1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp mà chính phủ việt nam sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách trong 5 năm gần đây

27 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 539,5 KB

Nội dung

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

- -BÀI THẢO LUẬNMÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt

ngân sách.Lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây làm ví dụ minh họa

Giáo viên hướng dẫn:

Bộ môn: Kinh tế vĩ mô

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 8- 46K

HÀ NỘI

Trang 2

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để

giảm bớt thâm hụt ngân sách.Lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây làm ví dụ minh họa

Danh sách nhóm 8 lớp kinh tế vĩ mô

Lớp học phần:

● Trần Thị Mai

● Trần Đức Mậu

● Nguyễn Thị Minh

● Nguyễn Văn Minh

● Nguyễn Thị My ( nhóm trưởng )

● Nguyễn Thị Hà My ( thư kí )

● Đinh Văn Nam

● Lê Thị Nam

● Đoàn Thị Nga

Mục lục:

Lời mở đầu

● Phần một: Cơ sở lí thuyết tìm hiểu thâm hụt ngân sách

Phần hai: Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay.

○ Diễn biến thâm hụt ngân sách

○ Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách

● Phần ba: Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

○ Các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt ngân sách

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt Nếu tình trạngthâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực Việc Xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nókhông chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách đưa thâm hụt đến một mức nhất định Chính phủ Việt Namcũng không phải là một ngoại lệ Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều

Trang 3

nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam Vậy xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Các giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam hiên nay là gì?

Qua các số liệu cụ thể, các tài liệu tham khảo, và sự hướng dẫn của thầy giáo, nhóm chúng tôi đã hoàn thành xong bài thảo luận Trong quá trình làm thảo luận, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những sai sót

Rất mong được sự giúp đỡ chân thành của thầy cô và các bạn!

Nhóm 8

Phần Một: Cơ sở lí thuyết Tìm hiểu thâm hụt ngân sách.

1 Khái niệm ngân sách nhà nước:

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ

2 Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước:

2.1 Thu ngân sách nhà nước: Chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung

một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gialàm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình Các nguồn thu chính:

 Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông

- phân phối hàng hóa, thu từ hoạt động dịch vụ

 Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ của ngoại quốc

2.2 Khái niệm:

Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước

3 Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước:

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và

thâm hụt chu kỳ.

 Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến

của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,

Trang 4

 Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa

là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví dụ khi nền kinh tế

suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi

chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên

Phần hai: Thực trạng thâm hụt ngân sách

nhà nước Việt Nam hiện nay.

1.Diễn biến thâm hụt ngân sách

Tổng chi cân đối ngân sách nhà

Thực tế trong những năm qua chúng ta đã kiểm soát được mức độ chi ngân sách nhà nước ở mức giới hạn cho phép ( không quá 5% GDP trên năm) và nguồn vay chủ yếu là chi cho đầu tư phát triển Ngoài ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí, chi đầu

tư phát triển Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lí cân đối ngân sách nhà nước cũng như kiểm soát vấn đề bội chi ngân sách nhà nước

Dưới đây chúng tôi xin đưa các số liệu về cân đối dự toán ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (từ năm 2007 đến 2009)

Trang 5

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007

Đơn vị tính: tỷ đồng.

C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC

357.400

3 CHI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP KINH TẾ - XÃ

HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, QUẢN LÝ

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN

THỂ (1)

174.550

4 CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO

NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC

Trang 6

1 VAY TRONG NƯỚC 43.000

Dự toán thu ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 281900 tỉ đồng; phấn đấu cả năm ước đạt 287900 tỉ đổng, vượt 2,1% (6000 tỉ đồng) So với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm

2006 Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao, quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như sản lượng dầu thô, thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để bình ổn giá cả thị trường… thì kết quả thu như vậy là tích cực Dự toán chi quốc hội quyết định là 357400 tỉ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi

từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19000 tỉ đồng); ước cả năm đạt 368340 tỉ đồng, tăng 3,1% (10940 tỉ đồng) so với dự toán bằng 32,3% tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006

Bộ chi ngân sách năm 2007 được quốc hội quyết định là 56500 tỉ đồng ước cả năm là 56500 tỉđồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo thống kê tài chính CP-GFS là 1,7% GDP bằng mức quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay bù đắp bộ chi đúng với dự toán năm.)

