TRƯỜNG ĐẠI HỌC DONG THAP
NGUYÊN KIM KỸ
VON TU CHi NGHE DET CHIEU LONG DIN CHAU THANH - TIEN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
'CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MA SO: 60220102
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC
TS NGUYÊN VĂN LOAN
DONG THAP - NAM 2015
Trang 2Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn người trực tiếp hướng dẫn khoa học - TS
NGUYÊN VĂN LOAN đã hướng dẫn, giúp đỡ, đơng viên tơi hồn thành
luận văn
“Tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy cô
giáo trong bộ môn Ngôn ngữ học
Xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của những người thân, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến q báo để tơi hồn thành
luận văn
Đồng Tháp, tháng 09 năm 2015
Tác giá
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
'Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tơi
hồn chịu trách nhiệm
'Tác giả luận văn
Trang 4NỘI DUNG Trang MO DAU 1 Lí do chọn dé tài 2 Lịch sử vấn để nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu 5
4 Pham vi nghiên cứu 5 Mục đích nghiên cứu 6 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
8 Những đóng góp của luận văn -ssrceerreere.7 9 Cấu trúc của luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN LIÊN QUAN
ĐỀN ĐÈ TÀI
1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ toàn dân và phương nợi
1.2 Từ toàn dân và phương ngữ
1.3 Từ nghề nghiệt
1.3.1 Khái niệm từ nghề nghiệp 5 2 sc-«c 1S
Trang 5
1.4 Van dé cau tao, định danh lớp từ nghề nghiệp 22
22
1.4.1 Về cấu tạo từ trong tiếng Việt
1.4.2 Về định danh _
28
1.5 Khái lược về làng nghề truyền thống ở Việt Nam
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam
1.5.2 Nghề đệt chiếu trong lịch sử
1.5.3 Nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang
16 Tiểu kết chương
CHUONG 2 DAC DIEM VE NGUON GOC VA CAU TAO CUA
VON TU CHI NGHE DET CHIEU LONG DINH - CHAU THANH -
TIEN GIANG
Định - Châu Thành - Ti:
Giang
2.2 Vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang về mặt nguồn gốc 45
2.2.1 Vén tir chi nghé dét chiéu Long Định - Châu Thanh —
45
“Tiền Giang có nguồn gốc trong ngơn ngữ tồn dân
Trang 6
2.3 Vốn từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang trên phương diện cấu tạo
2.3.1 Từ đơn a 69
2.3.2 Từ ghép
2.4 Tiểu kết chương 2
CHUONG 3 VON TU CHI NGHE DET CHIEU LONG DINH = CHAU THANH - TIEN GIANG TREN PHUONG DIEN PHAN ANH
VA VĂN HÓA Mị
3.1 Đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ nghề đệt chiều Long Định
~ Châu Thành - Tiền Giang .TT7
T1
3.1.1 Ngôn ngữ và sự trí nhận phản ánh (tên gọi) của từ
3.1.2 Đặc điểm định danh 3.1.3 Từ chỉ sự vật, hiện tượng 3.1.4 Từ chỉ hoạt động 85 3.1.5 Từ chỉ đặc điểm tính chất 3.1.6 Các loại định danh khác
Dấu ấn tư duy - văn hóa qua các tên gọi và cách gọi tên của từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang 99
103
3.3 Tiểu kết chương 3
Trang 7
BQ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
NGUYÊN KIM KỸ
VON TU CHi NGHE DET CHIEU LONG ĐỊNH - CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ VIỆT NAM
DONG THAP - NAM 2015
Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DONG THAP
NGUYÊN KIM KỸ
VON TU CHi NGHE DET CHIEU LONG DIN CHAU THANH - TIEN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
'CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MA SO: 60220102
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC
TS NGUYÊN VĂN LOAN
DONG THAP - NAM 2015
Trang 9Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn người trực tiếp hướng dẫn khoa học - TS
NGUYÊN VĂN LOAN đã hướng dẫn, giúp đỡ, đơng viên tơi hồn thành
luận văn
“Tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy cô
giáo trong bộ môn Ngôn ngữ học
Xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của những người thân, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến q báo để tơi hồn thành
luận văn
Đồng Tháp, tháng 09 năm 2015
Tác giá
Trang 10Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
'Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tơi
hồn chịu trách nhiệm
'Tác giả luận văn
Trang 11NỘI DUNG Trang MO DAU 1 Lí do chọn dé tài 2 Lịch sử vấn để nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu 5
4 Pham vi nghiên cứu 5 Mục đích nghiên cứu 6 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
8 Những đóng góp của luận văn -ssrceerreere.7 9 Cấu trúc của luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN LIÊN QUAN
ĐỀN ĐÈ TÀI
1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ toàn dân và phương nợi
1.2 Từ toàn dân và phương ngữ
1.3 Từ nghề nghiệt
1.3.1 Khái niệm từ nghề nghiệp 5 2 sc-«c 1S
Trang 12
1.4 Van dé cau tao, định danh lớp từ nghề nghiệp 22
22
1.4.1 Về cấu tạo từ trong tiếng Việt
1.4.2 Về định danh _
28
1.5 Khái lược về làng nghề truyền thống ở Việt Nam
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam
1.5.2 Nghề đệt chiếu trong lịch sử
1.5.3 Nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang
16 Tiểu kết chương
CHUONG 2 DAC DIEM VE NGUON GOC VA CAU TAO CUA
VON TU CHI NGHE DET CHIEU LONG DINH - CHAU THANH -
TIEN GIANG
Định - Châu Thành - Ti:
Giang
2.2 Vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang về mặt nguồn gốc 45
2.2.1 Vén tir chi nghé dét chiéu Long Định - Châu Thanh —
45
“Tiền Giang có nguồn gốc trong ngơn ngữ tồn dân
Trang 13
2.3 Vốn từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang trên phương diện cấu tạo
2.3.1 Từ đơn a 69
2.3.2 Từ ghép
2.4 Tiểu kết chương 2
CHUONG 3 VON TU CHI NGHE DET CHIEU LONG DINH = CHAU THANH - TIEN GIANG TREN PHUONG DIEN PHAN ANH
VA VĂN HÓA Mị
