1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn hóa và đạo đức quản lý

291 186 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 291
Dung lượng 8,05 MB

Nội dung

Trang 1

2) THU VIEN 306 GIAO 2020 20139534 ay *^ D0 ĐỨC ˆ QUẦN LÝ iv

| Gléo trinh Van hoa va G “

INN HH mà mộ: NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH0A HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PGS.TS PHAM NGQC THANH (Chú biên) - ThŠ VŨ THỊ CẨM THANH

GIÁO TRÌNH

VĂN HOA VA DAO DUC QUAN LY

Trang 4

Trang Lời nói đầu 5< «HH HH HH HH0 010.1101010114010121111090 11

—— thương† |

NHẬP MÔN VĂN HOÁ VÀ ĐẠO ĐỨC QUAN LLY

1.1 Những khái niệm chủ yếU - 5-cscceesereerserersrrrrre 13 1.1.1 Văn lỐ «ng HH 6011141111011 010111111g 13 1.1.2 Đạo đỶỨC - Q1 0n 9k, 18 1.1.3 Quản lý càng 1011112111211 30 1.1.4 Đạo đức quản Ìý - c5 sen 32 1.1.5 Văn hoá quản lý .- ceeeeiheeieieHrreririrrrrriiee 38 1.2 Đối tượng nghiên cứu của môn học " 42 1.2.1 Văn hóa quản lý và đạo đức quản lý

là một hiện tượng xã hội se 42 1.2.2 Văn hóa và đạo đức của người quản lý .- -. .«‹ cece- 43 1.2.3 Nghiên cứu các vấn đề văn hóa và đạo đức

trong quá trình quản lý 5-5 2srtrrteersrrrrsrrseriee 44 1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu môn học 45 1.3.1 Cách tiẾP cận sát 1301.1211111 He 45 1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể -. -ee 46 1.4 Chức năng chủ yếu của văn hoá và đạo đức quản lý 50

1.4.1 Định hướng - sec 2121 11 1172 11 miii 50

Trang 5

6 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ

1.4.4 Động viÊn e1 te 52

1.4.5 Giáo đỤc e.ccccetHHHH riiriirrrie 53

Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống .-¿-c-cc«crceerererree 54

Tài liệu tham khảo Chương 1 . -cccseieeiererrririrrrrrrrrier 54

Chương 2

NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ QUẦN LÝ

2.1 Sự hình thành văn hóa quản lý trong các tổ chức 58

2.2 Triết lý quản lý -cscserrrrerree seseessssseeessesssees 67 2.2.1 Khái niỆm - + cá kh nh TH TH HT HH 0113041010114 67

2.2.2 Vai trò của triết lý quản lý . -s-c-cctsrsrrireerrrrrrrrrrrree 70 2.2.3 Cấu trúc của triết lý quản lý -. -:-s+c+ctetsrtsrstreiterstee 72 2.2.4 Yêu cầu của triết lý quản lý . - s5 csteteeererstrersrreree 74 NT can 76

2.3.1 Khái niệm . nh ưg ¬ ⁄6

2.3.2 Phân loại giá tr] s +11 111g 78

2.4 Phong cách quản lý -ccccrisieieseseieiiieiiririe 88 2.4.1 Khái niệm nh HH HH H001 0101 1x0 88

2.4.2 Một số phong cách quản lý chủ yếU s++-ec«sscscee› 94 2.5 Biểu hiện của văn hoá quản lý .- 55s ccccctrerrereeerrs 102

2.5.1 Các biểu hiện hữu hìnhh -. - 5s ssteeereeeree 103

2.5.2 Các biếu hiện vơ hìÌnh - - c4 sv*x s2 ve 109

2.6 Xây dựng và duy trì văn hóa quản lý . -«‹-e¿ 115

2.6.1 Xây dựng văn hóa quản lý ven re 115

2.6.2 Duy trì văn hóa quản Ìý . -+es+sssssrerersrriririerriree 122 Câu hỏi ôn tập và bài tập tình hưống . -¿ccceseeeeeree 128

Trang 6

Chuong 3

NOI DUNG CUA DAO DUC QUAN LY

3.1 Triết lý đạo đức quản lý -+escsertrerrrrirrierirrirre 133

3.1.1 Khái niệm - c- 5 HH Hàng HH H11 0g 210111110 1g 134

3.1.2 Các tiếp cận triết lý đạo đức quản lý phổ biến 135

3.2 Các giá trị và chuẩn mực đạo đức quản lý ‹ - 148

3.2.1 Các giá trị đạo đức quản lý .-ccccsctrersrieirrereire 148

3.2.2 Chuẩn mực đạo đức quản lý -ccereiirrrrererrrrree 155

3.3 Trách nhiệm xã hội -. c3 Ăn re 159 3.3.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội .-.-tcciieieieiie 159

3.3.2 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với đạo đức quản lý 164

3.3.3 Nội dung của trách nhiệm xã hội - -c-cccccceecce 168

3.3.4 Lợi ích của trách nhiệm xã hội -. - Ăn se 182 3.4 Đạo đức trong quản lý nhân sự te ¬ 185 3.4.1 Tuyển dụng nhân sự ‘saectasesnsceaearedesecorecneesucenssnenatsnecssersas 186

3.4.2 Sử dụng nhân SỰ .: - sen nen 122kg 189

3.4.3 Đánh giá nhân Sự chu 192

3.4.4 Đào tạo và phát triển nhân sự - ¬ 194

Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống .-. cccccerierrierieree 194 Tài liệu tham khảo Chương 3 cà cceHeihereerirrrie 197

Chương 4

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 4.1 Các nguyên tắc trong xây dựng

Trang 7

8 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ

4.2.3 Vấn đề cạnh tranh công bằng ccc+2csvcscceeceee 213 4.2.4 Vấn đề bảo vệ môi trường «sen 217

4.2.5 Vấn đề tham nhũng và hối lộ — 220

4.3 Quy trình xây dựng đạo đức quản lý - -‹-« 225

4.3.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức trong quản lý - 226

4.3.2 Phân tích các phương án ra quyết định đạo đức 228

4.3.3 Xây dựng chương trình đạo đức hiệu quả - - 232

4.3.4 Truyền thông về chương trình tuân thủ đạo đức 235

4.3.5 Thực thi và kiểm soát chương trình đạo đức 236

Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống .- có cĂo se reee 238 Tài liệu tham khảo Chương 4 - s- set erererssresrkrrerkee 239 Chương 5 VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ TRONG XÃ HỘI CHUYỂN ĐỐI 5.1 Đặc điểm của xã hội chuyển đổi "— 241 5.1.1 Khái niệm xã hội chuyển đổi - «ni 241 5.1.2 Các mô hình xã hội chuyển đổi chủ yếu - 245

5.2 Thay đổi văn hóa và đạo đức quản lý trong các xã hội chuyển đổi - ¿5 coi 247 5.2.1 Những yếu tố tác động đến sự thay đổi văn hóa quản lý và đạo đức quản Tý ¿tren 251 5.2.2 Thay đổi văn hóa và đạo đức quản lý - sscsc«c+ 266 5.3 Một số định hướng chủ yếu trong việc thay đổi văn hóa quản lý va đạo đức quản lý trong xã hội chuyển đổi 270 5.3.1 Thay đổi triết lý và các giá trị trong quá trình toàn cầu hóa

Trang 8

5.3.2 Phát triển những chuẩn mực văn hóa quản lý, đạo đức quản lý phù hợp với công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, nền kinh tế tri thỨc - ¿55-5 c<cccssxesesssrere 272

5.3.3 Ngày càng quan tâm đến con người nhiều hơn,

tất cả vÌ COn TIP.ƯỜI song 01011011 01.116 273 5.3.4 Phát triển những phẩm chất, năng lực,

phong cách mới phù hợp với thể chế kinh tế mới 274 5.3.5 Chuyển sang phong cách và phương thức hoạt động phù hợp

với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới 275

5.3.6 Xu hướng kết hợp văn hóa truyền thống và hiện đại 276

5.3.7 Tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực văn hóa,

đạo đức bảo vệ môi trường, phát triển bên vững 277

5.3.8 Xu hướng nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức quản lý 278 5.3.9 Xu hướng “trẻ hoá” đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 279 5.3.10 Xu hướng phát triển phù hợp với văn hóa chất lượng 280

