Thời khóa biểu minh họa cho phương án T

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sư phạm (Trang 25 - 28)

Mẫu thời khóa biểu Lớp 1 cho T30

Buổi Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời gian

Học sinh có thể để lớp sớm để chuẩn bị cho buổi học 7.30-7.45

Buổi sáng 1 Sinh hoạt dưới cờ Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt 7.30 – 8.10 2 Tiếng Việt Thể dục Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt tăng cường 8.10- 8.50 Nghỉ giải lao – 20 phút 8.50 - 9.10 3 Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt tăng cường Tiếng Việt tăng cường Tiếng Việt 9.15 – 9.55 4 Toán Toán Toán Toán Âm nhạc 10.00 - 10.40 5 Toán tăng cường Toán tăng cường Hoạt động tập thể Đạo đức 10.40- 11.20 Nghỉ trưa– 11.25 – 2.00 * học sinh ăn trưa vào 2 ngày học cả buổi.

Sau giờ ăn trưa, học sinh nào không muốn ngủ trưa có thể tới thư viện trường đọc sách, chơi trò chơi hoặc tham gia các hoạt động như vẽ, viết , đọc truyện, nghe kể chuyện từ đĩa CD. . Buổi chiều 6 Ti ếng Việt tăng cường TNXH 1.30 – 2.10 7 Mĩ thuật Hoạt động giáo dục 2.10- 2.50 8 Thủ công Hoạt động giáo dục 2.50 – 3.30

• Học sinh có thể dành 10 phút cho Đọc Thầm từ hộp sách của Thư viện Lớp vào đầu hoặc cuối tiết học này.

Lý do sắp xếp thời khóa biểu và sự lựa chọn chương trình FDS

Mẫu TKB trên cho thấy thời gian nghỉ trưa được rút ngắn lại, điều này có nghĩa là học sinh không phải dành một khoảng thời gian dài ở trường khi các em học cả ngày. Trong trường hợp học sinh ở gần trường thì cha mẹ thường mong muốn buổi học kết thúc sớm hơn để các em có thời gian đi bộ về nhà nghỉ trưa.

Đối với những trường theo TKB này, tiết học môn Thể dục được sắp xếp vào buổi sáng sớm vì nhiều trường không có phòng đa năng và bóng mát trong sân trường, do vậy rất cần thiết khi xếp lịch cho tiết học này khi trời không quá nóng.

Việc bố trí thời gian môn học Tự nhiên và Xã hội , Mỹ Thuật , Thủ công vào buổi chiều sẽ cho phép giáo viên có thời gian để chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho các tiết học này. Tổ chức các hoạt động giáo dục kế tiếp tiết học môn Tự nhiên và Xã hội sẽ tạo điều kiện cho giáo viên giới thiệu nền văn hóa địa phương thông qua việc lồng ghép trong nội dung môn học này và do đó học sinh có nhiều thời gian hơn đối với các hoạt động mang tính thực tế, các em sẽ tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập. Ví dụ: khi các em học về bài cây cối trong tiết Tự nhiên và Xã hội, các em có thể tiếp tục một hoạt động như trồng cây trong khuôn viên trường hoặc lớp học và được trực tiếp trải nghiệm thực tế về thực vật. Các hoạt động giáo dục sẽ giúp tăng thêm thời gian cho các hoạt động thực tế.

Nếu có thể chúng ta cần dành thời gian cho các môn học chính Toán và Tiếng Việt khi khả năng tiếp thu bài học của các em tốt nhất. Trong TKB mẫu môn Tiếng Việt và Toán được xếp vào các tiết của buổi sáng.

Tiết học tăng cường Tiếng Việt được xếp kế tiếp tiết Tiếng Việt, cho phép giáo viên mở rộng các hoạt động từ bài học trước. Điều này sẽ giúp kích thích phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của học sinh. Việc sắp xếp này sẽ tạo thêm cơ hội để thảo luận nhóm, phản hồi thông tin giữa các nhóm và giữa giáo viên với học sinh, hoặc để các cặp đôi / nhóm kể lại các câu chuyện với các đồ dùng dạy học như tranh vẽ, con rối hay mặt nạ … Khi chuyển sang FDS, nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy học tập tích cực có thể được đưa vào các bài học Tiếng Việt hoặc trong tiết Tiếng Việt tăng cường vì vậy việc sắp xếp như trên sẽ giúp giáo viên có thêm thời gian để thực hiện các hoạt động này.

Để phát triển ngôn ngữ cho học sinh, giáo viên cũng có thể cho học sinh đọc thầm trong lớp học trước khi tiết Tiếng Việt bắt đầu. Thêm vào đó, học sinh cũng có thể đọc thầm trong giờ giải lao và nghỉ trưa. Một trong số tiết hoạt động giáo dục, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh đọc trong thư viện để các em có thêm thời gian để đọc thầm và hiểu và say mê với các câu chuyện.

Toán học và các trò chơi toán học giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng giải quyết vấn. Thông qua việc giải quyết vấn đề và những trò chơi, học sinh có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và có mục đích, Ví dụ đối với các tiết Toán tăng cường về hoạt động nhận diện con số trong bài học trước (số 1-10), giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi BINGO. Điều này sẽ thực sự phát triển kỹ năng nghe của học sinh và củng cố các kỹ năn trong việc nhận diện số từ 1-10.

Trong thời khóa biểu mẫu cho lớp 1, chúng ta thấy có thêm 4 tiết bổ sung được đưa vào trong chương trình Tiếng Việt vì nhiều trường có tỷ lệ học sinh dân tộc cao. Các tiết học bổ sung Tiếng Việt cần tập trung vào việc cải thiện kỹ năng nghe và nói của học sinh.

Nếu nhà trường có giáo viên chuyên cho các môn học như Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục thì cần linh hoạt trong việc sắp xếp TKB.

Một tiết hoạt động tập thể mỗi tuần cho phép học sinh chia sẻ suy nghĩ của bản thân về bài học trong tuần qua, những gì em thích hay không thích và những gì em muốn biết thêm. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các em vận dụng kỹ năng viết để bày tỏ suy nghĩ của mình. Các em có thể viết ra những ý tưởng của mình trong suốt tuần và hộp “ điều em muốn nói” để trong lớp học. Tiết sinh hoạt lớp/hoạt động tập thể giáo viên có thể tổng kết một tuần học tập hoặc cùng thảo luận với học sinh hoặc cho các em thảo luận theo nhóm/ tổ về các vấn đề các em quan tâm.

Mẫu thời khóa biểu Lớp 4 cho mô hình T30 của FDS

Buổi học Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời gian

Học sinh có thể để lớp sớm để chuẩn bị cho buổi học 7.30 –7.45

Buổi sáng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sư phạm (Trang 25 - 28)