3.1 Đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ nghề đệt chiều Long Định
~ Châu Thành - Tiền Giang .TT7
T1
3.1.1 Ngôn ngữ và sự trí nhận phản ánh (tên gọi) của từ
3.1.2 Đặc điểm định danh 3.1.3 Từ chỉ sự vật, hiện tượng 3.1.4 Từ chỉ hoạt động 85 3.1.5 Từ chỉ đặc điểm tính chất 3.1.6 Các loại định danh khác
Dấu ấn tư duy - văn hóa qua các tên gọi và cách gọi tên của từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang 99
103
3.3 Tiểu kết chương 3
Trang 141 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong quá trình phát triển lịch sử, xã hội có sự chuyên mơn hóa về hoạt động lao động, sản xuất, hình thành nên những nghề như làm muối, đúc đồng, làm mộc, làm nón, tráng bánh, mía đường Mỗi nghề có những phương tiện, nguyên vật liệu, quy trình thực hiện, sản phẩm riêng
Va do đó, về ngơn ngữ, đã hình thành lớp từ ngữ đặc trưng thường được
gọi là từ nghề nghiệp Lớp từ nghề nghiệp đã được các nhà ngôn ngữ nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng do các nguyên nhân khách quan như điều kiện địa lí rộng lớn, dân cư đông đúc, nhiều tằng lớp hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau khiến cho việc khảo sát, tìm hiểu về các lớp từ này còn nhiều hạn chế Do đó, tìm hiểu vốn từ chỉ nghề nghiệp
là công việc cần thiết và hữu ích, khơng chỉ góp phần cho thấy sự đa dạng
của ngôn ngữ dân tộc mà còn đóng góp vào việc bảo tổn những giá trị văn hóa dân tộc
1.2 Việt Nam là một nước có nền văn minh lâu đời, nghề truyền thống được phổ biến rộng khắp trong nhiều vùng, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Chính vì thế, lớp từ nghề nghiệp có một vị trí và vai trị quan trọng trong vốn từ tiếng Việt Thế nhưng, các nghiên
cứu về từ nghề nghiệp vẫn còn rất ít Trong các lớp từ có mặt ở từ điển tiếng Việt, từ nghề nghiệp chỉ xuất hiện với con số khiêm tốn Trong thực tế, từ nghề nghiệp đã và đang được sử dụng trong giao tiếp khơng phải là ít Vi thé, việc thu thập từ ngữ nghề nghiệp là một việc làm cần thiết
Trang 15cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và dịp lễ, tết như: đan nón, đan đệm, đan túi bàng, dệt chiếu bước đầu những sản phẩm này tiêu thụ trong ấp, xã, dẫn dần các sản phẩm được bán sang các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ Ngày nay, một số sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ rộng rãi trong nước và đã xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, các nước châu Âu được khách hàng nhiều nước ưa chuông Tiền Giang có những làng nghề như: nghề Dệt chiếu ở Long Định, nghề truyền thông bàng buông và thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Tây, nghề truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩ
làng nghề truyền thống bàng
buông và thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Đông, nghề làm tủ thờ Gị Cơng,
nghề làm Bánh phồng mì, bánh tráng Hậu Thành - Cái Bè, nghề đan lác Tân Phong - Cai Lậy, nghề bó chỗi Vĩnh Hựu - Gò Công Tây, nghề mứt Trung An, nghề hủ tiếu Mỹ Phong - thành phố Mỹ Tho, nghề dệt chỉ: Đăng Hưng Phước, nghề bó chỗi Hịa Định - Chợ Gạo
Tuy nhiên, những làng nghề truyền thống về đan lác tập trung ở nhiều xã của huyện Châu Thành như: làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định, làng nghề truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩa, làng nghề truyền thông bàng buông và thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Đông, làng nghề truyền thống bàng buông và thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Tây Với bốn làng nghề truyền thống này, chiếm 1⁄3 số làng nghề của toàn tinh, Châu Thành được xem là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống của tỉnh Tiền Giang
'Do địa bàn cư trú các vùng trong huyện khác nhau nên làng nghề thủ công truyền thống ở các vùng trong huyện có những đặc điểm khác nhau Bên cạnh đó, sự khác nhau trong cách sử dụng về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp so với ngôn ngữ chung khiến mỗi vùng có những cách sử dụng từ
Trang 16dệt chiếu Long Định ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang Cho nên, Long Định - Châu Thanh — Tiền Giang” nhằm chỉ ra những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa
chúng tôi chọn đề tài "Vốn rừ chí nghề dệt chiế,
cũng như những nét đặc trưng về văn hóa được phản ánh qua lớp từ ngữ
này
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu từ nghề nghiệp đã được một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, xã hội quan tâm Nhưng cho đến nay, kết quả nghiên cứu vẻ từ ngẻ nghiệp - đặc biệt là vốn từ liên quan đến nghề thủ công truyền thống - chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các quan niệm, định nghĩa của một số tác giả đưa ra trong các giáo trình về từ
vựng, ngữ nghĩa hoặc dẫn luận ngôn ngữ như:
Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học
và THCN, Hà Nội
Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại
học và THCN, Hà Nội
Trang 17điểm từ nghề nghiệp Hầu hết các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu từ nghề nghiệp một cách triệt dé, toàn diện
2.2 Ngoài những cơng trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề chung về từ nghề nghiệp thì những năm gần đây, vốn từ chỉ nghề nghiệp cụ thể của một số nghề được một số tác giả chú ý nghiên cứu sâu hơn Bàn đến từ nghề nghiệp ở một số địa phương cụ thể, ta có thể thấy có các bài
viết và cơng trình nghiên cứu của các tác giả như:
Trần Thị Ngọc Hoa (2005), Vốn tir chi nghé mé Đức Thọ, Hà Tĩnh, Luận văn thạc si, Dai học Vinh
ở làng Yên Thái,
Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngơn ngữ văn hóa tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH
Phạm Văn Hảo (1979), “Bàn thêm một số điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong từ điển tiếng Việt phổ thông” tập I, Ngôn ngữ
Cao Xuân Hạo (1998) “Chức năng định danh và cương vị của từ”,
Tiếng Việt - Máy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXBGD
Phạm Hùng Việt (1989), Về rừ ngữ nghề gốm, Viện Ngôn ngữ học,
Hà Nội
Trang 18'Vinh; “Những nét dấu ấn tư duy văn hóa của người Nghệ qua từ ngữ chỉ nghề cá", Mgữ học trẻ, 2005; “Một vài đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh”, Ngữ hoc tré, 2006
Ta có thể thấy, nhìn chung các nghiên cứu, các bài viết đã đi vào khảo sát tên gọi, nghiên cứu sự phản ánh thực tại của các từ, chỉ ra nét
riêng biệt, độc đáo của lớp từ nghề nghiệp trong nhiều địa phương cụ
thể Điều này cho thấy việc nghiên cứu về từ nghề nghiệp ngày càng
được quan tâm chú ý hơn Tuy nhiên, nghiên cứu về từ nghề nghiệp
trong các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang thì chưa có cơng trình nào khảo sát được một cách cụ thể, toàn diện và đầy đủ Việc khảo sát về từ nghề nghiệp trong làng nghề tuyển thống dệt chiếu Long Định ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
cũng vị
cho đến nay chưa thấy có bài viết, bài nghiên cứu Do đó, đề
tài “Vốn từ chỉ nghề dột chiếu Long Định ~ Chau Thanh ~ Tién Giang”
là đề tài đầu tiên có tính độc lập
3 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng mà đề tài hướng đến trong việc nghiên cứu là vốn từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang
Trang 19§ Mục đích nghiên cứu: việc nghiên cứu vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Dinh - Chau Thành ~ Tiền Giang nhằm khẳng định vị trí lớp từ này trong sự đa dạng phong phú của vốn từ tiếng Việt Đồng thời cơng trình nghiên cứu cũng góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân, cũng như xác định diện mạo của lớp từ này trong sự đa dạng, phong phú của lớp từ địa phương và từ nghề nghiệp Từ đó, cung cấp cái nhìn tồn điện hơn dấu ấn tư duy, văn hóa của một vùng cụ thể và qua đó thể hiện được vai trò của vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Châu ‘Thanh - Tiền Giang
6 Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1 Khảo sát, thu thập và chỉ ra đặc điểm vốn từ chỉ nghề dệt chiếu
Long Định ~ Châu Thành ~ Tiền Giang
6.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và định danh của vốn từ chỉ nghề
đệt chiếu Long Định - Châu Thành ~ Tiền Giang
6.3 Qua phân tích đặc điểm định danh của từ nghề nghiệp, rút ra
những nét sắc thái tư duy, văn hóa của người làm nghề truyền thống dệt
chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang
7 Phương pháp nghiên c\ uất phát từ đối tượng, phạm vi, mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp điển dã, điều tra, phỏng vấn: chúng tôi tiến hành trực tiếp điều tra, điển dã địa phương có nghề dệt chiếu truyền thống lâu
đời ở xã Long Định thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Trang 20
mà chúng tôi chọn để phỏng vấn là những nghệ nhân cao ti, có nhiều kinh nghiệm trong nghề; phỏng vấn về vốn từ chỉ tên gọi các công cụ và các bộ phận của một số công cụ cơ bản, vốn từ chỉ hoạt động nghề, các quá trình tạo nên sản phẩm, tên các sản phẩm làm ra và lí do gọi tên như vậy
7.2 Phương pháp thống kê, phân lo;
tôi tiến hành tập hợp vốn từ chỉ nghề đệt chiếu Long Định ~ Châu Thành ~— Tiền Giang, sau đó phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau
qua thực tế điều tra, chúng
7.3 Phuong pháp miêu tả, phân tích nghĩa: từ sự thống kê, phân
loại, chúng tôi đi vào miêu tả, phân tích nghĩa của các từ cũng như hình
thức cấu tạo của chúng Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân tích về mặt định danh đề thấy được thế giới thực tại nghề thủ công truyền thống
được phản ánh qua lăng kính chủ quan của cộng đồng dân cư làm nghề dệt
chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang
7.4 Phuong pháp so sánh, đối chiếu: chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang với
phương ngữ Nam Bộ và từ toàn dân 8 Những đóng góp của luận văn
8.1 Về mặt lí luận: lập được bảng thống kê về vốn từ chỉ nghề dệt
chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang, miêu tả đặc điểm của
chúng trên các phương nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa
8.2 Về mặt thực tiễn: qua lớp từ này, có thể cung cấp tri thức về
Trang 21tôi sẽ triển khai phần nội dung của luận văn thành 3 chương: Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2 Đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo của vốn từ chỉ nghề
đệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang
Chương 3 Vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Chau Thành —
Trang 22CO SO Li LUAN VA THY TIEN LIEN QUAN DEN DE TAI 1.1 Mối quan hệ giữa ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ
Ngôn ngữ là công cụ tư duy và giao tiếp của con người Sự phát
triển của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, xã hội
không thể tổn tại nếu thiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ hình thành, tích lũy qua
nhiều thời kì lịch sử, ngày càng phát triển và hồn thiện chính là điều kiện
cho xã hội phát triển Con đường hình thành ngôn ngữ của mỗi dân tộc
luôn gắn liền với sự phát triển của dân tộc
'Việt Nam có vị trí địa lí với những điều kiện lịch sử đặc biệt: là một
Trang 23Nam dù sống ở vùng phương ngữ nào trên Tổ quốc mình, đẻ hiểu nhau đều có thể dùng tiếng Việt để giao tiếp Tính thống nhất của tiếng Việt nằm
trong bản chất của ngôn ngữ, nhưng trong biểu hiện, tiếng Việt là ngôn ngữ hết sức đa dạng, sinh động, uyễn chuyền, thay đổi từ vùng này sang