5.4 Vai trò của người lãnh đạo trong việc phát triển văn hoá

và đạo đức quản lý trong xã hội chuyển đổi 281

5.4.1 Lãnh đạo luôn là người đầu tiên nhận thức và xây dựng,

hoặc sửa đổi một nền văn hoá và đạo đức của tổ chức 282

5.4.2 Người lãnh đạo xác định rõ một bộ tiêu chuẩn giá trị chúng 283

5.4.3 Bat đầu làm từ lãnh đạo bậc cao nhất . + 284

5.4.4 Người lãnh đạo phải có phương pháp để văn hoá quản lý _ và đạo đức quản lý thấm nhuần tới tất cả thành viên

của tổ CHỨC «set TH T000 1111.11.113L11 284 5.5 Những đặc điểm, biện pháp xây dựng văn hóa quản lý

và đạo đức quản lý ở Việt Nam trong bối cảnh mới 287 Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống -.- series 291

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đứng trước những cơ hội và những thách thức rất to lớn Trong bối cánh đó, đổi

mới quản lý phải đáp ứng được những yêu cầu của việc phát triển văn hoá và con người Chính quá trình này cũng đang đòi hỏi phải đổi mới văn hoá quản lý và phát triển nền đạo đức quản lý ở Việt Nam, nhằm thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu xã hội đã đặt ra Sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay, càng đòi hỏi phải đào tạo ra những nhà quản lý vừa “hồng”, vừa “chuyên”, biết ứng xử có văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, là những tắm gương tốt về đạo đức, không vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong quá trình lãnh đạo, quản lý

Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học quản lý luôn coi trọng

việc giáo dục cho sinh viên những nguyên tắc chung về văn hóa quản lý và đạo đức quản lý Với tư cách một môn học chuyên ngành, với

dung lượng không nhiều (3 tín chỉ), những người biên soạn giáo trình cố găng trình bày những vấn đề lý thuyết chủ yếu nhất và một

số nội dung thực tiễn phù hợp với đối tượng và yêu cầu của chương

trình đào tạo

Trang 10

Chương 4 Xây dựng và phát triển Đạo đức quán lý (Th§ Vũ Thị Câm Thanh phụ trách)

Chương 5 Văn hóa và đạo đức quản lý trong xã hội chuyển đổi (PGS.TS Phạm Ngọc Thanh phụ trách)

Giáo trình được biên soạn bởi các giảng viên đã tham gia giảng

đạy và nghiên cứu lĩnh vực này nhiều năm, cũng đã có nhiều công bố

như sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, tập bài giảng về lĩnh vực này Tuy nhiên, văn hóa quản lý và đạo đức quản lý là một vấn đề rộng lớn cần được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên Giáo trình này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, mong được các đồng nghiệp góp ý, để tập thé tác giá bố sung, hoàn thiện trong những lần xuất bản sau

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Khoa Khoa học quản lý và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc biên soạn xuất bản giáo trình Chúng tôi trân trọng cám ơn tất cả các đồng nghiệp đã động viên, đóng góp cho bản thảo và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình biên soạn giáo trình Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm kích chân thành đối với sự giúp đỡ của cán bộ Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội trong quá trình xuất bản giáo trình

TM TẬP THÊ TÁC GIÁ

Chú biên

Trang 11

Chương 1

NHAP MON VAN HOA VA DAO DUC QUAN LY

* Mục tiêu của Chương 1:

Học xong chương này, người học cần năm vững các nội dụng sau: *“ đối tượng nghiên cứu và những nội dung chủ yếu của môn học “ các khái niệm chủ yếu của môn học |

Vv phuong phap nghién ciru mén hoc Y các chức năng cơ bản của môn học

*Từ khóa: văn hóa quản lý; đạo đức quản lÿ; đối tượng nghiên

cứu; phương pháp nghiên cứu; chức năng 1.1 Những khái niệm chủ yếu

1.1.1 Văn hoá

Con người và toản bộ đời sống của xã hội loài người vừa là sản phẩm của tiến trình phát triển theo quy luật tự nhiên, vừa là kết quả của quá trình mà nó tách khỏi giới tự nhiên, tác động vào thế giới tự nhiên và sáng tạo nên đời sống xã hội theo ý chí của mình Trong lịch sử xã hội loài người, điều có ý nghĩa nhất và cũng trở thành vấn đề

đáng quan tâm hàng đầu, chính là nền văn hóa mà con người đã sáng

tạo ra

Trang 12

khác nhau Có lẽ không có thuật ngữ nào có nhiều định nghĩa như

thuật ngữ “văn hoá” Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại Mỹ Alfred

Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có 164 định nghĩa về

văn hóa Văn hoá được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hoá học, văn hoá học, triết học, xã hội học Đến thời điểm hiện nay, chắc chắn rằng số lượng không chỉ dừng lại ở con số trên Mỗi tác giả có một cách nhìn nhận, đánh giá văn hoá dưới một góc độ, khía cạnh riêng Theo nhà nghiên cứu văn hóa, GS.TS Ngô Đức Thinh’, có thể quy về mấy lĩnh vực chính sau: (1) Định nghĩa mang tính miêu tả, liệt kê các lĩnh vực

như kiến thức, đức tin, đạo đức, pháp luật, phong tục và bất cứ những

khả năng, tập quán nào mà con người với tư cách là thành viên của xã

hội tiếp thu được (Tylor, 1832-1917) (2) Văn hóa được tiếp cận từ góc độ ứng xử, thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội như tổng

thể những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ, đó là văn hóa, văn minh Những thích nghi này được bảo đảm bằng con đường biến đổi, chọn lọc và kế thừa (W.G.Sumner, 1840- 1910) (3) Văn hóa được tiếp cận từ góc độ giá trị Đó là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần của con người được tích lũy trong quá trình lịch sử, do con người thích ứng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội sáng tạo ra

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích

sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử đụng

Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hóa là sự

tống hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà

loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống,

và đòi hỏi của sự sinh tồn”” Cái nhìn về văn hoá của Người thể hiện

1 Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Từ điển bách khoa Tâm lý học ~ Giáo dục học Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, trang 1090-1091

Trang 13

Chương 1 NHẬP MÔN VAN HOA VA DAO ĐỨC QUẦN LÝ -15

khá toàn diện Người đã xác định các tiêu chí để xác định văn hoá Văn hoá là những gì mà con người sáng tạo ra; nhưng không phải tất cả những gì con người sáng tạo ra đều là văn hoá, chỉ những gì được sáng tạo ra vì sự tồn tại, phát triển của con người, mới được coi là văn

hoá Hơn nữa, trong cách nhìn của Hồ Chí Minh ta còn thấy thê hiện

tỉnh thần khoan dung văn hoá Văn hoá được hình thành trên cơ sở phương thức sống của cộng đồng người, và các cộng đồng khác nhau có các giá trị khác nhau, không thê áp đặt phương thức sống cũng như các giá trị của cộng đồng này lên một cộng đồng khác “Thừa nhận sự khác biệt trong văn hoá là một cách nhìn rất tiễn bộ

Khái quát lý luận văn hóa và thực tiễn của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quan điểm về xây đựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam như sau: “1- Văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội 2 - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học 3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây đựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ải, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo 4- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình,

cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ

đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế 5- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản ly, nhân dân là chủ thê sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”

1 BCHTU ĐCSVN (Khóa Xi), Hội nghị Trung ương lần thứ chín (ngày 9/6/2014), Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp úng yêu câu phát triển bên vững

Trang 14

UNESCO da dua ra dinh nghĩa: “Văn hố hơm nay có thể coi là

tổng thể những nét riêng biệt tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm

quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được

bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để

xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý

nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” Qua định nghĩa này ta thấy văn hóa là một tổng thể bao gồm tất cả những gì con người kiến tạo nên, văn hóa chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất và tinh than

Theo GS Trần Quốc Vượng, “Văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự

nhiên được biến đổi bởi con người, bao gồm cả kỹ thuật, kinh tế để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con ngƯỜI đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, văn hoá là một hệ thống các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi

Trang 15

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN HOÁ VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ +17

Văn hóa có thể cơi là một lĩnh vực hoạt động tích cực nhất, năng

động nhất của loài người, nhằm thoát ra khỏi “lớp vỏ động vật”, và

gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của lao động Đây là thuộc

tính căn bản nhất của con người, giúp phân biệt con người với loài vật nói chung Tuy nhiên không phải kết quả hoạt động nào của con người cũng là văn hóa; văn hóa phải 1) Thể hiện bằng biểu tượng (vật mang): bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể, được các thành viên của

một cộng đồng người nhận biết Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành

động của con người và cá những ký tự của trang viết này đều là biểu tượng văn hóa Theo đó, văn hóa được phân loại thành văn hóa vật thể

(tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, ) và văn hóa phi vật thê

(phong tục, tập quán, làn điệu dân ca, thái độ, ) Tuy nhiên sự phân loại này có nghĩa tương đối 2) Phải hàm chứa giá trị: với tư cách là sản phẩm của văn hóa, thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn Văn hóa là những sáng tạo của con người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm ca gid tri vật chất va gid tri tinh than Tuy nhiên, đằng sau khía cạnh vật chất, mỗi yếu tố văn hóa đều lắng đọng

và kết tỉnh giá trị tỉnh thần Các cá nhân và cộng đồng khác nhau có

quan niệm khác nhau về giá trị, tôn trọng những giá trị khác nhau Giá trị cũng luôn luôn thay đơi Ngồi xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị, chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân

mình với tinh thần cộng đồng Tuy nhiên, những giá trị mà đại đa số

các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng

trường tồn là các giá trị chân, thiện, mỹ, như tự do, bình đẳng, bác

ái, 3) Các giá trị đó phải do con người sáng tạo trong một quá trình lịch sử liên tục Văn hoá là một khái niệm rộng, tong thé các gia tri vat

chat va tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt

Trang 16

nhiên và xã hội Văn hoá điều chỉnh hành vi của các nhóm xã hội, văn hoá giúp ta phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác Do đó, văn

hóa là đặc trưng của từng cộng đồng người Văn hóa thể hiện cách ứng xử của mỗi con người, nhóm người, dân tộc dé người khác hiểu mình và mình hiểu người khác Văn hóa làm cho các nhóm người, tộc

người, đân tộc khác nhau có thê phân biệt được

Tóm lại, văn hóa được hiểu là một hiện tượng xã hội, phản ánh tắt

cả những giá trị vật chất và tình thân do con người tạo ra, nhằm phục vụ cho con người, tạo nên những đặc trưng cơ bản của con người trong cách ứng xử với tự nhiên, xã hội và với chỉnh bản thân mình

1.1.2 Đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xuất hiện rất sớm Ngay trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đã xuất hiện những mầm mống đạo đức như sự kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ, yêu mến trẻ em và những cảm giác xấu hồ Lúc đầu các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mới chỉ tồn tại đưới hình thái phong tục, tập quán, thói quen của đời sống cộng đồng nguyên thuý Cùng với sự phát triển xã hội, những phong tục, tập quán này được hình thành ngày càng rõ rệt dưới

hình thức chuẩn mực hành vi, mà xã hội yêu cầu đối với các cá nhân thành viên Từ những quy định đó dần dần được khái quát lại dưới

những hình thái trừu tượng như thiện và ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, danh dự Quá trình này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển khả năng tư duy trừu tượng của Con người

Trong xã hội, bất cứ thời đại nào cũng đều có mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Nhưng lợi ích giữa cá nhân với cá nhân hay giữa cá nhân với xã hội không phải lúc nào cũng thống nhất Để những hoạt động của cá nhân hay tổ chức không vượt ra khỏi những giới hạn xã

hội, con người phải dùng các biện pháp và thiết chế xã hội để điều

chỉnh, trong đó có thiết chế đạo đức

Nếu ý thức pháp luật biểu hiện bằng những quy tắc, chuẩn mực

Trang 17

Chương 1 NHẬP MON VAN HOA VA BAO DUC QUAN LY 19

chế tài xử phạt nếu vi phạm, thì ý thức đạo đức mang trong mình những cảm xúc, những tình cảm của con người đối với con người, của cá nhân đối với xã hội Còn trách nhiệm cá nhân về mặt đạo đức, biểu

hiện trước hết là gánh chịu sự đánh giá của dư luận xã hội về các hành

vi dao đức của mình Sau nữa, nó còn được phán xử bởi chính lương tâm con người về những động cơ, mục đích thầm kín của bản thân mình Trên cơ sở đó mà nhận thức được những giá trị đạo đức chân chính và định hướng được những hành động của mình phù hợp với lợi ích của xã hội và người khác

Vậy đạo đức là gì?

Theo 7 điển triết học giản yếu”: Đạo đức hay luân lý là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo ly), qui tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã hội) Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan niệm thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự Khác với pháp luật, các quy tắc đạo đức không ghi thành văn bản pháp qui có tính cưỡng bức, Song đều được con người thực hiện có sự thôi thúc của lương tâm cá nhân và dư luận xã hội Những quy tắc đạo đức bền vững truyền tử thế

hệ này sang thế hệ khác, hợp thành truyền thống đạo đức

Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người, trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội Các chuẩn mực đạo đức hướng tới việc đem lại lợi ích cho con người và xã hội Lợi ích hiểu một cách đúng đắn là cơ sở của toàn bộ đạo đức Đạo đức

cũng là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tổn tại xã hội Tồn tại xã

hội thay đổi, ý thức xã hội cũng thay đổi theo Sự nảy sinh, phát triển

1 Hữu Ngọc (Chủ biên), Dương Phú Hiệp - Lê Hữu Tầng, Từ điển triết học giản yếu, NXB Đại

Trang 18

và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc trong hoạt động vật chất của con người, trong đó, lao động sản xuất đóng vai trò quyết định

Hiện nay có nhiều quan niệm về đạo đức khác nhau Trong 7# điển thuật ngữ Tâm lÿ học (2012), các soạn giả viết: "Trong tâm lý học, đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của cá nhân hay nhóm, biểu hiện ở hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực xã hội" Giáo trình Đạo

đức học đại cương (2013), do TS Dương Văn Duyên chủ biên, viết: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thông các quan

điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, để điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của con người, được thực hiện bởi niềm tin, trách nhiệm, lương tâm của mỗi người, bởi phong tục tập quán và dư luận xã hội nhằm tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng và xã hội, đảm bảo hạnh phúc cho con người và tiễn bộ xã hội; là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tỉnh thần của xã hội",

Trong 7 điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học (Hồng Phê chủ

biên), đạo đức được hiểu là "1 Những chuẩn mực, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát) 2 Phẩm chất tốt đẹp của

£99

con người đo tu đưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có 3,

Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương trong Giáo trình Đạo ẩức học (2007) viết: "Đạo đức là một hiện tượng xã hội - là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của xã hội loài người Có hai cách hiểu đạo đức như sau:

- Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã

1 Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012,

trang 104 ,

? Dương Văn Duyên (Chủ biên), Giáo trình Đạo đức học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội 2013, trang 11

Trang 19

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN H0Á VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 21

hội, trong môi quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội

- Đạo đức là hệ thông những quy tặc, chuân mực biêu hiện sự tự

giác trong quan hệ giữa con người với con người, g1ữa con người với

A À SLA cae tay ge ny ay

cộng đông xã hội, với tự nhiên và cả với bản thân mình"

Có thê thây răng, khái niệm "đạo đức" có những đặc trưng chủ yêu sau:

Thứ nhất: Đạo đức được xem như là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, trực tiếp phản ánh hiện thực đời sống xã hội

_ Thir hai: Đạo đức được xem xét với tính cách tổng hợp những

nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiễn bộ chung của xã hội '

Thứ ba: Đạo đức được xem xét với tư cách phẩm chất tốt đẹp của

con người đo tu đưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có

Khái niệm "đạo đức" được dùng trong giáo trình nảy, được hiểu

như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tôn tại xã

hội, hiện thực đời sống xã hội, là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc,

chuẩn mực xã hội, điều chỉnh hành vi của con người phủ hợp với lợi ích và tiễn bộ xã hội

* Cấu trúc của đạo đức

Cấu trúc của đạo đức có thể chia theo nhiều cách khác nhau Trước hết chúng ta có thể chia thành ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức

Ý thức đạo đức là sản phẩm của nhận thức đạo đức bao gồm các

yếu tố: tư tưởng, quan điểm, lý tưởng, niềm tin, chuẩn mực, giá trị, xúc cảm đạo đức Ý thức đạo đức là bộ mặt tỉnh thần có vai trò to lớn

