TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA TRẺ ĐƯỜNG PHỐ TẠI TTGD-DNTN THÀNH PHO
Trang 1TERRE DES HOMMES ( LAUSANNE )
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – DẠY NGHỀ
THIẾU NIÊN THÀNH PHỐ
NHÓM ĐÁNH GIÁ :
Th.S Nguyễn Ngọc Lâm ( chủ biên )
CN Nguyễn Thị Thu Hà
CN Phạm Thị Mến
CN Nguyễn Thị Kim Phụng
THÁNG 12 NĂM 2001
Trang 21.2 Giới thiệu riêng về TTGD-DNTNTP
1.3 Kết quả khảo sát
1.4 Nhận xét và đề nghị
2 Mục tiêu và phương pháp đánh giá
2.1 Mục tiêu và yêu cầu của đánh giá
2.2 Phương pháp và giới hạn của đánh giá
Phần A Giới thiệu vấn đề
A.1 Vấn đề trẻ đường phố
A.2 Tình hình trẻ đường phố tại Việt Nam
A.3 Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố
A.4 Quá trình đối tác với Terre des Hommes (Lausanne)
Phần B Báo cáo kết quả đánh giá nhu cầu của trẻ đường phố tại TTGDDNTNTP
B.1 Ý kiến của trẻ
B.1.1 Cảm nhận của trẻ khi mới vào trung tâm
B.1.2 Những thay đổi mà trẻ thấy được từ lúc vào đến nay
B.1.3 Trẻ tự đánh giá các hoạt động của trung tâm
B.1.4 Trẻ đánh giá những người gần gũi với mình
B.1.5 Điều kiện sống và mong đợi của trẻ
- Vấn đề ăn ở của trẻ
- Ý kiến của trẻ đã hồi gia
- Mối quan hệ giữa trẻ với nhau
- Những đề nghị của trẻ
B.1.6 Những gì trẻ có, biết, học được, hiểu được trong thời gian ở tại Trungtâm
B.1.7 Tâm trạng hiện nay của trẻ
B.1.8 Trẻ tự đánh giá về bản thân
B.1.9 Trẻ dự trù những khó khăn sẽ gặp khi hòa nhập xã hội
- Những vấn đề của trẻ đã hồi gia
55
6 6101112121717181927
292929313135
36373839404143485051
Trang 3B.2 Nhóm cán bộ nhân viên tự đánh giá về các hoạt động trong trung tâm
B.2.1 Cảm nhận của nhóm
B.2.2 Các nguyên nhân đưa đến những thay đổi
B.2.3 Tâm trạng của họ trong công tác hiện nay
B.2.4 Đánh giá các mục tiêu
B.2.5 Đánh giá các hoạt động so với mục tiêu
B.2.6 Trẻ mong đợi trung tâm đáp ứng các nhu cầu
B.2.7 Mức độ đáp ứng của trung tâm
B.2.8 Những khó khăn gặp phải
B.3 Ý kiến của cán bộ lãnh đạo của trung tâm
B.3.1 Yêu thích công việc
B.3.2 Mục tiêu của trung tâm
B.3.3 Nhận xét về trẻ tại trung tâm
B.3.4 Đánh giá chất lượng các hoạt động của trung tâm
B.3.5 Chăm sóc sức khỏe
B.3.6 Tham vấn – hồi gia
B.3.7 Vui chơi – giải trí
B.3.8 Nhu cầu đa dạng hóa hoặc cải tiến các hoạt động của trung tâm
B.3.9 Thuận lợi – trở ngại
B.3.10.Đánh giá về trung tâm
B.3.11.Nhận xét về điều kiện sống của trẻ
B.3.12.Dự kiến những thay đổi
B.3.13.Sự cần thiết của trung tâm
B.3.14.Kế hoạch của trung tâm năn 2002
B.4 Ý kiến của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM
B.5 Ý kiến của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em TP.HCM
Phần C : Nhận xét và đề nghị
1 Về nhiệm vụ của trung tâm
2 Về các hoạt động của trung tâm
3 Về cách quản lý
Phần các phụ lục
Các trường hợp phỏng vấn sâu trẻ đã hồi gia
Các ý tưởng của Ông Timothy W.Bond
Danh sách những người được phỏng vấn và tham gia thảo luận nhóm
Nội dung hướng dẫn họp thảo luận nhóm
Nội dung hướng dẫn phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn sâu
515152525353545656575959616162626365666668687172747474767979
92
96 101105
Trang 4Các hình vẽ
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
TTDG-DNTNTP Trung tâm giáo dục - dạy nghề thiếu niên Thành phố Sở LĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
TCPCP Tổ chức phi chính phủ
ĐGTG Đánh giá có sự tham gia
P.QLGD Phòng Quản lý giáo dục
CN-CNV Cán bộ – công nhân viên
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Bộ GD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
UBNDTP Ủy Ban Nhân dân Thành phố
UBDSGĐTE Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
UBBVCSTE Ủy Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Trang 51 TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA
TRẺ ĐƯỜNG PHỐ TẠI TTGD-DNTN THÀNH PHỐ
1.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Mục tiêu của khảo sát nhu cầu của trẻ đường phố tại TTGD-DNTP là nhằm giúp cho Trung Tâm tìm hiểu những nhu cầu quan trọng nhất của trẻ em đường phố sống trong Trung tâm và những trở ngại ngăn cản Trung tâm trong việc cung cấp những hỗ trợ cho việc tái hội nhập trẻ đường phố vào cộng đồng Kết quả của cuộc đánh giá này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch cho việc hợp tác giũa Trung tâm và Tdh trong năm 2002 nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của trẻ trong Trung tâm và các khả năng hòa nhập xã hội của trẻ Tổng số người tham dự vào cuộc khảo sát là 104 người gồm 75 trẻ và 29 người Công tác khảo sát được bắt đầu từ ngày 26/11/2001 đến ngày 26/12/2001 Các phương pháp được sử dụng trong khảo sát là phỏng vấn cá nhân và phương pháp khảo sát có sựï tham gia
Trẻ em đường phố là một vấn đề xã hội của phát triển, của đô thị hóa và của sự phân hóa giàu nghèo, hoàn cảnh sống đông đúc chật chội trong các khu nhà ổ chuột ở đô thị Khó mà biết được nguyên nhân nào là chính thúc đẩy hoặc lôi cuốn trẻ em ra đường phố Từ năm 1980, trẻ em đường phố được định nghĩa là trẻ xem đường phố là nhà của chính mình, là trẻ đang trong hoàn cảnh không được bảo vệ, không có được sự bảo hộ, chăm sóc và hướng dẫn của người lớn có trách nhiệm
Ở Việt Nam, khó mà có được con số chính xác về trẻ em đường phố do chúng di chuyển thường xuyên Theo ước tính của Bộ LĐ-TBXH thì cả nước có gần 50.000 em Ở cấp Nhà nước, để giải quyết vấn đề trẻ em Việt Nam nói chung, vào tháng 3 năm 1991, Chính phủ đã thành lập Ủy Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Ủy ban này có trách nhiệm tổ chức và phối hợp hoạt động của các ngành khác nhau trong Chính phủ, của các liên đoàn và tổ chức từ thiện, nhằm thực hiện các kế hoạch, chính sách và chương trình hành động vì trẻ em, để thực thi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như hoàn thành cam kết của mình đối với Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ
em
Trong Năm thiếu nhi Việt Nam (1989 – 1990), Việt Nam đã cùng 60 quốc gia khác trên
thế giới ký ngay ngày đầu tiên khi Công ước về quyền trẻ em được mở cho các nước ký (ngày 26.1.1990) và trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế
giới đã phê chuẩn (ngày 20.2.1990) mà không bảo lưu Tiếp theo, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học được ban hành (ngày 16.8.1991) là một trong những bước đầu cơ bản thực hiện Công ước, nhằm thay thế Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành vào ngày 21.11 năm 1979
Trang 61.2 GIỚI THIỆU RIÊNG VỀ TTGD-DNTNTP :
Trước năm 1993, Trường Nuôi dạy Thiếu niên 3 với chức năng nuôi dạy các em thiếu niên lang thang, hư hỏng, phạm pháp do chính quyền địa phương đưa tới hay cha mẹ gởi Cuối năm 1993, Trường nuôi dạy thiếu niên 3 trở thành Trung tâm Giáo dục – dạy nghề thiếu niên Thành phố trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thành phố theo quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ chí Minh với chức năng :
- Tiếp nhận, quản lý giáo dục, nuôi dưỡng và dạy nghề cho thiếu niên chưa ngoan, lang thang xin ăn tuổi từ 8 – 15
- Quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng có liên quan và Chính quyền địa phương trong việc phân loại, điều chỉnh đối tượng quản lý, phương pháp giáo dục để giải quyết hướng ra cho các em, tạo điều kiện giúp đỡ các em sớm hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt tại địa phương trở thành người công dân có ích cho xã hội
Hiện nay, Trung tâm đang quản lý khoảng 414 trẻ ( Nam : 365 và nữ 49 ) và với nhận sự gồm 37 ngườiø điều hành các hoạt động nuôi dưỡng, tham vấn, hồi gia, học văn hóa cấp
1 và 2, học nghề và vui chơi giải trí
Terre des Hommes ( Lausanne ) dựa trên ý tưởng “ đơn vị mở “ của Ông Timothy W Bond, bắt đầu đối tác với TTGD-DNTNTP vào năm 1993 qua dự án Câu lạc bộ kỹ năng giúp trẻ có điều kiện vui chơi giải trí như học vẽ, nhạc, xiếc, võ và tài trợ tiếp dự án Nhà chuyển tiếp tại cộng đồng và nhóm trẻ nữ học nghề để giúp trẻ sắp đến tuổi trưởng thành có cuộc sống tự lập và chuẩn bị cho sự tái hội nhập xã hội
1.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT :
1.3.1 Ý kiến của trẻ :
* Các mặt tích cực :
Trẻ ở nhiều năm trong trung tâm nhận thấy rõ có nhiều thay đổi ở trung tâm trong thời gian qua như có nhiều hoạt động đa dạng, cách cư xử của các thầy cô có quan tâm đến các em nhiều hơn
Phần lớn trẻ khi mới vào trung tâm có tâm trạng lo sợ và rất nhớ nhà Sau một thời gian các em thích nghi dần với môi trường sống và tham gia các hoạt động của trung tâm
Đối với các hoạt động trong trung tâm, trẻ đánh giá cao các hoạt động dạy văn hóa, dạy nghề và các hoạt động kỹ năng Người mà trẻ thích nhất là nhân viên phụ trách phòng
vì là thầy cô cận kề hỗ trợ cho trẻ, theo dõi diễn biến tâm lý và tình trạng sức khỏe của trẻ
Trang 7Qua một thời gian lưu trú tại trung tâm, cái mà trẻ có được là nhiều bạn, có nơi ở, cơm ăn áo mặc, đuợc học chữ, học nghề, học kỹ năng, biết được điều sai, điều đúng, biết yêu thương giúp đỡ nhau, biết cách cư xử, biết sống rộng lượng và biết tha thứ, biết kiên trì, biết sáng tạo và hiểu được hoàn cảnh của bạn cùng cảnh ngộ, hiểu tương lai sau này và xác định chính mình phải tự lực
Đa số trẻ có tâm trạng vui thích vì biết nhiều điều, có nơi nương tựa, được ăn học và vui chơi với các bạn như nhóm trẻ nhà chuyển tiếp cho rằng sống tại nhà chuyển tiếp sướng hơn sống ở nhà
Tất cả các em thuộc Nhà chuyển tiếp, Mái ấm quận 8 và nhóm nữ học nghề đều có khái niệm bản thân rất tích cực, so sánh mình như là hoa hồng, mơ ước thành vận động viên thể thao, bác sĩ, kỹ sư hay giáo viên, diễn viên xiếc, thậm chí lập trình viên tin học… trái với hình ảnh tự đánh giá mình thấp của những em tại khu B như ví mình là con chuột, con kiến, cây nhỏ trong rừng, chiếc thuyền trôi dạt không biết về đâu hoặc ao ước muốn được tự do như con cá, con chim
* Các mặt còn giới hạn :
Sinh hoạt nhóm định kỳ tại phòng là hoạt động ít được ưa thích vì nó không vui, chỉ kiểm điểm việc thực hiện công việc được phân công trong phòng và vì các em sợ bị phạt làm vệ sinh
