1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở việt nam

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

1 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt NamVăn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được xây dựng trong quá trình pháttriển của mỗi doanh nghiệp, thẩm thấu vào trong nhận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Nhóm: 2

Lớp: 13DHKDQT03

SVTH:

1 Dương Minh Tuấn (NT) MSSV: 2036224539

2 Nguyễn Ngọc Phương Dung MSSV: 2036220671

Trang 2

Trang 2

Trang 3

Lời mở đầu

Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần hình thành mụcđích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cảdân tộc Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển, doanh nhân nước ta ngày naycũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu,kém phát triển Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân kinh doanh, mà còn là

vì sự phát triển của quê hương động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp vươn lên.Nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo chủ nghĩa thực dụng, dùng mọi thủ đoạn để đạtlợi nhuận cao, bất kể việc làm đó vi phạm pháp luật, hay ảnh hưởng đến sức khỏe ngườitiêu dùng Trong thời gian qua các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin về một sốcông ty đã sản xuất trong một thời gian dài, với những quy trình xử lí chất thải gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, đe dọa đời sống của nhiều dân cư trongkhu vực, tạo ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước, không khí, hay sản phẩm của một số nhà sản xuất có chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe người tiêu dùng

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng vai trò tập thể, truyền thốngđoàn kết dân tộc trong kinh doanh dẫn đến thực trạng yếu thế của doanh nghiệp Việt Namtrong bối cảnh cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa trên thế giới diễn ra gay gắt

Do đó để xây dựng được một môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cần thiếtphải có những giải pháp thích hợp

Trang i

Trang 4

Lời mở đầu i

1 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam 1

2 Một số hạn chế trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam 3

2.1 Chưa hiểu rõ, thấu đáo về văn hóa doanh nghiệp 3

2.2 Không có kế hoạch bài bản 4

2.3 Mang nặng tính hình thức, phong trào, thiếu quyết tâm 5

2.4 Tuyển dụng nhân sự chưa phù hợp với văn hóa doanh nghiệp 6

2.5 Không xác định rõ ràng giá trị cốt lõi - công việc quan trọng nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp 8

2.6 Chưa coi trọng truyền thông nội bộ 9

2.7 E ngại ít tiền không làm được văn hóa doanh nghiệp 9

3 Các giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp 13

Các nguồn & Tài liệu tham khảo 19

Trang A

Trang 5

Hình 1 4

Hình 2 6

Hình 3 7

Hình 4 Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng tầm doanh nghiệp trong tương lai 12

Hình 5 Xác định rõ ràng chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới để VHDN phát triển bền vững 14

Hình 6 Tự đánh giá và tiến hành cải thiện sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai 16

Hình 7 Việc lên kế hoạch hành động chi tiết sẽ giúp nhân viên sẽ có định hướng cụ thể trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp 16

Hình 8 17

Hình 9 18

Trang B

Trang 6

1 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được xây dựng trong quá trình pháttriển của mỗi doanh nghiệp, thẩm thấu vào trong nhận thức và tác động đến tư tưởng, tìnhcảm, chi phối hành vi và thói quen của các thành viên trong doanh nghiệp Theo Jaques(1952): “Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hằng ngày của cácthành viên Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấpnhận vào doanh nghiệp đó Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử,các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông

lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quanđiểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận vànhững quy ước, những điều cấm kỵ” (1) Theo Denison (1990): “Văn hóa doanh nghiệpchỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thốngquản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt các thủ tục quản lý, hành vi ứng xử minh chứng

và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này” (2) Nhà nghiên cứu E.N.Schein cho rằng,văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công tyhọc được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trườngxung quanh (3) Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa doanh nghiệp baogồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phươngpháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ởphạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên (4) Đây là những giá trịriêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, là yếu tốquan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được thành công trước các đối thủcạnh tranh khác Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp làmột hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chiphối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanhriêng của doanh nghiệp” (5)

Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng văn hóa doanhnghiệp có vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển bền vững của mỗi doanhnghiệp Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và phát triển sẽ có sức lan tỏa đến từngthành viên trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệmtrong công việc, phát huy tinh thần đoàn kết trong nội bộ đơn vị và tinh thần trách nhiệmtrong xây dựng, phát triển doanh nghiệp, phát triển doanh thu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần thu hút nhântài và giữ được nhân tài tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp, góp phần tạo nên nền tảngcho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Nghị quyết Trung ương 9 Ban chấp hành

Trang 1

Trang 7

Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã

xác định xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân: “Thường xuyên quan tâmxây dựng văn hóa trong kinh tế Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triểnkinh tế, xã hội Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minhbạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa Xâydựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữtín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc Phát huy ý thức

và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xâydựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốctế” Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng và thựchiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý Chú trọng xây dựng môi trường vănhóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mấtđoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân vàkinh doanh” (6)

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồntại và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn vàtạo nên thương hiệu riêng, tạo được lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại trong quá trìnhphát triển Trên thế giới, nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn như: Amazon, Microsoft,Apple, Canon… có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh trong nhiều thập niên và khi gặpkhủng hoảng kinh tế thì những doanh nghiệp này vẫn có thể đứng dậy, vươn lên pháttriển… bởi họ đã xây dựng được những giá trị văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, nhữngthương hiệu trở thành nền tảng của doanh nghiệp và là biểu tượng của quốc gia, có tầmảnh hưởng quốc tế Từ khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, hoạt động xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Nhiều doanhnghiệp ở Việt Nam đã quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh,xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh, những nguyên tắc và quy định của doanhnghiệp được hình thành và nghiêm túc thực hiện, xây dựng được giá trị cốt lõi của doanhnghiệp tạo nên bản sắc riêng và thích ứng với môi trường kinh doanh của thế giới, môitrường cạnh tranh toàn cầu Đồng thời, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội và hỗ trợcộng đồng “Theo kết quả khảo sát của Blue - C, tiến hành khảo sát 113 doanh nghiệpViệt Nam, có khoảng 66,36% lãnh đạo nhận thấy vai trò của văn hóa doanh nghiệp làquan trọng hoặc rất quan trọng Tuy nhiên, có 56,64% doanh nghiệp không có ngân sáchdành riêng cho văn hóa, hoặc có nhưng rất hạn chế Khoảng 23,01% doanh nghiệp là cóngân sách phục vụ riêng cho văn hóa doanh nghiệp Đa số (90%) doanh nghiệp đã thiếtlập các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp, như: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.Bên cạnh đó, hoạt động văn hóa doanh nghiệp được chú trọng thể hiện qua các ý tưởng,các khái niệm đơn giản, áp dụng các hình thức truyền thông để giúp nhân viên nhận biết

Trang 2

Trang 8

văn hóa doanh nghiệp Trang phục nhân viên, logo, slogan, quy tắc ứng xử… đã đượcchú trọng triển khai” (7) Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng văn hóa doanhnghiệp dựa trên những cam kết về giá trị, các nguyên tắc phát triển bền vững và đem lạithành công cho doanh nghiệp như: Tập đoàn FPT, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam(Vinamilk), Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Vingroup,Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam… Tại những doanh nghiệp này, các hoạt động xãhội được đề cao như: hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, các cam kết, triết lý kinhdoanh được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên… Đồng thời, hành vi cá nhân tại nơilàm việc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc và nghiêm túc thực hiện, diện mạodoanh nghiệp được quan tâm xây dựng và trang trí đẹp mắt gây ấn tượng mạnh mẽ, tạonên tâm lý thoải mái với khách hàng và đối tác… Sự thể hiện đó đã góp phần làm nên đặctrưng cho doanh nghiệp, tạo ra sự thành công cho các thương hiệu của các doanh nghiệptrong thời gian qua.

Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp ở Việt Nam xây dựng văn hóa doanh nghiệpmang tính hình thức, mới chỉ tập trung vào các hoạt động giải trí và truyền thông, quảngbá… Một số doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp, đạo đức kinh doanh như: chưa quan tâm đến xây dựng kiến trúc và diện mạodoanh nghiệp, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác trong kinh doanh,phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp, quản lý nhân sự còn yếu, chưa có chiến lượclâu dài trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, chưatạo nên sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp, chưa xây dựng được

hệ thống các giá trị, triết lý hành động và phương pháp thực hiện để tạo nên phong cáchcủa doanh nghiệp

2 Một số hạn chế trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

2.1 Chưa hiểu rõ, thấu đáo về văn hóa doanh nghiệp

Chúng ta đều biết, văn hóa doanh nghiệp được cấu tạo từ 3 phần như một “tảng băngtrôi”, gồm các biểu hiện hữu hình có thể nhìn thấy, sờ thấy và nghe thấy (kiến trúc, khônggian văn phòng, logo, khẩu hiệu, công ty ca, hành vi ứng xử ); các giá trị được tuyên bố,chấp nhận (các chuẩn mực hành vi…); các ngầm định (giá trị cốt lõi, niềm tin…) Nhưngthực tế không ít chủ SMEs Việt Nam chưa nắm vững cấu trúc và biểu hiện phong phú, đadạng nhưng cũng rất sâu sắc như trên của văn hóa doanh nghiệp Nhiều người nhầm lẫnchỉ những biểu hiện bề nổi là văn hóa doanh nghiệp nên trong quá trình triển khai, cácdoanh nghiệp chỉ chú ý các giải pháp cho phần nổi này Thế nên dù chi rất nhiều tiền cho

“làm văn hóa doanh nghiệp” nhưng không thấy có hiệu quả

Trang 3

Trang 9

Mặt khác, không ít lãnh đạo SMEs

Việt Nam chưa nhận thức rõ ràng hiệu

quả kinh doanh đạt được cần dựa trên

nền tảng văn hóa doanh nghiệp chất

lượng và vững chắc, chưa thực sự coi

văn hóa doanh nghiệp là động lực thúc

đẩy sự phát triển Nhiều doanh nghiệp

theo đuổi lợi nhuận và coi đó là mục

tiêu duy nhất Họ coi văn hóa và kinh

doanh là hai phạm trù hoàn toàn tách

biệt, văn hóa chỉ là cái đuôi của kinh

doanh mà không thấy được vai trò giúp tạo thương hiệu, giữ vững ổn định và chiến lượclâu dài cho doanh nghiệp Việc chưa thực sự hiểu rõ về giá trị của văn hóa doanh nghiệp

đã khiến không ít công ty không tạo được môi trường làm việc đủ hấp dẫn với nhân viên

và tạo sự hứng thú với những ứng viên tiềm năng

Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, người đứng đầu và các thành viêntrong công ty phải hiểu đúng, rõ về nội dung và tầm quan trọng của nó Lãnh đạo công ty

sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp nếu không truyền đạt được, không giảng giảicặn kẽ được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại cho công ty, không khiếnnhân viên nhận thức được các giá trị văn hóa Và chỉ khi nhà lãnh đạo cân bằng việc xâydựng văn hóa doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh thì mới thúc đẩy hiệu suất tổng thểcủa doanh nghiệp, hướng tới phát triển toàn diện, bền vững

2.2 Không có kế hoạch bài bản

Có một thực tế là không ít SMEs Việt Nam nhận thức đầy đủ, sâu sắc về văn hóa doanhnghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp không biết bắt tay xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưthế nào Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa tìm được đường đi cho văn hóa doanhnghiệp mình, không hẳn là do còn thiếu kinh phí cũng không phải là do trình độ nhậnthức Nhiều nhà lãnh đạo có ý tưởng “cần xây dựng nền văn hóa tích cực” nhưng lạikhông có kế hoạch rõ ràng cụ thể Việc không có kế hoạch triển khai như thế nào chẳngkhác nào điều hành một con tàu mà không biết đích đến, không biết nên đi theo hướngnào, đi về đâu Rất có thể con tàu vẫn đi được vào đến đích nhưng quá trình này sẽ rấtkhó khăn, mất nhiều thời gian, công sức Thậm chí, có thể sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng vìnhững cản trở trên đường di chuyển

