KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BÙI VĂN NHÂN
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BÙI VĂN NHÂN
KHÓA HỌC: 2011 - 2014
Trang 2KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
BÙI VĂN NHÂN
Lớp: K44 KTNN
Niên khóa: 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn:
ThS PHAN VĂN HÒA
Huế, tháng 05 năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2.Mục đích 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 3
1.1.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế 3
1.1.2.Khái niệm và phân loại đât nông nghiệp 5
1.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp 5
1.1.2.2 Phân loại đất nông nghiệp p5 1.1.3 Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 6
1.1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 7
1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 7
1.2.1 Khái quát về sử dụng đất bền vững 7
1.2.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 8
1.3 Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam 9
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 10
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 10
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ,THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 13
2.1 Tình hình cơ bản của Phường Hương Chữ 13
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
2.1.1.1 Vị trí địa lý 13
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo 13
Trang 42.1.1.3 Điều kiện khí hậu,thủy văn 13
2.1.1.4 Tài nguyên đất 14
2.1.1.5 Tài nguyên rừng 14
2.1.1.6 Tài nguyên về khoáng sản 14
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 14
2.1.2.1 Tình hình đất đai 14
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 15
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 17
2.1.2.4 Tăng trưởng kinh tế 17
2.1.2.5 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 17
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 20
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Hương Chữ 21
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 21
2.2.2 Bố trí một số cây trồng trên đất canh tác của phường Hương Chữ 23
2.3 Hiệu quả sản xuất của đất 24
2.3.1 Hiệu quả sử dụng đất 25
2.3.1.1 Cơ cấu sử dụng đất 25
2.3.1.2 Tỷ lệ sử dụng đất 25
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế 26
2 4.1 Mức đầu tư của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích 26
2.4.2 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính 28
2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội 31
2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường 31
2.7 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 34
2.7.1 Mặt tích cực 34
2.7.2 Mặt tồn tại 34
CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ 35
3.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững 35
Trang 53.1.1 Sự cần thiết sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững 35
3.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 36
3.2 Các giải pháp cụ thể 37
3.2.1 Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững 37
3.2.2 Giải pháp về vốn đầu tư 38
3.2.3 Giải pháp về thị trường 39
3.2.4 Giải pháp về mặt kỹ thuật 40
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
1 Kết luận 42
2.Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
HQSD Hiệu quả sử dụngHQKT Hiệu quả kinh tếCTLC Công thức luân canh
KT – XH Kinh tế xã hộiCNH HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BQLĐ Bình quân lao độngUBND Ủy ban nhân dânTLSX Tư liệu sản xuất
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1:Tình hình sử dụng đất của Phường Hương Chữ năm 2012 15
Bảng 2.2: Tình hình dân số phường Hương Chữ năm 2013 16
Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu kinh tế của phường Hương Chữ năm 2013 17
Bảng 2.4 : Tăng giảm diện tích theo mục đích sử dụng 21
Bảng 2.5: cơ cấu diện tích của Phường theo mục đích sử dụng (1/1/2013) 22
Bảng 2.6 Các công thức luân canh trên diện tích đất canh tác của phường Hương Chữ năm 2013 24
Bảng 2 7: Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp 24
Bảng 2.8 So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lúa năm 2013 27
Bảng 2.9 So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lạc năm 2013 27
Bảng 2.10 Chi phí sản xuất của các công thúc luân canh ở phường Hương Chữ theo từng nhóm hộ năm 2013 28
Bảng 2.11 Giá trị sản xuất của các công thức luân canh chính ở phường Hương Chữ theo từng nhóm hộ 29
Bảng 2.12 Giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ 29
Bảng 2.13 Giá trị ngày công của các công thức luân canh chính ở phường Hương Chữ theo từng nhóm hộ 30
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức đầu tư cho LUT trồng lúa 26Biểu đồ 2.2: So sánh bình quân năng suất lạc giữa các nhóm hộ với bình quân năngsuất của phường 27
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊM CỨU
Để thực hiện chuyên đề nghiên cứu của mình, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hương Chữ-thị xã Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế
* Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực hiện về tình hình sử dụng đất
- Phân tích tình hình sử dụng, biến động đất đai, hiệu quả của các công thứcluân canh chính trên địa bàn
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất
* Dữ liệu phục vụ
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua các văn kiện, báo cáokinh tế - xã hội của xã…
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phân tích các chỉ tiêu kinh tế
* Kết quả nghiên cứu
- Đánh giá tình hình chung về việc sử dụng đất đai và hiệu quả kinh tế củamột số loại cây trồng chủ yếu
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trang 10PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng vềlương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội Con người đãtìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó.Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại cónguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức củacon người trong quá trình sử dụng Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đấtnông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khaihoang đất mới lại rất hạn chế Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểmsinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang đượccác nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền nông nghiệp chủyếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trởnên cần thiết hơn bao giờ hết