Về điều kiện sống của trẻ, có nơi thì tốt (như khu A), có nơi còn chật chội, giường ngủ 2-3 em nằm, thiếu quạt và nhà vệ sinh, phòng thiếu ánh sáng, các em thiếu quần áo mặc và dép mang Ăn no, nhưng thiếu chất dinh dưỡng Về sức khỏe, trẻ thường bị ghẻ ngứa, sốt lạnh, nhức đầu
Trong mối quan hệ với nhau giữa các em, các em rất thận trọng trong việc kết bạn thân
vì lý do phòng vệ Bạn thân đối với các em là người biết chia sẻ tâm sự, nhường cho cái ăn và biết bảo vệ cho nhau
* Trẻ đề nghị :
Để đáp ứng những nhu cầu cho các em, các em đề nghị ăn uống được ngon hơn, sinh hoạt nhóm tại phòng vui hơn, nên tổ chức thi đua thể thao giữa các phòng và với bên ngoài Các em cần thêm các dụng cụ học tập, các thiết bị thực hành khi học nghề
Các em mong muốn có một không gian rộng hơn để giao tiếp với bên ngoài Trẻ lớn không tìm được gia đình muốn có một nơi ở bên ngoài để hòa nhập, sống theo nhóm 3-4 trẻ trong một căn hộ hay lập thêm nhà chuyển tiếp Trẻ nữ thì cần vốn để mua máy may hay dụng cụ uốn tóc để hành nghề
Trang 8Những điều mà các em lo ngại khi được hồi gia là không có tiền để tiếp tục đi học, không có nơi nương tựa, cần phải giúp đỡ cha mẹ và các em Các em sợ không có việc làm, sợ hàng xóm xem thường, không cho chơi chung với con của họ, sợ không có giấy tờ tùy thân, sợ người ta biết mình là đối tượng của “trường Thiếu niên 3” và sợ phải trở lại đường phố và bị bắt lại Đa số các em đã hồi gia mong muốn có người theo dõi giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần
1.3.2 Ý kiến của cán bộ nhân viên và lãnh đạo trung tâm :
* Các mặt tích cực :
100% cán bộ nhân viên trung tâm đều hài lòng trong công việc của mình và tin tưởng vào các mục tiêu và nhiệm vụ của trung tâm dù có thu nhập thấp, nhưng vì yêu nghề và yêu trẻ Ba mục tiêu mà họ đánh giá đạt được là : trẻ học được nghề và kỹ năng, học văn hóa và trẻ hòa nhập cộng đồng Họ nhận thấy trung tâm đã thay đổi nhiều hơn trước đây về mặt cơ sở vật chất cũng như chất lượng công việc Họ cho rằng cuộc sống của trẻ trong trung tâm tốt hơn nhiều trẻ sống trong những gia đình nghèo bên ngoài Họ tin là đã cảm hóa được trẻ và giúp trẻ hòa nhập tốt
Phương châm hoạt động của trung tâm là “làm việc tất cả cho trẻ và vì trẻ”, giáo dục trẻ toàn diện Phương pháp áp dụng là bất cứ cán bộ nhân viên nào cũng ở cương vị thầy cô để giáo dục đạo đức cho trẻ
Trung tâm đã đáp ứng tốt những nhu cầu của trẻ như học chữ, vui chơi giải trí, được yêu thương, được hòa nhập
Về các hoạt động của trung tâm, họ đánh giá mức độ tốt khá ngang nhau, chăm sóc sức khỏe ban đầu và mục tiêu hòa nhập cộng đồng là được đánh giá cao nhất
* Các mặt còn giới hạn :
Trong cố gắng cải tiến phương pháp hỗ trợ cho trẻ tại Trung tâm, họ cũng muốn biết phương pháp mới nào đó hiệu quả hơn để có thể nhận thấy rõ những nguồn gốc đưa đến các hành vi sai lệch của trẻ thay vì đánh giá trẻ qua các hiện tượng và hành vi của trẻ
Hiện nay, dù đã tận dụng các nguồn lực sẳn có, nhưng Trung tâm vẫn còn thiếu những điều kiện cần thiết để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của trẻ như nhu cầu học nghề, nhu cầu ăn uống, được đối xử công bằng, được tin tưởng và được chăm sóc sức khoẻ Mục tiêu dạy nghề cho trẻ không đạt như mong muốn vì dạy nghề ở trung tâm cốt yếu là rèn cho trẻ biết lao động và trẻ khó có thể kiếm sống bằng những gì đã học tại trung tâm (10 em học thì khoảng 2 em làm được) Những trở ngại mà Trung tâm gặp phải là kinh phí eo hẹp, trẻ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, trẻ ra vào Trung tâm thường xuyên gây khó khăn cho các giáo viên dạy học chữ và học nghề, chưa giải quyết được tình trạng có một số em nghiện ma túy
Trang 9Công việc của trung tâm phức tạp đòi hỏi nhiều công sức trong khi thu nhập của cán bộ, nhân viên lại thấp, nhân sự thiếu lại ít chuyên môn trong khi số trẻ vào ngày càng tăng, máy móc dạy nghề quá cũ kỹ và thiếu thiết bị thực hành, điều kiện sống của trẻ còn nhiều vấn đề phải chấn chỉnh
* Cán bộ - nhân viên Trung tâm đề nghị :
Để đa dạng hóa các hoạt động, nên mở rộng thêm các lớp kỹ năng, trang bị máy vi tính, hoàn chỉnh thư viện, tăng giao lưu với bên ngoài
Trung tâm luôn cố gắng muốn được tốt hơn như : tăng nhân sự có chuyên môn, thiết kế mặt bằng phù hợp với số lượng 400 trẻ, nâng cấp hệ thống dạy nghề, cần có thiết bị để thực hành khi học nghề, lập thêm nhà chuyển tiếp, nâng giáo dục văn hóa lên cấp 3, thay đổi phương pháp quản lý để phù hợp hơn với đà phát triển của xã hội, tạo liên kết với chính quyền và các đoàn thể địa phương để hỗ trợ trẻ hòa nhập một cách bền vững hơn, chăm lo sức khỏe cho trẻ tốt hơn (nhất là vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS và nghiện
ma túy)
1.2.3 Ý kiến của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Uûy ban Dân số, Gia đình và trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh
- Ý kiến của Sở LĐTBXH :
Trung tâm đã làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Hoạt động dạy nghề còn nhiều lúng túng vì thiếu kinh phí đầu tư thiết bị Cơ chế của trung tâm hiện nay đã thoáng và Trung tâm là một đơn vị độc lập thực hiện chính sách của nhà nước và có quyền quyết định trong lãnh vực trách nhiệm của mình để có thể làm tốt hơn Để hỗ trợ trẻ tốt hơn, Sở có hướng đầu tư nâng cấp khâu dạy nghề và liên kết với một TCPCP Pháp để tạo thêm đầu ra cho trẻ đường phố Sở mong muốn Tdh tiếp tục hỗ trợ đào tạo chuyên môn về tâm lý trẻ trong hoàn cảnh khó khăn cho các giáo dục viên
- Ý kiến của UBDSGĐTE :
UBDSGĐTE thường xuyên kiểm tra định kỳ hằng năm việc thực hiện chính sách của nhà nước đối với trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn và nhận thấy trung tâm là đơn vị hành chính hơn là một cơ sở xã hội vì thường giải quyết vấn đề của trẻ còn máy móc, nặng thủ tục hành chánh Mối quan hệ giữa cán bộ-nhân viên và trẻ còn chưa bình đẳng,
ra lệnh cho trẻ nhiều, tạo cho trẻ thụ động và tìm cách đối phó Trung tâm cần tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tham gia vào việc quyết định và có trách nhiệm nhiều hơn và tạo một môi trường an toàn hơn cho trẻ Trung tâm cần chú ý nhiều hơn về việc thực hiện các nhóm quyền trẻ em Các giáo dục viên cần phải được chuyên môn hóa
Trang 101.4 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ
So với giai đoạn trước năm 1993, Trung tâm đã có những bước tiến khá quan trọng trong việc cải tiến các loại hình và chất lượng hoạt động, đã một phần nào quan tâm đến đặc điểm riêng về hoàn cảnh và nhu cầu của từng trẻ Trước đây, trẻ nào cũng giống như nhau Nay trẻ tại trung tâm đã được hưởng một số quyền : quyền được vui chơi giải trí qua các lớp kỹ năng, quyền được đi học chữ, học nghề, quyền được sống với gia đình, quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, quyền được có giấy khai sinh Tuy nhiên trong một cơ chế quản lý còn mang tính hành chính, việc đáp ứng một số nhu cầu khác của trẻ còn giới hạn như nhu cầu được chia sẻ tâm sự với các thầy cô, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu được tham gia ý kiến và lấy quyết định, nhu cầu được đối xử công bằng
Cơ chế quản lý của trung tâm là một cơ chế theo một đơn vị hành chánh sự nghiệp lấy
những quy định làm trọng tâm hơn là lấy trẻ làm trọng tâm dù đã có nhiều cải tiến rất
tốt nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc và tác động đến hiệu quả công tác bảo trợ xã hội Một phương thức quản lý hiệu quả nếu nó dựa trên mối quan hệ chuyên nghiệp, bình đẳng, tạo nhiều điều kiện cho trẻ giúp trẻ và cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
2 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.1 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ TẠI TRUNG TÂM
MỤC TIÊU
Cuộc đánh giá này nhằm giúp cho Trung Tâm tìm hiểu những nhu cầu quan trọng nhất của trẻ em đường phố sống trong Trung tâm và những trở ngại ngăn cản Trung tâm trong việc cung cấp những hỗ trợ cho việc tái hội nhập trẻ đường phố vào cộng đồng Kết quả của cuộc đánh giá này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch cho việc hợp tác giữa Trung tâm và Tdh trong năm 2002 nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của trẻ trong Trung tâm và các khả năng hòa nhập xã hội của trẻ
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Để đạt được những mục tiêu trên, thông tin về những vấn đề sau cần được thu thập :
a Ý kiến của trẻ về cuộc sống và những cơ hội học hành trong Trung tâm, nhu cầu của trẻ và sự hữu ích của các dịch vụ hỗ trợ Trung tâm đối với việc hội nhập xã hội của trẻ
b Ý kiến của các nhân viên trong Trung tâm về các dịch vụ hỗ trợ trẻ này và về sự cải thiện các dịch vụ để nâng cao hiệu quả công việc
Trang 11CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH
Các hoạt động đánh giá, do vậy, đã được tiến hành với các nhân viên và trẻ đường phố thuộc Trung tâm để thu thập các thông tin như sau :
1 Ý kiến của trẻ theo sự diễn đạt của chúng :
a Điều kiện sống và các cơ hội học tập ở trong Trung tâm
b Liệu những hỗ trợ của Trung tâm có đủ để trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội để giúp các em hòa nhập tốt trong xã hội hay không ?
c Nhu cầu và những mong ước của các em trong việc hội nhập với xã hội
d Quan hệ giũa các em với các bạn trong Trung tâm và với các giáo dục viên
e Những mong ước của các em trong việc cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt và sự quản lý tại Trung tâm
2 Ý kiến của các nhân viên trong trung tâm về :
a Những điểm mạnh và yếu của Trung tâm và cách khắc phục những yếu điểm đó
b Công việc của họ với trẻ : những thuận tiện và trở ngại
c Phương pháp áp dụng trong điều hành các nhà ở của trẻ và các hoạt động khác cho trẻ
d Điều kiện sống của trẻ theo cách nhìn của họ ( tốt hay không tốt ) và làm thế nào để thay đổi/ cải thiện ?