1 Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương, Đạo đức học, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Trang 20

trong định hướng hoạt động của chủ thể đạo đức, nó góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của chủ thê đạo đức sao cho phù hợp với yêu

cầu của xã hội

Ý thức đạo đức luôn phán ánh hiện thực đạo đức ở nhiều cấp độ khác nhau, da dang va phong phú, bao hàm trong đó nhiều bộ phận

hợp thành

- Tư tưởng đạo đức là hệ thống khái niệm, phán đoán, suy lý phản ánh khái quát tồn tại xã hội trên phương diện đạo đức, là chất

liệu làm nên thành tố khác của ý thức đạo đức

- Lý tưởng đạo đức là các tư tưởng về tương lai đạo đức cần có, phát triển đến trình độ cao nhất, toàn thiện, toàn mỹ bao gồm hệ thống các mục đích để đạt mục tiêu lý tưởng cao cả

- Chuẩn mực đạo đức là hệ thống những quy tắc xác định mỗi hành vi của con người phải tuân theo, nhằm khẳng định lợi ích xã hội,

là cơ sở để xác định phương án hành động, điều chỉnh nhận thức và hành vi đạo đức phù hợp với mục đích đạo đức đề ra

- Tình cảm đạo đức là trạng thái tâm lý, thái độ cảm xúc của con người trước đời sống đạo đức đang diễn ra, tác động trực tiếp tới chủ thể đạo đức Tình cảm đạo đức trực tiếp tạo ra động cơ thúc đây chủ

thê đạo đức nhận thức và hành động

Hành vì đạo đức hay thực tiễn đạo đức là những hành vi của con người diễn ra đưới tác động điều chỉnh của ý thức đạo đức, đó là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong đời sống xã hội

Trang 21

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN H0Á VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ - 23

Thứ hai, khi xem xét phạm vì tôn tại và biểu hiện của đạo đức, câu trúc đạo đức có thê chia thành đạo đức xã hội và đạo đức ca nhắn Dao đức xã hội là đạo đức được xem xét trong phạm vi chung

của một xã hội nhất định, phản ánh và khẳng định sự tồn tại của xã hội

ấy Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và

hoạt động của các thành viên trong cộng đồng

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ, phản ánh và khẳng định sự tổn tại của cá nhân như một cá thể riêng lẻ Đạo đức

cá nhân mang những dấu ấn của xã hội như: thời đại, dân tộc, giai cấp

Song mỗi cá nhân còn có những lợi ích riêng, có những hiểu biết khác

nhau, cho nên có những nét khác nhau về đạo đức

Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có quan hệ với nhau Đạo đức cá nhân bị quy định bởi đạo đức xã hội, là biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội, nhưng không bao hết thảy nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội Tuy nhiên, đạo đức xã hội cũng không phải là số cộng của đạo đức cá nhân, mà nó là tổng hợp những tinh hoa của đạo đức cá nhân Mỗi cá nhân muốn tổn tại và phát triển phải thực hiện những yêu cầu đạo đức xã hội, đồng thời cũng là sự đóng góp vào đạo đức xã hội

Thứ ba, đạo đức được xem xét trong quan hệ Đạo đức được xem xét là quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa cá nhân với xã hội

về mặt đạo đức, là yếu tố tạo nên tính hiện thực của đạo đức Quan hệ

đạo đức được tạo nên bởi ba yếu tố: chủ thế, đối tượng và quan hệ

giữa chủ thể và đối tượng Chủ thê tác động tới đối tượng bằng niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của mình Đối tượng nhận tác động của chủ thể đạo đức vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Một mặt, khách thể chịu sự tác động của chủ thê đạo đức, tiếp nhận những

giá trị, niềm tin thông qua hành vi ứng xử của chủ thể đạo đức, mặt

khác sự tác động của chủ thê đạo đức tới khách thể đạo đức còn chịu sự quy định của sự hiểu biết, khá năng tiếp thu của khách thể đó Tất nhiên, sự tác động của khách thé cũng tác động trở lại đối với chủ thể

Trang 22

Ngoài ra, cầu trúc của đạo đức có thê xem xét trên bôn vị hệ:

* Giả trị đạo đức

Giá trị là một trong những dạng biến thể của lợi ích Con người

dù muốn hay không muốn, cũng phải phân biệt và lựa chọn những øì thích hợp với mình hơn cả và đó chính là giá trị (ví dụ như quyền lực hay đức bạnh, sắc đẹp, tình yêu hay là tiền bạc) Quan niệm về giá trị mỗi thời đại khác nhau `

Giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, là biểu hiện nhu cầu cá nhân

hay nhóm, trở thành mục tiêu hành động của cá nhân hay nhóm đó

Giá trị là những chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức hành động, phan dau; đồng thời chúng thể hiện những cam kết của tất cả các thành viên tổ chức trên cơ sở tự nguyện Có những giá trị được tuyên bố công khai và có những giá trị ngầm định, không được tuyên bố, nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn đối với cá nhân hay nhóm, thậm chí với cả cộng đồng Thuật ngữ “giá tr” được sử dụng rộng rãi trong đời

sống và trong các khoa học khác nhau Các cộng đồng dân tộc khác

nhau có những giá trị khác nhau, tạo nên bán sắc riêng của dân tộc này so với dân tộc khác Không thể đánh giá rằng dân tộc này hay dân tộc

khác có giá trị lớn hơn hay đẹp hơn so với dân tộc khác, bởi lẽ các giá

trị Ấy được hình thành như là sự cần thiết hiển nhiên với dân tộc này,

chứ không phải với dân tộc khác Ví dụ, có ba giá trị phố quát theo truyền thống Hy Lạp cổ đại, ở châu Âu: Chân (cái đúng), Thiện (cái tốt), Mỹ (cái đẹp) Các thang giá trị của người Trung Quốc theo quan

niệm Nho giáo về trật tự xã hội có: trung, hiếu, tiết, nghĩa; về đạo đức:

nhân, nghĩa, lễ, trí tín; về đời sống cá nhân: phúc, lộc, thọ, khang, ninh Trong các tôn giáo khác nhau cũng sẽ có những quy định về đạo

đức khác nhau và những giá trị đạo đức khác nhau

Giá trị đạo đức là gì? Những giá trị đạo đức: yêu nước, thương

nòi "thương nước, thương nhà, thương người, thương mình", anh

dũng, bất khuất của dân tộc ta đã trở thành đạo lý, lẽ sống của dân tộc

Trang 23

Chương 1 NHẬP MON VAN HOA VÀ ĐẠO BUC QUAN LÝ 25

đồng, tồn tại một bảng giá trị, thang giá trị đạo đức theo một thứ bậc nhất định: giá trị cao — giá trị thấp; giá tri lâu dài — giá trị trước mắt;

giá trị phố biến — giá trị cục bộ; giá trị phổ quát — giá trị phái sinh Vi

dụ, ở Trung Quốc, các giá trị như “f2m cươn ” “noi thong” phd

biến nhất, chung cho tất cả mọi người Các giá trị phái sinh: các giá trị

phản ánh quan hệ quán — sư — phụ dành cho đàn ông, các giá trị am tòng và tứ đức dành cho đàn bà Trong xã hội Việt Nam, một số giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra được coi là các giá trị cao nhất, phô

quát nhất là: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính còn các giá trị phái sinh là những điều Người dạy các tổ chức, đoàn thể xã hội như thanh niên, phụ nữ, thiếu nhí, đối với công an nhân

dân, chiến sĩ quân đội

* Chuẩn mực và khuôn mẫu đạo đức

Chuẩn mực và khuôn mẫu đạo đức là hệ thống các quy tắc, các

cách thức cụ thê, định rõ các cá nhân và cộng đồng hành xử như thé

nào trong các tình huống, hoản cảnh cụ thê cho phủ hợp với các giá trị

đạo đức mang tính trừu tượng

Người ta phải hành xử theo một số quy tắc dé thực hiện đúng chữ

Trung, chữ Hiếu, cho tròn đạo làm con với các bậc sinh thành Trong kinh doanh, phải thực hiện một số nguyên tắc và chuẩn mực gắn với

đạo đức kinh doanh như: |

+ Tính trung thực: không dùng các thủ đoạn gian đối, xảo trá để

kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, không

trốn thuế, lậu thuế, không khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật

+ Tôn trọng con người: đối với cộng sự và dưới quyền, tôn trọng

phẩm giá và quyền lợi chính đáng của họ, tôn trọng tiềm năng phát

triển của nhân viên, tôn trọng đối thủ cạnh tranh,

Trang 24

* Thiết chế xã hội

Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định,

nhằm đảm bảo cho sự trao truyền, giáo hóa đạo đức diễn ra liên tục trong đời sống cộng đồng Mỗi nền đạo đức cần đến một hệ thống

thiết chế và phương thức nhất định Các thiết chế này làm cho các giá

trị, chuân mực khuôn mẫu đạo đức được vận hành thông suốt trong đời sống xã hội từ cộng đồng đến cá nhân, từ người này sang người khác và từ thời đại này sang thời đại khác

Hệ thống thiết chế quan trọng bao gồm: gia đình, nhà trường, `

đoàn thể chính trị, xã hội, tôn giao v.v * Hành vì đạo đức

Hành vi đạo đức không đơn thuần chỉ là hiểu biết về các nguyên tắc đạo đức, yêu cầu đạo đức của xã hội, mà là tổng hợp những quan điểm, biểu trưng, tỉnh cảm và tập quán đạo đức, được con người lĩnh hội và thực hiện trong hoạt động của mình Không chỉ căn cứ vào lời nói, mà phải căn cứ vào việc làm, mới đánh giá đúng được tình cảm và động cơ đạo đức, định hướng và mục đích đạo đức của con người

Hành vi đạo đức thường được biểu hiện qua 3 lĩnh vực:

+ Hoạt động xã hội nhằm mục tiêu đạo đức trực tiếp Đó là hoạt

động của các tô chức từ thiện, chuyên lo giúp đỡ những người gặp khó

khăn do thiên tai, dịch họa, tệ nạn xã hội hay bệnh tật hiểm nghẻo + Hoạt động giáo dục đạo đức như công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Đó là hoạt động của các cơ quan tư tưởng của các đảng phái, đoàn thé, báo chi,

+ Hoạt động đạo đức thể hiện tập trung toàn bộ các đạng hoạt

Trang 25

Chương 1 NHẬP MƠN VĂN HỐ VÀ ĐẠO ĐỨC QUAN LY 27

e Các mâu nhân cách

Đó là sản phẩm của sự kết tỉnh đạo đức của cộng đồng, tạo nên khuôn mẫu đạo đức của cộng đồng Nhân cách đạo đức lớn, có tầm

ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống đạo đức cộng đồng Ví

dụ: người quân tử trong các xã hội Nho giáo; võ sĩ đạo Samural trong xã hội Nhật Bản; hình ảnh "anh bộ đội Cụ Hồ", "người cán bộ cách mang" trong thoi ky đầu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam

Các mẫu nhân cách tác động mạnh mé đến việc lựa chọn tiêu chí để ra quyết định, đánh giá các hành vi và lựa chọn cách thức hành động, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân

* Mau thudn, xung dot va van dé dao đức

Thông thường, các mâu thuẫn có thể bắt nguồn từ những sự khác

biệt giữa các cá nhân, các tổ chức; các khác biệt đó lớn dần và tạo nên các mặt đối lập, hình thành các mâu thuẫn M.Follet cho rằng có thê giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp áp chế hay phương pháp thỏa

hiệp, nhưng không giải quyết triệt để các mâu thuẫn Theo bà, nên giải

quyết bằng cách tìm ra các điểm chung trong sự khác biệt, phát triển các điểm chung đó, tạo cơ sở cho sự hợp tác cùng nhau tốt hơn Do đó, có thể khắc phục được triệt để các mâu thuẫn Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, bao giờ cũng động chạm đến các lợi ích Cách xử lý các vẫn

đề lợi ích, theo những quan điểm khác nhau, dẫn đến những vấn đề đạo

đức trong các mỗi quan hệ này: sự không công bằng, thiếu trung thực,

sự vô lương tâm, sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, sự áp đặt thiếu bình đẳng,

sự vụ lợi cho cá nhân hoặc nhóm, sự không liêm chính,

Xuất phát từ các mâu thuẫn khác nhau, có thể xuất hiện các vấn

đề đạo đức Trước hết là mâu thuẫn về quan niệm, nguyên tắc đạo đức

của các thành viên trong tổ chức Mặc dù khó xác định được quan

Trang 26

Cơ chế "một chủ sở hữu — quản lý - kiểm sốt" khơng cịn phù hợp để điều hành các tổ chức có tính xã hội hóa cao ngày nay Mặt khác, việc áp dụng đồng thời hai hệ thống quy tắc hành động cho hai hệ thống xã hội khác nhau — gia đình, xã hội và công việc — có thể đây con người đến việc phải đối đầu với những lựa chọn khó khăn, có thể phá vỡ cuộc sống gia đình hoặc cuộc sống nghề nghiệp Nhà quán lý hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đó là mục tiêu chính của các hoạt động trong tô chức, coi thường các giá trị con người và đạo đức, sự tồn tại của tô chức có thể bị đe dọa

Mâu thuẫn về quyền lực trong tỗ chức cũng là một dạng của vẫn đề đạo đức lãnh đạo, quản lý Quyền lực được chấp nhận chính thức và tự giác bởi các thành viên trong tổ chức, cho dù về mặt xã hội họ bình đăng như nhau Đối với môi trường bên trong tổ chức, quyền lực

được thiết kế thành cơ cấu tô chức chính thức, mâu thuẫn nảy sinh chủ

yếu từ sự không tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm, lạm dụng quyền, vượt quyền, Đối với đối tượng hữu quan bên ngoài, vẫn đề đạo đức lãnh đạo, quản lý liên quan đến: thông điệp quảng - cáo, thông tín an toàn sản phẩm (nếu có), điều kiện lao động

Xung đột thường xảy ra khi các lợi ích bị va “cham Phan ứng bình thường trong bối cảnh tổ chức là coi xung đột như là lực lượng _ cản trở hoạt động do hoàn cảnh hoặc do các nguyên nhân đáng tiếc

Trang 27

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN HOA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 29

Cuối cùng là vấn đề mầu thuẫn trong truyền thông Truyền thông chỉ sự trao đổi va chia sẻ các ý nghĩa Truyền thông sai và không trung thực sẽ phá hoại niềm tin của những người khác vào tổ chức Nhà quản lý cần giải quyết các vấn đề đạo đức liên quán đến việc bảo vệ quyền tác giả và quyền đối với các tài sản trí tuệ, vấn đề đạo đức liên quan đến việc quảng cáo và bán hàng, vấn đề đạo đức liên quan đến bí mật thông tin cá nhân và quyền riêng tư của đối tượng bị quản lý và

đối tác, khách hàng

Hộp 1.1 Liệu có chỗ cho sự tò mò trong tổ chức?

Rất nhiều công ty bí mật theo đõi nhân viên của mình và không phải lúc nào

nhân viên cũng biết được điều này Mỗi tô chức có cách thức giám sát khác nhau Một đơn vị của Bộ Quốc phỏng có nhiều lý đo - thậm chí có thể cho lả nghĩa vụ -

để theo dõi nhân viên của mình hơn so với một nhà sản xuất nước cam

Tuy nhiên, việc giám sát trong phần lớn các ngành công nghiệp đang có xu hướng gia tăng Có một vai ly do cho vấn đề này, bao gồm sự gia tắng nhanh chóng của hai ngành có liên quan đến vẫn đề an ninh và trộm cắp — đó là địch vụ và công nghệ thông tin — và sự sẵn có của công nghệ giám sát,

Có một số hoạt động giám sát như sau:

- Kiểm tra thùng rác của nhân viên để tìm bằng chứng sai sót;

- Định kỳ đọc tin nhắn điện tử để phát hiện nếu nhân viên có tiết lộ thông tin bí mật hay sử đụng sai nguyên tắc không,

- Quay video giám sát nơi làm việc;

- Kiểm soát các trang mạng mà nhân viên hay vào và quyết định xem trang nao phù hợp và có liên quan đên công việc;

- Ghi lại các cuộc nói chuyện điện thoại;

_~ Đóng vai trò là ứng viên xin việc, một nhà đầu tư, một khách hàng, hay một đông nghiệp (nhưng mục đích thực sự là khai thác thông tin)

Liệu bạn có muốn làm việc cho một ông chủ sử dụng những biện pháp này không? Tại sao?

