1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh phần 1

176 28 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KINH TE

PGS.TS HOANG VAN HAI VATS DANG THỊ HƯƠNG (Đồng chủ biên)

GIÁO TRÌNH

VAN HOA DOANH NGHIỆP VA DAO ĐỨC KINH DOANH

Trang 2

GIAO TRINH VAN HOA DOANH NGHIEP

Trang 3

TAP THE TAC GIA

PGS.TS Hoàng Văn Hải

TS Dang Thi Huong

TS Đỗ Vũ Phương Anh

T5 Bùi Thị Quyên

Trang 4

MỤC Lục

LỜI MỠ BẦU ‘ _ Ð _

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐOANH NGHIỆP _-

TÌNH HUỐNG MỞ ĐẦU so ben T2

1.1 KHÁI NIỆM, YẾU TỔ CẤU THÀNH VÀ VAITRÒ CỦA VAN HOA 12 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ VNI TRỊ CỦA VĂN HĨA KINH DOANH

13 KHÁI NIỆM, BIẾU BIEN VA VAITRO CUA VAN HOA DOANH NGHIỆP

TÓM TẤT (HƯƠNG 1 sani <n

CAU HO) ON TAP CHƯƠNG1 S222 60

TINH HUONG CUỐI CHƯỚNG 1 am 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯỚNG1 -se= 7 64 " (hương? “

CÁC Mơ HÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP ˆ

TÌNH HUỐNG MỞ ĐẦU „ TH rereeeerrererreeereeeeeouf

3 1.IMƠ BÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIEP COA EDGAR HL SCHEIN sconces 68

2.2, MO HINH VAN HOA DOANH NGHIỆP CUA ROGER HARRISON VA CHARLES HANDY 72

23.MƠ HÌNH VĂN HOA DOANH NGHIỆP CUA KIM CAMERON VA ROBERT QUINN - 2,4, MO HINH VAN HOA DOANH NGHIEP CUA DANIEL R DENISON

25 BANH GIA MO.HINH VAN HÓA DOANH NGHIỆP

Trang 5

TOM TAT CHUONG 2 nsssstunustsisisiriinnunmintinnnnnninunsenaees 100

CAU HOI ON TAPCHUONG 2 7 102

TINH HUGNG CUGE CHUONG 2 ssstsinnsninnmmtuiiininunninnssisunnees 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUGNG 2 106

Chương 3

XÂY DUNG VAN HOA DOANH NGHIỆP

TINH HUONG M6 ĐẦU 7 sssnnstaststaneetieescsosetetssnsneneustn 108

3,1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIEP

3.2 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU BIEN HINH VỀ XÂY DỰNG VAN HOA 109

00 2535 Ẻ ẻắa 153

3.3 VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG VÀ LƯU Ý TRÓNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐOANH NGHIỆP 161

TOM TAT CHUONG 3 HA HH HH hgHertrtttrtrrtrrrtrreeereea 171 CÂU HỏI ÔN TẬPCHƯƠNG 3 1.222-7E8eseei 173

TÌNH HUỐNG CUỐI CHUONG 3., sssssmnennnnnnsssiinnne 174

TAI LIEU THAM KHẢO CHƯỚNG3 S011 5555ss5 176

Chương 4

TONG QUAN VE DAO ĐỨC KINH DOANH TINH HUONG MO BAU os

4.1 KHÁI NIỆM “ĐẠO ĐỨC”VÀ”“ĐẠO ĐỨC KÍNH DOANH”, 4.2 CAC CHUAN MUC BAO BUC KINH DOANH

seve 178

4.3 CÁC BIỂU HIỆN (ỦA ĐẠO ĐỨC KINH D0ANH 222-2222 200

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 _ 210

CÂU HÔI ÔN TẬP CHƯƠNG4 „211

TÌNH HUỐNG CUỐI CHƯƠNG4 0 81220 sse 212

Trang 6

wey Chương 5

CÁC TRIẾT LY DAO DUC TRONG KINH DOANH

TINH HUGNG MO DAU ssscsssssssssenennensisntstisstnnnneninssssiinnnaerninenninnnanesan 216

5.1 KHÁI NIỆM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA THÍI LÝ ĐẠO ĐỨC -ceeree 218 5.2 CÁC TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH D0ANH - khi preeeretrrrtrmirrerree 12

TOM TAT (HƯƠNG 5 “ ˆ „237

CÂU HÔI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 «se Á eeererrel 239

TÌNH HUỐNG CUỐI CHƯƠNG 5 .ÔÔÔÐ 240

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 ceeeeeerermrrrrrmrrrmrereen 242

Chương 6

KAY DUNG DAO DUC KINH DOANH

TINH HUGNG MG DAU a! 244

6.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CŨA CHƯƠNG TRINH BA0 BUC KINH Doan mm 248 6.2, XÂY DUNG CHUONG TRINH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ceeerrrreeeermree 251 TÓM TẤT CHƯƠNG 6 eeeesieeertirrirrrrirrrirerrrrrimirtri 286

CẤU HỗI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 288

Trang 8

LỮI MỬ ĐẦU

ân loại đang bước vào kỷ nguyên thông tin và tri thức với SỰ bùng nổ của cuộc Cách mạng cộng nghiệp 40 Để tồn t tại và phát triển trong ký nguyên này, các cá nhân, tổ chức, quốc gia đều

có những cơ hội và thách thức mới, chưa có tiền lệ Vì vậy, để tận dụng

cơ hội cũng như vượt qua thách thức thì cần phải phát huy được sức mạnh mềm bởi công nghệ sẽ trở nên phổ biến đồng loạt và đễ đàng nhờ các thành tựu của cuộc Cách mạng công, nghiệp 40.:

Sức mạnh mềm được nói đến nhiều nhất chính là văn hóa,

trong đó các doanh nghiệp sẽ là chủ thể tiên phong trong việc sử dụng văn hóa để tạo nên lợi thế cạnh tranh động nhằm phát triển

bên vững :

'đong bối cảnh đó, việc trang bị chơ sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh những tíi thức nền tảng, cập nhật về văn hóa đoanh nghiệp và nguồn | gốc của nó là đạo đức kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết ahs

Được sự phê duyệt của Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ mơn Văn Hóa Doanh nghiệp — Viện

Quản trị Kinh doanh đã tổ chức biên soạn Giáơ trình Văn hóa doanh

nghiệp uà Đạo đức kinh doanh để sử dụng cho chương trình đào tạo cử

nhân chất lượng cao chuyên ngành quản trị kinh doanh

Nội dung Giáo trình được biên soạn theo cách tiếp cận liên ngành, kết hợp giữa kinh doanh và văn hóa học, đi từ biểu hiện (văn hóa doanh nghiệp) đến gốc rễ (đạo đức kinh doanh) phù hợp

Trang 9

trình chính là các trí thức đã được kiểm chứng thực tiến và các tình huồng đa chiều sinh động, kết hợp giữa các mơ hình văn hóa doanh nghiệp của phương Tây với các tình huống thực tiễn cập nhật về doanh nghiệp Việt Nam

Giáo trình được cầu trúc thành 6 chương theo nguyên lý địch học phương Đông và được phân công biên soạn như sau:

Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp (PGS.TS

Hoang Van Hai va TS Đặng Thị Hương); Chương 2: Các mơ hình

văn hóa doanh nghiệp (TS Đặng Thị Hương); Chương 3: Xây dựng

văn hóa doanh nghiệp (T5 Đỗ Vũ Phương Anh); Chương 4: Tổng

quan về đạo đức kinh doanh (T8 Bùi Thị Quyên); Chương 5: Triết

lý đạo đức kinh doanh (PGS.TS Hoàng Văn Hải); Chương 6: Xây dựng đạo đức kinh doanh (TS Phạm Việt Thang)

Trong quá trình biên soạn Giáo trình, các tác giả đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế, Ban Lãnh đạo Viện Quản trị Kinh doanh và sự đồng góp có tính học thuật của các giảng viên Bộ môn Văn hóa Doanh nghiệp

Tập thể tác giả cũng nhận được sự cộng tác cung cấp tư liệu, sự

góp ý của các doanh nhân, các chuyên gia am hiểu văn hóa đoanh

nghiệp ở cả trong và ngoài nước trong suốt quá trình xây đựng đề

cương và hoàn thành bản thảo Giáo trình

Thay mặt tập thể tác giả, chúng tôi trân trọng và cảm ơn sự chỉ

đạo, các đóng góp, cung cấp tư liệu và phản biện nói trên đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ trong những lần tái bản - Giáo trình tiếp theo