Thực hiện nghị quyết của quốc hội trong chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2007 dự kiến sẽ dành 9080 tỉ đồng (ngân sách trung ương 7000 tỉ đồng, ngân sách địa phương 2080 tỉ đồng) kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương Đến 31/12/2007 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 35,9% GDP dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008

Đơn vị tính:tỷ đồng.

A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323,000

3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 64,500

B Thu kết chuyển từ năm trước sang 9,080

C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 398,980

Trang 7

1 Chi đầu tư phát triển 99,730

3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng,

đoàn thể

208,850

Nguồn bù đắp bội chi

Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 là 323000 tỉ đồng phấn đấu cả năm đạt

399000 tỉ đồng, vượt 23,5% (76000 tỉ đồng so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm

2007, đạt tỉ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP, ;loại trừ yếu tố tăngthu do tăng giá dầu thô thì đạt tỉ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và phí đạt 21,6% GDP) chính phủ tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu ngân sách năm 2008

Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 398900 tỉ đồng ước thực hiện cả năm đạt 474280 tỉ đồng vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007

Bộ chi ngân sách nhà nước năm 2008 quốc hội quyết định là 66900 tỉ đồng Ước cả năm bộ chi ngân sách thực hiện là 66200 tỉ đồng bằng 4,95% GDP khi xây dựng kiểm toán Đến ngày

31/12/2008 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 33,5% GDP dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 27,2% GDP trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn địnhcác chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Công tác tài chính ngân sách năm 2008 còn những khó khăn tồn tại

Trang 8

Thu ngân sách tăng nhưng chưa vững chắc chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu Thu ngân sách những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát điều hành dự toán ngân sách nhà nước được giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu chính phủ còn chậm

Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả, một số nơi chưa thật sự quán triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2009

Đơn vị tính: tỷ đồng

A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 389,900

3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu

88,200

C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 491,300

3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính

269,300

Trang 9

Tỷ lệ bội chi so GDP 4.82%

E Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà

Dự toán thu ngân sách nhà nước: dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 là

389900 tỉ đồng,đạt tỷ lệ động viên 23%GDP trong đó từ thuế phí và lệ phí là 21,5% GDP là mức động viên tích cực

Về cơ cấu thu năm 2009 dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tổng thu ngân sách nhà nước, thu dầu thô chiếm 16,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 22,6% tông thu cân đối ngân sách nhà nước

Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát ổn định vĩ mô, đảm bảo các nguyên tắc:

-Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điêu chỉnh tiền lương, các khoản tăng chi theo tiền lương

- Bố trí tăng chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và chủ động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh, bố trí đảm bảo chi trả nợ theo đúng cam kết

- Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục -đào tạo -dạy nghề y tế, khoa học -công nghệ,văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, nông nghiệp nông thôn …theo nghị quyết của đảng, quốc hội -Đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để tiết kiệm, tiếp tục rà soát thắt chặt chi xây dựng, bố trí dự toán chi thường xuyên cho các bộ các cơ quan trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%GDP Dự toán chi ngân sách năm 2009 là 491300 tỉ đồng, tăng 23,1% so với dự toán năm 2008: số tăng chi này tập trung cho các nhiệm vụ chính

Trang 10

Về chi ngân sách nhà nước đã bố trí theo hướng cơ cấu lại các khoản chi tập trung chi cho an sinh xã hội, đầu tư phát triển con người thông qua giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, đồng thời thực hiện điều chỉnh tiền lương ở mức cao hơn so với lộ trình đã được duyệt

Được xây dựng trong bối cảnh cơ sở dự báo tình hình kinh tế vãn còn khó khăn, diễn biến thất thường của thị trường và các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn tiếp tục thực hiện, việc điều chỉnh chính sách thuế tạo thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh nhưng bước đầu làm giảm thu ngân sách nhà nước

Về cân đối ngân sách nhà nước:

Bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,82% GDP (giảm 3700 tỉ đồng so với tính bội chi ở mức 5%) để góp phần kiềm chế lạm phát

