ty:

+ Khai thác cảng: Gemadept đang cung cấp dịch vụ Cảng liên hoàn tại

5 khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cái Lân, Bình Dương, Vũng tàu và sắp đưa vào khai thác Cảng Dung Quất.

Gemadept mở rộng hoạt động sang lĩnh vực vận tải container chuyên tuyến Gemadept là một trong những công ty lớn nhất chuyên vận tải trên các tuyến trong nước như: Bắc - Trung - Nam, HCM - Cần Thơ và trên một số tuyến vận tải trong khu vực Đông Nam Á tới Singapore, Malaysia, Philipine, Hongkong, Taiwan, Cambodia. property, finance & 8% other, 9% agent, 3% transport, 20%

Gemadept là một trong số những công ty hàng đầu Việt nam chuyên vận2 tải hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng Các kiện hàng nặng hàng trăm tấn có thể đuợc vận chuyển bằng các phương tiện sà lan, xe chuyên dụng tới những vùng sâu, có địa hình khó khăn, sang nước bạn Campuchia, Lào.

Gemadept có đội xe lớn nhất hiện nay với 150 đầu kéo & 250 rơ-móoc bao gồm các loại xe chuyên dụng và đội ngũ lái xe có tay nghề cao, hoạt động 24/24h mỗi ngày.

Ngoài ra để tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng xuất nhập khẩu Gemadept còn cung cấp dịch vụ thanh lý, khai thuê hải quan nhằm thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất.

Trung tâm tiếp vận hàng hóa Schenker - Gemadept sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistics chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn TAPA (Technology Acess Protection Association) bởi đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.

Mô hình bộ máy quản trị và chức năng các bộ phận quản trị, các phòng ban của công ty cổ phần Gemadept

2.1.3.1 Mô hình bộ máy quản trị

2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận quản trị, các phòng ban trong công ty cổ phần Gemadept

2.1.3.2.1 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của công ty như chiến lược kinh doanh,báo cáo tài chính hàng năm, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, thông qua việc bổ nhiệm các chức danh trong Hội đồng quản trị, số lượng4 thành viên trong Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc, bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ doanh nghiệp…

Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

 Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.

 Xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua.

 Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ;

 Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

 Thực hiện các khiếu nại của Công ty về cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty trong các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó.

 Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.

 Thực hiện việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo một giá xác định trước;

 Quyết định giá bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc,Giám đốc điều hành hay bất kỳ cán bộ quản lý hoặc người đại diện nào của Công ty nếu Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty Tuy nhiên, việc bãi nhiệm đó không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm, nếu có.

VẬN TẢI ĐẠI LÝ HÀNH

QUY NHƠN ĐÀ NẴNG HÀ NỘI HẢI

KẾ TOÁN NHÂN SỰ HÀNH

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

 Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức.

 Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.

2.1.3.2.3 Chủ tịch Hội đồng quản trị

Phải triệu tập và chủ tọa Đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của Hội đồng, đồng thời có những quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ công ty và theo Luật Doanh nghiệp

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải gửi báo cáo tài chính thường niên, báo cáo về tình hình chung của công ty, báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên và báo cáo kiểm tra của Hội đồng quản trị cho các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông.

2.1.3.2.4 Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

Có các quyền và nghĩa vụ hành động với tư cách là Chủ tịch nếu được quyền nhưng chỉ trong trường hợp Chủ tịch đã thông báo cho Hội đồng quản trị biết mình sẽ vắng mặt vì những lý do bất khả kháng hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình Nếu Chủ tịch không chỉ định Phó Chủ tịch hành động như vậy thì các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị sẽ chỉ định Phó chủ tịch.

2.1.3.2.5 Tổng Giám đốc điều hành

Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

Ký các báo cáo, văn bản hợp đồng, các chứng từ của Công ty theo sự phân cấp của Điều lệ.

Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người7 lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ. Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.

2.1.3.2.6 Ban Kiểm soát Được Hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập.

Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán.

Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài Công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của Công ty nếu thấy cần thiết.

Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị.

Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc.

Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của Ban Quản lý Công ty.

Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận

Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của Ban Quản lý.

Tổ chức nghiên cứu, phát triển thị trường vận tải biển, giao nhận, khai thác cảng và đại lý.

Quảng bá hình ảnh, dịch vụ của công ty, quan hệ với khách hàng

Tư vấn cho các nhà quản trị cấp cao về chiến lược kinh doanh, chiến lược8 cạnh tranh.

Trực tiếp cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Lên lịch tàu, quyết định giá cước vận tải container các tuyến.

Quản lý đội tàu, phân bổ tàu chạy các tuyến, lên kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo khả năng đi biển của đội tàu.

Quản lý công tác kế toán tài chính của công ty theo đúng quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Lập các báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, là căn cứ để tổng kết đánh giá và đưa ra phương hướng giải pháp khắc phục thiếu sót cho giai đoạn tiếp theo.

Bố trí, điều động, thuyên chuyển nhân sự hợp lý, phù hợp với yêu cầu công việc.

Xác định nhu cầu nhân sự và định hướng nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của công ty.

Lên kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân sự của công ty khi cần thiết.

2.1.3.2.11 Phòng hành chính quản trị

Quản lý các hoạt động chung trong công ty như giờ vấn đề giờ giấc làm việc, quản lý lái xe, bảo vệ, tiếp khách, hậu cần, khen thưởng kỷ luật. Định kỳ gửi đánh giá về các cán bộ nhân viên trong công ty cho ban giám đốc và các phòng liên quan để làm cơ sở cho việc khen thưởng, tính lương.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

2.1.4.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất của vận tải container

- Về đội tàu vận tải container

Hiện nay Gemadept đang khai thác 5 tàu container chuyên dụng thuộc quyền sở hữu của mình với tổng trọng tải 4000TEU Các tàu này đều hoạt động vận tải container chuyên tuyến (chỉ chạy các tuyến cố định theo lịch tàu) Độ tuổi trung bình của đội tàu Gemadept là 12 tuổi.

- Về cảng biển, kho bãi container

Ngoài việc sử dụng hệ thống cảng biển thuộc sở hữu của các đơn vị khác, Gemadept còn đầu tư cho hệ thống cảng biển của riêng mình Hiện nay Gemadept đang đầu tư xây dựng 2 cảng lớn đó là cảng Dung Quất và cảng Gemadept Nhơn Hội Bên cạnh đó Gemadept còn có lượng cổ phần lớn tại cảng

Lê Chân (30% cổ phần) và cảng Vũng Tàu (35%).

Gemadept là một trong những công ty đầu tiên đưa vào khai thác mô hình cảng cạn (ICD) Hiện Gemadept đang quản lý và khai thác ICD Phước Long với dây chuyền công nghệ hiện đại, vị trí thuận lợi đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Gemadept còn có các kho ngoại quan, bãi container trải dài từ bắc vào nam Hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn tốt góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container của Gemadept.

- Các phương tiện vật chất khác

Nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải container của khách hàng, Gemadept đầu tư cho mình một đội xe vận tải container đường bộ với 150 xe container chuyên dụng Đội xe này có nhiệm vụ kéo container rỗng về nơi đóng hàng của khách hàng và vận tải từ nơi đóng hàng ra cảng để xếp lên tàu cũng như việc vận tải container hàng nhập về kho hàng của khách hàng khi có0 yêu cầu

2.1.4.2 Đặc điểm về nguồn vốn

Công ty là một công ty cổ phần được thành lập bởi vốn góp của các cổ đông, vốn điều lệ đăng ký của công ty là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng)

Tổng số vốn Điều lệ đăng ký của Công ty được chia thành 50.000.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phần.

Công ty chỉ có thể tăng vốn điều lệ khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua phù hợp với các quy định của pháp luật.

Công ty có thể phát hành các loại cổ phần ưu đãi khác sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Công ty có thể phát hành cổ phần với giá trả góp thành nhiều đợt Kỳ đến hạn trả góp và số tiền trả định kỳ phải được xác định tại thời điểm phát hành cổ phần.

2.1.4.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực

Công ty Gemadept là công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao Nhân sự trình độ THPT, Trung cấp, Cao đẳng chiếm 5% tổng số nhân sự toàn công ty. Nhân sự trình độ Đại học chiếm 92,37% tổng số nhân sự toàn công ty Nhân sự trình độ trên Đại học chiếm 2,63% tổng số nhân sự toàn công ty.

Cùng với sự phát triển của công ty về quy mô và lĩnh vực hoạt động, nhân sự của công ty ngày càng phát triển về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng Sau 14 năm nhân sự của công ty tăng gấp 9,4 lần và hiện có 800 người Năm 1995 là năm có tỷ lệ tăng trưởng số lượng nhân sự cao nhất trong vòng 14 năm qua đạt mức 162,8% Tuy vậy, năm 2007 mới là năm có sự tăng trưởng nhân sự lớn nhất xét về số tuyệt đối Riêng trong năm này nhân sự công ty đã tăng thêm 188 người Đây là mức tăng tuyệt đối lớn nhất trong vòng 14 năm qua.

Nguồn: Phòng nhân sự công ty Gemadept.

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng nhân sự qua các năm của công ty Gemadept

2.1.4.4 Đặc điểm về công nghệ

Công ty hoạt động đa lĩnh vực, ngoài lĩnh vực vận tải container, hàng hóa siêu trường siêu trọng cần có công nghệ đặc thù thì các lĩnh vực khác sử dụng phổ biến là công nghệ thông tin Hệ thống máy móc công nghệ thông tin trong công ty được trang bị rất hiện đại, tất cả đều được nối mạng internet, mạng nội bộ LAN Trong lĩnh vực vận tải container, Gemadept luôn ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất vào phục vụ xếp dỡ, vận chuyển container như công nghệ Middtream – Operation (công nghệ xếp dỡ xa bờ) Để hoàn thiện quá trình vận tải container, công ty đã đưa vào sử dụng hệ thống quản lý tàu và container qua mạng (Gemadept shipping system) giúp giảm thiểu tối đa những công việc, thời gian chết không cần thiết.