Hương Chữ là một phường nằm ở phía Tây của Thành Phố Huế, thuộc địaphận Thị Xã Hương Trà Cách Thành Phố Huế khoảng 10km về phía Nam Làmột xã thuần nông điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Việc thu hẹp đất donhu cầu chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động rất đáng kểđối với nông hộ Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đấtnông nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp chính quyền quantâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển dịch cơcấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất
có thể
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà,Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2.Mục đích
- Thực trạng hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất sản xuất
Trang 11nông nghiệp của phường Hương Chữ,thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứutrong thời gian tới
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
+Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, TỉnhThừa Thiên Huế
*Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu điểm về tình hình quản lý sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất qua
đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng đất Phân tích vàphát hiện những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất nông nghiệp tạiphường Hương Chữ,thị xã Hương Trà,Tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất chỉ đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế Còn hiệuquả về mặt xã hội và môi trường chủ yếu dựa vào các tiêu chí định tính để đánh giá.Hiệu quả kinh tế chỉ tính cho một số loại cây trồng chính/1ha
4.Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu:Số liệu sơ cấp,số liệu thứ cấp
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hạch toán kinh tế
Trang 12
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quảngười ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn,cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới Nó có nội dung khác nhau ởnhững lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suấtlao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó *Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế.Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiệncủa sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và
sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tấtyếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nângcao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiềusâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chiphí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêmnhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng cáctiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cườngchuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọngchất lượng sản phẩm và dịch vụ Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ
Trang 13chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn kinh tế kinh tế của các tổ chứckinh tế trong kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luậttiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo cácngành sản xuất khác nhau
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất Kết quả đạt được làphần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của cácnguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tươngđối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế
và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đếnkhi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong 2 yếu
tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quảkinh tế
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụngđất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chấtnhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đápứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội Xuất phát từ vấn đề này mà trongquá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quảkinh tế cao
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội vàtổng chi phí bỏ ra Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếuđược xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một dơn vị diện tích đất nông nghiệp
Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cómối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thốngnhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó manglại Trong giai đoạn hiên nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụngđất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm
Trang 14* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt độngsản xuất Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởngkhông nhỏ đến môi trường Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnhhưởng tiêu cực Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môitrường Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh
tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực
Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất không
bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác Bên cạnh đó còn cócác yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giửa các hệ thống phụ trợtrong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa
1.1.2.Khái niệm và phân loại đât nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Với những hiểu biết và góc nhìn của từng người đã có những quan niệm khác
nhau về đất Theo Doccu Raiep người Nga (năm 1886): “Đất là một thể tự nhiên được
hình thành do tác động tổng hợp gồm các yếu tố; khí hậu, sinh vật, đá mẹ, tuổi địa phương” Theo Các Mác thì: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loại người kế tiếp nhau” Theo luật đất đai Việt Nam (1993):
“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây sựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ”.