Những vấn đề cần có giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện:

Về thu ngân sách nhà nước: dự toán xây dựng vẫn còn chứa đựng các yếu tố rủi ro, chưa lường hết, trong đó: thu nội địa từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh thu dầu thô phụ thuộc vào yếu tố sản lượng và đặc biệt là yếu tố giá dâng có biến động khó lường

Dự toán chi ngân sách nhà nước da thực hiện cơ cấu lại để tăng cường an sinh xã hội, nhưng vẫn còn khó khăn: dự toán chi đầu tư phát triển NSTW bố trí tăng 10,1% so với dự toán năm

2008, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, đòi hỏi phải rà soát, lựa chọn công trình, dự án quan trọng để triển khai thực hiện Đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực đầu vào tư từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

● Một số nhu cầu chi chưa có khả năng bố trí đủ theo yêu cầu, như chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi, chi thu hồi vốn ứng theo kế hoạch …trong quá trình điều hành, trường hợp

có tăng thêm thu NSTW sẽ bổ sung nguồn xử lý

● Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đã bố trí giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, nhưng mức giảm chưa nhiều do nhu cầu an sinh xã hội và đầu tư phát triển còn lớn Nếu giảm tiếp mức bội chi ngân sách thì sẽ phải giảm chi đầu tư phát triển, hiện đang rất khó khăn

Trang 11

● Dự toán chi thường xuyên bố trí cho các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương ngoài các khoản tăng chi theo chính sách, chế độ và nhiệm vụ mới phát sinh, các khoản chi còn lại không tăng so với dự toán năm 2008 trong khi giá cả tăng là khó khăn lớn, đòi hỏi các bộ, cơ quan trung ương phải tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp sử dụng hiệu quả kinh phí và tiết kiệm chi

Dự phòng ngân sách nhà nước bố trí đạt 2,8% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó dự phòng NSĐP bằng 3,5%, đảm bảo dự phòng của các địa phương ở mức 3-4%, dự phòng NSTW 2,4% tổng chi NSTW, mức bố trí này là rất mỏng so với yêu cầu chủ động phòng chống thiên tai dịch bệnh và xử lý các nhiệm vụ đột xuất khác phát sinh trong năm

2 Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách.

Dựa vào hai loại thâm hụt trên ta có 2 nguyên nhân cơ bản gây thâm hụt ngân sách nhà

nước:

 Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước

Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng

mức thâm hụt NSNN Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà

nước thì mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ

cấu thu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu

 Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinh doanh Khủng hoảng làm cho

thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó

khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên Ở giai

đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng

tương ứng Điều đó làm giảm mức thâm hụt NSNN Mức thâm hụt do tác động của chu

kỳ kinh doanh gây ra được gọi là thâm hụt chu kỳ

Phần ba: Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt ngân sách

Trang 12

1.Biện pháp phát hành tiền

a Giới thiệu phương pháp

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mìnhbằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đấtnước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ sốthâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiệnnhững mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiếnđến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát

Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mứcsản lượng tiềm năng ) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cáchtăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượngthực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng,hậu quả là làm tăng lạm phát

b Thực trạng phát hành tiền bù đắp thâm hụt ở nước ta

Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta vô cùng yếu kém, thu khôngđủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng cao quá mức, chitiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính Tuy nhiên, mứcthâm hụt quá lớn khiến việc bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoàinước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành

Đơn vị: tỷ đồngNăm Phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách

Trang 13

ăn, tỷ lệ chi đầu tư phát triển lại quá lớn và nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách lại chủ yếu

do phát hành tiền như trên chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạmphát phi mã trong giai đoạn 1986-1990

c Ưu nhược điểm

- Ưu điểm:

Ngày đăng: 23/05/2014, 21:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 - Các biện pháp mà chính phủ việt nam sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách trong 5 năm gần đây
Bảng c ân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 (Trang 5)
Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 - Các biện pháp mà chính phủ việt nam sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách trong 5 năm gần đây
Bảng c ân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 (Trang 6)
Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 - Các biện pháp mà chính phủ việt nam sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách trong 5 năm gần đây
Bảng c ân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w