CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊM CỨU ĐỀ TÀI Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại TÓM LƯỢC Hoạt động trong cơ chế thị trường chịu sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải[.]
Doanh số cho vay, thu nợ , dư nợ tín dụng trung dài hạn 33
Bảng 3 : Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ theo thời gian
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngắn hạn 4.071.846 94,26% 4.887.828 93,55% 4.859.194 92,84% Trung và dài hạn 248.137 5,74% 336.872 6,45% 374.596 7,16%
(Nguồn :Báo cáo thực hiện VCB Hải Phòng 2008-2010)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ năm 2008 là 3.773.836 triệu đồng đến năm 2010 là 4.485.200 triệu đồng do vậy dư nợ tín dụng trung dài hạn cũng tăng theo. Năm 2008 dư nợ TDH là 1.947.366 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,60% đến năm 2010 dư nợ tín dụng TDH là 2.206.326 triệu đồng nhưng lại chiếm tỷ trọng 9,37% tổng dư nợ là do tốc độ tăng trưởng dư nợ TDH chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ của tín dụng ngắn hạn Như vậy có thể thấy qua 3 năm dư nợ tín dụng trung và dài hạn có sự gia tăng về số lượng nhưng tỷ trọng lại đang có xu hướng ngày một giảm
Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng tính từ năm
2008 đến năm 2010 đặc biệt doanh số cho vay năm 2009 tăng đột biến do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tác động làm cho các doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để bổ xung vốn lưu động Doanh số cho vay TDH năm 2008 là 361.812 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 7,15% đến năm 2010 doanh số cho vay TDH là 503.947 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 9,37% trong tổng doanh số Như vậy doanh số cho vay trung và dài hạn có sự gia tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh số cho vay ngắn hạn.
Tương tự như đối với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ trung dài hạn cũng gia tăng qua các năm nhưng cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ Năm 2008 doanh số thu nợ TDH đạt 248.137 triệu đồng chiếm 5,74% năm 2009 đạt 336.872 triệu đồng chiếm 6,45%, năm 2010 đạt374.596 triệu đồng chiếm 7,16% tổng doanh số thu nợ Một số khách hàng đang có dư nợ lớn tại VCB Hải Phòng là : Công ty cổ phần vận tải biển ViệtNam ( trên 500 tỷ), Tập đoàn Vạn Lợi ( 150 tỷ) , Công ty cổ phần thép Đình
Vũ ( trên 300 tỷ), Công ty Xi măng Hải Phòng ( trên 450 tỷ) , Công ty bia HàNội (gần 200 tỷ) ….
Cơ cấu cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế 35
Bảng 4 Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
Cho vay DNNN 8.862 5.041 3.982 3.821 -43% -1.059 -21% Cho vay Cty cổ phần, TNHH 324.928 374.791 445.261 49.863 15% 70.470 19%
Tư nhân, đối tượng khác 28.022 42.280
(Nguồn :Báo cáo thực hiện VCB Hải Phòng 2008-2010)
Theo bảng số liệu trên VCB Hải Phòng tập trung cho vay trung và dài hạn đối với các công ty cổ phần , các công ty TNHH Doanh số cho vay ngày càng tăng qua các năm 2008, 2009, 2010 ở mức trung bình 17% Tuy nhiên cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với các DNNN giảm mạnh : Năm 2008 là8.862 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 5.041 triệu đồng (giảm 43% tương đương 3.821 triệu đồng) Đến năm 2010 chỉ còn 3.982 triệu đồng, tiếp tục giảm 21%( 1059 triệu đồng) so với năm 2009 Trong khi đó cơ cấu cho vay đối với tư nhân qua 3 năm tăng mạnh: Năm 2009 tăng 57%( tăng 14.258 triệu đồng) so với năm 2008, năm 2010 tăng 28% ( 12.424 triệu) so với năm
2009 Điều đó cho thấy VCB Hải Phòng đang có chính sách đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với tư nhân Ngân hàng xác định rằng đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng đối với dịch vụ tín dụng trung và dài hạn trong thời gian tới.
