LÝLUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCHTHỦYLỢIPHÍ
Quá trình hình thành chính sách thủylợiphí
Thủy lợi phí (TLP) là gì? Theo Nghị định số 66-CP ngày 5 tháng 6 năm
1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) thì “phí tổn về quản lý và tu sửa của các hệ thống nông giang” mà người dùng nước phải trả được gọi là "thủy lợi phí”.
Trong nghị định này đã khẳng định “…Tất cả các hệ thống nông giang do Nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc xây dựng mới và sản lượng của ruộng đất được tưới hay tiêu nước đã tăng lên, đều do nhân dân, hợp tác xã có ruộng đất được hưởng nước chịu phí tổn về quản lý và tu sửa Phí tổn này gọi là thủy lợi phí”
Như vậy đối tượng phải trả thủy lợi phí chủ yếu là nông dân và khi nói đến thủy lợi phí là nói đến nông dân.
Công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh và hiện đại hơn, nhằm phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ngày càng lớn của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả đối tượng là các tổ chức làm dịch vụ, kinh doanh Chi phí cho quản lý, khai thác công trình lớn hơn, nhà nước không bao cấp nổi, thiếu vốn cho tu sửa bảo dưỡng công trình ngày càng xuống cấp …nên chính sách TLP đã phải thay đổi nhiều lần.
Nhiều nhà hoạch định chính sách đến nay vẫn chưa thừa nhận chính thức và thống nhất về tính chất hàng hóa của nước được cung cấp từ công trình thủy lợi, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khẳng định nước là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó không giống bất kỳ loại hàng hóa nào, vì nó là loại vật tư hay nguyên liệu quí hiếm không có gì thay thế được Nhiều người đã coi nước là loạivàngtrắng Sự tranh cãi kéo dài, không có trọng tài phânxử.
Có chuyên gia đã khẳng định TLP thực chất là một khoản chi phí đầu vào của sản phẩm nông nghiệp có tưới tương tự như phân, giống, điện, dầu bơm nước vào ruộng của hộ nông dân màngười nông dân phải trả và đặt ra câuhỏiđơn giản là: Tại sao phân thì có giá phân, điện có giá điện, nhưng tại sao nước lại không có giá nước? Nhà nước đã có chính sách đối với từng đối tượng cụ thể, như giá điện đối với doanh nghiệp, kinh doanh (phải tính đủ) còn điện bơm nước tưới, tiêu, điện sinh hoạt được bao cấp…Như vậy, nước (nước sạch) đã có giá, thì nước tưới cho nông nghiệp cũng phải có giá, tuy phải được nhà nước bao cấp nhiều hơn (áp dụng chính sách đối với nông dân, nông nghiệp) Mức giá này được nhà nước bao cấp, chỉ tương đương vớimứcTLPmànông dân phải trả.Cónghĩa là nên sử dụng cụm từ giá nước nhằm tác động mạnh vào ý thức của người dùng nước là dùng nước phải trả tiền (vì nước đã có giá như các vật tư khác) như đã được Luật Tài nguyên nước quiđịnh.
Ngày 04/4/2001, Quốc hội ban hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10) Trong Pháp lệnh bước đầu đã có sự phân biệt hai cụm từ : Thủy lợi phí và tiền nước Cụ thể như sau :
"Thủy lợi phí” là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp đểgópphầnchiphíchoviệc quảnlý, duy tu, bảodưỡngvàbảovệcôngtrình thủy lợi.
"Tiền nước“ là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp”
Như vậy, Thủy lợi phí là một trong những chi phí đầu vào (tương tự như chi phí tiền điện, phân, giống ) của sản xuất sản phẩm nông nghiệp có tưới mà người sản xuất phải trả Với mức thu TLP như những năm vừa qua thì số tiềnTLP thu được chỉ để phục vụ cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi (mà thường là thấp xa so với nhu cầu) và cho người dùng nước ngay trên địa bàn của họ (không thu cho ngân sách như các loại thuế, không dùng để chi cho mục đích khác).
1.1.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợiphí 1.1.2.1 Tổngquan
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi nước từ công trình thủy lợi là loại hàng hóa “đặc biệt”, là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất sản phẩm nông nghiệp có tưới,màngười dùng phải trả Mỗi một quốc gia đều có chính sách riêng (trực thu, gián thu TLP), nhưng hầu hết chính phủ các nước đó đều có chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu xây dựng công trình thủy lợi đầu mối, công trình có quimôlớn, không thu hồi vốn, hỗ trợ kinh phí cho sửa chữa lớn, công trình bị hư hỏng do thiên tai Kinh phí quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình này được huy động từ người sử dụng nước, nhằm mục đich nâng cao ý thức của người dùng nước trong việc sử dụng nước, bảo vệ, vận hành công trình an toàn, là biện pháp cải thiện được nguồn nước đang thiếu hụt nhờ tiết kiệm nước, đồng thời giảm được chi phí quản lý, công trình ít hư hỏng, đảm bảo công bằng xã hội, phát huy vai trò của cộng đồng tham gia( P I M )
Nhiều quốc gia thu TLP theo mét khối nước sử dụng, với mục đích đảm bảo được tính công bằng trong việc sử dụng và khuyến khích tiết kiệm nước, “dùng nhiều, phải trả tiền nhiều và ngượclại”
Như vậy việc thiết lậpmứcthu thuỷ lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân để quyết định Hầu hết các nước, việc thu thuỷ lợi phí (giá nước) chỉ đề trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu như vẫn chưa đủ chỉ bù đắp được khoảng 20-70% cho phí vận hành và bảo dưỡng Thực tế hiện nay, cả các nước phát triển và đang phát triển cũng đang tính lại chính sách về phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí đầu tư ban đầu từ người sử dụng như Australia vàBrazil.
Bên cạnh đó việc chuyển giao quản lý, vận hành cho người sử dụng cũng là một tiếp cận trong chính sách thiết lập mức thủy lợi phí ở các nước Nhiều nước đang có xu hướng chuyển giao quản lý, vận hành cho người sử dụng hay các tổ
P P chức phi chính phủ, đặc biệt là chuyển giao hệ thống thủy lợi cho người hưởng lợi và tự thu phí sử dụng nước để đảm bảo chi phí vận hành Madagasca là nước điển hình tốt về công tác chuyển giao và hiện nay như Ấn Độ, Pakistan và nhiều nước khác, Việt Nam cũng đàng xúc tiến chương trình chuyển giao này.