e Chất lượng của các hoạt động hỗ trợ trẻ trong trung tâm theo sự đánh giá chủ quan của họ ( ví dụ : chăm sóc y tế , giáo dục, tư vấn, dạy nghề và sắp xếp việc làm ) và kế hoạch phát triển trong tương lai
f Những sự hỗ trợ của Tdh trong thời gian qua và những mong đợi trong quan hệ hợp tác với Tdh trong thời gian tới
3 Ý kiến của các cơ quan khác ( Sở LĐ-TBXH, TCPCP nước ngoài ) liên quan đến sự phát triển của Trung tâm cho đến ngày nay
a Thuận lợi và khó khăn của Trung tâm trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ đường phố (bao gồm cả phương thức quản lý, quan hệ với trẻ, thông tin liên lạc giữa các dự án và các phòng ban, sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước)
b Hiệu quả của những dịch vụ của Trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ đường phố và những hoạt động của trung tâm để đạt đến mục đích tối hậu của trung tâm
c Sở LĐ-TBXH và các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ làm gì để giúp trung tâm cải thiện những dịch vụ hỗ trợ trẻ đường phố của họ
NHÓM ĐÁNH GIÁ :
a Nguyễn Ngọc Lâm, Thạc sĩ về Công tác xã hội, trưởng nhóm
b Nguyễn Thị Thu Hà, Cử nhân Xã hội học, thành viên
c Phạm Thị Mến, Cử nhân Xã hội học, thành viên
Trang 12d Nguyễn Thị Kim Phụng, Cử nhân Xã hội học, thành viên
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ GIỚI HẠN TRONG ĐÁNH GIÁ :
CÁC PHƯƠNG PHÁP :
Chúng tôi áp dụng các phương pháp sau đây :
1 Tham khảo tài liệu do Trung tâm GD-DNTNTP cung cấp
2 Phỏng vấn định tính cá nhân ( bằng câu hỏi có cấu trúc), các đối tượng được phỏng vấn cá nhân là các cán bộ lãnh đạo của Trung tâm
Phỏng vấn định tính cá nhân với những câu hỏi không cấu trúc dành cho những người lãnh đạo cấp chủ quản của Trung tâm hoặc của cơ quan khác
3 Phỏng vấn sâu (PVS) cá nhân (các câu hỏi không cấu trúc) đối với trẻ đã hồi gia tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh
4 Đánh giá có sự tham gia (ĐGTG) với các nhóm mục tiêu là các nhóm trẻ ở các phòng khác nhau và tùy theo từng dịch vụ được cung cấp cho trẻ và một nhóm gồm các cán bộ, nhân viên, thầy cô giáo (và chúng tôi xem đây là phương pháp chính của cuộc đánh giá) :
i Vẽ hình
ii Cho điểm chọn ưu tiên iii Phân tích nguyên nhân và các vấn đề nảy sinh
iv Sơ đồ Venn
5 Tham khảo ý kiến thêm 10 trẻ theo tình cờ ở hai khu vực khác nhau trong trung tâm về mối quan hệ giữa trẻ với nhau trong trung tâm
PHỎNG VẤN CÁ NHÂN : 36 người, gồm :
1 Ông Lê Quang Nguyên, cựu nhân viên Terre des Hommes, hiện là đại diện Văn phòng Radda Barnen tại phía Nam
2 Giám đốc và Phó Giám đốc TTGD và DNTTNTP
3 12 cán bộ lãnh đạo phòng ban, nhân viên phụ trách các hoạt động của trẻ và các giáo viên
4 Trưởng phòng Xã hội, Sở LĐ-TBXH TP HCM
5 Bà Phan Thanh Minh, Trưởng ban Thanh tra pháp chế, phụ trách chương trình trẻ trong hoàn cảnh khó khăn, Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em TP HCM
6 8 trường hợp hồi gia : 5 trường hợp tại TP HCM và 3 trường hợp tại Tiền Giang, Bình Phước và Đồng Nai trong số đó có 4 trường hợp thành công và 3 trường hợp trẻ có nguy cơ trở lại đường phố và 01 trường hợp trẻ bỏ trốn, nhưng đã tự lập được Và
vì vấn đề tế nhị nên chúng tôi không nêu tên thật của các em này
7 10 trẻ được tham khảo thêm ý kiến về mối quan hệ giữa trẻ với nhau
Trang 13CÁC NHÓM MỤC TIÊU :
Tối đa 10 người/ nhóm, tất cả là 7 nhóm, gồm có 68 người (11 người là cán bộ, nhân viên TTGD - DNTTNTP và 57 trẻ)
a Nhóm các cán bộ, nhân viên : 01 nhóm
b Nhóm trẻ từ các nhà A, B : 02 nhóm
d Nhóm trẻ gái học nghề (chương trình hội nhập) : 01 nhóm
e Nhóm trẻ nam tại nhà chuyển tiếp : 01 nhóm
f Nhóm trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí : 01 nhóm
Tổng số người tham dự vào cuộc khảo sát là 104 người (75 trẻ và 29 người lớn)
GÍỚI HẠN CỦA CÔNG VIỆC KHẢO SÁT :
a Trừ các nhóm trẻ họp tại Mái Ấm Quận 8 và nhà chuyển tiếp, các nhóm trẻ họp tại Trung tâm không được như ý muốn : cách ngồi của trẻ không được thoải mái, chưa phù hợp với bầu không khí khích lệ sự tương tác và sự tham gia do kích thước của bàn quá to và không có phòng trống nào khác để họp và khi họp thì bên ngoài diễn ra các sinh hoạt vui chơi giải trí của trẻ nên gây nhiều tiếng ồn vì phải họp vào buổi tối
b Các phát biểu của trẻ có mức độ chưa được đạt độ chính xác cao Nguyên nhân chính là trong nhóm có sự hiện diện của trẻ được giao phó trách nhiệm trưởng phòng và các em cùng phòng ngại nói đúng với những gì mình suy nghĩ Những thông tin từ các trẻ hồi gia cần có kiểm chứng vì nó có thể dựa trên những điều mà các em chưa hài lòng trong thời gian lưu tại Trung tâm
c Công việc đi vãng gia theo các địa chỉ do Phòng Tham vấn cung cấp găp nhiều trở ngại do địa chỉ không chính xác, nên không tìm được nhà trẻ và gây mất nhiều thời gian và công sức
d Phỏng vấn những người lãnh đạo của Sở LĐ-TBXH TP và UBDS-GĐ-TE bị chậm lại so với kế hoạch vì các vị này bận đi công tác xa
Thời gian thực hiện cuộc khảo sát : từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 26 tháng 12 năm
2001
2 3 THÔNG TIN VỀ CÁC NHÓM TRẺ, NHÓM CÁN BỘ-NHÂN VIÊN :
a) Thông tin cơ bản về trẻ tham gia họp nhóm thảo luận : 57 trẻ (48 nam – 9 nữ )
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Cộng Ghi chú
Trang 14A B nữ Mái ấm
Q.8
kỹ năng
nhà chuyển tiếp Số trẻ 10 trẻ
nam 10 trẻ nam 9 trẻ 10 trẻ nam 10 trẻ nam 8 trẻ nam
1 Tuổi 01 không rõ tuổi
Trang 15chuyển
đến
b) Thông tin về các cán bộ – nhân viên tham gia nhóm thảo luận :
- Số người tham gia : 11 người (2 nam – 9 nữ)
- Tuổi :
+ Từ 28 tuổi đến 35 tuổi : 5 người + Từ 36 tuổi đến 40 tuổi : 3 người + Từ 41 tuổi đến 54 tuổi : 3 người Người nhỏ tuổi nhất là 28 và cao tuổi nhất là 54
- Thời gian làm việc tại Trung tâm :
+ Dưới 10 năm : 7 người + Trên 10 năm : 4 người
Thời gian làm việc lâu năm nhất tại Trung tâm là 25 năm (1 người tức từ lúc thành lập Trung tâm) và ngắn nhất là 4 năm (2 người)
c) Thông tin về những cán bộ lãnh đạo và giáo viên được phỏng vấn cá nhân :
Tổng số : 13 người (7 nam và 6 nữ)
Tuổi : - Từ 30 – 40 tuổi : 8 người
- Từ 41 – 50 tuổi : 4 người
- Trên 50 tuổi : 1 người
- 12/12, Trung học chuyên nghiệp : 8 người
Thời gian công tác tại Trung tâm : - Dưới 5 năm : 2 người
- Giáo viên (dạy văn hóa, dạy nghề) : 3
Chuyên môn : - Trung cấp Quản lý kinh tế : 2
Trang 16- Thạc sỹ Kinh tế : 1
Có tham dự tập huấn ngắn hạn (Thời gian ngắn nhất là 2 tuần, dài nhất là 1 năm) về :
1 Tâm lý trẻ : 3 người
2 Trẻ làm trái pháp luật : 2 người
3 Phương pháp sư phạm : 3 người
4 Quản lý hành chính : 1 người
PHẦN A :
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
A.1 VẤN ĐỀ TRẺ ĐƯỜNG PHỐ
Trẻ em đường phố là một vấn đề xã hội của phát triển, của đô thị hóa và của sự phân hóa giàu nghèo, hoàn cảnh sống đông đúc chật chội trong các khu nhà ổ chuột ở đô thị Khó mà biết được nguyên nhân nào là chính thúc đẩy hoặc lôi cuốn trẻ em ra đường phố Từ năm 1980, trẻ em đường phố được định nghĩa là trẻ xem đường phố là nhà của chính mình, là trẻ đang trong hoàn cảnh không được bảo vệ, không có được sự bảo hộ, chăm sóc và hướng dẫn của người lớn có trách nhiệm Nói một cách khác, trẻ em đường phố thuộc dạng trẻ “trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” ở vùng đô thị hoặc đang lao động hoặc không lao động, nhưng dành nhiều thời gian ở trên đường phố, còn ít liên hệ hay không còn liên hệ với gia đình và chúng phải tự kiếm sống
Theo phân loại của Timothy W Bond trong môt cuộc nghiên cứu về trẻ em đường phố tại TP Hồ Chí Minh năm 1992, có 3 loại trẻ em đường phố :
- Nhóm A : Trẻ bỏ nhà sống lang thang hoặc vô gia cư
- Nhóm B : Trẻ lang thang cùng với gia đình hay người bảo hộ
- Nhóm C : Trẻ lao động trên đường phố, tối về ngủ với gia đình
Và cũng trong một nghiên cứu mới của Timothy W Bond tại TP Hồ Chí Minh trong năm 2000, vì tình hình trẻ em đường phố đã gia tăng và có nhiều thay đổi, cuộc sống
Trang 17trên đường phố của trẻ cũng đa dạng và phức tạp hơn, nên việc phân loại được điều chỉnh như sau :
Nhóm A : Trẻ bỏ nhà đi hoặc vô gia cư
A1 : ngủ trên đường phố A2 : không ngủ trên đường phố Nhóm B : Trẻ em ngủ trên đường phố với gia đình hoặc người bảo hộ
Nhóm C : Trẻ em sống ở nhà nhưng làm việc trong những môi trường nguy hiểm
Nhóm D : Lao động trẻ em nhập cư làm những việc không ổn định
D1 : ngủ trên đường phố D2 : không ngủ trên đường phố
Hiện nay, nhóm D đang trên đà gia tăng đáng kể theo dòng nhập cư vào thành phố
Phần lớn trẻ nhóm A bị bóc lột về thể xác, và trong một số trường hợp, bị lạm dụng về tình dục Chúng thiếu sự bảo vệ của gia đình, bạn bè Trẻ thuộc nhóm B sống ngoài đường cùng với gia đình hoặc người bảo hộ trong điều kiện rất tồi tàn, sống bằng nghề ăn xin, nhặt rác với cha mẹ hoặc anh chị em Trẻ nhóm C có gia đình nhưng hay lang thang ngoài phố ban ngày, đêm mới về nhà ngủ và thường dính líu vào các băng nhóm, tổ chức tội phạm
A.2 TÌNH HÌNH TRẺ ĐƯỜNG PHỐ TẠI VIỆT NAM
Ở Việt Nam, khó mà có được con số chính xác về trẻ em đường phố do chúng di chuyển thường xuyên Theo ước tính của Bộ LĐ-TBXH thì cả nước có gần 50.000 em, phân tán
ở các thành phố lớn, chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 17.000 em) và Hà Nội (6.000 em), Đà Nẵng (3.500 em), Huế (1.500 em) Theo điều tra của UBBVCSTE TP vào tháng 01 năm 2001 số trẻ em đường phố được ghi nhận là 10.135 em
Vấn đề trẻ em đường phố tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu được quan tâm sau khi thành lập Quỹ Bảo trợ Trẻ em Thành phố (nay là Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố) Theo yêu cầu của Quỹ Bảo trợ Trẻ em Thành phố, từ đầu năm 1989, Nhóm Nghiên cứu Công tác xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát về tình hình trẻ em đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh và đã ước lượng có khoảng 30.000 trẻ lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh và hàng năm khoảng 3.500 em bị công an bắt giữ và đưa vào hai trường lúc ấy là Trường Nuôi dạy Thiếu niên 2, Bình Chánh và Trường Nuôi dạy Thiếu niên 3 tại Gò Vấp thuộc Sở LĐ-TBXH TP Hồ Chí Minh
