1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lí các dự án đầu tư tại công ty cổ phần than hà tu vinacomin

125 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Than Hà Tu - Vinacomin
Tác giả Phạm Văn Xuân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Hoan
Trường học Trường đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Đầu tư và dự ánđầu tư (12)
    • 1.1.1. Khái niệm vềđầutư (12)
    • 1.1.2. Chi phí và kết quảđầutư (14)
      • 1.1.2.1. Chi phíđầutư (14)
      • 1.1.2.2. Kết quảđầutư (15)
    • 1.1.3. Khái niệm dự ánđầu tư (15)
  • 1.2. Quản lý dự án đầu tư và các tiêu chíđánhgiá (17)
    • 1.2.1. Lập dự ánđầu tư (17)
    • 1.2.2. Thẩm định dự ánđầutư (17)
    • 1.2.3. Thực hiện quản lý dự ánđầu tư (21)
      • 1.2.3.1. Quản lý dự ánđầu tư (21)
      • 1.2.3.2. Nội dung quản lý dự ánđầu tư (22)
    • 1.2.4. Các tiêu chíđánhgiá (24)
  • 1.3. Các loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp khaithácthan (26)
    • 1.3.1. Các mô hình tổ chức thực hiện quản lýdựán (26)
    • 1.3.2. Các loại dự ánđầutư (28)
    • 1.4.2. Công tác Quản lý của các doanh nghiệp khaithácthan (29)
  • 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu cóliênquan (30)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNLÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN (11)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - (33)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần than Hà Tu-Vinacomin (33)
      • 2.1.3. Vai trò các dự án đầu tư với tác động phát triển kinh tế -xãhội (44)
        • 2.1.3.1. Hiệu quảđầu tư (44)
        • 2.1.3.2. Vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng của nền kinh tếtrong nước (45)
        • 2.1.3.3. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triểndoanh nghiệp (45)
      • 2.1.4. Vai trò của Công ty trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđạihóa (48)
    • 2.2. Một số dự án đầu tư đã được thực hiện trong thờigianqua (49)
    • 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phầnthan Hà Tu - Vinacomin trong thờigianqua (50)
      • 2.3.1. Công tác lập dự ánđầutư (51)
      • 2.3.2. Công tác thẩm định dự ánđầu tư (53)
      • 2.3.3. Công tác thực hiệnđầutư (55)
        • 2.3.3.1. Công tác giám sát đầu tư, báo cáo kế hoạchđầu tư (55)
        • 2.3.3.2. Công tác quản lýchấtlượng (56)
        • 2.3.3.3. Công tác thanh quyết toándựán (58)
    • 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than HàTu -Vinacomin (61)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự ánđầutư (61)
      • 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý dự ánđầutư (62)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNLÝC Á C (11)
    • 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần than Hà Tu - (70)
      • 3.1.1. Tiềm năng về tài nguyênkhoáng sản (70)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần than Hà Tu-Vinacomin (73)
    • 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổphần (79)
      • 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tácquảnlý (82)
        • 3.3.1.1. Hoàn thiện bộ máyquảnlý (82)
        • 3.3.1.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhânlực chuyên sâu, đổi mới chính sách thu hút cán bộ quảnlý giỏi (86)
      • 3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý chung đối với các dự ánđầu tư (92)
      • 3.3.3. Nâng cao năng lực công tác lập, thẩm định, phê duyệthồsơ (97)
        • 3.3.3.1. Nâng cao năng lực quản lý công tác lậpdựán (97)
        • 3.3.3.2. Nâng cao năng lực công tác thẩm định dự án và phê duyệtdựán (101)
        • 3.3.3.3. Nâng cao năng lực quản lý công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và tổngdựtoán (107)
      • 3.3.4. Hoàn thiện công tác quản lýtiếnđộ (109)
      • 3.3.5. Tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng công trình vàthanh quyết toán, đưa dự án vàosửdụng (113)
        • 3.3.5.1. Tăng cường công tác lựa chọnnhàthầu (113)
        • 3.3.5.2. Tăng cường công tác quản lý chất lượngcôngtrình (115)
        • 3.3.5.3. Tăng cường quản lý công tác thanh quyết toán, đưa dự án vàosửdụng (120)
    • 1. Kếtluận (123)
    • 2. Kiếnnghị (123)

Nội dung

Đầu tư và dự ánđầu tư

Khái niệm vềđầutư

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm

2005 có quy định Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liênquan. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xãhội.

Có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư Tùy từng mức độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau, có thể có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư.

+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vổn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.

+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và sáng tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịchvụ.

- Đặc trưng của hoạt động đầutư:

+ Là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư trước hết là quyết định việc sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các hình thức khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ,…

Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính (tốn phí bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện không, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lợi là bao nhiêu…) Nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế, xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính và vì thế cũng không thể thực hiện trên thực tế.

+ Là hoạt động có tính chất lâu dài.

Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài Do tính lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều yếu tố Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.

+ Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích tương lai (vốn để đầu tư không phải là các nguồn lực để dành), vì vậy luôn luôn có sự so sánh, cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện nay họ tạm thời phải hy sinh(khôngtiêu dùng hoặc không đầu tư vào nơikhác).

+ Là hoạt động mang nặng rủi ro.

Các đặc trưng nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lượng tính hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư Tuy nhiên nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp ngăn ngừa hay hạn chế khả năng rủi ro để sự sai khác so với dự tính là ítnhất.

Nhà đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chi phí và kết quảđầutư

Một cách chung nhất, mọi nguồn lực (tiền vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản, lao động, trí tuệ,…) được sử dụng cho hoạt động đầu tư (bao gồm việc tạo ra tài sản cố định, phương tiện và các điều kiện để đảm bảo hoạt động bình thường).

Theo tính chất của các loại chi phí có thể chia ra 2 loại chính:

- Chi phí đầu tư cố định: Đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các cơ sở phụ trợ, tiện ích khác và các chi phí trước vậnhành.

Phần chi phí trước vận hành tuy không trực tiếp tạo ra tài sản, phương tiện phục vụ cho hoạt động đầu tư nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư Các chi phí này thường gồm các khoảnsau:

+ Chi phí cho công tác chuẩn bị ban đầu, phát hiện dự án: Điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án,…

+ Chi phí cho tư vấn, khảo sát, thiết kế, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện dựán,…

+ Chi phí quản lý dự án.

+ Chi phí chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật (đào tạo, huấn luyện…).

+ Các chi phí tài chính: các khoản chi phí phát sinh từ việc sử dụng vốn như lãi vay trong thời gian xây dựng, phí thu xếp tài chính, phí cam kết, phí bảolãnh,

- Vốn lưu động ban đầu: Là các chi phí để tạo ra tài sản lưu động ban đầu, các điều kiện để dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật dự tính Vốn lưu động ban đầu gồm các khoảnsau:

+ Dự trữ sản xuất (vật tư, vật liệu, nhiên liệu,… cho một chu kỳ sản xuất kể cả dự trữ bảo hiểm cần thiết).

+ Dự trữ cho bán thành phẩm, thành phẩm tồn kho.

+ Các khoản thuộc quỹ tiền mặt.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của từng dự án mà có thể hoặc không có; có nhiều hoặc ít nhu cầu về vốn lưu động banđầu.

Kết quả đầu tư là những biểu hiện của mục tiêu đầu tư dưới dạng các lợi ích cụ thể Kết quả đầu tư có thể biểu hiện ở các dạngsau:

- Kết quả tài chính: là các lợi ích về tài chính thu nhận được từ dự án biểu hiện bằng giá trị theo giáthịtrường.

- Kết quả kinh tế: là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị tính theo giá kinh tế.

