Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại OCB
Trang 1CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG
Các thông tin về ngân hàng TMCP Phương Đông
Tên công ty: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB
Giấy CNĐKKD: số 059700 do sở kế hoạch đầu tư tp Hồ Chí Minh cấp
Giấy CNĐKKD:0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN Việt Nam cấp
Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn gần đây:
- Doanh thu của công ty qua 3 năm từ 2010 – 2012 giảm cụ thể:
Năm 2010: 1.778.452 triệu đồng Năm 2011: 3.308.013 triệu đồng Năm 2012: 3.087.302 triệu đồng
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng biến động trong 3 năm 2010– 2012: Năm 2010: 304.486 triệu đồng
Năm 2011: 302.720 triệu đồng Năm 2012: 229.895 triệu đồng Biều đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng TMCP Phương Đông giai đoạn
2010 – 2012 ( đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông.
Trang 2Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng
Ngân hàng là một doanh nghiệp có tổ chức kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ hay còn gọi là tổ chức tín dụng Ngân hàng OCB là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ Ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay tín dụng Ngân hàng OCB
là cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người thừa vốn, giữa người đi vay và người cho vay, ngân hàng giúp luân chuyển lượng tiền tệ trong nền kinh tế, là quỹ tín dụng khổng lồ Ngân hàng cũng chính là một trong những công cụ quản lí nề kinh tế hữu hiệu của nhà nước
Các loại hình sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng
Dành cho khách hàng cá nhân:
Tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kế hoạch tài chính
Cho vay: Cho vay có tài sản thế chấp và cho vay không có tài sản thế chấp
Thẻ: Thẻ quốc tế, thẻ nội địa, ưu đãi, khuyến mãi
Dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ, dịch vụ khác
Bảo hiểm: Bảo an tín dụng, bảo hiểm sức khỏe OCB Care, Bảo hiểm giao dịch gian lận thẻ tín dụng quốc tế OCB
Dành cho khách hàng doanh nghiệp:
Tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng
Cho vay: Tài trợ vốn ngắn hạn, bao thanh toán, tài trợ vốn trung dài hạn, tài trợ theo chương trình đặc biệt
Bảo lãnh
Tài trợ thương mại: tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, tài trợ theo chương trình IFC
Dịch vụ thanh toán quốc tế: Nhập khẩu, xuất khẩu
Quản lý dòng tiền: Dịch vụ quản lý khoản phải thu, dịch vụ quản lý khoản phải trả, sản phẩm gói
Dành cho hộ gia đình
Trang 3Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng OCB
Kiểm tra nội
bộ
Sở Giao Dich Các Chi Nhánh, Công
Ty Trực Thuộc, Văn Phòng Đại Diện, Đơn
Vị
Sự Nghiệp
Phòng Thẻ Phòng Đầu Tư Phòng Thanh Toán QT
P phát triển sản phẩm& dịch vụ KH
Phòng nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng xử lí nơ Phòng quản lí rủi ro Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế hoạch tổng hợp
Trung tâm đào taọ
Phòng công nghệ thông tin
Phòng thương hiệu và ƯHCĐ
Phòng xây dựng cơ bản Phòng hanh chính quản trị
Trang 4Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của OCB, được họp
thường niên vào cuối năm, ngoài ra còn có thể có các cuộc họp bất thường Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ: thông qua định hướng phát triển công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;bầu, miễn nhiêm,bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; quyết định sủa đổi, bổ sung điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, Xem xét và xử lí các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho OCB và cổ đông Hiện OCB có các cổ đông lớn (nắm trên 10% vốn điều lệ) là Tổng công ty Bến Thành, Ban quản trị Tài Chính thành ủy tp Hồ Chí Minh, Ngân hàng Ngoại Thương việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn, Ngân hàng BNP Paribas
Ban kiểm soát và kiểm tra nội bộ là cơ quan kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ
trong hoạt động của các cơ quan cua OCB: giám sát hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty,kiểm tra tính hợp pháp, hợp lí, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng cua OCB, báo cáo đánh giá công tác quản lí của hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của OCB và báo cáo đánh giá công tác quản trị của hội đồng quản trị lên đại hội đồng cổ đông tại cuộc hop thường niên; Xem xét sổ kết toán và các tài liệu khác của OCB, các công việc quản lí, điều hành hoạt động của OCB bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết hoạc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông; kiến nghị các biện pháp sửa đổi bổ sung cải tiến cơ cấu tổ chức quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh và các quyền, nhiêm vụ khác Ban kiểm soát của OCB gồm 3 thành viên: Trưởng ban kiểm soát và 2 Ủy Viên ban kiểm soát
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lí của mình Hội đồng quản trị của OCB hiện gồm 6 thành viên: Chủ tịch hội đồng quản trị, Ủy viên thường trực hội đồng quản trị và 4 ủy viên hội đồng quàn trị Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược và có kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; kiến nghị loại cổ phần và
Trang 5tổng số cổ pần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn băng các hình thức;quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư, bổ nhiệm , miễn nhiệm,cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của công ty khác…
Ban điều hành có nhiệm vụ điều hành hoạt đọng hàng ngày của OCB tổ chức thức
hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và phương án đầu tư của OCB, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ Ban điều hành của OCB có 7 thành viên: Tổng giám đốc, 6 Phó tổng giám đốc khác OCB có 16 các phòng ban chức năng
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của ngân hàng chi nhánh
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh và chịu trách nhiệm quản lí và
điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật và quy định của ngân hàng nhà nước và của ngân hang OCB, giúp giám đốc có phó giám đốc và các phòng, bộ phận nghiệp vụ chi nhánh hoạt động theo sự phân công của giám đốc bao gồm:
Phòng hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính quản trị của chi nhánh
như quản lí con dấu, quản lí các văn bản tài liệu của chi nhánh, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ trụ sở chi nhánh và giữa trụ sở với các phòng giao
GIÁM ĐỐC
Bộ phận quản lí tín dụng
P GIÁM ĐỐC
Phòng hành
chính quản
trị
Phòng kế toán và quỹ
Phòng kinh doanh
Các phòng giao dịch
Trang 6dịch, giữa chi nhánh với hội sở chính… Tham mưu cho giám đốc về những vấn đề liên quan đến công tác hành chính quản trị
Phòng kế toán và quỹ gồm bộ phận tổng hợp và quỹ chính, có chức năng thực hiện
hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ của chi nhánh; quản lí thu nhập và chi phí của chi nhánh, kịp thời phản ánh những hiện tượng bất thường; thực hiện nguyên tắc kế toán thống kê, lập và gửi các báo cáo tài chính của chi nhánh theo quy định của hội sở chính
Bộ phận quản lí tín dụng: gốm bộ phận quản lí tín dụng và bộ phận quản li nợ Phòng kinh doanh: gồm bộ phận tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận
giao dịch và tiền gửi
Các phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh có địa điểm hoạt động độc
lập, hạch toán báo số và có con dấu riêng
Trang 7CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Phân tích tình hình huy động vốn của OCB giai đoạn 2010- 2012
Huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn mà các ngân hàng gặp phải vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Ngân hàng muốn huy động vốn tốt thì phải hội đủ nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, uy tín của ngân hàng, vị trí thuận lợi, mức lãi suất huy động hấp dẫn, công nghệ thông tin, chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên…
Đối với ngân hàng TMCP Phương Đông thì trong thời gian qua với sự nổ lực vượt bậc của ngân hàng, đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến rất khả quan, nguồn vốn huy động của năm sau luôn cao hơn các năm trước đó Điều
đó cho thấy ngân hàng đã phát huy tốt nhất công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, điều chuyển vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của ngân hàng
Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng, ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm gần đây nhất ( 2010 – 2012) Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng OCB giai đoạn 2010 – 2012 ( tỷ đồng)
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông 2011 -2013
Biều đồ 2.1: Biều đồ thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng OCB giai đoạn
2010 – 2012 ( đơn vị tính tỷ đồng)
Trang 8Nguồn từ ngân hàng TMCP Phương Đông
Từ năm 2012, OCB đã áp dụng nhiều chính sách mới, nhiều chương trình khuyến mãi nên việc huy động dễ dàng và mạng lại hiệu quả hơn Chính công nghệ đã tạo cho ngân hàng một bước đột phá trong công tác huy động vốn Vốn huy động chủ yếu là từ tổ chức kinh tế và cá nhân
Năm 2012 công tác huy động vốn của ngân hàng tăng lên đáng kể, mang nhiều chuyển biến tốt hơn trong khâu huy động của mình; và điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh, cũng như trong hoạt động cấp tín dụng; tạo nhiều nguồn cung về vốn cho các đối tượng trong nền kinh tế Vốn huy động từ khách hàng tăng lên mức 15271 tỷ đồng; tăng 5478 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ +55,94% so với năm 2011 Trong đó khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng huy động được là 5164 tỷ đồng, tăng 38,82% so với năm 2011; khoản tiền gửi tiết kiệm tăng 66,28% so với 2011 Lý do chính là do hình thức huy động vốn hấp dẫn, gửi tiết
Trang 9kiệm có thưởng, khuyến mãi, lãi suất huy động hấp dẫn…OCB đã dần khẳng định được vị thế của mình và tạo được niềm tin cho khách hàng
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng:
Về vốn huy động từ các tổ chức tín dụng thì năm 2010 là 4357 tỷ đồng; năm 2011
là 6691 tỷ đồng, năm 2012 là 6339 tỷ đồng So với năm 2010 năm 2011 tăng 53,57% tương ứng với số tiền tăng là 2334 tỷ đồng; điều này cho thấy hoạt động huy động vốn từ tổ chức tín dụng năm 2011 là khá tốt Nhưng sang năm 2012 thì lại giảm đi 5,26% so với 2011; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình khó khăn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nên đã làm cho khoản huy động của ngân hàng giảm đi và cho thấy sự trì trệ trong hoạt động của ngân hàng hiện giờ
Phát hành giấy tờ có giá
Qua số liệu phân tích được thể hiện rõ trong bảng phân tích và biểu đồ Cụ thể năm
2010 tổng tiền từ việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng mang lại nguồn vốn huy động là 2100 tỷ đồng, năm 2011 là 3442 tỷ đồng và tăng 63,90% so với năm 2010; nhưng sang năm 2012 thì còn 131 tỷ đồng Khoản giảm này là quá lớn; chênh lệch năm 2012 so với 2011 với số tiền không hề nhỏ là 3311 tỷ đồng; tương ứng theo tỷ lệ phần trăm là 96,19% Từ đó, ta có thể nhận thấy ngân hàng đã có sự thay đổi về chính sách huy động vốn của mình, giảm bớt rủi ro… mặc khác đây cũng là
do sự trì trệ của nền kinh tế mang lại
Về vốn tài trợ ủy thác so với năm 2010 thì năm 2011 và 2012 có xu hướng tăng; cụ thể là năm 2011 tăng 316,48% so với 2010; và năm 2012 tăng 73,88% so với 2011 Khoản nợ tài chính 2012 có xu hướng giảm so với 2011 là 92,41%
Để có thể nhận thấy được nguồn vốn mang lại chủ yếu cho ngân hàng từ phương thức huy động vốn nào; và phương thức mà ngân hàng đang hướng đến Để từ đó ta
có những nhận xét, đánh giá đúng đắn, thì ta sẽ đi sâu vào phân tích sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động các năm và sự thay đổi trong cơ cấu
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm 2010 – 2012 (
Trang 10Vốn tài trợ, ủy thác… 91 379 659 0.6 1,87 2,94
Khoản nợ tài chính khác… 0,79 0,06 0,00 0,00
Tổng nguồn vốn huy động 15235 20306 22400 100 100 100
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông
Biều đồ 2.2: Biều đồ cơ cấu nguồn vốn huy động
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông
Căn cứ vào số liệu phân tích từ bảng và biều đồ, ta thấy rằng vốn huy động của ngân hàng OCB qua các năm tập trung chủ yếu là từ huy động tiền gửi của khách hàng Cụ thể là qua 3 năm 2011, 2012, 2012; khoản tiền gửi khách hàng lần lượt chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động ( 57,02; 48,23%; 68,17%)
Vốn huy động từ khách hàng
Trong các phương thức huy động vốn của ngân hàng thì nguồn huy động từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Nguyên nhân mang lại vị thế đó là do chính sách ưu đãi của ngân hàng mang lại như là lãi suất ngân hàng huy động, các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, quà tặng… Hơn thế nữa ngân hàng đã cho ra các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới, công nghệ mới, mang đầy sự tiến bộ như OCB – Online, OCB- Mobile, OCB – SMS, OCB MasterCard, và các công cụ tính toán… Thêm vào đó kèm theo sự uy tín của ngân hàng, độ ngũ nhân viên mang tính chuyên nghiệp, đào tạo bài bản, quan hệ khách
Trang 11hàng sâu rộng và các chính sách an sinh xã hội, các chương trình tình nguyện đã góp phần tạo sự uy tín, mang lại niềm tin và quý mến của các thành phần dân cư trong xã hội
Trong vốn huy động từ khách hàng thì khoản tiền gửi tiết kiệm luôn mang lại nguồn vốn lớn nhất cho ngân hàng và khoản này chiếm hơn một nửa khoản tiền huy động
từ khách hàng Cụ thể, năm 2010 chiếm 65,25% năm 2011 chiếm 61,81%; năm
2012 chiếm 65,91% so với vốn huy động từ khách hàng
Nhìn chung qua các năm thì cơ cấu vốn huy động từ khách hàng có sự thay đổi rõ nét, năm 2011 giảm 8,79% về cơ cấu so với 2010; năm 2012 tăng 19,94% so với
2011 Điều này khẳng định rằng ngân hàng có sự biến động về cấu trúc vốn; và có thể là năm 2011 chưa có chiến lược huy động tốt, chưa tiếp cận được khách hàng
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác
Nhìn chung về cơ cấu thì khoản vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác có sự biến động qua các năm có lúc tăng cơ cấu trong vốn huy đông; có lúc lại giảm Cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng là 28,6%; năm 2011 chiếm 32,95% về tỷ trọng; năm
2012 chiếm khoảng 28,30% Xét về cơ cấu vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì khoản huy động từ các tổ chức tín dụng là khoản chiếm đứng thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động; nó mạng lại nguồn vốn không hề nhỏ Khi xem xét sự thay đổi về cơ cấu qua các năm thì ta thấy rằng khoản huy động này
có sự biến động rõ rệt, cụ thể năm 2011 tăng 4,35% so với năm 2010; năm 2012 lại giảm xuống ( giảm 4,65%) Sự biến động này có thể do khó khăn trong hoạt động của các tổ chức, cũng như lãi suất ngân hàng huy động không mang lại sự thu hút hấp dẫn; chính vậy ngân hàng cần phải có các biện pháp nhằm gia tăng khoản này
Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá
Qua các năm dưới sự tác động của nền kinh tế và việc quy định lãi suất của các loại giấy tờ có giá có sự khác nhau nên về cơ cấu có sự thay đổi khá rõ rệt Cụ thể năm
2010 tổng số tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá là 2100 tỷ đồng và chiếm khoảng 13,78% về cơ cấu vốn huy động Sang năm 2011 thì hoạt động này có hướng gia tăng tăng 16,95% Nhưng khi sang năm 2012 thì có sự giảm khá rõ nét; điều này là sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng cũng như sự tác động của nền kinh tế thị trường đặc biệt khó khăn; cụ thể là năm 2012 chỉ còn 131 tỷ đồng; chiếm 0,58% so với tổng nguồn vốn huy động của năm; và so với năm 2011 thì
2012 giảm đến 16,37% về cơ cấu Điều này cho thấy nguồn vốn mà ngân hàng hướng đến không phải là phát hành giấy tờ có giá; nó chỉ là hoạt động kèm theo
Trang 12Về vốn tài trợ và uy thác đầu tư hay các công cụ phái sinh và các khoản nợ thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguồn vốn huy động của ngân hàng Khoản thu này khá
ít, điều này không phải là mục tiêu hướng đến của ngân hàng OCB
Các phương thức huy động vốn biến động cụ thể như thế nào, ta sẽ đi vào phân tích từng loại tiền gửi cụ thể:
Các phương thức huy động vốn
Tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán ở ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế Do yêu câu trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm dịch vụ nên ngày càng nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với ngân hàng
Bảng 2.3: Tình hình tiền gửi thanh toán qua 3 năm
Chỉ tiêu Tỷ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
đồng
Tỷ trọng %
Tỷ đồng
Tỷ trọng %
Tỷ đồng
Tỷ trọng %
Tỷ đồng
Tỷ lệ
%
Tỷ đồng
Tỷ lệ
% Tiền gửi
không kỳ
hạn 837 27,90 820 22,04 1215 23,53 -17 -2,03 395 48,17 Tiền gửi có
kỳ hạn 2163 72,10 2900 77,96 3949 76,47 737 34,07 1049 36,17 Tổng cộng 3000 100 3720 100 5164 100 720 24,00 1444 38,82
Nguồn ngân hàng TMCP Phương Đông
Với phương châm hoạt động là phát triển theo mô hình hiện đại hướng tới khách hàng, hiệu quả và bền vững, OCB luôn đẩy mạnh xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng động, hiểu rõ nhu cầu từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trên cơ sở đưa ra các giải phát thiết thực, tối ưu hóa các giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng
xã hội Và đã mở them nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các địa bàn kinh tế trọng điểm trên toàn quốc Nên kết quả là tổng tiền gửi thanh toán qua các năm có xu hướng tăng đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2010 là 3000 tỷ; năm 2011
là 3720 tỷ tăng 720 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24% so với 2010 Năm 2012 là
5164 tỷ đồng tăng 1444 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38,82% so với 2011
Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn
Đây là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân, doanh nghiệp, là khoản tiền người gửi có thể rút bất kỳ thời gian nào mà không cần phải thông báo trước Mục đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền Nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng doanh nghiệp gửi tiền