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuấtnông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nghiên cứu thínghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các côngtrình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp
1.1.2.2 Phân loại đất nông nghiệp
- Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:+ Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắnngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
* Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ
Trang 15lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
* Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,…
* Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác vàđược chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,…
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinhtrưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vàokinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm
+ Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại câyrừng với mục đích sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.+ Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào sửdụng với mục đích riêng
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản như tôm,cua, cá…
+ Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối
1.1.3 Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triểncủa con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Những hàng hoá có chứa chấtdinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của câytrồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển
- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là côngnghiệp chế biến
- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực
dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dânkhác và đô thị
- Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hoá công nghiệp và các
Trang 16ngành kinh tế khác.
- Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nước ta Tỷtrọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tông thu ngânsách trong nước Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiệndưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác…Hiện nay xuhướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởngkinh tế
- Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn
Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vàosản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đã đáp ứng được nhu cầucấp thiết hàng ngày của người dân
1.1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
*Nhân tố khách quan
+Điều kiện tự nhiên:
-Vị trí địa lý
-Địa hình
-Thời tiết khí hậu
*Điều kiện kinh tế-xã hội
-Trình độ phát triển kinh tế xã hội
-Cơ cấu kinh tế
-Trình độ đầu tư sản xuất…
1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.2.1 Khái quát về sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiềunước trên thế giới Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núitrọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho
Trang 17môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu
ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trườngchấp nhận
- Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn
sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
1.2.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên chonông nghiệp ( đất đai, lao động ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồngthời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng chonhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiênnhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về
ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợitrên đầu người Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì sản lượng nông nghiệpcần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới Phúc lợi cho mọi người vìphúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thườngbao gồm 3 thành phần cơ bản :
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nôngnghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cho cả đời sau
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tínhquyết định trong sự phát triển chung của xã hội Điều cơ bản nhất của phát triển nôngnghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi
Trang 18trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết
sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệuquả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng cácthế hệ và hạn chế rủi ro
1.3 Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4 %diện tích tự nhiên Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1.224m2/ người.Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất nôngnghiệp
+ Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất nôngnghiệp
+ Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp
+ Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng ( so với năm
1990 tăng 2.351,9 nghìn ha ) Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây hàng năm giảm( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệpnăm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích đất trồngcây lâu năm tăng ( bằng 14,9% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2% diện tíchđất nông nghiệp năm 1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000)
*Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Khácvới công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối củađiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Những đặc điểm đó là:
+ Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các loại cây trồng, vậtnuôi và các loại sinh vật khác Chúng sinh trưởng và phát triển theo một quy luật sinh
Trang 19lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môitrường Giữa sinh vật và môi trường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi mộtbiến đổi của môi trường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịuđựng chúng sẽ bị chết Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lậpvới ý muốn chủ quan của con người.
+ Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và mangtính chất khu vực rõ rệt
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng đều bịgiới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở đâu có đất ở đó
có sản xuất nông nghiệp Phạm vi của sản xuất nông nghiệp rộng khắp có thể ở đồngbằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việcsản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, manh mún
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, do đó ởmỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai, khí hậu, nguồnnước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau Mỗi vùng đất có một hệ thốngkinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng Việc lựa chọn vấn đềkinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp với đặc điểm của tự nhiên kinh tế -
xã hội của khu vực Như việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quytrình kỹ thuật…là nhằm khai thác triệt để các lợi thế của vùng
+Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp Tính thời vụ nàykhông những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón rất khácnhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch, chếbiến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
-Siết chặt quản lí nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trang 20đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.
* Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ratrong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm)
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể
bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC),
là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA=GO - IC
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ; VA/LĐ
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiệnhành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mứccàng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn
* Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn
- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội
* Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu:
Diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp có rừng
Trang 21
Diện tích đất trồng cây lâu năm+diện tích đất lâm nghiệp có rừng
- Độ che phủ =
Diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
- Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích trồng cây hàng năm
- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất
- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên
Trang 22CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ,THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tình hình cơ bản của Phường Hương Chữ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hương Chữ là một phường đồng bằng và bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Trà
có Quốc lộ 1 A và đường Tây Nam Huế đi qua Cách trung tâm huyện 6 km về phíaNam và thành phố Huế 10 km về Phía Bắc Xã nằm trên nút đường giao thông quantrọng : Quốc lộ 1A và đường Tây Nam thành phố Huế có tuyến đường tỉnh lộ 12B.+Phía Đông tiếp giáp với xã Hương An và xã Hương Sơ (Thành phố Huế)
+Phía Tây giáp xã Hương Xuân
+Phía Nam giáp xã Hương Hồ và xã Hương An
+Phía Bắc giáp xã Hương Xuân, Hương Toàn huyện Hương Trà
-Địa hình của xã thuộc vùng đồi núi và đồng bằng Vùng đồi núi khá cao và đồngbằng bằng phẳng trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với các xã Hương Toàn và HươngXuân hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Là một phường vùng đồng bằng Khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
Có thể chia địa hình thành 2 dạng : đồng bằng và đồi núi thấp
2.1.1.3 Điều kiện khí hậu,thủy văn
Khí hậu phường Hương Chữ mang đặc điểm nền khí hậu Tỉnh Thừa Thiên Huế
Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân hóa mạnh mẽ, diễn biến thấtthường, chịu ảnh hưởng hỗn hợp giữa khí hậu biển và khí hậu lục địa là vùng khí hậuchuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình nênkhí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,mùa hè chịu ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nênthường xảy ra hạn hán lũ lụt gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
Trang 23Đất phù hợp với phát triển cây cao su,và các loại cây công nghiệp khác
2.1.1.6 Tài nguyên về khoáng sản
Tài nguyên đất đa dạng,đất phù sa,1 phần lớn đất Pheralit thuận lợi cho phát triểncây Lạc,kiệu…
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình đất đai
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một yếu tố rất quan trọng, nó quyếtđịnh đến mọi kế hoạch sản xuất của người nông dân Quản lý vấn đề sử dụng đất đai làyếu tố góp phần tăng hiệu quả sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp loại đất và độ phìcủa đất quyết định năng suất cây trồng
Số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn phường HươngChữ là 1585,00 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là: 1044,63ha
- Đất phi nông nghiệp là: 534,37 ha
- Đất chưa sử dụng là: 6 ha
-Để thấy tình hình biến động về sử dụng đất đai của phường chúng tôi đã thu thậpđược số liệu ở bảng sau:
Trang 24Bảng 2 1:Tình hình sử dụng đất của Phường Hương Chữ năm 2012
Đvt(ha)
Loại đất Diện Tích ( ha) Tỷ lệ (%)
I.Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản,mặt nước
II Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
III Đât chưa sử dụng
1044,63596,71441,186,47534,37175,0291,766
65,9137,6527,830,4333,7111,045,790,83
Nguồn:UBND xã Hương Chữ
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Hương Chữ tại thời điểm hiện tại là
1585 ha, chiếm 2,75 % tổng diện tích của thị xã Hương Trà,tăng 153 ha so với số liệuthống kê năm 2000 là 1432 ha