2.2 – THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢICONTAINER CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

Khái quát về dịch vụ vận tải container của Gemadept

Dịch vụ vận tải container là một dịch vụ nòng cốt của công ty từ khi mới thành lập năm 1993 Hiện nay tuy công ty phát triển theo mô hình tập đoàn kinh

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 doanh đa lĩnh vực nhưng dịch vụ vận tải container vẫn giữ được vị thế là một2 dịch vụ nòng cốt đóng góp tới 40% tổng doanh thu Vận tải container vẫn luôn nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của Gemadept và không ngừng được đầu tư phát triển. Để củng cố và phát triển dịch vụ vận tải container, Gemadept đang thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu và container với vốn đầu tư 60-70 triệu USD cụ thể: Mua từ 5 đến 7 tàu biển chở container trọng tải từ 500 đến 1500 TEU mỗi tàu Tiếp tục đóng mới từ 2 đến 5 tàu S2 mỗi năm Tăng lượng vỏ container từ 10.000 chiếc hiện tại lên 15.000 chiếc vào năm giữa cuối năm 2008 Gemadept hiện đang quản lý khai thác 5 tàu container chuyên dụng với tổng trọng tải 4.000 TEU Đội tàu và các dịch vụ liên quan như bảo hành, sửa chữa, cung ứng vật tư… được quản lý và khai thác hợp lý đảm bảo hoạt động tàu hiệu quả

Công tác quản lý thuyền viên luôn được chú trọng thông qua việc tuyển dụng thuyền viên có tay nghề và làm việc hiệu quả Đội ngũ thuyền viên được huấn luyện và đào tạo được chứng nhận bởi tổ chức STCW và chỉ có thuyền viên chọn lọc đáp ứng các tiêu chuẩn mới được làm việc trên tàu Trong xu thế hội nhập môi trường hàng hải quốc tế, Gemadept đã thực hiện những biện pháp an toàn và kỹ thuật hàng hải cần thiết và theo quy định Đội tàu của Gemadept được kiểm tra, đánh giá bởi tổ chức Germanischer Lloyd và Malaysia Marine Department bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn ISM và ISPS Đội tàu luôn được kiểm tra bởi các kỹ thuật viên nhằm đãm bảo đủ điều kiện đi biển Bên cạnh đó là việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn đối với sĩ quan, thuyền viên qua hình thức hội thảo và mô hình theo qui trình đối phó tình huống khẩn cấp và kế họach phản ứng

Giải quyết khiếu nại nói riêng và khiếu nại đối với dịch vụ vận tải container nói riêng là một công đoạn trong quy trình cung cấp dịch vụ củaGemadept Vì lý do này Phòng khiếu nại đã được thành lập để kịp thời giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường đối với các trường hợp sai sót xảy ra.

Hoạt động này luôn tuân thủ qui trình khiếu nại vì quyền lợi khách hàng và uy3 tín công ty

Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải container của công ty:

2.2.1.1 Về sản lượng vận tải container

Bảng 2.3: Sản lượng vận tải container các tuyến của Gemadept từ năm

Tăng so với năm trước (%)

Tăng so với năm trước (%)

Tăng so với năm trước (%) Hongkong

Nguồn: Phòng khai thác tàu công ty cổ phần Gemadept.

Gemadept cung cấp dịch vụ vận tải container với các tuyến nội địa và quốc tế Tuyến nội địa bao gồm các tuyến: Hải Phòng – Đà Nẵng – Quy Nhơn – Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh Tuyến quốc tế bao gồm:

Hải Phòng/Hồ Chí Minh – Singapore.

Hải Phòng/Hồ Chí Minh – Đài Loan (các cảng Kaoshung; Taichung; Keelung).

Hải Phòng/Hồ Chí Minh – Hồng Kông.

Hải Phòng/Hồ Chí Minh – Malaysia (các cảng Port Kelang; Penang;4

Hồ Chí Minh – Thái Lan (cảng Bangkok) mới đưa vào khai thác năm 2005.

Tuyến Singapore luôn là tuyến có sản lượng container cao nhất do đây là một trong những cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới, trung bình chiếm 30% tổng sản lượng vận tải container của Gemadept, một tuần thì Gemadept có 2 chuyến tàu chạy Singapore Tuyến Taiwan cũng là tuyến quan trọng của Gemadept trung bình chiếm 20% tổng sản lượng vận tải container với

1 tuần 1 chuyến chạy Kaoshung (hàng tới Taichung và Keelung sẽ dùng đầu kéo bằng đường bộ từ Kaoshung) Năm 2006, cùng với việc đưa vào khai thác 3 tàu viễn dương là việc đưa vào khai thác tuyến Bangkok (Thailand), tuyến này đóng góp được mỗi năm hơn 10.000 TEU góp phần tạo ra sự tăng trưởng đột biến về sản lượng vận tải container năm 2006 Tổng sản lượng năm 2006 tăng 121% so với năm 2005 Tuy nhiên sản lượng trên hầu hết các tuyến đều có sự sụt giảm trong năm 2007 duy chỉ có tuyến Taiwan và Malaysia là vẫn có được sự tăng trưởng tương ứng là 7,3% và 26,7% Điều này dẫn tới tổng sản lượng của cả năm 2007 sụt giảm 9,1% so với năm 2006.

Sản lượng vận chuyển container của Gemadept đều có sự tăng trưởng qua các năm (xem hình 2.5) Nếu như các năm trước 2006 sản lượng không có nhiều sự đột biến thì tới năm 2006, sản lượng tăng đột biến đạt mức tăng 221,64% Tuy nhiên năm 2007 sản lượng lại giảm so với năm 2006 là 9,05%. Điều đó do nguyên nhân khách quan, lượng hàng hóa quá thông qua cảng trên cả nước năm 2007 cũng có chiều hướng giảm so với năm 2006 và năm 2006 lượng hàng thông qua cảng cũng có sự tăng trưởng đột biến (tham khảo biểu đồ số…) Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tăng trưởng đột biến về số lượng container được vận chuyển đó là năm 2006, công ty cổ phần Gemadept chính thức đưa vào khai thác thêm 3 tàu mới nâng tổng số tàu biển viễn dương lên 5 chiếc với tổng trọng tải trên 4000TEU Bên cạnh đó số lượng các tàu S2 được đóng mới hàng năm, quy trình vận tải container được chú trọng hoàn thiện cũng5 là những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng của sản lượng container được vận chuyển Đơn vị: TEU

Nguồn: Phòng khai thác tàu công ty cổ phần Gemadept.

Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng vận tải container của Gemadept.

2.2.1.2 Về doanh thu vận tải container

Cùng với sự tăng trưởng sản lượng container vận chuyển, doanh thu từ dịch vụ vận tải container cũng đạt được mức tăng trưởng cao qua các năm Qua

13 năm từ 1993 đến 2006 doanh thu từ vận tải container tăng hơn 32 lần Tương ứng với sự sụt giảm về sản lượng năm 2007 so với năm 2006 là sự sụt giảm về doanh thu Giá cước năm 2007 có cao hơn so với giá cước năm 2006 do sự biến động lớn về giá xăng dầu nhưng không thể bù đắp được mức giảm về sản lượng.

Năm 2006 là năm có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu từ dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept đạt mức 484,8 tỷ đồng, tăng 184,5 tỷ đồng so với năm 2005 Năm 2005 cũng có sự tăng trưởng lớn về doanh thu vận tải container với mức tăng 59,3 tỷ đồng, chỉ xếp sau mức tăng năm 2006.

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Gemadept.

Hình 2.6: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu vận tải container của Gemadept.

Từ khi thành lập năm 1993, hoạt động vận tải container là hoạt động kinh doanh chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho công ty cổ phần Gemadept với 80,2% tổng doanh thu. Đơn vị: %

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Gemadept.

Hình 2.7: Biểu đồ sự thay đổi về tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của vận tải container của công ty cổ phần Gemadept

Từ năm 1993 đến năm 1997 tỷ trọng luôn giữ ở mức cao dao động từ7

80% – 70% Doanh thu từ dịch vụ vận tải container của Gemadept ngày càng tăng nhưng có thể dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của Gemadept ngày càng giảm Đến năm 2007 tỷ trọng này chỉ còn 38%, sau 14 năm phát triển tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của dịch vụ vận tải container giảm chỉ cũn bằng ẵ Dự kiến đến năm 2012, dịch vụ vận tải container sẽ chỉ còn chiếm 20% trong tổng doanh thu toàn công ty Điều đó là do chiến lược phát triển của Gemadept Công ty đang định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực Chiến lược này hoàn toàn phù hợp với thực tế cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển, phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập và phù hợp với năng lực của Gemadept.

2.2.1.3 Về chất lượng và giá cả dịch vụ vận tải container

Trải qua 15 năm từ khi xuất hiện trên thị trường, dịch vụ vận tải container của Gemadept đã tạo được uy tín đối với khách hàng về chất lượng của mình Tỷ lệ tàu chậm so với lịch tàu năm 1993 là 10,2% nhưng đến năm

2006 tỷ lệ này chỉ còn 2% Thời gian chậm chễ cũng được giảm đi đáng kể Nếu như năm 1993, do điều kiện kỹ thuật đội tàu, tuổi tàu nên có tàu chậm đến gần 1 tuần thì đến nay tối đa chỉ là 12 giờ (nếu như không có các rủi ro khách quan như thời tiết làm chậm lịch tàu).