Ở cấp Nhà nước, để giải quyết vấn đề trẻ em Việt Nam nói chung, vào tháng 3 năm
1991, Chính phủ đã thành lập Ủy Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Ủy ban này có trách nhiệm tổ chức và phối hợp hoạt dộng của các ngành khác nhau trong Chính
Trang 18phủ, của các liên đoàn và tổ chức từ thiện, nhằm thực hiện các kế hoạch, chính sách và chương trình hành động vì trẻ em, để thực thi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như hoàn thành cam kết của mình đối với Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ
em
VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ
QUYỀN TRẺ EM
Trong Năm thiếu nhi Việt Nam (1989 – 1990), Việt Nam đã cùng 60 quốc gia khác trên
thế giới ký ngay ngày đầu tiên khi Công ước về quyền trẻ em được mở cho các nước ký (ngày 26.1.1990) và trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn (ngày 20.2.1990) mà không bảo lưu
Sau khi phê chuẩn, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động phổ biến và giới thiệu rộng rãi nội dung Công ước về quyền trẻ em, có chương trình hành động thiết thực và kịp thời để triển khai Công ước với sự giúp đỡ tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF và RADDA BARNEN
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học được ban
hành (ngày 16.8.1991) là một trong những bước đầu cơ bản thực hiện Công ước, nhằm
thay thế Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành vào ngày 21.11.1979
để huy động hơn nữa sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, gia đình và xã hội vì sự nghiệp
to lớn đối với tương lai của đất nước, của dân tộc Luật xác định trách nhiệm của mỗi gia đình, của các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội; quy định những quyền cơ bản của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện có kết quả các quyền của trẻ em
Trong 10 năm qua, tinh thần và nội dung Công ước về quyền trẻ em bước đầu đã được quán triệt và thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan như Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Hình sự, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục và nhiều văn bản pháp luật khác Trong bối cảnh này, sự hình thành Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề thiếu niên thành phố để giúp trẻ lang thang đường phố
có nơi ăn, ở, học hành và tái hội nhập xã hội
A.3 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ DẠY NGHỀ THIẾU NIÊN THÀNH PHỐ
Địa chỉ : 14 Nguyễn Văn Bảo – Phường 4 – Gò Vấp – TP HCM
A.3.1 Lịch sử thành lập :
Sau Giải phóng 1975, trẻ em phạm pháp được tập trung tại 175 Huỳnh Quang Tiên, Phú Nhuận Năm 1977 khi tiếp quản Trường dạy nghề Don Bosco (cơ sở hiện tại) trẻ được chuyển về đây tới hiện nay theo quyết định số 387/QĐ-UB ngày 22/06/1977 của Ủy
Trang 19Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh, cùng chung quyết định với các cơ cở Phục hồi nhân phầm Thanh niên, Phụ nữ, các nhà nuôi trẻ Mầm non, nhà nuôi người già tàn tật, mang tên là Trường Nuôi dạy Thiếu niên 3 với chức năng nuôi dạy các em thiếu niên lang thang, hư hỏng, phạm pháp do chính quyền địa phương đưa tới hay cha mẹ gởi Tại đây, trẻ được học văn hóa từ lớp một đến lớp năm và học nghề mộc, may, xi-mạ, cơ khí Số nhân viên gồm khoảng 30 người chăm sóc khoảng từ 200 đến 250 trẻ Cơ sở vật chất lúc ấy còn nghèo nàn, cũ kỷ và chật hẹp Tối trẻ ngủ tập thể và nằm trên nền nhà Sinh hoạt của trẻ trong mỗi ngày còn đơn điệu : sáng tập thể dục, học văn hóa, chiều học nghề, trẻ ở phòng biệt lập ( dành cho trẻ mới đến ) thì học nội quy, tối sinh hoạt kiểm điểm tại phòng Trẻ sống trong bầu không khí ngột ngạt Có trẻ chai lì, có trẻ ủ rũ, chỉ chờ cơ hội để bỏ trốn Lúc ấy, vì áp lực không để trẻ trốn, cán bộ – nhân viên nặng về quản lý trẻ hơn là chăm sóc nên nặng về trừng phạt hơn là giáo dục, làm việc thiếu sự hứng thú
Đến cuối năm 1993, Ủy Ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã có quyết định số UB-NC ngày 23/12/1993 cho phép chuyển Trường nuôi dạy thiếu niên 3 thành Trung tâm Giáo dục – dạy nghề thiếu niên Thành phố trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng :
1920/QĐ-1 Tiếp nhận, quản lý giáo dục, nuôi dưỡng và dạy nghề cho thiếu niên chưa ngoan, lang thang xin ăn tuổi từ 8 – 15 Hiện nay, thủ tục tiếp nhận trẻ vào trung tâm được thực hiện theo quy trình sau :
- Nếu chính quyền hay đoàn thể địa phương phát hiện trẻ trong hoàn cảnh khó khăn và không nơi nương tựa thì theo Mẫu 03 ( của Bộ LĐ-TBXH ) đề nghị Sở LĐ-TBXH hỗ trợ thông qua Phòng LĐ-TBXH của địa phương hoặc Mẫu 04 ( của Ủy ban Nhân dân quận, huyện ) đề nghị Sở LĐ-TBXH tiếp nhận trẻ và có kiến nghị của Phòng LĐ-TBXH địa phương, kèm theo biên bản chứng minh tình trạng không nơi nương tựa của trẻ Khi Công an đưa trẻ vào trung tâm, hai bên sẽ lập biên bản bàn giao và trung tâm sẽ trình Sở LĐ-TBXH để ra quyết định tiếp nhận Sở Tài chính Thành phố sẽ cấp kinh phí nuôi dưỡng trẻ cho trung tâm dựa trên quyết định này của Sở
2 Quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng có liên quan và Chính quyền địa phương trong việc phân loại, điều chỉnh đối tượng quản lý, phương pháp giáo dục để giải quyết hướng ra cho các em, tạo điều kiện giúp đỡ các em sớm hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt tại địa phương trở thành người công dân có ích cho xã hội
A.3.2 Tình hình hoạt động trong năm 2001 của trung tâm
Hiện nay, Trung tâm đang quản lý khoảng 414 trẻ ( Nam : 365 và nữ 49 )
Trong năm 2001, theo bản báo cáo hoạt động của Trung tâm, Trung tâm đã tiếp nhận
453 học viên (nam : 301, nữ : 36), từ các nơi :
* Phòng LĐ-TBXH Quận, Huyện : 304
Trang 20* Trung tâm Hỗ trợ xã hội : 26
Trong đó :
Số học viên vào Trung tâm lần 1 : 398 Số học viên vào Trung tâm lần 2 : 49 Số học viên vào Trung tâm lần 3 : 06
* Phân theo độ tuổi :
- Gia đình gởi đóng kinh phí : 55
* Hoàn cảnh gia đình :
- Ngoài ra, Trung tâm có tiếp nhận trẻ em chưa ngoan do gia đình gởi, độ tuổi từ 9 đến 15 tuổi và các em được quản lý 24/24 giờ trong phạm vi khuôn viên của Trung tâm.Toàn bộ các em phải được tham gia học văn hóa, học nghề (tùy theo sở thích chọn nghề của các em) Ngoài ra các em còn được tham gia học các lớp kỹ năng như : họa, xiếc, võ thuật, trống, đàn … và sinh hoạt vui chơi các môn thể thao : đá cầu, đá banh, cầu lông v.v…
Trang 21Hoạt động giáo dục :
- Tổng số giáo viên Trường cấp I Hạnh Thông và cấp II Trường Sơn : 18 người Toàn thể giáo viên đều có chuyên môn vững, công tác lâu năm trong ngành, nhiệt tình trong giảng dạy với tấm lòng nhân hậu của người giáo viên đối với học sinh
- Năm học 2000 – 2001 toàn Trường có 12 lớp (Cấp I : 8 lớp ; Cấp II : 4 lớp) với tổng số học sinh là 273 Kết quả năm học đạt được như sau :
• Cấp 1: Tổng số 210 em (Trung tâm : 164 em, học sinh ngoài : 46 em)
- Cần cố gắng : 27 em (12,9%)
• Cấp II : Tổng số 63 em (Trung tâm : 45 em, học sinh ngoài : 02 em)
- Cần cố gắng : 07 em (11,1%)
• Cấp III : 03 em học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Gò Vấp
• Công nhân nghề: 01 em
• Trung cấp nghề: 04 em
- Ngoài ra, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 – Trường đã phát động phong trào thi đua “Học tốt, Dạy tốt” trong toàn thể học sinh và Giáo viên nhà trường
Sinh hoạt vui chơi :
Trang 22- Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, việc tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí cho các em cũng được Trung tâm rất chú trọng Hàng năm, vào các dịp 1/6, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán – Trung tâm đều liên hệ với các đoàn thể, tổ chức xã hội đến vui chơi và tặng quà cho các em
• Hoạt động của Câu Lạc Bộ Kỹ Năng :
+ Tạo điều kiện cho các em vui chơi, phát huy tính năng động, sáng tạo qua các hoạt động phong trào đa dạng
+ Giúp các em phát triển năng khiếu qua các lớp kỹ năng
+ Giúp các em tự tin và hòa nhập vào xã hội qua nhiều hình thức hoạt động khác + Tổ chức các hoạt động vui chơi thường xuyên, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các em tại Trung tâm
• Đối tượng và chiêu sinh :
a) Đối tượng :
+ Tất cả học viên tại Trung tâm có quyền tham gia các hoạt động vui chơi, các lớp năng khiếu Đặc biệt ưu tiên cho trẻ mồ côi hoặc bị thất lạc ít có khả năng hồi gia + Nhận thêm các em từ những gia đình nghèo, các trẻ đường phố có năng khiếu và thích theo học từ những Nhà mở, Câu Lạc Bộ do địa phương hoặc Nhà mở gởi tới (không phải đóng học phí)
b) Chiêu sinh :
+ Sau mỗi quý tổng kết lượng giá các lớp Chiêu sinh theo từng tháng hoặc quý cho mỗi môn học (tùy theo tình hình lớp) Đồng thời thông tin rộng rãi, kịp thời đến tất cả các em, Giáo viên chủ nhiệm nhà, địa phương và các Nhà mở mỗi lần chiêu sinh
- Hàng tháng tổng số học viên tham gia các lớp kỹ năng từ 90 – 100 em
- Hàng ngày có khoảng 100 lượt học viên đọc sách báo tại Thư viện, chơi cờ và các loại đồ chơi ráp hình
- Thể dục – thể thao : từ 16h30’ đến 18h00, thường xuyên có từ 50 – 60 em tham gia các loại hình : đá bóng, bóng bàn, cầu lông v.v…
- Tham gia triển lãm tranh tại Khách sạn Equatorial nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
- Thi vẽ trang trí lồng đèn tại Nhà văn hóa quận Gò Vấp
- Tổ chức cho lớp xiếc diễn phục vụ tại các Khách sạn, khu vui chơi … vào những dịp Tết, Lễ hội 10 lần/năm
- Tổ chức cho lớp võ thi thăng cấp đai và đội bóng đá thi đấu giao hữu với phường 15, quận Gò Vấp
- Cho các em đi tắm biển Long Hải, tham quan vui chơi Đầm Sen, Suối Tiên … 4 lần /năm
Nhìn chung, mục đích hoạt động của Câu Lạc Bộ là giúp các em vui khỏe, tự tin, hòa nhập lại cuộc sống gia đình và xã hội
Trang 23Công tác tham vấn :
1) Năm 2001, Phòng Tham Vấn đã tiếp cận, lập hồ sơ ban đầu : 449 trường hợp
2) Gởi 243 thư, trong đó :
* Báo tin cho gia đình ở các Tỉnh : 154
* Liên lạc địa phương phối hợp tìm gia đình : 33
Hoạt động hướng nghiệp – dạy nghề :
- Trường Dạy nghề Thắng Lợi ngoài nhiệm vụ chính là hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học viên tại Trung tâm (miễn phí 100%) còn tiếp nhận đào tạo nghề con em gia đình nghèo tại địa phương, các em có hoàn cảnh khó khăn đang ở các Mái ấm, Nhà mở trong Thành phố
