MỤC LỤC
Việc phân công giáo viên trên cơ sở đảm bảo quyền lợi tối đa của học sinh; tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực, sở trường của giáo viên, đồng thời thuận lợi cho việc thực hiện cũng như điều kiện sức khỏe, địa bàn công tác của giáo viên để đạt hiệu quả dạy học cao nhất (TKB sắp xếp để tất cả các môn học đều phải được dạy đầy đủ, có sự cân đối giữa khối lượng công việc, giới tính, kinh nghiệm giảng dạy và tuổi của giáo viên; .). Khi quyết định sắp xếp giáo viên cho FDS, hiệu trưởng có thể sử dụng các câu hỏi sau đây để đánh giá nhu cầu:. 1) Những chương trình nào trường có ý định áp dụng?. 2) Cần bao nhiêu giáo viên cho mỗi môn chuyên biệt trong chương trình FDS?. 3) Nhà trường có đủ giáo viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho FDS?. 4) Có phải tất cả giáo viên dạy cả ngày hoặc có thể một số giáo viên dạy nửa ngày?. 5) Giáo viên giàu kinh nghiệm nhất nên được xếp dạy lớp mấy? Tại sao?. 6) Trường có thuê nhân viên hỗ trợ trong một số lớp học không? Đối với khối lớp nào và bao nhiêu tiết một ngày/tuần?. 7) Những môn học nào mà các giáo viên có thể dạy theo từng khối lớp?. 8) Liệu trường có cần một nhân viên thư viện không ? Nhân viên này làm việc toàn thời gian hay bán thời gian?. 9) Tổ chức ăn trưa cho học sinh, nhà trường có cần phải thuê người giám sát không? Trong khoảng thời gian nào? Trong bao nhiêu ngày? Cha mẹ học sinh có thể hỗ trợ với tư cách là người tình nguyện để giám sát không? Vai trò của giáo viên trong thời gian học sinh ăn trưa là gì và cần bao nhiêu thời gian cho giờ nghỉ trưa nếu họ dạy cả ngày?. 10) Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng của nhà trường có tham gia giảng dạy không?Nếu có thì sẽ dạy lớp nào? Vào mấy ngày/tuần và dạy bao nhiêu tiết/tuần?. Điều kiện CSVC, trang thiết bị. Cơ sở vật chất, trang thiết bị.. là yếu tố có ảnh hưởng đến việc sắp xếp TKB. Khi xây dựng TKB, nhà trường cần thiết kể để sử dụng tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị trong trường bảo đảm phát huy hết công năng phòng bộ môn và phòng đa năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của GV và HS giữa các tiết học. Nhà trường cần xem xét cách sử dụng không gian trong trường. Nhiều trường thư viện chưa được sử dụng một cách tối đa; những trường học có phòng đa năng thì có xu hướng ít sử dụng mà thường thành để làm nhà kho chưa vật dụng. Với FDS, nhà trường cần phải tính toán không gian sử dụng ngoài trời cũng như trong phòng.. Khi xem xét không gian cho FDS, hiệu trưởng có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý sau đây:. 1) Cần bao nhiêu thời gian cho học sinh sử dụng không gian ngoài trời?. 2) Có thể sắp xếp ghế ngoài sân chơi cho học sinh thư giãn vào giờ nghỉ giải lao không?. 3) Có thể một số tiết học được thực hiện bên ngoài lớp học không?. 4) Có thể tạo một thư viện xanh trong sân trường không?. 5) Có khoảng không gian để dành cho mỗi lớp có “khu vườn lớp” không?. 6) Làm thế nào để thư viện trường học có thể được sử dụng tốt hơn?. 7) Sử dụng thời gian nghỉ trưa cho học sinh như thế nào?. 8) Sử dụng giờ giải lao giữa các tiết học như thế nào?. 9) Hàng tuần giáo viên có thể sử dụng thư viện để giảng bài cho học sinh nhằm mục đích tạo sự hứng thú của học sinh trong một môi trường học khác không?. 