Chất lượng hàng hóa trong quá trình vận tải luôn được công ty chú trọng đảm bảo ở mức tốt nhất Tình trạng vỏ container luôn ở tình trạng tốt nhất do thường xuyên được bảo dưỡng và kiểm định chất lượng cũng là cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng hàng hóa Hàng hóa bị hỏng hay chất lượng bị sụt giảm chủ yếu là do lỗi của khách hàng trong quá trình xếp hàng, lót hàng vào container không đúng quy cách, hay do bản thân hàng hóa.

Các biện pháp mà công ty cổ phần Gemadept áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container

2.2.2.1 Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container

Nhận thức được chất lượng là công cụ quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, công ty cổ phần Gemadept đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải container của mình.

Chất lượng dịch vụ vận tải container trước hết thể hiện ở thời gian giao hàng Mỗi một hãng tàu đều phải có một lịch tàu nhất định, trong đấy ghi cụ thể địa điểm, ngày giờ tàu đi và đến và nhiệm vụ của các hãng tàu là phải đảm bảo đúng lịch tàu đó.

Bảng 2.4: Các chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ vận tải container.

1 % Số chuyến tàu đúng lịch tàu 90.5 93.3 94.2 95.7

2 % Số lượng hàng hóa bị hư hỏng 13.9 5.3 3.9 2.0

3 % Số lượng hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt.

4 % Số lượng container không đủ tiêu chuẩn

Nguồn: Phòng khai thác tàu công ty cổ phần Gemadept. Đội tàu của Gemadept luôn chạy đúng lịch tàu, để có được điều đó là cả9 một sự cố gắng phối hợp của rất nhiều bộ phận Trước tiên, đó là trách nhiệm của phòng khai thác tàu, bộ phận này chịu trách nhiệm về lịch tàu, tàu nào sẽ chạy tuyến nào, hàng xếp lên các tàu như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu.

Bộ phận trực tiếp vận hành tàu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, từ khâu bảo dưỡng rồi vận hành tàu trên biển cũng quyết định đến khả năng đi biển của con tàu Để xếp được một container lên tàu thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ thủ tục giấy tờ, mượn container rỗng về đóng hàng, vận tải container ra cảng xếp lên tàu… tất cả các hoạt động đó đều ảnh hưởng đến việc container có được xếp lên tàu kịp với lịch tàu chạy hay không Công ty Gemadept đã có được sự phối hợp, điều hành một cách khoa học các công đoạn trên, chính điều đó giúp cho Gemadept luôn có được sự ổn định trong lịch tàu qua đó góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container Nhờ có những cố gắng lớn mà từ năm 2004 đến năm 2007 công ty đã tăng được tỷ lệ tàu chạy đúng theo lịch từ 90,5% lên 95,7%. Đảm bảo sự nguyên vẹn của hàng hóa được vận chuyển trong container cũng là một tiêu chí thể hiện chất lượng dịch vụ vận tải container Như đã đề cập đến ở trên, công ty luôn chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng hàng hóa được vận chuyển Một yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đó là hàng hóa phải được xếp vào container đúng cách, phù hợp với đặc điểm, đặc tính lý hóa của từng chủng loại hàng hóa khác nhau Về nguyên tắc, đây là công việc của khách hàng, khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về việc đóng hàng, hãng tàu không chịu trách nhiệm về hàng hóa bị hư hỏng, thiệt hại do lỗi đóng hàng sai quy cách Tuy nhiên, công ty Gemadept cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng về việc đóng hàng nếu khách hàng có yêu cầu Các kho hàng, bãi để container, các công cụ xếp dỡ được Gemadept chú trọng đầu tư nhằm đảm bảo hàng hóa luôn ở trong tình trạng tốt nhất Số lượng hàng hóa bị hư hỏng, thiệt hại trong quá trình vận tải container giảm hơn 11% trong 3 năm từ 2004 đến 2007, năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 2% Số lượng hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt trong quá trình vận tải, bốc xếp năm 2007 chỉ còn 0,4%, đây là0 một tỷ lệ tương đối thấp thể hiện mức độ an toàn cho hàng hóa của dịch vụ vận tải container của công ty Gemadept là rất cao.

Công ty chú trọng đến việc hoàn thiện quy trình vận tải container nhằm giảm thiểu tối đa công việc khách hàng phải làm, tiết kiệm thời gian và tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng. Đảm bảo thông tin thông suốt trong toàn hệ thống các phòng ban bộ phận trong công ty được công ty hết sức lưu ý vì đây là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải container Công ty đầu tư trang bị một hệ thống thông tin hiện đại sẽ đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, nhanh chóng kịp thời giữa nội bộ doanh nghiệp và với khách hàng.

2.2.2.2 Cạnh tranh bằng việc rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ vận tải container

Công ty Gemadept luôn cố gắng cung cấp dịch vụ vận tải container cho khách hàng với chất lượng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất có thể Thời gian là một yếu tố luôn được khách hàng tính tới khi sử dụng dịch vụ vận tải container. Đối với chủ hàng thì trước hết, thời gian phải đảm bảo tiến độ giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký với đối tác Tiếp đến là thủ tục càng nhanh gọn càng tốt vì tiết kiệm được thời gian, đỡ tốn công sức Công ty Gemadept không chỉ chú ý rút ngắn thời gian vận tải container trên tàu một cách tối đa có thể mà còn chú ý tới việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục như cấp vỏ container rỗng, cung cấp đội xe vận tải đường bộ container đến nơi đóng hàng và ra cảng biển (nếu khách hàng có yêu cầu), cấp vận đơn… đảm bảo khách hàng có thể gửi, nhận hàng một cách nhanh nhất có thể.

2.2.2.3 Cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ vận tải container Đối với dịch vụ vận tải container, giá cả là một công cụ được sử dụng phổ biến để nâng cao sức cạnh tranh Công ty cổ phần Gemadept cũng sử dụng giá cả như là một công cụ cạnh tranh trên thị trường Hiển nhiên, giá cước vận tải container thấp là một ưu thế nhưng thực tế thì một sự kết hợp tối ưu giữa chất1 lượng dịch vụ và giá cước vận tải sẽ đem lại cho công ty một năng lực cạnh tranh mạnh Để giảm giá cước vận tải thì phải giảm chi phí, công ty đã có những tính toán, tìm hiểu thực trạng của mình để có thể đưa ra những quyết định cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết.

Bảng 2.5: Giá cước một số tuyến vận tải của công ty cổ phần Gemadept. Đơn vị: USD

Năm HP - HongKong HP - Kaoshung HP -Singapore HP - Penang

Nguồn: Phòng Sale&Marketing công ty cổ phần Gemadept.

Tùy từng đối tượng khách hàng, chủng loại hàng hóa mà Gemadept sử dụng công cụ giá cả theo cách khác nhau Đối với khách hàng trực tiếp xuất hàng, giá cả không có ảnh hưởng lớn đối với quyết định sử dụng dịch vụ như là đối với các Forwader vì bản chất Forwader là người gom hàng lẻ rồi xuất hàng qua các hãng tàu để hưởng phần chênh lệch giá cước Chủng loại hàng hóa cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của công cụ giá cả Đối với các loại hàng có giá trị cao như gỗ, hàng điện tử…giá cước vận chuyển chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm thì công cụ giá không có ảnh hưởng nhiều như đối với các mặt hàng có giá trị thấp như hàng may mặc, gốm sứ… Gemadept đưa ra những mức giá khác nhau đối với từng mặt hàng, từng khách hàng khác nhau Bên cạnh đó, mức giá lại có sự khác nhau giữa khách hàng mới và khách hàng quen thuộc. Khách thường xuyên sử dụng dịch vụ của Gemadept bao giờ cũng được hưởng mức giá ưu đãi hơn do vậy Gemadept có được sự trung thành của khách hàng

“ruột” trước sự lôi kéo của đối thủ cạnh tranh Ví dụ: Giá container 20 feet tuyến

Hải Phòng – Kaoshung hiện nay là 140USD Đây là mức giá mà công ty chào2 đối với tất cả các khách hàng, đối với khách hàng quen thuộc thì công ty có thể chấp nhận mức giá 110USD, tương tự như thế đối với các Forwader công ty cũng có thể chấp nhận mức giá thấp hơn 140USD.

Công cụ giá luôn được Gemadept tính toán và sử dụng một cách khoa học, linh hoạt theo từng thời điểm, từng biến động trên thị trường vì thế công cụ này luôn phát huy được hiệu quả cao.

2.2.2.4 Cạnh tranh bằng hình thức xúc tiến bán hàng

Gemadept có một đội ngũ nhân viên Sales hùng hậu và rất chuyên nghiệp Đây là đội ngũ tiên phong, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thị phần của công ty trên thị trường Đội ngũ này có nhiệm vụ liên lạc thường xuyên với khách hàng để duy trì khách hàng hiện có và tìm kiếm thêm khách hàng mới Gemadept luôn chú trọng đầu tư phát triển đôi ngũ này, từ khâu tuyển chọn đến đào tạo, rồi tập huấn thường xuyên, cung cấp cho đội ngũ Sales mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành công việc Có một đội ngũ Sales mạnh,hoạt động hiệu quả là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty cổ phầnGemadept trên thị trường Điều đó giúp công ty không những duy trì được thị phần mà còn mở rộng thị phần, tăng doanh thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải container.

Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept

2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

2.2.3.1.1 Thị phần dịch vụ vận tải container của Gemadept trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: %

Nguồn: Phòng Sales&Marketing công ty cổ phần Gemadept.

Hình 2.8: Biểu đồ thị phần dịch vụ vận tải container của Gemadept trên thị trường năm 2007. Đơn vị: %

Nguồn: phòng Sales & Marketing công ty cổ phần Gemadept.

Hình 2.9: Biểu đồ sự biến động của thị phần dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept từ năm 1998 – 2007.