Trang 4

Hình 1

Trang 10

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, SMEs Việt Nam cần có kế hoạch bàibản, xác định những yếu tố then chốt, các giá trị mà công ty theo đuổi và phát triển.Trước hết, nhà quản lý cần xem xét văn hóa doanh nghiệp hiện tại, nhìn nhận và đánh giáxem đâu là những điểm cần cải thiện Sau đó sẽ tìm phương hướng cải thiện cũng nhưđịnh hướng phát triển văn hóa trong chu kỳ ngắn từ 3-5 năm, đồng thời xem xét lại tất cảmục tiêu, nhiệm vụ và tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp.

Phải đưa ra một bản kế hoạch cụ thể, trong đó bao gồm những mục tiêu chính, các mốcquan trọng, những hoạt động cụ thể cần phải làm Ngoài ra, cũng cần xác định rõ trongtừng thời điểm, đâu sẽ là nhân tố được ưu tiên, đâu là những điểm cần tập trung nỗ lực,cần những nguồn lực gì, ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể, thời hạn hoànthành Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp là một quá trình kéo dài nhiều năm, đòi hỏimột kế hoạch hành động thống nhất và cứng rắn

2.3 Mang nặng tính hình thức, phong trào, thiếu quyết tâm

Một hạn chế khác dễ mắc phải khi các SMEs Việt Nam làm văn hóa doanh nghiệp làkhông tập trung vào những “rễ cây” của văn hóa doanh nghiệp, đó là sứ mệnh, tầm nhìn,giá trị cốt lõi mà sa đà vào hoạt động bề nổi, chỉ nhìn vào “lá cây” Rất nhiều chủ SMEscủa Việt Nam cho rằng, chỉ cần in mấy cái băng-rôn, treo vài cái khẩu hiệu, gắn vài cáitranh ảnh sinh hoạt tập thể, ghi mấy câu châm ngôn có cánh theo ý thích của mình gắnlên tường là có thể gọi đó là văn hóa doanh nghiệp Và bản thân họ, chủ doanh nghiệpcũng không thực hiện chính những cái do mình nghĩ ra và gắn lên đó Một số khác thìcho rằng, chỉ cần thực hiện một số hoạt động như cho nhân viên đi nghỉ mát định kỳ hằngnăm, ủng hộ nơi khó khăn nào đó một ít tiền, gửi lẵng hoa cho khách hàng vào ngày sinhnhật, chụp ảnh và công bố các hoạt động đó lên trang web thế là yên tâm đã xây dựngxong văn hóa doanh nghiệp Một số thì thấy doanh nghiệp khác làm hay, thú vị thì bắtchước máy móc, không tính đến có phù hợp với công ty mình không Một điểm yếu trongquá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của SMEs Việt Nam là tính “chung chung”trong việc xây dựng Lãnh đạo chỉ nói chung chung rằng, mọi thành viên trong công tyđều phải thanh lịch, trang trọng hay lịch sự nhưng không chỉ bảo cặn kẽ từng lời ăn, tiếngnói cho đến cách đi lại của nhân viên Một điểm yếu nữa là “đầu voi đuôi chuột”, ban đầucác doanh nghiệp làm một cách hào hứng, rùm beng nhưng sau rút bớt dần đi Một sốdoanh nghiệp đã xây dựng các nội dung văn hóa doanh nghiệp cơ bản như sứ mệnh, mụctiêu, tầm nhìn, giá trị cốt lõi nhưng lại thiếu cam kết thực thi đầy đủ và đúng với những gìmình đã xây dựng Nhiều cán bộ nhân viên không hào hứng quan tâm và không hiểu đầy

đủ ý nghĩa, mục đích của các quy tắc ứng xử, giá trị văn hóa của công ty mình Một sốcông ty biết về văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm, quyết tâm thực hiện Họchỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ các yếu tố văn hóa, họ làm văn hóa

Trang 5

Trang 11

doanh nghiệp mà không bắt đầu từ ước mơ của chính những người bên trong tổ chức,bằng tầm nhìn họ mong muốn, lý do tồn tại của họ Điểm yếu nữa là trong khi triển khaivăn hóa doanh nghiệp, ở một số SMEs, những CEO, người lãnh đạo thường ủy quyền các

dự án văn hóa lại cho giám đốc nhân sự, ủy quyền cho phó tổng, hoặc một vị khác Đây

là một cách làm rất không hiệu quả

Để khắc phục hạn chế này, các doanh nghiệp cần thành lập một đơn vị phụ trách văn hóadoanh nghiệp và lên kế hoạch triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty.Đơn vị này có thể bao gồm đại diện cấp quản lý của từng phòng, ban và một số trợ lý.Đôi khi, doanh nghiệp có thể trao lại phần lớn quyền hạn cho bộ phận nhân sự và truyềnthông nội bộ Để văn hóa không là những câu khẩu hiệu, cổ động suông, mà là nhữnghành vi và nghi thức hỗ trợ tổ chức và các nhóm hoàn thành công việc, doanh nghiệp cầnxác lập các bộ chuẩn hành vi một cách rõ nét và áp dụng chúng vào các quy trình hoạtđộng của tổ chức Mọi quy tắc hành vi cần phải được quy định rất chi tiết và cụ thể (từcách trả lời điện thoại, cách cúi chào, động tác bắt tay, cách thức tranh luận…), kết hợpvới sự đồng thuận của mọi cá nhân trong tổ chức và sự áp đặt thành các nội quy, dần dầntrở thành “thức ăn” hằng ngày, không thể thiếu được trong quá trình hoạt động Việc xâydựng văn hóa doanh nghiệp phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyềnhạn, công việc của người đứng đầu Vì thế, người đứng đầu doanh nghiệp cần trực tiếpchỉ đạo và theo dõi quá trình triển khai văn hóa trong đơn vị mình, không ủy quyền Cóthể giao cho Giám đốc nhân sự là Trưởng dự án và lo việc sắp xếp, nhưng người trực tiếpxây dựng, triển khai văn hóa doanh nghiệp phải là CEO hoặc là Chủ tịch Hội đồng quảntrị, không thể là một người khác

2.4 Tuyển dụng nhân sự chưa phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Theo như tổng hợp các nghiên

cứu của Harvard Business

Review, có 50-60% nguồn nhân

lực không thích hợp với văn hóa

doanh nghiệp gây thiệt hại nặng

nề đến tài chính của các công ty,

cụ thể là do thiếu khả năng làm

việc tập thể và tình trạng thôi

việc diễn ra với mật độ dày Chi

phí để tìm nguồn lực thay thế

cho các nhân sự này không hề

nhỏ đối với bất kỳ công ty nào,

thông thường các doanh nghiệp

Trang 12

phải chi trả trung bình 20% tiền công cả năm của những người không còn phù hợp chonhững nhân viên phù hợp.

để giữ chân nhân viên Những nhân viên không phù hợp với các giá trị của tổ chức sẽkhông thỏa mãn với công việc và có khả năng tạo ra một môi trường làm việc độc hại.Khi niềm tin của một nhân viên phù hợp với giá trị văn hóa của doanh nghiệp, họ cónhiều khả năng gắn kết với công ty hơn, làm việc chăm chỉ hơn và nỗ lực vượt lên trên tất

cả Nhân viên làm việc trong môi trường văn hóa phù hợp với tính cách sẽ hạnh phúchơn, hài lòng với công việc hơn, gắn kết làm việc tốt hơn và gắn kết với tổ chức hơn Cóthể nói: tuyển được người tài, người giỏi là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải tuyển nhữngnhân viên phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp họ

Để khắc phục hạn chế này, khi tuyển dụng, ngoài việc nhân viên phải có kỹ năng, kiếnthức phù hợp với tính chất công việc, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức… phù

Trang 7

Ngày đăng: 07/06/2023, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w