vùng khác, từ hoàn cảnh xã hội này sang hoàn cảnh xã hội khác Tính đa
dạng của ngôn ngữ thể hiện trên nhiều mặt: ở khu vực địa lí dân cư, ở
tính phân tầng xã hội - lớp người sử dụng ở phong cách thể hiện ở hiệu
quả biểu hiện Tính đa dạng của tiếng Việt là đa dạng trên cơ sở tính thống nhất, nó khơng phá vỡ tính thống nhất của tiếng Việt Với hàng vạn đơn vị từ và ngữ cố định, tiếng Việt trở thành một chỉnh thể gồm nhiều hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau Các lớp từ vựng khác nhau phản ánh độ phong phú của vốn từ tiếng Việt, đồng thời phản ánh sự thống
nhất, sáng tạo của con người Việt trong quá trình sử dụng ngôn ngữ Tinh da dạng của tiếng Việt có lẽ được biểu hiện rõ nét nhất trên khu vực địa lí - đân cư Xét từ phương diện này, sự biểu hiện của tiếng Việt được gọi là tiếng địa phương hay phương ngữ Phương ngữ vận động trong lòng ngôn ngữ dân tộc Việt, các phương ngữ như là bức tranh cụ thể cho thấy tính phong phú, đa dạng của ngôn ngữ dân tộc
‘Theo Nguyễn Hồi Ngun:
Q trình hình thành ngơn ngữ dân tộc diễn ra là sự phản ánh quy
luật phân tán và thống nhất của ngôn ngữ Quy luật chung đó của ngơn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội mà phương ngữ là
một hiện tượng khơng tách rời q trình hình thành và thống nhất ngơn ngữ dân tộc Do vậy, sự hình thành phương ngữ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử - xã hội của từng quốc gia, trong
Trang 24tr7]-những nguyên nhân hình thành phương ngữ Chính sự ngăn cách về khơng gian địa lí đã làm cho giao tiếp giữa các vùng trở nên khó khăn, không thường xuyên, không liên tục, vì vay đã tạo ra những théi quen sử dụng ngôn ngữ khác nhau
Quy luật phát triển, biến đổi của ngôn ngữ là ngun nhân chính hình thành phương ngữ Ngoài cái mã chung của ngôn ngữ mà ta gọi là ngôn ngữ tồn dân, thì sự vận động nội tại của ngôn ngữ tạo nên sự khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ giữa các vùng địa lý đân cư Trong q trình sử dụng ngơn ngữ, ở các địa phương có những thay đổi về các mặt:
ngữ pháp, cách sử dụng hư từ, các âm vị và sắc thái địa phương bắt dau xuất hiện Có thể địa phương này sử dụng dạng mới của ngôn ngữ, địa phương kia lại duy trì cách dùng cũ, điều này dần dẫn tạo nên sự cách xa
nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các vùng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau, sự đa dạng giữa các vùng ngơn ngữ
Con đường hình thành của phương ngữ do nguyên nhân kinh tế, địa
If, lịch sử - xã hội là những nguyên nhân bên ngồi ngơn ngữ Phương ngữ
ra đời còn do kết quả của một sự tác động bên trong, từ cấu trúc ngôn ngữ
đổi và phát triển Mặt biến đổi của nó thể hiện rõ nhất trên từng phương ngữ về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp Vì thế sự tác động bên
tục biến đổi
và biến đổi đó được thể hiện ra ở mặt hành chức, ở hoạt động giao tiếp,
trong các cấu trúc hệ thống ngôn ngữ làm cho ngơn ngữ
điều đó đã làm thay đổi thói quen sử dụng ngôn ngữ, tạo nên sự khác biệt
Trang 25'Nhìn từ phương diện hoạt động giao tiếp, có thể nhận thấy ngơn ngữ
thay đổi theo từng vùng dân cư sẽ tạo nên thói quen nói năng của một vùng
dân cư nào đó Như vậy, phương ngữ là một biến thể của ngôn ngữ dân tộc, trên một vùng địa lý dân cư hay một tầng lớp xã hội nào đó Vì vậy, tập hợp những từ ngữ có ít nhiều khác biệt với những ngơn ngữ tồn dân,
trên các phương diện (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được người địa phương đó hay một tằng lớp người trong xã hội quen dùng thì gọi là phương ngữ
Vi như tiếng Việt có các vùng phương ngữ như: phương ngữ Bắc Bộ,
phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ xã hội của
các ngành nghề như nghề gốm, nghề mộc, nghề cá, nghề dệt chiếu Ngơn ngữ tồn dân và biến thẻ phương ngữ vừa có tính thống nhất, vừa có sự khác biệt Trong đó, tính thống nhất giữ vai trò chủ đạo làm cơ sở tạo nên tính thống nhất của ngôn ngữ quốc gia Vì vậy, mối quan hệ
giữa ngơn ngữ tồn dân với phương ngữ là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, giữa cái bất biến và cái biến thể, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể Vì vậy, nghiên cứu từ nghề nghiệp có thể đóng góp phần cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử và vốn từ tiếng Việt
1.2 Từ toàn dân và phương ngữ
Nói tới ngôn ngữ của một dân tộc hay một phương ngữ thuộc một ngơn ngữ nào đó, một trong những phương diện khơng thể khơng nói tới là hệ thống vốn từ Vốn từ của một ngôn ngữ là một khối thống nhất toàn bộ từ, ngữ cỗ định của một ngôn ngữ, được tổ chức theo những quy luật nhất định, nằm trong những mỗi quan hệ hữu cơ với nhau
Trang 26thống thì trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có nhiều tiểu hệ thống, mỗi tiểu hệ thống như vậy cũng được xem là vốn từ nếu xét theo số lượng từ
ngữ và mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng đó Xét về phạm vi sử dụng,
theo ranh giới địa lí, ta có vốn từ tồn dân và vốn từ địa phương Nếu xét theo tính chất xã hội của người dùng, ta có vốn từ phơ thông, vốn từ nghề nghiệp, vốn từ thuật ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng Việc xác định tư cách từ, quy từ về từng loại thì loại của từ chỉ là tương đối Sở dĩ, nói như vậy bởi khi phân loại, từ đã được trừu tượng hóa, cô lập khỏi những mối quan hệ khác Hơn nữa, trải qua sử dụng từ có thể thay đổi về chức năng, phong
cách, thay đi
'Vốn từ tồn dân có được là do chúng được xây dựng, bổ sung từ nhiều
tham vi sử dụng, chuyển hóa từ loại này sang loại khác