Trải qua 15 năm trưởng thành và phát triển, công ty cổ phần Gemadept4 đã tạo dựng được một vị thế và chỗ đứng trên thị trường dịch vụ vận tải container.

Nhìn vào biểu đồ thị phần ta thấy Wanhai là hãng tàu có thị phần các tuyến Đông Nam Á là lớn nhất Đây là một hãng tàu của Taiwan với đội tàu mạnh và chất lượng dịch vụ tốt cùng với giá cả hợp lý luôn là dẫn đầu về thị phần trong mấy năm trở lại đây Công ty cồ phần Gemadept cũng có được thị phần cao với 22,3% đứng thứ 2 trên thị trường, đây là sự nỗ lực rất lớn của công ty Thị phần của Gemadept tăng lên đáng kể từ khi được mua thêm 3 tàu viễn dương mới năm 2006.

Có thể nói trên các tuyến mà Gemadept cung cấp dịch vụ vận tải biển thì Gemadept, Wanhai và APM là những đối thủ chính của nhau, cả 3 chiếm tới hơn 70% thị phần Điều này cũng dễ hiểu bởi vì hiện nay đây là 3 hãng tàu với đội tàu chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ tốt, có uy tín trong lĩnh vực vận tải container

Sản lượng vận tải container của Gemadept đều có sự tăng trưởng qua các năm nhưng trên biểu đồ ta thấy thị phần vận tải container lại có xu hướng giảm Điều đó là tất yếu vì khi có sự tham gia của các hãng tàu lớn nước ngoài thì việc Gemadept phải chia sẻ thị phần là điều không thể tránh khỏi Để cạnh tranh được với các hãng tàu quốc tế là rất khó khăn, đây không chỉ là thực trạng của riêng Gemadept mà là thực trạng chung của cả ngành hải Việt Nam Đội tàu của Việt Nam nói chung và của Gemadept nói riêng bị hạn chế về tải trọng, tuổi tàu trung bình cao nên khó có thể cạnh tranh ngang bằng được với đội tàu nước ngoài Để đầu tư phát triển đội tàu hiện đại cần một lượng vốn rất lớn chúng ta lại thiếu do nền kinh tế nước ta còn nghèo, do vậy ngành Hàng hải Việt Nam thực sự gặp phải những thách thức rất lớn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.Trong hơn 10 năm từ 1998 đến 2007 thị phần của Gemadept đã bị giảm hơn10% Năm 2006 là năm duy nhất có sự tăng trưởng đáng kể về thị phần, tăng gần 8% là do năng lực vận tải của Gemadept được tăng lên đáng kể khi được5 đầu tư mua sắm tàu mới và đưa vào khai thác thêm tuyến vận tải container mới. Tuy có sự sụt giảm về thị phần do sức cạnh tranh thua kém các hãng tàu nước ngoài nhưng không thể phủ nhận được những nỗ lực không ngừng của Gemadept trong việc chống đỡ lại sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ và cố gắng giành giật lại thị phần, củng cố vị thế của mình Sự tăng trưởng trong lĩnh vực vận tải container đã đóng góp không nhỏ vào thành công của cả công ty cổ phần Gemadept năm 2006, doanh thu toàn công ty trong năm này lần đầu tiên vượt ngưỡng 1000 tỷ đồng Một nguyên nhân khác phải kể đến đó là lĩnh vực vận tải container của Gemadept phải chia sẻ nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty Đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng là một cách phân tán rủi ro của công ty cổ phần Gemadept, nếu chỉ tập trung vào mỗi lĩnh vực vận tải biển trong khi sức cạnh tranh của cả ngành vận tải biển Việt Nam còn yếu thì nguy cơ thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra Đầu tư vào các lĩnh vực mới như tài chính, bất động sản…những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, một mặt phân tán rủi ro mặt khác có cơ hội lấy lợi nhuận từ các lĩnh vực khác đầu tư trở lại cho lĩnh vực vận tải container Hơn nữa tài chính và bất động sản là những lĩnh vực “nóng” hiện nay, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận, một “con cá Kình” trong ngành Hàng hải Việt Nam như Gemadept không thể là kẻ đứng ngoài cuộc

Qua bảng 2.6 có thể thấy đội tàu của Việt Nam có trong tải thấp hơn rất nhiều lần đội tàu của các nước trong khu vực Việc phát triển đội tàu không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được ngay, hơn nữa lại còn bị ràng buộc về vốn, công nghệ, điều đó lý giải vì sao sức cạnh tranh của đội tàu Việt Nam rất yếu. Đây là thực trạng yếu kém chung của cả đội tàu của Việt Nam chứ không của riêng gì công ty cổ phần Gemadept Việc hạn chế về năng lực vận tải của đội tàu ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải container trong nước với các hãng tàu lớn nước ngoài.

Bảng 2.6: Tổng trọng tải tàu của một số nước trong khu vực (tính đến 6

TT Quốc gia Tổng trọng tải tàu

Trung Quốc Singapore Phillipines Thái Lan Việt Nam

Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam 2006.

2.2.3.1.2 Sản lượng vận tải container các tuyến Đông Nam Á của Gemadept so với các đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.7: Sản lượng vận tải container của một số công ty trên thị trường. Đơn vị: TEU

Công ty Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sản lượng Tăng so với năm trước (%)

Sản lượng Tăng so với năm trước (%)

Sản lượng Tăng so với năm trước (%)

Sản lượng Tăng so với năm trước (%)

Nguồn: Phòng Sales & Marketing công ty cổ phần Gemadept.

Trong 4 năm từ 2004 đến 2007 chúng ta có thể thấy là nhìn chung thì sản lượng của tất cả các hãng tàu đều tăng nhưng về thứ tự xếp hạng sản lượng vận tải container từ thấp đến cao thì vẫn không có sự thay đổi Wanhai với ưu thế về giá và đội tàu vẫn luôn dẫn đầu thị trường về sản lượng vận tải container.Gemadept với những cố gắng của mình vẫn giữ vững được vị trí thứ 2 về sản lượng vận tải container Năm 2007 gần như tất cả các hãng tàu khác đều có sự7 tăng trưởng về sản lượng vận tải container, tuy nhiên trong năm này Gemadept lại sụt giảm 15% sản lượng vận tải container so với năm 2006 Sự sụt giảm này là do thị phần của công ty trên thị trường đã bị giảm đi 2,3%.

Trong 4 năm trở lại đây đã đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Gemadept Năm 2004, Gemadept chỉ đứng thứ 3 trên thị trường về sản lượng dịch vụ vận tải container thì kể từ năm 2005 Gemadept đã vượt qua APM trở thành công ty có sản lượng lớn thứ 2 sau Wanhai và liên tục trong 3 năm trở lại đây đều giữ vững được vị trí này Trong giai đoạn này, Gemadept đã tăng cường đầu tư phát triển đội tàu để giữ vững và không ngừng phấn đấu mở rộng thị phần nên đã có được những kết quả rất khả quan Năm 2007 đánh dấu sự cạnh tranh rất mạnh giữa các hãng tàu, đặc biệt là Wanhai, có thể nói Gemadept chưa có những sự điều chỉnh kịp thời với những thay đổi chiến lược của các đối thủ. Wanhai họ có điều kiện để giảm giá do kiểm soát tốt chi phí cộng với năng lực chuyên chở lớn phát huy được tính kinh tế theo quy mô Gemadept thì không thể tức thời giảm giá theo bởi vì sự kiểm soát chi phí chưa tốt Để đảm bảo được mức lợi nhuận vận tải container theo chỉ tiêu đặt ra của toàn công ty, lĩnh vực vận tải biển chưa tìm được giải pháp thích hợp nhất, do đó đã để một phần thị trường rơi vào tay đối thủ cạnh tranh kéo theo sự sụt giảm về sản lượng vận tải container.

2.2.3.1.3 Mức chênh lệch về giá cả dịch vụ vận tải container của Gemadept so với các đối thủ cạnh tranh

Nhìn chung trong dịch vụ vận tải container, giá cả và chất lượng dịch vụ không có sự chênh lệch nhau quá lớn, không thể có một hãng tàu có chất lượng dịch vụ vận tải container tốt lại có thể đưa ra mức giá thấp hơn cả những hãng có chất lượng dịch vụ kém hơn Điều này có thể xảy ra trong trường hợp một công ty mới gia nhập thị trường họ đưa ra một mức giá thấp để lôi kéo khách hàng, có thể chấp nhận không có lãi hoặc lỗ trong một thời gian nhất định Một trường hợp nữa đó là họ kiểm soát chi phí tốt hơn rất nhiều so với đối thủ nên có thể đưa ra mức giá thấp hơn Kiếm soát được chi phí, cắt giảm chi phí ở mức tối8 đa nhất luôn là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp, nhưng điều đó luôn bị ràng buộc bởi chất lượng dịch vụ, ràng buộc bởi những điều kiện nội tại của mỗi doanh nghiệp và tương ứng với nó là một giới hạn minimum về giá Hơn nữa, các doanh nghiệp khác nhau đều định vị cho dịch vụ của mình trên thị trường, dịch vụ của doanh nghiệp có chất lượng tốt họ sẽ định vị dịch vụ của mình ở mức cao, tương ứng là một mức giá tốt để có thể thu được lợi nhuận tối đa.

Bảng 2.8: Mức giá vận tải container tuyến Kaoshung (Taiwan) của một số công ty tháng 11 năm 2007 Đơn vị: USD

Nguồn: Phòng Sales&Marketing công ty cổ phần Gemadept.

