1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn sư phạm

35 659 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Hướng dẫn sư phạm

XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI KHOÁ BIỂU DẠY HỌC CẢ NGÀY1 Mục lụcChữ viết tắtCBQL Cán bộ quản lýCSVC Cơ sở vật chấtFDS Dạy học cả ngàyGD &ĐT Giáo dục và Đào tạoHDS Dạy – học nửa ngàySEQAP Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường họcTKB Thời khoá biểu2 HƯỚNG DẪN PHẠMXÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI KHOÁ BIỂU DẠY HỌC CẢ NGÀY1. FDS là gì?FDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh full day schooling, có nghĩa là dạy-học cả ngày. FDS là phương thức bổ sung thêm thời gian cho việc học tập/hoạt động của học sinh ở trường. FDS sẽ sử dụng có hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt động giáo dục theo một chương trình, kế hoạch được điều chỉnh và mở rộng. Học sinh tham gia thực hiện phương thức FDS sẽ được học tập/hoạt động cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tại trường vào một số ngày trong tuần.2. Các phương án FDSDo điều kiện các trường khác nhau, SEQAP đề xuất 3 phương án FDS, đó là T30,T33 và T35 Các trường có nguồn lực hạn chế sẽ lựa chọn các phương án T30 và T33; còn các trường có nguồn lực đầy đủ sẽ chuyển thẳng sang T35. Tuy nhiên mong muốn lâu dài là tất cả các trường sẽ chuyển sang phương án T35.Phương án T30 (30 tiết/tuần): học sinh sẽ có 2 ngày học cả ngày/tuần và 3 ngày học nửa ngày/tuần. Tại các trường có học sinh dân tộc thì thời gian tăng thêm phải bao gồm 2 tiết học môn Tiếng Việt với trọng tâm là cải thiện các kỹ năng nghe và nói tiếng Việt cho các học sinh dân tộc. Chương trình giảng dạy bổ sung còn lại của môn Tiếng Việt, Toán và các hoạt động giáo dục có thể được tổ chức theo nhu cầu của nhà trường.Phương án T33 (33 tiết/tuần): học sinh sẽ có 3 ngày học cả ngày/tuần và 2 ngày học nửa ngày/tuần. Phương án T33 là phương án phù hợp cho các trường: i) Chưa thực sự đủ điều kiện có thể chuyển ngay sang phương án T35 nhưng có khả năng chuyển sang phương án cao hơn T30; ii) Một số trường thực hiện chương trình dạy tiếng dân tộc.Phương án T35 (35 tiết/tuần): học sinh sẽ có 5 ngày học cả ngày/tuần, các trường nên dành thời gian để họp ban giám hiệu và sinh hoạt tổ chuyên môn. 3. Chương trình học cho mỗi phương án FDS3.1. Chương trình học hiện hànhChương trình học và các hoạt động dạy học hiện tại được thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, cụ thể như sau: 3 Bảng 1. Kế hoạch giáo dục tiểu họcMôn học/hoạt động Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5Tiếng Việt 10 9 8 8 8Toán 4 5 5 5 5Đạo đức 1 1 1 1 1Tự nhiên và Xã hội 1 1 2Khoa học2 2Lịch sử và Địa lí2 2Âm nhạc 1 1 1 1 1Mĩ thuật 1 1 1 1 1Thủ công1 1 1Kĩ thuật1 1Thể dục 1 2 2 2 2Giáo dục tập thể/2 2 2 2 2GD ngoài giờ lên lớp4 tiết/ thángTự chọnTổng số tiết / tuần22 23 23 25 25Trung bình 1 tiết học kéo dài 40 phútPhân tích tỷ lệ thời gian dành cho mỗi môn học theo khối lớp cho kết quả như sau;Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớpMôn học/hoạt động Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5Tiếng Việt 45% 39% 35% 32% 32%Toán 18% 22% 21.5% 20% 20%Đạo đức 4.5% 4 % 4% 4% 4%Tự nhiên và Xã hội 4.5% 4% 8.5%Khoa học 8% 8%Lịch sử và Địa lí 8% 8%Âm nhạc 4.5% 4% 4% 4% 4%Mĩ thuật 4.5% 4% 4% 4% 4%Thủ công 4.5% 4% 4%Kĩ thuật 4% 4%Thể dục 4.5% 8 % 8.5% 8% 8%Giáo dục tập thể 8% 8% 8.5% 8% 8%GD ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ thángTự chọnTổng số tiết / tuần 22 23 23 25 254 Phân tích kế hoạch dạy học của tiểu học theo Quyết định số 16/2006 cho thấy: Chương trình học và thời lượng phân phối để học sinh tìm hiểu nhiều về thế giới xung quanh các em qua các môn học như Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1-3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (Lớp 4-5) rất hạn chế. Đặc biệt là đối với lớp 1-2, thời gian dành cho những môn học này rất ít chỉ chiếm khoảng 4 - 4,5% tổng số thời gian học. Thời gian dành cho môn Mĩ thuật so với những môn học này có nhiều hơn một ít. Do thời gian dành cho môn học này của học sinh lớp 1 và 2 rất ít nên các em đang bị lỡ mất cơ hội phát triển vốn từ vựng và nâng cao khả năng giao tiếp với thế giới quanh mình. Việc phân phối thời gian cho dạy học nửa ngày (HDS) theo quy định của Bộ GD & ĐT là khá hợp lý trong điều kiện hạn chế về thời gian và nhu cầu tập trung vào các môn học chính là Tiếng Việt và Toán. Tuy nhiên, khi các trường chuyển sang mô hình FDS, thời gian học tăng thêm, cần phải đảm bảo sự cân đối thời gian dành cho các môn học hơn để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.5 3.2. Chương trình học cho FDSKhi xây dựng Nội dung chương trình học FDS cần thực hiện theo hướng dẫn Số 105/CTDBCLGDTH về “ Hướng dẫn thực hiện dạy học cả ngày trong năm học 2010-2011” của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học . Chương trình FDS cần:-Tập trung vào việc tăng cường kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán cho học sinh nhằm đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học thông qua việc tăng thời gian học cho các môn Tiếng Việt và Toán.-Tạo cơ hội cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – hoạt động tập thể nhằm cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện cũng như hỗ trợ và tăng cường kiến thức, kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt cho học sinh.-Hỗ trợ cải thiện các kĩ năng nghe nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua các Hoạt động giáo dục.Bảng 3: Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả ngày và lịch biểu thời gianPhương thức tổ chức ngày học ở trườngSố tiết/tuầnNội dung chương trìnhLịch biểu thời gianNửa ngày 22-25 tiết/tuầntùy thuộc theo các khối lớp khác nhauC – Chương trình hiện nay được Bộ phê duyệtHọc sinh chỉ học một buổi trong ngày – có thể là buổi sáng hoặc buổi chiềuCả ngàyT 30(Khoảng 30 tiết/tuần)C + C12 ngày học cả ngày và 3 ngày học nửa ngày ở trường mỗi tuầnT 33(Khoảng 33 tiết/tuần)C + C1 +C2 hoặc C3*Các trường mong muốn dạy tiếng dân tộc có xu hướng chọn phương án C + C1 + C33 ngày học cả ngày và 2 ngày học nửa ngày ở trường mỗi tuần.Tại các trường có dạy tiếng dân tộc thì các tiết học của môn Tiếng dân tộc thường được bố trí vào buổi chiều.T 35(Khoảng 35 tiết/tuần)C + C1 + C2 + C35 ngày học cả ngày mỗi tuần6 Thời gian biểu tăng thêm sẽ cho phép có thêm thời gian cho các môn học hiện có trong chương trình ở cấp tiểu học, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động giáo dục. Chương trình học ở cấp tiểu học và các hoạt động bổ sung được xếp theo nhóm như sau:C: Chương trình học hiện hànhC1: Củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn Tiếng Việt (Tiếng Việt 1), môn Toán và tăng cường kĩ năng nghe, nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc (Tiếng Việt 2). Các trường cũng có