Hoặc vấn đề thúc đẩy thị trường nước ở các nước phát triển cũng là một chương trình đang được triển khai Các nước đang phát triển đang chuyển sangthươngmạihóa cácdịchvụ vềnước nhưMỹ,Australia, Israelcũngtươngtựnhưvậy.
1.1.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợi phíKinh nghiệm ở TrungQuốc
Nội dung của chính sách miễn, giảm thủylợiphí
1.2.1 Sự cần thiết và cơ sở ban hành chính sách miễn, giảm thủy lợiphí
Xuất phát từ kết quả điều tra, đánh giá thực trạng cuộc sống, thu nhập người nông dân của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục hợp tác xã và Phát triển nông thôn; Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho thấy, đời sống của người nông dân, đặc biệt những người nông dân sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn Hàng năm người dân còn phải đóng rất nhiều khoản phí, lệ phí đối với hoạt động của chính quyền và các tổ chứcmàhọ tham gia, các Hợp tác xã, đoàn thể Theo kết quả điều tra, đánh giá bình quân một người dân hàng năm phải đóng từ 15 đến 28 các loại phí, chi phí Thậm chí có nơi phải đóng tới 41 chi phí các loại Theo kết quả phân loại các loại phí, lệ phí, tỷ trọng thủy lợi phí chiếm một phần khá lớn trong tổng các loại phí, lệ phí phải đónggóp.
Trên diễn đàn Quốc hội, tại nhiều kỳ họp, nhiều năm, đã có không ít đạibiểu lo lắng cho đời sống của hơn 70% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp,đã đề nghị Chính phủ cần có nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách miễn,giảm thủy lợi phí đối với người sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, năm 2007nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới(WTO), nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Giai đoạn hiện nay nguồn thu ngân sách Nhà nước đã được cải thiện đáng kể, giúp cho chính phủ có điều kiện đầu tư, hỗ trợ đối với người dân Tuy nhiên, yêu cầu đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và các yêu cầu chỉ tiêu xã hội khác còn rất lớn Vì vậy, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí phải được tính toán kỹ, trên cơ sở tối ưu hóa hệ thống quản lý khai thác công trình thủy lợi, thực hành tiết kiệm chi phí ởmứccao nhất để đề ra lộ trình giảm, miễn thủy lợi phí phù hợp với khả năng ngân sách nhànước.
Trong những năm qua, nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân.
Nhà nước đã đầu tư số vốn rất lớn để xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, công trình văn hóa, thực hiện chính sách miễn thuế nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư,…Đến nay, nông nghiệp, nông thôn đã phát triển tương đối ổn định, tăng trưởng nông nghiệp, thủy sản trong các năm 2005 đến năm 2008 là khoảng 4% đời sống của người nông dân, nông thôn đã cải thiện một bước.
Tuy nhiên, hiện nay ở nông thôn sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, số hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm hơn 70% tổng số hộ Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày một tăng do giá cả vật tư đầu vào(phân bón, giống,…) tăng cao, tình hình hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra liêntục.
Mặt khác do sức ép tăng dân số, quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp, diện tích đất đai sản xuất bình quân đầu người ngày một giảm (hiện tại ở đồng bằng sông Hồng 500m2/người) Trong khi đó người nông dân vẫn còn phải đóng góp nhiều khoản để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng nông thôn, xã, bản Vì vậymàthu nhập và mức sống của người nông dân đang còn rất thấp, nhất là khu vực miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Khoảng cách về đời sống và thu nhập của nông dân với các tầng lớp dân cư khác trong xã hội ngày một rộng thêm Theo đánh giá của các chuyên gia, thì trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị tác động và chịu thiệt nhiều nhất do sức cạnh tranh sản phẩmkém.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ về thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo thì miễn thủy lợi phí là biện pháp cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay Mục tiêu của chính sách miễn thủy lợi phí được là:
Thứ nhất,giảm bớt chi phí sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện một bước thu nhập của nông dân.
Thứ hai,đảm bảo năng lực tưới, tiêu của hệ thống công trình thủy lợi, chống xuống cấp công trình Nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở củng cố, nâng cao tổ chức quản lý và phương thức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi rõ ràng, hợp lý.
1.2.2 Nội dung của chính sách miễn, giảm thủy lợiphí
Chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với người nông dân, nhằm giảm gánh nặng và giảm bớt các khoản đóng góp cho hộ nông dân, từng bước cải thiện đời sống của người dân Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều vấn đề bất cập Chính sách miễn, giảm thủy lợi phí đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với vấn đề này theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng hệ thống các văn bản với các nội dung, quy định cụ thể như sau:
1.2.2.1 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003
Việc miễn, giảm thủy lợi phí đã được Chính phủ quy định theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, trong đó quy định rõ các trường hợp được miễn, giảm thủy lợi phí Cụ thể:
Thủy lợi phí được giảm trong 2 trường hợp sau:
1) Có thiên tai xảy ra mất mùa, thiệt hại dưới 50% sản lượng( Thiệthạidưới 30% sản lượng thì giảm 50% thủy lợi phí; thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản lượng thì giảm 70% thủy lợiphí);
2) Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí( theo qui định khoản 8 và khoản 9 Điều 2 Luật
Khuyến khích đầu tư trongnước).
Thủy lợi phí được miễn trong 2 trường hợp sau:
1) Có thiên tai xảy ra mất mùa, thiệt hại từ 50% sản lượng trởlên;
2) Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn( theoquiđịnh khoản 8 và khoản 9 Điều 2 Luật Khuyến khích đầu tư trongnước). Điều kiện để được sự miễn, giảm thủy lợi phí là: Diện tích được tưới bởi hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP, đối tượng sản xuất được miễn, giảm thủy lợi phí là lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày (kể cả cây vụ đông) và sản xuất muối Còn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu thì không được miễn hoặc giảm thủy lợi phí trong bất kỳ trường hợp nào.
Lý do là các đối tượng này phải trả “tiền nước” chứ không phải trả “thủy lợiphí”.
1.2.2.2 Nghị định số 154/2003/NĐ-CP ngày
15/10/2007Đối tượng miễn thuỷ lợi phí
(1) Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sửdụng.
(2) Diện tích đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì được miễn toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạnmứcgiaođất. Đối tượng không miễn thủy lợi phí
(1) Diện tích đất vượt hạnmứcgiao cho hộ gia đình, cánhân.
