CHÚ THÍCH: 1. Thiết bị giảm tốc bánh vít
2. Ổ trục lót có gò lồi 3. Thiết bị thao tác tay 4. Môtơ
5. Ổ trục cuối
6. Cửa chặn đường non 7. Thâ máy
8. Thiết bị khuấy 9. Thiết bị làm lạnh
Các sự cố và cách xử lý trong trợ tinh:
Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý
Động cơ bị cháy Do chạy lâu ngày Lắp môtơ dự phòng Điện lưới cúp Điện không ổn định Quay tay
Các thông số kỹ thuật:
+ Thời gian trợ tinh A: 2 – 4 giờ. + Thời gian trợ tinh B: 4 – 6 giờ. + Thời gian trợ tinh C: 8 – 10 giờ.
C. LY TÂM:
Mục đích:
Đường non sau khi trợ tinh bao gồm các tinh thể và mẫu dịch. Để thu hồi được các tinh thể đường thuần khiết, ta phải sử dụng máy ly tâm để tách riêng mật và tinh thể. Vậy ly tâm là giai đoạn tách tinh thể ra khỏi mật bằng lực ly tâm trong các thùng quay với tốc độ cao, sau khi ly tâm nhận được đường và mật.
Máy ly tâm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vào năm 1995, với nguyên liệu là thép CT3.
I. Sơ đồ quy trình công đoạn ly tâm thành phẩm: Nồi nấu A Đường non A Ly tâm A Sàng rung sàn sấy Băng tải đường Sàng phân loại Bụi đường A Phối trộn Đường không đạt Mật C Đường đạt tiêu chuẩn Thành phẩm Mật A1 Nấu đường C Trợ tinh C Đường non C Ly tâm C Hồi dung C Nấu đường B Trợ tinh B Đường non B Ly tâm B Hồi dung B Đóng bao Nước chè trong Silô chứa Đuờng C Đường B Silô chứa Mật A2 Kho >32% ≤ 32% Bột ngọt Trợ tinh A
II. Quy trình hoạt động của công đoạn ly tâm thành phẩm:
1. Ly tâm A (ly tâm gián đoạn): 1.1. Nạp nguyên liệu:
Khởi động cho máy chạy với tốc độ 110 vòng/phút, khoảng 10 giây thì tăng lên 220 – 300 vòng/phút thì bắt đầu xả đường vào máy. Khi thấy đường non phân phối đều xung quanh thùng quay thì ngừng lại.
1.2. Ly tâm phân mật:
Sau khi ngừng nạp nguyên liệu, mở máy chạy hết tốc độ máy, dưới tác dụng của lực ly tâm, mật được tách ra khỏi đường xuyên qua lưới ra ngoài gọi là mật nguyên (mật nâu).
1.3. Rửa đường (rửa nước và hơi):
Giai đoạn rửa nước: sau khi nhìn ở kiếng thấy mật chảy ra rất ít thì dùng nước nóng khoảng 70 – 80 oC rửa lớp mật còn lại trên tinh thể đường, lượng nước dùng khoảng 1.2 – 2% so với lượng đường non. Mật thu được là mật trắng (mật rửa).
Giai đoạn rửa hơi: sau khi rửa nước xong ta bắt đầu rửa hơi, khi dùng hơi rửa nó đẩy lớp nước còn lại trong đường làm đường khô hơn. Ngoài ra hơi vào còn tỏa nhiệt ngưng tụ thành nước và nước đó rửa đường một lần nữa. Áp lực hơi khoảng 3 – 4kg/cm2, lượng hơi dùng là 2 – 3% so với lượng đường non A.
1.4. Xả đường:
Sau khi hơi rửa xong thì cho ngừng máy và mở cửa đáy xả đường xuống sàng rung và sàng sấy.
Nguyên tắc vận hành:
Chuẩn bị:
− Kiểm tra dầu bôi trơn, lưới rửa sạch hay chưa. − Kiểm tra xem có vật lạ trong máy không. − Mở van nén khí, nhả hết phanh hãm.
−Khởi động chạy máy không tải đến tốc độ lớn nhất để kiểm tra xem máy có bị rung hoặc có tiếng động lạ không. Sau đó dừng máy để chuẩn bị hoạt động.
− Kiểm tra hệ thống phân mật A1 (mật nguyên), mật A2 (mật rửa).
Vận hành:
−Khởi động quạt hút khí.
−Nhả phanh hãm, khởi động môtơ ở tốc độ 200 vòng/phút.
−Tốc độ tăng lên 1000 vòng/phút. Quan sát qua kính thấy quá trình tách mật nguyên gần xong, mở van để rửa nước, sau đó xông hơi và bật công tắc chuyển sang mật A2.
−Sau khi xông hơi, đóng van hơi, giảm tốc độ dừng động cơ.
−Ấn nút phanh hãm để dừng máy, nâng nắp đậu lên để xuống đường. −Sau khi xuống đường đậy nắp lại, chuyển máng phân mật sang mật A1.
1.5. Ngừng máy:
−Vệ sinh sạch sẽ đường trong máy.
−Đóng van nén khí, tắt quạt hút khí, tắt điện.