lớp từ vựng khác nhau Nói như vậy để thấy nếu xét từ nghề nghiệp theo cách đối lập một cách tuyệt đối (về mặt đồng đại cũng như lịch đại) với các lớp từ khác thì sẽ có nhiều vấn đề khó rạch ròi làm chúng ta băn
khoăn
Khi nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phương ngữ nói chung, cần phải đối chiếu với vốn từ toàn dân và cả với vốn từ phương ngữ Theo tác giả Nguyễn Thị Thắm:
Các từ trong phương ngữ là
thể của một hình thức từ ngữ toàn dân tương ứng trên cả hai phương diện ngữ âm và ý nghĩa Từ địa phương và từ toàn dân, bên cạnh những điểm tương đồng tạo nên liên hệ gắn bó giữa từ hai hệ thống, giữa chúng có sự phân li với
những mức độ khác nhau [51, tr801]
Trang 27giữa ngôn ngữ toàn dân với từ trong phương ngữ cũng khá phức tạp Do
đó, việc xem xét và nghiên cứu vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long của một
phương ngữ là việc khó khăn, bởi từ nghề nghiệp trong phương ngữ không
chỉ là biến thể của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể, mà cịn có thể là biến thể của từ trong phương ngữ đó
Có thể thấy rằng, từ nghề nghiệp nói riêng, phương ngữ nói chung có cái mã chung cơ bản mang tính thống nhất với ngơn ngữ tồn dân, bên
cạnh đó cịn có nét khác biệt và chính những nét khác biệt ấy đã giúp
chúng ta hiểu tốt hơn mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với vốn từ toàn dân
và vốn từ phương ngữ, bởi vì: “ngơn ngữ dân tộc là hình thức thống nhất của ngơn ngữ tồn dân, và ngơn ngữ tồn dân là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, không bị hạn chế ở phong cách và phạm vi sử dụng, ngôn ngữ được mọi người trong một quốc gia biết, chấp
nhận và sử dụng” [70, tr 171]
Trong khi đó, từ vựng nghề nghiệp gắn với những hoạt động sản xuất hoặc ngành nghề cụ thể, có những đặc tính riêng nên có khá nhiều từ nghề nghiệp không thể hiểu được đối với người ngoài ngành nghề Khi đối
chiếu và so sánh ngơn ngữ tồn dân với phương ngữ trong đó có lớp từ nghề nghiệp, ta thấy sự khác biệt đầu tiên chính là ngữ âm, rồi đến sự khác biệt về ngữ nghĩa Sự khác biệt này trước hết là do sự phát triển li
h sử ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nói riêng và ngơn ngữ nói chung của tiếng Việt
Ngoài ra, sự khác biệt giữa các lớp từ đó cịn do nhiều nguyên nhân khác
Sự khác nhau giữa từ trong vốn từ của ngôn ngữ toàn dân với từ
trong vốn từ của phương ngữ rất đa dạng Trong phương ngữ, các lớp từ chỉ nghề cũng khác nhau ở nhiều mức độ, phương diện; có thê đó là sự
Trang 28ngữ so với từ trong ngơn ngữ tồn dân có những từ cùng âm nhưng khác nhau ít nhiều về nghĩa Hoặc đó là sự khác nhau về dung lượng ngữ nghĩa rộng hay hẹp, số lượng nghĩa nhiều hay ít Nguyên nhân của sự khác nhau có thé là do từ ngữ gắn với đặc điểm nghề nghiệp của từng vùng có những cơng cụ và các bộ phận của một số công cụ cơ bản, nguyên liệu, chỉ cách thức, quy trình sản xuất, sản phẩm của nghề dệt chiếu khác nhau Việc
nghiên cứu để chỉ ra mối quan hệ giữa vốn từ của ngơn ngữ văn hóa với
vốn từ của phương ngữ giúp chúng ta hình dung được phần nào lịch sử phát triển, biến đổi của ngôn ngữ Những nét giống nhau và khác nhau của ngơn ngữ tồn dân và phương ngữ đã phần nào thể hiện bản sắc văn hóa của cư dân vùng phương ngữ Vốn từ phương ngữ nói chung và từ chỉ nghề nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng bức tranh ngôn
ngữ - văn hóa của dân tộc
1.3 Từ nghề nghiệp
1.3.1 Khái niệm từ nghề nghiệp
Có thể nói, cho tới nay cịn rất ít cơng trình nghiên cứu về từ nghề
nghiệp Ngay cả các nhà Việt ngữ học cũng còn chưa có sự nhất trí trong
quan niệm về từ nghề nghiệp nói riêng và từ vựng nghề nghiệp nói chung; dường như có hai cách hiểu rộng hẹp khác nhau về phạm vi sử dụng của loại từ này
Trang 29hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (ngành thuốc, ngành văn thư )* [10, tr 253] Ông cịn chỉ ra đặc tính cơ bản của từ nghề nghiệp xét
về mặt phản ánh là: “Ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện tượng thực có
trong ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất với các khái niệm về sự
vật hiện, tượng đó" [10, tr 253] Nếu theo nội dung khái niệm mà Đỗ Hữu
Châu đưa ra thì từ nghề nghiệp bao gồm cả những từ được sử dụng rộng rãi trong xã hội
Vi du: Kén, tơ, chí, đũi, nhiễu (nghề trồng dâu - nuôi tằm - ươm tơ - canh cửi); cày, bừa, cấy, hái (nghề nông); vành, lá, nức, chằm (nghề
làm nón); quãng chài, chả lưới, kéo lưới, giãng câu (nghề cá): ướp,
chượp, lặng (nghề làm nước mắm); đào, kép, hát, nói lối (nghề hát
hội)
Cũng nhìn nhận giống Để Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: 'Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản
phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội; đồng thời, ông cũng hạn định về phạm vi sử dụng: những từ ngữ này thường được người trong ngành nghề đó biết và sử dụng Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hẳu như không sử dụng chúng
(21, tr 265}
Khác với các quan điểm trên, nhiều nhà nghiên cứu quan ni
nghề nghiệp ở phạm vi hẹp hơn Quan điểm của các tác giả Nguyễn Như
Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ trong sách *7ừ điền
giải thích các thuật ngữ ngơn ngữ học” (1996) nhân mạnh tính đặc trưng
Trang 30đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó” [70, tr 389] Như vậy, từ nghề nghiệp sinh ra và tồn tại trong quá trình sản xuất của nghề Trong quá trình hoạt động, từ nghề nghiệp được hình thành và sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố do hoạt động sản xuất của nghề quy định Những từ mang đặc trưng ngôn ngữ của người làm nghề được gọi là từ nghề nghiệp
'Từ một hướng khu biệt khác, Nguyễn Văn Tu phân biệt lớp từ nghề