Cơ cấu đất đang sử dụng là 1260,75 ha chiếm 79,29 % tổng diện tích tự nhiêntoàn xã
Trong đó diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 1044,63 ha chiếm tỷ lệ65,91 % trên tổng diện tích tự nhiên
Diện tích đát phi nông nghiệp là 534,37 ha chiếm khoảng 33,71 %, đất chuyêndùng là 91,76 ha chiếm 5,79 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường
Ngoài ra phường còn có 6 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,83% chủ yếu là diệntích đồi núi Đây cũng là một diện tích khá lớn , nếu được quy hoạch đưa vào sản xuấtthì sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao Vì vậy trong những năm tới xã cần có những kếhoạch quy hoạch đưa diện tích này vào sử dụng để bị không lãng phí, đặc biệt là chútrọng trồng rừng, phát triển mô hình trang trại VACR ( vườn - ao - chuồng - rừng)
Trang 25Dân số đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của xã hội, bất cứ quốc gianào, địa phương nào khi hoạch định các chính sách chiến lược phát triển đều phải tínhđến yếu tố nguồn lao động của dân số Nếu dân số tăng quá nhanh, vượt quá mức kiểmsoát của các cơ quan chức năng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng như xãhội, gây ra một số áp lực cho sự phát triển như là: Tệ nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu nhà
ở, thiếu diện tích canh tác…
Dân số, lao động và sự phát triển kinh tế xã hội là ba yếu tố đi cùng với nhau,gắn bó mật thiết với nhau, nếu đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố này sẽ ổnđịnh được nền kinh tế và xã hội
Tổng dân số toàn phường theo số liệu năm 2013 là : 9352, trong đó Nữ: 4706,Nam:5276
* Ta sẽ thấy rõ tình hình dân số và lao động của phường trong bảng sau
Bảng 2.2: Tình hình dân số phường Hương Chữ năm 2013
909944118977990191322901427
Số liệu UBND phường Hương Chữ
Phường Hương Chữ có mức bình quân khẩu trên hộ là 4,04 khẩu/ hộ, bình quânlao động trên hộ vào khoảng 3, đây là một trong những điều kiện thuận lợi phát triểnkinh tê - xã hội Dân số đông cũng là một điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho cáchoạt động kinh doanh dịch vụ, phân phối hàng hóa, kích thích quá trình sản xuất Tuynhiên với mức dân số và lao động đó cũng đặt ra cho chính quyền địa phương một vấn
đề đó là giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này, và cũng tạo áp lực rất lớn lênquá trình phát triển kinh tế của phường
Trang 262.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
-Về cơ sở hạ tầng: Phường Hương Chữ có vị trí địa lý tương đối thuận lợi,ngoài giáp ranh với những con đường quốc lộ chính thì mạng giao thông liên xã, liênthôn và ngay cả hệ thống ngõ xóm cũng dược bê tông hóa Ngoài ra do tranh thủ đượcnhững nguồn vốn của huyện tỉnh, phường đã xây dựng đựợc hệ thống cầu cống kiên
cố, hàng chục công trình lớn nhỏ như trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo….Bên cạnh
đó phối hợp với công ty Thủy Lợi cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích canh táctrong phường Vị trí địa lý này đã làm cho phường thường xuyên chịu tác động của cáccuộc hạn hán và lũ lụt, phường cũng đã có những phương án khắc phục triệt để để đảmbảo sản xuất cho bà con nông dân
2.1.2.4 Tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu kinh tế của phường Hương Chữ năm 2013
*Trồng trọt: Lúa là cây trồng chủ lực của phường, tổng diện tích gieo trồng năm
2012 là 125,15 ha, sản lượng 859.12 tấn, năng suất đạt 68,647 tạ/ha
-Trong thời gian gần đây phường đã tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, côngnghệ vào thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Bằng biện pháp thâmcanh đồng bộ, nâng cao chất lượng giống lúa cấp I nên năng suất lúa bình quân trênđịa bàn đạt mức rất cao 68,647 tạ/ha (năm 2012) Đồng thời địa phương đã tiến hànhcông tác dồn điền đổi thửa nhằm tránh tình trạng manh mún ruộng đất và chuyển một
số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác
Trang 27phù hợp hơn như lạc,kiệu và một số loại hình sản xuất chuyên canh khác
-Năm năm trước, tỷ lệ hộ nghèo ở phường Hương Chữ rất cao Cả xã chỉ có lácđác vài gia đình có nhà mái bằng Thế nhưng, từ khi bà con biết chuyển đổi tập quáncanh tác từ năm 2009 chuyên canh sang phát triển cây rau màu, mang lại năng suất,chất lượng giúp dân có thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/vụ Sản xuất nông nghiệp của xãngày càng phát triển toàn diện Người dân đã tự làm thay đổi đời sống vật chất tinhthần của mình bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sangnhững cây, con có lợi nhuận cao Tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong trồngtrọt và chăn nuôi Cuối năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã đạt gần
333 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng so vớinăm 2009.Đến cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 15,54% trong năm 2011 giảmxuống còn 12,16% Có thể nói, bộ mặt kinh tế nông nghiệp của Hương Chữ đang dầnđổi thay từng ngày
-Nhờ thay đổi phương thức canh tác nên năng suất lúa nước ở Hương Chữ cũngđược nâng cao, đạt 50 tạ/ha/vụ
*Lâm Nghiệp :Vơi 331,45 ha đất lâm nghiệp thì Hương Chữ không chỉ phát triểncây lương thực có hạt, chính quyền xã còn xác định cao su là cây trồng chủ lực nênngười dân ngày càng mở rộng diện tích loại cây này Đến nay toàn xã đã có xấp xỉ 334
ha cao su, trong đó 150 ha đã đi vào khai thác, đem lại thu nhập cao cho người dân.Các mô hình kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng cũng không ngừng phát triển Ngàycàng có nhiều hộ dân nổi lên như những điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã Vớimức thu nhập từ 100- 200 triệu đồng/năm, đời sống vật chất tinh thần của bà con nôngdân có những chuyển biến rất tích cực
-Trong hơn 1.000 ha đất tự nhiên, Hương Chữ có khoảng trên ha đất nôngnghiệp Trước đây, nông dân Hương Chữ suốt ngày đầu tắt mặt tối trên đồng với câylúa, cây lạc nhưng năng suất vẫn không thể vượt ngưỡng 35-37 triệu đồng/ha Điềunày buộc lãnh đạo xã trăn trở tìm cách giúp dân thoát nghèo và chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi Xã bắt đầu quy hoạch một vùng chuyên canh rau từ năm 2010 đến
2015, quanh năm chỉ trồng các loại rau, đậu, xà lách, hành Và sau 3 năm thực hiện,đến nay xã đã có diện tích chuyên canh lên đến 50 ha Mô hình này không chỉ cho thu
Trang 28nhập khá cao cho nông dân, từ 120 - 140 triệu đồng/ha, mà còn giúp tận dụng được laođộng buổi nông nhàn và lao động dôi dư trên địa bàn xã.
-Xã Hương Chữ trồng ổn định khoảng 10 ha kiệu, cho sản lượng khoảng 300 tấn/năm Một năm, kiệu có hai vụ chính: Từ tháng 9 đến tháng 12 và từ tháng 1 đến tháng
5, năng suất bình quân 15 tấn/ha/vụ Kiệu Hương Chữ có điểm đặc biệt là củ nhỏnhưng có mùi thơm và vị cay nồng rất đặc trưng mà không nơi nào có được Các sảnphẩm từ kiệu là món ăn truyền thống của người dân ở nhiều địa phương, nhất là trongcác dịp lễ, Tết
*Thủy sản: Hương Chữ còn biết đến là địa phương có thế mạnh về phát triểnchăn nuôi gia súc, gia cầm Trong đó, điểm nổi bật là việc đầu tư phát triển mở rộngdiện tích nuôi cá nước ngọt Từ chỗ những năm đầu chỉ có một số hộ tham gia thì nay
đã có trên dưới 20 hộ dân tham gia nuôi cá nước ngọt theo hướng bán công nghiệpbước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với thu nhập từ 120 – 150 triệu đồng/ha
*Thương mại,dịch vụ: Thương mại và dịch vụ chiếm 25,5 % trong tỷ trọng kinh
tế của xã, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Các hoạt động chủ yếu trên địa bàn phường diễn ra tập trung ở chợ Ngoài ra còn cócác dịch vụ khác như tuốt lúa, làm đất, phân bón, thức ăn chăn nuôi, Trên địa bànphường đã hình thành nhiều lò mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân hoạt động cácngành nghề ở địa phương cũng không ngừng phát triển cả về chất và lượng Hiện cókhoảng trên 3.000 lao động, chiếm trên 70% lao động địa phương tham gia các loạingành nghề và dịch vụ đa dạng, với trình độ tay nghề khá đã đem lại nguồn thu nhậpkhá lớn cho gia đình và xã hội Sáu tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng ngànhdịch vụ đạt trên 8%; trong đó, các loại hình dịch vụ phát triển khá đa dạng, phong phú
và có mức tăng trưởng cao, như: bao tiêu, cung cấp hàng nông sản do địa phương sảnxuất cho thành phố và các địa bàn lân cận và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
* Những thuận lợi:
Trang 29- Phường Hương Chữ nằm có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường chínhcủa cả nước, vành đai của thành phố nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường,giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa tiếp thu khoa học kỹ thuật.
- Đất đai khá đa dạng màu mỡ, có cả đất nông nghiệp đất lâm nghiệp thuận lợicho việc trồng nhiều loại cây khác nhau có giá trị kinh tế cao
- Bộ máy chính quyền đang từng bước được hoàn thiện đảm bảo cho sự pháttriển sắp tới của phường
* Khó khăn:
- Thời tiết diễn biến thất thường Mùa hè thì khô nóng mùa mưa bão lụt ngập úngảnh hưởng không nhỏ cho công tác sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng choviệc phát triển kinh tế của phường
- Địa hình bán sơn địa, đồng bằng nằm ngay dưới chân núi mùa mưa nước trànxuống gây xói mòn và lỡ mạnh, bào mòn đi độ phì nhiêu của đất Về mùa khô thì lại gây
ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trong phường
- Diện tích canh tác lâm nghiệp tuy đã được chính sách hóa khoán hộ trồng rừng
về cơ bản chính sách khoán còn chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng đồi trọc, đất bạcmàu còn chưa được sử dụng chiếm một diện tích khá lớn Đây là một sự lãng phí lớn
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, các cơ chế điều hành quản lý, chính sách cònnhiều bất cập lớn chưa được giải quyết nên vẫn gây cản trở một phần cho sự phát triểnkinh tế xã hội của xã
* Nói chung phường Hương Chữ có đầy đủ những thuận lợi và khó khăn giốngnhư địa bàn khác trong tỉnh cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triểnnông lâm ngư nghiệp nói riêng Trong thời gian tới phường cần có những biện pháptích cực, hợp lý nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và thuận lợi do vịtrí địa lý mang lại
2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Hương Chữ
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên toàn phường Hương Chữ là
Trang 301585,00 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là: 1135,90 ha
- Đất phi nông nghiệp là: 427,24 ha
- Đất chưa sử dụng là: 21,86 ha
* Hiện trạng sử dụng đất đai tính đến ngày 01/01/2013
Số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 toàn phường gồm có:
- Đất nông nghiệp: 1044,63 ha chiếm 65,91%
- Đất phi nông nghiệp: 534,37 ha chiếm 33,71 %
(+)(-) (ha)Đất trồng lúa -0.11 Chuyển sang đất giao thông,dự án
chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc tp.HuếĐất trồng cây lâu năm -0.03 Chuyển sang đất giao thông,dự án
chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc tp.HuếĐất đô thị -0.17 Chuyển sang đất giao thông,dự án
chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc tp.HuếĐất tín ngưỡng tôn giáo -0.01 Chuyển sang đất giao thông,dự án
chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc tp.HuếĐất đồi núi chưa SD -15.86 Chuyển sang đất rừng sản xuất
Nguồn : Số liệu UBND phường