thể lựa chọn 1 hoặc 2 tiết học bổ sung cho các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo cho chương trình học theo T30 có sự cân bằng giữa các môn học và hoạt động khác nhau, đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 1, 2 3. Tuy nhiên, trọng tâm của các tiết học bổ sung nên là Tiếng Việt và Toán.C2: Giới thiệu một môn học tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (chú trọng môn Ngoại ngữ để thực hiện Đề án dạy học Ngoại ngữ của Chính phủ. Học sinh tiểu học sẽ học ngoại ngữ từ lớp 3). Các phương án C2 có khả năng khó thực hiện đối với nhiều trường khi nguồn kinh phí yêu cầu để thực hiện chương trình này vượt quá khả năng của nhà trường. Một vấn đề khó khăn khác đối với nhiều trường là nguồn giáo viên dạy những môn học này và kinh phí chi trả tiền điện và bảo trì máy tính. Chính vì lí do đó, một số trường sẽ cần thêm thời gian trước khi có thể chuyển hoàn toàn sang mô hình T35. Các trường muốn chuyển sang mô hình cao hơn T30 sẽ có các phương án lựa chọn từ C3 để phù hợp hơn với khả năng và nhu cầu của trường. C3: Các lĩnh vực nội dung tự chọn và các hoạt động giáo dục . Hoạt động giáo dục (có thể sử dụng cho cả 3 phương án T30, T33 và T35)Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD&ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”. Với chương trình học nửa ngày hiện hành, các trường có 4 tiết/tháng dành cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành văn bản Hướng dẫn tạm thời về Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của từng tháng, ví dụ như: Uống nước nhớ nguồn, Mừng Đảng mừng xuân, Bác Hồ kính yêu, Thực chất, chưa có khung chương trình và hướng dẫn cụ thể về nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Hơn nữa, nguồn lực cho các hoạt động này còn thiếu. Nhận thức của CBQL, giáo viên nhà trường còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của 7 các Hoạt động giáo dục này đối học sinh, chỉ tập trung vào dạy học môn Tiếng Việt và Toán, chưa quan tâm đến một chương trình học cân đối để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của học sinh. Khi lựa chọn các phương án T30, T33 và T35 để chuyển sang FDS, các trường sẽ có cơ hội lựa chọn các Hoạt động giáo dục để đưa vào chương trình hàng tuần một cách cân đối với các môn học khác và được tổ chức thường xuyên hơn.Đối với mô hình FDS, Hoạt động giáo dục là một thuật ngữ có nghĩa rộng được sử dụng để chỉ các hoạt động học tập, giáo dục mà trường có thể tổ chức dựa trên sở thích, nhu cầu của học sinh và gắn với cộng đồng địa phương. Một số hoạt động có thể được tổ chức trong khoảng thời gian ngắn (vài tháng hoặc một học kỳ) hoặc được tổ chức trong suốt năm học. Ví dụ hoạt động Câu lạc bộ: Nội dung chương trình, thời gian sinh hoạt câu lạc bộ có thể thay đổi trong một học kỳ hoặc một năm học tùy thuộc vào nhu cầu của học sinh và sự tham gia hỗ trợ của giáo viên và các tình nguyện viên; Hoạt động nghệ thuật: Có thể kết hợp các hoạt động nghệ thuật như múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, kể chuyện . được tiến hành trong cả năm học hoặc có thể tách riêng từng hoạt động theo từng học kỳ; Hoạt động tham quan, dã ngoại: Các chuyến đi cắm trại và tham quan từ 1 đến 2 ngày sẽ được tổ chức ngoài giờ lên lớp; Các hoạt động thể dục thể thao: có thể được tổ chức hàng tuần trong cả năm; Các hoạt động thư viện: có thể thay đổi sau một học kỳ do sở thích, nhu cầu của học sinh và năng lực của nhân viên thư viện; các hoạt động cộng đồng: có thể chỉ tổ chức được một lần một tháng hoặc vài lần trong một năm.Một số trường đang nhận hỗ trợ từ các Tổ chức Phi chính phủ, tổ chức Quốc tế hoặc tham gia vào các chương trình thử nghiệm của Bộ GD - ĐT(ví dụ như: Chương trình giáo dục an toàn giao thông hoặc Chương trình nha khoa học đường …) sẽ có cơ hội đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau. Mỗi trường có thể sử dụng một số tiết học tăng thêm trong chương trình FDS cho các hoạt động giáo dục này. Khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động này, cần xác định thời gian cụ thể, trừ các hoạt động tham quan, đón đoàn đến thăm trường và cắm trại có thể sẽ thay đổi. Số ngày và tiết phân bổ 8 cho chương trình sinh hoạt câu lạc bộ có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng tham gia của những người hỗ trợ hoạt động này ở trường.Một số hình thức hoạt động giáo dục:• Khai thác các khía cạnh của Văn hóa địa phương - thông qua các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các điệu múa truyền thống, các nghề thủ công truyền thống, các di tích lịch sử và văn hóa .• Các hoạt động biểu diễn toàn trường- như: hát, múa, kịch, kể chuyện, ngâm thơ, …• Các hoạt động theo chủ đề gồm các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, ví dụ: An toàn giao thông, Bảo vệ môi trường, Rước đèn và bày cỗ Trung thu, những lễ hội của các Dân tộc thiểu số; Các chủ đề thường được tổ chức hàng tháng theo lịch của thể giới và trong nước.• Các hoạt động Mĩ thuật/Thủ công– tận dụng các nguyên/vật liệu sẵn có của địa phương và các vật liệu tái sinh.• Những ngày kỷ niệm chung toàn trường – Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ, Sinh nhật Bác Hồ, Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,….• Các hoạt động thư viện – trung bình một tiết/ tuần cho mỗi lớp, có thể đọc sách hoặc các hoạt động khác tổ chức trong thư viện trường nhưng tập trung vào cơ hội và thời 9 gian đọc. Các điểm trường lẻ tổ chức hoạt động này cho học sinh ở thư viện lớp học khi không thể tiếp cận với thư viện trường.• Dịch vụ xã hội /các hoạt động cộng đồng: hỗ trợ các học sinh khó khăn, giúp dọn dẹp các địa điểm đặc biệt trong cộng đồng, đến thăm một số bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc cựu chiến binh để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng. Trường có thể tổ chức các hoạt động đặc biệt như Ngày của mẹ . Trong ngày đó, các bà mẹ của học sinh đến thăm trường và học sinh thể hiện sự biết ơn mẹ thông qua biểu diễn các tiết mục văn nghệ và trưng bày một số tác phẩm mĩ thuật về chủ đề ngày của mẹ.• Chương trình dành cho các câu lạc bộ: lồng ghép một số các hoạt động khác nhau như đã nêu trên nhưng thường là tổ chức hàng tuần và học sinh có cơ hội chọn hoạt động các em muốn tham gia trong khoảng thời gian các câu lạc bộ hoạt động. Hoạt động câu lạc bộ có thể thay đổi theo mỗi học kỳ hoặc chỉ một vài tuần nhất định trong một học kỳ. Nguồn kinh phí cho các hoạt động này ( sự hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng địa phương) là các yếu tố tác động đến qui mô và thời gian của các hoạt động.• Các hoạt động thể thao: các trò chơi mang tính đồng đội và các cuộc thi đấu thể thao dành cho học sinh của tất cả các khối lớp hoặc các sự kiện thể thao được tổ chức theo khối lớp hoặc toàn trường.