nghiệp với thuật ngữ, ông phát biểu: "Những từ nghề nghiệp khác thuật
ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không
phải dùng để viết Từ nghề nghiệp cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi
cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [63, tr.215] Như vậy, khi so
sánh từ nghề nghiệp với thuật ngữ khoa học thì Nguyễn Văn Tu đã nhấn mạnh đến tính “đặc rrưng” của ngôn ngữ nghề nghiệp, đó chính là phương
thức truyền miệng của từ nghề nghiệp, và cũng chính phương thức truyền miệng này làm từ nghề nghiệp mang tính khẩu ngữ rõ nét Mặt khác, từ
l¡ khi nghề đó
khơng cịn tồn tại Bởi vậy, có thể nói từ nghề nghiệp có tính lâm thời
nghề nghiệp sản sinh do yêu cầu của nghề, nó có thể mắt
Xét trên bình điện ngơn ngữ học, từ nghề nghiệp khơng có vốn ngơn ngữ riêng Đề đặt tên cho công cụ, sản phẩm, quá trình hoạt động khi một nghề nào đó ra đời, người ta lấy từ ngữ trong vốn từ toàn dân và vốn
từ địa phương để lâm thời gọi tên cho các đối tượng trong nghề Do vậy, ý
nghĩa của từ nghề nghiệp chỉ tồn tại trong bối cảnh của nghề nghiệp đó mà
thôi Từ nghề nghiệp ra đời khi có một nghề mới ra đời, do tính chất thủ công của nghề nghiệp tồn tại và phát triển trong phạm vi hẹp, nên tính chất
xã hội của từ nghề nghiệp cũng bị hạn chế, nó gần như biệt lập trong phạm vi hoạt động của nghề: trừ một số nghề truyền thống có phạm vi hoạt động
Trang 31
Đối với những nghề này, số lượng từ ngữ có mức độ sử dụng tương đối thông dụng là rất nhiều Ví dụ: những từ như đan, đệt, nêm tuy cũng là từ chỉ nghề, người làm nghề đan lác là những người sử dụng thường xuyên nhất trong nghề của mình, nhưng do tính phổ biến và quen thuộc của lớp từ này trong xã hội nên có thể không xem chúng là từ nghề nghiệp của nghề đan lác nữa Đặt trong sự đối lập với từ toàn dân về phạm vi sử dụng, có
thể xem từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao
động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội mà phạm vi
sử dụng tự nhiên nhất của chúng là giữa những người cùng làm nghề với
nhau
1.3.2 Khái niệm vốn từ nghề nghiệp
Vốn từ là toàn bộ những từ ngữ cố định của một ngôn ngữ được tô chức theo những quan hệ nhất định, nằm trong những mối quan hệ hữu cơ
với nhau
Từ hiểu biết về vốn từ ở trên, có thể suy ra vốn từ nghề nghiệp là
toàn bộ những từ, ngữ cổ định của người làm nghề nào đó trong xã hội
dùng phục vụ cho sản xuất, hành nghề của nghề đó
1.3.3 Vốn từ nghề nghiệp trong các phương ngữ và trong vốn từ
toàn đân
“Từ tồn dân, hay cịn được gọi là từ thường dùng, là những từ có tính chất phổ thơng, được tồn dân biết, hiểu và sử dụng Nó là vốn từ chung cho tất cả những người sử dụng ngôn ngữ thuộc các tằng lớp xã hội
khác nhau ở các địa phương khác nhau Có thê nói, đây chính là lớp từ
vựng cơ bản, quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ Từ tồn dân chính là hạt nhân từ vựng làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc, là bộ phận
Trang 32ngơn ngữ nói chung được làm giàu thêm nhờ sự kết hợp từ ngữ để cấu tạo nên từ mới Đa số các từ thuộc lớp từ vựng toàn dân là những từ trung hòa
về mặt phong cách
Vẻ vấn đề phạm vi tổn tại, sử dụng của từ nghề nghiệp có một vấn đề có liên quan cần quan tâm đó là mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với phương ngữ và từ toàn dân Từ vựng nghề nghiệp vừa có những đặc điểm
riêng nhưng cũng vừa mang những đặc điểm chung của lớp từ địa phương
từ toàn dân Khi xem xét từ nghề nghiệp, không thể không đặt chúng trong
các quan hệ với phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân
Xét mỗi quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ tồn dân thì ta thấy: vốn
từ nghề nghiệp và vốn từ tồn dân có mối quan hệ giao thoa, đan xen, nằm
trong quy luật vận động và phát triển của ngôn ngữ Từ nghề nghiệp không
có từ đồng nghĩa tương ứng trong ngơn ngữ tồn dân, nó là tên ø‹
uy
nhất của hiện tượng thực tế Do đó, từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ
vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ
biến trong xã hội Chăng hạn, những từ
cá, mắm, lưới, lưỡi câu, thuyền câu là những từ của nghề biển nhưng hiện nay những từ này dường như
đã trở thành từ toàn dân vì nó đã trở nên quen thuộc cả với những người
không làm nghề biển Từ nghề nghiệp không chỉ được dùng trong khẩu ngữ của những người cùng nghề nghiệp mà còn được sử dụng trong ngôn ngữ văn học Bên cạnh đó, nếu chúng ta xét về mức độ, phạm vi sử dụng và tính khó hiểu của lớp từ này, ta thấy có những từ nghề nghiệp chỉ được sử dụng trong phạm vi hoạt động của nghề, chỉ những người trong nghề mới hiểu Chẳng hạn, khi nói đến những từ như: mắc (sợi tơ nhỏ nhất), tmành (sợi tơ to hơn), mốt son (sợi tơ rằn như có cục, thường màu son
hồng), mốt mục (sợi tơ to sản có những nốt cục) không phải ai
cũng hiểu
Trang 33Sở dĩ có hiện tượng trên là vì từ nghề nghiệp là lớp từ riêng của một nghề, nó khơng đồng nhất với từ toàn dân Nhưng có một số từ nghề
nghiệp có thể trở thành từ thuộc ngôn ngữ tồn dân khi những cơng cụ và
các bộ phận của một số công cụ cơ bản, nguyên liệu, cách thức, quy trình sản xuất, sản phẩm và những khái niệm riêng của nghề đó trở thành pho biến rộng rãi trong xã hội Chẳng hạn, trên đất nước ta, có những nghề phạm vi khu vực hoạt động hạn chế, không phổ biến như: nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề làm giấy, nghề dệt chiếu Long Định, nghề đan nón bàng bng thì lớp từ nghề nghiệp của các nghề này chỉ có người trong nghề liều được Bên cạnh đó, lại có những nghề lâu đời được gọi là truyền
me