TRẠNG THỦY LỢIPHÍTRÊNĐỊA BÀN TỈNHPHÚTHỌ
Giới thiệu chung về công trình thủy lợi tỉnhPhúThọ
Vị trí giới hạn về địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái và TuyênQuang.
- Phía Nam giáp với tỉnh HoàBình.
- Phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và HàNội.
- Phía Tây giáp với tỉnh SơnLa.
Tổng diện tích tự nhiên là 353.342,47 ha Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp:98.764,31ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản:4.994,06 ha
+ Đất nông nghiệp khác:58,57 ha
- Đất phi nông nghiệp: 54.487,12ha.
- Đất chưa sử dụng: 16.697,72ha.
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - vănhoácủatỉnh.
Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích rộng, địa hình tỉnh Phú Thọ có 3 dạng chính: Miền núi, trung du và đồng bằng ven sông, cao độ có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng đồng bằng: Gồm các cánh đồng ven các sông Đà, sông Lô và sông Thao. Cao độ phổ biến từ 10 đến 18 m Tổng diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Vùng trung du: Dạng địa hình này khá phổ biến, chủ yếu là các đồi độc lập xen kẽ các đồi gò liên tiếp nhau có sườn thoải Cao độ địa hình phổ biến từ15m đến 25m ở các cánh đồng trước núi và 50m đến 100m ở các gò, đồi và tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, ThanhThuỷ Diện tích vùng trung du chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàntỉnh.
Vùng miền núi: Bao gồm phần diện tích phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, phân bố ở các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà và một phần phía Tây Bắc huyện Đoan Hùng Cao độ địa hình ở đây phổ biến từ 100m đến vài trăm mét, diện tích dạng địa hình này chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình tỉnh Phú Thọ đa dạng và phân bố xen kẽ Địa hình trung du và miền núi chiếm đa số, dân số nông thôn ở vùng này tuy nhiều nhưng phân bố không đều, gây khó khăn cho việc bố trí cấp nước Mặt khác, do địa hình bị chia cắt nên không thuận lợi cho việc hình thành nguồn nước ngầm, nước khe nứt
2.1.1.3 Đặc điểm khí tượng thuỷvăn.
Phú Thọ nằm trong phân khu Đông Bắc Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Vùng nghiên cứu nằm trong phân khu Đông Bắc Bắc Bộ, có nền chung khí hậu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ítmưavà mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều Đặc trưng khí hậu Phú Thọ thể hiện trên giá trị điển hình của một số yếu tố khí tượng cơ bản sauđây:
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Phú Thọ là 230C Tháng có nhiệt độ cao nhất thường rơi vào tháng V, nhiệt độ cao quan trắc được tại trạm Phú Hộ và trạm Việt Trì ngày 3-V-1994 là 41,20C Tháng có nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng I và tháng XII hàng năm với nhiệt độ thấp nhất quan trắc được tại trạm Minh Đài là 0,5oC (ngày31-XII-1975). Độ ẩm tương đối của không khí Độ ẩm tương đối của không khí trong vùng nhiều năm dao động từ 80- 90% Độ ẩm thấp nhất quan trắc được tại trạm Phú Hộ là 71% (tháng 12/1987). Độ ẩm cao nhất quan trắc được tại trạm Việt Trì là 94% (tháng 1/1991).
Số giờ nắng trung bình nhiều năm tỉnh Phú Thọ khoảng 1.520 giờ Tháng có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng V đến tháng IX Tháng có số giờ nắng lớn nhất quan trắc được là tháng VIII tại trạm Phú Hộ là 247,1 giờ (năm
1992), tại trạm Việt Trì là 251,9 giờ (năm 1990) Tháng ít nắng nhất là tháng I, II và tháng III Tháng có ít giờ nắng nhất quan trắc được là tháng III tại trạm Phú Hộ chỉ là 6,5 giờ (năm 1997).
Lượngmưanăm trung bình nhiều năm trên vùng nghiên cứu biến đổi từ 1600 - 2000mm Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, có năm vào tháng XI Trong năm phân bố mưa tháng không đều tổng lượngmưatrong mùamưachiếm 86-87% tổng lượngmưanăm còn lại là mùa khô Vào các tháng giữa mùamưa7, 8 ,9 lượngmưalên tới trên 300mm, ngược lại các tháng mùa khô như tháng
12 tháng 1 lượngmưachỉ đạt trên 10mm, nghĩa là chỉ bằng 1/4 khả năng lượng bốchơi.
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Phú Thọ tiếp nhận nguồn nước của
3 sông lớn: Lô, Thao, Đà với 2 chỉ lưu là sông Chảy, sông Bứa và nhiều suối, ngòi chằng chịt, chảy qua địa bàn toàn tỉnh Đặc điểm chủ yếu của sông ngòi nhưsau:
Có lưu vực khoảng 52.900 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (H.Thanh Sơn) đến Hồng Đà (H.Tam Nông) dài 41,5 km, diện tích lưu vực trong tỉnh 367,4km2; các ngòi chính gồm Ngòi Lạt, Ngòi Cái, suối Rồng
Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (H.Hạ Hoà) đến Bến Gót (TP.Việt Trì) là 109,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Các sông suối nhỏ gồm Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, Ngòi Cỏ, sông Bứa và Ngòi Mạn Lạn.
Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài chảy qua địa phận PhúThọ từ Chi Đám (H Đoan Hùng) đến Bến Gót (TP.Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Thao, diện tích lưu vực trong tỉnh 502,8km2; các sông nhỏ gồm sông Chảy, Ngòi Rượm, Ngòi Dầu, Ngòi Tiên Du và Ngòi Tranh.
Hệ thống sông ngòi nội địa
Ngoài 2 chỉ lưu lớn là sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn trong tỉnh còn có rất nhiều suối ngòi với mật độ dầy đặc Số sông ngòi chảy vào sông Đà, sông Thao, sông Lô có chiều dài ≥ 10 km là 72 con, mật độ trung bình sông nhỏ từ 0,5 ÷ 1,5km/km2. Đối với hệ thống sông ngòi có 2 đặc điểm đáng chú ý đến quá trình xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu và quá trình quản lý khai thác lâu dài như sau:
- Biên độ nước dao động giữa mùa lũ kiệt lớn (tại Bến Gót Việt Trì)có: + Mực nước nhỏ nhất ứng với tần suất 75% là +5.92m
+ Mực nước trung bình ứng với tần suất 1% là +18.17m
Như vậy biên độ trung bình là +9,65 m, dao động lớn nhất là: +12,25 m. Đặc điểm này là khó khăn lớn cho việc xây dựng các công trình tưới.
- Về mùa lũ luôn luôn cao hơnmựcnước trong đồng,mựcnước lớn nhất theotầnsuất10%tạiBếnGót(ViệtTrìlà+16,25mvàmựcnướcbáođộngsốI:
+13,63m, số II: +14,85m và số III: +15,85m trong khi đó mực nước cao nhất trong đồng chỉ là +13,50m) Do vậy các công trình tiêu tự chảy không phát huyđượcvàomùalũ,đểtiêucóhiệuquảcầnphảixâydựngcáccôngtrìnhtiêuđộnglực.
Tình hình tổ chức quản lý, khai thác các công trìnhthủylợi
2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác chung trên địa bàntỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 248 đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi, trongđó:
Mô hình doanh nghiệp: Có 01 Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Năm 2005 Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác CTTL Công ty có 13 trạm thuỷ nông trực thuộc nằm trên địa bàn 13 huyện, thành, thị Công ty được giao quản lý, khai thác 103 công trình gồm: 45 hồ, đập; 44 trạm bơm tưới; 11 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp; 03 trạm bơm chuyên tiêu Tổng diện tích tưới, tiêu cả năm là 28.669,99ha trên tổng số 87.373,66ha toàn tỉnh chiếm 32,8% (trong đó: Diện tích tưới: Vụ chiêm: 12.569,20 ha, vụ mùa: 10.965,10 ha, vụ đông: 4.943,10 ha).
Mô hình đơn vị sự nghiệp: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 247 hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác 747 công trình gồm:577hồ, đập; 243 trạm bơm tưới; 08 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp; 19 trạm bơm chuyên tiêu Các công trình do các HTX quản lý có quymônhỏ phục vụ chomột thôn hoặc một xã tổng diện tích phục vụ của các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi cả năm là: 58.703,67ha/87.373,66ha (chiếm 67,2% diện tích tưới, tiêu toàn tỉnh).
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của công ty TNHH nhà nước
MTVkhai thác công trình thủylợi
2.2.2.1 Tổ chức bộ máy của Côngty
Tổng số cán bộ, công nhân, viên chức hiện nay: 487 người, trong đó:
- Lãnh đạo gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty và 03 Phó giámđốc.
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: 14 người (01 trưởng phòng);
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính : 08 người (01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng);
+PhòngKỹthuật-Tổnghợp:11người(1trưởngphòng,1phótrưởng phòng);
+ 13 trạm thủy nông trên địa bàn các huyện, thành thị: Với tổng số cán bộ là 123 người ( mỗi trạm thủy nông từ 7-9 người Bao gồm 01 trạm trưởng, 01 trạm phó, kế toán, và các nhân viên kỹ thuật).
Tổng số cán bộ, công nhân, viên chức là 487 người được đào tạo cơ bản cụ thể như sau:
- Đạihọc:120người(ĐHThủylợi37người,ĐHCơđiện14người,ĐHkhác69người);
- Caođẳng:17người(CĐThủylợi02người,CĐ Cơđiện04người,CĐkhác11người);
- Trung học và dạy nghề: 346 người ( Thủy lợi 100 người, Cơ điện 143 người, TH và dậy nghề 103người);
- Chưa qua đào tạo: 03người.
Hiện nay, Công ty được giao quản lý, khai thác 103 công trình gồm: 45 hồ, đập;
44 trạm bơm tưới; 11 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp; 03 trạm bơm chuyên tiêu Các công trình thuỷ lợi do Công ty quản lý, khai thác chủ yếu là các công trình có kỹ thuật phức tạp, quymôvừa và lớn phục vụ tưới, tiêu cho liên xã hoặc liênhuyện.
Tổng diện tích tưới, tiêu cả năm là 28.669,99ha trên tổng số 87.373,66ha toàn tỉnh chiếm 32,8% Trong đó:
- Diện tích tưới vụ chiêm: 12.569,20ha;
- Diện tích vụ mùa: 10.965,10ha;
- Diện tích vụ đông: 4.943,10ha.
Nguồn kinh phí hoạt động của Công ty chủ yếu là từ nguồn cấp bù thủy lợi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh cấp nước cho sản xuất công nghiệp như bán nước choCông ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao,Công ty CPcấp nước Phú Thọ,
…Trong đó nguồn thu từ cấp bù thủy lợi phí là chủ yếu, chiếm tổng thu của Côngty. Hàng năm từ nguồn kinh phí cấp bù do miễn thu thủy lợi phí Công ty thực hiện chi trả lương, các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ, công nhân, viên chức (thường chiếm 70%) Phần còn lại chi cho công tác sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của các HTX dịch vụ thủylợi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 238 hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác 747 công trình gồm: 577 hồ, đập; 243 trạm bơm tưới; 08 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp; 19 trạm bơm chuyên tiêu Các công trình do các HTX quản lý có quymônhỏ phục vụ cho một thôn hoặc một xã tổng diện tích phục vụ của các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi cả năm là: 58.703,67ha/87.373,66ha (chiếm 67,2% diện tích tưới, tiêu toàntỉnh).
Cơ cấu tổ chức của các hợp tác xã dịch vụ này có từ 7-9 người, Ban quản trịHợp tác xã có từ 3-5 người; Ban Quản trị, Chủ Nhiệm, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu và được Ủy ban nhân dân xã phê chuẩn; UBND huyện cấp phép hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTX; các hợp tác xã có tài khoản, con dấu và được phép hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi và được nhận kinh phí cấp bù thủy lợi phí.
Cán bộ quản lý vận hành công trình thủy lợi là người tại địa phương địa phương, phần lớn chưa qua đào tạo Tổng số cán bộ của các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh là 1.857 người Trong đó:
- Đại học 115 người ( ĐH Cơ điện 01 người, ĐH khác 114người)
- Cao đẳng 24 người ( CĐ Cơ điện 06 người, CĐ khác 18người)
- Trung học và dạy nghề 482 người ( Thủy lợi 07 người, Cơ điện 90 người,
TH và dạy nghề 385người).
- Chưa qua đào tạo 1.056 người (chiếm56,9%).
Các công trình thủy lợi do các HTX quản lý được xây dựng đã lâu hiện nay đã bị xuống cấp nhiều Mặt khác cán bộ quản lý vận hành công trình thủy lợi ở các HTX phần lớn chưa được đào tạo cơ bản nên hiệu quả phục vụ chưa cao.
Số lượng công trình lớn trong khi diện tích phục vụ của mỗi công trình không nhiều lại nằm phân tán nên kinh phí được cấp bù thủy lợi phí hàng năm chỉ đủ chi trả tiền lương, tiền công, sửa chữa những hỏng hóc nhỏ mang tính cấp thiết, chưa có kinh phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên các công trình thủy lợi do các HTX quản lý thường xuống cấp nhanh và hiệu quả phục vụthấp.
2.2.4 Những kết quả đạt được và những tồntại:
Trong những năm gần đây công tác tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi đã thể hiện và từng bước phát huy những mặt tíchcực:
- Tập trung quản lý, thống nhất chỉ đạo, triển khai kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính Phủ, Bộ nông nghiệp và PTNT… về công tác thuỷlợi.
- Chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khi thực hiện NĐ154 và NĐ115 của Chính Phủ, do có ký kết hợp đồng chặt chẽ tưới, tiêu giữa các xã, HTX với công ty khai thác công trình thủy lợi nên trách nhiệm của công ty khai thác công trình thuỷ lợi đối với người dân và ngược lại được nângcao.
- Tham mưu đầy đủ, cụ thể với UBND tỉnh trong quá trình đầu tư, cho nên hiệu quả sau đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực, công trình phát huy hiệu quả và phục vụ tốt hơn cho sản xuất nôngnghiệp.
- Bộ máy hoạt động của Công ty Khai thác công trình thủy lợi được tổ chức chặt chẽ; việc quản lý, khai thác và bảo vệ được thực hiện theo kế hoạch được giao hàng năm Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực và trình độ, phần lớn đã được qua đào tạo nên có khả năng quản lý, vận hành tốt các công trình lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao; Cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, chặt chẽ; việc kiểm tra được thực hiện nghiêm chỉnh, tránh được các sai sót trong quản lý kinh tế; chế độ của người lao động được đảmbảo.
Thực trạng chính sách miến, giảm thủylợiphí
2.3.1 Các chính sách quy định thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh PhúThọ
Thực hiện Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ và Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính đến nay tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện các nội dungsau:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 07/5/2009 quy định mức thu thủy lợi phí và tiền nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn để làm cơ sở cho việc xác định mức thu, cấp bù thủy lợi phí đối với từng khu vực (miền núi, trung du) trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 25/6/2009 phê duyệt danh mục công trình và biện pháp tưới tiêu đối với các công trình thủy lợi để làm căn cứ xác định mức thu, miễn và cấp bù thủy lợi phí cho từng công trình thủy lợi trên địa bàn;
- Đến nay UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập và kiện toàn được 238 hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ cho một thôn hoặc 1 xã Các HTX này có đầy đủ tư cách pháp nhân có tài khoản riêng đủ điều kiện để tiếp nhận kinh phí cấp bù do miễn TLP;
- Hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị quản lý thuỷ nông trên địa bàn tỉnh lập và tổng hợp kế hoạch cấp bù thuỷ lợi phí cho toàn tỉnh của năm sau báo cáo UBND tỉnh để UBND tỉnh báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vào tháng 11 của năm trước.
- Các đơn vị quản lý thuỷ nông trên địa bàn tỉnh lập dự toán cấp bù thuỷ lợi phí gửi Sở Tài chính, Sở NN&PTNT tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt vào quý I hàngnăm.
2.3.2 Các kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợiphí
Việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí đã làm kết quả phục vụ tưới, tiêu của các công trình thuỷ lợi được tăng lên rõ Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi được duy tu, sửa chữa, hệ thống kênh mương được tu sửa, nạo vét đã nâng cao năng lực, mở rộng diện tích tưới.
Hiệu quả của chính sách này là tăng diện tích tưới chủ động, tăng năng suất lúa Nhiều diện tích gieo trồng lúa, màu, cây vụ đông trước đây chỉ được tạo nguồn nước hoặc tưới bán chủ động khi thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí đã được tưới chắc, tưới chủ động Diện tích rau màu, cây công nghiệp, cây vụ đông được tưới cũng ngày được tăng lên Hiện nay, không còn tình trạng giấu diện tích trong hợp đồng tưới, tiêu giữa các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi vớicáctổchứccủangười dân Tình trạngnợđọngthuỷ lợi phícũng hoàntoànchấmdứt.
Kết quả tưới, tiêu và cấp nước của các địa phương các vùng tăng đều hàng năm, do nhiều nguyên nhân, phản ánh mặt tích cực của chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí đã được ban hành Diện tích tưới, tiêu miễn thuỷ lợi phí được UBND tỉnh phê duyệt của các năm cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Diện tích tưới, tiêu miễn thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012.
Diện tích miễn TLP (ha)
Công tyTNHHnhà nướcMTVkhai tháccông trình thủylợi
Các HTX dịch vụ thủy lợi
Nguồn: Chi cục Thủy lợi Phú Thọ
Khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo quy định của Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ,mứcthu đối với các vùng đều được tăng lên So với trước đây, các HTX, doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi phải đi thu, thường không thu đủ 100%, nay luôn được cấp ứng một khoản kinh phí trước từ đầu năm để chủ động trong hoạt động, duy tu, sửa chữa công trình bị hư hỏng, xuống cấp hàngnăm.
Phần kinh phí được miễn, giảm thuỷ lợi phí được dành cho công tác duy tu, sửa chữa công trình và nạo vét kênh mương được tăng lên rõ rệt, đạt trên 30% tổng kinh phí được cấp Theo số liệu tổng hợp của công ty TNHH nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi và các HTX dịch vụ thủy lợi cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp nội dung chi kinh phí thủy lợi phí từ năm 2008-2012.
TT Tên đơn vị được cấp kinh phí
Chi sửa chữa côngtrì nh
Công ty TNHH nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi
Năm 2010 18.012,00 7.076,76 3.822,99 7.112,25 Đã quyết toán Năm 2011 21.800,00 8.614,63 5.665,93 7.519,45
Chưa thực hiện quyết toán
2 Các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi 124.427,81 30.971,23 64.727,30 28.729,28
Năm 2010 37.825,00 12.309,46 21.438,41 4.077,12 Đã quyết toán Năm 2011 37.860,00 8.718,46 19.546,66 9.594,88
Chưa thực hiện quyết toán Năm 2012 24.580,00 5.660,32 12.690,36 6.229,32 Cấp đợt 1
Nguồn: Chi cục Thủy lợi Phú Thọ
2.3.2.3 Tổchức quản lý, khai thác côngtrìnhthuỷlợitừngbước đượcsắpxếp,củngcố vàkiệntoàn; đời sống cánbộcôngnhânquảnlýkhaitháccôngtrình thuỷ lợingàycàngổnđịnhvànângcao
Sau khi thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí, đồng thời với quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 01 công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được chuyển đổi hình thức hoạt động sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước) Công ty quản lý, khai thác chủ yếu là các công trình thủy lợi có kỹ thuật phức tạp, quymôvừa và lớn phục vụ tưới,tiêu cho liên xã hoặc liên huyện Hiện nayđ a n g được tiếp tục củng cố, sắp xếp cho phù hợp với những chế độ, chính sách mới đã được ban hành Nhiều hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động dịch vụ thuỷ lợi đã được hình thành (đã thành lập 238 HTX dịch vụ thủy lợi) để thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ, kênh mương nội đồng, phù hợp với các quy định hiện hành và chính sách miễn, giảm thuỷ lợiphí.
Do có nguồn thu ổn định, không phải bố trí nhân lực cho việc thu thủy lợi phí như trước đây, số nhân lực này được tăng cường cho việc quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi nên công tác phục vụ tưới, tiêu đáp ứng kịp thời vụ, chất lượng ngày càng nâng cao Công ty và các HTX dịch vụ thủy lợi đã đảm bảo chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, lao động cho cán bộ, công nhân viên thuỷ nông theo đúng các quy định hiện hành, đã khuyến khích cán bộ, công nhân viên phát huy năng lực, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên thuỷ nông (mức thu nhập bình quân 2.150.000 đồng/tháng) Do hoạt động có hiệu quả, Công ty và các HTX dịch vụ thủy lợi đã thu hút được những cán bộ có trình độ vào làm việc Hiện nay, Công ty có tổng số cán bộ, công nhân, viên chức là 487 người được đào tạo cơ bản ( đại học: 120 người, chiếm 24,6%; cao đẳng: 17 người, chiếm 3,5%; trung học và dạy nghề: 346 người, chiếm 71,1%; sơ cấp: 01 người, chiếm 0,2 %; chưa qua đào tạo: 03 người, chiếm 0,6%) Các HTX dịch vụ thủy lợi với tổng số cán bộ là 1.857 người ( đại học: 115 người, chiếm 6,2%; cao đẳng: 12 người, chiếm 1,3%; trung học và dạy nghề: 482 người, chiếm 26%; sơ cấp: 180 người, chiếm 9,7 %; chưa qua đào tạo: 1.056 người, chiếm56,9%).
2.3.2.4 Chính sách miễn,giảm thủylợiđãđápứngđượcchủtrươnggiảm bớtmộtphầnchiphícủangườidântrongsảnxuất
Việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Mặc dù trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại,nhưng chính sách này đã đáp ứng được chủ trương giảm bớt một phần chi phải đóng góp của người dân trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu nhập của người nông dân tăng thêm góp phần ổn định đời sống nhân dân trên địa bàntỉnh.
Chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tập trung đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao lợi nhuận, kíchthíchthamgiasảnxuấtđượcnhândânđồngtìnhủnghộ,giảmbớtkhókhănkinhtế.
2.3.3 Các vấnđềtồn tạivànguyênnhân trongthựchiệnchính sáchmiễn,giảmthủylợiphí
Việc lấy mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với hệ số trượt giá (2,31 lần) để xác địnhmứcthu quy định của Nghị định 115 là không phù hợp thực tế.
ĐỀ X UẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHPHÚTHỌ
Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnhPhú Thọ
Về cấp nước tưới:Đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
- Cung cấp nước tưới chủ động cho 52.400ha đất trồng cây hàng năm của tỉnh Trongđó:
+ Đất trồng lúa và rau màu 44.700ha: Lúa Chiêm 33.300ha, lúa mùa 32.400ha; rau, màu 11.400ha.
+ Đất trồng cỏ và cây hàng năm còn lại 7.700ha
- Tạo nguồn cấp nước tưới cây vùng đồi: Mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo cấp nước tưới cho 30% và đến năm 2020 đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho 40% diện tích chè và cây ăn quả trên địa bàn toàntỉnh.
- Cấp nước cho các ngànhkhác:
+ Đảm bảo cấp nước cho phát triển công nghiệp đến năm 2015 là 223,168x106m3/năm, năm 2020 là 285,139 x 106m3/năm.
+ Du lịch: Năm 2015: 6,0 triệu khách, năm 2020: 7,6 triệu khách.
+ Cấp nước cho phát triển thuỷ sản: Năm 2015: 11.350ha, năm 2020: 12.500ha.
Về tiêu nước:Đến năm 2015 tiêu nước chủ động bằng động lực cho 9.490ha và đến 2020 tiêu cho 11.644ha ruộng vùng thấp, trũng của Tỉnh; kết hợp tiêu cho 2.945ha để nuôi trồng thuỷ sản.
Về phòng chống lũ:Tu bổ, củng cố hệ thống đê điều các tuyến sông Thao, sông
Lô, sông Đà và các sông nhỏ, ngòi lớn khác như Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me,sông Bứa, sông Chảy, chống được mực nước lũ thiết kế, kết hợp đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đến cấp II miền núi, những tuyến đê đi qua khu vực thành phố, thị xã đảm bảo tiêu chuẩn đường giao thông đô thị.
Thực hiện giải pháp phòng tránh đối với các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét Xây dựng hệ thống kè bảo vệ ổn định bờ sông.
Các công trình thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện:Tại những vị trí điều kiện địa hình và lưu lượng cho phép, xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện.
3.1.2 Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh PhúThọ
3.1.2.1 Đối vớicác côngtrìnhtưới Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo nhiệm vụ đặt ra có giải pháp cấp nước tưới cho vùng như sau:
- Ưu tiên tu sửa, nâng cấp công trình trạm bơm tưới hiệncó.
- Nâng cấp, cải tạo các công trình hồ chứa và đậpdâng.
- Xây mới các công trình như hồ, đập, trạm bơm và trạm thuỷ luân để tưới.