Phân tích chất lượng tín dụng trung dài hạn tại VCB Hải Phòng 36
Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của chi nhánh 36
Bảng 5 Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn Đơn vị ( Triệu đồng)
(Nguồn :Báo cáo thực hiện VCB Hải Phòng 2008-2010)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn TDH trên tổng dư nợ TDH ở mức cao Ở năm 2008 tổng dư nợ quá hạn TDH là 130.471 triệu đồng trong tổng dư nợ 1.947.336 triệu đồng, con số này đã tăng lên tới 213.759 triệu đồng (tăng 63,8%) trong khi tổng dư nợ TDH là 2.111.919 triệu đồng năm
2009 Làm cho tỷ lệ NQH/tổng DN tăng 3,1% từ mức 7% năm 2008 lên tới10,1% năm 2009 Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ NQH năm quá hạn TDH là 213.759 triệu đồng, hầu hết là nợ quá hạn đã được gia hạn nợ, giãn nợ nay đã hết thời hạn như công ty cổ phần thép Đình Vũ 25.654 triệu đồng, công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam 19.400 triệu đồng Bên cạnh đó Ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ của những đơn vị làm ăn cầm chừng, thua lỗ, tài sản đảm bảo trả nợ cho các món vay hầu hết là những hàng tồn động lâu ngày như các doanh nghiệp khoáng sản tại khu vực Thủy Nguyên Và cũng xét về mặt nền kinh tế, trong năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng cũng ảnh hưởng tới việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận sụt giảm, khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng cũng bị trì trệ v.v Nhưng tới năm 2010 dư nợ quá hạn TDH đã được cải thiện rõ rệt giảm xuống 158.802 triệu đồng trong tổng dư nợ TDH là 2.206.326 triệu đồng, làm cho tỷ lệ NQH giảm xuống 7,2% con số này thấp hơn năm 2009 nhưng vẫn là con số cao Nguyên nhân cho việc cải thiện tỷ lệ NQH này là do ngân hàng đã thúc giục việc trả nợ tới các doanh nghiệp một cách cấp bách, một số khách hàng quen khi làm ăn có lời cũng trả nợ ngân hàng để tiếp tục giữ mối quan hệ với ngân hàng Bên cạnh đó tình hình kinh tế đã ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Phân tích tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của VCB Hải Phòng 37
Bảng 6 Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn Đơn vị tính ( triệu đồng)
3.Tỷ lệ nợ xấu/tổng DN
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu TDH / tổng dư nợ TDH của ngân hàng năm 2009 tăng quá cao so với năm trước đó: từ 5,6% tăng lên 8,2% Trong đó tăng mạnh nhất là tỷ lệ nợ xấu nhóm III từ 84.400 triệu đồng lên 162.142 triệu đồng ( tăng hơn 80% tương đương 67.742 triệu đồng) Năm
2010 tỷ lệ nợ xấu TDH có giảm so với năm 2009: từ 8,2% xuống 6,9% Tỷ lệ nợ xấu nhóm III cũng giảm 4.563 triệu đồng ( 3%) so với năm 2009.Nguyên nhân là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phải sản xuất cầm chừng vì điều kiện kinh tế lúc đó có nhiều bất lợi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng cùa các doanh nghiệp.Tuy nợ xấu nhóm III tăng nhưng nợ xấu nhóm IV lại giảm qua các năm từ 24.650 xuống 15.689 triệu đồng Điều đó cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để giảm mạnh nợ xấu nhóm V này, tuy nhiên cần phải có những biện pháp triệt để, lâu dài để kiểm soát và quản lý tỷ lệ nợ xấu nhằm tăng trưởng ổn định, tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến, không kiểm soát được như năm 2009 Nguyên nhân cho việc cải thiện tỷ lệ NQH này là do ngân hàng đã thúc giục việc trả nợ tới các doanh nghiệp một cách cấp bách, một số doanh nghiệp lâu năm với ngân hàng khi làm ăn có lời cũng trả nợ ngân hàng để tiếp tục giữ mối quan hệ với ngân hàng Một số doanh nghiệp kinh doanh để có khả năng tiếp tục vay ngân hàng cũng có biện pháp trả nợ cho ngân hàng những khoản nợ cũ.Bên cạnh đó tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế đã ổn định do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Biểu 2 Nợ xấu tại VCB Hải Phòng qua các năm
Phân tích chỉ tiêu thu nhập 39
Bảng 7 Tỷ lệ thu nhập từ cho vay TDH
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Thu nhập từ tín dụng TDH
161.889 147.550 160.471 -14.339 -8,86% 12.921 8,76% Tổng thu nhập của NH
Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng TDH 40,84% 45,09% 45,23%
(Nguồn :Báo cáo thực hiện VCB Hải Phòng 2008-2010)