- Kết quả xã hội: Kết quả biểu hiện dưới dạng các lợi ích xã hội (trình độ dân trí, khả năng phòng chống bệnh tật, đảm bảo môi trường sống,…) Kết quả xã hội biểu hiện khá phong phú và thường khôngthểđo lường một cách rõràng.

Khái niệm dự ánđầu tư

Dự án theo nghĩa chung nhất có thể hiểu là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới, là một nỗ lực có thời gian nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.

Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án, người ta nhìn thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện, dụng cụ, thời gian, trí tuệ, Các nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với nhau và tạo nên khuôn khổ của dự án Vì khối lượng chi phí nguồn lực cho dự án là một thông số then chốt phản ánh mức độ thành công của dự án đối với những dự án có quy mô lớn Hầu hết các dự án có quy mô lớn đều phải trải qua những thời kỳ khó khăn vì bất kỳ một quyết định nào cũng bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ: chủ đầu tư, nhà tư vấn và các nhà thầu bên cạnh các đối tác cung cấp vốn, nhân lực, vật tư và các tổ hợp công nghệ, kỹthuật,

Các dự án quy mô nhỏ hay quy mô lớn đều được triển khai trong một môi trường biến đổi Công tác điều hành dự án do vậy phải tính đến hiện tượng này để phân tích và ước lượng các rủi ro, chọn lựa giải pháp và dự kiến những bất lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án, theo dõi và có phản ứng kịp thời đảm bảo cho việc hoàn thanh dự án đúng yêu cầu.

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 có quy định: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Việc xem xét dự án đầu tư có thể từ nhiều góc độ:

- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tươnglai.

- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, KTXH trong một thời giandài.

- Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Xét theo góc độ này, dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nóichung.

- Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoạch cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tươnglai.

Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm bốn thành phần chính:

- Mục tiêu của dự án được thể hiện ở haimức.

+ Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội.

+ Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: Đó là mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án Mục tiêu này được thực hiên thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dựán.

- Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dựán.

- Cáchoạtđộng:Lànhữngnhiệmvụhoặchànhđộngđượcthựchiệntrongdự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch là việc của dựán.

- Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dựán.

Tổng quát, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xácđịnh.

Quản lý dự án đầu tư và các tiêu chíđánhgiá

Lập dự ánđầu tư

Giai đoạn lập dự án chính là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, bao gồm:

- Xây dựng ý tưởng dự án: Là việc xác định mục tiêu, kết quả cuối cùng và các phương pháp thực hiện để đạt kết quả đó Xây dựng ý tưởng dự án được bắt đầu ngay khi dự án bắt đầu hình thành, trên cơ sở các nguồn lực của nhà đầu tư và mục tiêu đạt được cuối cùng của dựán.

- Phát triển dự án: Phát triển dự án là giai đoạn chi tiết xem xét dự án cần được thực hiện như thế nào mà nội dung của nó tập trung vào công tác thiết kế và lập kế hoạch.

Trong tất cả các giai đoạn từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là quan trọng nhất, là tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở các giai đoạnsau.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn quyết định triển khai dự án hay không.Giai đoạn mang tính chất nghiên cứu về mọi vấn đề kinh tế, kỹ thuật liên quan đến hình thành dự án, thực hiện dự án, vận hành dự án sau khi đưa vào hoạt động.

Thẩm định dự ánđầutư

Thẩm định dự án đầu tư được xem như là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư Đây là công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyênđề).

Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầutư.

Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt vòng đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế,… với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này; Đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu này.

Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án Như vậy, về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư cólợi.

Mặt khác, thẩm định dự án còn là công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vậy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định.

Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2009, nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Thẩm định dự án đầu tư của người ra quyết định đầu tư và thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước:

Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình

(1) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dựán.

(2) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp vớiquyhoạch;nhucầusửdụngđất,tàinguyên(nếucó);khảnănggiảiphóngmặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(3) Xem xét thiết kế cơ sở baogồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khuvực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu côngnghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữacháy; đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư được quy định tại Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2009 như sau:

Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình:

1 Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tramộtphần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị địnhnày. Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dựán.

2 Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vàdự án khác nếu thấy cần thiết Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.

3 Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước: a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dựán. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầutư.

4 Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dựán.

5 Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặcthù.

6 Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm địnhriêng.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở: a) Bộq u ả n l ý c ô n g t r ì n h x â y d ự n g c h u y ê n n g à n h đ ố i v ới d ự á n q u a n t rọ n g quốc gia, dự án nhóm A; b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B,C.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.

7 Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụthể: a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làmviệc; b) ĐốivớidựánnhómA:thờigianthẩmđịnhdựánkhôngquá40ngàylàm việc; việc; c) ĐốivớidựánnhómB:thờigianthẩmđịnhdựánkhôngquá30ngàylàm d) ĐốivớidựánnhómC:thờigianthẩmđịnhdựánkhôngquá20ngàylàm việc.

Thực hiện quản lý dự ánđầu tư

1.2.3.1 Quản lý dự án đầutư

Trong những năm trở lại đây với trình độ khoa học công nghệ phát triển, các nhà đầu tư dự án đã yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dự án đầu tư Trong đó công tác quản lý dự án đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.

Bất kỳ dự án nào cũng trải qua một số giai đoạn phát triển nhất định Để đưa dự án qua các giai đoạn đó, đương nhiên ta phải bằng cách này hoặc cách khác, quản lý được nó Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất chophép.

Quản lý dự án đầu tư là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đãđịnh.

Quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, phương tiện và kỹ thuật trong quá trình hoạt động của dự án để đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của người hùn vốn cho dự án Trong thực tế quản lý dự án luôn gặp vấn đề về quy mô dự án, thời gian hoàn thành dự án, chi phí và chất lượng.

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thayđổi.

Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ giữa ba mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kì của một dự án, nhưng nói chung để đạt được kết quả tốt với mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêu kia Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án.

1.2.3.2 Nội dung quản lý dự án đầutư

Chu trình quản lý dự án xoay quanh ba nội dung chủ yếu là: Lập kế hoạch, phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện, giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định Chu trình quản lý dự án được thể hiện qua sơ đồ (Hình1.1).

Hình 1.1: Sơ đồ Chu trình quản lý dự án

- Lập kế hoạch: là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự lôgic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệthống.

- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Nội dung này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án.

- Giámsát:Làquátrìnhtheodõikiểmtratiếntrìnhdựán,phântíchtìnhhình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng. Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó cung cấp các thông tin phản hồi cho việc thiết lập kế hoạch dựán.

Chi tiết các nội dung chính của quản lý dự án gồm:

(1) Quản lý phạm vi dự án: Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dựán,…

(2) Quản lý thời gian dự án: Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra.

Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dựán.

(3) Quản lý chi phí dự án: Quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu.

Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chiphí.

(4) Quản lý chất lượng dự án: Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chấtlượng.

Các tiêu chíđánhgiá

Một dự án thành công có các đặc điểm sau:

(1) Hoàn thành trong thời gian quy định; (2) Hoàn thành trong chi phí cho phép;

(3) Đạt được thành quả mong muốn; (4) Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả Những tiêu chuẩn ràng buộc kết quả thực hiện dự án thể hiện qua đồ thị (Hình 1.2).

Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn những tiêu chuẩn ràng buộc kết quả thực hiện dự án

Mục đích cuối cùng của mỗi dự án đều là để thực hiện một mục tiêu nhất định, mục tiêu này phải đáp ứng được nhu cầu của người ủy quyền Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án cụ thể, do sự ảnh hưởng của một số nhân tố nên mục tiêu cuối cùng là sản phẩm hoặc dịch vụ không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, không làm hài lòng khách hàng Việc thực hiện thành công mục tiêu dự án thường được xem xét dựa trên 4 nhân tố sau: Tiến độ sự án và chi phí dự án, phạm vi dự án, sự đánh giá của khách hàng.

(1) Hoàn thành trong thời gian quy định (Tiến độ của dựán).

