CHÚ THÍCH 1. Hơi thứ.
2. Kính quan sát. 3. Đo nhiệt độ áp lực. 4. Đo nhiệt độ trong nồi. 5. Van phóng không ngưng. 6. Bộ phận lấy mẫu. 7. Hơi vào. 8. Buồng đốt. 9. Ống cấp liệu. 10. Ống nhập liệu. 11. Van xả đáy. 12. Xả đường.
13. Thoát nước ngưng. 14. Ống gia nhiệt.
15. Bộ phận thu hồi đường. 16. Buồng bốc.
17. Van xả khí không ngưng. 18. Cửa để sửa chữa.
Thiết bị này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được sản xuất năm 1995 với nguyên liệu đươc làm bằng thép CT3.
Các thông số kỹ thuật:
+ Số lượng: 7 nồi (6 nồi nấu, 1 nồi dự phòng). + Độ chân không: 600÷650 mmHg.
+ Nhiệt độ nấu: 60 – 650C. + Diện tích truyền nhiệt: 146m2. + Đường kính van xả đường: 600mm. Áp lực hơi đốt:
− Nấu non A: >0.1kg/cm2. − Nấu non B, C: >0.2kg/cm2.
Các sự cố và cách xử lý trong khi nấu đường:
Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý
Ngụy tinh
+ Do hệ số quá bão hòa thay đổi.
+ Tinh thể đường còn sót trong nồi.
+ Hạ chân không.
+ Cho nước nóng vào làm tan ngụy tinh đến trạng thái bình thường thì tiếp tục nấu.
Hạt bị dính chùm Do sự đối lưu kém hoặc hạt
giống bị dính chùm Đem đi hòa tan và nấu lại.
Chân không bị mất
+ Thiếu nước làm lạnh cho tháp ngưng tụ.
+ Hệ thống bơm chân không hoặc ống dẫn bị xì, hở.
+ Cung cấp nước làm lạnh cho tháp ngưng tụ.
+ Sửa chữa bơm chân không, kiểm tra và khắc phục kịp thời những vị trí bị xì, hở hoặc đổi cái mới.
Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý
Nồi đường không sôi.
+ Chân không bị tụt. + Hơi cung cấp không đủ. + Khí không ngưng lại nhiều.
+ Nguyên liệu loãng lạnh.
+ Cũng cố và duy trì chân không. +Cung cấp đủ áp lực hơi.
+ Xả khí không ngưng.
+ Chỉnh lý lại liều lượng và giảm chất nguyên liệu.
Nước ngưng tụ có
đường. Ống truyền nhiệt độ bị bể.
Nếu nước ngưng tụ nhiễm ít đường ta tiếp tục nấu xong nồi đó rồi ngừng nấu sửa chửa lại.
Đường non quá đặc không xuống được.
Cô đặc quá nồng độ Bx quy định.
Mở van hơi xông cho đường non loãng bớt. Nếu không xả được dùng van xả đáy, kéo chân không, mở hơi, thêm nước nóng nấu lại điều chỉnh đến độ Bx đúng quy định.
Đang nấu nồi đường bị rung.
+ Thủy kích (nước ngưng tụ thoát ra không kịp).
+ Đường non quá đặc.
+ Xả nước ngưng tụ, đóng bớt van hơi.
+ Điều chỉnh lại độ Bx đường.
B. TRỢ TINH: 1. Mục đích:
Sau khi nấu đường, đường non sẽ đưa xuống thùng chứa có cánh khuấy để làm nguội dần và nuôi dưỡng tinh thể đường to thêm.
2. Thao tác:
Với chế độ nấu A, B, C thì đường non A, B, C có tiếp tục nấu lại trong dây chuyền, cho nên thời gian trợ tinh không nhiều (từ 1 – 4 giờ), nhiều lúc chỉ có tác dụng như thùng chứa.
Sau khi nấu non A xong, dung dịch sẽ được chuyển sang thùng trợ tinh A, đường non sau khi nấu ở giai đoạn cuối có kích thước tinh thể lớn, nồng độ cao, độ nhớt lớn làm giảm sự đối lưu của đường trong nồi. Các yếu tố này đã cản trở sự hấp thụ dịch đường của tinh thể đường trong mẫu dịch. Nếu tiếp tục nấu trong thiết bị nấu đường thì tốc độ kết tinh rất chậm, ảnh hưởng đến màu sắc của đường thành phẩm.
Vì vậy ở giai đoạn này sẽ tạo cho tinh thể đường có điều kiện hấp thu, tiếp xúc với các phân tử đường còn lại trong mẫu dịch, hay nói cách khác, mục đích của trợ tinh A là tiếp tục lấy lượng đường saccharose còn sót lại trong dung dịch. Hạ nhiệt độ của mẫu dung dịch, thu hồi và giảm tổn thất đường, đảm bảo của đường thành phẩm.
cao, đường khử nhiều nên Ap thấp, không thể hồi dung nấu lại. Do đó, cần phải trợ tinh để vận dụng hết lượng đường còn lại, nâng cao hiệu suất thu hồi đường và giảm tổn thất đường.
3. Loại trợ tinh:
− Trợ tinh ngang dùng để trợ tinh đường non A, B. − Trợ tinh đứng dùng để trợ tinh đường non C.
Cấu tạo trợ tinh ngang: Hình chữ U, bên trong có cánh khuấy được đặt nghiêng. Hệ thống cánh khuấy giúp cho quá trình trợ tinh nhanh hơn, để cho đường đừng kết tinh trên bề mặt thùng.
Cấu tạo trợ tinh đứng: Hình trụ, bên trong có 2 ống xoắn dẫn nước lạnh và nước nóng. Cũng có cánh khuấy. Nhiệt độ nước lạnh 30oC, nhiệt độ nước nóng :70 – 80oC.
Nguyên tắc hoạt động:
Hoạt động trợ tinh ngang và đứng tương tự nhau, chủ yếu dựa vào cánh khuấy để làm nguội đồng đều lượng đường non có trong thùng trợ tinh để giúp kết tinh đường nhiều hơn. Giúp tinh thể đường hấp thụ đường trong mẫu dịch một cách đều đặn.
Cánh khuấy giúp cho mẫu dịch trong đường non được liền nhau, tránh tạo tinh thể giả, cánh khuấy quay với tốc độ 0.5 vòng/phút. Nhiệt độ sau khi làm nguội có nhiệt độ từ 36 – 45oC.
Thông số kỹ thuật:
a. Trợ tinh ngang:
+ Làm nguội bằng không khí.
+ Tốc độ cánh khuấy: 0.5 vòng/phút. + Thời gian trợ tinh:
Non A: >2 giờ. Non B: >4 giờ.
+ Nhiệt độ sau khi làm nguội: 36 – 450C
b. Trợ tinh đứng:
+ Nhiệt độ đường non C khi ra khỏi thiết bị trợ tinh là: 50 – 55 oC. + Tốc độ cánh khuấy: 1 – 1.5 vòng/phút.
+ Thời gian trợ tinh: 16 giờ.
4. Thùng trợ tinh đứng:
Thùng trợ tinh đứng được chế tạo từ Trung Quốc vào năm 1995, được làm từ thép CT3.
4.1. Nguyên tắc vận hành:
−Kiểm tra các van có hoạt động đóng mở tốt không. −Kiểm tra đường ống có bị tắt nghẽn không.
−Kiểm tra hệ thống nước nóng, lạnh có hoạt động tốt không. −Kiểm tra có vật lạ trong bồn không.
4.2. Hoạt động bình thường:
−Đóng nắp đáy, tất cả các van lại.
−Khởi động động cơ cho cánh khuấy quay, chạy không tải khoảng vài phút, nếu bình thường để hoạt động luôn.
−Mở bơm đường non C bơm vào thùng.
−Mở van nước nóng, lạnh để tạo dòng đối lưu.
−Đến khi đường non dâng lên tới mặt thoáng ống chảy tràn tháo bộ phận ly tâm để hoạt động.
−Sau đó tùy công suất ly tâm mà ta điều chỉnh van bơm nguyên liệu vào cho cân đối.
4.3. Ngừng máy:
−Ngừng bơm đường non vào bồn trợ tinh đứng.
−Nếu ngừng trong thời gian dài, ta tiến hành bơm đáy để vét sạch đường trong thùng.
−Bơm nước nóng vào để rửa đường, vệ sinh thùng chứa. −Tắt hệ thống nước đối lưu, tắt cánh khuấy.
−Tháo nắp đáy, xả bỏ nước, vệ sinh sạch.