Tài liệu tham khảo Quản trị tồn kho
Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 95 Chương 6 QUẢN TRỊ TỒN KHO 6.1. Những khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho 6.1.1. Vai trò của tồn kho Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu/linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất… Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được. Do đó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng đừng “quá ít”. Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng… Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đối với hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tồn kho là phải trả lời được 2 câu hỏi sau: Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? Khi nào thì tiến hành đặt hàng? 6.1.2. Các chi phí liên quan đến quản trị tồn kho Tiêu chí để đánh giá một mô hình tồn kho hiệu quả thường là tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Quản trị tồn kho liên quan đến 3 loại chi phí sau: a) Chi phí đặt hàng: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp. Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 96 b) Chi phí lưu kho (Chi phí tồn trữ): là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ. Những chi phí này có thể thống kê theo bảng 6.1 như sau: Bảng 6.1: Các chi phí lưu kho Nhóm chi phí Tỷ lệ so với tổng giá trị tồn kho 1. Chi phí về nhà cửa, kho hàng: - Tiền thuê và khấu hao nhà cửa - Chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng - Chi phí thuê nhà đất Chiếm 3-10% 2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: - Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị - Chi phí năng lượng - Chi phí vận hành thiết bị Chiếm 1-3,5% 3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý Chiếm 3-5% 4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: - Phí tổn cho việc vay mượn vốn - Thuế đánh vào hàng tồn kho - Bảo hiểm cho hàng tồn kho Chiếm 6-24% 5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được Chiếm 2-5% Tỷ lệ các loại chi phí trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng phụ thuộc vào từng loại doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành. Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% tổng giá trị hàng dự trữ. c) Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng. d) Chi phí thiếu hàng: là chi phí phản ánh kết quả về kinh tế khi hết hàng trong kho. Việc hết hàng trong kho sẽ dẫn đến 2 trường hợp: Thứ nhất, bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng. Điều này có thể làm mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai của khách hàng; Thứ hai, nếu không có sẵn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Như vậy, tiền lời bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng bị giảm sẽ làm giảm sút tiềm năng bán hàng trong tương lai. 6.1.3. Kỹ thuật phân tích A-B-C trong phân loại hàng hóa tồn kho Trong rất nhiều loại hàng hóa tồn kho, không phải loại hàng hóa nào cũng có vai trò như nhau trong việc bảo quản trong kho hàng. Để quản lý tồn kho hiệu quả người ta phải phân loại hàng hóa dự trữ thành các nhóm theo mực độ quan trọng của chúng trong dự trữ, bảo quản. Phương pháp được sử dụng để phân loại là phương pháp A-B-C. Phương pháp này được phát triển dựa trên một nguyên lý do một nhà kinh tế học Italia vào thế kỷ 19 là Pareto tìm ra. Ông đã quan sát thấy rằng trong một tập hợp có Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 97 nhiều chủng loại khác nhau thì chỉ có một số nhỏ chủng loại lại chiếm giá trị đáng kể trong cả tập hợp. Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là: Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho; Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho; Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 – 55% tổng số hàng tồn kho. Sơ đồ 6.1: Các nhóm hàng tồn kho phân bố theo biểu đồ Pareto Để minh họa cho vấn đề nêu trên chúng ta xét một bảng phân loại ABC trên cơ sở giá trị hàng năm của 10 loại hàng tồn kho ở một công ty sau đây: Bảng 6.2: Giá trị hàng năm của các món hàng Món hàng Nhu cầu hàng năm (đơn vị) Giá mua mỗi đơn vị (ngàn đồng) Giá trị hàng năm của các món hàng (ngàn đồng) % so với tổng giá trị hàng năm 1 5.000 15 75.000 2,9% 2 1.500 80 120.000 4,7% 3 10.000 105 1.050.000 41,2% 4 6.000 20 120.000 4,7% 5 7.500 5 37.500 1,5% 6 6.000 136 816.000 32,0% 7 5.000 7,5 37.500 1,5% 8 4.500 12,5 56.250 2,2% 9 7.000 25 175.000 6,9% 10 3.000 20 60.000 2,4% Tổng 2.547.250 100% Nhóm A Nhóm B Nhóm C % giá trị hàng năm % tổng số hàng tồn kho Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 98 Nhìn vào bảng 6.2 ta thấy: Món hàng 3 và 6 có giá trị chiếm tời 73,2% tổng giá trị. Trong khi đó các món hàng 1,5,7,8,10 chỉ chiếm 10,5% tổng giá trị. Các món hàng còn lại 2,4 và 9 chiếm 16,3% tổng giá trị. Như vậy, việc xếp hạng ABC cho các loại hàng hoá ở trên được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 6.3: Xếp hạng ABC cho hàng tồn kho Nhóm hàng Số thứ tự các món hàng % so với tổng giá trị hàng năm % so với tổng số lượng hàng tồn kho A 3; 6 73,2 20 B 2; 4; 9 16,3 30 C 1; 5; 7; 8; 10 10,5 50 Tổng số 100% 100% Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC: (1) Đầu tư có trọng tâm khi mua hàng. Chẳng hạn, ta phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm C; (2) Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau: Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực hiện thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần; Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài hơn, thường là mỗi quý một lần; Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm C thường tính toán 6 tháng 1 lần. Chúng ta có thể khảo sát về chu kỳ tính toán qua ví dụ 6.1 dưới đây: Ví dụ 6.1: Công ty A có khoảng 5.000 loại hàng được phân nhóm theo kỹ thuật phân tích ABC. Nhóm hàng A gồm 500 loại, nhóm hàng B gồm 1.750 loại, nhóm hàng C gồm 2.750 loại. Công ty quy định chu kỳ kiểm toán là: Nhóm A: 1 tháng/1 lần; Nhóm B: 1 quý/1 lần; Nhóm C: 6 tháng/1 lần. Nếu số ngày làm việc trong tháng được quy định là 20 ngày, thì có bao nhiêu loại hàng được tính toán, kiểm toán mỗi ngày? Như vậy, lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày được tính toán trong bảng sau: Bảng 6.4: Kế hoạch quản lý hàng tồn kho Nhóm hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày A 500 Mỗi tháng (20 ngày) 500/20 = 25 loại/ngày B 1.750 Mỗi quý (60 ngày) 1.750/60 = 29 loại/ngày C 2.750 6 tháng (120 ngày) 2.750/120 = 23 loại/ngày Tổng cộng 77 loại/ngày Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 99 (3) Giúp nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho (do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng; (4) Có được các báo cáo tồn kho chính xác. Đương nhiên mức độ chính xác tuỳ thuộc vào giá trị hàng tồn kho; (5) Có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A phải được dự báo cẩn thận hơn các nhóm B và C (chẳng hạn mặt hàng giản đơn thì áp dụng phương pháp dự báo bình quân giản đơn…). 6.1.4. Các dạng tồn kho và các biện pháp giảm số lượng hàng tồn kho a) Các dạng tồn kho: Hàng tồn kho trong hệ thống cung ứng – sản xuất và phân phối đều nhằm mục đích dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Các dạng tồn kho được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 6.2: Các dạng tồn kho b) Các biện pháp để giảm số lượng hàng tồn kho: Từ các dạng tồn kho, ta có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho như sau: (1) Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu; (2) Áp dụng kế hoạch sửa chữa dự phòng để xác định lượng phụ tùng dự trữ chính xác; (3) Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền nhằm giảm tối đa lượng sản phẩm dở dang; (4) Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ không dư; (5) Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế để quyết định chính sách tồn kho (xác định khi nào thì tăng hàng, khi nào thì không). 6.2. Các mô hình tồn kho Các mô hình tồn kho sau đây đều tìm cách giải đáp 2 câu hỏi quan trọng là: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu? Và khi nào thì tiến hành đặt hàng? 6.2.