Tiến độ dự án hiểu một cách đơn giản là sự sắp xếp thời gian thực hiện mỗi dự án Mỗi dự án đều có thời gian bắt đầu và kết thúc, thông thường, căn cứ vào tình trạng thực tế của khách hàng và người được ủy quyền để định ra thời gian hoàn thành phạm vi công việc Đối với nhiều dự án thì nhân tố thời gian là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự thành công hay không của mục tiêu dự án.

(2) Đạt được thành quả mong muốn (Phạm vi dựán).

Phạm vi dự án còn được gọi làm phạm vi công việc Nó là công việc buộc phải hoàn thành nhằm thỏa mãn người ủy quyền Muốn vậy ta phải đảm bảo chắc chắn thực hiện thành công mục tiêu dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đúng với yêu cầu và tiêu chuẩn lúc đầu mà dự án đềra.

(3) Hoàn thành trong phạm vi chi phí cho phép (Chi phí dựán).

Chi phí dự án là một khoản tiền mà khách hàng đồng ý chi cho bên tiếp nhận dự án để có được sản phẩm hay dịch vụ mà mình mong muốn Chi phí dự án dựa trên cơ sở tính toán ban đầu, phạm vi của nó bao gồm tiền lương trả cho công nhân viên, tiền thuê nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất phục vụ cho dự án cũng như phí trả cho các nhà tư vấn dự án Khách hàng luôn mong muốn với một khoản chi phí thấp nhất có thể nhận được một sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình. Nếu chi phí dự án vượt qua dự tính ban đầu hay vượt qua khả năng chi trả của khách hàng thì thực hiện dự án đó không được coi là thành công.

(4) Hiệu quả của dự án (Sự đánh giá của kháchhàng).

Mục đích cuối cùng của việc thực hiện dự án là để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Vì thế, sự đánh giá của người ủy quyền sẽ trực tiếp quyết định dự án có thành công hay không, mang lại hiệu quả hay không Để việc thực hiện mục tiêu dự án chắc chắn có được thành công và để thỏa mãn được nhu cầu của người ủy quyềnthìtrướckhithựchiệndựán,taphảicăncứvàoyêucầucủahọđểđịnhra một kế hoạch cho dự án Bản kế hoạch này bao gồm tất cả các nhiệm vụ công việc, giá thành và thời gian dự định hoàn thành dự án.

Các loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp khaithácthan

Các mô hình tổ chức thực hiện quản lýdựán

(1) Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dựán:

- Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án được thể hiện qua sơ đồ (Hình1.3).

Hình 1.3: Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

- Hình thức chủ đầu tư tự thực hiện dự án thường được áp dụng cho các dựánquy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để quản lý thì ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được chủ đầu tư cho phép, nhưng không được thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc để thực hiện việc quản lý dựán.

(2) Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dựán

- Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án: là mô hình tổ chức quản lý trong đóChủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quảnlýcóđủđiềukiện,nănglựcchuyênmônphùhợpvớiquymô,tínhchấtcủa dự án làm chủ nhiệm điều hành dự án, quản lý thực hiện dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án Mọi quyết định chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức quản lý dự án Mô hình này áp dụng cho những dự án quy mô lớn, kỹ thuật sâu Mô hình hình thức chủ nhiệm điều hành dự án được thể hiện qua sơ đồ (Hình 1.4).

Hình 1.4: Sơ đồ hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

- Mô hình chìa khóa trao tay: Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức, trong đó Ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư mà còn là chủ của dự án Hình thức tổ chức quản lý dự án dạng chìa khóa trao tay cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện toàn bộ dự án Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay được thể hiện qua sơ đồ (Hình 1.5).

Hình 1.5: Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay

Các loại dự ánđầutư

Với đặc thù các doanh nghiệp khai thác than chủ yếu đầu tư việc khai thác, chế biến khoán sản (than đá, quặng, ) nên có nhiều loại dự án đầu tư Căn cứ để phân loại như: theo mục tiêu của dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án…

- Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng.

- Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơbản.

- Nhóm các dự án đầu tư dịch vụ và kinhdoanh.

- Nhóm các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài.

- Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ tàichính.

- Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ kỹthuật.

(2) Theo nguồn vốn và phương diện quảnlý

- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhànước:

+ Các dự án kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư pháttriển.

+ Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch xây dựng.

+ Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển.

- Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác: Các dự án của các cá nhân, các tổ chức KTXH đầu tư dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau được cấp có thẩm quyền chophép.

(3) Theo tính chất và quy mô của dự án (Nghị định12/2009/NĐ-CP)

- Dự án quan trọng quốc gia; Dự án nhóm A; Dự án nhóm B; Dự án nhómC.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư ngành khai thácthan

1.4.1 Công tác Quản lý của các cơ quan nhànước

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong công tác quản lý của Các cơ quan nhà nước:

Chính sách ban hành còn chưa sát với thực tế, giá nguyên vật liệu chưa có sự thống nhất và chịu tác động của giá thị trường thay đổi thường xuyên gây nhiều khó khăn cho việc triển khai, đặc biệt với các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dự án kéodài.

Công tác GPMB còn nhiều vướng mắc, khiến Dự án không triển khai được, làm thất thoát vốn đầu tư, tăng tổng mức đầu tư cho dự án Cụ thể là đơn giá hỗ trợ GPMB đất, cây trồng và các công trình trên đất chưa theo kịp giá thực tế, kéo theo là việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân càng nhiều, đây là một trong những nguyên nhân xuất hiện dự án treo.

Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, kèm theo các tiêu cực, gây lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư Dự án Tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả từ khâu quy hoạch, phê duyệt địa điểm chưa tính được những phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án gây khó khăn cho công tác quản lý dự án.

Cơ chế quản lý đầu tư còn chồng chéo: Cơ quan Kế hoạch - đầu tư quy định về tổng mức đầu tư, Cơ quan Sở xây dựng kiểm soát về tổng dự toán, Cơ quan quản lýTài chính kiểm soát về thanh toán, quyết toán vốn dẫn đến khó khăn trong việc triển khai và quản lý dự án đầutư.

Công tác Quản lý của các doanh nghiệp khaithácthan

Chúng ta nhìn nhận những nhân tố ảnh hướng tới công tác Quản lý của các doanh nghiệp khai thác than.

- Yếu tố con người trong công tác quản lý dự án đầu tư: Với khối lượng công việc nhiều, các dự án khá phức tạp liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau dẫn đến nhiều cán bộ chưa nắm được hết quy trình thực hiện Dự án dẫn đến hiệu quả không cao Giải quyết công việc còn chậm, kiểm tra, rà soát hồ sơ dự án còn chưa chặt chẽ, quá trình triển khai việc nghiệm thu còn sai sót khối lượng so với thực tế còn tồntại.

- Công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn: Năng lực nhà thầu tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phân tích được các yếu tố tác động đến dự án, dẫn đến dự án phải điều chỉnh, bổ sung Một số các nhà thầu khai khống năng lực, thực tế triển khai không đáp ứng được tiến độ và chất lượng dự án đầutư.

- Tổng mức đầu tư: Là khoản chi phí mà khách hàng có thể chi trả theo dự định, tính toán ban đầu Nhưng trong quá trình thực hiện do biến động giá cả thị trường dẫn đến chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngày mộtcao.Mặtkháccáctá cđộng c ủ a môi trường,conngười, thiên t ai bấtthườ ng cũng làm tổng mức đầu tư thay đổi.

- Công tác lập dự toán: Để đảm bảo cho công tác lập dự toán thì người lập phải tính đúng, tính đủ khối lượng, áp dụng đúng các định mức nhà nước, căn cứ vào thực tế hiện trường và nguồn nguyên vật liệu cung cấp Có thể tận dụng nguồn vật liệu có sẵn và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của Dự án Nhưng thực tếchothấy có rất nhiều thiếu sót trong quá trình lập dựtoán.

- Thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện kéo dài sẽ làm tăng các chi phí liên quan như vật liệu, nhân lực Thời gian thi công, thực hiện dự án thích hợp làm tăng hiệu quả và chất lượng dự án, tiết kiệm được chiphí.

- Quá trình triển khai dự án: Việc kiểm tra giám sát thường xuyên dự án là rất quan trọng Nếu có sự bất thường, không hợp lý trong quá trình triển khai phải được điều chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ dự án. Giám sát là để theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn, vệ sinh môi trường Giám sát giúp phòng ngừa những sai sót làm hư hỏng hay sự cố, mặc dù vậy trong công tác giám sát một số dự án còn chưa sát sao, chưa chủ động trong thực hiện việc giámsát.

- Thanh toán, quyết toán đầu tư: Việc bố trí vốn không hợp lý cho từng giai đoạn thực hiện dự án dẫn đến thanh quyết toán vốn chậm làm ảnh hưởng đến việc quản lý dự án Nhiều dự án khi triển khai nhưng không bố trí được vốn thực hiện dẫn đến công trình phải tạm dừng kéo dài, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư dựán.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNLÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN

Giới thiệu khái quát tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -

- Vinacomin trong thời gian qua từ năm 2008 - 2013

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin

Hình 2.1: Lô gô Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin.

Tên tiếng Anh: Vinacomin - Ha Tu Coal Joint Stock Company.

Tên giao dịch: Ha Tu Coal Joint Stock Company.

Tên viết tắt: VHTC. Địa chỉ: Tổ 6 Khu 3, Phường Hà Tu, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: (033).835169; Fax: (033).836120;

(1) Lịch sử hình thành của Côngty:

Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin nằm cách Thành phố Hạ Long 15km về phía Đông Bắc, nơi có trữ lượng than lớn và là nơi có mạng lưới giao thông thuận tiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Về đường bộ có quốc lộ 18A, 18B nối vùng Công ty với các vùng kinh tế khác, đường biển có cảng nước sâu Cửa Ông, Cẩm phả, Mông Dương, thuận lợi cho việc chuyên chở nội địa và xuất khẩu.

Diện tích khai trường của Công ty khoảng 4km 2 Địa hình khu Công ty có đồi núi cao, đỉnh cao nhất là +423,82m so với mục nước biển, bề mặt địa hình bị chia cắt và thay đổi bởi các tầng khai thác, tầng thải, bờ moong sụt lở, sườn núi dốc gần bờ biển.

Công nghệ khai thác của Công ty chủ yếu là bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Than của Công ty thuộc loại than Antraxit với chiều dày vỉa từ 55m - 75m, độ tro (AK

%) trung bình là 10,89%, nhiệt năng (Q) từ 5.642Kcal – 9.051Kcal, hàm lượng chất bốc (Vch) là 6%, độ ẩm (Wlv) 6,5%, lưu huỳnh (S) 0,5%, đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuấtkhẩu.

Năm 1923 khu vực của Công ty đã bị thực dân Pháp tiến hành khai thác Từ năm

1928 - 1954 Công ty có tên là Công trường khai thác than Lộ Trí dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nhật Dưới sự thống trị của thực dân đời sống người thợ của Công ty vô cùng cực khổ, không chịu nổi sự đè nén áp bức, giai cấp công nhân vùng than dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đấu tranh giành thắng lợi Ngày 22/4/1945 vùng Công ty đã được giải phóng, khu Lộ Trí trở thành một công trường khai thác than của Công ty than Hòn Gai, chủ yếu khai thác than bằng phương pháp hầm lò Đến cuối năm 1959 hai công trường Lộ trí (110 + 140) và lò 52 được quyết định hợp nhất thành một công trường mang tên HàTu.

Công ty Cổ phần than Hà Tu, nằm trong khu vực khoáng sản với trữ lượng than lớn, phong phú thuộc dải tài nguyên Than vùng Quảng Ninh chạy dài từ Cái Bầu (Vân Đồn) đến Mạo Khê (Đông Triều), mạch than có tuổi thọ trầm tích từ

Là Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, tiền thân là Mỏ than Hà Tu trực thuộc Công ty than Hòn Gai được thành lập ngày 01/08/1960 theo Quyết định 707/BCN-KB2 của Chính Phủ. Với đặc điểm chủ yếu là mỏ lộ thiên độ dầy của vỉa khá lớn, Công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, công suất khai thác hàng năm của Công ty hàng triệu tấn/năm.

Việc tiêuthụsản phẩm chính là Than, phần lớn giao cho Công ty Tuyển than Hòn Gai Nhằm đẩy lùi những khó khăn do địa bàn khai thác xuống sâu, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, từ vài năm trở lại đây Công ty đã đổi mới phương thức, tổ chức lại sản xuất một cách khoa học, đầu tư trang bị hiện đại, tiến độ khai thác được đẩy mạnh, thị trường tiêu thụ đượcmởrộng, sản lượng khai thác hàng năm không ngừng tăng lên, sản xuất kinh doanh của Công ty đã cân đối được thu chi và có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên được nângcao.

Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Mỏ than Hà Tu được đổi tên là Công ty than Hà

Tu theo Quyết định số 450/QĐ - HĐQT của Tổng Công ty Than Việt nam (nay làTập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ViệtNam). Đến năm 2006, theo quyết định số 2062/QĐ-BCN ngày 09/08/2006 của Bộ Công nghiệp, Công ty than Hà Tu chuyển thành Công ty Cổ phần than Hà Tu - TKV, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- KhoángsảnViệtNam.CôngtyđổitênthànhCôngtyCổphầnThanHàTu

- Vinacomin ngày 8/9/2010 Là một doanh nghiệp có quy mô lớn: Sản lượng đạt 10% tổng sản lượng toàn ngành Tính đến năm 2013, toàn Công ty có 2.768 cán bộ, nhân viên laođộng.

Vốn điều lệ của Công ty là 136.497.380.000 VNĐ.

- Khai thác và thu gom than cứng; Khai thác và thu gom than non; Khai thác và thu gom than bùn; Khai thác quặng và các kim loại không chứa sắt; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác; Vận tải hàng hoá bằng đường bộ; Kho bãi và lưu trữ hàng hoá; Thoát nước và xử lý nước thải; Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Sửa chữa máy móc thiết bị; Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn; Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; Sửa chữa thiết bị điện; Sửa chữa thiết bị khác; Lắp đặt hệ thống điện; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí; Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ; Hoạt động đầu tư khác; Hoạt động xây dựng chuyên dụngkhác.

Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, tiền thân là Công ty than Hà Tu được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 2062/QĐ-BCN ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Phương án cổ phần và chuyển Công ty than Hà Tu thành Công ty Cổ phần than Hà Tu

- TKV Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần chính thức từ ngày 1/1/2007.

* Một số thành tích đạt được của công ty trong thời gian qua như:

- Đạt danh hiệu là Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân2000.

- Đạt danh hiệu Đơn vị anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới2003.

- Được tặng thưởng: 02 Huân chương lao động hạng nhất, 02 huân chương hạng nhì và 07 huân chương hạng ba cho tập thể cán bộ công nhân Công ty; 04Huân chương chiến công hạng ba, hạng nhì cho tập thể cán bộ công nhânCôngty;12 lần nhận thưởng Cờ luân lưu của Bác Hồ; Giải “SAO VÀNG ĐẤTVIỆT" vào năm2004.

(3) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban chính của khối văn phòng Công ty: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần than Hà Tu –Vinacomin được thể hiện qua sơ đồ (Hình2.2).

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mà không thuộc thẩm quyền của đại Hội đồng cổđông.