* Tổng số học viên học nghề trong năm : 489 lượt
Kết quả hoạt động của Trường được biểu hiện cụ thể như sau :
TẠO
TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO
Số học sinh hiện có
Số học sinh tuyển được
Số học sinh tốt nghiệp
Số HS được giới thiệu việc làm
Số học sinh được miễn giảm học phí
Số tiền miễn giảm
5 Sửa chữa xe gắn máy
- Ngoài ra, trung bình hàng tháng có 82 lượt em tham gia làm linh kiện điện tử
Trang 24- Năm qua, Ban Giám Hiệu nhà trường đã cùng với Giáo viên từng bộ môn rà soát lại các nội dung trong chương trình đào tạo và thực hiện một số cập nhật cho phù hợp với yêu cầu Đã có 100% bộ môn rà soát và cập nhật lại nội dung chương trình giảng dạy và đã trình Phòng Dạy nghề Sở thông qua các nội dung này 100% Giáo viên thực hiện sổ lên lớp, điểm danh Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện sổ theo dõi điểm danh hàng ngày để kiểm tra, đôn đốc việc học tập của học viên Ngoài phiếu quản lý, theo dõi tiến độ học tập của các em, trường cũng thực hiện phiếu liên lạc cho từng học viên để gởi về gia đình (người giám hộ) hàng tháng
- Trường đã thực hiện Sổ theo dõi nhập học, biên lai thu học phí theo mẫu của Sở Tài Chánh, thực hiện tiến độ đào tạo và phổ biến nội quy đến từng bộ môn
Các hoạt động do Tdh tài trợ :
• Mái ấm Quận 8 : Địa chỉ tại số 73/10 Dương Bá Trạc, phường 1, Quận 8
- Mái ấm được thành lập vào tháng 8 năm 1993 và do Đoàn Thanh niên Sở TBXH Thành phố quản lý Đến đầu năm 2001, Mái ấm được chuyển trực thuộc TTGD-DNTNTP Hiện Mái ấm đang chăm sóc 20 trẻ từ 8 đến dưới 16 tuổi Số trẻ này được giáo dục viên tiếp cận trên đường phố hoặc được chọn từ TTGD-DNTNTP ( trẻ nhỏ tuổi và thuộc gia đình quá khó khăn ) và được đưa vào Mái ấm Trẻ được đi học tại địa phương, học nghề và ăn uống tại chỗ Nhân sự bao gồm : 01 người phụ trách chung, 02 cô giáo dạy chữ và 01 người làm bếp
LĐ-• Nhà chuyển tiếp : Địa chỉ tại 77/767B Nguyễn văn Nghi, Gò Vấp
- Nhà chuyển tiếp được thành lập từ đầu năm 2001 với mục tiêu là chuẩn bị những bước ban đầu cho cuộc sống tự lập và hòa nhập xã hội cho trẻ trên 16 tuổi Ý tưởng này phát xuất từ cuộc nghiên cứu năm 1992 của ông Timothy W Bond Hiện nay Nhà chuyển tiếp có 8 em nam học văn hóa bên ngoài nếu cấp 3, đến trung tâm học nếu cấp 2, có em đang theo học nghề trung cấp kỷ thuật, điện tử,
vi tính, dưới sự chăm sóc và theo dõi của 02 giáo dục viên nữ
• Nhóm nữ học nghề : Các em nữ này đều ở chung với các em nữ khác trong
trung tâm.Nhóm trước đây gồm có 8 em từ 15 đến 17 tuổi, hiện nay còn 4 em được ra ngoài học nghề như massage, uốn tóc, cắt may tại Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố Nhóm được sự chăm sóc của người phụ trách Phòng Tham vấn
• Câu lạc bộ kỹ năng : Bắt đầu tư tháng 7 năm 1993 và đã được đánh giá vào cuối năm 1996 Hiện có 96 học viên theo học các lớp năng khiếu, gồm :
* Xiếc : 16 học viên
* Võ thuật : 30 học viên
* Đàn, thanh nhạc : 22 học viên
Trang 25• Công tác hồi gia : Tdh tiếp tục tài trợ cho Trung tâm sau khi SCF không tiếp tục
tài trợ cho hoạt động này Trong năm 2001, Trung tâm đã thực hiện :
Đưa học viên về gia đình : 06 (+ Thành phố Hồ Chí Minh : 02
Vãng gia hậu hồi gia số trẻ có địa chỉ ở Thành phố HCM : 11 trường hợp :
* 08 trường hợp các em về ngoan phụ gia đình hoặc đi học lớp tình thương
* 01 trường hợp bỏ đi tiếp
* 02 trường hợp nhà dọn đi nơi khác
Liên lạc gia đình học viên bằng điện thoại : 07 (Thành phố : 04
Sau khi trẻ hồi gia từ một đến 4 tháng, Phòng Tham vấn sẽ cử nhân viên đi vãng gia lần thứ nhất để kiểm tra tình hình sinh sống của trẻ và nếu có điều kiện thì nhân viên này sẽ trở lại lần 2 sau 3 – 6 tháng Vì số trẻ hồi gia nhiều, trung tâm không thể đi vãng gia hết mà chỉ chọn những trường hợp trẻ có những đặc điểm cần chú ý theo dõi, nhất là trẻ không phải thuộc diện gia đình khó khăn phải ra ngoài kiếm sống mà có vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ cần được giải quyết
Khi đi vãng gia, nhân viên không có liên hệ với các đoàn thể địa phương Đối với trẻ hồi gia mà gia đình ở xa thì trung tâm gơỉ thư báo cáo hoặc điện thoại cho UBND xã, phường địa phương biết và nhờ quan tâm hỗ trợ cho trẻ
Những trường hợp hồi gia được trung tâm đánh giá là thành công dựa trên các tiêu chí :
- Trẻ về gắn bó với gia đình, không bỏ nhà ra đi tiếp
- Trẻ có cuộc sống ổn định : được tiếp tục đi học chữ hay học nghề hoặc có công ăn việc làm
Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe
Nuôi dưỡng :
- Từ tháng 07/2001, kinh phí Nhà nước cấp cho 1 em là 150.000 đ/tháng Trước đây khi tiêu chuẩn của các em là 120.000 đ/tháng Trung tâm đã vận dụng nguồn vận động của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước giúp đỡ nâng tiền ăn của các em lên được 140.000 đ/tháng/em Những ngày Lễ, Tết các em được thêm tiêu chuẩn ăn mỗi ngày 10.000 đ/em (không kể bánh mứt, vui chơi …)
- Các vật dụng sinh hoạt như xà bông, kem đánh răng, khăn mặt, dép … đều được cung cấp kịp thời hàng tháng theo nhu cầu của các em Một năm trang cấp cho các
em 3 bộ quần áo, bổ sung mùng, mền, chiếu đầy đủ cho các em
Trang 26Chăm sóc sức khỏe :
- Khám và điều trị 5.354 lượt (học viên và CB-CNV)
- Chuyển viện : 17 trường hợp
- Cấp cứu tại chỗ : 23 trường hợp
- Trong công tác chuyên môn Trạm Y tế không để xảy ra sai sót, các trường hợp bệnh nặng đều được chuyển Viện kịp thời
- Các bệnh cao điểm trong năm là cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, ghẻ ngứa, chấn thương nhẹ do các em vui chơi gây ra
- Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm đúng mức Trạm Y tế Trung tâm luôn đưa phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” lên hàng đầu, thực hiện thường xuyên việc kiểm tra phòng dịch, vệ sinh thực phẩm, bếp ăn, chế độ dinh dưỡng hàng ngày Thực hiện y tế cộng đồng, khám sức khỏe định kỳ cho học viên Trung tâm 2 lần/năm
(Trích bản tổng kết công tác năm 2001 của trung tâm )
Trang 27A.4 QUÁ TRÌNH ĐỐI TÁC VỚI TỔ CHỨC TERRE DES HOMMES (Lausanne)
Tdh được thành lập vào năm 1960 nhằm giúp trẻ em bị nhiều tổn thương nhất có nhiều
cơ mau để tồn tại Tdh bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1991 để khảo sát về nhu cầu của một cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Sông Bé và nhu cầu của trẻ đường phố tại Thành phố Hồ chí Minh
Trong năm 1993, Ông Timothy W Bond, đại diện Tổ chức Tdh, sau khi thực hiện cuộc nghiên cứu về tình hình trẻ đường phố tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1992 có thường xuyên đến tìm hiểu các sinh hoạt tại Trường Nuôi dạy Thiếu niên 3 Gò Vấp nhằm giúp cho trường về các mặt hoạt động như hồi gia, tăng kỹ năng cho nhân viên và muốn tạo những hoạt dộng vui chơi cho trẻ vì kết quả nghiên cứu cho thấy 3 vấn đề chính tại Trường Thiếu niên 3 :
1 Vấn đề chuyên môn, năng lực của nhân viên Trường cần được hỗ trợ
2 Công tác tham vấn để giúp trẻ hòa nhập qua chương trình hồi gia
3 Trẻ cần có môi trường vui chơi giải trí
Cuối cùng, Tdh chọn hướng hỗ trợ trường trong các hoạt động vui chơi cho trẻ vì tổ chức Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh Quốc ( SCF/UK ) đã chọn hai hướng hồi gia và tăng năng lực cho nhân viên và chưa có ý muốn cùng hợp tác với Tdh trong hai hướng này Dự án
“các hoạt động vui chơi và sáng tạo cho trẻ” đã được bắt đầu vào tháng 7 năm 1993 Trong thời gian cộng tác với TTGD-DNTNTP, Tdh luôn cố gắng thảo luận với lãnh đạo Trung tâm và Sở LĐ-TBXH TP HCM về hướng có những hoạt động mang tính mở tích cực hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng của từng trẻ có hoàn cảnh khác nhau Đến năm 1995, phương hướng hỗ trợ của Tdh dựa trên các ý tưởng Ông Timothy W Bond là TTGD-DNTNTP có cơ hội cung cấp cho trẻ đường phố các dịch vụ bao gồm chỗ ở, học hành, dạy nghề và các hoạt động giải trí và sáng tạo
Sau đó, theo cơ sở ý tưởng trên, Ông Timothy W Bond đã đề xuất hướng hoạt động của Trung tâm là có hai phần riêng biệt : Một đơn vị đóng và một đơn vị mở Mỗi đơn vị sẽ mang tên, có đường lối và cách thức riêng Các phương tiện giáo dục và dạy nghề, các sinh hoạt, vui chơi và bệnh xá đều dành cho tất cả các em nhưng được đặt trong đơn vị đóng (xem chi tiết trong phần phụ lục)
Trong thời gian chờ đợi để có sự chuyển biến của TTGD-DNTNTP, Tdh đã tài trợ cho chương trình hoạt động của Mái ấm Quận 8 từ tháng 8 năm 1993, lúc ấy do Đoàn Thanh niên Sở LĐ-TBXH TP.HCM quản lý và từ đầu năm 2001 trực thuộc TTGD-DNTNTP Và sau khi tổ chức SCF/UK rút và theo đề nghị của TTGD-DNTNTP, Tdh tiếp tục tài trợ cho chương trình tham vấn và chú trọng vào việc nâng cao kỹ năng tham vấn cho nhân viên phụ trách Nhà chuyển tiếp đặt tại cộng đồng cũng đã được Tdh hỗ trợ từ đầu năm 2001
Trang 28Trong phần trình bày các kết quả khảo sát, chúng tôi chọn cách trình bày theo từng đối tượng khảo sát thay vì tổng hợp chung theo từng chủ đề :
- Trẻ đang sống tại trung tâm
- Trẻ đã hồi gia
- Các cán bộ- nhân viên tham gia thảo luận nhóm theo phương pháp PRA
- Các cán bộ lãnh đạo của trung tâm được phỏng vấn cá nhân
- Nhận xét và đề nghị
Vì mỗi đối tượng có ý kiến và cách nhìn vấn đề có khác nhau Riêng ý kiến của những người bên ngoài trung tâm và cơ quan chủ quản của trung tâm, chúng tôi đưa vào trong phần nhận xét và đề nghị, cùng với các nhận xét riêng của nhóm khảo sát
PHẦN B :
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU
TRẺ ĐƯỜNG PHỐ TẠI TTGD-DNTN THÀNH PHỐ
B.1 Ý KIẾN CỦA TRẺ TẠI TRUNG TÂM :
B.1.1 Cảm nhận của trẻ khi mới vào trung tâm :
Qua hình vẽ và qua giải thích của trẻ, phần lớn trẻ rơi vào tâm trạng lo sợ, hồi hộp, buồn, nhớ nhà và muốn bỏ trốn Đa số trẻ có cảm nghĩ là :
- “Từ đây trở đi sẽ mất hết tất cả, mất hết bạn bè”,
- “Ngôi trường có hàng rào không thể vượt qua”,
- “Thấy có nhà ở, nhưng không được ra chơi với các bạn khác”,
- “Buồn, có những lúc muốn trốn về nhà sống với gia đình”,
- “Lúc ấy, con không biết đi về đâu? Không biết tương lai như thế nào?”