Cụ thể nhưsau: a) Tu sửa, nâng cấp các côngtrình
Tu sửa, nâng cấp các công trình hiện có để cấp nước tưới cho lúa, màu; cây công nghiệp cây ăn quả kết hợp tạo nguồn tưới cây vùng đồi.
- Đối với các trạm bơm: Thay thế thiết bị như máy bơm, động cơ đối với các trạm bơm bị hư hỏng cũng như các trạm bơm hiện các thiết bị máy bơm cột nước thấp, độ cao Hs nhỏ bằng các máy bơm có cột nước bơm cao và có chiều cao Hs lớn (như bơm xiên, máy bơm chìm) Tu bổ sửa chữa các công trình bể hút, bể xả Kiên cố hoá hệ thống kênh các công trình trênkênh.
- Đối với các hồ chứa: Mở rộng hồ chứa để tăng dung tích hồ chứa, đối với các hồ có điều kiện địa hình nguồn nước cho phép, tu bổ sửa chữa đầu mối của hồ chứa như đập, tràn, cống lấy nước Kiên cố hệ thống kênh các công trình trên kênh.
- Đối với đập dâng, kênh dẫn: Tu bổ nâng câp đối với các công trình kiên cố, xây dựng lại hoặc gia cố các đập, phai tạm kết hợp kiên cố hoá hệ thống kênh mương công trình trênkênh.
- Đối với các trạm thuỷ điện: Tu sửa các trạm thuỷ điện hiện có kết hợp kiên cố hoá hoặc xây lại mới hệ thống kênh dẫn để tưới cây vùngđồi. b) Xây dựng mới các côngtrình
- Đối với những khu tưới ở vùng cao nguồn nước đến đủ đảm bảo lưu lượng cung cấp nước tưới, đề xuất xây dựng các trạm bơmtưới.
- Đối với những khu tưới nguồn nước đến đủ đảm bảo lưu lượng cấp nước nếu điều kiện địa hình cho phép xây dựng đậpdâng.
- Đốivớinhữngkhutưới nguồn nướcđến chỉ đảm bảo tổnglượng nước còn khôngđảm bảovềlưu lượng,đềxuấtxâydựnghồchứanếuđiều kiệnđịa hìnhchophép. Nếu khôngcóđiều kiệnxâydựnghồchứathìphảichuyểnđổicơcấu câytrồng.
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp CT tưới cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới
TT Hạng mục Tổng số công trình
Diện tích (ha) Lúa + rau, màu
Cây dài ngày và ăn quả
- TL kết hợp Thuỷ điện nhỏ 1 0 80
- TL kết hợp Thuỷ điện nhỏ 11 0 1225
- Thuỷ luân+ TL kết hợp T. Điện
3.1.2.2 Đối vớicác côngtrìnhtiêu a) Định hướng chung về tiêuúng
Tổng diện tích lưu vực cần tiêu: 161.122ha, trong đó: Tiêu động lực: 11.644ha; tiêu tự chảy qua cống: 149.478ha (bảo vệ 20.143ha đất canh tác). Để thực hiện được nhiệm vụ về tiêu úng như trên cần xác định rõ định hướng về tiêu úng cho địa bàn toàn tỉnh:
- Hạn chế tối đa việc xây dựng mới các công trình tiêu bằng động lực (vì khó khăn về quản lý, khai thác sử dụng, hiệu quả tiêu thấp do lưu vực tiêu lớn mà diện tích giải quyết tiêu nhỏ) Do vậy tập trung nâng cấp, sửa chữa các công trình đã có để phát huy hết công suất của các trạm bơm tiêu Trường hợp cần xây dựng mới phải thực hiện hướng đa mục tiêu (Tiêu lúa, thuỷ sản, nước thải sinh hoạt và côngnghiệp ).
- Tập trung nâng cấp ngòi tiêu, cống tiêu để tăng khả năng tiêu tựchảy.
- Khoanh vùng đầu tư hạ tầng tiêu nội đồng để chuyển sang nuôi thuỷsản. b) Phân vùng quy hoạch tiêu và các giải pháptiêu
- Căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng vùng, tiểu vùng và khutiêu.
- Căn cứ vào hiện trạng các công trình và hệ thống công trình tiêu hiện có để phân thành các tiểu khu tiêu và vùngtiêu. Để phù hợp với điều kiện địa hình, hướng tiêu và nơi nhận nước tiêu của các tiểu khu, các khu tiêu có giải pháp tiêu chính nhưsau:
+ Đối với các vùng cao có khả năng tiêu tự chảy không công trình Giải pháp là tận dụng các hệ thống sông ngòi, kênh rạch đã có kết hợp nạo vét xây dựng các công trình giao thông trên kênh để tiêu tự chảy.
+ Đối với vùng tiêu tự chảy có công trình Giải pháp là nghiên cứu xác định khu vực tiêu, khoanh vùng tiêu, đồng thời nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, nạo vét ngòi tiêu, kết hợp tu sửa xây dựng mới các cống tiêu, trạm bơm nội đồng.
+ Đối với các vùng không có khả năng tiêu tự chảy khi mực nước ngoài sông cao hơn mực nước trong đồng Giải pháp là tu sửa, nâng cấp các công trình tiêu hiện có, kết hợp xây dựng mới các trạm bơm tiêu, cống tiêu để tiêu bơm và tranh thủ tiêu tự chảy khi điều kiện cho phép Đối với những vùng thấp trũng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang 1vụ lúa + 1cá hoặc nuôi cá hoàn toàn. c) Phân kỳ đầu tư xây dựng các công trình tiêuGiai đoạn2011-2015
+ Cải tạo nâng cấp 55 công trình, đảm bảo tiêu tăng thêm 2.459ha; Trong đó:
- Tiêu tự chảy: 35 công trình, tiêu tăng thêm 1.759ha.
- Tiêu động lực: 20 công trình, tiêu tăng thêm 700ha.
+ Xây dựng mới: 9 công trình, đảm bảo tiêu tăng thêm 1.340 ha; trong đó:
- Tiêu động lực: 9 công trình, tiêu tăng thêm 1.340ha.
Mục tiêu, phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnhPhú Thọ
Mục tiêu chính của chính sách thủy lợi phí là:
- Chính sách thủy lợi phí góp phần tích cực ổn định chung tình hình chính trị xã hội, đặc biệt nông dân sống ở khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cho ngườidân.