Nguồn: Stephen P.Robins & Timothy A.Judge, Hành vi tổ chức,

NXB Lao động xã hội, 2012, tr.586

Trang 28

1.1.3 Quản lý

Quản lý là một đạng lao động xuất hiện rất sớm trong lịch sử Nó là hoạt động tất yêu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động của nhiều người Con người sống trong cộng đồng có mối quan hệ với nhau đặc

biệt là quan hệ sản xuất, vật chất Khi đó, xuất hiện nhu cầu cần phải

có một hoạt động để điều phối quan hệ sản xuất Đó chính là sự khởi đầu của hoạt động quản lý Các nguyên tắc quản lý đã được áp dụng trong xã hội nguyên thủy từ buổi sơ khai của xã hội loài người Con

người trong xã hội nguyên thủy đã sớm biết quy tụ nhau thành bày,

nhóm để tồn tại và để thực hiện những mục tiêu mà họ không thê đạt được với tư cách là các cá nhân riêng lẻ Sự ton tai cha cộng đồng đã

đòi hỏi quản lý với tư cách là một yếu tố cần thiết để đám bảo phối

hợp nỗ lực của từng cá nhân trong cộng đồng và nhiều lúc để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng với nhau, trên cơ sở đó đã hình thành các tổ chức và sau này là sự hình thành nhà nước

Xã hội càng phát triển, vai trò của quản lý ngày càng quan trọng

Nó hiện diện trong tất cá các lĩnh vực của đời sống xã hội Đã có

nhiều nhà khoa học khác nhau nghiên cứu về quản lý và họ đã đưa ra

rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý tùy theo mỗi cách tiếp cận H.Fayol (1841-1925), người được coi là cha đẻ của thuyết “Quản lý hành chính tổng hợp” cho rằng: “Quản lý hành chính là đự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiến, phối hợp và kiểm tra”.!

Các quan niệm về quản lý trong nửa đầu thế kỷ XX vẫn còn được

nhiều người nhắc đến như những khái niệm đầu tiên, có tính chất kinh

điển Nhưng với sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của xã hội, thực tiễn quản lý đã thay đổi và đòi hỏi những khái quát lý luận cũng phải phản ánh đúng những thay đổi này Michael Hammer đã cảnh

Trang 29

Chương 1 NHẬP MƠN VĂN HỐ VÀ ĐẠO ĐỨCQUẢNÝ _ 31

báo rằng: “Mô hình truyền thống mà các tổ chức vẫn áp dụng trong hai trăm năm qua là một mô hình “chỉ huy và kiểm soát”, tương tự như những mô hình đã được khởi sự trong những bính đoàn La Mã

Nhưng trong thế kỷ XXI và, thực ra, trong phần cuối của thế kỷ XX,

thì mô hình nêu trên là một mô hình ngớ ngắn”

Harold Koontz cùng nhóm tác giả cuốn sách Những vấn đề cốt yếu của quản lý khẳng định rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu:

nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục

đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của

r rab ot LÀ A k ` k ~ „ Af Kay 2

nhóm với thời gian, tiên bạc, vật chât, và sự bât mãn cá nhân ít nhât” Chính các ông cũng thừa nhận rằng, khu rừng lý thuyết quản lý ngày càng rậm rạp thêm, các trường phái, cách tiếp cận cũng tăng gấp

đôi so với 20 năm về trước Trong khi đó, “chúng ta vẫn chưa có một

khái niệm rõ ràng về những cột trụ khoa học của quản lý”, điều đó làm

cho “lý thuyết và khoa học quản lý trở nên cực kỳ khó hiểu và khó sử

dụng cho các nhà thực hành có tri thức”.”_

Cần phải bé sung thêm quan niệm của P.Drucker, cây đại thụ vĩ đại nhất của tư tưởng quán lý thế kỷ XX, người có 60 năm hoạt động

thực tiễn và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của quản lý

Trong cuốn sách Những thách thức của quản lÿ trong thế kỷ XXI, ông

khẳng định rằng: “Lý đo tồn tại của quản lý là nhằm đạt các mục tiêu

của tổ chức Quản lý phải xuất phát từ kết quả mong đợi của tổ chức

và phải động viên cho được mọi nguồn lực của tổ chức để đạt được

kết quả đó Quản lý là một bộ phận của tổ chức bất kế đó là doanh

nghiệp, nhà thờ, trường đại học, bệnh viện hay nhà tạm trú cho phụ

1 Michael Hammer, “Sự cáo chung của quản trị” (trong sách: Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ, Tp

Hồ Chí Minh, 2002, tr.159-160)

2 Harold Koontz, Cyril ODonnel & Heinz Wehrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999, tr,29

Trang 30

nữ bị ngược dai v.v , nhằm giúp cho tô chức đó đạt được kết quả nằm ngoài tổ chức đó”

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, “Quản lý là một loại hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thê tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua qui trinh quan ly nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường”.” Quản lý được hiểu là hoạt động thực tiễn phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tất ca các loại hình tổ chức khác nhau, trong tất cả các cấp, các khâu quản lý

1.1.4 Đạo đức quản lý

Đạo đức quản lý là một khái niệm xuất hiện khi những vấn đề

đạo đức trong công tác quản lý nảy sinh và ngày càng trở nên phức tạp Nó là một bộ phận của đạo đức xã hội, cho nên, nó cũng bao gồm những quy tắc ứng xử, phản ánh khát vọng của con người về một xã

hội công bằng, hạnh phúc hơn _

Đạo đức quản lý là hiện tượng xã hội phản ánh những vấn đề đạo đức trong công tác quản lý, bao gồm toàn bộ những nguyên tắc và chuẩn mực, quy định, quy tắc ứng xử trong mỗi quan hệ quản lý, chúng điều chỉnh hành vì của hệ thống quản lý và được sử dụng để

phản xét một hành động quản lý của chủ thể quản lý cụ thể là đúng

hay sai, tốt hay xấu, công bằng hay bắt công,

Vấn đề đạo đức quản lý là một vẫn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức trong hoạt động quản lý Vấn đề

đó thường là một hoàn cảnh tình huống, trường hợp cá nhân, tổ chức

gặp phải, phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau,

! Peter F.Drucker, Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,

2003, tr.60

? Phạm Ngọc Thanh Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.17

Trang 31

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN HOA VA DAO ĐỨC QUẦN LÝ 33

dựa trên tiêu chí về sự đúng, sai, các chuẩn mực đạo đức cá nhân và xã hội theo quan niệm phổ biến, chính thức của xã hội đối với các hành vi trong các trường hợp tương tự Toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động trên cơ sở các nguyên tác và chuẩn mực đạo đức nào, xét về phương diện đạo đức, hành vi quản lý này được coi là dung hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức Điều này phân biệt với đạo đức kinh

doanh của các doanh nghiệp |

Đối với các đoanh nghiệp, chúng ta thường đề cập đến vấn đề đạo đức kinh doanh Theo PGS.TS Dương Thị Liễu, “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thê kinh doa: vi Còn theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, “Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại điện cơ

quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ ) sử dụng để phán

xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức”” Dù có những điểm khác nhau, nhưng về cơ bản, các quan điểm này đều thừa nhận đạo đức kinh doanh là một hiện tượng xã hội trong kinh đoanh, gắn với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, có tác

động đến nhiều bên liên quan trong hoạt động kinh doanh

* Vai trò của đạo đực quản lý

Tầm quan trọng của đạo đức quản lý đối với mỗi tổ chức là một

vẫn đề gây tranh cãi với rất nhiều quan điểm khác nhau Nhiều giám đốc doanh nghiệp coi các chương trình đạo đức là một hoạt động xa

xỉ, chỉ mang lại lợi ích cho xã hội chứ không phải doanh nghiệp Thực

Trang 32

* Định hướng giá trị

Để định hướng các cấp quản lý vào mục tiêu chung và để tránh - xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, đạo đức quản lý của mỗi tổ chức xây đựng một bảng giá trị hay một thang giá trị Trong đó có những giá trị cao/giá trị thấp, giá trị lâu dài/giá trị

trước mắt, giá trị phổ biến/giá trị cục bộ để hướng dẫn các thành viên hành động phù hợp, đảm bảo sự tồn tại an sinh, bền vững, cho tập thể

và cho chính mình

Chức năng định hướng giá trị của đạo đức quản lý còn thể hiện thông qua việc xây dựng mẫu nhân cách đạo đức tiêu biểu, những tắm gương đạo đức của mỗi bộ phận, của doanh nghiệp và nêu gương để các thành viên khác noi theo

Hộp 1.2 MƯỜI TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI - (Dựa trên 10 tiêu chuẩn đạo đức

của Doanh nghiệp do David Batstone đề xuất)

1 Các nhà quản lý của tổ chức quan tâm đến nguồn lao động của họ như là những thành viên có giá trị trong nhóm chứ không đơn thuân là việc thuê mướn nguon lạo động

2 Doanh nghiệp xã hội nhìn nhận chính mình như là một phần của công đồng, chứ không phải chỉ là vẫn đề “thị trường”

3 Doanh nghiệp xã hội thé hiện Sự quan tâm đến mọi điều kiện nhằm đảm bảo chât lượng và sự an toàn của những sản phâm mà họ mang đên cho cộng đông 4 Doanh nghiệp xã hội đối xử với môi trường như là một “chủ thể - yên lặng”, một.phân trong tông thê có thê chịu trách nhiệm

-5 Doanh nghiệp xã hội nỗ lực đa dạng hóa những người lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp

6 Doanh nghiệp xã hội tuân git theo quy luật sản xuất và thương mại quốc tế dựa trên sự trao đổi qua lại lẫn nhau, đảm bảo cùng tôn trọng những quyên lợi của mỗi bên

7 Doanh nghiệp xã hội nuôi dưỡng văn hóa tổ chức có tính khích lệ những người lao động đưa ra những phán hồi có phê phán về những hành vi kinh doanh phi đạo đức, và thậm chí là phải dùng đến các định chế nếu những phản

hồi nảy:bI từ chối

Trang 33

Chương 1 NHẬP MÔN VAN HOA VA BAO BUC QUAN LY 35

8 Doanh nghiệp xã hội bảo vệ những quyền riêng tư của nhà cung ứng, khách hàng, và người lao động của doanh nghiệp

9 Doanh nghiệp xã hội thực hiện những gì họ đã cam kết, và cam kết những gì họ có thể thực hiện

10 Doanh nghiệp xã hội không tìm kiếm lợi tức từ bất kỳ những hoạt động nào có tính đe dọa cuộc sống

Neguén: http://peoplefoesocialcause.blogspot.com/200/06/ethics-for-social- entrepreneurs html

* Diéu chỉnh hành vi cua chủ thê quản lý và các bên liên quan Đạo đức quán lý, bổ sung và kết hợp với pháp luật, sẽ tác động vào lương tâm của con người, khuyến khích họ làm điều thiện theo thang giá trị đạo đức của tổ chức đã đề ra Nhà quản lý sẽ nỗ lực để

thể hiện cả TÂM và TÂM của mình

Các bộ quy tắc ứng xử đạo đức của các tô chức không chỉ xác định những chuẩn mực hành vi cho chủ thể quản lý mà còn đề cập đến chuẩn mực hành vi của khách hàng, đối tác, những nhà cung ứng, cộng đồng, nhằm kiểm soát các hoạt động, đảm bảo đạo đức quản lý được thực hiện đầy đủ

* Củng cô sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình Nhà quản lý càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với tổ chức bấy nhiêu Các vấn đề có ảnh hưởng tới sự phát triển của môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, t thực hiện đầy đủ các trách nhiệm ghi trong hợp đồng

Trang 34

vô cùng quan trọng, bởi họ gián tiếp chịu ảnh hưởng tử những điều tiếng mà công ty đem lại Các nhân viên sẵn lòng thảo luận các vấn đề _ đạo đức và ủng hộ các ý kiến nâng cao chất lượng trong công ty

* Gia tăng sự hai long của khách hàng

Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của các khách hàng Khách hàng có xu hướng tìm đến các sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội Các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các

thông tin dé tiếp cận, minh bạch và đễ hiểu

Môi trường đạo đức quản lý vững mạnh thường đặt các lợi ích cốt lõi vào khách hàng Nhưng đặt lợi ích của khách hàng lên trên không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của nhân viên, các nhà đầu tư, và cộng đồng địa phương Tuy nhiên, một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cả các cỗ đông trong các quyết định và hoạt động Những nhân viên được làm việc trong môi trường đạo đức sẽ ủng hộ và đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và môi quan tâm của khách hàng

|

* Nang cao chat lượng cho tổ chức

Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định quản lý bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đăn hơn, sự trung thành của khách

hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn Các tô chức phát triển được một môi

trường công bằng, minh bạch, trung thực sẽ gây dựng được nguồn lực

đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công

Nhà quản lý có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộ các hành vi đạo đức Nhà quản lý nhận thức được bản chất

Trang 35

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN H0Á VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 37

tiềm ân, tim ra những biện pháp quản lý khắc phục những trở ngại có thê dẫn tới sự bất đồng, tạo dựng bầu không khí làm việc thuận lợi, tìm được một hướng chung tạo ra sức mạnh tong hợp của sự đồng thuận, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức

* Góp phần tạo ra sự vững mạnh cho nên kinh tê - xã hội

Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đây tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trong dé phat triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Trong hệ thống đựa vào thị trường có niềm tin lớn

như Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển, các doanh

nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một nền đạo đức vững mạnh Tỷ lệ tham những ở Nigeria và Nga rất cao, trong khi đó Canada và Đức có tỷ lệ tham những thấp Sự khác biệt chính giữa các

cấp độ về sự vững mạnh và ôn định kinh tế của các nước này chính là

vân đề đạo đức

Một tô chức hoạt động hiệu quả được xác định bằng rất nhiều tiêu chí khác nhau: không chỉ có lợi nhuận mà còn về khả năng đào tạo,

phát triển con người, yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội, Một trong

những tiền đề để tổ chức hoạt động hiệu quả đó là đạo đức lãnh đạo, quản lý Bởi đạo đức quản lý là một phạm trù đề cập tới mỗi quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ quản lý Các vấn đề đạo đức quản lý tồn tại trong mọi quá trình quản lý Việc nghiên cứu, ứng xử tốt với các vẫn đề về đạo đức quản lý là một phương tiện quan trọng để hoạt động quản lý thành công Trong lịch

sử, Không Tử đề cao đạo đức, dùng đức để cai trị Các nhà tư tưởng

Trang 36

1.1.5 Văn hoá quản lý

Quản lý và văn hoá là hai lĩnh vực hoạt động rất đặc biệt, đặc trưng nhất của loài người, thể hiện trình độ phát triển vượt bậc của nhân loại Cả hai đều xuất hiện ngay từ khi con người có nhu cầu liên kết và phối hợp để cùng tồn tại và phát triển Ra đời vì nhu cầu sinh tổn, và các nhu cầu khác của cuộc sống, quản lý và văn hoá đều phát triển “vị con người”; thích nghi, biến đổi và phát triển cũng theo cùng sự vận động phát triển của loài người Nắc thang phát triển của nhận thức con người đã khám phá ra vai trò của hai yếu tố này trong nhau, hình thành dần dần những khía cạnh về một chỉnh thể: Văn hoá quản lý

Không phải ngay từ đầu vấn đề văn hoá đã trở thành mối quan tâm của quản lý, và cũng không phải ngay từ đầu vấn đề văn hoá quản lý đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hoá Sự kết hợp diễn ra như là một quá trình phát triển tất yêu của xã hội loài người nói chung, cũng như của từng lĩnh vực nói riêng Lúc đầu, văn hoá được các nhà quản lý sử dụng như một động lực nâng cao hiệu quả hoạt động Dan dan, trong hoạt động thực tiễn của các tô chức, đã từng bước hình thành những đặc trưng văn hoá trong quản lý Bên cạnh đó, quản lý là hoạt động lao động chủ yêu của loài người, đặc biệt là ngày càng phát triển trong cuộc sống hiện đại, do đó, văn hố cũng khơng thể khơng bao trùm lên hoạt động này Văn hoá quản lý là một biểu hiện sinh động trong hệ thống đa dạng của đời sống văn hoá

Văn hoá quản lý là một hiện tượng xã hội, gắn liền với mọi quan hệ, hoạt động, quá trình quản lý, với hệ thống những ý nghĩa, giá tri, niềm tin, chuẩn mực đặc trưng của một tổ chức, với những biểu trưng vật chất và tỉnh thân khác nhau, được các nhà quản lý sử dụng trong quả trình thực hiện các mục tiêu quản lý đã đặt ra