thống, mức độ, phạm vi phổ biển, địa bàn của nghề rộng rãi nên một bộ phận lớn của từ nghề nghiệp của nghề này đã trở thành ngôn ngữ toàn dân như: nghề trồng lúa, nghề đánh cá
Có thể thấy rằng, bất cứ một nghề nghiệp nào cũng nằm trong một khu vực địa lí nhất định nên từ nghề nghiệp luôn gắn liền với phương ngữ của khu vực đó Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với phương ngữ diễn ra
trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, là moi quan hệ đan xen tác động qua
lại rất phức tạp Mặc đù nó không tách biệt khỏi phương ngữ nhưng từ
nghề nghiệp khơng hồn tồn trùng khít với phương ngữ Có những từ
nghề nghiệp trong nghề trùng với phương ngữ nhưng có những từ lại khác bởi cư dân của mỗi địa phương có những từ chỉ đặc điềm riêng về nghề
'Ví như các từ ngữ thuộc nghề đệt chỉ
Các mục từ chỉ nguyên liệu của nghề dệt chiếu: cây lác: là một loại cây thân mềm, hình tam giác (ba cạnh), sống lâu năm, mọc từng đợt, thân
đài Imết - 2mét, có cõi bắc, lá nhỏ dài Lác mọc thành bãi lớn, gọi là
Trang 34ngọt Lác trồng được chăm sóc có năng suất cao hơn lác mọc tự nhiên (mọc hoang đại) Có hai loại lác nước ngọt (tên khoa học là Cyperus
tagetiformes) va lác nước mặn (tên khoa học là Cyperus malaccensie) Hoặc cây đay có hai loại: day bi và day ta Đay bì thường trồng nhiều,
năng suất lớn, được coi là loại cây công nghiệp quan trọng Cây đay bì
trồng được 6 tháng thì thu hoạch Cịn cây đay ta: cây đay ta ăn được lá,
cây nhỏ, nhiều cánh, nhưng cho sợi tốt hon day bi, tuy năng suất thấp hơn
rất nhiều Đặc tính loại sợi đay này mỏng, mịn nên dệt chiếu đẹp bền hơn
soi day bi
Hay là những mục từ chỉ sản phẩm của nghề dệt chiếu: chiếu in hoa:
in hoa lên chiều trang (chit Han (“Phtic”, “Tho”, “Hy” ), chit Viét (“Hanh Phúc", "Kỷ Niệm"), nét chữ Hán đậm trong khn trịn và nét chữ quốc
ngữ bay bướm trên bơng hồng) Cịn chiếu đệt hoa thì nhuộm lác trước khi dệt chiếu để tạo các loại hoa văn theo như mong muốn Chiếu dệt hoa đẹp và bên
Trang 351.4 Vấn đề cấu tạo, định danh lớp từ nghề nghiệp 1.4.1 Về cấu tạo từ trong tiếng Việt
Đặc điểm về cấu tạo từ cùng với đặc điểm cấu tạo ngữ pháp đã góp
phần xác định từ và nhận thức tư cách từ Khi đứng trước một tổ hợp âm thanh nào đó chúng ta thường đặt ra một số câu hỏi như:
Nhận thức tổ hợp đó đã đủ tư cách từ hay chưa, hay chỉ là một yếu
tố cầu tạo từ hoặc một tổ hợp hai, ba từ?
Hay là, nếu là từ thì do yếu tố nào tạo nên và phương thức để tạo
nó như thể nào?
Trả lời cho những câu hỏi đó nghĩa là chúng ta đang đi vào nhận
thức tư cách từ và đặc điềm cấu tạo từ
Theo Đỗ Hữu Châu:
Cấu tạo từ là những vận động trong lịng một ngơn ngữ (được sự thúc đấy của xã hội) đề sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ
những nhu cầu mới về mặt diễn đạt mà xã hội đặt ra Mà việc sản
sinh ra từ cũng trước hết là sản sinh ra các nghĩa mới, cho nên
nghiên cứu cấu tạo từ phải làm sao phát hiện được các vận động
cấu tạo trước đây, hiện nay và sau này vẫn còn hoạt động Tắt cả các sự kiện cấu tạo từ cần được lí giải dưới ánh sáng của vận động
đó, đặc biệt cần được lí giải trong các vận động phát sinh ra nghĩa
của từ [10, tr 27]
Quá trình vận động cấu tạo của từ sẽ sản sinh ra hàng loạt từ cùng,
Trang 36Vay, dé tạo ra từ thì ngơn ngữ phải dùng các yếu tổ cấu tạo từ Xét theo khả năng sản sinh ra các từ cho từ vựng tiếng Việt, có thể định nghĩa
về yếu tố cấu tạo từ như sau: “Yếu tổ cấu tạo từ là những yếu tố mà tiếng Việt sử dụng cấu tạo ra các từ cho từ vựng ” [9 tr 28]
“Trong ngôn ngữ học hiện nay có nhiều cách gọi tên các yếu tố cấu tạo từ Chẳng hạn, nhóm tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết trong “Dẫn luận ngôn ngữ học” gọi các yếu tố cấu tạo từ là “từ tố”; tác giá Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại" (1976) gọi các yếu tố cấu tạo từ là “nguyên vị" Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" (1992) gọi các yếu tố cầu tạo từ là “tiếng” Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả gọi yếu tố cấu tạo từ là “hình vị"
“Theo ơng: "Hình vị là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất - tức là
những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt [10, tr 28]
Ở đây, chúng tôi không bàn về cấu tạo từ tiếng Việt, mà chỉ dựa vào
kết quả nghiên cứu cấu tạo từ của các nhà nghiên cứu, vận dụng chúng để nghiên cứu vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định - Châu Thành - Tiền
Giang về mặt cấu tạo Như ta biết, từ tiếng Việt có ba loại phổ biến là từ đơn, từ láy và từ ghép Từ nghề nghiệp của nghề đệt chiếu Long Định có
¡ từ tồn dân có thể có những
thể cũng có ba loại như vậy, nhưng so ví
điểm khác về cấu tạo Sự khác nhau có thẻ thể hiện ở yếu tố trong từ (là
yếu tố phương ngữ hay tồn dân), có thể là tính chất quan hệ giữa các yếu
Trang 37Từ trong phương ngữ cũng được tạo ra theo những phương thức cấu
tạo từ trong tiếng Việt, nhưng yếu tố dùng để tạo từ và tính chất quan hệ giữa các yếu tố có thể khác trong ngơn ngữ tồn dân nên từ chỉ nghề dệt chiếu Long Định trong phương ngữ cũng có những đặc điểm riêng
1.4.2, Về định danh
Trong ngôn ngữ, từ đảm nhận nhiều chức năng khác nhau Ngồi đặc điểm có tính chỉnh thể về nội dung và hình thức, từ cịn có chức năng
định danh (gọi tên các sự vật, hiện tượng) Có từ đảm nhận chức năng này, có từ đảm nhận các chức năng khác, nhưng hầu như tất cả các từ đều có chức năng định danh Ở để tài này, chúng tôi nhắn mạnh chức năng chủ đạo của từ là chức năng định danh và tập trung khảo sát khía cạnh định
danh của từ
Trong lịch sử ngôn ngữ học cũng như Việt ngữ học chức năng định
danh của từ được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các cơng trình như: "Những luận điểm của trường phái ngôn ngữ học Praha" (Dẫn theo