Thay mặt tập thể tác giả Đồng chủ biên

Trang 10

~ TONG QUAN VE VAN HOA DOANH NGHIỆP

Vr hóa là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp, gắn liền với sự phát triển của cuộc sống con người Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu về văn hóa đều thống nhất rằng văn hóa là nền tảng tỉnh thần quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội Việc phát huy đúng đắn và có hiệu quả các giá trị văn hóa vào hoạt động kinh doanh, hình thành đặc trưng riêng của doanh nghiệp, góP phần quan trọng vào sự thành công của tất cả các doanh nghiệp

Chương 1 giới thiệu tới người học những kiến thức tổng quan nhất về văn hóa, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việc tiếp cận các vấn đề lý luận theo 3 lớp giá trị văn hóa giúp người học hiểu một cách căn bản và sâu sắc về các nội dung của văn hóa, văn hóa kinh đoanh và văn hóa đoanh nghiệp Sau khi học xong chương này,

người học sẽ hiểu được các khái niệm cơ bản về văn hóa, văn hóa kinh

doanh, văn hóa doanh nghiệp; vai trò, chức năng của văn hóa, văn hóa

Trang 11

TINH HUONG MG DAU

Matsushita la cing y in thứ 59 thế gi (theo Forbes Global 50), thuộc top 20 cing wha doant số isin phn ci din, Nain 20 O15, ang y ang Thú6 trong fp 30 (hương liệu tốtnhất Phật Bắn,

ị T tuổi Nam 18 tuấy ( ong! tlc my sn tới ben phối hệ nok Ong ven nc (6 trong tay 100 m

tn navel tới hài q

Trang 12

;của Mafsushit

1.1 KHÁI NIỆM, YẾU Tố CẤU THÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HĨA

1.1.1 Khái niệm “văn hóa”

“Văn hóa” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học

cũng như trong đời sống xã hội Văn hóa tồn tại đưới nhiều đạng

thức khác nhau, phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh của cuộc sống con người Hiện nay, văn hóa được tiếp cận và định nghĩa theo

nhiều nghĩa biểu khác nhau

Theo cách tiếp cận về ngôn ngữ, thuật ngữ “văn hóa” có nguồn gốc từ phương Tây, trong tiếng Latinh là “Cultus” cé nghia la gieo trồng ruộng đất, khai hoang, trằng trọt nhằm phát triển nơng nghiệp (văn hóa trong, tiếng Anh và tiếng Pháp là “culture”) “Cultus” sau đó được mở rộng trong lĩnh vực xã hội với nghĩa là vun trồng, giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, khả năng của con người Trong lịch sử phát triển của phương Tây, văn hóa đóng vai trị quan trọng trong

các hoạt động bồi dưỡng, vun đắp giá trị tính thần và nhân cách

con người Những công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi trội nhất thể hiện giá trị độc đáo của văn hóa phương Tây có thé ké đến là kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại ; các nghiên cứu và kiến thức khoa học

đồ sộ trong lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý và các cơng trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật đặc sắc trong văn học, hội họa, điện

ảnh để lại cho xã hội loài người

Trang 13

Khái niệm văn hóa theo được ghép từ hai từ VĂN và HÓA, Trong tiếng Hán cổ, VĂN là vẻ đẹp, là cái hay, cái tốt, ý nói đến vẻ đẹp của

trí thức, của nhân cách, trí tuỆ con người; HÓA là hành động mang

tính biến đổi, giáo dục, cảm hóa giúp con người trở nên hướng thiện, hướng đến những điều có ích, có nghĩa Văn hóa là dùng

những điều đẹp đế (đức, văn, lễ, nhạc) để giáo hóa con người Sản

phẩm của văn hóa là những thành quả giá trị, sáng tạo của loài người trong lịch sử Nhắc đến văn hóa phương Đơng là nhấc đến các nền văn hóa văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,Á rập, Trung Hoa , với các đạo lý của Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hindu giáo và các tín ngưỡng bản địa mang màu sắc phương Đông Rất nhiều công trình văn hóa kỳ vĩ của thế giới để lại cho nhân loại tập trung tại châu Á như: Vạn lý Trường Thành, Angkor 'Wat, Kim tự tháp Ai Cập cùng các thành tựu văn hóa khác trong các

lĩnh vực triết học, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật Như

vậy, theo cách tiếp cận về ngôn ngữ, khái niệm văn hóa ở các nước phương Đông cũng đồng nghĩa với các nước phương Tây khi nhắn mạnh văn hóa là sự giáo héa, oun trồng nhân cách con ngudi, là chú trọng hoạt động bồi dưỡng, phát triển giúp cho cuộc sống của con

người trở nên tốt đẹp hơn Văn hóa là toàn bộ các hoạt động của con người nhằm tạo ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ

Ngày nay, văn hóa được định nghĩa theo nhiều khía cạnh và

cách hiểu khác nhau, tùy thuộc theo mục đích, phạm vị, đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu

+ Xết về phạm vi, theo nghĩa rộng, “văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra để phục vụ cuộc sống” hay “văn hóa là những

giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”

(Nguyễn Như Ý, 1998); hoặc “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các

giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với

môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Tran N goc Thém, 1996)

Trang 14

hóa thường được gắn liền với văn hóa nghệ thuật dé phan biệt với

các ngành, lĩnh vực kinh tế, khoa học — kỹ thuật khác của nễn kinh

tế Ngày nay, văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực cụ thể như văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa kiến trúc, văn hóa kinh đoanh: Theo vùng miễn, văn hóa nhắc tới những giá trị đặc trưng của từng -_ vùng, địa phương như: văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây; văn hóa Bắc Bộ Theo thời gian hay niên đại, văn hóa gắn với những giá trị theo từng giai đoạn phát triển của xã hội lồi người và” có thể được chia thành văn hóa truyền thống, văn hóa đương đại,

văn hóa hiện đại; theo chủ thể, văn hóa được sử dụng để phân biệt

giá trị đặc trưng của từng nhóm chủ thể như văn hóa doanh nghiệp, văn hóa đân tộc, văn hóa đại chúng

+ Theo hình thức biểu hiện: văn hóa được sử dụng để thể hiện

những giá trị đặc sắc theo sản phẩm, hình thức như văn hóa vật

chất và tính thần, hay văn hóa vật thể (như danh lam thắng cảnh,

di tích lịch sử, cổ vật ) và văn hóa phi vật thể (như tiếng nói, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nghề thủ công truyền thống )

+ Theo lý thuyết hệ thống - cầu trúc, văn hóa là hệ thống gồm nhiều phân hệ thống nhất với nhau, với hai cấp độ chính là: Văn

hóa dân tộc và tiểu văn hóa của các tổ chức xã hội nhỏ hơn

Tiếp cận một cách tổng thể, UNESCO (1986) đã đưa ra định nghĩa về văn hóa nhắn mạnh vào khía cạnh sáng tạo trong văn hóa

của mỗi dân tộc: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sắng tạo của

các cá nhân oà các cộng đồng trơng quá khứ, hiện tại Qua các thé kj, hoạt

động sắng tạo dy da hinh thành niên một hệ thông các giá trị, các truyền thắng

tà cách thể hiện, đó là những yếu tơ xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc"

Định nghĩa này khẳng định văn hóa là tổng thể những hoạt động

sáng tạo của con người, hình thành nên các giá trị, các quan niệm,

.thói quen truyền thống, các chuẩn mực xã hội Những giá trị vật chất

và tỉnh thần này được kết tỉnh, lắng đọng từ thực tiễn cuộc sống của

con người trong cả quá khứ và hiện tại, tạo nên đặc trưng, bản sắc

Trang 15

văn hóa, mà chỉ có những hoạt động tạo thành giá trị, được chọn lọc,

được cộng đồng chấp nhận, được duy trì và ổn định qua thời gian thì mới là văn hóa Nhắc tới văn hóa là nhắc tới Chân, Thiện, Mỹ - các giá

trị tạo nên đặc trưng và sự khác biệt của mỗi dân tộc, Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là giá trị tạo nên cuộc sống của

con người và sự tiến bộ của nhân loại, Khái niệm này được nhóm tác giả biên soạn chọn là định nghĩa chính về văn hóa, làm cơ sở nghiên

cứu các vẫn đề tiếp theo trong giáo trình

Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm xây đựng và phát triển với 54 dân tộc anh em cùng chung sống, Việt Nam có một nền văn hóa

độc đáo, đậm đà bản sắc đân tộc Đó là những giá trị, truyền thống văn hóa đặc sắc mà mỗi người dan Việt Nam dé đàng cảm nhận qua

những thói quen, nếp nghĩ, cách sống rất gần gũi và sâu sắc Đó có thể là những phong tục, tập quán được duy trì hàng ngày như phong tục gói bánh Chưng, bánh Tét ngày tết, tục cúng giao thừa đầu năm mới ; các lễ hội truyền thống như lễ hội Lồng Tổng, lễ hội Đền Hùng, hội đua voi ở các vùng miền Văn hóa dân tộc cũng

thể hiện những giá trị, những chuẩn mực đạo đức được cha ông

đúc kết qua các câu ca đao, tục ngữ thân quen như: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” (ca đao, tục ngữ về phong tục tập quán); “Đới cho sạch, rách cho thơm”, “Giầy tách phải giữ lấy lễ” (nói về phẩm chất, đạo đức con người); “Lời nói không mắt tiền mưa Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” (ca dao, tục ngữ dạy dỗ con người) Văn

hóa cũng được thể hiện rất rõ qua các đi sản văn hóa vật thể như:

Hoàng Thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn và

đi sản văn hóa phí vật thể đặc trưng như Dân ca quan họ Bắc Ninh,

Nhã nhạc cung đình Huế, Hội Gióng ở đền Phù Đồng )

1.1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa

Văn hóa là một lĩnh vực phúc tạp, phản ánh mợi khía cạnh,

Trang 16

hiện văn hóa rất đa dang Dé giúp người đọc hiểu rõ khái niệm về văn hóa, đồng thời thống nhất cách tiếp cận của văn hóa với vấn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp theo góc độ của quản trị kinh doanh, giáo trình cầu trúc các yếu tố cầu thành văn hóa thành 3 lớp, bao gồm lớp văn hóa hữu hình, lớp văn hóa chuẩn mực và lớp

văn hóa mang tính quan niệm (Hình 1.1) Cơ sở để giáo trình phân

nhóm các lớp giá trị văn hóa nay I là đựa vào hình thức biểu hiện và mức độ cảm nhận của chủ thể về các giá trị văn hóa

Lớp văn hóa hữu hình bao gồm các yếu tố văn hóa có thể nhìn thấy, để quan sát; là tầng giá trị văn hóa ngoài cùng trong sơ đồ cầu trúc văn hóa Lớp giá trị này bao gồm các yếu tổ như ngôn ngữ, sản

phẩm hàng hóa vật chất, thói quen ứng xử

Lớp văn hóa chuẩn mực ở tầng giữa bao gồm các yếu tố có thể cảm nhận, mang tính vơ hình như phong tục tập quán, giáo dục, thẩm mỹ

_ Lớp văn hóa mang tính quan niệm 1 bao gồm các yếu tố không dé quan sat hay cảm nhận ngay nhưng thể hiện sâu sắc tử tưởng, triết lý, giá trị của chủ thể Các yếu tố này là lớp trong cùng và sâu nhất trong sơ đồ, bao gồm tôn giáo và tín ngưỡng, giá trị và thái độ

+ Sản phẩm, hàng hóa | + Ngơn ngữ + Thới quen ứng xử Lớp văn hóa bira hình yin hóa apy in mire Lớp văn hóa quan niệm + Giáo dụ£ "+ Phong tục tập quán | + Thẩm mỹ

+ Tơn giáo, tín ngưỡng + Giá trị và thái độ ~- — Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành văn hóa

Trang 17

18 |)“ GLAOTRINH VAN HOA DOANH NGHIEP VA BAO BUC KINH DOANH

e Ngén ng

Ngôn ngữ là là hệ thống ký tự, ký hiệu (bằng lời nói, chữ viết) có ý nghĩa chuẩn, giúp các thành viên trong một quốc gia, một cộng đồng, dân tộc có thể giao tiếp, truyền đạt, lưu trữ thông tin Ngôn ngữ là yếu tố thể hiện rõ nét nhất của văn hóa và là yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì văn hóa Ngơn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới, đồng thời có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa Chẳng hạn, việc sử dụng ngơn ngữ, cách nói năng giao tiếp, thái độ khi sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ phù hợp, linh hoạt, dễ nghe; thái độ nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự hay lời nói gắt gỏng, giọng nói gay gắt, không phù hợp ) phản ánh văn

hóa của người/tổ chức nơi người đó làm việc

Ngôn ngữ bao gồm cả hình thức nigơn ngữ có lời, ngơn ngữ khơng lời; ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ khác Việc hiểu và sử đụng thông thạo ngơn ngữ dù ở hình thức nào cũng giúp quá trình trao đổi văn hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và văn hóa ngày càng sâu, rộng, việc sử dụng thông thạo nhiều ngôn ngữ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc, truyền bá văn hóa tới các đối tác, các quốc gia khác

ø Sản phẩm, hàng hóa vật chất

Theo lịch sử sinh tồn và phát triển của loài người, con người và tự nhiên có mối quan hệ chặt chế với nhau nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống Các yếu tố vật chất không chỉ phục vụ cho sự tốn tại mà còn thể hiện văn hóa vật chất của từng địa phương, vùng miễn, từng quốc gia Văn hóa vật chất vừa ảnh hưởng to lớn

vừa phản ánh mức sống, lối sống, trình độ dân trí, nhận thức của

Trang 18

di

trưng văn hóa, đời sống cũng như trình độ tính xảo của các nghệ nhân ở vùng miền đó Hay một hàng hóa vật chất cụ thể như ti vi Sony là sản phẩm của một nền văn hóa Nhật Bản; sản phẩm này phản ánh nhận thức, giá trị tâm lý, thẩm mỹ, trình độ phát triển khoa học công nghệ của con, người và xã hội Nhật Ban

e Thói quen và cách ứng xử

Thới quen là những hành vi, cách sống, cách thức làm việc

mang tính phố biến, được nhiều người chấp nhận, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống Thói quen có thể hình thành từ trước do nhận thức, suy nghĩ của từng người, hay do bắt chước nhau

trong xã hội Cách ứng xử là những hành vì, cách đối đãi được xem

1a dang dan, mang tính chuẩn mực phù hợp với một xã hội đặc thù Nếu vi phạm cách thức cư xử, vi phạm chuẩn mực này có thể gây

nên hậu quả nghiêm trọng và có thể sẽ bị lên án Chẳng hạn, thói

quen nhận quà của người phương Tây và phương Đông là khác

nhau Người phương Tây với tính thần cởi mở, khi nhận được một

món quà vào ngày sinh nhật, mọi người có thể bóc quả và khoe ngay cho mọi người biết Nhưng đối với người phương Đơng, với

tính cách kín đáo, ý nhị, món quà được tặng được coi như một món

đồ quý giá, cần trân trọng, chỉ khi nào khách ra về mới nên mở ra

Việc bóc ngay món q vừa nhận khơng được coi là lịch sự Hay thói

quen ơm hơn của người phương Tây và phương Đông cũng được đánh giá rất khác nhau Với người phương Tây, việc ôm hôn để chào nhau khi gặp mặt hoặc khi nói lời cảm ơn là bình thường, nhưng thói quen đó được coi là quá vồn vã, không phù hợp với văn hóa củá người phương Đông Người phương Đông trong các mối quan hệ xã giao, khi chào hỏi thường cúi đầu, gật đầu hoặc bất tay -'

e Phong tục tập quán co oo

_Phong tục là những thói quen, nền nếp lâu đời được lan truyền,

Trang 19

người Tựu chưng lại, phong tục tập quán là hệ thống các quy tắc,

thói quen, nền nếp sinh hoạt được xác lập và hình thành qua quá

trình lịch sử lâu dài, trở thành những chuẩn mực cho hành vi của

con người trong những hình thức tổ chức xã hội Những phong tục, tập quán này ăn sâu vào tiềm thức, đợc truyền lại qua nhiều thế hệ và đôi khi trở thành các hành vi mang tính vơ thức của từng cá nhân hoặc cộng đồng người trong từng địa phương, từng dân tộc: Chẳng

hạn, phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục đi lễ chùa, hái lộc đầu

xuân của người Việt Nam; phong tục thờ bò của người Ấn Độ

Phong tục tập quán thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi địa

phương, mỗi quốc gia, vùng miễn Vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ phong tục tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền sẽ giúp

công việc và mọi điều trôi chảy và thuận lợi hơn khi sinh sống, làm

việc ở những vùng, miền khác nhau -

se Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là yếu tố văn hóa mang tính tỉnh thần thể hiện quan điểm, sự hiểu biết và nhận thức về cái đẹp Thẩm mỹ liên quan đến

thị hiểu, sự cảm thụ nghệ thuật, trình độ thưởng thức cái đẹp của

một nền văn hóa, từ đó, ảnh hưởng tới giá trị, thái độ, hành vi của cơn người ở mỗi quốc gia khác nhau

Giá trị thẩm mỹ thường được phản ánh qua những khía cạnh, những lĩnh vực mang đến cho con người vẻ đẹp tỉnh thần và tâm

hồn như văn chương, kiến trúc, hội họa, âm nhạc Mức độ cảm

nhận, tiếp thu, thưởng thức những giá trị thẩm my nay sẽ chỉ phối

cảm xúc, thái độ, hành vi của các cá nhân trong tổ chức, trong cộng

đồng Chẳng hạn, thế hệ thanh niên Việt Nam trong những thập kỷ

trước đã được nuôi dưỡng bởi những tác phẩm văn học cách mạng

Việt Nam, bởi những bài ca hào hùng ca ngợi tổ quốc vinh quang sẽ

có cách nhìn nhân văn và trách nhiệm xã hội Tiơn trong các quyết

Trang 20

e Giáo dục

Giáo dục là quá trình học tập, bồi dưỡng có tính hệ thống, có kế hoạch và có mục đích nhằm nâng cao trị thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của con người Giáo dục không chỉ giúp nâng cao nhận thức, năng lực mà còn định hướng, bồi đưỡng và bổ sung các giá trị và chuẩn mực xã hội, từ đó giúp cơn người hoàn thiện về năng lực và nhân cách của mình Do đó, giáo dục là một t thành tố quan trọng của văn hóa ,

Gido duc giúp con người hiểu văn hóa, kế thừa những giá trị văn hóa của các thế hệ đi trước đồng thời học hỏi “sáng tạo” những giá trị văn hóa mới, phù hợp với sự phát triển ở hiện tại Trình độ giáo dục của một cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia sẽ ảnh hướng, mang tính quyết định đến sự phát triển của văn hóa của cộng đồng đó Vì vậy, giáo dục mang đặc thù văn hóa cao

° Tơn giáo và tín ngưỡng

Tơn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ và tổ chức (Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, 2016) Tơn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người trong xã hội Tôn giáo cũng ảnh hưởng

đến chính trị và môi trường kinh doanh của các quốc gia '

Hiện nảy, trên thế giới đang tồn tại nhiều loại tơn giáo khác nhau; trong đó có 5 loại tơn giáo lớn như -Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, / An Đệ: giáo (Híg Phat, -Bido, Không giáo Các tôn giáo khác nhat, được xây dung trên nền tảng triết lý khác nhau, Dù làm viéc, kinh doanh hay tham gia bắt cứ hoạt động gì ở các quốc gia nao, việc tìm hiểu, nghiên cứu rủềm tin; giáo lý của từng tôn giáo ở quốc gia đó là điều cần thiết Chẳng hạn, Việt Nam là một trong các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, với triết

lý lấy: nhân làm gốc, yêu thương con người, coi trọng đạo đức, hài

⁄ hòa, dân chủ: Nắm 2021;trong bối cảnh địch bệnh Covid-19 bùng

, at, truy: théng tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi, lá lành

Trang 21

22

đùm lá rách, yêu thương con người được cả đân tộc phát huy mạnh mẽ Cả nước hướng về các tỉnh miễn Nam, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi tỉnh thành bằng nhiều cách thức khác nhau đã đóng góp cơng sức, tiền của, thuốc men, phương tiện chữa bệnh, vác xin ủng hộ người dân miền Nam nhanh chống vượt qua bệnh dịch Đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam Hay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc

biệt với các quốc gia châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản

thể hiện đạo lý tốt đẹp là nhớ về tổ tông, cội nguồn của con người Ở các quốc gia theo đạo Hindu, con bò là lnh vật biểu tượng có sức ảnh hưởng lớn và được thờ phụng Vì vậy, khách nước ngồi sẽ khơng ngạc nhiên khi thấy những con bò đi đạo trên đường phố ở thủ đô New Dehli McDonald's khi mở rộng thị trường sang Ấn Độ cũng đã “địa phương hóa” thực đơn để phục vụ cho những khách hàng theo đạo Hindu bằng các món ăn chay hoặc chuyển các món

hamburger từ thịt bò sang thịt cừu hay thịt gà

s Giá trị và thái độ

Giá trị là những quan niệm, niềm tin và chuẩn mực chung được một nhóm rigười chấp nhận và được sử dụng làm căn cứ để phân biệt, đánh giá các hiện tượng, sự vật trong xã hội là đúng hay sai, tốt hay xấu, quan trọng hay không quan trọng Thái độ là những biểu đạt có tính chất đánh giá dựa trên các giá trị đã lựa chọn Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, công việc của con người

Giá trị và thái độ là yếu tố cầu thành quan trọng của văn hóa,

ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành vi của con người trong xã hội Chẳng hạn, dựa trên nhận thức và quan điểm

khác nhau, từng cá nhân sẽ cảm nhận những giá trị khác nhau của việc sử dụng hàng hóa ngoại nhập và hàng hóa sản xuất trong

xiước Khi đó, cá nhần đó sẽ tỏ thái độ khác nhau khi nhận hoặc sở

hữu một món quà là hàng nội hay hàng ngoại Hay mỗi tổ chức, mỗi quốc gia, mỗi đân tộc sẽ lựa chọn và coi trọng những giá trị văn

Trang 22

NG QUAN VEVAN HOA DOANH NHR

khí hậu, con người của minh Những giá trị nay chính là niềm tin, là lý tưởng, là định hướng mà mỗi tổ chức; mỗi dân tộc theø đuổi, là kim chỉ nam dẫn đắt hành động, suy nghĩ của tổ chức, dân tộc đó Chẳng hạn, những giá trị thiêng liêng nhất mà đân tộc Việt

Nam đề cao, coi trọng đó chính là “Độc lập”„ “Tự đó”, “Hạnh phúc”

Vì những giá trị này, bao thế hệ con người Việt Nam đã anh dũng chiến đấu và hy sinh xương máu trong cả thời chiến và thời bình để ' đạt được cũng như giữ gìn và phát huy những giá trị này

1.1.3 Vai trò của văn hóa ,

«Vain héa v6i đời sing va su phát triển of nhân

+ Văn hóa là điều kiện và là nhân tổ quyết định sự hình thành

và phát triển nhân cách của các cá nhân

Mỗi cá nhân từ khi được sinh ra, phát triển và trưởng, thành không tách rời môi trường văn hóa mà cá nhân đó sinh sống, đó là mơi trường gia đình, trường lớp, tổ chức, dân tộc nơi cá nhân đó sống, học tập và làm việc Các nghiên cứu trước đây cho thấy các thuộc tính đặc trưng của con người, nhân cách của mỗi cá nhân không phải là sản phẩm tự thân, khơng có sẵn ở mỗi con người khi sinh ra mà chỉ có được trong mối quan hệ qua lại giữa người với người thông qua các môi trường văn hóa mà cơn người đó lớn lên và trưởng thành Giá trị, quan riệm, niém tin, chuẩn mực đạo đức được chấp nhận và chia sẻ, đời sống vật chất, yếu tố thấm mỹ, hoạt động giáo duc trong cdc méi trường đó sẽ tác động đến tính cách,

định hướng, điều chỉnh hành" vị, nhân cách của các cá nhân, từ đó

hình thành, hồn thiện và phát triển nhân cách của từng cá nhân Với vai trị này, văn hóa là điều kiện, là nhân tố quyết định sự r hình thành và hoàn thiện nhân cách của từng cá ¡ nhân

+ Văn hóa là mơi trường xã hội của nỗi cá nhân, là điều kiện không thể thiếu đối với đời sống con người

Trang 23

240:

cây cối cần khơng khí, nước, ánh sáng để lớn lên thì con người cần văn hóa để trưởng thành và phát triển Hơn thế nữa, ngay cả khi đã có nhân cách, đã trưởng thành, con người vẫn cần có văn hóa ~ là mơi trường xã hội để tiếp tục hoàn thiện và phát triển Văn hóa giúp con người bỗi dưỡng tri thức và nhân cách, làm giàu cuộc sống và tinh thần, xây dựng một cuộc sống cá nhân phong phú và thành đạt, hướng đến xây dựng xã hội thịnh vượng và hạnh phúc Dù khi đã trưởng thành, con người có thể sinh sống, thay đổi và thích nghỉ với nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi nền văn hóa sẽ là một phần quan trọng trong môi trường xã hội của mỗi người, trong đó những giá trị văn hóa truyền thống sẽ vẫn là những yếu tố nền tảng tác động to lớn đến đời sống cá nhân Vì thế, có thể nói văn hóa là mơi trường xã hội của mỗi cá nhân, là điều kiện cần cho đời sống của

con người

+ Văn hóa định hướng mục tiêu và cách thức phát triển cá nhân Mỗi con người có những mục tiêu, nhu cầu và định hướng phát triển khác nhau nhưng tựu chung lại đều khát khao hướng đến sự hoàn thiện, hướng đến các giá trị Chân ~ Thiện — Mỹ Những mục tiêu và nhu cầu này là động lực của mỗi cá nhân đồng thời chịu tác động mạnh mẽ bởi giá trị, niềm tin, nhận thức tính cách và môi trường sống của cá nhân đó Nếu cá nhân đó xác định và nhận thức đúng tầm quan trọng của mục tiêu, trau đồi được nhân cách, phẩm chất, trí thức cần thiết, nhận được hỗ trợ về vật chất và tình thần của gia đình, cộng động, xã hội thì cá nhân đó sẽ quyết tâm theo đuổi hoàn thành mục tiêu của mình Tất cả những yếu tố đó đều thuộc về văn hóa Ngược lại, nếu cá nhân đó thiếu niềm tin, thiểu tri thức lại không được củng cố bởi các giá trị và sự hỗ trợ của môi trường

xung quanh, việc đạt được mục tiêu sẽ khó đạt được

° Van hóa tới sự phát triển của xã hội va các quốc gía + Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển quốc gia

Trang 24

QUANVEVAN HOA DOANH NGHIEP

đến con người và chất lượng cuộc sống của con người Quan điểm chú trọng phát triển kinh tế bằng mọi cách với bat ky giá nào không cờn phù hợp để đánh giá sự phát triển của các quốc gia Thước đo cho sự phát triển của các quốc gia chính là sự phát triển con người, vì vậy để đánh giá toàn điện sự phát triển của các quốc gia, các tố chức quốc tế đã đề xuất các chỉ số liên quan đến thái độ, tỉnh thần và đời sống con người như chỉ số hạnh phúc, chỉ số phát triển con người HDI Như vậy, mục tiêu cao nhất của các quốc gia là phát triển con người toàn điện cả về thể chất và tỉnh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Những yếu tố này thể hiện sự phát triển văn hóa của quốc gia đó Như vậy, văn hóa — với tư cách là phương thức sống và sự phát triển con người tồn diện — chính là

mục tiêu phát triển của các quốc gia

+ Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội

Mục đích cuối cùng của sự phát triển của mỗi quốc gia là nâng cao giá trị vật chất và tính thần cho con người Đó chính là cốt lõi của văn hóa Văn hóa là tồn bộ những hoạt động vật chất và tính thần con người tạo ra để phục vụ cuộc sống Văn hóa bao gồm các giá trị vật thể — giá trị vật chất (máy móc, thời trang, cơng trình kiến trúc ) và giá trị phi vật thể - giá trị tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng, âm nhạc, văn học nghệ thuật ) Do đó, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội Hơn nữa, văn hóa có thể trở thành một nguồn lực vơ hình kết nối xã hội tạo thành sức mạnh tỉnh thần mạnh mẽ đối với với sự phát triển xã hội Các giá trị văn hóa này tiềm ấn trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc "Nếu mỗi cá nhân, mỗi quốc gia biết cách phát huy và khơi dậy các nguồn lực tiềm ẩn này thì sẽ tạo động lực rất lớn thúc day xã hội phát triển

+ Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát t triển

Trong quá trình lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhà nước, chính phủ phải đề ra đường lối, chính sách, mơ hình và các chiến lược phát triển phù hợp với đặc trưng

Trang 25

-_ GIÁ0TRÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DANH

công cụ pháp lý, văn hóa là nhân tố cơ bản mà Nhà nước phải dựa

vào để tạo lập, vận hành một mô hình, một chính sách phát triển

tối ưu nhất Văn hóa đóng vai trị điều tiết, dẫn dắt sự phát triển thể

hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội như chính trị, hành chính nhà

nước, phát triển kinh tế, giáo đục, ngoại giao Nhân tố văn hóa

có mặt trong mọi hoạt động và có thể tác động tới con người một

cách trực tiếp và gián tiếp, vô hình tạo ra các “khn mẫu” xã hội

Sự định hướng và tác động của văn hóa sẽ mạnh mẽ, hiệu quả hơn

nếu nhà nước nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá trị của dân tộc và chính thức phát huy, phát triển bản sắc dân tộc trong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội Đối với từng cộng đồng, địa phương, nhà nước cần dựa vào đặc trưng văn hóa của mỗi vùng, miền để xây dựng chính sách, tạo lập và vận hành một mơ hình phát triển phù

hợp với các đặc điểm văn hóa của vùng, miền đó Như vậy, có thể coi văn hóa là nên tảng tỉnh thần và hệ điều tiết của sự phát triển

1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VA VAI TRO CUA VAN HOA KINH DOANH 1.2.1, Khai niém “van héa kinh doanh”

Văn hóa hình thành và phát triển gần liền với con người và xã hội loài người Văn hóa tham Bìa ngày càng rõ nét vào mợi khía

cạnh, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lĩnh vực kinh doanh,

văn hóa tác động ngày càng mạnh mẽ và chỉ phối hoạt động kinh doanh và hình thành văn hóa kinh đoanh

Kinh doanh là hoạt động cơ bản và sinh động của con người

Kinh doanh tạo ra sản phẩm, hàng hóa, tạo ra lợi ích, tạo dựng các giá

trị giúp con người xây dựng cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn Mục

đích tốt đẹp của kinh doanh là kiếm lời, tìm kiếm lợi nhuận, nhưng

Trang 26

Ngược lại, văn hóa cũng khơng tách rời kinh doanh; văn hóa khơng

nên là những rào cản của hoạt động kinh doanh mà cần có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp để tạo ra những giá trị mới phục vụ đời sống và tỉnh thần của con người Vì vậy, có thể nói văn hóa dan dat

hoạt động kinh doanh đạt đến các giá trị nhân văn tốt đẹp

Xuất phát từ khái niệm văn hóa và cách tiếp cận về kinh đoanh

có văn hóa đã đưa ra ở trên, theo nghĩa chung có thể hiểu văn hóa

kinh đoanh là toàn bộ các giá trị văn hóa do chủ thể kinh doanh

sử dụng và sáng tạo ra trong quá trình kinh doanh, trong sự tương

tác của chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh Văn hóa kinh doanh thể hiện những giá trị khác biệt của chủ thể kinh doanh

trong mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp Cụ thể hơn,

oăn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, quan riệm 0à

hành 0i áo chủ thể kinh doanh sử dụng nà sắng tạo ra trong quá trình kinh đoanh, thể biện trong tương tác của họ dới môi trường tự nhiên uà xã hội, tạo nên bản sắc riêng có của chủ thế kinh doanh Văn hóa kinh doanh bao

gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần, những quan niệm, chuẩn mực của chủ thể kinh doanh thể hiện trong mối quan hệ nội

bộ và bên ngoài doanh nghiệp Những giá trị này được chia sẻ và chấp nhận trong cộng đồng những người làm kinh doanh, tạo nên đặc trưng, nét riêng của chủ thể kinh đoanh

« Biểu hiện của oăn hóa kinh doanh uà méi quan hệ giữa uăn hón 0à ' kinh doanh

Văn hóa kinh doanh tác động sâu, rộng đến hoạt động kinh

doanh và được thể hiện trong mọi hoạt động của quá trình kinh doanh: trong cách thức giao tiếp ứng xử kinh doanh; trong phương thức tiến hành kinh doanh; trong kết quả tạo ra trong quá trình kinh doanh Trong giao tiếp ứng xử, văn hóa kinh doanh thể hiện những giá trị được những người kinh đoanh cơi trọng thông qua

Trang 27

Với người phương Tây, quan niệm về thời gian có thể chính xác đến từng phút, vì vậy việc đúng giờ rất được coi trọng trong các buổi

8p gỡ, họp bàn công việc; có những kế hoạch, Tnục tiêu kinh đoanh

được xây dung theo từng phút Trong văn hóa phương Đơng (ngoại trừ Nhật Bản), quan niệm về thời gian có thể co giãn, việc trễ giờ không phải là vấn đề nghiêm trọng, miễn là có sự đồng thuận giữa các bên Với quan niệm này, người phương Đơng có thói quen hay đi muộn Trong giao tiếp ứng xử, văn hóa kinh đoanh cũng thể hiện trong trang phục làm việc, cách trang điểm trong môi trường công việc; trong cách thức trao và nhận danh thiếp , trong xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, trong việc cơi trọng và giữ gìn nguồn nhân lực, coi trọng sự trung thành của nhân viên Văn hóa kinh đoanh cũng được thể hiện rất sâu sắc trong phương thức tiễn hành kinh đoanh và kết quả tạo ra trong kinh doanh Văn hóa

kinh doanh thể hiện trong cách thức lựa chọn công nghệ sản xuất,

trong quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm, trong mẫu mã và bao gói, trong thơng tin quảng cáo, cách thức bày bán sản phẩm, phong cách giao tiếp của người bán đối với người mua, trong hiểu biết tâm

lý và thị hiếu tiêu dùng Nhìn vào một sản phẩm, hàng hóa được

bày bán ra thị trường, người ta có thể hiểu được văn hóa của các chủ thể kinh doanh đó Hơn thế nữa, văn hóa kinh đoanh còn thể

hiện quan niệm, thái độ của các chủ thể kinh doanh với môi trường,

trong việc ưu tiên sử dụng các nguồn đầu vào và xử lý các kết quả đầu ra thân thiện với môi trường

Doanh nghiệp kinh đoanh có văn hóa khơng chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của riêng doanh nghiệp mà còn mang đến các lợi ích cho khách hàng, đối tác, cho xã hội và cộng đồng Doanh nghiệp

kinh doanh có văn hóa sẽ luôn cân đối được lợi ích giữa doanh

nghiệp và các bên có liên quan Họ sẽ tạo được hình ảnh đẹp về

hành vi ứng xử, về những giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà mình đem lại Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhận được sự tín nhiệm, niềm

tin của khách hàng và các đối tác Việc coi trọng văn hóa trong kinh ˆ

Trang 28

QUAN VEVAN HOA DOANH NGHIEP ˆˆ

tạo được sự hài lòng cho khách hàng từ khâu sản xuất đến khâu marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng sau mua Điều này sẽ mang lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng, tác động vào cảm xúc và tâm trí của khách hàng khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm đó Có được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải ln có sự hồn thiện vé moi mặt hoạt động trong tt cả các khâu, các bộ phận Việc chú - trọng văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra những sự thay đổi, phát triển

mạnh mẽ về mặt tổ chức

Như vậy, văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ chặt chế và biện chứng với nhau Văn hóa giúp trả lời cho câu hởi kinh doanh như thế nào, kinh doanh mang lại giá trị và lợi ích cho ai Văn hóa

định hướng các hoạt động kinh doanh đến mục đích tốt đẹp Nhờ

có văn hóa, kinh doanh trở nên đẹp hơn, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội và cộng đồng hơn Ngược lại, kinh doanh phát triển, cuộc sống vật chất và tỉnh thần của con người trở nên giàu có, phong phú sẽ giúp các giá trị văn hóa, các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội được cơi trọng và nâng cao hơn, từ đó kinh đoanh giúp làm giàu có thêm các giá trị văn hóa

1.2.2 Đặc trưng cửa văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh đoanh là một cấu phần quan trọng của văn hóa

dân tộc, văn hóa xã hội của một quốc gia, một cộng đồng người,

Văn hóa kinh doanh mang những đặc điểm chung của Văn hóa, đồng thời cũng thể hiện trong đó những điểm khác biệt

- Tính chủ quan: Mỗi chủ thể kinh đoanh, mỗi cộng đồng kinh doanh có những quan điểm, định hướng, chiến lược kinh doanh

khác nhau, những giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau Cùng một

sự kiện, hiện tượng, mỗi chủ thể kinh đoanh có cách tiếp nhận, suy

nghĩ, đánh giá khác nhau Điều này thể hiện tính chủ quan của văn hóa kinh doanh

Trang 29

-» GIAOTRINH VAN HOA DOAN NGHĨ iH Daa

ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập nên Văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay cả với chính chủ thể kinh doanh Có những giá trị của Văn hóa kinh doanh buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhận chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của minh Vi dy chit “Tin” trong kinh doanh luôn được người Nhật Bản đề cao, trở thành yếu tố văn hóa mang tính khách quan của cộng đồng những người kinh doanh Họ có thể chấp nhận thua thiệt, mắt mát về mình để đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng

- Tính cộng đồng: Kinh doanh gồm nhiều hoạt động trong mối quan hệ qua lại của nhiều đối tượng, nhiều thành viên tham gia Để hoạt động kinh đoanh diễn ra thuận lợi, mang lai lợi ích cho chủ doanh nghiệp, mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng và giá trị cho các bên liên quan sẽ cần những quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh Đó là những giá trị, những chuẩn mực, những nền nếp, tập tục mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc Từ xưa, những kinh nghiệm buôn bán, làm ăn như “buôn có bạn, bán có phường”, “thuận mua vừa bán”, “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi” trở thành những bài học, những nền nếp chung của những người làm kinh doanh Dù kinh doanh không thuận lợi cũng phải giữ chữ “Tín”, không được “treo đầu đê bán thịt chó” Nếu một người, một

doanh nghiệp làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh

- Tính dân tộc: Tính dân tộc là một biểu hiện không thể thiếu

của Văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh là một phần Văn hóa đân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị Văn hóa của dân tộc

đó Khi các giá trị của Văn hóa dân tộc được thẩm thấu vào tất cả

hoạt động kinh đoanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc

Trang 30

CHUGH: TONG QUAN VEVAN HOA DOANANGHIER,

hay những nguyên tắc bất thành văn nhưng được xã hội coi trọng hoặc những hành vi, những hoạt động không phù hợp bị lên án Chẳng hạn, đó có thể là nét đặc trưng, nét độc đáo trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp được khách hàng và cộng đồng khen ngợi, tôn vinh như văn hóa ứng xử với khách hàng, văn hóa quan tâm đến đời sống nhân viên khi nghỉ hưu của các doanh nghiệp Nhật Bán Ngược lại, thói quen “bóc ngắn cắn đài”, kinh doanh theo tư duy ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận của một số doanh nghiệp dan đến hành vi gian dối, làm hàng giả hàng nhái, hay các mối quan hệ

làm ăn, tuyển dụng nhân viên hành xử theo kiểu “nhất thân nhì

quen”, những tư tưởng, những suy nghĩ bất chước nhau, tạo nên sự cạnh tranh đến mức “khó nhìn mặt nhau” kìm hãm nhau trong kinh đoanh thì khơng phải là một nét đẹp của văn hóa kinh doanh

Việt Nam

_ Tính kế thừa: Văn hóa kinh doanh là sự lắng đọng, tích tự

những giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh Trải qua thời gian, qua nhiều thế hệ kinh doanh, các giá trị văn hóa kinh doanh được bồi đắp, truyền lại cho thế hệ sau Trong quá trình này, những

giá trị văn hóa cũ, lạc hậu có thể bị loại trừ, những giá trị mới được

bổ sung, tiếp nhận sẽ làm cho các giá trị của Văn hóa kinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn

~ Tính học hỏi: Có những giá trị của Văn hóa kinh doanh không được kế thừa từ Văn hóa dân tộc hay Văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sáng tạo ra Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các đối thủ

cạnh tranh, từ thành quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật hoặc

được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền Văn hóa khác

Tất cả các giá trị đó được tạo nên nhờ tính học hỏi của Văn hóa

kinh đoanh Như vậy, ngồi những giá trị được kế thừa từ Văn hóa

-_ dân tộc và xã hội, tính học hỏi sẽ giúp Văn hóa kinh doanh có được

những giá trị tốt đẹp hơn từ những chủ thé và những nên văn hóa

Trang 31

_ GIAO TRINE VAN HOA DORWH NGHIỆP VN BẠO BUC INH DOAN

nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cách thức suy nghĩ, kinh doanh của các doanh nghiệp, xu hướng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, xu thế làm việc

online, bán hàng đa kênh trở nên phổ biến

- Tính tiến hóa: Văn hóa kinh doanh không bất di bất dịch, không tổn tại mãi mãi mà luôn tự điều chỉnh để phù hợp với trình độ và bối cảnh kinh doanh Văn hóa kinh đoanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh sẽ được sàng lọc, biến đổi trong sự tác động liên tục của môi trường kinh doanh sôi động, trong sự giao thoa với các sắc thái kinh đoanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếp thu các giá trị tiến bộ

:M góc ishing về văn hóa lính doa hộ

ị mình đi đạt được tin thie clang tht thi inh té: VietNam mãi Ikiđi2/d0/40 list

ngudt thdy Thuy gi nhi: tăm gân bú với liệt Nam đãi thủ tôi nghe tâu chuyen ve

khdcbiét tong tá! khải nghiệp cla nại liệt tới (người Thay Sink

| dia ho a lệ tự nha, tác sân phẩm ‹ giếng nhu, oi than bang nha / te mot gia (đình, thingt ada 2mộtlùng; mend sản xuất bánh Kea, Quy mễ n

: duyên mon ib a ty, 15 đã tan nến Kink té Fle gu phát trên, thuát Khải sire thud Vo ức : quéc gia (lắng giỗng là taora những sẵn phẩm, tông ghey @ gchdt hiong ang đâu tren thé GIGR

aut chuyện tiên đã khiến tôi suy ngẫm Tất nhiều tế é mot] Phong cach kink doanh kiểu Việt Năm, Đó lồ ác quán ăn vol cach ba triva én dn tưởng tự những bộ rang phuc khong nhan mde trén sop hàng, : [tác Khách Sa cing mat teu thuần làng nhàng, những bai biển không để lại ấn tượng, dic ting, dai ie hog cao dang moi nghi không† thể, nhớ tên, hing website thương mại điện! tửna inhau , vacon

, biét bao nbiéu Tộ hình khác nữ / i f chicd dnhiing :

, : gói mỳ tom, giờ cling dang tdnén ing nhau, theo một tí khơng hiểu tồ tinh hay (tý : J