Trang 37

Chương 1 NHẬP MÔN VĂN HOÁ VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 39

mẫu của những quan niệm chung của nhóm trong giải quyết những vấn đề về sự thích ứng bên ngoài và hội tụ bên trong của mình, cái có thể hoạt động đủ tốt để được xem là có hiệu lực và do vậy, được

truyền cho những thành viên mới như là con đường đúng đắn để nhận

thức, tư duy và cảm nhận trong sự liên quan tới những vấn đề đó” Một học giả Nga, E.A.Zamedlina, cho rằng, “Văn hóa tổ chức là tổng thể các mối liên hệ, các tương tác, các quan hệ được thực hiện trong một hoạt động cụ thê ở một tổ chức cụ thể; đó là hệ thống các biểu tượng và khuôn mẫu hành vi, các quan điểm, giá trị được đa số thành viên của tổ chức chia sẻ; đó là tổng thê các quan niệm của tổ chức đối với các hoạt động và biện pháp, thế giới quan và tỉnh thần của tổ

chức”” Văn hoá tổ chức được hiểu theo nghĩa rộng hơn và bao trùm

văn hoá quản lý, bởi quản lý là một thuộc tính của tô chức, một chức

năng nhằm duy trì và phát triển của tổ chức; ngoải chức năng quản lý, tổ chức còn nhiều chức năng khác Còn văn hoá doanh nghiệp hay văn hố cơng ty là biểu hiện cụ thể của văn hoá tổ chức trong một loại

hình tổ chức cụ thể Theo TS Đỗ Thị Phi Hoài, tác giả của cuốn giáo

trình Văn hóa đoanh nghiệp xuất bản năm 2009, “Văn hóa doanh

nghiệp là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận

thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” Khi đề cập đến văn hóa kinh

doanh, lại tập trung chủ yếu bàn về chức năng kinh doanh của doanh

nghiệp, trong mối liên hệ nhất định với các chức năng khác Giáo trình Văn hóa kinh doanh xuất bản năm 2012, do PGS.TS Dương Thị Liễu

làm chủ biên, khẳng định “Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các

giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh

1 Edgar H.Schein, Organizational culture and leadership (3th ed), San Francisco, Jossey-Bass,

2004, p.17

? E.A.3aMennHa, OpraHi3aHoHHan KynbTypa, Mocksa, 2009, POP, cTp.3

Trang 38

doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực”,

Khi ta đề cập đến văn hố tơ chức, văn hoá doanh nghiệp, là đang nói

đến các giá trị bao trùm các khía cạnh của tổ chức, đến tất cả các hoạt động chức năng của tô chức Khi ta đề cập đến văn hoá kinh doanh, ta nhân mạnh ở hoạt động kinh doanh Khi nói đến văn hoá quản lý, là

phải nhắn mạnh trước hết đến những giá trị vật chất va tinh than hình

thành trong quá trình quản lý, trong quan hệ quản lý giữa chủ thể quản

lý và đối tượng quản lý, thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực

hiện mục tiêu quản lý của tổ chức, đến vai trò của chủ thể quản lý, phong cách quản lý Văn hóa quản lý góp phần tạo nên bản sắc cho tô chức, nhưng một mình nó không thể tạo nên bản sắc cho tổ chức, vì các vấn đề của tổ chức rất đa dạng, rất rộng lớn, bao gồm nhiều hoạt

động khác nhau

Văn hóa quản lý có những đặc trưng chủ yêu như sau:

Một là, tính cộng động Văn hóa là khuôn mẫu điều chỉnh hành vi

của một cộng đồng người, vượt qua khuôn khổ hành vi của một vài cá nhân; du tốt hay dù xấu, thúc đây hay kìm hãm với sự phát triển của xã hội hiện tại, văn hóa là cái được cộng đồng chấp nhận và ứng xử

theo một cách ## nhiên Nó gồm các thói quen, tập tục, lễ nghi, tôn giáo tác động tới tâm lý, hành vi của một khối đông người theo cách

mặc nhiên, có tính đồng hóa rất rộng Sự mạnh hay yếu của một nền văn hóa của một tổ chức nói chung và văn hóa quản lý nói riêng là

phụ thuộc vào mức độ, cường độ của sự tác động này Nếu một người

nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh, và người

quản lý cũng không ngoại lệ

Hai là, tính đặc thù, bản sắc Người ta có lý khi ví văn hóa như một “ tắm thẻ căn cước” của một tổ chức hay một tộc người, dân tộc Văn hóa tạo ra sự đa dạng, khác biệt giữa các chủ thé van hoa khac

Trang 39

Chương 1 NHẬP MƠN VĂN HỐ VÀ ĐẠO ĐỨC QUẦN LÝ 41

nhau đồng thời cũng tạo ra sự đồng thuận, thống nhất trong lối ứng

xử, lối sống nội bộ cộng đồng làm chủ thể mỗi nền văn hóa Văn hóa quản lý là sự thể hiện quan điểm, triết lý, phương hướng và phong cách của chủ thé quản lý cụ thể, tạo nên sự khác biệt giữa các chủ thể quan ly Chu thé quan lý có những suy nghĩ và đánh giá khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức,

lãnh đạo và kiểm tra

Ba là, tính ổn định và bảo thủ Văn hóa cũng được ví như “bộ gien” bảo tồn lối sống và cách ứng xử của cộng đồng trong quá trình ton tại và phát triển của nó Văn hóa tạo sự truyền nối, “di truyền xã hội” giữa các thế hệ người, nhưng mặt khác, nó có thể tạo ra những

lực cản mạnh và bền vững đối với sự đổi mới, mặc dù nó không thé không biến đổi khi cuộc sống đã thay đổi Những cái cũ, lạc hậu có

thé bị loại trừ, nhưng sự sàng lọc và tích tụ theo hướng khiến các giá

trị trở lên thiết thực hơn, phong phú hơn và nhân văn hơn, đáp ứng với

sự biến đổi không ngừng của môi trường quản lý

Bốn là, tính giá trị, tỉnh hoa Văn hóa chỉ chứa cái hữu ích, cái

tốt, cái đẹp Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người, là một hệ

thống các giá trị chân - thiện - mỹ có tác dụng điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ chức đời sống cộng đồng Đúng là một nền văn hóa nào cũng có tính hai mặt, nhưng tính ưu trội, vai trò chủ đạo của nó vẫn thuộc về yếu tố tinh hoa, hiện thân của các giá trị mà một cộng

đồng, dân tộc sáng tạo ra

Năm là, tỉnh có thể học hỏi được Văn hố khơng chỉ được truyền

lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có Đa số những kiến thức, mà một người có được, là do học được thông qua nhiều phương thức khác nhau Do đó, con người ngồi vốn văn hố có

được từ nơi sinh ra và lớn lên, có thê học được từ những nơi khác,

những nền văn hoá khác Và từ đó, văn hố ln ln phát triển, tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới Văn hóa quản lý

Trang 40

tạo, từ những kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề của nhiều tổ chức khác nhau, dưới sự tác động của môi trường Trong thời đại ngày nay, việc học tập văn hóa quản lý của nhiều tổ chức đa văn hóa trong hội

nhập quốc tế là điều kiện để các tơ chức có thê hồn thành các mục

tiêu của mình

1.2 Đối tượng nghiên cứu của môn học

Đối tượng nghiên cứu của môn học này là những vẫn đề văn hóa và đạo đức trong quản lÿ, thể hiện trong quá trình quản lý với những biểu trưng khác nhau, mang những giá trị, chuẩn mực, ý nghĩa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, gắn liền với

hoạt động người quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra Điều

đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu văn hóa quản lý và đạo đức quản lý của người quản lý trong quá trình quản lý và nghiên cứu nó như là một hiện tượng xã hội

1.2.1 Văn hóa quản lý và đạo đức quản lý là một hiện tượng xã hội

Như trên chúng ta đã khăng định, văn hóa, đạo đức, quản lý đều

là những hiện tượng xã hội mang những dấu hiệu đặc trưng của

chúng; văn hóa quản lý và đạo đức quản lý cũng được xác định như

là các hiện tượng xã hội Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội này,

chúng ta không thể chỉ dựa vào các khái niệm trừu tượng, mà buộc

phải xem xét trong tình trạng hiện thực của chúng, trong các quá

trình hiện thực, các hoạt động và quan hệ hiện thực của người quản

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN