tăng cường Toán tăng cường Tiếng Việt tăng cường TNXH Đạo đức 1.15 –155 6 Mĩ thuật Câu lạc bộ hoạt động giáo dục Tiếng dân tộc Văn hoá địa phương Tiếng dân tộc 1.55 - 2.35 7 Thủ công Tiếng dân tộc Ti ếng dân tộc 2.35- 3.15
Lý do sắp xếp thời khóa biểu chương trình FDS
Học sinh của trường đa số là người dân tộc, các em còn gặp khó khăn với Tiếng Việt. Dạy tiếng dân tộc cho học sinh là nhu cầu của cha mẹ học sinh hơn là dạy ngoại ngữ cho các em. Nhà trường cũng thiếu giáo viên và kinh phí để tổ chức dạy tin học cho học sinh, hơn nữa trường thường xuyên bị mất điện. Chi phí cho việc thiết lập một phòng máy tính vượt quá khả năng hiện tại của nhà trường. Trong khi đó, nhà trường cần ưu tiên dành tiền lắp đặt hệ thống nước sạch mới và mua máy bơm để cung cấp nước cho nhà vệ sinh. Thay vì chọn C2, dạy môn học tự chọn trường này chọn C3 và dạy tiếng dân tộc.
Hầu hết học sinh của trường về nhà ăn trưa vì nhà các em gần trường. Học sinh sẽ bắt đầu tiết học buổi chiều lúc 1:30. Các tiết học và hoạt động buổi chiều phải được tổ chức gây được hứng thú đối với học sinh để các em quay trở lại trường hoàn thành chương trình FDS.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều ủng hộ ý tưởng là có 5 tiết vào buổi sáng và 2 vào buổi chiều, đây là thời gian hợp lý vì nhiều học sinh có thể giúp cha mẹ công việc nhà.
Thời gian biểu này dành cho các trường có nhiều học sinh là người dân tộc và năng lực học Toán của học sinh còn yếu kém nên tăng thêm 3 tiết Toán và 3 tiết tiếng Việt (tập trung vào nâng cao kỹ năng nghe và nói cho học sinh).
Thời lượng dành cho Tiếng Việt đã được cố định, do đó các bài học có thể được sắp xếp để giúp cho học sinh có thể tiếp tục và hoàn tất các hoạt động của bài học trong buổi sáng. Việc tăng thêm Tiếng Việt sẽ tạo cơ hội cho các em tham gia vào các hoạt động mà cần có thêm thời gian, ví dụ như kể lại câu chuyện với con rối; trò chơi ngôn ngữ nói và trò chơi đọc có kết hợp kỹ năng nghe và nói của học sinh.
Thời lượng dành cho Toán tăng thêm được tăng thêm sẽ tạo cơ hội cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng thông qua các trò chơi và cách giải quyết vấn đề, điều này sẽ giúp các em tập trung sự chú ý và luyện kỹ năng nghe và nói.
Tiết Tự nhiên và Xã hội được sếp sau tiết học có chủ đề nội dung tự chọn - Văn hóa địa phương. Cách sắp xếp này cho phép giáo viên tiếp tục bài học Tự nhiên và Xã hội với sự tập trung vào lồng ghép các nội dung và các hoạt động về văn hóa địa phương liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em.
Cách sắp xếp môn Mĩ thuật và Kĩ thuật liền kề nhau giúp giáo viên có thể chuẩn bị bài học học trong giờ ăn trưa và học sinh có tiết học mở rộng trong đó có thể kết hợp lại với nhau, tùy thuộc vào môi trường nghệ thuật các em đang học trong chương trình Mĩ thuật. Việc cố định thời gian như vậy sẽ tạo thêm cơ hội cho học sinh tham gia với một bài học một cách có ý nghĩa hơn. Đối với các trường này không có giáo viên chuyên thì giáo viên chủ nhiệm có thể đảm nhiệm để dạy.
Tiết học về các hoạt động giáo dục tập trung vào chương trình câu lạc bộ và buổi chiều là thời gian tốt nhất để tổ chức hoạt động câu lạc bộ. Các buổi hoạt động câu lạc bộ là khoảng thời gian để học sinh lựa chọn một hoạt động mà mình thấy thích. Đây cũng là một cơ hội tốt để cha mẹ và các thành viên trong cộng đồng tham gia vào chương trình của nhà trường, ví dụ: nếu hoạt động giáo dục là trồng rau, những cha mẹ là người có kinh nghiệm trồng rau có thể giúp tổ chức hoạt động này cho học sinh; nếu học sinh muốn tìm hiểu về nghề dệt, cha mẹ học sinh nào biết dệt vải có thể giúp hỗ trợ tổ chức hoạt động câu lạc bộ, thông qua việc giới thiệu, tổ chức cho học sinh đến tham quan công việc dệt vải tại nhà của mình; một số học sinh muốn học múa thì có thể mời một thành viên trong cộng đồng giúp tổ chức và dạy các em các điệu múa truyền thống; nếu học sinh muốn có một câu lạc bộ thư viện thì nhân viên thư viện có thể tổ chức hoạt động đọc sách, kể truyện… trong thời gian hoạt động câu lạc bộ…. Giáo viên cũng có thể yêu cầu các em đề xuất các nội dung, hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ.
Giáo viên dạy tiếng dân tộc dạy bán thời gian nên các tiết học Tiếng dân tộc được xếp vào buổi chiều. Tất cả các lớp học tiếng dân tộc tại trường được lên lịch vào buổi chiều vì trong một số trường hợp sẽ một giáo viên khác nhau phụ trách những lớp học đó, đối với trường hợp là lớp 1, 2, 3 và 4. Giáo viên chủ nhiệm khối 5 lớp sẽ dạy tiếng dân tộc cho học sinh của mình vào buổi chiều. Trường có giáo viên chuyên âm nhạc và thể dục chỉ có thể dạy vào buổi sáng tại trường này nên tiết học âm nhạc và thể dục được lên lịch vào buổi sáng. Đây là một lý do khác khi xếp 5 tiết vào buổi sáng để tất cả các lớp học đều có tiết âm nhạc và ít nhất một tiết học thể dục mỗi tuần.
Mẫu thời khóa biểu Lớp 2 cho mô hình T35 của FDS
Buổi học Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời gian
Buổi sáng Học sinh có thể để lớp sớm để chuẩn bị cho buổi học 7.45 – 8.00 1 Sinh hoạt
dưới cờ
Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Thể dục 8.00 – 8.40 2 Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt 8.40 9.20 Morning Break – 20 minutes 9.20 - 9.50 am