Đỗ Hữu Châu, [9]); “Mac - Angghen - Lênin bàn về ngôn ngữ” [9]: *Từ
vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” [10]; “Vấn đề cấu tạo của tiếng Việt hiện đại”
(35]; "Tử và nhận diện từ tiếng Việt" [19]; "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”
I9] Vấn đề định danh còn được đề cập đến dưới các dạng bài viết đăng
trên tạp chí ngơn ngữ như: "Tên gọi và cách gọi tên” [14]
Vậy định danh là gì? Chúng tơi hiểu định danh theo quan niệm:
Định danh là sự cố định (hay gán) cho một kí hiệu ngơn ngữ một khái
niệm - biêu hiện phản ánh đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc
tính phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất, tỉnh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ thành những yếu tố nội
Trang 38Bên cạnh đó, định danh là một công cụ và phương tiện để tư duy, chính vì vậy, chức năng định danh có vai trị rất lớn cho hoạt động tư duy 'Tên gọi là cái đại diện cho sự vật, để khi cần con người có thể vận dụng những hiểu biết để suy nghĩ một cách nhanh nhất mà không cần phải huy động toàn bộ sự vật, hiện tượng, chúng tồn tại trong tri giác cảm tính Nó
làm cho bộ não của chúng ta tập trung vào những thuộc tính cơ bản nhất,
cần thiết nhất đối với nội dung nào đó mà khơng nghĩ đến những thuộc tính có liên quan hay những thuộc tính thứ yếu khơng bản chất Chính nhờ phương tiện tư duy tiết kiệm nhất là tên gọi, nên bộ não khi cần có thể hình dung đối tượng trong tính chỉnh thể của nó
“Trong một xã hội phát triển, trình độ của con người cũng được nâng cao, khát khao khám phá và chỉnh phục thế giới của con người ngày càng
mãnh liệt Nhận thức của con người cũng vậy, khơng chỉ bó hẹp trong
phạm vi những gì đã biết, mà ln tìm tịi khám phá những gì đang tổn tại
iết Quá trình tìm tịi, phát hiện những
điều mới của con người có sự hỗ trợ đắc lực của khoa học phát triển Mỗi
trong xã hội mà con người chưa
sự vật và hiện tượng mới được khám phá, phát hiện ra đều cần có tên gọi,
con người đã đặt cho nó tên gọi và tên gọi đó được xã hội cơng nhận Nhờ có tên gọi mà sự vật, hiện tượng tồn tại trong lí trí của chúng ta, giúp chúng ta phân biệt được các sự vật hiện tượng khác nhau Khi sự vật hiện
tượng được gắn cho một tên gọi thì tức là sự vật hiện tượng đó được nhận thức, có ranh giới, có đặc điểm riêng, có cá tính riêng và đời sống riêng
Trong thực tế, ngôn ngữ được chia thành những phân đoạn, mảnh đoạn;
mỗi phân đoạn, mảnh đoạn là một ý nghĩa biểu vật bởi ngôn ngữ là một
day liên tục đi từ thấp đến cao theo quan hệ tôn ti
Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ riêng và có một nền văn hóa riêng,
Trang 39Nội dung của ngôn ngữ phản ánh thực tai, hàm chứa những yếu tố văn hóa
của xã hội lồi người, hoạt động ngôn ngữ cũng như hoạt động tỉnh thần,
cả hai đều giúp cho xã hội phát triển
Giữa các cơng đồng người có sự mở rộng, giao lưu văn hóa bởi có
ngơn ngữ, ngôn ngữ được xem là phương tiện, cầu nối cho sự giao tiếp
giữa con người với nhau Mỗi sự vật, hiện tượng được gọi tên theo từng quan niệm của con người Sự lựa chọn đặc trưng thuộc tính nào của sự vật
hiện tượng để gọi tên, thói quen tâm lí dùng biểu trưng biểu vật ra sao, nét riêng trong liên tưởng chuyển nghĩa của từ là gì, đến cả cách quy loại khái
niệm của đối tượng được định danh đều có thể là những hiện tượng của những nét đặc trưng văn hóa dân tộc Ngôn ngữ dường như là sự biểu hiện
ra bên ngoài của linh hồn của dân tộc Ngôn ngữ của dân tộc là linh hồn
của nó và lĩnh hồn của đân tộc là ngơn ngữ của nó Khó lịng hình dung
được một cái gì giống nhau hơn thế
“Theo F.de Saussure thì ngơn ngữ có tính võ đốn, song sự phản ánh
nào chúng ta cũng có thể ít nhiều nhận ra được dấu ấn của con người qua cách gọi tên đó Qua những nhóm từ vựng cụ thể, từ chỉ nghề giữa các
phương ngữ, dấu ấn văn hóa con người của từng ngôn ngữ, từng vùng
phương ngữ được hiện lên Ngôn ngữ phản ánh hiện thực qua lăng kính
nhận thức tư duy của con người, do đó phân tích ngôn ngữ không chỉ là
phân tích cấu trúc chức năng của tín hiệu trong hệ thống mà còn cần chị
đến yếu tố con ngư
Chẳng hạn, cùng một sự vật có nghĩa: Bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt tráng thành tắm mỏng hình tron, rắc vừng lên rồi phơi khô, khi ăn thì
Trang 40hình lá đa); có nơi người ta gọi là bánh rráng (gọi theo phương thức làm bánh); có nơi gọi là bánh khơ (gọi theo tính chất của bánh)
Như vậy, một thực tế cho chúng ta thấy rằng, cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong các vùng miền khác nhau lại có thể có những tên gọi không giống nhau do chúng được được định danh khơng hồn tồn giống nhau Có điều này là do đặc điểm sự vật phân cắt gọi tên khác nhau giữa
các vùng miền Vậy, mỗi tên gọi và cách gọi tên của mỗi sự vật là một tÌ giới phân cắt chỉ tiết một sự vật cu thẻ, rất phong phú và đa dạng trong các vùng Tên gọi của sự vật rất gần gũi, gắn liền với đời sống và quan niệm của con người; quan niệm của mỗi người, mỗi địa phương về sự vật sẽ có
ảnh hưởng đến cách gọi tên cho sự vật đó Qua cách định danh cho sự vật,
ta có thể thấy được cách nhìn chủ quan của con người và sắc thái văn hóa
ẵn chìm sau tên gọi
Việc chúng ta nghiên cứu cấu tạo từ, cách định danh của từ sẽ gắn
én với nghiên cứu văn hóa, ngơn ngữ và tư duy con người Đó chính là cơ
sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi đi vào khảo sát đặc điểm cấu tạo và định danh của từ ngữ chỉ nghề dệt chiếu Long Định
Để làm điều đó một cách rõ ràng hơn, chúng tôi đi vào xét vốn từ liêu Long Định - Châu Thành - Tiền Giang trên những
ngữ chỉ nghề đệt ci