Qua bảng trên dễ nhận thấy là giá dịch vụ vận tải container có sự chênh lệch khá lớn, mức chênh lệch cao nhất có thể lên tới 30$/1 công 20 feet và 40$/1 công 40 feet Mức giá của Gemadept không phải là mức giá thấp trên thị trường vì công cụ giá không phải là công cụ cạnh tranh chính của Gemadept mà đó là chất lượng dịch vụ Marina và TS Lines có chất lượng dịch vụ thấp, đội tàu tốc độ chậm hay delay, do vậy để cạnh tranh thì buộc họ phải có một mức giá thấp hơn Đối với 3 công ty có thị phần lớn, chất lượng dịch vụ không có nhiều khác biệt như là Wanhai, Gemadept, APM thì giá của Gemadept và APM tương đương nhau còn Wanhai luôn có một mức giá thấp hơn, như thời điểm đang xét là thấp hơn 20$/1 công 20 feet so với Gemadept và APM Điều đó cũng giải9 thích vì sao họ luôn là đối thủ cạnh tranh rất mạnh chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Khách hàng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khi sử dụng dịch vụ container, tùy theo hàng hóa và cả thời gian giao hàng theo hợp đồng ngoại thương Ví dụ nếu như thời gian giao hàng theo hợp đồng không gấp khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn hãng tàu có giá rẻ để tiết kiệm chi phí vận tải Đặc điểm về năng lực vận tải của tàu cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới chi phí của Gemadept qua đó ảnh hưởng tới giá dịch vụ vận tải container Đội tàu của Wanhai có tải trọng lớn, có tàu lên tới 1200TEU nên có điều kiện khai thác tính kinh tế theo quy mô do đó chi phí trên mỗi đơn vị container được vận chuyển cũng giảm đi Trong khi đó đội tàu của Gemadept tàu trọng tải cao nhất cũng chỉ đạt 800TEU do vậy so với Wanhai đây là điểm bất lợi của Gemadept.

Xét về chỉ tiêu giá cả, giá dịch vụ vận tải container của Gemadept ở mức khá cao, do vậy nhiều trường hợp hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3.1.4 Sự đa dạng về các loại hình dịch vụ vận tải container so với các đối thủ cạnh tranh

Các loại hình dịch vụ vận tải container của Gemadept khá đa dạng. Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều gói dịch vụ vận tải container khác nhau do vậy khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng dịch vụ của công ty. nhờ thế công ty cũng có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn so với việc dịch vụ vận tải container không có sự đa dạng

Dịch vụ vận tải container của công ty nhận chuyên chở tất cả các loại hàng hóa từ hàng hóa thông thường như dệt may, giầy da, đồ gỗ… đến những mặt hàng có tính chất nguy hiểm, dễ cháy nổ và cả hàng tươi sống (đóng trong container lạnh) Bên cạnh đó công ty còn nhận vận tải container từ cảng tới cảng và cung cấp cả dịch vụ door to door nhờ có đội xe vận tải đường bộ khá cơ động và với những mối quan hệ lâu dài với các công ty, doanh nghiệp cung ứng dịch0 vụ vận tải đường bộ khác.

Với sự đa dạng về dịch vụ như trên đã tạo ra một lợi thế không nhỏ cho Gemadept trong tương quan với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Một số hãng tàu khác có thể không nhận vận chuyển những mặt hàng đặc biệt như hàng dễ cháy nổ, hàng nguy hiểm do cơ sở vật chất của họ không đảm bảo hoặc có thể họ đơn thuần chỉ nhận vận tải container từ cảng đi tới cảng đích chứ không cung ứng dịch vụ door to door hoặc có nhưng phí rất cao do họ phải sử dụng dịch vụ của một hãng khác.

2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính

2.2.3.2.1 Mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ vận tải container của Gemadept so với các đối thủ cạnh tranh

Chất lượng dịch vụ là tiêu chí mà công ty cổ phần Gemadept hướng tới đầu tiên trong quá trình cung cấp dịch vụ vận tải container Đây cũng là công cụ chính để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Có thế nói, chất lượng dịch vụ vận tải container đứng hàng đầu trên thị trường và luôn được sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ So với các công ty khác, tỷ lệ tàu chạy đúng lịch trình của Gemadept đạt mức 98%, trong khi của APM là 87%, của Wanhai là 90%, của TS lines là 50% Đối với dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container, tỷ lệ hàng hóa bị hỏng, bị hư hại do lỗi của hãng tàu là rất ít, chủ yếu là do lỗi của khách hàng Tuy nhiên đối với một số mặt hàng đòi hỏi thời gian chuyển hàng nhanh như hàng tươi sống thì hàng hóa bị hỏng, thiệt hại do lỗi không giao hàng đúng hẹn của hãng tàu vẫn xảy ra Do tàu chạy đúng lịch trình nên tỷ lệ hàng hóa bị hỏng của Gemadept là rất bé, khoảng 0,8% trong khi của các hãng khác như TS lines là 9,7% của Marina là 6,3%.

Có thể nói Gemadept đã tạo được mức chênh lệch khá lớn về chất lượng dịch vụ trên thị trường so với các hãng trên Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho dịch vụ vận tải container của Gemadept.

Những mặt đạt được

2.3.1.1 Tạo được uy tín cũng như vị thế nhất định trên thị trường

Trong suốt quá trình phát triển của mình, thương hiệu Gemadept luôn được chú trọng phát triển và trên thực tế thương hiệu này đã có uy tín cao trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải container Việt Nam Điều này thể hiện qua việc Gemadept được rất nhiều hãng tàu lớn, danh tiếng trên thế giới chọn làm đối tác như Huyndai, OOCL, KMTC…

2.3.1.2 Sản lượng vận tải container ngày càng lớn

Trong suốt 15 năm qua, sản lượng vận tải container ngày càng tăng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta Tổng sản lượng vận tải container của công ty trong những năm qua đạt…

2.3.1.3 Chất lượng dịch vụ vận tải container luôn được chú trọng cải thiện

Như đã phân tích ở trên, chất lượng dịch vụ là công cụ chủ yếu Gemadept sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container của mình Gemadept không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải container thể hiện qua việc đầu tư hiện đại hóa, nâng trọng tải đội tàu, rồi đa dạng hóa dịch vụ vận tải container Hệ thống thông tin được trang bị hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao với 98% có trình độ đại học trở lên góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ của Gemadept. Hiện nay trên thị trường dịch vụ vận tải container Việt Nam, chất lượng dịch vụ của Gemadept luôn được đánh giá cao và chiếm được lòng tin của khách hàng.

2.3.1.4 Doanh thu từ dịch vụ vận tải container ngày càng tăng

Doanh thu dịch vụ vận tải container từ khi thành lập đến nay đã tăng gấp4

32 lần đạt mức 480 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của toàn công ty Đây là một mức doanh thu tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Công ty luôn thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nộp thuế của mình cho Nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

2.3.1.5 Công ty luôn có được một số lượng khách hàng trung thành lớn

Bằng những hoạt động chăm sóc khách hàng thường xuyên cùng với những chính sách khách hàng hợp lý công ty Gemadept luôn có lượng khách hàng trung thành lớn so với các đối thủ cạnh tranh Lượng khách hàng trung thành đông đảo sẽ đảm bảo thị phần cũng như lợi nhuận ổn định cho công ty. Điều này rất có ý nghĩa trong cạnh tranh khi mà mọi đối thủ đều muốn lôi kéo khách hàng của nhau bằng những chiến lược, cách thức khác nhau Nếu công ty không giữi được những khách hàng trung thành thì rất dễ mất thị phần vào tay đối thủ, hơn nữa sẽ không có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh

2.3.2.1 Mức giá cước dịch vụ còn cao ở một số tuyến, sự điều chỉnh về giá chưa kịp thời so với thị trường

Thích nghi kịp thời với sự thay đổi của thị trường là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh Nhiều trường hợp, khi đối thủ cạnh tranh như Wanhai giảm giá cước thì phải đến hơn 1 tháng sau, giá của Gemadept mới giảm Vì để giảm được giá thì phải tính toán lại rất nhiều chỉ tiêu về chi phí, lợi nhuận rồi cách cắt giảm do không có được sự kiểm soát tốt chi phí như đối thủ Do hạn chế này công ty đã chiếm được thị phần lớn trong các Forwader vì đây là đối tượng quan tâm nhiều hơn tới giá cả. Ở tuyến Thái Lan, sản lượng hạn chế, đặc biệt là ở khu vực miền bắc,một tuần có thể không có TEU nào là chuyện thường xuyên xảy ra vì giá không thể cạnh tranh được trên thị trường.

2.3.2.2 Tuyến vận tải container quốc tế còn hạn chế 5

Hiện nay Gemadept mới chỉ khai thác được 5 tuyến vận tải container quốc tế đi Hongkong, Taiwan, Malaysia, Singapore, Thailand Nếu có thể mở rộng thêm được các tuyến mới thì sẽ có cơ hội tăng sản lượng vận tải container, qua đó tăng doanh thu từ dịch vụ này Hơn nữa, việc mở rộng thêm các tuyến mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến cũ như là có thể xếp hàng hai tuyến vận chuyển lên cùng một tàu khi sản lượng container quá ít không khai thác hết năng lực vận tải của tàu.

2.3.2.3 Đội tàu còn ít và tải trọng ở mức thấp

Hiện tại đội tàu vận tải container của Gemadept mới chỉ có 5 tàu với tổng trọng tải 4000TEU Nhưng thực tế, trọng tải trung bình của mỗi tàu chỉ đạt 700TEU Điều này tạo ra rào cản việc tăng sản lượng vận tải container của Gemadept cũng như rào cản đối với việc mở rộng tuyến vận tải container quốc tế.