Một số dự án đầu tư đã được thực hiện trong thờigianqua

Kể từ sau khi được cổ phần hóa, mô hình quản lý của Công ty đã có nhiều thay đổi, sự thay đổi khiến công tác đầu tư mất một thời gian thích nghi với các chính sách mới Tuy vậy, để thúc đẩy đầu tư sản suất, thực hiện nhiệm vụ được giao, Công ty đã tăng cường việc đầu tư các dự án với mong muốn hoạt động sản xuất của Công ty ngày càng có hiệuquả.

Chúng ta có thể thấy một số dự án đầu tư tiêu biểu mà Công ty đã thực hiện trong thời gian qua, được nêu trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các dự án của Công ty thực hiện đầu tư các năm 2008 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng;

STT Tên dự án đầu tư Tổng mức đầu tư

1 Dự án đầu tư Đường ra Cảng (2008) 5.000 6.138

2 Đầu tư cải tạo Nhà văn Phòng (2008) 2.056 3.127

3 Đầu tư hệ thống tuyển than bằng khí (2008) 5.180 5.782

4 Đầu tư xe chở đất 55 - 60 tấn (2008) 69.115 67.025

5 Dự án đầu tư hệ thống tuyển than bằng máy lắng lưới chuyển động (2009) 17.809 21.742

6 Dự án đầu tư mua sắm ô tô chở đất và ô tô chở than (2009) 127.178 125.182

7 Dự án xử lý nước thải mỏ lộ thiên (2009) 15.750 16.870

8 Dự án xây lắp hoàn nguyên môi trường (2009) 7.167 9.825

9 Đầu tư Xưởng sản xuất bánh mỳ - 2009 610 750

10 Dự án hội trường mỏ và nhà dịch vụ - Công ty

Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (2010) 7.335 8.572

11 Dự án đầu tư khai thác mot Bauxit Tân Rai -

12 Di chuyển, cải tạo nhà Điều khiển (2011) 1.797 2.082

13 Dự án đầu tư các thiết bị san gạt (2012) 8.422 7.967

14 Dự án đầu tư duy trì công suất mỏ (2012) 13.255 12.202

15 Dự án cải tạo nâng cấp nhà thi đấu Công ty

16 Dự án đầu tư xe ô tô vận tải (2013) 126.387 123.457

17 Dự án xử lý nước thải (2013) 9.800 Đang thực hiện

18 Dự án xây dựng trụ sở Công ty Cổ phần than

Hà Tu - Vinacomin (2013) 77.422 Đang thực hiện

19 Dự án duy tu, bảo dưỡng đường vận tải (2013) 10.255 Đang thực hiện

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo đầu tư, xây dựng của Công ty năm 2008 - 2013)

Hình 2.5: Phối cảnh Dự án trụ sở Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin

Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phầnthan Hà Tu - Vinacomin trong thờigianqua

2.3.1 Công tác lập dự án đầutư

Quá trình lập dự án đầu tư của Công ty cơ bản được thực hiện theo trình tự các bước sau:

(1) Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá các dự kiến ban đầu (2) Xác định địa điểm của dự án (3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (4) Lập kế hoạch thục hiện dự án (5) Xác định nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn (6) Kế hoạch khai thác vận hành dự án (7) Xây dựng mô hình tổ chức quản lý quá trình thực hiện dự án (8) Phân tích đánh giá hiệu quả dự án (9) Đánh giá tác động môi trường (10) Phân tích đánh giá rủi ro.

Công tác lập dự án đầu tư tại một số dự án được nêu trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số liệu và tình hình thực hiện công tác lập dự án đầu tư của Côngty trong giai đoạn 2008 -2013:

Thời gian lập dự án theo kế hoạch

Thời gian lập dự án thực tế

Dự án đầu tư hệ thống tuyển than bằng máy lắng lưới chuyểnđộng

2 Dự án đầu tư khai thác mỏ Bauxit Tân

Rai - Lâm Đồng (2011) 2 năm 3 năm 1 năm

3 Dự án xây dựng trụ sở Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (2013) 1 năm 2 năm 1 năm

4 Dự án xử lý nước thải (2013) 1 năm 1,5 năm 0,5 năm

5 Dự án duy tu, bảo dưỡng đường vận tải(2013) 1 năm 2 năm 1 năm

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo đầu tư, xây dựng của Công ty năm 2008-2013)

Trong thời gian qua, tùy theo mức độ phức tạp của dự án đầu tư, Công ty thường thuê tư vấn lập dự án đầu tư hoặc tự thực hiện công tác lập dự án đầu tư để đảm bảo chất lượng công tác lập dự án.

Các dự án được lập theo các quy định hiện hành (theo Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn) Điều nhận thấy rõ nét rằng các bản thiết kế kỹ thuật đều do tư vấn lập Các dự án thiết kế kỹ thuật do các đơn vị tư vấn lập đầy đủ hơn so với các dự án chủ đầu tư lập do Tư vấn có tính chuyên nghiệp cao hơn Các dự án quy mô lớn như khai thác, nhà máy sàn tuyển, các tuyến đường chuyên dùng vận chuyển than, các nhà máy xử lý nước thải, hầu hết đều do Các đơn vị tư vấn có uy tín trong nước lập.

Các dự án còn lại với quy mô nhỏ hơn như các công trình phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cán bộ công nhân viên đều do Chủ đầu tư là Công ty lập Trong nhiều năm qua Công ty đã nhiều cố gắng, sắp xếp lại tổ chức, tăng cường lực lượng, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thêm các thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày một cao của công tác Lập dự án đầu tư.

Các đơn vị tư vấn, các phòng ban chức năng của Công ty đã thực hiện một khối lượng dự án rất lớn, đáp ứng tương đối về quy trình đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm Tập trung lập các dự án đầu tư lớn, các thiết kế kỹ thuật của một số công trình duy trì, nâng cao công suất, mở rộng các mỏ, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, văn hoá thểthao.

Các dự án do tư vấn thực hiện đã phần lớn đáp ứng được yêu cầu đầu tư trong các năm 2008 - 2013 và các năm sau, đặc biệt là các dự án trọng điểm Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại như chất lượng dự án chưa cao, có một số dự án phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thời gian thực hiện công tác tư vấn còn chậm, Tư vấn còn thiếu tính độc lập khách quan, nhiều trường hợp lập dự án theo ý chí chủ quan của chủ đầu tư, bị gò ép thiếu tính khoa học Nhiều dự án lập theo ý chí chủ quan của chủ đầu tư do đó mục tiêu chỉ là hiệu quả khai thác mà không xem xét đến các ảnh hưởng khác của dự án Một số dự án, tư vấn đã cố tìm cách cho dự án có hiệu quả mà không có những giải pháp tư vấn hữu ích để chứng minh hiệu quả thực của dự án Chưa tập trung lập các dự án dài hạn mà vẫn lập nhiều dự án nhỏ, vì vậy khối lượng dự án nhiều nhưng chất lượng còn hạn chế, tốn nhiều thời gian.

Trong thời gian tới cần phải chấm dứt các thiếu sót trên, khắc phục nhanh nhất việc chia nhỏ dự án Công tác tư vấn cần được đổi mới về chất lượng và dần rút ngắn thời gian lập dự án để đáp ứng được tốc độ đầu tư tăng mạnh của các năm tới Với tốc độ và khối lượng đầu tư như hiện nay và những năm tới, nếu không có những giải pháp quyết liệt để nâng công tác chuẩn bị đầu tư ngang tầm với yêu cầu tốc độ đầu tư thì chính nó sẽ là cản trở việc thực hiện các Quy hoạch phát triển ngành khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.