- Giảm tối đa đóng góp của người dân, góp phần nâng cao đời sống vậtchấtvà tạođiều kiện cải thiệnđờisống tinhthần chongườidân ởcácvùngnôngthôn.
- Giúp các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi sẽ có nguồn thu ổn định và kịp thời từ ngân sách nhà nước và thủy lợi phí, chủ động cấp kinh phí, góp phần đảm bảomứcthu nhập của cán bộ, công nhân viên thuỷ nông ngang bằng với các ngành khác ở cùng mặt bằng Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn cho các doanhnghiệp.
Do vậy, mục tiêu của việc sửa đổi và bổ sung chính sách nhằm đổi mới và hoàn thiện cũng phải đảm bảo các mục tiêu đã đề ra nhưng phải làm rõ nét thêm các mục tiêu đó Đảm bảo khi thực hiện chính sách giúp người dân cũng như các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi giảm chi phí và tăng thu nhập thực chất hơn.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc, việc sửa đổi, bổ sung chính sách phải giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc đó đồng thời duy trì và phát huy được những kết quả đã đạt được khi thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh để chính sách miễn, giảm thủy lợi phí trở thành một trong các chính sách ưu việt mà Nhà nước và Chính phủ dành cho người dân nông thôn.
3.2.2 Phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địabàn tỉnh PhúThọ
Trên cơ sở mục tiêu của việc đổi mới và hoàn thiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí đã đặt ra, định hướng các nội dung sửa đổi, bổ sung cần tập trung vào các vấn đềsau:
Thứ nhất,khi ban hành chính sách cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng đối với các đối tượng được hưởng lợi từ công trình thủy lợi Chính sách phải giải quyết được mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước, giữa các hộ đầu nguồn tưới và cuối nguồn tưới, giữa các hộ dân có diện tích nằm trong vùng không có công trình thuỷ lợi phục vụ nhân dân phải dùng các biện pháp thủ công để cấp nước tưới với các hộ dân có diện tích nằm trong phạm vi phục vụ của các công trình thủy lợi được tưới,tiêu đầy đủ, được hỗ trợ thuỷ lợi phí nên đã gây tình trạng mất công bằng trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn.
Thứ hai,việc thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí cần xem xét đến mức cấp bù cũng như vấn đề quản lý kinh phí được cấp của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi Vớimứccấp bù như hiện nay về cơ bản chỉ đảm bảo cho việc duy tu, sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi Trong khi đó hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được xây dựng từ lâu, quá trình khai thác vận hành còn thiếu kinh phí để duy tu sửa chữa thường xuyên, công tác quản lý khai thác công trình còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình đều xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế Thực tế tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, nhiều công trình phải thực hiện bơm cấp 2, cấp 3, việc phân chia nguồn kinh phí giữa các tổ chức, quản lý khai thác công trình thủy lợi rất khó triển khai thựchiện.
Thứ ba,song song với chính sách thủy lợi phí ban hành các cơ quan chuyên môn cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hoặc phải có những quy chế ràng buộc nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm, đồng thời tích cực tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Thứ tư,cần phải tiếp tục có các giải pháp củng cố, sắp xếp đổi mới hoạt động, hoàn thiện bộ máy tổ chức về thủy lợi Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi cũng như các tổ chức và hoạt động của các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
3.3.1.1 Về chính sách đầu tư xâydựng
* Đối với các cơ quan quản lý nhànước:
Công tác đầu tư ban đầu còn nhiều bất cập, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp,còn dàn trải, nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất đảm bảo của hệ thống công trình thủy lợi thấp Nhiều hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.
Hiện nay, Nhà nước cần có cơ chế đầu tư vốn xây dựng công trình đảm bảo yêu cầu đồng bộ, khép kín từ đầu mối đến mặt ruộng trên cơ sở vốn đối ứng, phân cấp, phân công về đầu tư vốn, có sự ràng buộc chặt chẽ giữa nhà nước - nhân dân, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn có tình trạng TW đầu tư xong đầu mối, kênh chính, trong khi đó địa phương chưa đầu tư xây dựng công trình, kênh mương các cấp, vì người dân ở những nơi phải đầu tư công trình thuỷ lợi thường có điều kiện kinh tế khó khăn, ngân sách tỉnh hạn hẹp, không đảm bảo dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng công trình không phát huy được hiệu quả của hệ thống, lãng phí vốn đầu tư.
Hầu hết hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng và khai thác từ lâu, sử dụng quá tuổi thọ quy định, hoặc hệ thống được xây dựng nhưng chưa đồng bộ, mới có hệ thống đầu mối, còn thiếu hệ thống kênh mương mặt ruộng , hiệu quả công trình đầu mối chưa được phát huy, để đáp ứng cho yêu cầu an toàn và phát huy hiệu quả công trình cũng như đảm bảo phục vụ sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân khác, nhà nước cần giành một khoản ngân sách đểđầutưthaythế,sửachữa,nângcấpcáccôngtrìnhvàtrangthiếtbịtrongcáchệthống.
Bên cạnh đó, cần ban hành và thực hiện chính sách đầu tư trang thiết bị quản lý, ứng dụng các khoa học công nghệ mới trong công tác quản lý, khai thác cũng là một yêu cầu hết sức cần thiết hiệnnay.
* Đối với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Thứ nhất,cần thực hiện rà soát và đánh giá năng lực phục vụ của các công trình thuỷ lợi địa bàn quản lý;
Thứ hai,lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa các công trình, ưu tiên thực hiện những công trình phục vụ các địa phương đặc biệt khó khăn, những công trình yêu cầu phải xử lý cấp bách, kịp thời khắc phục khi có sự cố, tránh tình trạng trạm bơm hỏng,kênh mương xuống cấp không phục vụ kịp thời mùa vụ cho bà con nông dân.
Các hộ cần phối hợp trong việc xây dựng và cải tạo kênh mương nội đồng. Mỗi hộ, hoặc một nhóm hộ cần chủ động trong việc tưới tiêu của mình bằng cách yêu cầu UBND huyện , xã hỗ trợ một phần để mỗi khu vực chân ruộng cao có một giếng khoan đảm bảo nướ c cho sản xuất khi mà việc lấy nước từ dịch vụ thuỷ lợi quá khó khăn đảm bảo công bằng giữa các hộ trong việc sử dụng nước.
3.3.1.2 Về chính sách thủy lợiphí