2.3.2.4 Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container chưa theo kịp đối thủ cạnh tranh

Các hãng tàu lớn nước ngoài có công nghệ rất hiện đại, từ công nghệ thông tin, quản lý nội bộ qua mạng internet, công nghệ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đến những công nghệ về kỹ thuật bốc xếp ở cảng… Đó là những thách thức rất lớn cho Gemadept khi mà công ty vẫn còn chậm chân, chưa linh hoạt trong việc tìm kiếm và nghiên cứu ứng dụng những công nghệ phù hợp với khả năng của mình Điển hình là Gemadept vẫn chưa có hệ thống quản lý việc cung ứng dịch vụ vận tải container qua mạng internet, gây hao phí rất nhiều thời gian và công sức so với các hãng tàu nói trên.

2.3.2.5 Phân bổ nhân lực không hợp lý Ở công ty Gemadept hiện nay tình trạng có phòng ban thừa nhân lực, có phòng ban thiếu nhân lực rồi tình trạng lương chưa hợp lý gây ức chế tâm lý cho cán bộ nhân viên vẫn còn tồn tại Đây là những vấn đề đã tồn tại từ lâu và gây6 nhiều khó khăn cho việc phát huy nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.Mặc dù trình độ nguồn nhân lực cao nhưng không biết phát huy thì cũng không đem lại hiệu quả.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI

Xu hướng phát triển của nền công nghiệp vận tải container

Vận tải container được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong ngành vận tải biển thế giới Kể từ chuyến vận tải container xuyên Đại Tây Dương đầu tiên năm 1966, các thế hệ tàu container liên tiếp được ra đời với tải trọng ngày một lớn hơn Năm 2000 tàu container tải trọng 6000TEU đã được đưa vào sử dụng và hiện nay đã xuất hiện tàu container với tải trọng lên tới 12000TEU. Ngay từ giữa những năm 70 thế kỷ 20 tàu container đã được du nhập sang các nước đang phát triển Đối với Việt Nam, trước năm 1988 thì loại hình vận chuyển bằng container còn là điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam Sự ra đời của liên doanh vận tải biển Việt – Pháp (GEMARTRANS) vào năm 1988 là sự khởi đầu của Việt Nam tham gia vào phương thức vận chuyển tiên tiến trên thế giới.

Song song với quá trình phát triển vận tải container và vận tải dầu bằng các tàu có trọng tải lớn, chính phủ các nước và các hãng tàu lớn đã không ngừng phát triển các trung tâm thu gom, phân phối hàng hóa, các cảng container nhằm phục vụ cho hoạt động trung chuyển ngày càng nhộn nhịp trên toàn thế giới. Theo một thống kê năm 2000, có 78% lượng container thông qua cảng Singapore là để chuyển tải tới các cảng khác Và có tới 2/3 lượng hàng thông qua 20 cảng lớn nhất thế giới tăng lên không phải vì lưu lượng hàng hóa vận tải biển tăng lên mà vì hoạt động chuyển tải container ngày càng phổ biến Từ năm

1990 tới nay, lượng hàng trung chuyển container tăng trung bình 14% mỗi năm.

Có thể khẳng định rằng, thời đại vận tải biển hiện nay là thời đại của vận tải container Thị trường châu Á đang là thị trường vận tải container sôi động nhất trên thế giới Năm 2001, sản lượng vận tải container đường biển toàn cầu đạt 61 triệu TEU thì 50% trong số đó là được xếp dỡ tại các cảng châu Á Trong

10 cảng container lớn nhất thế giới thì đã có 10 cảng của châu Á (theo thống kê1 năm 2002). Để đáp ứng được khối lượng vận chuyển hàng bằng container ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu thì xu hướng phát triển tàu chở container có trọng tải lớn tăng mạnh Ngoài các cỡ tàu container hiện nay đang sử dụng trên thế giới như Panamax (4800TEU), Post – Panamax (6000 – 7000 TEU), sẽ tiếp tục triển khai các đội tàu Super Post – Panamax (9000 TEU) và Mega – container Ship (15000 TEU) Xu hướng này cũng đòi hỏi các cảng container trên thế giới phải có sự phát triển phù hợp vì thế hệ tàu container sau này đều có mớn nước sâu, đòi hỏi phải có các cầu cảng với luồng mớn nước tương ứng.

Thực tiễn hiện nay, cùng với sự tăng nhanh về tải trọng của đội tàu vận tải container, mớn nước của đội tàu này cũng tăng nhanh Tuy vậy nó bị giới hạn bởi điều kiện cơ sở hạ tầng vận tải biển thế giới hiện tại Ví dụ là độ sâu của các kênh quan trọng như Panama hay eo Malacca và năng lực tăng độ sâu của các càng trung chuyển container.

Theo một khảo sát mới đây, trong khoảng thời gian tới năm 2020 có tới 54% chủ tàu muốn chọn sử dụng tàu container cỡ 8000 – 10000 TEU Điều đó cũng đòi hỏi các cảng có sự đầu tư để phù hợp với sự phát triển của đội tàu. Theo đó một cảng trung chuyển muốn đạt tiêu chuẩn quốc tế phải có độ sâu cầu và luồng đạt 16 -17m để có thể đón được những container này Thực tế các cảng lớn trên thế giới đã có sự chuẩn bị cho cạnh tranh trong tương lai Ngay từ năm

1997 các cảng Hongkong và Singapore đã chấm dứt việc xây dựng cầu tàu có độ sâu nhỏ hơn 14m.

Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia cũng đang ra sức để phát triển các cảng container và hình thành các trung tâm trung chuyển của mình như cảngLaem Chabang (Thái Lan), cảng Subic (Philippine).

Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ vận tải container

Là một trong những khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới, khu2 vực ASEAN có khối lượng container thông qua cảng tăng lên đáng kể trong thời gian qua Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 cảng container có lượng hàng thông qua trên 1 triệu TEU / năm thì có tới 17 cảng thuộc khu vực châu Á. Cảng Singapore hiện nay đã vươn lên trở thành cảng trung chuyển container lớn nhất trên thế giới.

Các khu vực kinh tế quan trọng là châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Á, ngoài ra còn các thị trường mới nổi như Trung Quốc, ASEAN, đều duy trì được mức độ tăng trưởng cao trong nhiều năm Các tuyến vận tải container lớn nối các khu vực kinh tế trọng điểm trên với nhau về căn bản được chia thành 3 tuyến chính: tuyến từ Đông sang Tây, tuyến từ Bắc xuống Nam và tuyến trong khu vực:

- Tuyến châu Á – Bắc Mỹ: tuyến này có khối lượng vận chuyển container lớn do nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các châu lục cao Các hãng tàu container lớn hầu hết đều tham gia vận chuyển trên tuyến này, với 48 hãng tàu và loại tàu chủ yếu từ 3000 – 5500TEU Toàn bộ hàng hóa của Việt Nam vận chuyển trên tuyến này đều phải trung chuyển qua cảng Hongkong và Kaoshung (Taiwan)

- Tuyến Viễn Đông – Địa Trung Hải – Châu Âu: tuyến này có tốc độ phát triển cao với mức trung bình 10%/ năm Tuyến này hiện nay có khoảng 40 hãng tàu hoạt động và loại tàu chủ yếu từ 1400 – 6000TEU Hiện nay hàng hóa Việt Nam vận chuyển trên tuyến này đều phải trung chuyển qua Hongkong, Kaoshung (Taiwan) đối với các cảng phía Bắc và Singapore đối với các cảng phía Nam

- Tuyến nội bộ Đông Nam Á và châu Á là cầu nối cho tuyến vận chuyển container đi Châu Âu – Châu Mỹ với 2 cảng trung chuyển quan trọng là Hongkong và Singapore. Đơn vị: %

Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam.

Hình 3.10: Biểu đồ tỷ trọng lượng container vận tải các tuyến trên thế giới năm 2006.

Qua biểu đồ ta thấy được lượng container được vận chuyển trên các tuyến liên quan tới châu Á chiếm tới 60,2% Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất và dân số đông nhất trên thế giới Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các tuyến đường hàng hải quốc tế đều chọn khu vực này để phân phối hàng hóa Do vậy lượng hàng hóa trên các tuyến liên quan tới châu Á luôn chiếm trên 50% tổng lưu lượng hàng hóa toàn thế giới và đặc biệt khoảng 65% hàng nhập khẩu vào Mỹ cũng xuất phát từ khu vực này.

Xu thế của vận tải container trên thế giới trong thời gian tới vẫn có trọng tâm là châu Á, châu Á được coi như là một trung tâm buôn bán của thế giới.

3.2 – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT ĐẾN NĂM 2012

Dịch vụ vận tải container vẫn là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty với đóng góp 20% vào tổng doanh thu toàn công ty vào năm 2012.

- Định hướng chung về kinh doanh dịch vụ vận tải container của4

+ Tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh.

+ Tập trung vào phát triển đội tàu vận tải container quốc tế.

+ Nâng số lượng vỏ container tương ứng với sự phát triển của đội tàu. + Mở rộng khai thác thêm các tuyến châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Định hướng về phát triển đội tàu vận tải container.

+ Phấn đấu nâng số lượng đội tàu lên 7 tàu vận tải container quốc tế + Các tàu mới được đầu tư thêm phải có trọng tải từ 1000 – 1200TEU.

Bảng 3.9: Chỉ tiêu vận tải container đến năm 2012 của công ty Đơn vị: TEU

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2012

Tuyến quốc tế Tuyến trong nước Tổng

Nguồn: Phòng Sales & Marketing công ty cổ phần Gemadept.