Vì tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đầu tư là một trong những khâu đầu tiên của quá trình đầu tư mà Tư vấn là người tham gia chủ yếu Các đơn vị tư vấn cần phải thực hiện những giải pháp cấp bách như đầu tư thêm trang thiết bị tin học, công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng hữu ích đủ mạnh để phục vụ thiết kế; đào tạo nhân lực, chuyên gia, hợp tác tư vấn giữa các đơn vị tư vấn trong, ngoài ngành và nước ngoài, nâng cao mối quan hệ giữa tư vấn và các chủ đầu tư Công ty phấn đấu đảm nhận việc lập các dự án nhỏ, đơn giản để giảm tải cho các đơn vị tư vấn, để tập trung giải quyết các dự án lớn, có tính chiến lược cho đơn vị và toàn ngành.

2.3.2 Công tác thẩm định dự án đầutư

Các dự án do đơn vị tư vấn lập đều được Công ty hoặc ký hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Các nội dung thẩm định dự án đầu tư của Công ty hay các đơn vị tư vấn cơ bản được thực hiện trình tự sau:

(1) Thẩm định tính pháp lý của dự án; (2) Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án; (3) Thẩm định tính hợp lý của việc lựa chọn địa điểm xây dựng dự án; (4) Thẩm định thị trường của dự án; (5) Thẩm định về mặt công nghệ và thiết bị; (6) Thẩm định các giải pháp kỹ thuật, điều kiện tổ chức, tiến độ thực hiện và quản lý vận hành dự án; (7) Thẩm định đánh giá tác động môi trường (8) Thẩm định nội dung tài chính của dự án: Thẩm định tổng mức đầu tư cho dự án; Thẩm định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án; Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hằng năm của dự án; (9) Thẩm định kết quả phân tích KTXH dự án đầu tư, hiệu quả dựán.

Công tác thẩm định dự án đầu tư tại một số dự án được nêu trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Số liệu và tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án của Công tytrong giai đoạn 2008-2013: Đợn vị tính: triệu đồng;

Thời gian thẩm định dự án

Tổng mức đầu tư dự án được duyệt

Giá trị vượt tổng mức đầu tư

1 Đầu tư xe chở đất 55 - 60 tấn (2008) 2 tháng 69.115 66.155 2.960

Dự án đầu tư hệ thống tuyển than bằng máy lắng lưới chuyển động (2009)

Dự án đầu tư mua sắm ô tô chở đất và ô tô chở than(2009)

Dự án đầu tư khaithácmỏ

Bauxit Tân Rai - Lâm Đồng(2011)

Dự án xây dựng trụ sở

Công ty Cổ phần than Hà

6 Dự án xử lý nước thải

7 Dự án đầu tư xe ô tô vận tải (2013) 2 tháng 126.387 123.200 3.187

8 Dự án duy tu, bảo dưỡng đường vận tải (2013) 1 tháng 10.255 12.240 1.985

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo đầu tư, xây dựng của Công ty năm 2008-2013)

Tuy có nhiều cố gắng nhưng việc thẩm định của chủ đầu tư đối với một số dự án còn hời hợt, thiếu trách nhiệm nên chất lượng của một số dự án khi trình duyệt rất thấp, phải bổ sung giải trình nhiều lần, đặc biệt là các dự án về khai thác quặng và các dự án chế biến, dẫn đến thời gian hoàn tất phê duyệt dự án kéo dài Vấn đề này một phần đã được khắc phục so với những năm trước đây nhưng vẫn là một tồn tại lớn, cần phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm và có các biện pháp khắc phục nhanhnhất.

Trong khoảng 6 năm trở lại đây, Công ty đã tổ chức thẩm định nhiều dự án lớn nhỏ và đã được Hội đồng quản trị Công ty, và Tập đoàn phê duyệt, đáp ứng phần lớn tiến độ công tác thực hiện đầu tư và có sự chuẩn bị đáng kể cho các năm tiếp theo.Công tác thẩm định dự án cũng đã được tổ chức chặt chẽ hơn, vì vậy thời gian thẩm định các dự án đã được rút ngắn hơn các năm trước, nhất là các dự án trọng điểm đã được tập trung thẩm định nhanh nhất Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như chất lượng một số dự án thấp, phải bổ sung giải trình nhiều lần, số lượng dự án quá nhiều, việc tổ chức thẩm định chưa hợp lý dẫn đến thời gian của quá trình thẩm định không đảm bảo theo quy định, bị kéo dài, đặc biệt là các dự án về mỏ, khai thác.Các dự án được giao cho chủ đầu tư quyết định phê duyệt theo uỷ quyền được thẩm định và phê duyệt nhanh, đáp ứng kịp thời cho việc triển khai thực hiện Tuy nhiên, việc thẩm định thường không được chi tiết, một số còn sai sót Chất lượng dự án thấp do lực lượng quản lý đầu tư của Công ty còn thiếu năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ Có nhiều dự án còn sử dụng sai nguồn vốn Một số công trình, Công ty tư thực hiện cải tạo nâng cấp song lại sử dụng vốn sửa chữa chi vào giá thành, khi bị xuất toán lại phải làm thủ tục đầu tư theo quy định Đặc biệt việc phân cấp quản lý, quyết định đầu tư, xét duyệt thiết kế khả thi, đấu thầu các công trình xây dựng có nhiều vấn đề Một số công trình đã thi công trước khi chưa đượcphêduyệt thiết kế bản vẽ thi công mà công trình chưa thực sự đến mức cấp bách Triển khai đấu thầu, xây lắp, mua sắm thiết bị ở một số dự án còn lúng túng, thiếu chặt chẽ do nghiệp vụ cònthấp, Quyền hạn và trách nhiệm của Công ty với quản lý đầu tư đã được xác lập rõ ràng và lớn hơn rất nhiều so với trước đây Vì vậy, công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện các bước tiếp theo của quá trình đầu tư phải được chú trọng, kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư ở Công ty để triển khai công tác này đạt hiệu quả và đúng phápluật. Để khắc phục những tồn tại trên, trước mắt cần tuyển chọn những cán bộ có đủ chuyên mô kỹ thuật, nghiệp vụ và được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tư và các bộ phận quản lý đầu tư của Côngty.

2.3.3 Công tác thực hiện đầutư

2.3.3.1 Công tác giám sát đầu tư, báo cáo kế hoạch đầutư

Cán bộ quản lý dự án có chức năng kiểm tra giám sát sản phẩm dự án, chất lượng, kỹ thuật, ngân sách và tiến độ thời gian Trước tiên, nhà quản lý dự án phải am hiểu các tiêu chuẩn, chính sách, thủ tục quản lý, phải có đủ năng lực kỹ thuật để giám sát công việc, đánh giá đúng hiện trạng và xu hướng tương lai.

Kiểm tra giám sát là một quá trình, bao gồm việc đo lường, đánh giá và sửa chữa. Căn cứ các mốc thời gian và dựa vào đó để so sánh đánh giá tình hình thực hiện dự án, đồng thời, xây dựng một hệ thống thông tin hữu hiệu để thu nhập và xử lý số liệu đi kèm với tiến trình báo cáo.

Công tác giám sát quá trình đầu tư của Chủ đầu tư còn một số vấn đề tồn tại: Công tác giám sát đầu tư chưa đi vào thực chất và không phát huy được tầm quan trọng của nó Nguyên nhân công tác này chưa làm tốt là do cán bộ quá thiếu, phải thực hiện nhiều việc khác nhau Thực tế, trong Công ty công tác tự kiểm tra, đánh giá, giám sát đầu tư chưa được thực hiện đúng mức.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNLÝC Á C

Định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần than Hà Tu -

3.1.1 Tiềm năng về tài nguyên khoángsản

Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 69 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại quyền độc lập tự do cho Tổ quốc.

Hình 3.1: Công trường khai thác than của Công ty Cổ phần than Hà Tu

Trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m 3 phân bố ở cả 3 miền.

Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít,sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của Tập đoàn Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Như chúng ta đã biết Than có 5 loại chính: Than Antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài, than nâu.

Trữ lượng này được thông kê là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn, còn lại gần 200 triệu tấn là nằm rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, BắcGiang,

+ Bể than Quảng Ninh được phát hiện từ rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp Hiện nay và có lẽ trong tương lai thì sản lượng than được khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng toàn quốc.

Trong địa tầng chưa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:

- Dải phía Bắc (Uông Bí - Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa trong đó 6 - 8 vỉa có giá trị côngnghiệp.

- Dải phía Nam (Gòn Gai - Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, trong đó 10 - 15 vỉa có giá trị côngnghiệp.

Phân loại theo chiều dày, của bể than Quảng Ninh: Vỉa rất mỏng < 0,5, chiếm 3,57% tổng trữ lượng; Vỉa mỏng: 0,5 - 1,3m chiếm 27%; Vỉa trung bình: 1,3 - 3,5m chiếm 51,78%; Vỉa dày > 3,5 - 15 m chiếm 16,78%; Vỉa rất dày > 15 m chiếm 1,07%. Đối với việc khai thác ở bể than Quang Ninh trước đây, có thời kì sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi và hiện nay còn 60%. Trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015 - 2020 có mỏ không còn sản lượng, các mở mới lộ thiên mới cũng sẽ không có mà nếu có thì cũng chí là một số mỏ có sản lượng dưới 0,5 - 1 triệuTấn/năm.

+ Ở các vùng khác, trữ lượng than Antraxit nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương,Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn, quy mô khai thác thì thường từ vài nghìn tấn đến 100 - 200 nghìn T/năm Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 nghìn T/năm.

Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe

Bố (Nghệ An) Ngoài ra, tham mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, nhưng với trữ lượngnhỏ.

Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc tới Nam nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với hai mỏ than lớn là U Minh Thượng và U Minh Hạ Cụ thể:

- Đồng bằng Bắc Bộ: 1650 triệum 3

- Ven biển Miền Trung: 490 triệum 3

- Đông bằng Nam Bộ: 5000 triệum 3

Trước đây, vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nũa nhưng vì nạn cháy rừng đã phá hủy đi rất nhiều trữ lượng than.

Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn ) với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn Than Na Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy nên việc khai thác,

Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ với trừ lượng dự báo là 100 tỷ tấn Nhưng để có thể khai thác được cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu(Hưng Yên) để đánh giá một cách chính xá trữ lượng, chất lượng than Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác đối với than nâu ở đồng bằng sôngHồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ năm 2015 - 2020 trởđ i Dưới sự chỉ đạo của trực tiếp của Chính phủ, các Bộ ban ngành, ngành than ViệtNam đang phát triển vững chắc và có đầy đủ khả năng đáp ứng các mục tiêu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, tăng cường xuất khẩu, xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sảnViệt Nam nói chung và các Công ty Than nói riêng thành những đơn vị vững mạnh,phát triển bềnvững.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

Dự kiến đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc mức -300m và một số khu vực dưới mức -300m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác đến năm 2020.

Dự kiến đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021- 2030.

Sản lượng than thương phẩm của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin dự kiến đến năm 2015 khoảng 3-4 triệu tấn; và từ 5-6 triệu tấn vào năm 2020; duy trì mức

6 triệu Tấn/năm từ sau năm 2020;

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổphần

ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin trong thời gian tới

Thực hiện đầu tư qua thời kỳ các năm từ 2008 - 2013 đã có nhiều chuyển biến tích cực (giá trị, khối lượng đầu tư tăng theo từng năm, năm sau hơn năm trước 1,3 -1,5 lần), tạo năng lực mới đáng kể thúc đẩy sản xuất phát triển Các mục tiêu chính của kế hoạch năm về lĩnh vực sản xuất than, khoáng sản khác vẫn đảm bảo yêu cầu. Thực hiện đầu tư: Khối lượng đào lò Xây dựng cơ bản đạt khá, các mục tiêu tăng năng lực thiết bị phục vụ bóc đất, đào lò, khai thác than, khoáng sản, cơ khí đạt được sự tăng trưởng cao, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chuẩn bị cho kế hoạch năm 2014 và các năm tiếp theo.

Ngoài việc đầu tư duy trì công suất các mỏ than, các cơ sở sản xuất, hàng năm cũng đã đầu tư mở rộng, nâng công suất các mỏ than hầm lò, các mỏ lộ thiên, khai thác, chế biến khoáng sản (than, bauxit, ); đầu tư mới thiết bị nâng cao năng lực đào lò, các cơ sở sản xuất cơ khí, đầu tư các cơ sở vật chất sửa chữa phương tiện vận tải,các dự án khắc phục sự cố môi trường, trang thiết bị an toàn trong sản xuất, đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật và dự án xây lắp mỏ, đầu tư mới các thiết bị hiện đại, phục hồi thiết bị, cải tạo nâng cấp nhà máy, đầu tư xây dựng mới, đã tạo đà cho việc triển khai công tác đầu tư các năm sau có nhiều thuận lợi. Đổi mới công nghệ trong các mỏ than hầm lò nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất lao động; đổi mới thiết bị cho các mỏ than lộ thiên; đầu tư các công trình phục vụ sản xuất, đời sống văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái đạt được những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, trong những giai đoạn tiếp theo một số dự án lớn lĩnh vực đầu tư mỏ mới, các dự án hạ tầng, chưa triển khai được theo kế hoạch, tiến độ đề ra, đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý dự án của Công ty, nguyên nhân cơ bản là:

(1) Chếđộ,chính sáchcủa Nhà nước cónhiều thayđổi vềcông tác quảnlýđầu tư,đơngiávậtliệu, tiền lương,giácảmộtsốthiếtbịtrongvàngoàinướcbiến động mạnh (tăngsovớithờiđiểm lập,duyệt các dự án đầutư)dẫn đếnquátrìnhđấuthầuđểlựachọn nhàthầu mộtsố góithầuphảitiến hành nhiều lần,do phảiđiều chỉnh lạigiágóithầu,dựtoánhoặc kếhoạchđầuthầu,tổngmứcđầutư, nên thờigian kéodài.

(2) Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay thương mại Việc thu xếp vốn vay trong năm (nhất là thời điểm ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế thể giới) của một số dự án chưa đạt yêu cầu (phải chuyển vay vốn từ Tập đoàn), một số hợp đồng mua sắm, thi công đã ký, song khả năng thu xếp vốn thực hiện chậm, chưa đảm bảo tiếnđộ.

(3) Công tác lập kế hoạch chưa được coi trọng, kế hoạch đầu tư chưa thật sát với yêu cầu của sản xuất kinh doanh Có dự án đầu tư với mục đích nhằm duy trì sản xuất trong năm kế hoạch, nhưng trên thực tế cho thấy, dự án không thực hiện được nhưng Công ty vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó. Điều này chứng tỏ dự án đầu tư đó chưa thực sự là để đáp ứng nhu cầu của đơn vị. Ngoài ra, có nhiều hạng mục công trình đã được giao kế hoạch, nhưng không thực hiện nhưng lại thực hiện các hạng mục không nằm trong kế hoạch đẫn đến công tác thanh toán cho khối lượng hoàn thành không thực hiện được, những thiếu sót này chủ yếu thuộc các dự án xây lắpmỏ.

(4) Năng lực đội ngũ quản lý đầu tư có tăng nhiều về số lượng, chất lượng đã được cải thiện, song vẫn chưa tương xứng với quy mô đầu tư của nhiều dự án Một số dự án tại khâu chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư của chủ đầu tư còn yếu nhất là công tác tổ chức đấu thầu (lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu) còn kéo dài, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định; năng lực cánbộ điều hành dự án chưa tương xứng với yêu cầu dự án, quá trình chuẩn bị đầu tư chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về tính khả thi của thị trường, kỹ thuật, công nghệ, ;

Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư của một số bộ phận còn thấp Một số cán bộ đang làm quản lý kỹ thuật khi được giao thẩm định hồ sơ dự án và các công việc liên quan khác đến quá trình chuẩn bị đầu tư chưa quen và chưa đủ thời gian để tìm hiểu các quy định về quản lý đầu tư nên gặp khó khăn nhất định Ngoài ra còn một yếu tố rất quan trọng là cơ cấu tổ chức bộ máy của các phòng ban chức năng chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý dựán;

Một số phòng chức năng công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa được chú trọng đúng mức để tập trung nhân lực và thời gian hướng dẫn các đơn vị thực hiện quá trình chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

(5) Quá trình thực hiện dự án có rất nhiều thủ tục liên quan đến phê duyệt quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đất đai phức tạp kéo dài, Mặc dù đã hết sức nỗ lực song lực lượng cán bộ đầu tư còn mỏng, phân cấp trong thực hiện dự án chưa đầy đủ, lĩnh vực đầu tư nhiều, quy mô đầu tư lớn, khả năng huy động vốn còn hạn chế và những nguyên nhân khách quan do biến động của thị trường (như lạm phát tăng, biến động về giá vật tư vật liệu, thiết bị, ), sự thay đổi về chính sách trong quản lý đầu tư và xây dựng đã làm khó khăn trong quá trình thực hiện kếhoạch.

(6) Đối với các dự án trọng điểm như dự đầu tư xây dựng mới các mỏ than, khoáng sản tiến độ chậm không đạt yêu cầu còn do một số nguyên nhân cơ bảnsau:

- Do số lượng dự án nhiều, phức tạp về mặt kỹ thuật, công nghệ dẫn đến thời gian chuẩn bị kéo dài, các vấn đề nhậy cảm về môi trường của khu vực mà dư luận quantâm.

- Công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư các dự án lớn bị ảnh hưởng quá nhiều vào sự biến động của kinh tế thế giới, các nhà thầu tham gia có những thay đổi trong quá trình đấu thầu không phù hợp với quy định, việc lựa chọn đối tác thực hiện một số dự án không thực hiện được theo tiến độ đề ra dẫn đến giá trị kế hoạch không thực hiện được hoặc thực hiệnthấp.

- Các dự án của Công ty thường được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối dài, có dự án lên tới vài năm Do đó, không tránh khỏi tác động của các yếu tố không ổn định về nguyên vật liệu, yếu tố KTXH khác, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao Bởi vậy, việc quản lý thời gian, tiến độ của dự án là rất khó khăn để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiếnđộ.

- Các dự án thường mang tính chất kỹ thuật phức tạp đặc biệt là các dự án xây lắp, dự án khai thác mỏ nên việc nâng cao năng lực thiết bị công nghệ cũng như năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên là đòi hỏi thường xuyên để đảm bảo chất lượng công trình cũng gây những trở ngại nhấtđịnh.

Kếtluận

Công tác quản lý các dự án đầu tư hiện nay tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin là một vấn đề bức xúc và còn nhiều tồn tại Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm tằng cường công tác quản lý các dự án đầu tư nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là rất thiết thực, có ý nghĩa về thực tiễn và lý luận.

Căn cứ tổng hợp những kiến thức được học, thực tiễn trong quá trình công tác và làm việc, cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn, các Thầy cô trong Khoa, cũng như bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan để tác giả hoàn thiện Luận văn“Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty

Cổphần than Hà Tu - Vinacomin”.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứusau:

- Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về dự án, quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư Hệ thống và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư Làm rõ và đưa ra thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu-Vinacomin.

- Tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin, qua đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế để có cơ sở đưa ra các giải pháp tăngcường.

- Trong Luận văn, tác giả đã đề xuất được các giải pháp có tính hiệu quả và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng sản của Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin.

Kiếnnghị

Hoạt động quản lý dự án đầu tư là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và nhiều chủ thể Để quản lý tốt và có chất lượng các dự án đầu tư thì ngoài sự tăng cường lực lượng và trình độ quản lý dự án của cá cán bộ, nhân viên còn cần sự quan tâm của các cấp, ngành, Tập đoàn và của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Trong quá trình thực hiện đầu tư của cơ sở, Nhà nước đóng vai trò là người theo dõi chặt chẽ, định hướng và kiểm soát chi phí hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án thực sự đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước Để thực hiện công tác giám sát của mình, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, các định chế, các chính sách… để hướng các cơ sở đi theo quỹ đạo đã định, phục vụ cho mục tiêu quản lý củamình.

Công việc quản lý đầu tư tại Công ty chịu sự chi phối rất chặt chẽ của các cơ quan nhà nước cấp trên và chính quyền địa phương từ công tác xét duyệt, cấp vốn, xin giấy phép, Sự hoạt đông của các cơ quan này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các mục tiêu đầu tư tại Công ty Trong quản lý đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin, các công việc quản lý nhà nước vẫn còn thể hiện nhiều vướng mắc, nhiều tồn tại cần tháo gỡ nhằm phục vụ đúng mục tiêu của Nhà nước là đầu tư xây dựng và khai thác các công trình bảo đảm chất lượng, chi phí hợp lý trong một thời gian nhất định, tránh thất thoát, lãngphí.

Nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống luật pháp, chính sách cũng như việc giảm bớt tình trạng quan liêu,… Mặc dù công tác này đang được tiến hành với những nỗ lực lớn, nhưng khó có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Việc cần làm là hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, sớm ban hành những văn bản còn thiếu, tạo khung pháp lý cho các hoạt động đầu tư trongnước.

Cải cách bộ máy hành chính để hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư nhanh chóng, dễ dàng và có biện pháp hữu hiệu kích thích và phát triển thị trường vốn để tạo kênh vốn cho các nhà đầu tư.

Do thời gian nghiên cứu và làm Luận văn có hạn, trình độ của bản thâncònnhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên thiếu sót và khuyết điểm là điều không tránh khỏi Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và đồng nghiệp đểLuận văn được hoàn thiên Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô trong Khoa, các đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành Luậnvăn.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 vềquản lýdự án đầu tư xây dựng côngtrình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 vềhướng dẫn thi hành Luật đầu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luậtxâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009về
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
5. Chính phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 vềquản lýchất lượng công trình xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
9. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 Phê duyệtQuy hoạch phát triển ngành than ViệtNamđến năm 2020, có xéttriển vọng đến năm2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ Tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012Phê duyệt
Tác giả: Thủ Tướng Chính phủ
Năm: 2012
10. Nguyễn Bá Uân (2010),“Quản lý dự án”, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý dự án”
Tác giả: Nguyễn Bá Uân
Năm: 2010
11. Nguyễn Xuân Phú (2009),“Kinh tế xây dựng Thuỷ lợi”, Trường Đại học Thủy lợi HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế xây dựng Thuỷ lợi”
Tác giả: Nguyễn Xuân Phú
Năm: 2009
12. Thái Bá Cẩn (2009),“Phân tích và quản lý dự án đầu tư”,Nhà xuất bản Giáodục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và quản lý dự án đầu tư”
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáodục
Năm: 2009
13. Từ Quang Phương (2005),“Quản lý dự án đầu tư”, Nhà xuất bản Lao động - Xãhội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý dự án đầu tư”
Tác giả: Từ Quang Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản Laođộng - Xãhội
Năm: 2005
1. Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, Các báo cáo kết quả đầu tư, xây dựng của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin các năm 2008 đến2013 Khác
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Khác
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, Luật Đầu tưs ố 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005quy định về đầu tư Khác
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, Luật Xây dựngsố 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003quy định về hoạt động xây dựng Khác
8. Quốchộ inước CHXHCN V i ệ t NamkhóaXIII, Lu ậ t Đấ ut h ầ u s ố 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013quy định về đấu thầu Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w