1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Vốn Fdi Vào Ngành Bưu Chính – Viễn Thông Giai Đoạn 2011 - 2015.Docx

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 240,05 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (3)
    • 1.1. Khái quát về ngành bưu chính – viễn thông ở Việt Nam (3)
      • 1.1.1. Sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh phục vụ của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam (7)
      • 1.1.3. Vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đời sống (10)
      • 1.1.4. Hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam (12)
    • 1.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành bưu chính viễn thông VN giai đoạn 2011-2015 (14)
      • 1.2.1. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành bưu chính viễn thông và nhu cầu gia tăng vốn đầu tư (16)
      • 1.2.3. Sự hạn chế về khả năng vốn tài chính (18)
      • 1.2.4. Sự hạn chế về khả năng và trình độ công nghệ (19)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (20)
    • 2.1 Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI của ngành bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (20)
      • 2.1.1. Kế hoạch thu hút FDI thời kỳ 2006-2010 và các nhân tố tác động (20)
      • 2.1.2. Các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010 (22)
    • 2.2 phân tích tình hình thực hiện KH thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (28)
      • 2.2.1 Quy mô thu hút (28)
      • 2.2.2 Cơ cấu thu hút (32)
      • 2.3.2 Hạn chế (38)
      • 2.3.3 Nguyên nhân (41)
  • CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI (45)
    • 3.1. Định hướng phát triển của ngành bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 (45)
      • 3.1.1 Xu hướng phát triển của viễn thông thế giới (45)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 41 (45)
    • 3.2 Nhu cầu thu hút FDI vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2011- 2015 (48)
      • 3.2.1. Mục tiêu thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn (48)
      • 3.2.2. Chỉ tiêu thu hút (48)
    • 3.3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (49)
      • 3.3.1. Giải pháp vĩ mô (49)
      • 3.3.2. Giải pháp vi mô (58)
  • KẾT LUẬN (63)
    • Biểu 2.2: Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực bưu chính Viễn thông theo lĩnh vực đầu tư (33)
    • Biểu 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn FDI so với tổng nguồn vốn ngành (35)
    • Biểu 2.4 Tổng doanh thu Viễn thông giai đoạn 2006 – 2009 (triệu USD) (37)
    • Biểu 2.5: Tổng doanh thu bưu chính giai đoạn 2006 – 2009 (triệu USD) (37)

Nội dung

Họ và tên Trần Kiều Minh 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD PGS TS Ngô Thắng Lợi LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi động và thu được nhữn[.]

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Khái quát về ngành bưu chính – viễn thông ở Việt Nam

1.1.1 Sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1.1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

Ngành Bưu điện Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển hơn 50 năm Cho tới năm 1985, mạng lưới viễn thông nước ta còn hết sức lạc hậu Theo thống kê, số máy điện thoại năm 1985 là 103,1 ngàn máy Ngành Bưu điện còn là ngành mang tính phục vụ thuần tuý và được Nhà nước bao cấp hoàn toàn với kinh phí hết sức hạn hẹp để cố gắng nuôi sống các thiết bị trên mạng lưới.

Nhận thức được vai trò của mình trong kết cấu hạ tầng, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ, ngành Bưu điện đứng trước nhu cầu phải phát triển, làm cầu nối Việt Nam với mạng lưới thông tin toàn cầu, làm kích thích tố cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành kinh tế khác Nhận thức rõ xu hướng hiện đại hoá của viễn thông thế giới và tiềm năng của một ngành kinh doanh dịch vụ có lãi, ngành Bưu điện đã mạnh dạn xin Nhà nước cho thực hiện cơ chế tự hạch toán độc lập từ năm 1986 và xin được giữ lại 90% doanh thu ngoại tệ để tái đầu tư xây dựng một mạng lưới Với cơ chế này, ngành Bưu điện đã bước sang một bước ngoặt Tổng cục Bưu điện vào thời điểm đó vẫn vừa quản lý Nhà nước, vừa sản xuất kinh doanh Song mọi bước đi, bên cạnh nhiệm vụ đã hình thành rõ những mục đích, những tính toán của một doanh nghiệp sao cho đầu tư hiệu quả nhất, doanh thu cao nhất và phát triển nhanh nhất.

Tổng cục Bưu điện đã xây dựng chiến lược phát triển của ngành trên tinh thần tự lực, với phương châm hiện đại hoá Xác định rõ tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống thông tin quốc tế, nhằm một mặt hòa Việt Nam vào mạng lưới thông tin toàn thế giới, mặt khác tạo nguồn thu ngoại tệ để tái tạo đầu tư, Tổng cục bưu điện đã tập trung xây dựng hệ thống thông tin vệ tinh quốc tế Intelsat Năm

1986, thông tin quốc tế đã đem lại nửa triệu USD, khẳng định hướng đi đúng đắn của ngành Bưu điện Những năm tiếp theo, doanh thu ngoại tệ mỗi năm tăng hầu

4 như gấp 2 lần, tạo vốn tái đầu tư và lòng tin, làm cơ sở cho việc huy động vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài để có những bước tiến nhảy vọt. Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về bưu chính viễn thông, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh phát triển ngành hạ tầng cơ sở quan trọng này, tháng 10/1992, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục bưu điện- Cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý ngành Bưu chính Viễn thông với chức năng và bộ máy tổ chức như qui định tại nghị định 28CP ngày 24/5/1993.