3.3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH

VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN GEMADEPT

Giải pháp về phía công ty cổ phần Gemadept

3.3.1.1 Đẩy mạnh đầu tư phát triển đội tàu vận tải container chuyên dụng

3.3.1.1.1 Cơ sở khoa học của giải pháp Đội tàu vận tải container chuyên dụng là cơ sở vật chất quan trọng nhất5 của bất kỳ doanh nghiệp nào cung ứng dịch vụ vận tải container trên thị trường. Tình trạng đội tàu quyết định tới năng lực vận tải và chất lượng của dịch vụ vận tải container Đội tàu container có tính hiện đại, chuyên dùng cao sẽ vận tải được hàng hóa trong điều kiện đảm bảo an toàn cao, điều kiện bảo quản tốt đồng thời thời gian vận tải cũng nhanh hơn Ngược lại, nếu đội tàu vận tải container mà lạc hậu, tuổi tàu cao, được cải tiến từ loại tàu chở hàng bách hóa thông thường thành tàu chở container sẽ không đảm bảo được mức độ an toàn cao cho hàng hóa, thời gian vận chuyển lâu hơn và việc đảm bảo thời gian vận chuyển ghi trong lịch tàu luôn gặp trục trặc do sự cố kỹ thuật dọc đường Như vậy, hiện đại hóa đội tàu sẽ đem lại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container những lợi thế không nhỏ trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ của mình thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực vận tải. Đặc biệt hiện nay khi mà nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với dịch vụ vận tải container, thì đồng thời họ cũng đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với dịch vụ vận tải container mà họ lựa chọn thì doanh nghiệp cần thiết phải đầu tư hiện đại hóa đội tàu container chuyên dụng để có thể đáp ứng được các yêu cầu đó Đó là một biện pháp thiết thực để có thể duy trì nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Về mặt thực tế, tuổi tàu bình quân của đội tàu Gemadept nói riêng và của Việt Nam nói chung còn cao Thêm vào đó phần lớn các tàu container củaViệt Nam nói chung đều được đóng theo công nghệ kỹ thuật lạc hậu… nên không thể chạy được trên các tuyến đường xa và trung bình, chủ yếu chỉ chạy trên những tuyến đường biển gần Vì thế cần phải có những con tàu container mới hơn, có đặc tính kỹ thuật hiện đại hơn, kết cấu hợp lý và phù hợp với từng loại hàng hóa cần chuyên chở, có khả năng vận tải trên trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi… mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay Ví dụ như hiện nay, đa số các chủ hàng lớn trên thế giới đều có xu hướng yêu cầu thuê tàu tối đa là 20 tuổi, chủ tàu phải chịu chi phí tàu già từ 15 đến 20 tuổi Bên cạnh đó chủ tàu còn phải xuất trình được giấy chứng nhân tuân thủ6

(D.O.C) đối với bộ máy quản lý và chứng chỉ quản lý an toàn (S.M.C) đối với tàu của mình theo quy định của Bộ Luật Quản lý an toàn quốc tế.

3.3.1.1.2 Nội dung của giải pháp

Việc trẻ hóa đội tàu của Gemadept được thực hiện thông qua việc đóng mới tàu container hoặc mua tàu cũ đã qua sử dụng Đóng mới tàu container chủ yếu do các công ty trong nước đảm nhiệm, mà cụ thể ở đây là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin sẽ tham gia đóng mới con tàu Việc mua tàu cũ ở nước ngoài so với việc đóng tàu mới ở trong nước (hoặc đóng mới ở nước ngoài) đều có những ưu nhược điểm riêng Tàu đóng ở trong nước bị hạn chế về mặt tải trọng, chưa đóng được những tàu container tải trọng lớn nên khi cần những tàu trọng tải lớn thì buộc phải mua tàu mới ở nước ngoài Tàu cũ nước ngoài thì có thể mua được tàu tải trọng cao hơn so với cùng một chi phí bỏ ra để có được con tàu mới Hơn nữa, tàu đóng ở nước ngoài có chất lượng tốt hơn, nhưng thời gian khai thác tàu còn lại ngắn hơn

Công ty có thể lấy một phần ở quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vào vốn đầu tư cho đội tàu Tuy nhiên, quỹ này hiện nay còn eo hẹp, hơn thế nữa lại phải dàn trải cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác mà thực tế số vốn đầu tư để có một con tàu mới là rất lớn Để đóng mới 1 tàu container 1000TEU cần 27,5 triệu USD (giá tháng 3/2008) trong khi giá 1 tàu container 1000TEU cũ cũng vào khoảng 19 triệu USD (giá tháng 3/2008).

Bảng 3.10: Giá tàu container đóng mới và giá tàu container đã qua sử dụng Đơn vị: Triệu USD

Về vốn để đầu tư phát triển đội tàu container

Trong khi lợi nhuận của toàn công ty Gemadept năm 2007 đạt mức 200 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD Như vậy có thể thấy được là việc tự bỏ vốn ra để đầu tư mua sắm tàu container là không khả thi, vượt quá sức của Gemadept.

Biện pháp khả thi mà Gemadept có thể áp dụng đó là vay vốn Ngân hàng để mua tàu container Cụ thể, Gemadept có thể dùng chính con tàu container sẽ mua làm vật thế chấp để vay vốn Có thể sẽ phải thế chấp thêm một phần tài sản nữa (trong trường hợp 100% vốn vay Ngân hàng) hoặc bổ sung một phần bằng vốn tự có tùy theo yêu cầu cụ thể của từng Ngân hàng khi thẩm định khoản tín dụng này Hơn nữa, chi phí việc vay vốn Ngân hàng sẽ được tính vào chi phí do đó sẽ làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng, điều này cũng đem lại lợi ích cho công ty.

Một giải pháp khác đó là thuê tàu định hạn Công ty có thể đầu tư tăng năng lực vận tải của mình bằng việc thuê định hạn tàu container Có nghĩa là thuê tàu container trong một thời gian nhất định để vận tải container cho mình đồng thời phải trả cho bên cho thuê một khoản phí thuê tàu nhất định Đây cũng8 là một phương án khả thi trong trường hợp công ty cần có tàu container trọng tải lớn cỡ 1700 TEU hay 2000TEU khi muốn mở rộng tuyến vận tải ra Châu Âu, Mỹ… Vì giá của tàu container cỡ lớn loại này rất đắt, tàu mới 1700TEU giá 42 triệu USD, tàu mới 2000TEU giá 45 triệu USD (giá tháng 3 năm 2008) nên đôi khi việc vay vốn Ngân hàng có thể không hiệu quả bằng việc đi thuê tàu Tùy thuộc vào chiến lược trong từng thời kỳ phát triển của công ty mà có thể linh hoạt giữa phương án mua tàu và thuê tàu để phát triển năng lực vận tải cho đội tàu container của mình.

Bảng 3.11: Giá thuê tàu container định hạn Đơn vị: Nghìn USD/ngày

Về vốn để thuê tàu định hạn

Cũng giống như trường hợp mua tàu, công ty có thể vay vốn Ngân hàng để trả tiền thuê tàu Đây cũng là một khoản vay tương đối lớn vì giá thuê tàu cũng ở mức cao Lấy ví dụ: thuê tàu container 1000TEU giá 12.250 USD/ngày, hợp đồng 6 tháng có nghĩa là tiền thuê tàu là 2.205.000 USD Do việc đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực và cần nhiều vốn nên trong hoàn cảnh này, việc vay Ngân hàng để thanh toán có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong trường hợp phải thanh toán trước Nếu như thanh toán sau hoặc thanh toán từng phần thì công ty có thể lấy ngay tiền thu được từ việc khai thác tàu để trả khoản phí thuê tàu.

3.3.1.1.3 Ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của 9 dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept Đầu tư phát triển đội tàu container là một hoạt động tốn kém nhiều chi phí của công ty nhưng đây là một khoản đầu tư dài hạn và hết sức cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay Nó tạo điều kiện cho công ty có thể nâng cao năng lực vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, củng cố và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container đang ngày càng mở rộng Điều đó không những có thể giúp công ty thu nhiều lợi nhuận từ dịch vụ vận tải container hơn mà còn mang lại uy tín lớn hơn cho thương hiệu Gemadept không chỉ trong lĩnh vực vận tải container Csó thể nói, hoạt động đầu tư đội tàu container sẽ có tác động mạnh mẽ tới những nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept.

3.3.1.2 Kiểm soát chi phí chặt chẽ, cắt giảm chi phí không hợp lý

3.3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp

Lợi nhuận = Doanh Thu – Chi Phí, muốn tăng lợi nhuận thì tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc cả hai Việc tăng doanh thu bị giới hạn bởi nhiều yêu tố như nguồn lực doanh nghiệp, thị phần, đối thủ cạnh tranh… nên giải pháp đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ tới đó là giảm chi phí Dù có cố gắng tăng doanh thu đến mấy nhưng nếu không kiểm soát được chi phí, chi phí quá lớn thì hiệu quả kinh tế cũng không cao Kiểm soát chi phí có nghĩa là doanh nghiệp phải nắm được những khoản chi mình phải bỏ ra là chi vào đâu, có hợp lý hay không, dự kiến những chi phí cần thiết và phát sinh trong mỗi thời kỳ kinh doanh, đề ra được những biện pháp cắt giảm chi phí hiệu quả Doanh nghiệp phải phát hiện ra được những chi phí nào là không hợp lý và phải tìm được cách cắt giảm Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mặt thực tế, một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO là làm thế nào để đảm bảo khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước và mở rộng thị trường ra khu vực0 và thế giới Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có được một sự phát triển bền vững nhất định Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định Có doanh nghiệp chọn ưu thế về sự khác biệt trong chăm sóc khách hàng, có doanh nghiệp chọn ưu thế về mạng lưới phân phối, dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp khác lại chọn uy tín thương hiệu làm lợi thế cạnh tranh Và dù chọn cách nào, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh với những lợi thế cạnh tranh nhất định của mình.

Vì vậy, một trong những “nước cờ” mà doanh nghiệp nào cũng phải tính đến là việc kiểm soát và tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng Kiểm soát và tiết kiệm chi phí là một cách để kiểm soát hoạt động của DN hiệu quả nhất.