• Thăm quan: Có thể tham quan các địa điểm trong xã hoặc trong phạm vi của tỉnh (tùy thuộc vào địa danh gắn với nội dung chương trình và nguồn kinh phí của nhà trường), hoặc có thể thăm quan địa danh của các tỉnh khác nếu trường có điều kiện.• Đón các đoàn đến thăm trường: các đoàn khách đến thăm trường hay các nhóm giao lưu cộng đồng.• Cắm trại: Tại trường – chủ yếu dành cho học sinh lớp 4 và 5.10 [...]... 105/CTĐBCLGDTH về việc: Hướng dẫn dạy học cả ngày năm học 2010-2011 Trong văn bản đã hướng dẫn: “Xây dựng kế hoạch thời gian, nội dung giáo dục là một chỉnh thể cho ngày, tuần, tháng và năm học Các nội dung dạy - học, hoạt động giáo dục được thiết kế và phân phối hợp lí nhằm đạt mục tiêu giáo dục, tránh quan niệm buổi 1 dành cho chương trình chính, buổi 2 chỉ dành cho ôn tập, rèn luyện” Hướng dẫn nay rất quan... trường Việt Nam 2001 – 2010);  Quyết định số 4354/BGĐT-GDTH về “Giáo dục Môi trường” Bộ GD&ĐT, 19 /5/2008);  Quyết định số 896/BGĐT-GDTH về Hướng dẫn điều chỉnh dạy và học trong các trường tiểu học” (Bộ GD-ĐT, 13/2/2006);  Quyết định số 5982/BGĐT-GDTH về Hướng dẫn thực hiện giáo dục địa phương cấp Tiểu học ” (Bộ GD-ĐT, 07/7/2008);  Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH–BGDĐT Bộ GD&ĐT,... để thực hiện một trong số lựa chọn C2 thì nên quyết định chuyển sang phương án T33 và kết hợp nhiều 15 môn học tự chọn C3, đặc biệt phù hợp với nhà trường đã có chương trình dạy Tiếng dân tộc Bảng5 Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T33 của FDS Số tiết học hiện Số tiết tăng tại của từng cường trong Tiếng Việt 1 khối lớp mô hình T33 C1 Toán C2 Tiếng Việt 2 Ngoại ngữ Tin học (cho HS dân tộc)... hoạt động giáo dục Lớp 1 (22) 11 2 2 3 10 2 2 3 10 2 2 8 2 8 2 0 0-4 1-4 1-4 0 0-4 1-4 1-4 2 0-4 0-4 1-4 1 4 2 2 0-4 0-4 1-4 1-4 2 2 0-4 0-4 1-4 1-4 Lớp 2 (23) Lớp 3 (23) Lớp 4 (25) Lớp 5 (25) Bảng 6 Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T35 của FDS Số tiết học hiện Số tiết tăng tại của từng cường trong Tiếng Việt 1 khối lớp mô hình T35 C1 C2 Toán C3 Tiếng Việt 2 Ngoại ngữ Tin học (cho HS dân... 2-4 2-3 2 0-4 0-4 2-4 2 4 2 2 0-4 0-4 2 2 0-4 0-4 Lớp 2 (23) Lớp 3 (23) Lớp 4 (25) 1-4 1-2 Lớp 5 (25) 4 1 1 Xây dựng thời khóa biểu FDS 4.1.Các yếu tố chi phối việc xây dựng TKB 4.1.1 Các quy định và hướng dẫn Trong nhà trường luôn có 2 chủ thể chính là học sinh và giáo viên Việc học của học sinh và dạy của giáo viên thông qua thời khóa biểu của nhà trường Thời khóa biểu phản ánh chương trình giáo dục... sẽ bảo đảm sự cân đối của chương trình và giúp cho trường có tỉ lệ học sinh dân tộc cao có thêm thời gian để có cơ hội giới thiệu nền văn hóa bản địa vào trong chương trình học của học sinh Bảng 4 Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS Số tiết học hiện Số tiết tăng Môn học mà học sinh thành thạo với ngôn Môn học mà học sinh gặp khó khăn với ngôn tại của từng cường trong ngữ tiếng... 4.1.2 Nhu cầu của học sinh TKB phải được sắp xếp để đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh có nghĩa là đáp ứng nhu cầu vật chất, tâm lý, và trí tuệ Do đó, TKB phải được xây dựng phù hợp với, đặc điểm phạm và vệ sinh học đường, trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm; vì quyền lợi của học sinh; TKB được sắp xếp trên cơ sở căn cứ vào mức độ tập trung, khả năng, nhu cầu học tập, quy mô lớp học để tối... trình câu lạc bộ hàng tuần thì có thể sử dụng các tiết học của các hoạt động giáo dục cho hoạt động này Đây chỉ là một trong số lĩnh vực hoạt động giáo dục, học