Năm 1995 đánh dấu việc chấm dứt độc quyền Công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông với việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 249/TTg thành lập Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91, đồng thời cho phép thành lập hàng loạt các Công ty viễn thông khác.

Trong năm 2002 vừa qua, Tổng cục bưu điện đã được nâng lên thành Bộ Bưu chính - Viễn thông Bộ Bưu chính Viễn thông có chức năng quản lý Nhà nước đối với bưu chính viễn thông, Internet, điện tử tin học, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng chính sách, chiến lược, qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, thống nhất quản lý cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và các loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực này.

1.1.1.2 Những thành tựu đã đạt được của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam

Trong hơn 10 năm đổi mới, từ một nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, qui mô nhỏ, đến nay ngành Bưu chính viễn thông đã đạt được những thành tựu nổi bật Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%, viễn thông Việt Nam được Hiệp hội viễn thông quốc tế xếp là nước có tốc độ phát triển nhanh thứ hai trên thế giới và đứng thứ năm trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương về mở rộng vùng phủ sóng điện thoại. a Mạng lưới viễn thông quốc tế:

Năm 1986, khi Telstra, hãng viễn thông nước ngoài đầu tiên, phá rào cấm vận, bắt tay với Việt Nam thì cơ sở hạ tầng thông tin ở Việt Nam gần như vẫn chỉ là số 0 Thế nhưng, cho đến nay mạng lưới viễn thông quốc tế đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và hiện đại.

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

Cho đến nay đã có 7 trạm vệ tinh mặt đất, trong đó 2 trạm thuộc tiêu chuẩn Intersputnik và số còn lại thuộc tiêu chuẩn Intelsat, xây dựng 3 tổng đài cửa ngõ quốc tế được trang bị các hệ thống chuyển mạch AXE 105 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bên cạnh thông tin vệ tinh, Việt Nam còn tham gia hệ thống cáp quang biển ngầm TVH với dung lượng 565 Mbit/s và chiều dài 3375 km, tham gia vào hệ cáp quang biển ngầm SE-WE-WE3 với dung lượng bước 1 là 10 Gbit/s

Mạng lưới thông tin nước ta đã thực sự hoà nhập vào mạng thông tin toàn cầu với 5379 kênh thoại quốc tế, trong đó có 3297 kênh qua cáp quang biển và 2082 kênh qua vệ tinh Số các đường liên lạc với Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng với hơn 600 kênh nối trực tiếp với mạng của AT&T, MCI và US Sprint. b Mạng lưới viễn thông trong nước:

Mạng lưới viễn thông trong nước cũng được hiện đại hoá một cách cơ bản. Tháng 11/1993, ở 53/53 tỉnh, thành phố và ở 468/468 huyện trên toàn quốc đã có các hệ thống chuyển mạch số Từ 1/3/1996, mạng điện thoại công cộng của Việt Nam đã tiến hành đổi số, theo đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 7 số, các tỉnh, thành phố còn lại là 6 số.

Ngày 28/8/1996, mạng điện thoại toàn quốc đạt tới con số 1 triệu thuê bao, đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 60 nước trên thế giới có mạng điện thoại trên 1 triệu thuê bao Và sau 5 năm, đến giữa năm 2002, mạng điện thoại công cộng Việt Nam đạt hơn 5 triệu thuê bao với mật độ 6,26 máy/ 100 người

Ngày 22/11/1996, mạch vòng cáp quang SDH dung lượng 2,5 Gbit/s được đưa vào khai thác trên mạng đường trục Bắc-Nam Đây là mạch vòng cáp quang dài nhất và có dung lượng lớn nhất được đưa vào khai thác trong khu vực Các hệ thống viba số dung lượng 140 Mbit/s cũng được khai thác song song trên mạng đường trục này.

Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành bưu chính viễn thông VN giai đoạn 2011-2015

1.2.1 Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đầu tư đủ lớn vào cá dự án nhằm giành được quyền kiểm soát hoặc quyền tham gia kiểm soát doanh nghiệp do dự án đó lập ra.

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức đầu tư quốc tế mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho toàn nền kinh tế nói chung và cho sự nghiệp phát triển ngành Bưu chính viễn thông nói riêng Tầm quan trọng của nguồn vốn FDI được thể hiện qua vai trò và những tác động của nguồn vốn này đến lĩnh vực bưu chính viễn thông cụ thể như sau:

 Trước hết cần nhìn nhận rằng, trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, trình độ kỹ thuật của mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hoàn toàn lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết được cả hai vấn đề cơ bản về vốn và công nghệ để tạo ra sự phát triển nhảy vọt của ngành Bưu chính viễn thông trong thời gian vừa qua

Sử dụng kỹ thuật hiện đại trong viễn thông là một yêu cầu cấp thiết của nước ta cả về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế Kỹ thuật càng hiện đại thì lượng thông tin càng lớn, tốc độ truyền tải thông tin càng nhanh và doanh thu càng lớn Với ý nghĩa đó thì kỹ thuật và công nghệ hiện đại đồng nghĩa với hiệu quả, với chất lượng và khả năng cạnh tranh, kỹ thuật hiện đại trong bưu chính viễn thông được xem là một phương tiện tốt nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực thông tin và chất lượng thông tin, phục vụ kịp thời quá trình chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường, góp phần thực hiện thành công chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.

 Sử dụng nguồn vốn FDI cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành Bưu chính viễn thông , nâng cao tỷ trọng viễn thông quốc tế và công nghiệp, từ đó tạo kịm ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm công nghiệp viễn thông của các liên doanh FDI tạo tiền đề và nhanh chóng phát triển công nghệ thông tin, giúp cho ngành chủ động hơn, tiết kiệm được ngoại tệ và sớm tiếp cận được công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

 FDI trong lĩnh vực viễn thông quốc tế sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho ngành từ các dịch vụ điện thoại và phi điện thoại từ Việt Nam đi quốc tế và từ quốc tế về Việt Nam; từ đó tạo ra khả năng cân đối ngoại tệ cho nhập khẩu thiết bị để tái đầu tư cho mạng lưới viễn thông trong nước.

 Sử dụng nguồn vốn FDI góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính bản thân ngành và tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ cao, mang tác phong công nghiệp, và trong tương lai sẽ là nòng cốt

 FDI đã tạo tiền đề và đòn bẩy hình thành và phát triển công nghiệp viễn thông Việt Nam , tạo sự phát triển vững chắc của ngành, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ những phân tích nêu trên thì rõ ràng không thể phủ định tầm quan trọng và sự cần thiết của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển của Bưu chính viễn thông Việt Nam Đặc biệt là khi so sánh với các nguồn vốn khác thì FDI có những ưu điểm nổi trội Đó là tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao của dự án, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế Đồng thời, thông qua dự án FDI, doanh nghiệp nhận vốn có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, Đây là những ưu điểm mà các hình thức đầu tư khác không thể so sánh được Nếu xét riêng về hình thức BCC trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, thì như Tổng công ty Bưu chính viễn thông viễn thông đã nhận định, hình thức này có các ưu điểm nổi trội là:

- Huy động được vốn lớn

- Duy trì tính chủ động và độc lập của bên Việt Nam.

- Đảm bảo được an ninh cho mạng lưới thông tin

- Pháp luật không hạn chế về khả năng phối hợp của các bên trong quá trình thực hiện dự án.

- Có thể thực hiện việc học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ hợp lý.

1.2.2 Mục tiêu phát triển ngành bưu chính viễn thông và nhu cầu gia tăng vốn đầu tư:

Với tinh thần cách mạng chủ động tiến công, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của toàn ngành, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chỉ thị cho các đơn vị, các doanh nghiệp và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam nghiêm túc học tập, quán triệt và triển khai các chương trình hành động cụ thể để chuẩn bị xây dựng và thực hiện thành công

“Chiến lược Cất cánh” thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và ý chí mạnh mẽ của toàn ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng Công nghệ thông tin và Truyền thông mang lại, góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” 1 giai đoạn 2011 - 2020 theo những nội dung cơ bản dưới đây:

1.Các phương châm và quan điểm của chiến lược

“Chiến lược Cất cánh” giai đoạn 2011 - 2020 bám sát hai phương châm, đó là:

Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá;

Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định

Cùng với hai phương châm nêu trên, ba quan điểm cơ bản cần quán triệt, nhấn mạnh khi xây dựng và triển khai “Chiến lược Cất cánh” là:

 Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; từ số lượng sang chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất.

 Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng.

 Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành

2.Các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020 Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng.

Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI của ngành bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010

2.1.1 Kế hoạch thu hút FDI thời kỳ 2006-2010 và các nhân tố tác động

Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ năm 1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, ngành Bưu chính, Viễn thông đã dũng cảm xây dựng và triển khai chiến lược đột phá với phương châm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế “tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm” Nhanh chóng khẳng định được vị thế vững chắc, ngành đã tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược “Tăng tốc” giai đoạn 1993 – 2000 với phương châm “đi thẳng vào công nghệ hiện đại” và “lấy ngoài nuôi trong”, đạt được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát triển các dịch vụ mới, kinh doanh ngày càng hiệu quả, mở rộng phạm vi phục vụ đến các vùng nông thôn.

Nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin đã kịp thời thực hiện chiến lược “Hội nhập và phát triển” giai đoạn 2001 - 2010 với phương châm “phát

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu, rộng và hội nhập quốc tế”, đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ Để thực hiện chiên lược này, bộ bưu chính viễn thông đã đề ra kế hoạch về vốn FDI trong giai đoạn 2006 – 2010 như sau:

2.1.1.1 Kế hoạch thu hút FDIvào ngành bưu chính viễn thôngViệt Nam thời kỳ 2006-2010:

Theo dự thảo kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành bưu chính viễn thông thời kỳ 2006-2010 của Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông dự kiến sẽ đạt khoảng 25.800 tỷ đồng Trong đó, vốn các dự án mới đạt 19.350 – 19.500 tỷ đồng, vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động khoảng 6.300 – 6.450 tỷ đồng Trong đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này khoảng 19.500 – 20.500 tỷ đồng

Biểu 2.1: Cơ cấu vốn FDI ngành Bưu chính Viễn thông theo kế hoạch giai đoạn

Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng chiếm 60% tỷ trọng vốn toàn ngành Tổng vốn đầu tư cho ngành bưu chính viễn thông giai đoạn

2006 – 2010 được dự kiến là khoảng 43.000 tỷ đồng.

Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

2.1.2 Các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010:

Công tác thu hút vốn đầu tư cung như về số lượng và chất lương của nguồn vốn FDI chịu tác động của nhiều nhân tố tác động đến, gồm các nhân tố như sau:

2.1.2.1.Môi trường đầu tư: a)Môi trưởng đầu tư của cả nước:

Một trong những chính sách hàng đầu để thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam đó là một môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư để tạo một sự gia tăng không ngững về vốn và chất và lượng vào Việt Nam.

Tình hình chính trị - xã hội nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh Với việc triển khai các luật mới, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng và minh bạch Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã gia tăng đáng kể Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật khác được ban hành

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. b) Môi trường đầu tư của ngành bưu chính viễn thông:

Nghị định số 121/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành hồi đầu tháng 12 năm 2008 quy định về các điều kiện đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nhằm mục đích kinh doanh.Nghị định này được áp dụng đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện hoạt động đầu tư, hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam.Sự ra đời của nghị định đã tạo nên một khung pháp lý cụ thể cho hoạt động đầu tư của Việt Nam, đánh dấu sự hoàn thiện về môi trường đầu tư cho ngành Nội dung cụ thể của nghị định như sau:

Theo Nghị định, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính gồm các hoạt động đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát Còn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực viễn thông bao gồm các hoạt động đầu tư thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, internet, truyền dẫn phát sóng và cung ứng dịch vụ viễn thông.Nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực bưu chính phải đáp ứng các điều kiện như sau: Điều kiện chủ thể:Đối với dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư cung ứng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát.Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.Đối với đối tác nước ngoài,trường hợp đầu tư để cung ứng dịch vụ chuyển phát quốc tế thì phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát hợp pháp tại nước sở tại Trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển phát thư quốc tế phải đáp ứng thêm điều kiện có mạng chuyển phát trong phạm vi hợp tác.

Tỉ lệ vốn góp:Nhà đầu tư trong nước được thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước để cung ứng dịch vụ chuyển phát.Nhà đầu tư trong và ngoài nước được hợp tác đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp để cung ứng dịch vụ chuyển phát, với phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 51%.Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 51%, hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày 11.1.2012.

Trong lĩnh vực viễn thông, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau: Đối với dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng:Dự án đầu tư trong nước: Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì phải có ít nhất một nhà đầu tư có tỉ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 30% tổng vốn đầu tư của dự án.Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Trong 3 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2007-2009), nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ truy cập internet phải liên doanh với ít nhất một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép tại Việt Nam Tỉ lệ vốn góp của doanh nghiệp này phải bằng ít nhất 49% tổng vốn đầu tư dự án.

Dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông.Điều kiện chung:Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông của Việt Nam.Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật về viễn thông; quy hoạch phân bổ tài nguyên thông tin và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.Điều kiện chủ thể.Nhà đầu tư trong nước: Phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối Đồng thời, nhà đầu tư này có tỉ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 51% tổng vốn đầu tư của dự án.Nhà đầu tư nước ngoài: Phải liên doanh hoặc liên kết với nhà đầu tư trong nước đã được cấp giấy phép thiết lập hạ tầng mạng và cung

phân tích tình hình thực hiện KH thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

Tính đến cuối năm 2009, có 76 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.771.170.200 USD Trong đó đáng kể có 1 số dự án tiêu biểu như sau: Đầu năm 2007, SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) hợp tác với tập đoàn Ericsson cung cấp giải pháp và thiết bị nâng cấp mạng lưới NGN và thiết lập mạng truyền dẫn Viba Đây là một trong những dự án trọng điểm của SPT để mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng trục viễn thông quốc gia với tổng giá trị hợp đồng 14 triệu USD

Tháng 4/2007 SPT ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á - Mỹ Asia – America Gateway (AAG) Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay) Ước tính chi phí dự án lên đến

560 triệu USD và sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2008

Dự án lắp ráp, sản xuất điện thoại cố định, điện thoại di động Viễn thông Liên doanh, 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD Khu công nghiệp Yên Phong, Khu Công nghệ Từ Sơn; Khu công nghiệp Quế Võ Bắc Ninh

Dự án Lắp ráp, sản xuất linh kiện thiết bị viễn thông Viễn thông Liên doanh, 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD Khu công nghiệp Yên Phong, Khu Công nghệ Từ Sơn; Khu công nghiệp Quế

Còn các số dự án khác làm dịch vụ điện thoại thẻ, in cuốn Niên giám điện thoại, chuyển phát nhanh chứng từ thương mại, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa điện thoại,

Các dự án ngày càng có qui mô lớn và nâng cao khả năng phục vụ của mạng lưới viễn thông Việt Nam theo hướng hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư chung và năng lực của các lĩnh vực sản xuất vật chất.

