CHÚ THÍCH: 1. Môtơ. 2. Dây curo. 3. Bơm. 4. Lưới tách mật. 5. Phễu nạp liệu. 6. Trục chính. 7. Vỏ ngoài. 8. Vỏ trong.
Máy ly tâm gián đoạn, những sự cố thường gặp và xử lý:
Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý
Lưới bị bít lỗ không tách mật được. Do các hạt đường nhỏ lọt kẽ làm bít lỗ lưới. Dùng nước nóng rửa, dưới lực ly tâm tác dụng làm đường tan dần và văng ra thông lỗ lưới. Máy chạy bị rung giật
mạnh.
Do nạp liệu không đều làm cho trục quay không đồng tâm sinh ra rung động, hoặc ổ bi bị mòn.
Nạp nguyên liệu đều, thay mới ổ bi.
Máy đang hoạt động có tiếng động lạ.
Do có vật lạ trong đường non làm cho va đập trong thùng quay.
Dừng máy lấy vật lạ ra.
Động cơ không hoạt động.
Mất nguồn điện, bộ khởi động bị hỏng, bị kẹt.
Kiểm tra tìm nguyên nhân hư hỏng, báo bộ phận điện, cơ khí sửa chữa.
Khí xông không thoát
được, trào ra vỏ. Do bơm hút khí xông bị hỏng.
Báo bộ phận có trách nhiệm sửa chữa.
Nước rửa không đủ hay quá dư mà không khống chế được.
Nghẹt các vòi phun hay rò đường ống.
Nếu nghẹt dùng que kim loại để thông, bị rò thì hàn kín hay thay mới.
Các thông số kỹ thuật:
+ Thời gian: 5 – 7 phút/mẻ. + Công suất: 500 kg/mẻ.
+ Độ tinh khiết của đường saccharose hiện nay: 99.7%.
+ Công suất động cơ: 30Kw, có 4 cấp độ quay: 150 – 200 vòng/phút, 250 – 400 vòng/phút, 400 – 600 vòng/phút, 600 – 1000 vòng/phút.
+ Độ ẩm: 0.05%.
2. Ly tâm B, C (ly tâm liên tục): 2.1. Chuẩn bị:
−Lỗ lưới có thông suốt sạch sẽ không. −Đường non có bám trên lưới không. −Kiểm tra trong máy có vật lạ không.
−Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn vào ổ trục có đầy đủ không.
−Kiểm tra các béc phun nước rửa lưới có bị nghẹt và phun đều không.
2.2. Vận hành:
−Đóng Aptomat trong tủ điều khiển.
−Nhấn nút ON trên bàn thao tác lúc này máy bắt đầu hoạt động. −Mở van nước nóng rửa lưới sàng đảm bảo không có đường tích tụ.
−Mở van hơi nước tiến hành gia nhiệt độ ống trung tâm, nguyên liệu vào và lưới sàng khoảng 2 – 3 phút để đường non chuyển động dễ dàng.
−Khi máy đạt đến vận tốc làm việc ổn định, kiểm tra hệ thống máy làm việc xem có khác thường không (khoảng 3 phút). Máy hoạt động bình thường bắt đầu cho nguyên liệu vào. Cho nguyên liệu vào từ từ, tăng dần đều đạt công suất.
−Điều chỉnh lượng nước rửa cho phù hợp với tinh độ đường non, đảm bảo đường ly tâm ra phải khô, lượng mật tách ra không còn hạt đường, kết hợp với số liệu phân tích của KCS mà điều chỉnh lượng nguyên liệu vào, lượng nước và lượng hơi cho phù hợp nhất.
2.3. Dừng máy:
Phải ngưng cho nguyên liệu vào, xông hơi rửa nước nóng trên bề mặt lưới và trong thân máy cho sạch sẽ đảm bảo không còn đường tích tụ. Nếu còn đường bám trên bộ phận làm việc của máy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lần làm việc tiếp theo. Sau đó nhấn OFF trên bàn.
2.4. Quan sát, kiểm tra trong quá trình mở máy:
−Thường xuyên kiểm tra đường ly tâm ra trên ống lấy mẫu, kết hợp số liệu của KCS để điều chỉnh.
−Định kỳ sờ trên vỏ máy để xem có rung động lớn không. Nếu có thì dừng máy để kiểm tra, khắc phục.