sinh có thể chọn môn mà em đó muốn học Phạm vi hoạt động cho chương trình Câu lạc bộ phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có (con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí ) và lợi ích của học sinh, cộng đồng Văn hóa địa phương là nội dung... để giải quyết các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh 12 Khi thực hiện các nội dung tự chọn, các trường nên cân nhắc chi phí cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để thực hiện trong phạm vi nội dung tự chọn Ví dụ: Nếu một trường tiểu học muốn có chương trình chuyên về Âm nhạc, học sinh có thể chơi được một nhạc cụ thì nhà trường cần phải xác định: • sở thích của học sinh đối với chương... di chuyển của GV và HS giữa các tiết học Nhà trường cần xem xét cách sử dụng không gian trong trường Nhiều trường thư viện chưa được sử dụng một cách tối đa; những trường học có phòng đa năng thì có xu hướng ít sử dụng mà thường thành để làm nhà kho chưa vật dụng Với FDS, nhà trường cần phải tính toán không gian sử dụng ngoài trời cũng như trong phòng Khi xem xét không gian cho FDS, hiệu trưởng có thể . Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường họcTKB Thời khoá biểu2 HƯỚNG DẪN SƯ PHẠMXÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI KHOÁ BIỂU DẠY HỌC CẢ NGÀY1.. xây dựng Nội dung chương trình học FDS cần thực hiện theo hướng dẫn Số 105/CTDBCLGDTH về “ Hướng dẫn thực hiện dạy học cả ngày trong năm học 2010-2011” của

Ngày đăng: 23/01/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Kế hoạch giáo dục tiểu học - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 1. Kế hoạch giáo dục tiểu học (Trang 4)
Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớp - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớp (Trang 4)
Bảng 1.  Kế hoạch giáo dục  tiểu học - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 1. Kế hoạch giáo dục tiểu học (Trang 4)
Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớp - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớp (Trang 4)
Bảng 3: Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả ngày và lịch biểu thời gian - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 3 Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả ngày và lịch biểu thời gian (Trang 6)
Bảng 3:  Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả  ngày và lịch biểu thời gian - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 3 Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả ngày và lịch biểu thời gian (Trang 6)
Bảng 4. Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 4. Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS (Trang 14)
Bảng 4. Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
Bảng 4. Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS (Trang 14)
Mẫu thời khóa biểu Lớp 4 cho mô hình T30 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
u thời khóa biểu Lớp 4 cho mô hình T30 của FDS (Trang 28)
Mẫu thời khóa biểu Lớp 1 cho mô hình T33 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
u thời khóa biểu Lớp 1 cho mô hình T33 của FDS (Trang 30)
Mẫu thời khóa biểu Lớp 2 cho mô hình T35 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
u thời khóa biểu Lớp 2 cho mô hình T35 của FDS (Trang 32)
Mẫu thời khóa biểu Lớp 3 cho mô hình T35 của FDS - Hướng dẫn sư phạm
u thời khóa biểu Lớp 3 cho mô hình T35 của FDS (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w