Tính trong giai đoạn 2006 - 2009, đã có 76 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bưu chính viễn thông ở Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư Các dự án đã sớm được đưa vào thực hiện.Tính chung, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2009 là 1.239.654.000 USD

Bảng 2.1:Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn

STT Năm Vốn thực hiện

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong 4 năm từ 2006 - 2009, vốn đầu tư trực tiếp tư nước ngoài không ngừng gia tăng Xét về cả giai đoạn 2006 – 2009, so vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông tăng 4,2 lần so với cả đoạn 2000 – 2006.Vốn FDI đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng dự án và nhu cầu vốn đầu tư Tinh trong giai đoạn 2000 – 2005 chỉ có 23 dự án đầu tư trực tiêp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam với số vốn đầu tư là 297.820.000 USD thì trong giai đoạn 2006 – 2009 đã lên tới con số 1.239.654.000 USD và 76 dự án đầu tư FDI vào ngành bưu chính viễn thông

Tuy nhiên có xu hương phát triển không đồng đều giữa các năm, do nhiều biến động bất ngờ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

Năm 2006 : Số dự án được thực hiện là 9 dự án với tổng vốn thực hiện là 165.744.000 USD.Vượt mức so với kế hoạch là 15%.

So với tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2006 – 2009 chiếm 13,37%.

Năm 2007: Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện năm 2007 so với 2006 là 37,98% Với 15 dự án đầu tư và số vốn thực hiện lên tới 228.700.000 USD.

Năm 2008: Có sự tăng đột biến về vốn, so với năm 2008 vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vào ngành bưu chính viễn thông tăng tới 69,62% so với năm 2007 Con số chưa từng có trong các giai đoạn từ trước đến nay.Vượt mức so với kế hoạch là 35% Tổng vốn thực hiện là 387.930.000 USD.

Năm 2009: Năm 2008 có sự gia tăng đột biến về vốn thực hiện vào ngành bưu chính viễn thông Thì đến năm 2009 vốn thực hiện có sự chững lại nhanh chóng về tốc độ gia tăng Vốn thực hiện năm 2009 chỉ gia tăng so với năm 2008 là 17,88% Sự chững lại này là ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khung hoảng kinh tế toàn cầu Vốn 2009 vẫn ra tăng một phần là vì các dự án từ các năm trước vẫn tiếp tục được triển khai và nhất là sự đánh giá cao của các nhà kinh tế về môi trường kinh tế Việt Nam được xem là khá ổn định và là một trong những nước ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Vì vậy vốn đầu tư giai đoạn này vượt mức so với kế hoạch đặt ra là 5% và vốn thực hiện đạt 457.280.000 USD, tổng vốn đăng ký là 1.278.606.000 USD

Tình hình thực hiện được xem xét theo dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2.Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn

2006 - 2010STT Năm Số dự Tổng vốn đăng Tổng vốn VTH/

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Tổng vốn thực hiện từ năm 2006 - 2009 đạt 1.239.654.000 USD.So với kế hoạch đặt ra của bộ kế hoạch và đầu tư vượt mức 16,5% Lương vốn thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2009 vào ngành bưu chính viễn thông đã vượt mức kế hoạch 12%

Lượng vốn thực hiện ,mới chỉ chiếm 28% mặc dù đã tăng so với giai đoạn 2000 – 2005 là 15.3% so với lượng vốn thực hiện, chứng tỏ sự thiếu xót trong công tác thực hiện và quản lý dự án

Như vậy, tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2006 -2009 đạt 1.239.654.000 USD , đóng góp một phần đáng kể vào tổng vốn đầu tư của ngành bưu chính viễn thông ( 56% so với tổng nguồn vốn vào ngành bưu chớnh viễn thụng) Trong thời gian tới, ngành bưu chính viễn thông cần tiếp tục tăng cường thu hút và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đã được cấp giấy phép và các dự án mới để tiếp tục phát huy những tích cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông Việt Nam

2.2.2 Cơ cấu thu hút: a) Theo lĩnh vực đầu tư:

Các dự án công nghiệp bưu chính - viễn thông chiếm tỷ trọng 50% số dự án nhưng vốn đầu tư FDI chỉ chiếm 5,4% Các dự án công nghiệp bưu chính viễn thông còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI

Định hướng phát triển của ngành bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

3.1.1 Xu hướng phát triển của viễn thông thế giới

Với sự tham gia sâu sắc của công nghệ tin học và viễn thông vào đời sống kinh tế xã hội, kéo theo công nghệ và dịch vụ bưu chính ngày càng được cải tin. Công nghệ IP tạo điều kiện cho Bưu chính khai thác dịch vụ thương mại điện tử như bán hàng qua bưu chính, Datapost, Bưu chính ảo, với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Các dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ, Datapost, thư hỏi đáp thương mại, nhu cầu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bưu chính.

Công nghệ Internet phát triển bùng nổ trong các năm tới cùng với công nghệ

IP, tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ ký sinh trên Internet phát triển Đặc biệt, dịch vụ VOIP sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong lưu lượng điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, chia sẻ thị phần với các dịch vụ truyền thống Tuy nhiên các dịch vụ viễn thông truyền thống như điện thoại di động, cố định vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong thời gian tới Các dịch vụ điện báo, telex, nhắn tin có xu hướng giảm dần do khách hàng sử dụng các dịch vụ thay thế như điện thoại, fax, Internet, và sự bùng phát của thông tin di động : phát triển mạng 3G, 4G với công nghệ không dây, truyền hình đa phương tiện,

3.1.2 Định hướng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

3.1.2.1 Ứng dụng công nghệ tiên tiến

Công nghệ và tổ chức mạng:

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cấu trúc mạng viễn thông ViệtNam theo cấu trúc mạng thế hệ sau NGN trên cơ sở hạ tầng viễn thông và Intemet hiện tại; áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới vào việc xây dựng và phát triển mạng; xây dựng một mạng lưới hiện đại đủ năng lực truyền tải lưu lượng

4 6 và các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ và độ an toàn cao, đáp ứng nhiều nhà khai thác trên mạng.

Nghiên cứu phát triển mạng đường trục: Công nghệ chuyển mạch gói tốc độ cao: chuyển mạch mềm, chuyển mạch nhãn; Phương án công nghệ chuyển đổi mạng hiện tại sang mạng chuyển mạch gói mới; Các công nghệ truyền dẫn mới: IP trên SDH trên truyền dẫn quang; Phương án sử dụng chung mạng lõi dựa trên IP cho các mạng truy nhập của các nhà khai thác khác nhau.

Phát triển mạng truy nhập hữu tuyến băng rộng: Giải pháp mạng truy nhập cáp quang tới tận nhà thuê bao; Tích hợp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và dịch vụ viễn thông trên mạng cáp đồng trục;

Công nghệ và Dịch vụ mới:

Công nghệ và dịch vụ Bưu chính: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Bưu chính; các dịch vụ bưu chính mới.

Công nghệ chuyển mạch: Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ chuyển mạch băng rộng; chú trọng phát triển công nghệ chuyển mạch gói, giải pháp kết hợp giữa mạng IP và PSTN; các hệ thống chuyển mạch mềm, đa dịch vụ. Công nghệ truyền dẫn và mạng truy nhập: Truyền dẫn băng rộng bằng cáp quang, DWDM (Dense Wavelength Division Mutiplexing); ứng dụng hiệu quả vệ tinh VINASAT; các hệ thống truy nhập băng rộng xDSL, cáp quang FTTH, cáp đồng trục, WiMax.

Công nghệ thông tin di động: 3G, 4G, WiMax

Công nghệ phát thanh truyền hình: truyền hình và phát thanh số, truyền hình cáp, IP TV Ứng dụng công nghệ thông tin:

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và phát triển CNTT phục vụ nền kinh tế xã hội; Nghiên cứu thúc đẩy các ứng dụng công nghệ và dịch vụ: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thông tin điện tử.

Công nghiệp nội dung: trò chơi trực tuyến, thông tin, nhắn tin đa phương tiện

Triển khai nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT cho khu vực nông thôn thông qua việc lựa chọn các mô hình, công nghệ, cấu trúc mạng, dịch vụ thích hợp.

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

3.1.2.2 Phát triển công nghệ, sản phẩm:

Sản phẩm phần mềm phục vụ chính phủ điện tử, chứng thực điện tử; Dịch vụ cung cấp nội dung thông tin Phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở; nghiên cứu phát triển các phần mềm Việt hoá và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trên Intemet; Các giải pháp thông tin liên lạc (thoại và phi thoại) hiệu quả trong điều kiện Việt Nam trên mạng LAN cho công sở và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Giải pháp công nghệ thiết lập mạng viễn thông hiệu quả cho thông tin trên biển, vùng xa, nông thôn, miền núi.

Sản phẩm mẫu, một số sản phẩm truy nhập băng rộng, thiết bị chế thử sử dụng trên mạng, qui trình công nghệ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong Ngành.

Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý: a Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách giúp cho công tác quản lý theo kịp sự phát triển của công nghệ đối với các vấn đề cụ thể sau:

Hội tụ viễn thông, CNTT và truyền thông

Mạng và dịch vụ đa phương tiện (multimedia)

Dịch vụ thông tin di động: nội dung SMS, thuê bao trả trước…

Tổ chức, kết nối mạng của các doanh nghiệp với mạng đường trục

Qui hoạch, cấp phép các hệ thống WiMax, 3G

Công nghệ IP TV, RFID, mạng ubiquitous, home networking b Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Ngành đối với các vấn đề cụ thể sau:

Lĩnh vực truyền thông: các thiết bị truyền hình, phát thanh đáp ứng yêu cầu chống can nhiễu, đảm bảo chất lượng.

Lĩnh vực CNTT: phần cứng, phần mềm;

Chuyển đổi tiêu chuẩn Ngành sang Quy chuẩn Việt Nam; Hoàn thiện, bổ sung các tiêu chuẩn viễn thông, truyền dẫn phát sóng đảm bảo chống can nhiễu, phục vụ kết nối mạng, đảm bảo chất lượng dịch vụ

Nhu cầu thu hút FDI vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2011- 2015

3.2.1.Mục tiêu thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2011 – 2015 :

Trong bản ‘‘Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020’’ theo quyết định số 158/2001/QĐ-TTg, nguồn vốn đầu tư cho ngành bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2001 – 2020 là 160 - 180 ngàn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn gẫn bão hòa về sự cung ứng dịch vụ bưu chính – viễn thông về số nhà cung cấp dịch vụ và nhu cầu khách hàng Do đó, muc tiêu thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2011 – 2015 là chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ viễn thông Giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu của ngành là thu hút vốn FDI vào công nghệ bưu chính viễn thông chiếm trên 50% tổng nguồn vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông

Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành bưu chính – viễn thông Việt Nam Tăng dần tỷ trọng vốn đăng ký FDI vào ngành bưu chính viễn thông trong tổng lượng vốn đăng ký phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng nguồn vốn thực hiện chiếm 60% tổng lượng vốn đăng ký.

Ngành bưu chính – viễn thông là ngành phát triển hài hòa với khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin Cùng với xu hướng phát triển không ngững và luôn luôn đổi mới của khoa học công nghệ, ngành bưu chính viễn thông phải có sự đổi mới và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để theo kịp Do đó nhu cầu vốn đầu tư của ngành bưu chính – viễn thông luôn có nhu cầu tăng thêm Nhu cầu vốn của ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2011 – 2015 được đánh giá là cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010 Nếu chỉ là 43 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2010, thì trong giai đoạn 2011 – 2015 nhu cầu vốn là 45.000 – 50.000 tỷ đồng.Do đó, nhà nước và các doanh nghiệp đều phải có những biện pháp và chính sách hợp lý để tăng cường thu hút thêm nguồn vốn vào bưu chính viễn thông cả trong và ngoài nước

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

Với tỷ trọng chiếm 40% , nguồn vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thôngViệt Nam, nguồn vốn FDI được đánh giá là một nguồn vốn chủ yếu để phát triển ngành.Nhu vây, việc thu hút nguồn vốn FDI vào ngành bưu chính viễn thông được đặt ra rất cấp thiết Trong giai đoạn 2011 – 2015, nguồn vốn FDI dành cho FDI ước tính khoảng 18.000 – 20.000 tỷ đồng.Chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư vào ngành bưu chính viễn thông Tổng số vốn vào ngành bưu chính viễn thông ước tính khoảng 45.000 – 50.000 tỷ đồng.

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.3.1.1 Thống nhất xây dựng kế hoạch và chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam a) Khẳng định chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam Định hướng về hợp tác đầu tư nước ngoài thực chất là chiến lược phát triển kinh tế của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, gắn liền với quá trình hội nhập của ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp trong ngành. Trong các chính sách cũng như các văn bản pháp luật, các báo cáo đánh giá, ngành Bưu chính Viễn thông luôn khẳng định một cách dứt khoát: "Hợp tác đầu tư nước ngoài là một chủ trương lớn của ngành nhằm tiếp cận công nghệ cao, tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước khu vực và trên thế giới; từ đó tạo sự nhất trí cao trong toàn ngành." b) Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển tổng thể của toàn ngành

Trên cơ sở thống nhất chủ trương, định hướng của hợp tác đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của ngành, ngành Bưu chính Viễn thông cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển tổng thể và có biện pháp thu hút và sử dụng vốn cụ thể cho từng giai đoạn Trước mắt là kế hoạch phát triển cho năm 2010, xa hơn là mục tiêu phát triển đến năm 2011 - 2015, 2020 Các kế hoạch, chiến lược đề ra phải khắc phục được những tồn tại của giai đoạn trước, điều chỉnh lại những bất hợp lí trong qui hoạch đầu tư, bố trí lại cơ cấu sử dụng vốn FDI, quan tâm hơn nữa đến chất lượng và hiệu quả đầu tư Cần tận dụng triệt để “lợi thế của nước đi sau” để giải quyết những vướng mắc, giành được thế chủ động trong việc xây dựng nền công nghiệp viễn thông hiện đại, tránh đầu tư lãng phí và cạnh tranh không cần thiết.

Chiến lược tạo vốn hiện nay của nước ta được xác định là “huy động cả vốn trong nước và nước ngoài theo phương châm vốn trong nước là chủ yếu, vốn nước ngoài là quan trọng, trong đó vốn FDI có vị trí quan trọng và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn."

Chiến lược tạo vốn này phải được lập và tổ chức thực hiện sao cho đem lại hiệu quả cao nhất Đồng thời, hiệu quả huy động vốn phải đi liền với hiệu quả sử dụng vốn Đây là một quan điểm cần phải thể hiện rõ trong tất cả các dự án đầu tư, trong các Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Liên doanh liên kết Kế hoạch huy động vốn phải đi liền với kế hoạch sử dụng vốn Vốn được sử dụng vào mục đích nào, hiệu quả kinh tế ra sao đều phải tính toán song song với kế hoạch huy động vốn. Không thể tách rời kế hoạch huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn vì dễ đi đến tình trạng vốn huy động được rồi không biết sử dụng và đâu hoặc sử dụng không đúng mục đích, gây ra lãng phí, thấ thoát, không có hiệu quả

Muốn vậy, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam cần phải:

Hoàn thiện qui hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông.Qui hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông là nền tảng đầu tiên cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về công nghệ, qui mô, lĩnh vực và từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn đối tác cũng như hình thức đầu tư phù hợp Và vì vậy, trong qui hoạch phát triển mạng lưới cần lưư ý và tính toán đầy đủ các yếu tố cơ bản sau:

Nhu cầu và thị trường tiềm năng về dịch vụ Bưu chính Viễn thông Nhu cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng dịch vụ; thị trường tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thông sẽ dần mở rộng ra các vùng nông thôn, vùng kinh tế mới, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,

Tốc độ và xu hướng phát triển công nghệ truyền thông toàn thế giới.

Xu hướng quốc tế hoá dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên toàn thế giới. Đồng bộ hoá mạng lưới và chuyển đổi kĩ thuật công nghệ được áp dụng trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng để đạt tới tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng dịch vụ có độ tin cậy cao.

Tổ chức tốt công tác vận động đầu tư: công tác vận động đầu tư không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và ban hành các danh mục kêu gọi đầu tư Nhiệm vụ quan trọng của vận động đầu tư là tuyên truyền danh mục này, động viên và lôi cuốn sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài theo các danh mục đó Vì vậy, cần có các biện pháp tích cực, dành một khoản kinh phí nhất định và sự quan tâm thoả đáng cho hoạt động này.

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A

Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế xã hội được coi là tiêu chuẩn cao nhất trong hợp tác đầu tư. Bưu chính Viễn thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng quan trọng nên ngành phải xác định rõ, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng lựa chọn các dự án và tính chất công nghệ Vốn, công nghệ, tri thức và kinh nghiệm quản lí là những hiệu quả kinh tế xã hội mà các dự án FDI đã và đang mang lại cho ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Tuy nhiên, không vì vậy mà coi nhẹ hiệu quả tài chính vì nó là lợi ích trực tiếp của nhà đầu tư, khuyến khích và thu hút nhà đầu tư Vì vậy, một dự án đầu tư mới cần phải đáp ứng được hiệu quả kinh tế xã hội và các chỉ tiêu tài chính nhất định.

3.3.1.2 Cải thiện môi trường pháp lí và môi trường đầu tư a)Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Hiện nay các hoạt động đầu tư nước ngoài đều phải tuân theo các qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Luật sửa đổi bổ sung của năm 2008). Mặc dù đã có những thay đổi tích cực qua nhiều lần sửa đổi bổ sung của Luật đầu tư nước ngoài, chúng ta vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, tạo dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, một hệ thống ưu đãi và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao sp với các nước trong khu vực.

Cụ thể trong từng lĩnh vực, các Bộ, ngành đều có những chủ trương chính sách cho các dự án đầu tư Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được thành lập, đồng thời là việc ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bưu chính Viễn thông Tuy vậy hệ thống pháp luật về Bưu chính Viễn thông vẫn cần được tiếp tục hoàn chỉnh để tạo lập một san chơi bình đẳng cho các nhà khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông Cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Phân định rõ hoạt động công ích, hoạt động kinh doanh để có các chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, các khoản trích nộp đối với dịch vụ Bưu chính Viễn thông công ích.

Các vấn đề trong cấp phép khai thác dịch vụ.

Những vấn đề liên quan đến thương quyền khai thác các dịch vụ Bưu chínhViễn thông.

Vấn đề chống phá giá.

Những vấn đề liên quan đến phát triển và áp dụng công nghệ mới và dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

Trên cơ sở những qui định của Nhà nước mới có thể vừa đảm bảo có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà khai thác, vừa giữ ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.

Ngày đăng: 19/06/2023, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông, Học viện Bưu chính Viễn thông, 2008, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 Khác
3. Kế hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông hàng năm( từ năm 2000 - 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư Khác
4. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2000-2005, Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 1999 Khác
5. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2006-2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2006 Khác
6. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015, Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2000 Khác
7. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2000-2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 1999 Khác
8. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2000-2020, Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 1999 Khác
9. Tài liệu, số liệu trên các trang wed Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w