10) Nếu trường có một phòng thiết bị/ đồ dùng thì có thể bố trí lại để xếp thêm các giá đỡ và tủ đựng đồ thích hợp và do đó sẽ tăng thêm không gian sàn nhà?. 11) Không gian của các phòng thiết bị/ đồ dung này có thể được sử dụng cho các hoạt động trong chương trình Câu lạc bộ không? Có thể sắp xếp thêm bàn ghề để tận dụng không gian trong phòng không?. Môi trường lớp học cũng cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của FDS. Học sinh cần được có cơ hội làm việc theo nhóm. Sắp xếp lại bàn ghế cho phép các em làm việc trong nhóm và sẽ mở lớp học theo một cách khác nhau. Để tạo một không gian yên tĩnh cho các em đọc có thể đặt một chiếc chiếu trên sàn lớp tại một góc phòng và thiết lập thư viện lớp học trong không gian này. Đối với khối lớp 1và 2 có thể thêm một chiếc ghế cho giáo viên ngồi đọc truyện cho học sinh nghe. Một số bàn ghế hư hỏng hoặc không được sử dụng có thể đóng thành những giá để cặp học sinh hoặc để sách cho học sinh học; hoặc dùng để trưng bày các sản phẩm học tập của các em; có thể gắn các móc trên tường để học sinh treo cặp. Cha mẹ hoặc các thành viên trong cộng đồng có thể hỗ trợ những công việc nhỏ và giúp đỡ trường tận dụng tốt hơn các vật liệu sẵn có nhằm cải thiện môi trường lớp học. Phương pháp giảng dạy và học tập trong FDS. FDS không phải là chương trình học nửa ngày thông thường buổi sáng và làm thêm các bài tập đã học trong chương trình học sáng vào buổi chiều. Cần đảm bảo rằng học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động học tập nhằm hỗ trợ học sinh trở thành “người học chủ động”. Giáo viên thường xuyên đặt câu hỏi "Làm thế nào tôi có thể làm cho việc dạy và học các môn học này có ý nghĩa hơn và phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh trong lớp?”. Việc lập kế hoạch cho FDS là điều mà mỗi trường cần tổ chức hàng năm, từng học kỳ, hàng tháng và hàng tuần. Đây là một hợp phần của quá trình lập kế hoạch khi. xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch, nhà trường cũng cần phải xem xét các điều kiện của cha mẹ học sinh và cộng đồng, nhu cầu học tập và lợi ích của học sinh, cũng như tiềm lực của nhà trường và cộng đồng, năng lực giảng dạy và sự phù hợp tổng thể của cơ vật chất. Tất cả những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng lớp đến việc xây dựng chương trình và TKB FDS của các lớp trong trường. Nhà trường cần sáng tạo khi lập kế hoạch thời gian biểu FDS. Ví dụ: Nhà trường đã tập trung mạnh vào phong trào đọc sách và phát triển thói quen đọc sách cho tất cả học sinh, thì tại sao nhà trường không xem xét dành thời gian vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn trưa cho các em đọc thầm bằng cách sử dụng các cuốn sách từ thư viện lớp học hoặc thư viện trường. Thời gian dành cho việc đọc này có thể sử dụng thời gian của các hoạt động tập thể hoặc thậm chí từ thời gian ăn trưa. Nên dành khoảng từ 10-15 phút mỗi ngày hoặc một vài ngày trong tuần cho hoạt động này. Học sinh sẽ nâng cao năng lực đọc khi thường xuyên được đọc sách và có cơ hội để đọc. Kế hoạch và sắp xếp thời gian biểu cho FDS - Hàng năm/tháng. Khi sắp xếp thời gian biểu cho FDS hàng năm hoặc hàng tháng cần lưu ý các vấn đề