- “Khi mới tới Trung tâm, nhìn ra cửa sổ rất nhớ nhà”
Khi bị Công an đưa vào, có nhiều trẻ có suy nghĩ là mình vào nhà tù :
- “Mới vào trung tâm, con thấy các bạn từ cửa sổ nhìn ra, con thấy các bạn giống như bị ở tù”,
- “Mới vào tưởng là tù giam, buồn và rất nhớ nhà”,
Trang 29- “Mới vào, em tưởng đây là nhà tù, nhưng em ở đây một năm em mới biết là ở đây là chỗ ở của mình, là chỗ dựa tương lai của em, rất mến ở đây vì trung tâm cho em đi học và em đã biết đọc”,
Nhưng có trẻ lại có tâm trạng khác, tích cực hơn :
- “Lúc mới vào, con thấy giống nhà con ở nhà (em giải thích là lúc em vào, em đứng ở khu nhà Văn phòng của Trung tâm có tam cấp và nhà em cũng có tam cấp như vậy)
- “Con thấy các bạn đang chơi nên không sợ”
B.1.2 Những thay đổi mà trẻ thấy được từ lúc vào đến nay :
Trẻ cho biết có nhiều thay đổi : thay đổi nơi chính bản thân trẻ và thay đổi ở trung tâm sau một thời gian quen dần và thích nghi được với môi trường sống và nhất là cách đối xử của các thầy cô :
- “ Em có cơ hội học sửa xe để mai này có thể lo lắng bản thân mình, không lẽ cả cuộc đời này không bao giờ em sửa được cá tính mình sao, cho nên lúc nào em cũng nghĩ rằng Nhà nước đã xây dựng lên trường Thiếu niên 3 này là một điều tốt”
- “Thời gian đầu còn nhớ nhà, nhưng về sau quen dần thì thấy ở đây cũng giống như ở nhà, được ăn học và ăn ở sạch sẽ, được thầy cô quan tâm chăm sóc tận tình”
- “Lúc vào lần đầu tiên em rất là lo sợ và ăn uống không đầy đủ cho lắm Nhưng mà sau này, nhà trường mới được sự giúp đỡ của Nhà nước nên chúng em mới có đầy đủ Em mong sau này em sẽ có cha mẹ như những bạn khác, vì cha mẹ
em đã bỏ em từ khi em còn nhỏ.”
- “Có nhiều lớp học hơn”,
- “Cách cư xử của thầy cô tốt hơn”,
- “Trạm y tế được dời gần chúng em hơn”,
- “Có sân bóng chuyền”,
Có em nhận định chi tiết hơn :
- Về ăên uống : đầy đủ
- Về giờ giấc sinh hoạt : vẫn như cũ
- Về sinh hoạt : rất vui vẻ, luôn hài hòa
- Học hành : luôn tận tình giảng dạy
- Vui chơi : rất vui vẻ, luôn thương yêu lẫn nhau
Trang 30- Các thầy cô : luôn tha thứ cho những bạn chưa biết và phạt những kẻ cố tình làm trái nội quy Trung tâm, tận tụy dạy dỗ, thương yêu các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, cả những bạn khác trong trung tâm
- Kỷ luật : Nghiêm khắc đối với những bạn thiếu văn hóa, vô kỷ luật
B.1.3 Trẻ tự đánh giá các hoạt động trong trung tâm mà trẻ đã tham gia
Bằng cách cho sáu nhóm trẻ (nhóm khu A, B, nhóm nữ, nhóm nhà chuyển tiếp, nhóm kỹ năng, nhóm Mái ấm quận 8) tự đánh giá bằng đánh số thứ tự ưu tiên từ 1, 2, 3… theo các hoạt động được ưa thích mà trẻ đã tham gia tại Trung tâm, kết quả chung được ghi nhận như sau theo thứ tự ưu tiên :
1 Học văn hóa
2 Học nghề
3 Học kỹ năng
4 Giải trí - thể thao
5 Đi chơi xa
6 Sinh hoạt nhomù tại Phòng ở
Bảng 1 : Trẻ đánh giá các hoạt động theo thứ tự ưu tiên được ưa thích :
TT Nhóm
Hoạt động
B A Nữ Kỹ năng
Nhà chuyển tiếp
Mái ấm quận 8
Cộng chung
6 Sinh hoạt nhóm
tại Phòng ở
72 69 52 65 46 41 345
Bảng 2 : Từng nhóm trẻ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khi đánh giá các hoạt động :
Nhóm A Nhóm B Nhóm nữ Nhóm kỹ năng Nhóm Nhà
chuyển tiếp
Nhóm Mái ấm quận 8
- Học văn hóa - Học văn hóa - Học - Học văn - Học văn - Học văn
Trang 31- Xem tivi
- Đọc truyện
- Đi chơi xa
- Sinh hoạt nhóm tại phòng ở
- Chơi cờ tướng
- Chơi điện tử
văn hóa
- Học nghề
- Học kỹ năng
- Giải trí – thể thao
- Đi chơi
xa
- Sinh hoạt nhóm tại Phòng ở
hóa
- Học kỹ năng
- Giải trí – Thể thao
- Học nghề
- Đi chơi xa
- Đọc truyện
- Sinh hoạt nhóm tại phòng ở
- Chơi điện tử
- Học Anh văn
hóa
- Học nghề
- Giải trí – Thể thao
- Học kỹ năng
- Đi chơi
xa
- Sinh hoạt nhóm tại phòng ở
- Chăm sóc sức khỏe
- Ăn uống
hóa
- Giải Thể thao
trí Đi chơi
xa, học vi tính
- Sinh hoạt nhóm tại nhà
- Học kỹ năng
- Học nấu ăn
- Học Anh văn
Tất cả các nhóm có cùng đánh giá ưu tiên hoạt động được quan tâm nhiều nhất là học văn hóa vì các em đã thấy được tầm quan trọng của việc học chữ : “học để có trình độ, để có thể xin việc làm, là nền tảng đầu tiên để học nghề, khi ra đời không bị ai chê cười, lớn lên có thể làm bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, giúp ích cho bản thân, gia đình và cho xã hội, biết điều hay lẽ phải Nhóm nữ cho rằng kiến thức là quan trọng, có hiểu biết rộng, giao tiếp, học làm người, thành người văn minh, có văn hóa Các nhóm A, B, nhóm nữ và nhóm nhà chuyển tiếp xếp ưu tiên 2 là học nghề vì các em cho rằng có nghề thì có việc làm nuôi bản thân và gia đình, cuộc sống sẽ ổn định, có vị trí vững chắc trong xã hội Nhóm Nhà chuyển tiếp còn quan tâm nhiều hơn về việc nâng cao tay nghề
ở bên ngoài vì học nghề ở trung tâm chỉ là cơ bản Riêng các nhóm kỹ năng và Mái ấm quận 8 ít quan tâm đến học nghề hơn, lại chú trọng đến vui chơi giải trí và thể thao nhiều hơn Các nhóm đều xếp sinh hoạt nhóm tại phòng ở theo thứ hạng thấp vì các em cho rằng sinh hoạt mỗi tuần một lần tại phòng ở là để nhắc nhở, kiểm điểm việc thực thi kỷ luật, nội quy ăn ở và sinh hoạt, sự phân công, nếu ai làm sai thì bị phạt và làm tốt thì được khen thưởng Các em ngại các buổi sinh hoạt này, không có gì vui và sợ bị phạt và các em mong muốn nó được vui hơn Nhóm Mái ấm quận 8 có đặc điểm là được chị nấu bếp dạy các em nấu ăn vì các em ở đây được ăn ngon và rất khen chị nấu bếp
B.1.4 Trẻ đánh giá những người gần gũi với mình trong trung tâm (theo sơ đồ Venn)
Mỗi nhóm trẻ xếp theo thứ tự ưu tiên những người trong trung tâm mà trẻ ưa thích và thường gần gũi với mình :
Bảng 3 : Nhóm trẻ đánh giá người gần gũi với mình :
1 Thầy cô phụ trách nhà
- Thầy cô dạy văn
hóa
1 Thầy cô phụ trách nhà
2 Thầy cô dạy văn hóa
3 Thầy cô dạy nghề
1 Thầy cô phụ trách nhà
- Thầy cô dạy văn hoá
Trang 32- Thầy cô dạy nghề
- Thầy cô dạy kỹ
năng
2 Nhân viên y tế
3 Nhân viên cấp dưỡng
4 Nhân viên tham vấn
5 Nhân viên hồ sơ
6 Nhân viên bảo vệ
4 Nhân viên tham vấn
5 Nhân viên y tế
6 Nhân viên cấp dưỡng
7 Thầy cô dạy kỹ năng
8 Nhân viên hồ sơ
9 Nhân viên bảo vệ
- Cô cấp dưỡng
- Nhân viên y tế
2 Nhân viên tham vấn
3 Thầy cô dạy kỹ năng