3.3.1.2.2 Nôi dung của giải pháp

Cạnh tranh trong dịch vụ vận tải container, như đã phân tích, giá cước dịch vụ là một công cụ quan trọng được sử dụng để cạnh tranh Các công ty, hãng tàu cung ứng dịch vụ vận tải container luôn quan tâm tới việc giảm giá cước vận tải thông qua việc cắt giảm chi phí Việc kiểm soát chi phí luôn là mục tiêu của các công ty, hãng tàu mong muốn thực hiện ở mức tốt nhất có thể để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Công ty Gemadept phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Như vậy, công ty phải nghiên cứu các dữ liệu các năm, các thời kỳ trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty để đưa ra được định mức chi phí Bước tiếp theo là thu thập thông tin về chi phí thực tế phải bỏ ra Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để công ty có thể chủ động hơn trong việc xử lý thông tin về chi phí Các chi phí phải được phân1 bổ chi tiết thành từng loại chi phí cụ thể Ngoài ra, công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, công ty sẽ đưa ra được những biện pháp thích hợp để điều chỉnh.

Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Để các giải pháp có thể thực hiện được và thu được hiệu quả cao trong thực tiễn cần có các điều kiện sau:

1 Công ty cần phải dành một nguồn vốn lớn để đầu tư mua sắm các phương tiện phục vụ quá trình vận tải container và đổi mới công nghệ Có nghĩa là lĩnh vực vận tải container của Gemadept cần phải được đầu tư và là lĩnh vực hoạt động chiến lược, nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài của công ty Vì thực tế là hiện nay do đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như bất động sản và tài chính nên tất yếu có sự chia sẻ nguồn lực giữa các lĩnh vực Thật khó để các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của một lĩnh vực hoạt động nào đó có thể áp dụng thành công vào thực tiễn khi mà công ty không chú trọng phát triển và không dành cho nó những sự đầu tư nhất định.

2 Công ty phải tăng cường ngân sách để đầu tư, khai thác và phát triển nguồn nhân lực Để thực hiện tốt giải pháp về nguồn nhân lực và các giải pháp khác đã nêu ở trên thì công ty cần phải tăng ngân sách cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tất cả các giải pháp nêu ra dù có khả thi đến mấy thì có thể vẫn sẽ không mang lại hiệu quả do yếu tố con người, vì con người cụ thể trong công ty sẽ trực tiếp tiến hành các giải pháp đó Vì thế, họ phải có trình độ và năng lực tốt thì mới có thể đảm đương được công việc Hơn thế nữa, những người giỏi họ cần phải được đối xử đúng với khả năng của mình, đúng với những gì họ đem lại cho công ty Công ty phải tạo được động lực cho người lao động, có như thế mới phát huy hết khả năng của họ Công ty có thể phải bỏ ra một lượng ngân sách lớn hơn cho nguồn nhân lực nhưng đó là việc cần thiết phải thực hiện.

3 Công ty phải xây dựng được một nền văn hóa của riêng mình Văn hóa công ty thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như giờ giấc, thái độ cử chỉ,

0 2 cách giao tiếp, mối quan hệ giữa những con người trong công ty Văn hóa công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, tinh thần làm việc của người lao động,trách nhiệm của họ đối với công việc Công ty nên xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc trưng Thông qua sự đặc trưng về văn hóa đó công ty có thể hướng người lao động hành động theo mục tiêu đề ra một cách dễ dàng hơn, vì khi là một thành viên trong một nền văn hóa, hành vi của các cá nhân luôn bị chi phối bởi những đặc trưng của nền văn hóa đó.

Những kiến nghị về phía Nhà nước

3.3.3.1 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách

3.3.3.1.1 Các chính sách nhằm tăng cường năng lực kinh doanh cho đội tàu biển quốc gia

Hiện nay các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container đều muốn trẻ hóa đội tàu của mình nhưng lại không đủ vốn do việc đầu tư vào đội tàu tốn rất nhiều tiền Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển có điều kiện nâng cao năng lực của đội tàu Cụ thể, Nhà nước cần có chính sách bảo lãnh cho các công ty vận tải container vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước để mua tàu với lãi suất ưu đãi.

Giảm thuế suất giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp vận tải biển còn ở mức 2-5%.

Bỏ mức thuế 5% đối với loại tàu biển nhập khẩu mà các cơ sở đóng tàu trong nước chưa có điều kiện làm được Có thể trong 5 năm đầu tiên sau khi mua tàu từ nước ngoài về mà loại tàu này chưa đóng được ở trong nước thì cần giảm 15-25% thuế thu nhập doanh nghiệp để giúp các công ty, hãng tàu tăng năng lực cạnh tranh.

3.3.3.1.2 Các chính sách nhằm dành thị phần vận tải cho đội tàu biển quốc gia Đối với những hàng hóa được mua bằng nguồn vốn của chính phủ như hàng cho công trình của Nhà nước, hàng viện trợ…thì có quy định buộc chủ hàng này phải ký hợp đồng vận chuyển với đội tàu của Việt Nam.

Miễn giảm một số thuế và phí cho việc vận tải container của đội tàu Việt Nam qua các cảng của Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện phát triển cho đội tàu quốc gia.

Có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mua FOB, bán CIF thay vì tình trạng phổ biến hiện nay là mua CIF bán FOB qua đó giành quyền vân chuyển về cho đội tàu quốc gia.

3.3.3.1.3 Các chính sách nhằm đào tạo và sử dụng con người cho vận tải biển

Nhà nước ban hành các chính sách và cơ chế phù hợp để khuyến khích các Trung tâm huấn luyện và đào tạo thuyền viên hoạt động hiệu quả Bên cạnh đó, phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo, các trường đại học và trung học hàng hải với cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty vận tải biển trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra có thể nới rộng hạn ngạch hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo tiêu chuẩn mỗi lần đi biển sang nước ngoài của sỹ quan, thuyền viên.

3.3.3.1.4 Các chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển

Nhà nước cần tiến hành bổ sung, sửa đổi các quy định về các hình thức vận tải tiên tiến như vận chuyển bằng container cho phù hợp với sự phát triển của ngành vận tải biển quốc tế và Việt Nam Sửa đổi các quy định về cảng biển, giải quyết tranh chấp hàng hải, tố tụng hàng hải… cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế ở Việt Nam Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh vận tải container.

3.3.3.2 Nhà nước cần tiến hành gia nhập các công ước quốc tế quan trọng

Tính cho đến nay Việt Nam đã tham gia 8 Công ước quốc tế về hàng hải và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc năm 1982 (Luật biển – UNCLOS

1982) Chúng ta đã thực hiện tốt các điều ước, công ước đã gia nhập Trong các

Công ước đã tham gia đáng chú ý là Công ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và đi ca của thuyền viên (STCW – 78 và sửa đổi 95), thỏa thuận Tokyo về kiểm soát Nhà nước tại cảng (Tokyo MOU), các hiệp định của ASEAN, và đặc biệt là hiệp định khung ASEAN về dịch vụ Tuy nhiên, để có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành Hàng hải nói chung và vận tải container nói riêng trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần nhanh chóng tham gia một số Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO):

- Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải – SAR 1979.

- Công ước quốc tế về việc trấn áp các hành động phi pháp gây nguy hại cho an toàn hàng hải – SUA 1988.

- Công ước quốc tế về tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hải – FAL 1965.

- Công ước quốc tế về việc giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải 1976.

- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu – FUND 1992.

- Công ước quốc tế về cứu hộ cứu nạn – SALVAGE 1989.

Và một số điều ước về tư pháp quốc tế như:

- Công ước về việc bắt giữ tàu biển ARREST 1999.

- Công ước về cầm cố và cầm giữ hàng hải – LIENS & MORTGAGES 1993.

- Công ước quốc tế 1924 và Nghị định thư 1968 về vận đơn đường biển.

Trên cơ sở các điều ước quốc tế đã tham gia, điều quan trọng là Việt Nam phải luật hóa để đảm bảo việc thi hành.

Ngày đăng: 19/06/2023, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS Nguyễn Thị Hường (2005), Giáo trình kinh doanh quốc tế (tập 1 và tập 2), NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh doanh quốc tế (tập 1 vàtập 2)
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
3. PGS. TS Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, NXB Giao thông – Vận tải (GTVT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
Tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Viện
Nhà XB: NXBGiao thông – Vận tải (GTVT)
Năm: 2002
4. PGS. TS Đinh Ngọc Viện (2002), Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập, NXB GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lựccạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Viện
Nhà XB: NXBGTVT
Năm: 2002
6. Đề án Bộ Giao thông – Vận tải (2003), phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải, NXB GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển và nâng cao chất lượngdịch vụ hàng hải
Tác giả: Đề án Bộ Giao thông – Vận tải
Nhà XB: NXB GTVT
Năm: 2003
7. Báo cáo tổng hợp Bộ Giao thông – Vận tải (2002), Quy hoạch vận tải biển Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, NXB GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch vận tải biểnViệt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Báo cáo tổng hợp Bộ Giao thông – Vận tải
Nhà XB: NXB GTVT
Năm: 2002
8. Cục hàng hải Việt Nam (2002), Định hướng phát triển – chiến lược phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020, NXB GTVT.Tài liệu công ty:Các tài liệu từ các phòng:1. Phòng nhân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển – chiến lược phát triểnđội tàu biển Việt Nam đến năm 2020, "NXB GTVT."Tài liệu công ty
Tác giả: Cục hàng hải Việt Nam
Nhà XB: NXB GTVT."Tài liệu công ty:"Các tài liệu từ các phòng: 1. Phòng nhân sự
Năm: 2002
5. Hội thảo Bộ Giao thông – Vận tải (2001), Vận tải hàng container quốc tế và việc phát triển bến container Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w