Trang 32

NG QUANVEVAN HOA DOANH NGHIEP

an

šKhi bắt dước lấn nhau, chúng ta khéng chi làm thị trường hẹp ai im ham nén kinh 8 mà còn -khiển, nhiing’ "tồi anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp tùng một ngành trở nên xa cach, hay nói theo- cach thơng thường là “khó nhìn lau” Thật: vậy, khi các doanh nghiệp trở thành đối đâu trực tiếp thay vì:bổ trợ cho nhau, th g 6g]! để núi với nhau he Si nàng chớ :

đính id nguyên nhận dác lợi hội ngành igh ử we Nam niiông opt huy được hết vai trò a min Ching hạn tâu chuyện của các hiệp hội vận tâi, các thành viên da hội cũng chính là cdc “doanh nghiệp đổi thủ dla ¡nhigt; nên khơng có nhiên điệu để thảa hiệp, Một quyết định giâm giá là tó

i cho: doanh nghiệp này nhưng Sẽ ékhong lợi cho doanh nghiệp! khác

: Vi vay, tr ng mot hiep hội; sẽ luôn tẩn tại hai nhóm lại ích trái thiểu tới mọi ¡ nghị quyết: Khi một quyết định đụ thơng qua, nó đó thể chi dang phục vụ cho một nhém đt số doanh nghiệp hưởng lại, chứ

: thựn thực sit dua trên nên tang ca lụ Ich chung cua gah

, thêm ai dính tranh thiếu lành mạnh: theo chiêu ngang bằng cach bắt dư sản phẩm, địch vụ dia

a bn ting Jxử Không đẹp theo điêu ‘doe của chudi tăng dng "Đổ, 10 kh mot doanh nghiệp

i miễn kiêm Khâu phan phổi, bán lẻ, tàn doanh nghiệp phân phối lại mudi kiểm nốt

a khâu sản, Xuất ( hing tac: xù hướng *tät dâu" đối tắc của mình để, được “ầm tất ăn cd” Sự thiếu

túc “ty huàn cinh vu bắt: tia wa thủ thể rải nhợu Hạ ta, hôm: dễ để thay đội trond một sớm một chiều

hop t tác véi hau ding loi

nên kịnh tế š Việt Nam sẽ mũi lạc loài trong dồng chảy chung toàn dẩu, `

van-hoa-kinh-doanh-kieu-viet-nam2/truy cập ngày 12.8.2021 : ‘rung thành, trung thực đã làm giảm uy tin cia người Việt trên thương trưởng và và đức doanh mi ngập `

q Trung một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp tủa thẳng ta khong cn lựa chon indo khác ngài ¡ sự hội Thập Một thể ¿gi tấn ¡ mình sẽ ela nơi tác quốc gia, các doanh nah tong còn đổi đầu, mà dẫn phải

Nếu chúng tạvẫn tín chắrồ rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thưa thiệt tủa angi ¡ khác thì

Nguén: Chu Ngoc Cudng, 2019, http: redsvn, net/mot- -goc-nhin-ve-

~

Trang 33

34 GIAO TRINH VAN Ha DOANH NGHIEP VA B40 BUC KINE DOANE

1.2.3, Cấu trúc văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là sự kết tỉnh của các giá trị văn hóa dân

tộc, văn hóa xã hội vào hoạt động kinh đoanh, đồng thời cũng bao gồm cả những giá trị văn hóa do chính chủ thể kinh doanh tạo ra từ những trải nghiệm trong quá trình tổ chức kinh doanh NE hững giá trị này không tách bạch mà hòa quyện vào nhau tạo thành các giá trị của văn hóa kinh doanh Tiếp cận theo các yếu tố cầu thành của

văn hóa, văn hóa kinh đoanh cũng được thể hiện theo mô hình văn

hóa 3 lớp bao gồm: lớp văn hóa kinh doanh hữu hình, lớp văn hóa kinh doanh chuẩn mực và lớp văn hóa kinh doanh mang tinh quan niém (Hinh 1.2)

s Lớp văn hóa kinh doanh hữu hình

Lớp giá trị văn hóa này bao gồm các giá trị, chuẩn mực, hành vi kinh doanh đễ quan sát, đễ nhận biết, được thể hiện qua các yếu tố như ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh, những biểu tượng, biểu trưng trong kinh đoanh, sản phẩm hàng hóa, các kết quả đầu ra trong kinh doanh Chẳng hạn, trong văn hóa giao tiếp ứng xử kinh doanh phương Tây, sự chính xác về thời gian thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng đối tác và khách hàng, trễ giờ được coi là thiếu tôn trọng công việc, sự kém cỏi trong quản lý thời gian Trong đàm phán kinh doanh, văn hóa phương Tây thể hiện quan

điểm một cách trực điện, đi thẳng vào vấn để, nêu rõ như cầu;

Trang 34

ve min oni

(HƯỚNG 1: TONG

+ Giao tiếp ứng xử kinh doanh

¡ƒ + Ngôn ngữ kinh doanh

+ Sản phẩm, kết quả đầu rá

>_ ép vin héd kính doanh hữu hình

+.ớn văn hệo kinh

(doanh chuận mực ;ˆ ¬+ Nguyên tắc, chuẩn mực kinh đoanh ˆ

: + Quy định, nội quy kinh-doanh

Lớp văn hóa `” kinh doanh quan niệm

+ Biết kinh đoanh ':+ Giá trị và thái độ kinh doanh

ˆình 1.2 Cấu trúc văn hóa kinh doanh

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác gi ° Lớp văn hóa kinh doanh chuẩn mực

Đây là lớp giá trị không trực tiếp nhìn thấy nhưng c có thể đễ đàng cảm nhận như các nguyên tắc, chuẩn mực trong kinh doanh, các quy định, nội quy chung về kinh doanh hay các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh Các giá trị đạo đức kinh doanh của one déng kinh doanh Việt Nam bao gồm các giá trị “Tín nghĩa”, “lâm”, “Minh bạch” và “Tuân thủ” Trong khi đó các chuẩn mực, nguyên tắc chung trong kinh đoanh của người Nhật Bản bao gồm: Sự phân

chia thứ bậc mang tính đẳng cắp; Cơi trọng việc đào tạo và sử dụng

con người, xem trọng mỗi quan hệ trong kinh đoanh : Các chuẩn mực trong kinh đoanh của người Mỹ là; tự do cá nhân, phân biệt rõ ràng quan hệ cá nhân và quan hệ tổ chức, tuân thủ pháp luật, coi trọng hợp đồng cam kết (Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự, 2012)

° Lớp văn hóa kinh doanh mang tính quan niệm '

Trang 35

thái độ trong kinh doanh Chẳng hạn, triết lý kinh đoanh của người Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012) bao gồm lý tưởng phụng sự xã hội, xây dựng cộng đồng doanh nhân mạnh, tôn vinh doanh nhân; triết lý kinh doanh của người Mỹ là: tối đa hóa quyền lợi cổ đông; không xem thất bại

trong kinh đoanh là điều xấu; phục vụ xã hội

1.2.4, Vai trò của văn hóa kinh doanh

* Văn hóa kinh doanh giúp phát triển kinh đoanh bền vững Tìm kiếm lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh Đề phát triển bần vững, đoanh nghiệp cần thỏa man được lợi ích của các bên liền quan Điều này đời hỏi doanh nghiệp

phải kinh doanh có văn hóa tức là lối kinh doanh có mục đích và

theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, không chà đạp lên mọi giá trị để kiếm lời Kinh doanh có văn hóa khơng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả ngay bởi nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài, việc giữ chữ tín với khách hàng và các bên liên quan, mang lại giá trị thật cho cộng đồng; nhưng khi đã bước qua giai đoạn đầu khó khăn thì các nguén dau tu lâu dài cho nhân lực, công nghệ, thương hiệu đó sẽ phát huy tác dụng và chủ thể kinh doanh sẽ có những bước phát triển lâu dài, bền vững

* Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển kinh đoanh Trong tổ chức và quản lý kinh doanh, vai trị của Văn hóa kinh doanh thể hiện ở sự lựa chọn định hướng và chiến lược kinh đoanh, sự hiểu biết về sản phẩm, địch vụ, về sự hài hòa trong những mối quan hệ giữa người và người trong tổ chức; về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những hàng hoá có bản sắc Văn hóa dân tộc Ngoài ra, Văn hóa kinh doanh cịn được thể hiện thông qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng; thông qua chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn một phong cách có Văn hóa trong kinh doanh Khi tất cả những yếu tố Văn hóa đó kết tỉnh vào hoạt động kinh đoanh tạo thành phương thức kinh doanh có Văn hóa - thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát

Trang 36

pone

Trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh, khi giao tiếp với khách hàng, nếu doanh nghiệp có những lời chào và lời nói tế nhị nhã

nhặn và lịch sự, có những dịch vụ hậu mãi thích hợp sẽ tạo được

ắn tượng tốt đẹp với khách hàng, tạo được mối quan hệ lâu đài với

khách hàng Lúc này Văn hóa kinh doanh sẽ thực sự trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động Ngoài ra, thái độ với đối tác làm ăn, với đối

thủ cạnh tranh có văn hóa sẽ tạo ra được một môi trường cạnh tranh

lành mạnh, tạo ra các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của

doanh nghiệp trong tương lai

Trong thực hiện trách nghiệm xã hội, việc kinh doanh không

chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm đến

trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh đoanh Các phúc lợi xã hội mà các chủ thể được hưởng đã quy định họ phải có nghia vy dong góp thỏa đáng cho xã hội Việc đóng góp cho ngân sách nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, tôn trọng những quy phạm

đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các

giá trị truyền thống là thái độ Văn hóa tối thiểu của các chủ thể

kinh đoanh ; : :

# Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế

Mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa -

kinh doanh Khi thực hiện các hoạt động trao đối thương mại, buôn

bán quốc tế, các chủ thể kinh doanh sẽ có cơ hội tiếp xúc giữa các nền Văn hóa khát nhau Việc am hiéu Văn hóa của các quốc gia đến kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng tạo nên thành công của kinh doanh quốc tế Khi đưa hàng hóa và dịch vụ đến một quốc gia khác đòi hỏi người đến kinh doanh phải có sự hiểu biết nhất định về Văn hóa của nước sở tại, phải hiểu phong tục, tập

quán của họ từ đó có những giao dịch, đàm phán thương mại phù

hợp với nền Văn hóa của quốc gia đó

Trang 37

Halyom mang lạ khối tl nhưện ing 6 fa “sứ giữ" lăn héa “a iting bá hinh ảnh quốc gi 1999, nó trở thành một trong ning hiện tượng tăn đói tn nh đâu A He dng da,

Lí phẩn chicd jth giải [ii phổ thông, Không bao làm: (sử tăn ăn lúa đặc: trứng) ala la Han thì dé di đà Osi bt ai: không, bén hưng, khong tực đánh: igi cao: Cac ic ae vy in ân tan kt

: Bing tho Ha a ie tdủ Irướng Việt hộc hải, tiếp thu tink nh hoa va van héa nhận hại dG hie sản ° phim điện ảnh ages ‘Sdn xudt theo Hướng kết hap i néi ding la những cậu chen eee dam tinh

a

0 Hind awd đã bat ity thực vu chính a ‘GiT6 dién dn tonal

'j tu được lu điện là đấu trì tào con người ‘Hon 300 hộ tử | tái độ : My Ij dao tao bằng ti Biên: stich Wậc tiếp xúc với từ tiởng mới ta vàthể “tho túc nhà làm phím, thổi lng giú tưới trẻ vào điện ảnh: -

h Điện ảnh Hàn Quấc trừthành 'mộttrong những nến điện ảnh đẳng đâu chdu A, đẳyhùi phím Hollywood ; Lại thí trường nội địu, tran sang hiếm lĩnh thí trường tũa hằng loạt quốc gia trên thế giới: ˆ - :

Trang 38

ÈÍƯỮNG T: TỂNG QUAN VỀ VĂN HOA DOANH NGHIỆP

trị phim :

"lãnh nga sách khôn) i với tực lêu thứ ty ng trưởng hn tế hg qua vt tấu ñu ngành

thi D

sud cđúo tủa Hàn ni ain tom tao mỗi [tường shut lý cho nh cong nhịp oid trí Tính'

4 Gin nd Hội đồng: điện ảnh Hàn au air ramuctiéu up trung hán triển theo chiêu sity, môi ing : tỷ icing ding cdc a làm pin te độc tụ Trong tuý th ny, doanh thu không phải là „ tựa trên chất up túc

in tung 4, 4 nhing hình ảnh dep về dt nước: và con na fin pha quãng bá văn húa rộng rãi trên kháp thếg lút

tps: ietnarnet n/uanviétnam/teudiem/han- guoc-gia-tang-suc-manh- -memn- qua-dien-anh- am-nbac 771189 him|.02/10/2021, truy cập ngày 24/12/2021

Đồng thời, quá trình kinh doanh quốc tế cũng chính là q trình đưa Văn hóa của nước mình đến nước sở tại Thơng qua việc tìm kiếm và cưng cấp hàng hoá cho thị trường quốc tế, các quốc gia có cơ hội giới thiệu những nét đẹp, những tỉnh hoa của Văn hóa dân tộc cho bạn bè thế giới Giao lưu văn hóa sẽ làm biến đổi dần dan thới quen, thị hiểu và sở thích của người bản địa, và những thay đổi này sẽ mở ra thị trường mới cho các nhà sản xuất Ngày nay, trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, giao lưu Văn hóa đôi khi lại đi trước, từ đó thúc đầy sự giao lưu phát triển kinh tế

13 KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÙ CỦA VĂN HOA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Trang 39

40 GIAO RI VAW Om Dom NcHIEP VA RO Ki DORA

biến với một số thuật ngữ khác nhau như văn hóa tổ chức, văn

hóa tập đồn, văn hóa cơng ty Thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp được xuất hiện gẦn đây, tuy nhiên sự vận dụng văn hóa trong kinh doanh và quản trị đoanh nghiệp ở các nước phát triển từ khá sớm và mang lại nhiều sự thành công cho doanh nghiệp Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh Để có thể tồn tại và hoàn thành tốt mục

tiêu kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng các nguyên tắc, các chuẩn mực chung của cộng đồng kinh doanh, đồng thời phải tạo ra các giá trị, các chuẩn mực riêng có nhằm gây ấn tượng với khách

hàng, với các bên liên quan, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp

Những giá trị, những quan niệm này sẽ định hướng, dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ phối tư duy, hành động, sự gắn kết, hợp tác của nhân viên, từ đó tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh

doanh Những giá trị, chuẩn mực, đặc trưng đó hình thành nên văn

hóa doanh nghiệp Những đoanh nghiệp có bản sắc văn hóa riêng,

xây dựng được các giá trị đặc trưng sẽ tạo được sự khác biệt và lợi

thế cạnh tranh, góp phần quan trọng vào thành công của doanh

nghiệp Ngược lại, doanh nghiệp khơng có triết lý, định hướng, niềm tin rõ ràng, không xây dựng được những quy định, chuẩn mực cụ thể sẽ khơng thể khích lệ hoạt động của nhân viên, không

tạo được những giá trị riêng có, tạo rào cản rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, ngày nay văn hóa đoanh nghiệp được các tổ chức ngày càng chú trọng và được coi là tài sản vô hình, đóng góp quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp

Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa đoanh nghiệp với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo Elliott Jaques (1952), văn hóa doanh nghiệp là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc được chia sẻ bởi tất cả các

Trang 40

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2006): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lấn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lế nghỉ mà toàn bộ chúng là

duy nhất đối với một tổ chức đã biết

Theo Edgar Schein (2010), nhà nghiên cứu tổ chức và văn hóa

nổi tiếng của Hoa Kỳ: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan

niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vần đề nội bộ và xử lý các vẫn đề với môi trường xung quanh”

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tập hợp những niềm tin, mong đợi và những giá trị được các thành viên của đoanh nghiệp

cùng học hỏi và chia sé với nhau và được truyền từ thế hệ nhân viên này đến thể hệ nhân viên khác

Còn rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp Xuất phát từ những khái niệm về văn hóa và văn hóa kinh doanh đã được thống nhất và đưa ra ở các phần trên, có thể hiểu, uăn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giú trị, các quan niệm, chuẩn mực tà hành oi của doanh nghiệp, do doanh nghiệp sử dụng, sắng lạo nà tích lity trong quá trình kinh doanh, chỉ phối hoạt động của mọi thành uiên 0à tạo niên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiép Hé thông các giá trị, niềm tin, quan niệm, chuẩn mực này ăn sâu, bám rễ vào hoạt động của đoanh nghiệp, định hướng tư duy và hành động của đoanh nghiệp, đồng thời chi phối nhận thức, tình cảm, suy nghĩ, hướng dẫn cách thức hành động của từng thành viên, từ đó tạo thành những giá trị đặc trưng riêng có của tổ chức Các giá trị, chuẩn mực được chia sẻ này có thế được thể hiện qua các biểu hiện dé nhận thấy như: kiến trúc và phong cách bài trí văn phịng, cách thức nói chuyện, giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, khách hàng, đồng phục, cách xử lý công việc, văn hóa hội họp, tổ chức hoạt động ngồi cơng việc, quy tắc đạo đức nghề nghiệp Các giá trị Ẩn sâu bên trong của văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua các quan niệm của doanh nghiệp về cách

ứng xử ' giữa ñgười với người, giữa con người với môi trường, quan

Ngày đăng: 17/06/2023, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w