4 Ban Giám đốc
5 Thầy cô dạy nghề
6 Nhân viên bảo vệ
7 Nhân viên hồ sơ
Nhóm Nhà kỹ năng Nhóm Nhà chuyển tiếp Nhóm Mái ấm Quận 8
1 Thầy cô phụ trách nhà
2 Thầy cô dạy văn hóa
3 Nhân viên cấp dưỡng
4 Thầy cô dạy kỹ năng
5 Thầy cô dạy nghề
6 Nhân viên y tế
7 Nhân viên tham vấn
8 Nhân viên bảo vệ
9 Nhân viên hồ sơ
1 Thầy cô phụ trách nhà
dưỡng
- Nhân viên tham vấn
- Thầy cô dạy văn hóa
- Thầy cô dạy nghề
2 Thầy cô dạy kỹ năng
3 Ban Giám đốc
4 Nhân viên y tế
5 Nhân viên hồ sơ
1 Thầy phụ trách nhà
2 Cô giáo dạy văn hóa
3 Cô cấp dưỡng
Nhóm B và nhóm kỹ năng xếp theo thứ tự 1, 2, 3 Nhóm A xếp thầy cô phụ trách nhà, dạy văn hóa, dạy nghề và dạy kỹ năng bằng nhau Nhóm nữ lại nhận thấy nhân viên cấp dưỡng (nữ), cô phụ trách nhà, thầy cô dạy văn hoá và nhân viên y tế gần gũi với mình hơn Nhóm Nhà chuyển tiếp cũng xếp đồng hạng : thầy phụ trách nhà, cấp dưỡng, tham vấn, cô dạy chữ và dạy nghề cùng hạng
Tất cả các nhóm đều thích nhất thầy cô phụ trách nhà vì là người tiếp cận các em thường xuyên, chăm sóc từ việc giờ giấc sinh hoạt, lo về việc học chữ, học nghề, khi trẻ bệnh Riêng thầy phụ trách Mái ấm quận 8 còn dạy trẻ đá banh, đánh bóng bàn, vẽ, anh văn và vi tính Người mà trẻ không thích nhất là nhân viên bảo vệ vì người này khó tính, còn nhân viên hồ sơ thì chỉ gặp trẻ trong thời gian trẻ mới vào
B.1.5 Điều kiện sống và những mong đợi của trẻ
Thời khóa biểu sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trung tâm :
+ 6 giờ : tụi em dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
+ 7 giờ 15’ : đi học
+ 10 giờ 30’ : ăn cơm, nghỉ trưa, làm vệ sinh
+ 13 giờ 15’ : thức dậy, làm vệ sinh
+ 13 giờ 30’ : đi học
Trang 33+ 15 giờ 30’ : ăn cơm, nghỉ ngơi, chơi
+ 17 giờ : sinh hoạt trong phòng
+ 17 giờ 30’ : chơi
+ 19 giờ 30’ : làm vệ sinh
20 giờ là trẻ phải lên giường ngủ Xem tivi thì nằm trên giường, không được xuống đất Các bạn coi phòng chịu trách nhiệm việc bật hay tắt tivi
- Vào buổi sáng, tại Trung tâm, các em đến lớp học văn hóa, học nghề, một số em ở tại phòng (Khu B) làm việc (ráp các linh kiện điện tử) hoặc làm vệ sinh
- Giờ trưa các em xếp hàng trước phòng và sau đó đi đến nhà ăn Trong giờ ăn, bầu không khí không thoải mái, im lặng có sự giám sát của thầy cô Nếu em nào không đến được thì mang về phòng
- Giờ chiều, các em học văn hóa vào buổi sáng thì buổi chiều học nghề Riêng các em lắp ráp linh kiện, ngoài việc làm vệ sinh các em tiếp tục làm việc và không được ra khỏi phòng, không được đùa giỡn
- Giờ tối sau giờ ăn cơm chiều và làm vệ sinh xong, các em được đi chơi trong sân Đặc biệt khu A và C các em có thể đi một cách tự do không bị giám sát Tại khu B chỉ những em được đi học mới được ra sân, một số em khác phải ở trong phòng (mới vào)
- Nơi ở của các em sạch sẽ, các em ngủ trên giường tầng Tuy nhiên, có nhiều em bị ghẻ (khu B) Quần áo các em không được sạch lắm
- Những em khu B (không đi học) luôn được một bạn theo dõi giám sát
- Thầy cô chỉ đến phòng khi có việc cần và thường xuyên ngồi ở chốt trực
- Sau giờ giải trí tại sân (đá banh, đá cầu …) một số em vào học lớp kỹ năng Nhờ có lớp này mà Trung tâm sinh động hẳn lên vào các buổi chiều
Về ăn uống, khẩu phần ăn của các em còn ít (một tô cơm có 2 miếng thịt gà nhỏ và canh – theo ngày nhóm quan sát) Theo trẻ cho biết lúc trước được tài trợ nên trẻ ăn uống được nhiều nhưng sau này ăn uống bình thường Ăn những món thịt, đậu hủ thay đổi nhau nhưng thịt thì được cắt mỏng như “ăn hủ tiếu gõ” Trẻ mới vào được thầy cô phát một đôi dép, bàn chãi đánh răng và bộ đồ chào cờ đã cũ Quần áo mới các bạn ở lâu đổi lấy mặc Hiện nay, có em thiếu quần áo và giày dép
Phòng ở Khu A và C sạch sẽ và nước tắm thoải mái Khu B chật chội hơn, có phòng lên đến 40 em, việc ở chưa được thoải mái, có phòng thiếu quạt máy, một nhà vệ sinh dành cho khoảng 40-50 học viên, nên buổi sáng phải chờ nhau Khi phòng có quạt hư đề nghị lên thầy cô, thầy cô cũng sửa nhưng hơi lâu nên nóng nực khó chịu (một phòng có 2 quạt) Quần áo các em phơi chưa khô lại phải mang vào mặc, nên sinh ghẻ ngứa nhiều dù được tắm rửa sạch sẽ Phòng lúc nào cũng sạch do sự phân công trong phòng : các
Trang 34Về các sinh hoạt khác :
Trường có các lớp dạy văn hóa từ lớp 1 đến lớp 9 Dạy nghề được tiến hành ngay trên một sân bê tông rộng mà học sinh chơi các môn thể thao trong giờ nghỉ Trường cũng có chương trình mở các lớp giải trí như võ Karate, nghệ thuật, xiếc và dạy chơi đàn ghi-ta Trước đây các lớp này chỉ tổ chức cho một số em hạn chế, nhưng từ năm 1996 hầu hết các em được vào chơi Chỉ có số em mới đến là không được tham gia vì các em này về
tâm lý chưa hòa nhập được với môi trường
Các em có thể được gia đình đến thăm mỗi Chủ Nhật với điều kiện phải có chứng nhận pháp lý họ là thân nhân của các em và phải liên hệ với Trường vào ngày Thứ Năm hay Thứ Bảy trước khi đến thăm Cuối tuần các em có thể về nhà nếu có hành vi chấp nhận được (không định trốn hoặc không có sai lầm) và gia đình bảo lãnh
Nếu có em nào vi phạm nội quy, cán bộ phải giải thích và phân tích cho các em, giúp các em nhận ra sai lầm để các em sửa đổi Kỷ luật chỉ áp dụng với những em mà sau nhiều lần nhắc nhở vẫn không thay đổi Chỉ áp dụng những hình thức kỷ luật nhẹ như không được ra ngoài mấy ngày
Ý KIẾN CỦA NHỮNG TRẺ ĐÃ HỒI GIA :
Theo ý kiến của các em đã được hồi gia, những hoạt dộng mà các em thích nhất là được học chữ, học nghề và học các kỹ năng Các thầy cô đều nhiệt tình
Các em thích :
Theo các em hồi gia phản hồi, các hoạt động mà các em rất thích tại trung tâm là dạy nghề và kỹ năng Các em học nghề với ý muốn đi làm còn học kỹ năng giúp cho các em được khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái, đơn giản nhất là được vui chơi ngoài sân như
đá banh mỗi buổi chiều Nhiều em nhận xét “ thầy cô dạy rất tận tình những điều hay Thầy cô không lơ là, nhiệt tình lo cho chúng em Hàng tháng thầy cô trích một phần lương của thầy cô để thưởng, biểu dương các bạn tốt và tinh thần học của tụi em” (em L.Q.T.) hay là “ em cảm nhận được sự thông cảm nơi các thầy cô dạy nghề” (em N.M.C.)