sau đây:. • Lựa chọn C2 các môn học tự chọn: Nhà trường lựa chọn Ngoại ngữ hay Tin học cho mô hình T35, cho khối lớp nào? và lý do vì sao nhà trường quyết định lựa chọn môn học đó? Giáo viên sẵn có cho việc dạy Ngoại ngữ,Tin học chưa? Giáo viên sẽ dạy cả ngày hay một buổi sáng hay chiều?. • Lựa chọn C3 cho các hoạt động giáo dục và nội dung tự chọn : Nhà trường lựa chọn môn học nào hoặc những hoạt động gì? Các hoạt động giáo dục có thay đổi hàng tháng, hay từng học kỳ? Giải thích lý do vì sao nhà trường lựa chọn như vậy?. • Đối với các hoạt động giáo dục - lập kế hoạch về thời gian biểu: Nhà trường có sắp xếp để học sinh cả trường học cùng một thời điểm không hay chia theo tứng khối lớp?. • Lựa chọn các chuyến tham quan trường học và cắm trại cần được nhà trường quyết định hàng năm; thời điểm tham quan vào tháng nào? khối lớp nào?. • Tình nguyện viên cho hoạt động giáo dục - nếu sử dụng các tình nguyện viên cho hoạt động giáo dục, nhà trường cần phải xem xét khi lập kế hoạch cho các hoạt động này. • Các môn học do giáo viên chuyên biệt đảm nhiệm– môn học nào? khối lớp nào?. thời gian làm việc cho giáo viên chuyên biệt – cả ngày hoặc nửa ngày - buổi sáng/chiều? Địa điểm giáo viên chuyên sẽ dạy - trong lớp học? Nơi khác?. • Lựa chọn số tiết học bổ sung cho môn Toán và Tiếng Việt của từng khối lớp – có thay đổi theo kết quả học tập của học sinh đối với môn học này không? Ví dụ: có. cần thêm thời gian cho môn Toán khối lớp 4 và 5 không? Lý do nhà trường quyết định tăng thêm hay không tăng thêm?. • Sử dụng không gian- 1) nếu nhà trường có phòng đa năng thì sẽ sử dụng như thế nào và khi nào? Nếu sử dụng cho nhiều mục đích thì cần phải có kế hoạch sớm để sắp xếp việc sử dụng phòng đa năng theo thời khóa biểu của trường?; 2) Nếu nhà trường dạy cho học sinh nhạc cụ hoặc dạy mĩ thuật từ nguồn nguyên liệu là các vật liệu tái chế, nhà trường sắp xếp nơi chứa những vật liệu này như thế nào? Nếu trường không có phòng học Âm nhạc và Mĩ thuật riêng biệt và giáo viên sẽ dạy trên lớp học, nhà trường cần bố trí thêm thời gian đối với các môn học này vào thời gian biểu của trường vì giáo viên cần có thời gian để chuẩn bị và sắp xếp lại vật liệu, thời gian cho tiết học này có thể tăng thành 45 phút hoặc ở các trường, mỗi lớp có 2 tiết học/tuần các môn này, có thể xếp liền nhau để có thêm thời gian cho việc chuẩn bị và sắp xếp vật liệu dành cho các hoạt động. 3) Khu vực dành cho các bài học thể dục - những gì có sẵn và thích hợp?. Đây cũng là một cơ hội tốt để cha mẹ và các thành viên trong cộng đồng tham gia vào chương trình của nhà trường, ví dụ: nếu hoạt động giáo dục là trồng rau, những cha mẹ là người có kinh nghiệm trồng rau có thể giúp tổ chức hoạt động này cho học sinh; nếu học sinh muốn tìm hiểu về nghề dệt, cha mẹ học sinh nào biết dệt vải có thể giúp hỗ trợ tổ chức hoạt động câu lạc bộ, thông qua việc giới thiệu, tổ chức cho học sinh đến tham quan công việc dệt vải tại nhà của mình; một số học sinh muốn học múa thì có thể mời một thành viên trong cộng đồng giúp tổ chức và dạy các em các điệu múa truyền thống; nếu học sinh muốn có một câu lạc bộ thư viện thì nhân viên thư viện có thể tổ chức hoạt động đọc sách, kể truyện… trong thời gian hoạt động câu lạc bộ….