1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo nghiệm năm giống xà lách lô lô xanh

51 6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 846,72 KB

Nội dung

LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành báo cáo thử nghiệm này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều người, tôi chân thành gửi lời cám ơn tới: Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Kinh Tế Bảo Lộc, các thầy cô trong khoa Trồng Trọt đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, làm nền móng để tôi thực hiện đề tài và làm tốt công việc sau này. Th.S Nguyễn Thị Thanh Mai, cô đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành bài báo cáo. Ban giám đốc cùng anh chị nhân viên, công nhân của công ty Fresh Studio Inovations Asia đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đợt thực tập. Anh Xuân Dũng, trưởng nhóm Sourcing tại công ty Fresh Studio Inovations Asia, anh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thử nghiệm và viết bài báo cáo. Các bạn trong tập thể lớp CĐTT1, đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cám ơn những sự giúp đỡ đó. Đà Lạt, tháng 9 năm 2013 Nguyễn Đình Trung Đan 1 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Công ty TNHH FRESH STUDIO INNOVATIONS ASIA Địa chỉ: 14 Ba Tháng Tư – Phường 3 – Đà Lạt – Lâm Đồng Điện thoại: 063.3533.137 Để giúp sinh viên có điều kiện hiểu rõ và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, công ty chúng tôi đồng ý tiếp nhận sinh viên thực tập làm chuyên đề tốt nghiệp sau: Sinh viên: Nguyễn Đình Trung Đan MSSV: 13A1CD040106 Lớp: Cao Đẳng Khoa Học Cây Trồng Khoa: Trồng Trọt Trường: Cao Đẳng Công Nghệ Và Kinh Tế Bảo Lộc Trong thời gian thực tập từ ngày 01/7/2013 đến 21/09/2013, sinh viên Nguyễn Đình Trung Đan đã thực hiện đúng các quy định của công ty đề ra và có trách nhiệm cao đối với các công việc công ty giao. Ngoài ra sinh viên Nguyễn Đình Trung Đan đã có tinh thần ham học hỏi và biết áp dụng một cách linh hoạt từ lý thuyết vào thực tiễn. Qua quá trình thực tập sinh viên đã quyết định làm đề tài: “ KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG LÁCH XANH”. Công ty chúng tôi đồng ý với đề tài này. Và với đề tài này đã một phần đóng góp cho công ty chúng tôi về vấn đề tìm ra giống xanh để phát triển thị trường hạt giống xanh tại Lâm Đồng. Đà Lạt, ngày 20 tháng 09 năm 2013 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hình4.1: Màu sắc lá của các giống lách Hình 4.2: So sánh kích thước màu sắc các giống Hình 4.3 So sánh từng giống với giống địa phương Trang Nông Hình 4.4: So sánh lõi và độ chặt của lá của các giống Hình 4.5: Bệnh cháy lá trên giống 8186 Hình 4.6: Bệnh cháy lá trên giống 8158 Hình 4.7 Bệnh thối tim Hình 4.8 Giống lách Trang Nông bắt đầu ngồng. Hình 4.9 Cắt dọc thân lách bị ngồng Hình 4.10 Giống Fonseca ngồng sau 7 ngày từ thời điểm thu hoạch Hình 4.11 Sau 10 ngày từ ngày thu hoạch, giống Invicta vẫn chưa bị ngồng 5 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người Việt. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), hầu hết các hộ đều tiêu thụ rau trong năm trước đó, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4. lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. lách là loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn. lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7 lần/năm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân. 6 Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Hiện nay người nông dân tại Đơn Dương và Đức Trọng trồng lách xanh rất nhiều. Vào thời điểm từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9, người nông dân trồng lách xanh gặp rất nhiều khó khăn do các giống của các vườn ươm tại địa phương cung cấp hiện nay rất hay bị ngồng và bị thối tim. Điều này là do giống đang được sử dụng có phản ứng với điều kiện ngày dài, kích thích quá trình sinh trưởng sinh thực của cây, làm cây nhanh ngồng. Đồng thời giống hiện tại sức chống chịu với nấm bệnh trong mùa mưa còn kém, nên dễ nhiễm bệnh thối tim. Chính điều này đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “khảo nghiệm năm giống lách xanh” 1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Khảo nghiệm để tìm ra giống có khả năng ra kháng ngồng, kháng thối tim, năng suất cao hơn giống hiện hành. - Khảo nghiệm chọn ra mật độ tốt ưu để trồng lách xanh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ giới hạn về sinh trưởng, năng suất, khả năng kháng ngồng và bệnh thối tim, cháy lá chân trong mùa mưa của năm giống lách xanh thử nghiệm. - thời gian thực hiện đề tài từ 09/07/2013 đến 09/09/2013 - Địa điểm thực hiện đề tài:trang trại thực nghiệm của công ty The Fruit Republic (Demo fram) địa chỉ Thôn Suối Thông B, Đạ Ròn, huyện Đơn Dương 1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Qua khảo nghiệm nhằm biết rõ hơn về ưu nhược điểm, đặc tính của các giống khi sản xuất trên đồng ruộng - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đề xuất sử dụng giống mới giúp tăng năng suất và chất lượng của sản xuất lách tại địa phương. 7 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LÁCH 2.1.1 Nguồn gốc và phân loại Theo Ryder và Whitaker, lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải sau đó được các nhà truyền đạo, thương nhân du nhập ra khắp thế giới. Những dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự tồn tại của lách khoảng 4.500 năm trước công nguyên qua hình khắc trên mộ cổ Ai Cập mới được tìm thấy. lách đã phát triển lan rộng qua khỏi lòng chảo Địa Trung Hải, đặc biệt đã có mặt trong nền văn minh của La Mã và Hy Lạp cổ đại. Về sau lách phát triển đến Tây Âu rồi các địa phương khác. lách là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau: Ngành hạt kín: Angiosprematophy Lớp 2 lá mầm: Dicotyledoneae Dưới lớp cúc: Asteridae Bộ cúc: Asterales Họ cúc: Compositae Chi: Lactuca, có số lượng nhiễm sắc thể là 8, 9, 17 cặp. Có rất nhiều loài hoang dại được sử dụng như nguồn chống chịu sâu bệnh. Giống lách (Lactuca sativa L.) có khoảng 300 loại, có 7 cấp độ nhiễm sắc thể như 2n = 10, 16, 18, 32, 34, 36, 48, vv Nhưng chỉ có 4 loại được công nhận từ việc thành lập nhóm nhân giống hữu ích bởi các phương pháp đã có ở giai đoạn 1940 - 1960. Các loài đó là: + Lactuca sativa: là loài thông dụng nhất, có nhiều dạng khác nhau, năng suất cao phẩm chất ngon được người dân ưa thích và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. + Lactuca serriola: loại này có hạt rất nhỏ, mầm hình thành ngay ở thân, lá tương đối nằm ngang có thể có răng cưa ở mép lá hoặc bản lá hình cánh hoa hồng. + Lactuca saligna: bản lá trải ngang và có răng cưa. 8 + Lactuca virosa: có hạt và phẳng, lá có màu xanh lục nhạt có cả dạng hai năm và hàng năm. Mỗi loài có 2n = 18. L. sativa và L. serriola giao phấn tự nhiên với nhau và có thể được xếp cùng một loài. L. saligana và L. virosa khác nhau rõ rệt. L. saligana trông giống L. serriosa nhưng chúng có thể phân biệt bằng nhiều đặc điểm hình thái học. - Các giống lách: + lách mỡ: lá cuốn lại, có vị ngọt, giòn + lách xoắn, còn gọi là lô: năng suất cao, ăn ngon, giòn, được người dân ưa thích, trồng nhiều. +Xà lách thẳng: lá vàng hoặc lá xanh, bản lá mỏng, chịu nóng, gân đắng; có thể thu tỉa hoặc thu cả cây; có thể gieo trồng trong mùa nóng. 2.1.2 Giá trị của cây lách - Giá trị dinh dưỡng: lách được sử dụng là rau sống quan trọng và phổ biến ở vùng ôn đới trước đây. Tuy nhiên ngày nay nó cũng có vai trò lớn trong hỗn hợp rau ở vùng nhiệt đới. Rau lách có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết nó cung cấp chất tươi, chất xơ cho cơ thể để cân bằng và tiêu thụ lượng đạm, mỡ từ thịt cá trong thức ăn. Phần lớn các loại thực phẩm, được nấu chín vì vậy enzim, vitamin không còn nhiều, chỉ duy rau lách luôn luôn được dùng tươi sống với số lượng lớn trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, lách là nguồn vitamin chủ yếu trong bữa ăn. lách chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng: kali, canxi, sắt, có vai trò chữa một số bệnh. Theo viện nghiên cứu ung thư ở Mỹ, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C như lách có khả năng ngăn chặn một số dạng ung thư. 9 Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong rau lách ở một số nước và Việt Nam (trong 100g phần ăn được) Nước T. P dinh dưỡng Mỹ Ấn Độ Việt Nam Calori (calo) 9 21 15 Dietary (fiber) 1.3 - - Protêin (g%) 1 2.1 1.5 Carbohydrate (g) 1.34 2.5 2.2 Chất béo (%) 0.3 - - Nước (%) - 93.4 95.0 Chất khoáng (g) - - 1.2 Vitamin A (IU) 1,456 - 1,650 Caroten (mg) - 66 2.0 Vitamin C (mg%) 13.44 10.0 15 B 1 (mg) - - 0.14 B 2 (mg) - - 0.12 PP (mg) - - 0.70 Tro (g%) - - 0.8 Xellulose (g%) - - 0.5 Ca (mg) 20.16 50.0 77.0 Fe (mg) 0.62 0.7 0.9 P (mg) - - 34.0 K (mg) 162.4 - - Thiamin (mg) - 0.09 - Riboflavin - 0.13 - (Nguồn: viện ung thư Mỹ 1998; viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ 1980; thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1980) - Giá trị kinh tế: lách chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực, thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Cây lương thực như: Lúa, ngô, cao lương, khoai, sắn chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người. Cây thực phẩm bao gồm các loại đậu, rau, gia vị nhằm bổ sung chất dinh dưỡng các loại. Trong các loại rau thì lách có diện tích trồng nhiều nhất nên chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến thu hoạch ngắn, lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa 2 vụ cây lương thực như ngô, khoai, sắn Nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho hàng trăm người lao động ở khu vực nông thôn. lách còn giúp đất được luân canh 10 [...]... lưới canh tác ở miền nam Châu Á Về rau lách, E D Ward J Ryder đã có nhiều nghiên cứu về giống rau lách trên thế giới Theo ông có 5 dòng lách phổ biến là: lách quắn đầu (Crisphead) lách La Mã (Romaine or cos) lách láng dầu (Butterhead) lách lá (Leaf lettuce) lách măng (Stem lettuce) Những nhà lai tạo ở Caliofornia đã chọn tạo được các dòng lách kháng được bệnh khô nâu (brow blight),... thử nghiệm khuyến khích người nông dân chọn giống tốt, biết rõ nguồn gốc giống để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 25 PHẦN THỨ BA VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 3.1.1 Giống: Sử dụng 5 giống lách xanh, trong đó có 4 giống thử nghiệm và một giống địa phương hay sử dụng làm giống đối chứng - Giống thử nghiệm: Invicta, Fonseca, 8158, 8186 của công ty Rijkzwaan - Giống. .. giống A và B có màu sắc xanh sáng giống nhau, giống C có màu xanh đậm hơn, còn hai giống D và E màu sắc là xanh đen 31 Hình4.1: Màu sắc lá của các giống lách 4.1.2 Tình hình sinh trưởng của các giống lách xanh hai tuần sau trồng Sau hai tuần trồng, ảnh hưởng của các yếu tố giống và mật độ đã thể hiện rõ giữa các ô thí nghiệm Ta có các bảng sau Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến độ... Tình hình sinh trưởng của các giống lách xanh một tuần sau trồng lách xanh từ khi trồng đến khi được một tuần, với cùng chế độ chăm sóc và điều kiện tự nhiên thì giữa các giống đã có sự khác biệt Ta có các bảng sau: Bảng 4.1: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều dài lá(cm) sau 1 tuần trồng Mật độ trồng 1 2 A 6.5250 c 6.7750 cb B 8.8250 a 8.1750 ab Giống C 8.1000 abc 8.8250 a D... triển giống lách mới, nổi trội trong đó là công ty Rijkzwaan có công ty mẹ ở Hà Lan và nhiều chi nhánh ở các nước, công ty Rijkzwaan đã nghiên cứu và đưa ra thị trường trên 72 giống rau lách mới 24 - Tại Việt Nam: Tại Việt Nam hầu như có rất ít các công trình nghiên cứu về lách, đặc biệt là về giống lách Có các công trình nghiên cứu như “nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lách, dưa... suất với yếu tố giống: p < 0,01, tương tác giống* mật độ : p . tài khảo nghiệm năm giống xà lách lô lô xanh 1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Khảo nghiệm để tìm ra giống có khả năng ra kháng ngồng, kháng thối tim, năng suất cao hơn giống hiện hành. - Khảo nghiệm. tài: “ KHẢO NGHIỆM NĂM GIỐNG XÀ LÁCH LÔ LÔ XANH . Công ty chúng tôi đồng ý với đề tài này. Và với đề tài này đã một phần đóng góp cho công ty chúng tôi về vấn đề tìm ra giống lô lô xanh để. trồng xà lách lô lô xanh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ giới hạn về sinh trưởng, năng suất, khả năng kháng ngồng và bệnh thối tim, cháy lá chân trong mùa mưa của năm giống xà lách lô lô xanh

Ngày đăng: 22/05/2014, 19:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w