Trang 35Tuy nhiên cũng có thầy cô ít quan tâm đền trẻ, ít tiếp cận trẻ trong khi các em rất cần
người để trò chuyện Có em cho biết :” chỉ hàng tuần vào thứ năm thầy cô mới ngồi sinh hoạt nói những khuyết điểm của tụi em chứ không ngồi trò chuyện” Trong giờ sinh hoạt
chung mỗi tuần tập hợp các phòng, các em biết là được tập trung để các em nói lên
“những bồng bột, bộc lộ những điều mình muốn nói nhưng hầu hết các phòng đều không có ai dám đứng lên nói”
Thời gian các em mới vào trung tâm là thời gian mà các em cảm thấy bị gò bó vì các
em chỉ được ăn và làm vệ sinh, chưa được đi học văn hóa, học nghề hay học kỹ năng vì điều kiện thời gian chưa cho phép Suốt cả ngày các em mới vào này chỉ được ở trong phòng không được đùa giỡn, hay nói chuyện với nhau vì có thể các em trao đổi với nhau
về cách bỏ trốn
Mối quan hệ giữa trẻ với nhau :
Khi vào trung tâm trẻ có cơ chế phòng vệ cao nên trẻ ít kết thân với nhiều bạn, thường mỗi trẻ chỉ có 1-2 bạn thân, có trẻ chẳng có ai là thân cả Bạn kết thân là bạn đã quen biết trước ở ngoài đường phố trước khi vào trung tâm, là người giúp giảng bài học, hay chia sẻ nhau đồ ăn hay chia sẻ tâm sự, là người ngủ chung, chăm sóc nhau khi bệnh, người đó phải hiền, vui, hợp với mình, bênh vực nhau và che chở cho nhau Những trẻ không có bạn thân vì cho rằng những trẻ khác hung dữ
Khi gặp nhau, các em thường nói với nhau về cuộc sống gia đình, về cuộc sống trong phòng, về mong ước được người thân thăm nuôi, kể chuyện tếu lâm, chuyện trong lớp học, về cuộc sống trên đường phố Các em thường giúp đỡ nhau làm vệ sinh, giặt mùng mền, cho mượn tiền, cho quần áo mặc và an ủi khi có chuyện buồn
Khi hỏi về hiện tượng “đại bàng” trong trung tâm thì 3/10 em được hỏi cho biết là không có vì Ban giám đốc và các thầy cô cấm “các anh lớn đánh các em nhỏ”, tuy nhiên khẳng định khi làm sai vẫn bị đánh 5 roi Có một em trả lời không có “đại bàng” với lý do là
em chơi thân anh trưởng phòng
Trẻ mong muốn cải thiện cơ sở vật chất :
- Trang bị hoặc sửa chữa quạt máy ở các phòng chưa có quạt hoặc quạt bị hỏng
- Trang bị thêm bóng đèn để có thêm ánh sáng
Trang 36- Sửa cửa nhà tắm bị hỏng (đề nghị của các em nữ)
- Bớt người ở các phòng chật hẹp
- Cần có phòng học võ thay vì học ở ngoài sân, các em thường bị muỗi đốt hoặc bị mưa
- Cần có không gian rộng giao tiếp với bên ngoài
- Có thêm quần áo mới
- Không được chơi thường xuyên vì buổi chiều nào các thầy luôn chiếm sân để đánh bóng chuyền
- Muốn có tivi trong phòng
Về việc đáp ứng các nhu cầu khác, các em đề nghị :
- Sinh hoạt nhóm hằng tuần trong phòng ở nên được tổ chức vui tươi hơn, không nên quá nghiêm túc, thường chỉ để kiểm điểm các công tác được phân công, các em làm tốt thì được khen và các em chưa làm tốt thì bị phạt làm vệ sinh
- Tổ chức thi đua thể thao giữa các phòng
- Không bị đánh trong trường
- Thứ Bảy, mong các anh chị bên ngoài đến sinh hoạt với trẻ
- Học nghề cần có thiết bị thực hành (ví dụ cần có vải để thực hành may…), các thầy cô dạy nghề cần có mặt thường xuyên trong lớp để hướng dẫn các em thay vì thường
đi ra ngoài nói chuyện với nhau
- Lớp kỹ năng có thêm dụng cụ và thêm môn thể dục dụng cụ
- Cần có dụng cụ học tập đầy đủ như compas, kéo, giấy màu
- Muốn học vi tính để “biết vẽ thiết kế, có tương lai hơn, để chơi game, để mở mang kiến thức
- Mỗi tuần được về hoặc ra ngoài chơi
- Đánh bóng bàn
- Muốn về với gia đình vì gia đình ở xa, nghèo nên không bảo lãnh cho trẻ về
- Cần có quỹ nhỏ riêng ở Nhà chuyển tiếp để có thể dùng khi cần, khoảng 300.000 – 400.000 đ, như để vá xe đạp, mua giày dép, mua quà tặng bạn khi đến ngày sinh nhật
- Giao lưu với trẻ ở các đơn vị khác
- Mái ấm quận 8 cần tủ để quần áo, xe đạp, máy may, bàn ghế ngồi học, lợp lại mái nhà và có đồ chơi
- Trẻ lớn không tìm được gia đình, cần được hòa nhập và cần có một nơi để ở, có thể lập nhóm từ 3 – 4 trẻ ở trong một căn hộ trong cộng đồng (mở thêm nhà chuyển tiếp để tiếp xúc với bên ngoài)
- Các em gái cần vốn để mua máy may hoặc dụng cụ uốn tóc khi hành nghề
- Cần nhiều sách báo mới, thư viện lớn hơn
Trẻ đã hồi gia đề nghị :
Trang 37Để Trung tâm tốt hơn : Theo em là thầy cô phải bám sát và công bình như thầy Khánh,
nói chuyện với các em tề chỉnh lại đừng xưng hô “mày, tao” Chẳng hạn như em nói
chuyện với cô mất dạy thì thầy cô cũng không thích và nếu cô cũng xưng hô “con, cháu”
với tụi em thì tụi em rất thích Thầy cô phải bám sát những người coi phòng để nắm bắt
những tiêu cực trong phòng không để xảy ra Thầy cô nên nắm chắc và xử lý công bằng,
quan tâm đến các em (em L.Q.T.)
Em ao ước mọi học viên trong trường phải được ăn uống đầy đủ, có thức ăn nhiều hơn,
và các bạn mồ côi không có ai thăm nuôi được các bạn khác chia sẻ (em N.M.C.)
Rất mong các thầy cô quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn, nhất là thức ăn (em N.C.N.)
B.1.6 Những gì trẻ có, biết, học được và hiểu được trong thơi gian ở tại trung tâm
Bảng 4 : Những gì mà trẻ có, biết, học được và hiểu khi ở tại trung tâm :
- Quần áo mặc
- Thầy cô dạy học
và chăm sóc
- Mình là kẻ lang thang được công an đưa vào
- Công lao lo lắng của thầy cô
- Nội quy
- Vâng lời
- Ăn sạch ở sạch
- Yêu thương giúp đỡ nhau
- Lo cho tương lai
- HIV/AIDS
- Các bạn nơi khác
- Chữ, nghề và kỹ năng
- Lịch sự, lễ phép
- Điều hay lẽ phải
- Tính cách làm người
- Học ở bạn từ bốn phương
- Sự kiên trì, dẻo dai, óc sáng tạo
- Để làm con người trưởng thành có ích cho xã hội
- Chơi thể thao
- Đức tính tốt của các thầy cô
- Vi tính ( nữ )
- Anh văn ( nữ)
- Nấu ăn (Q,8)
- Được người ta nói gì
- Thế nào là gia đình
- Là sẽ gặp lại cha mẹ
- Áp dụng cho sau này để không vấp ngã
- Nổi lòng của thầy cô
- Lối sống của trung tâm
- Trung tâm muốn các bạn bụi đời có mái ấm
- Hoàn cảnh của các bạn cùng cảnh ngộ
- Nội quy
- Cách nói chuyện với người lớn
- Không mặc cảm
- Sống rộng lượng, biết tha thứ
- HIV/AIDS
- Về những người buôn bán ma túy
- Tình thương của cha mẹ
- Tương lai sau này
- Mình không phải là người bỏ đi, mình vẫn là người tốt có ích cho xã hội
- Chính mình phải tự
Trang 38Điều gây ấn tượng cho nhóm đánh giá là trẻ phát biểu được những ý tưởng rất tốt như
“mình không phải là người bỏ đi, mình vẫn là người tốt có ích cho xã hội” Như vậy đã
chứng tỏ Trung tâm đã thành công một phần nào trong cố gắng thay đổi khái niệm bản thân (self-image) của trẻ và sự thay đổi này sẽ là động lực mạnh giúp trẻ vươn lên trong các bước tái hội nhập xã hội Nhận xét chung, chúng nhận thấy ở phần CÓ, trẻ nêu các yếu tố vật chất nhiều, chỉ có yếu : “ý thức ra đời” mà các em có được Qua các lãnh vực
BIẾT, HỌC ĐƯỢC VÀ HIỂU thì các em nêu các yếu tố tinh thần nhiều hơn như : “Biết điều sai, điều đúng, biết lo cho tương lai, biết yêu thương nhau, biết cách cư xử với các bạn, biết công lao của các thầy cô, học làm người trưởng thành, có ích cho xã hội, học tính cách làm người, hiểu thế nào là gia đình, hiểu cách sống rộng lượng và biết tha thứ, không mặc cảm” và hiểu được mục tiêu của trung tâm là “Trung tâm muốn các bạn bụi
đời có mái ấm”
B.1.7 Tâm trạng hiện nay của trẻ
Kết quả khảo sát 56 em của 6 nhóm có :
- 02 em có tâm trạng buồn
- 14 em có tâm trạng bình thường
- 29 em có tâm trạng vui
- 11 em có tâm trạng rất vui
Và các em giải thích :
• Tâm trạng buồn :
Buồn vì mẹ hứa tháng 12 này đón em về, nhưng chưa thấy đến, nhớ nhà quá Tự cảm thấy bất hạnh hơn các bạn khác vì không được sống chung với cha mẹ và anh em
• Tâm trạng bình thường :
Lúc vui lúc buồn nhớ gia đình, không ai đùa giỡn trong nhà Sống ở đây như ở nhà được ăn, ở, ngủ, học và chơi Má hứa thứ Năm đón về, nhưng lại không đón về, nghĩ rằng má
Trang 39• Tâm trạng vui :
Học được nghề, gia đình biết em ở đây được đi học, biết nhiều điều Có nơi nương tựa, được chăm sóc,vui chơi với các bạn, được thầy cô bảo vệ, cho ra ngoài học massage (nữ), có đủ điều kiện để học Sắp được về, điều kiện sống đầy đủ, sắp thực hiện được ước
mơ vào đại học (nữ), các thầy cô tận tâm dạy bảo, điều kiện sống ở Nhà chuyển tiếp tốt hơn, nhà chuyển tiếp như là gia đình
• Tâm trạng rất vui :
Được học chữ, học nghề, có nhiều bạn, được ăn ở, gia đình vui vì biết em học tốt Được học nâng cao tay nghề ở bên ngoài (nữ), được gia đình đến thăm Chả có gì phải buồn Có nhiều bạn đùa giỡn
Những em có tâm trạng vui là những em thuộc các nhóm Nhà chuyển tiếp, nhóm Mái ấm quận 8 và nhóm nữ học nghề vì các em này được tiếp cận với cộng đồng bên ngoài, có những cơ hội tốt hơn chuẩn bị cho sự hội nhập, các em đã lấy lại niềm tin vào cuộc sống, không còn mặc cảm Đây cũng là nét thành công của những hoạt động mở mà trung tâm đang thể nghiệm
B.1.8 Trẻ tự đánh giá về bản thân mình
Chúng tôi nhận thấy trẻ ở 3 nhóm (nhóm Nhà chuyển tiếp, nhóm nữ và nhóm Mái ấm quận 8) có hình vẽ thể hiện khái niệm bản thân tích cực hơn và chúng tôi tin rằng các
em sẽ có hành vi tích cực để đạt được cái mà các em mong đợi nơi chính mình :
- “Em muốn như bồ câu trắng đem lại hạnh phúc cho mọi người, cánh chim lớn để che chở cho người lang thang”
- “Em là người vui tính, muốn học giỏi”
- “Em muốn trở thành cô giáo dạy cho trẻ em nghèo” (một em nữ)
- “Em muốn trở thành thợ uốn tóc, một diễn viên xiếc, một vận động viên thể thao” (03
em nữ)
- “Em là hoa hồng nhỏ của thầy cô và cha mẹ” (một em nữ)
Trang 40- “Em muốn là cầu thủ giỏi nhất, là cầu thủ Huỳnh Đức, là lực sĩ đá banh giống Công Minh” (3 em nam)
- “Là cành hoa để tặng thầy cô”
- “Con muốn trở thành người tốt và làm bác sĩ cứu người”
- “Con ước trở thành con kiến vì nó chăm chỉ, siêng năng làm việc”
- “Con muốn làm lập trình viên máy tính” (một em nữ)
- “Con đã tốt hơn trước nhiều và bỏ được xì-ke”
Các em ở các nhóm khác lại thường có khái niệm bản thân mang nhiều mặc cảm, tiếc nuối về quá khứ không tốt của mình, còn chưa biết mình sẽ như thế nào trong tương lai
và thể hiện khát vọng của mình, “muốn được tự do, được ‘bay đi’, được hạnh phúc, được vui chơi” :
- “Con là con chuột mới bắt đầu vào xã hội”
- “Em là người không cha mẹ, ngang tàng quậy phá, lang thang”
- “Em đang buồn vì không được như người khác trong cuộc sống”
- “Em là một con chim nhỏ trong bầy chim và sẽ bay đi”
- “Con muốn gặp lại cha mẹ, muốn được hạnh phúc”
- “Con là cây nhỏ trong rừng cây”
- “Con là người ham vui chơi”
- “Em đi bụi như chiếc thuyền trôi dạt, không biết về đâu, nhưng cũng muốn giúp đỡ người khác, ông bà là dòng nước nâng đỡ khi cần thiết”
- “Em muốn được tự do như con cá”
B.1.9 Trẻ dự trù những khó khăn sẽ gặp khi hòa nhập xã hội
Các em trong 6 nhóm thảo luận có đưa ra những suy nghĩ của mình khi hòa nhập xã hội sẽ gặp những khó khăn ở bản thân, gia đình và lối xóm :
Khó khăn nơi bản thân trẻ :
Khó khăn đầu tiên trẻ nêu là không có tiền đi học, không có giấy chứng minh để xin việc, không có nơi nương tựa, tiếp tục sống trên hè phố vì không được sự yêu thương của cha mẹ
- “Không còn được đi học vì không có tiền”
- “Không nơi nương tựa vì không được sự yêu thương của gia đình”