Qua bảng số liệu ta thấy cùng với sự gia tăng của doanh số cho vayTDH, thì tỷ lệ thu nhập từ tín dụng TDH cũng có chiều biến đổi Thu nhập từ tín dụng TDH năm 2009 giảm sút nhất trong 3 năm Nếu như năm 2008 thu nhập từ tín dụng TDH là 161.889 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,84% tổng thu nhập tín dụng của NH, thì năm 2009 thu nhập đạt 147.550 triệu đồng, giảm8,86% so với năm 2008 cụ thể mất 14.339 triệu đồng nhưng thu nhập chiếm45,09% tổng thu nhập tín dụng của NH Nhưng tới năm 2010 thì thu nhập tín dụng TDH đã tăng lên 160.471 triệu đồng tăng 12.921 triệu đồng so với năm
2009, tăng 8,76% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 45,23% trong tổng thu nhập tín dụng TDH của NH Thông qua số liệu này cho ta thấy nguồn thu từ tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động cho vay nói riêng và trong tổng doanh thu của Ngân hàng nói chung Vì vậy để tăng tỷ lệ thu nhập từ tín dụng trung dài hạn thì VCB Hải Phòng phải quan tâm tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn hơn nữa.
MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đi qua, kinh tế đã và đang có dấu hiệu phục hồi mở ra triển vọng lớn cho các NHTM nói chung và Vietcombank Hải Phòng nói riêng Với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Hải Phòng Vietcombank có cơ hội lớn để mở rộng hoạt động tín dụng, thu hút khách hàng Bên cạnh đó với bề dày truyền thống ,bản thân có nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ quản lý có trình độ, nhân viên giàu chuyên môn đã tạo cho Vietcombank được vị trí trên thương trường, xây dựng được khách hàng truyền thống Những thế mạnh đó đã và đang làm nên thành công của ngân hàng Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu thi đua chính là nhiệm vụ của VCB Hải Phòng trong giai đoạn 2010-
(1) Huy động vốn thị trường 1 và thị trường 2 tăng bình quân 20%/năm;
(2) Dư nợ tín dụng tăng bình quân 15%/năm;
(3) Nợ xấu được khống chế ở mức 3% tổng dư nợ;
(4) Thị phần thanh toán quốc tế trên địa bàn không thấp hơn 20%;
(5) Giữ thị phần thẻ trên địa bàn tối thiểu ở mức 40%;
(6) Lợi nhuận hàng năm tăng trưởng bình quân 10%/ năm Để thực hiện các mục tiêu trên, Vietcombank Hải Phòng tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
- Đặc biệt quan tâm tới các giải pháp huy động vốn, tăng tỷ trọng huy động trung và dài hạn để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.
- Tiếp tục phát triển tín dụng bền vững, an toàn hiệu quả Chú trọng quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định phương án, dự án vay vốn; tuân thủ các qui trình nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Tập trung đổi mới và hoàn thiện qui trình, qui chế theo hướng nâng cao các kỹ năng quản trị rủi ro đảm bảo an toàn họat động kinh doanh của NHNT.
- Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác triệt để khả năng đáp ứng của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng Đẩy mạnh và giới thiếu ản phẩm dịch vụ và quảng bá hình ảnh NHNT đến với công chúng thông quan các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới Xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa Vietcombank.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công tác quản trị rủi ro.
4.2.2.Quan điểm nâng cao nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Vietcombank Hải Phòng
Với xu hướng phát triển kinh tế Hải Phòng trong những năm tới trở thành một thành phố công nghiệp vào năm 2020 và để tạo môi trường giúp cho các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực cạnh tranh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, để thực dụng “Mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng” chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay trung và dài hạn có chất lượng cao Chiến lược này dựa trên quan điểm
“đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp cũng chính là đầu tư cho tương lai của ngân hàng” và ngân hàng cũng đưa ra những định hướng phát triển cụ thể trong cho vay trung và dài hạn:
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút khách hàng lớn như: các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu giao dịch với chi nhánh, từ đó tạo ra nguồn mở rộng tín dụng trung dài hạn.
- Thu thập thông tin về khách hàng dự định đầu tư, chủ động tìm đến khách hàng có những dự án trung và dài hạn khả thi góp phần phát triển , tiến hành mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn như các hộ sản xuất trong các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh ở các cụm công nghiệp trên địa bàn
- Mở rộng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho lao động vay đi làm việc nước ngoài…
- Tới đây ngân hàng sẽ mở thêm nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về công tác sử dụng vốn trung dài hạn, đem lại hiệu quả cho khách hàng và cùng tác động tích cực đến ngân hàng.
Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn VCB Hải Phòng 47
và dài hạn VCB Hải Phòng
4.3.1 Đổi mới chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời đảm đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi, người đi vay và chính bản thân Ngân hàng Muốn vậy, phải xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công bằng Chính sách tín dụng cần được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào Ngân hàng (đặc biệt là vốn trung dài hạn) vừa đảm bảo NHTM kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn khuyến khích được các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của các Ngân hàng, kích thích mở rộng tín dụng trung dài hạn, đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ.
4.3.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án cho vay
Quy trình thẩm định dự án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, VCB Hải Phòng đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định dự án đầu tư theo các quy định hướng dẫn và sổ tay tín dụng VCB Tuy nhiên, ở một số dự án, việc đánh giá hiệu quả của dự án còn mang nặng hình thức như có mở đầu và có kết luận, rườm rà nhưng không nêu được các điểm quan trọng của dự án cần thẩm định để đánh giá như: năng lực tổ chức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực tài chính chủ yếu chỉ tính tỷ suất lợi nhuận, chưa đánh giá các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thanh toán nhanh, dòng tiền vào ra, chu kỳ thu hồi vốn trung bình.Chưa chú trọng phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội đến sự vận hành và tính sinh lời của dự án Đó là những vấn đề mà VCB Hải Phòng cần chú ý trong thời gian tới.
4.3.3 Cho vay kịp thời đầy đủ đối với các dự án có hiệu quả kinh tế
Ngân hàng cần tiến hành đầu tư dứt điểm cho từng dự án, từng công trình tránh tình trạng cho vay thiếu hài hòa, khi thì tràn lan, khi thì thưa thớt Trong quá trình điều tra xét duyệt cho vay, Ngân hàng cần chú trọng đến những công trình phục vụ xây dựng cơ cấu cả nền kinh tế quốc dân, thực sự có hiệu quả, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng kế hoạch có khả năng trả nợ lãi vayNgân hàng đúng thời hạn, có khả năng thu hổi vốn nhanh Công trình sau khi thực hiện đúng tiến độ thi công đã đề ra, sớm đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả
4.3.4 Xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình cho vay Đây thực chất chỉ là giải pháp mang tính chất "chữa cháy" hơn là tính chất
"phòng ngừa" Thực hiện giải pháp này, cán bộ tín dụng thường xuyên phải theo sát tình hình thực tế cơ sở, đốc thúc thu nợ, lãi đúng hạn, tuyệt đối không để khách hàng có cảm giác là Ngân hàng không quan tâm tới mục tiêu thu hồi nợ lãi Tuy nhiên, trong khi thu nợ sớm hoặc đốc thúc thu nợ lãi, cán bộ tín dụng nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật ứng xử, nghiệp vụ phù hợp để vừa thu hồi được vốn vừa không làm mất lòng khách hàng Trong trường hợp, khách hàng không trả được nợ, nhưng còn khả năng phát triển bởi hiện tại họ đang gặp khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng, thì cán bộ tín dụng có thể lập bảng tường trình và đơn xin gia hạn nợ hoặc cho vay thêm đối với khách hàng đó.
4.3.5 Thực hiện tốt các quy định về bảo đảm tiền vay
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của VCB Hải Phòng về bảo đảm tiền vay: các dự án cho vay mới nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố phải qua công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
- Khi nhận tài sản thế chấp, cầm cố, ngoài các thủ tục về giấy tờ, cần đi kiểm tra thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản của khách hàng vay vốn nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu.
- Tài sản đảm bảo thế chấp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý và đảm bảo cho số tiền vay theo quy định hiện hành, đảm bảo không tranh chấp, để khi sử lý thu hồi nợ dễ dàng, nhanh chóng.