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – The Basic Economic Order Quantity Model) Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất, nhưng đến Cung ứng Sản xuất Tiêu thụ Nhà cung cấp Bán thành phẩm trên đường v/c Phụ tùng thay thế trên đường v/c NVL trên đường v/c Dự trữ Dự trữ Dự trữ X X X Sản phẩm dở dang Thành phẩm trong kho thành phẩm Thành phẩm trong kho nhà bán buôn Thành phẩm trong kho nhà bán lẻ Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 100 nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mô hình này, người ta phải tuân theo các giả định quan trọng sau đây: (1) Nhu cầu vật tư trong 1 năm được biết trước và ổn định (không đổi); (2) Thời gian chờ hàng (kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận hàng) không thay đổi và phải được biết trước; (3) Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng; (4) Toàn bộ số lượng đặt mua hàng được nhận cùng một lúc; (5) Không có chiết khấu theo số lượng. Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 6.3.a: Mô hình chu kỳ đặt hàng dự trữ EOQ Theo mô hình này có 2 loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng (Do trong mô hình này không cho phép thiếu hàng nên không tính chi phí do thiếu hàng, còn chi phí mua hàng cũng không ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng hàng lưu kho trong mô hình này nên chúng ta không xét đến 2 loại chi phí này). Như vậy, mục tiêu của mô hình này là nhằm làm tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Hai chi phí này phản ứng ngược chiều nhau. Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng hơn được yêu cầu làm cho chi phí đặt hàng giảm, trong mức dự trữ bình quân sẽ tăng lên, đưa đến tăng chi phí lưu kho. Do đó mà trên thực tế số lượng đặt hàng tối ưu là kết quả của một sự dung hòa giữa hai chi phí có liên hệ nghịch nhau này. Để quá trình phân tích đơn giản hơn ta qui ước các ký hiệu như sau: D: Nhu cầu hàng năm; S: Chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng; H: Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hoá; Q: Lượng hàng đặt mua trong 1 đơn đặt hàng (Qui mô đơn hàng); Cđh : Chi phí đặt hàng hàng năm; Clk : Chi phí lưu kho hàng năm; Thời điểm nhận hàng dự trữ Mức tồn kho Điểm đặt hàng (ROP) Thời gian thực hiện đơn hàng (t) Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng Mức tồn kho bình quân Thời gian Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 101 TC: Tổng chi phí tồn kho; Q*: Lượng đặt hàng tối ưu; T: Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng; ROP: Điểm đặt hàng lại; d: Nhu cầu hàng ngày; L: Thời gian chờ hàng. Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ: Chi phí đặt hàng hàng năm (Cđh) được tính bằng cách nhân chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng (S), với số đơn hàng mỗi năm. Mà số đơn hàng mỗi năm được tính bằng cách lấy nhu cầu hàng năm (D) chia cho số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng (Q). Như vậy, ta sẽ có được: SQDđhC Biến số duy nhất trong phương trình này là Q; cả S và D đều là các tham số không đổi. Do đó, độ lớn tương đối của chi phí đặt hàng phụ thuộc vào số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng. Tổng chi phí lưu kho hàng năm (Clk) được tính bằng cách nhân chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hoá (H), với mức dự trữ bình quân - được xác định bằng cách chia số lượng hàng đặt mua trong một đơn hàng (Q) cho 2. Ta sẽ được: HQ2lkC Tổng chi phí tồn kho trong năm (TC) là tổng của chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho: Ta có thể mô tả mối quan hệ của hai loại chi phí này bằng đồ thị sau: Sơ đồ 6.3.b: Mô hình chi phí theo EOQ H2QSQDlkđhCC TC(6.1) Chi phí TC Chi phí lưu kho Chi phí đặt hàng Đơn hàng tối ưu (Q*) Tổng chi phí tối thiểu Độ dốc = 0 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 102 Qua đồ thị trên, ta thấy lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí đạt giá trị nhỏ nhất. Tổng chi phí nhỏ nhất tại điểm đường cong chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cắt nhau. Do đó, lượng đặt hàng tối ưu sẽ được xác định như sau: Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị qui mơ đơn hàng tối ưu (Q*) vào phương trình tổng chi phí: *min*SD HQTCQ 2 (6.3) Xác định điểm đặt hàng lại (ROP – Re-order Point) Thời gian chờ hàng (L) là thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng. Thời gian này có thể ngắn vài giờ, có thể dài tới vài tháng. Do đó phải tính tốn được thời gian chờ hàng chính xác để tiến hành đặt hàng. Thời điểm đặt hàng được xác định tại thời điểm có mức tồn kho đủ cho nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ hàng. Mức tồn kho đó gọi là điểm đặt hàng lại (ROP). ROP = Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian chờ hàng (L) (6.4) Trong đó: năm trong việclàm ngày Sốnăm) hàngcầu D(Nhud Ví dụ 6.2: Một cơng ty chun cung cấp loại ống nước cho các cơng trình xây dựng. Có nhu cầu (D) = 100.000 m/năm, chi phí lưu kho = 0,4 triệu đồng/m/năm và chi phí đặt hàng S = 5,5 triệu đồng/đơn hàng. Qui mơ đơn hàng hiện tại = 4.000m/đơn hàng; thời gian làm việc thực tế trong năm là 250 ngày; thời gian chờ hàng về mất 3 ngày (kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng). u cầu: a) Xác định khoản tiết kiệm hàng năm khi áp dụng mơ hình EOQ so với những chính sách mà trước kia mà cơng ty áp dụng? b) Xác định điểm đặt hàng lại theo mơ hình EOQ ? Bài giải Tổng chi phí tồn kho hiện tại với qui mơ đơn hàng là 4.000 m/đơn hàng: 1SD HQ 5,5 100.000 0,4 4.000TC 937,5Q 2 4.000 2 (triệu đồng) Qui mơ đơn hàng tối ưu khi áp dụng mơ hình EOQ: *2SD 2 5,5 100.000Q 1.658H 0,4 (m/đơn hàng) Tổng chi phí cho lượng hàng tồn kho hàng năm nếu áp dụng mơ hình EOQ: HDS 2*Q H2*QS*Q DlkđhCC (6.2) Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 103 25,5 100.000 0,4 1.658TC 663,31.658 2 (triệu đồng) a) Ước tính khoản tiết kiệm hàng năm: 1 2 1TK TC TC 663,3 937,5 274,2 (triệu đồng) b) Điểm đặt hàng lại: 100.000ROP 3 1.200250 (m) Như vậy, khi số lượng hàng còn lại trong kho là 1.200 m thì công ty phải tiến hành đặt hàng, trong khoảng 3 ngày chờ hàng về thì công ty sử dụng lượng tồn kho còn lại. 6.2.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) Trong mô hình EOQ, chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp như thế chúng ta phải tìm kiếm một mô hình đặt hàng khác với EOQ. Một biến thể của mô hình EOQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ). Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật liệu để dùng. Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EOQ có thể tính được lượng hàng tối ưu Q*. Nếu ta gọi: p: Mức cung ứng (hay mức sản xuất ) hàng ngày; d : Nhu cầu sử dụng hàng ngày; t : Thời gian cung ứng. Ta có: Tức là : Qmax = p.t – d.t Mặt khác: QQ p.t tp Thay vào công thức tính mức tồn kho tối đa, ta có: pd1QpQdpQpQmax Mức tồn kho tối đa = Tổng lượng hàng được cung ứng (sản xuất) trong thời gian t – Tổng lượng hàng được sử dụng trong thời gian t Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 104 Hàm tổng chi phí trong trường hợp này được viết lại: Như vậy, quy mô đơn hàng tối ưu: Ví dụ 6.3: Nhà máy VIKANO sản xuất phụ tùng với mức sản xuất (p) là 1.200 chiếc/ngày. Loại phụ tùng này được sử dụng 100.000 chiếc/năm và trong năm làm việc 250 ngày. Chi phí lưu kho(H) là 20.000đ/chiếc/năm, chi phí cho một đơn hàng (S) là 300.000đ/1 đơn hàng. Yêu cầu: a) Xác định qui mô đơn hàng tối ưu là bao nhiêu ? b) Số lô hàng sản xuất tối ưu trong năm? c) Mức tồn kho tối đa sẽ là bao nhiêu? Bài giải a) Qui mô đơn hàng tối ưu: 2.1211.200400120.000100.0002x300.000xpd1H2.S.D*Q (chiếc) Với d = 100.000/250 = 400 (chiếc/ngày) b) Số lô hàng sản xuất tối ưu mỗi năm = 100.000/2.121 = 47 (lô) c) Mức tồn kho tối đa: *maxd 400Q Q 1 2.121 1 1.414p 1.200 (chiếc) 6.2.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi người mua mua với số lượng lớn. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng DQM. Tổng chi phí về hàng tồn kho được tính như sau: pd1 H2QSQDTC(6.5) (6.6) pdHDS1 2*Q [...]... ứng 107 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Bảng 6.6 Khả năng Nhu cầu Xác suất P (tổng xác suất xuất hiện các nhu cầu khả năng) 5 5 0,2 0,2 + 0,3 + 0,5 = 1 > 0,25 6 6 0,3 0,3 + 0,5 = 0,8 > 0,25 7 7 0,5 0,5 > 0,25 Kết luận : Theo kết quả tính toán trong bảng 6.6, mức tồn kho có hiệu quả (tồn kho tối ưu) là: 7 hộp khăn giấy 108 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CÂU... CHƯƠNG 6 1 Hàng dự trữ (tồn kho) là gì? Tại sao cần phải có hàng dự trữ? 2 Có những loại chi phí nào liên quan đến hàng tồn kho ? Cần thực hiện những biện pháp nào để giảm hàng tồn kho và chi phí tồn kho trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất và tiêu thụ? 3 Tại sao người ta lại sử dụng kỹ thuật A–B–C trong phân loại hàng tồn kho ? Ý nghĩa của cách phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật A–B–C... Sản lượng sản xuất kinh tế là bao nhiêu? Nếu S=300.000 đồng/đơn hàng 2 Mỗi năm sản xuất bao nhiêu? 3 Mức độ tồn kho tối đa sẽ là bao nhiêu? 109 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Bài 3: Công ty QMS có đặt giấy viết thư cho nhà in VISIN Nhu cầu của công ty là 10.000 hộp/năm Chi phí tồn trữ là 30.000 đồng/hộp Chi phí mỗi lần đặt hàng là 280.000 đồng Nhà in VISIN báo giá như sau: Số lượng đặt... định mức tồn kho tối ưu cho nhiều mô hình tồn kho qua việc tính toán lợi nhuận cận biên MP (Marginal Profit) và tổn thất cận biên ML (Marginal Loss) 106 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Nguyên tắc: Chỉ tăng thêm 1 đơn vị hàng tồn kho khi MP ML Gọi P là tổng xác suất xuất hiện tính cho tất cả các trường hợp nhu cầu khả năng (hay là xác suất bán hết) (1-P) là tổng xác suất xuất hiện...Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TC D S Q H P.D Q 2 (6.7) Trong đó: Chi phí mua hàng = P.D Để xác định được lượng hàng tối ưu (Q*) trong một đơn hàng, ta tiến hành 4 bước sau đây: Bước 1: Xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá khác nhau, theo công thức: Q* 2.S.D I.P (6.8) Trong đó: I: Tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn... phí đặt hàng mỗi lần là 1.000.000 đồng, chi phí lưu kho 1 đơn vị là 10% giá mua Hàng năm xí nghiệp làm việc 40 tuần, thời gian giao hàng (từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng) là l2 tuần Yêu cầu: 1 Xác định số lượng đặt hàng tối ưu cho xí nghiệp; 2 Tính số đơn đặt hàng tối ưu trong năm; 3 Xác định điểm đặt hàng lại 105 Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Bài giải: 1) Xác định số lượng đặt hàng... mua 1 đơn vị hàng Chi phí lưu kho H giờ đây là I.P (vì giá cả của hàng hoá là 1 biến số trong tổng chi phí lưu kho) Bước 2: Điều chỉnh các mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu trừ Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho các mức sản lượng đã điều chỉnh, theo công thức : TC D Q S I.P P.D Q 2 Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã được xác định... lại trong kho là 2.000 m thì công ty phải tiến hành đặt hàng lại 6.2.4 Ứng dụng mô hình phân tích cận biên Một mô hình dự trữ khác thường được áp dụng là kỹ thuật phân tích cận biên Nội dung của kỹ thuật này là khảo sát lợi nhuận cận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên Nhờ vào kỹ thuật phân tích cận biên nên ta có thể xác định mức tồn kho tối ưu cho nhiều mô hình tồn kho qua việc... nhuận cận biên (MP) Tương tự, kho ng tổn thất cận biên cũng được tính bằng cách lấy xác suất không bán hết hàng (1-P) nhân với tổn thất cận biên Nguyên tắc này được thể hiện bằng bất phương trình sau: P MP (1 P).ML Suy ra: P MP ML P ML P(MP ML) ML P ML MP ML (6.9) Từ biểu thức cuối cùng này, ta có thể định ra chính sách tồn kho: chỉ tăng thêm 1 đơn vị tồn kho nếu xác suất bán được... phải trừ đi 1 USD cho mỗi hộp về chi phí quản lý và tồn kho mà họ phải thực hiện Xác suất xuất hiện của nhu cầu (xác suất bán được) được phân phối trong bảng 6.5 như sau : Bảng 6.5 Nhu cầu 5 hộp 6 hộp 7 hộp Xác suất xuất hiện 0,2 0,3 0,5 Ta có : + Lợi nhuận cận biên MP = 6 - 3 = 3 USD + Tổn thất cận biên ML = 3 - 2 = 1 USD Như vậy, điều kiện để tăng thêm hàng tồn kho là: ML 1 P 0, 25 MP ML 1 . Chương 6: Quản trị tồn kho QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 95 Chương 6 QUẢN TRỊ TỒN KHO 6.1. Những khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho 6.1.1. Vai trò của tồn kho Hàng. phí liên quan đến quản trị tồn kho Tiêu chí để đánh giá một mô hình tồn kho hiệu quả thường là tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Quản trị tồn kho liên quan đến