−Thường xuyên lắng nghe xem có âm thanh lạ của máy, của động cơ hay không. −Thường xuyên quan sát dòng điện định mức của động cơ, nếu vượt mức do sự
không bình thường thì báo kíp trưởng xử lý. −Vô dầu bôi trơn ổn định.
CHÚ THÍCH 1. Phiễu nạp liệu. 2. Trục chính. 3. Vỏ ngoài. 4. Vỏ trong. 5. Thoát mật. 6. Bơm.
7. Đáy xuống đường. 8. Trục truyền động. 9. Moto.
10. Puli truyền động. 11. Lưới tách mật.
Các sự cố và cách xử lý trong thiết bị ly tâm liên tục:
Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý
Bị đứt dây curo Do dùng lâu ngày Thay dây curo Cháy động cơ Do chạy lâu ngày Lắp môtơ dự phòng
Rách lưới Do dùng lâu ngày Thay lưới
Các thông số kỹ thuật:
+ Số lượng: 5 máy. + Công suất: 5 tấn/giờ.
+ Vòng quay: 1500 vòng/phút. + Số ngăn: 8 ngăn.
+ Thể tích: 180 m3.
+ Nhiệt độ lắng: 98 – 100 oC.
PHẦN IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG I. An toàn lao động theo thiết kế nhà máy:
- Căn cứ bản vẽ bố trí tổng mặt bằng, quan hệ các gian máy xem xét đến lưu trình sản xuất còn phải xem xét hướng các gian xưởng là huớng Nam – Bắc để giảm ánh sáng (nắng) tây ở phía Nam, chiếu sáng thông gió tốt.
- Các máy gian xưởng chủ yếu đều có cửa trời để thông gió, tản nhiệt tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân.
- Thiết kế bố trí công nghệ, chọn máy cố gắng giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, thao tác sửa chữa dễ dàng. Đối với các đường ống và thiết bị tản nhiệt thì phải nghĩ tới việc bảo ôn và cách nhiệt.
- Trong gian máy, một bộ phận nơi sản xuất thiếu ánh sáng phải dùng đèn chiếu sáng 36V, bảo đảm an toàn trong bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
- Gian sàng chọn và kho thành phẩm phải có cửa sổ 2 lớp (kính và lưới không gỉ để ruồi, muỗi không vào). Mặt đất phải lát đá để tiện vệ sinh.
- Các thiết bị sản xuất cùng hoạt động, nên thiết bị xử lý nguyên liệu, ép và hệ thống làm khô đường cát có khóa điều khiển, đều có công tắc điện tập trung hoặc công tắc tại chỗ. Thiết bị điện có dây tiếp đất bảo vệ, các vật kiến trúc cao quá 15m phải có chống sét đề phòng tai nạn cho con người.
II. Quy trình vận hành an toàn điện:
1. Quy tắc an toàn sử dụng điện:
- Khi làm việc với các thiết bị điện cần cắt nguồn điện.
- Khi làm việc với phần mang điện phải đứng trên ghế gỗ khô và dùng kiềm cách điện để thao tác, cấm chạm vào các vật dẫn (kể cả đất).
- Khi di chuyển các thiết bị điện đang làm việc, các dây dẫn có điện phải cắt nguồn điện. - Với các thiết bị mới hoặc để lâu ngày mới dùng lại không được sờ vào vỏ kim loại, lõi thép mà phải sử dụng bút thử điện để kiểm tra.
- Phải thường xuyên kiểm tra dây nối đất nhất là đầu và cuối mùa mưa.
2. Cấp cứu người bị điện giật:
- Khi có người bị điện giật cần phải cấp cứu theo trình tự sau:
- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách tốt nhất: cắt mạch điện, cắt cầu dao, cầu chì, dùng thanh tre hay gỗ gạt dây điện nối khỏi nguồn.
- Dùng các vật cách điện để tiếp xúc với nạn nhân hoặc đứng trên ghế gỗ, thảm cách điện đưa nạn nhân ra ngoài.
- Nếu nạn nhân ở trên cao, khi tắt nguồn cần đề phòng nạn nhân ngã xuống đất.
- Nếu nạn nhân khó thở, ngất, tim ngừng đập phải thực hiện cấp cứu tại chỗ, đặt nạn nhân nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, cởi găng giầy, sau đó hô hấp nhân tạo.
- Việc cấp cứu phải được bền bỉ đến khi nạn nhân tỉnh lại, nếu nặng quá phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
PHẦN V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