- Nâng cao tỷ lệ cho vay có đảm bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro và cũng nâng cao chất lượng cho vay Thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án chưa đủ tài sản thế chấp theo quy định.
4.3.6 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay và đối chiếu nợ Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các khoản cho vay Công tác này phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình cho vay, gồm 3 giai đoạn:
- Kiểm soát trước: Chính là giai đoạn thẩm định khách hàng và thẩm định dự án cho vay; (i) cán bộ thẩm định đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế cho vay hiện hành chưa; (ii) hồ sơ vay vốn có đầy đủ và phải do khách hàng tự lập, cán bộ thẩm định chỉ giải thích hay hướng dẫn, không được làm thay; (iii) kiểm tra hồ sơ khách hàng trên phương diện đầy đủ, nghĩa là phải hợp lệ và hợp pháp (iv) kiểm tra dự án vay vốn có tiến hành điều tra thu thập đủ thông tin cần thiết, có phân tích và đưa ra kết luận cụ thể.
- Kiểm soát trong: là sự kiểm tra trong quá trình phát triển tiền vay việc kiểm tra nên tập trung vào: (i) cán bộ cho vay đã hội đủ điều kiện của khoản vay chưa đã có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ đầy đủ hợp lệ và hợp pháp chưa? (ii) số tiền cho vay so với vốn tự có liệu có khớp số tiền trong hợp đồng không? Có nằm trong hạn mức vay vốn đã duyệt cho doanh nghiệp không? (iii) Chuyển tiền có khớp đúng yêu cầu của người vay hoặc của hợp đồng kinh tế không? (v) thẩm định kiểm tra tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba thực tế có đúng với giấy tờ không, có hợp lệ hợp pháp không?.
- Kiểm soát sau: là việc kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không? dự án đầu tư có hiệu quả không? lấy số liệu và phân tích hoạt biện pháp của doanh nghiệp để tiến hành điều trị cho đúng thuốc thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tồn kho hàng hoá, công nợ phải thu, phải trả tình hình sản xuất có đảm bảo công suất thiết kế, có trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn không? Có như vậy mới tránh được tình trạng khai báo không chuẩn của doanh nghiệp.
- Ngoài việc cán bộ cho vay phải thương xuyên kiểm tra doanh nghiệp, vẫn cần có một bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để kiểm tra lại cán bộ cho vay làm có chuẩn không, có trung thực và trách nhiệm không? Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát tinh tế, là người thận trọng và khéo léo, có như vậy mới thuyết phục được người bị kiểm tra và tư vấn cho cán bộ cho vay làm tốt hơn công việc của mình Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có ý nghĩa dự phòng nhiều hơn là xử phạt.
4.3.7 Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu
Rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng trung dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với Ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ Bởi vì mức độ của khoản vay trung dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay, Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với Ngân hàng Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không chỉ trước khi phán quyết mà cả trong quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay Vì vậy khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án: phương án lạc quan nhất, phương án trung bình nhất Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất đề xem xét Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lãi vay Ngân hàng trong giới hạn cho phép, thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay được duyệt Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khóa an toàn cuối cùng cho việc vay vốn Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng không tùy tiện Tuyệt đối không coi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là "bùa hộ mệnh " trong cho vay, không thể coi là chiếc chìa khóa an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khóa an toàn cuối cùng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp
4.3.8 Nâng cao công nghệ ngân hàng
Vai trò của đổi mới công nghệ là rất quan trọng, công nghệ thông tin được ứng dụng vào ngân hàng đã làm tăng khả năng thu thập, xử ý, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác… Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật còn hỗ trợ cho thẩm định được chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thẩm định, tăng khả năng trong việc tính toán phức tạp bằng việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng do đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án Một số giải pháp cụ thể: (i) ưu tiên trang bị hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao và nối mạng cho các phòng cho vay tại Trụ sở chính và Chi nhánh; (ii) tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác bản và diễn đàn trao đổi nghiệp vụ trong toàn hệ thống; (iii) xây dựng cá phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiêu quả và rút ngắn thời gian xử lý thông tin thẩm định khắc phục tình trạng thẩm định thủ công như hiện nay; (iv) thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tin học cho cán bộ cho vay và cán bộ làm công tác thẩm định dự án cho toàn bộ cán bộ làm nghiệp vụ cho vay
4.3.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực