Các hình thức kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ ba (nước trung gian).
Ưu điểm của phương thức xuất khẩu trực tiếp:
- Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
- Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.
Nhược điểm của phương thức xuất khẩu trực tiếp:
- Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập ủy thác có lợi hơn.
- Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới.
Thí dụ: Sau khi thỏa thuận được giá cả bán ớt muối cho công ty B ở Đài Loan, công ty A ở Việt Nam xuất ớt muối trực tiếp qua cho công ty B bằng đường biển mà không cần phải qua trung gian nước thứ ba.
Xuất khẩu gián tiếp
Giao dịch qua trung gian là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định.
Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý môi giới. Ưu nhược điểm của hình thức giao dịch qua trung gian:
• Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác.
• Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng.
• Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
• Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường.
• Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng.
• Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới.
• Lợi nhuận bị chia sẻ.
Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết như:
• Khi thâm nhập vào thị trường mới
• Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới
• Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian.
• Khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt Ví dụ: Hàng tươi sống…
Sau khi đã xác định được nhất định phải sử dụng đại lý, thì tiếp theo phải nghiên cứu những vấn đề sau một cách kỹ lưỡng:
• Mặt hàng ủy thác tiêu thụ, hoặc ủy thác mua vào là mặt hàng nào?
• Địa bàn hoạt động của đại lý nên ở chỗ nào?
• Thời gian ủy thác cho ủy thác nên là bao nhiêu?
Thí dụ: công ty A của Việt Nam muốn xuất khẩu cà phê qua cho công ty B của
Nga, nhưng chưa am hiểu được thị trường nước này cũng như sở thích, pháp luật,tập quán buôn bán của người dân nơi đây Nên xuất khẩu gián tiếp qua thị trường này bằng cách đưa hàng cho công ty C am hiểu được thị trường nơi đây để xuất khẩu hàng sang đó.
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhập làm dịch vụ xuất khẩu Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu giữa các doanh ngiệp, phù hợp với những quy luật của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Chủ thể uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thức xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với bên uỷ thác:
Có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Có hạn ngạch hoặc chi tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc kế hoạch định hướng. Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.
Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác.
Đối với bên nhận uỷ thác:
Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá nhận xuất nhập khẩu uỷ thác.
Thí dụ: Công ty A của Việt Nam muốn xuất khẩu mặt hàng rau quả sang công ty B của Đài Loan, nhưng không có hạn ngạch để xuất khẩu nên ủy thác cho công ty C cũng ở Việt Nam xuất khẩu hàng sang công ty B
Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hợp đồng sản xuất hàng hóa cho một công ty ở nước ngòai (tiền thanh tóan qua ngân hàng) Hàng hóa không phải xuất ra nước ngòai mà được để tại công ty hoặc giao cho một công ty khác theo chỉ định của khách hàng để gia công sản phẩm cho khách hàng.
Công ty sẽ xuất hóa đơn tài chính để khao báo doanh thu và để được hòan thuế cần 4 điều kiện:
Chứng từ thanh tóan qua ngân hàng
Thí dụ: Công ty A là một khu chế xuất ở Việt Nam, hàng hóa làm ra khi xuất ra cho các công ty khác cũng ở Việt Nam đều phải thông qua các thủ tục hải quan như là xuất hàng ra nước ngòai vậy, đó là hình thức xuất khẩu tại chỗ.
1.2.5 Phuơng thức mua bán đối lưu:
Mua bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.
Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Thí dụ: Để đẩy mạnh tiêu thụ gạo tồn kho, Chính phủ Thái Lan đã có chương trình can thiệp giá gạo cùng nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Cụ thể: nước này đã hoàn thành việc đàm phán xuất sang Indonesia 500.000 tấn gạo 15% tấm giao trong năm 2002-2003 với giá 198 USD/tấn Trong đó, có 200.000 tấn xuất theo phương thức mậu dịch đối lưu đổi lấy toa tàu hỏa chở hàng, amoniac có giá trị tương đương 200.000 tấn gạo đó.
Gia công quốc tế là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngòai cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện hoặc bán thành phẩm để
Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngòai cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình tổ chức thành sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công Tòan bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một thù lao (phí gia công) theo thỏa thuận Ở Việt Nam hiện nay thì có các hình thức gia công:
+ Phân theo quyền sở hữu nguyên liệu:
- đặt gia công giao nguyên liệu cho bên bán thành phẩm.
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm.
+ Phân theo giá cả kinh doanh có 2 hình thức:
- Hợp đồng thực chi thanh tóan (Cost plus contract).
- Hợp đồng khóan người ta xác định 1 giá định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm, gồm chi phí định mứcvà phù lao.
+ Phân theo số bên tham gia quan hệ gia công, có 2 lọai gia công:
- Gia công 2 bên, chỉ có bên nhận và bên đặt.
Thí dụ: Phương thức này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước dưới hình thức hợp tác sản xuất, chủ yếu là giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển Việt Nam coi trọng phương thức gia công quốc tế, xem đó là một biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào, có tay nghề khá và khai thác cơ sở công nghiệp đã xây dựng trong buổi đầu thời kì công nghiệp hoá nhưng còn thiếu đồng bộ, thiếu nguyên liệu, vật tư (như sản xuất sợi, dệt vải,sản xuất hàng may mặc, dệt thảm, vv.).
Vai trò của kinh doanh xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất tiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nuớc
Thí dụ: Đất nước ta là đất nước nông nghiệp từ lâu đời, xưa nay con trâu luôn đi trước cái cày thì đi sau Để đưa nước ta ngày càng phát triển đi lên, ta cho xuất khẩu ra nuớc ngòai những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, thủy sản… để thu về ngọai tệ và nhập khẩu những máy móc, linh kiện, thiết bị hiện đại… mà Việt Nam chưa thể sản xuất ra được
1.3.2 Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:
Xuất khầu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển phục vụ cho xuất khẩu Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác.
Thí dụ: Chẳng hạn với chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu ngành may theo phuơng thức tự doanh, kéo theo kích thích đầu tư phát triển ở ngành dệt, ngành trồng bông, ngành nhuộm, ngành sản xuất phụ liệu phục vụ cho công nghiệp may, ngành thiết kế thời trang…
1.3.3 Xuất khẩu có vai trò kích thích đối với trang thiết bị và công nghiệp sản xuất:
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất Bởi để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh ngiệm sản xuất tiên tiến.
Thí dụ: với nền nông nghiệp lạc hậu, việc sản xuất đa số đều làm bằng tay, không đảm bảo được chất lượng và khi xuất khẩu ra nước ngòai, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như yêu cầu về tiêu chuẩn ISO, về bao bì… Vì thế, để sản phẩm làm ra có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng cải tiến trang thiết bị, nâng cao tay nghể của công nhân…
1.3.4 Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo huớng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nuớc:
Thật vậy, khi xuất khẩu ra thị rường thế giới, nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được họach định trên những lợi thế của quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật và công nghệ… có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trường Từ đó, phân tán rủi ro do cạnh tranh.
Thí dụ: Đối với nước ta từ trước đến nay cơ cấu xuất khẩu nói chung còn manh mún và bị động Hàng xuất khẩu chủ yếu còn là những sản phẩm thô, hàng sơ chế hoặc những hàng hoá truyền thống như nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ và một số khoáng sản Với cơ cấu xuất khẩu như vậy, chúng ta không thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu hiện thực và có hiệu quả Từ những điều trên đây, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải đổi mới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào, làm thế nào để thay đổi có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
1.3.5 Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế:
Cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngòai thường không tạo động lực cho sự cải tiến mở cửa kinh tế theo huớng phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của kỹ thuật non trẻ trở thành công ty có khả năng trên thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các lọai sản phẩm khác nhau ở các quốc gia.
Thí dụ: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25-10-1973, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Argentina phát triển tốt đẹp Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Argentina có xu hướng tăng khá nhanh Kim ngạch thương mại song phương năm 2009 đạt 634 triệu USD, tăng hơn hai lần so với năm 2007 Tập đoàn Công nghiệp luyện kim IMPSA của Argentina và Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam đang triển khai ba dự án điện gió và thủy điện tại Việt Nam với số vốn đầu tư có thể lên tới 1,4 tỷ USD.
1.3.6 Xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân:
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân, làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa Nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Thí dụ: khi đất nước ta còn ở thời kỳ bao cấp, xuất khẩu chưa được nhiều, đa số là nhận hàng viện trợ từ nước ngòai, vì thế chưa tạo được nhiều công ăn cho người dân, ở nước ta nền công nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp nên xuất khẩu 1 tỷ USD thì sẽ tạo được trên 50 nghìn chỗ làm việc trong nước Sau khi
Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế
Cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngòai thường không tạo động lực cho sự cải tiến mở cửa kinh tế theo huớng phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của kỹ thuật non trẻ trở thành công ty có khả năng trên thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các lọai sản phẩm khác nhau ở các quốc gia.
Thí dụ: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25-10-1973, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Argentina phát triển tốt đẹp Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Argentina có xu hướng tăng khá nhanh Kim ngạch thương mại song phương năm 2009 đạt 634 triệu USD, tăng hơn hai lần so với năm 2007 Tập đoàn Công nghiệp luyện kim IMPSA của Argentina và Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam đang triển khai ba dự án điện gió và thủy điện tại Việt Nam với số vốn đầu tư có thể lên tới 1,4 tỷ USD.
Xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân, làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa Nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Thí dụ: khi đất nước ta còn ở thời kỳ bao cấp, xuất khẩu chưa được nhiều, đa số là nhận hàng viện trợ từ nước ngòai, vì thế chưa tạo được nhiều công ăn cho người dân, ở nước ta nền công nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp nên xuất khẩu 1 tỷ USD thì sẽ tạo được trên 50 nghìn chỗ làm việc trong nước Sau khi đổi mới, đất nước không ngừng phát triền, kéo theo nhiều lĩnh vực khác phát trỉển theo trong đó có xuất khẩu Xuất khẩu gia tăng, giúp tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao mức sống của người dân.
Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế
Không những xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nước mà còn nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế, nhờ có những mặt hàng xuất khẩu mà nhiều công ty nước ngòai biết đến năng lực xuất khẩu của ta và sẵn sàng thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư.
Thí dụ: Nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo của chúng ta lớn mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ mua bán và đầu tư với Việt Nam Chằng hạn như việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa Liên minh châu âu và Việt Nam, trên bình diện thương mại, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhờ EU trợ giúp và mở cửa thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đã tăng lên nhanh chóng, năm 1998 tăng 17 lần so với năm 1990 Năm 1999 xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 3,1 tỷ euro, bao gồm các hàng dệt may, giày, dép, cà phê, thuỷ sản, v.v
Qua đó cho thấy xuất khẩu có vai trò quan trọng, là hướng phát triển có tính chiến lược để đưa nước ta thành nước công nghiệp mới.
Nội dung họat động kinh doanh xuất khẩu của một công ty
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước là nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường,các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường cạnh tranh, môi trường chính trị pháp luật,khoa học công nghệ, môi trường văn hóa xã hội, môi trường địa lý sinh thái…Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua hàng,những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu thị trường là phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa có hệ thống và tỉ mỉ xử lý vấn đề marketing với mục đích tìm ra những điều cần thiết, thích hợp để tìm thị trường cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế.
Nghiên cứu thị trường gồm ba bước sau:
- Thu thập các thông tin về thị trường.
- Xử lý các thông tin.
- Rút ra những quyết định phù hợp.
Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính:
Phương pháp nghiên cứu tại văn phòng: là thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai xử lý các thông tin đã tìm kiếm được.
Phưong pháp nghiên cứu tại chỗ thu thập thông tin chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp hay điều tra chọn mẫu bằng các câu hỏi… hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.
Lập phương án kinh doanh
Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm:
* Đánh giá thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
* Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
* Đề ra mục tiêu cụ thể như: sẽ bán bao nhiêu hàng? Với giá bao nhiêu? Sẽ thâm nhập vào thị trường nào?
* Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng
1.4.3.1 Các hình thức giao dịch:
* Giao dịch qua thư tín: ngày nay việc sử dụng hình thức này vẫn là phổ biến để giao dịch giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư tín Ngay cả sau khi hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư tín.Sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán phải luôn nhớ rằng thư từ là “sứ giả” của mình đến với khách Bởi vậy, cách viết thư, gửi thư cần đặc biệt chú ý Những nhà kinh doanh khi giao dịch phải đàm bảo các điều kiện lịch sử, chính xác, khẩn trương.
* Giao dịch qua điện thoại: việc giao dịch qua điện thoại giúp nhà kinh doanh đàm phán một cách khẩn trương, đúng thời cơ cần thiết Trao đổi qua điện thoại trao đổi bằng miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận quyết định trong trao đổi Bởi vậy,hình thức đàm phán này chỉ nên dùng trong những trường hợp chỉ còn chờ xác nhận một cách chi tiết Khi trao đổi bằng điện thoại cần chuẩn bị nội dung chu đáo Sau khi trao đổi bằng điện thoại, cần có thư xác nhận nội dung đã đàm phán.
* Giao dịch bằng cách gặp trực tiếp: là việc gặp gỡ giữa hai bên để trao đổi về các điều kiện buôn bán Đây là hình thức hết sức quan trọng,đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm Hình thức này thường được dùng khi có nhiều vấn đề cần phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau hoặc là những hợp đồng lớn, phức tạp. Đối với quan hệ mua bán hàng hóa, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải thực hiện lập và ký kết hợp đồng
1.4.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng: Đàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành tiến hành thương lượng thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận mà các bên cùng có lợi.
Hợp đồng bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu ở nước ta Đây là hình thức tốt nhất để đảm bảo cho quyền lợi của cả hai bên.Hợp đồng xác định rõ ràng trách nhiệm của cả bên mua và bên bán hàng hóa,tránh được những biểu hiện không đồng nhất trong ngôn từ hay quan niệm.
Thực tiễn hoạt động ngoại thương cho thấy rằng Hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết chủ yếu bằng hai phương thức sau:
- Trong quá trình đàm phán trực tiếp giữa các bên.
- Trên cơ sở chào hàng và chấp nhận chào hàng.
Trong ký kết Hợp đồng thương mại quốc tế, nguyên tắc tự do ý chí (hay còn gọi tự do hợp đồng) được thể hiện ở mức độ cao hơn nguyên tắc ý chí trong việc ký kết hợp đồng thương mại trong nước Nếu như trong ký kết hợp đồng thương mại nội địa, nguyên tắc tự do hợp đồng chỉ thể hiện trong việc các bên thỏa thuận các điều kiện liên quan đến nội dung của hợp đồng: các điều kiện về quyền, nghĩa vụ của các bên, các điều khoản về chất lượng, khối lượng…Còn trong ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nguyên tắc tự do hợp đồng của các bên không những chỉ được thể hiện trong việc xác định nội dung của hợp đồng mà còn được thể hiện trong các vấn đề sau:
- Thứ nhất, các bên hoàn toàn tự do trong việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ của họ phát sinh từ hợp đồng.
- Thứ hai, các bên hoàn toàn tự do trong việc thỏa thuận hình thức giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như pháp luật áp dụng cho thủ tục giải quyết tranh chấp.
Khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần chú ý các điều khoản sau đây:
Là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc NĐT Nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi Khi thỏa thuận điều khỏan tên hàng, hai bên cần xác định rõ ràng, chính xác và đầy đủ tên gọi thương mại hàng hóa đó để hạn chế những tranh chấp không cần thiết xảy ra giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện việc mua bán hàng hóa theo hợp đồng này.
Chất lượng hàng hóa là tổng hợp các chỉ tiêu về tính năng (hóa, cơ, lý, tính) quy cách, công suất, hiệu suất, thẩm mỹ để phân biệt giữa hàng hóa này với hàng hóa khác Khi đánh giá phẩm chất hàng hóa cần căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, tập quán các nước hoặc tiêu chuẩn các bên, đồng thời thống nhất cách giải thích và ghi rõ trong hợp đồng.
Điều khoản số lượng: Điều khỏan này xác định số lượng, trọng lượng và khối lượng hàng hóa mua bán trong hợp đồng, Trên cơ sở số lượng, trọng lượng, khối lượng và đơn giá, hai bên sẽ xác định được tổng giá trị hợp đồng.
Điều khoản bao bì và ký mã hiệu: Đây là điều khỏan thỏa thuận hàng hóa được đóng gói, bao bì và việc ghi ký mã hiệu hàng hóa trên bao bì đó như thế nào.
Khi mua bán hàng hóa, hai bên mua bán cần xác định việc người bán có nghĩa vụ đóng gói hàng hóa đó như thế nào một cách cụ thể để việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, giao nhận hàng hóa đó dễ dàng, thuận tiện.
Trong điều khoản về bao bì, các bên giao dịch thường phải thỏa thuận với nhau về các vấn đề như: chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì và phương pháp xác định giá bao bì Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi thì hai bên giao dịch thường phải thỏa thuận với nhau việc xác định giá bao bì.
Là điều kiện rất quan trọng, nó bao gồm những vấn đề: đồng tiền tính giá, mức giá, quy định giá, hình thức giảm giá, cách xác định giá cả.
Về đồng tiền tính giá: giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thực hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba nhưng phải là đồng tiền ấn định và tự do chuyển đổi được.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Xác định bên vi phạm hợp đồng phải chịu mức phạt nào đó do hai bên thỏa thuận trong quy định của pháp luật về hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp hoặc khiếu nại xảy ra mà hai bên không thương lượng hòa giải được hoặc việc giải quyết khiếu nại không được thỏa đáng thì hai bên có thể thỏa thuận việc tranh chấp đó đưa ra tòa án hoặc trọng tài nào đó để xét xử. Đây là điều khoản hai bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp đó được đưa ra cơ quan nào để xét xử và những vấn đề có liên quan đến việc xét xử đó như thế nào.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
Sau khi ký kết hợp đồng,nhà nhập khẩu ở nước ngoài sẽ mở L/C tại một ngân hàng có ngân hàng thông báo tại Việt Nam.Nhà xuất khẩu sau khi nhận được giấy báo xin mở L/C của đối tác thì cần kiểm tra lại nội dung thật chặt chẽ xem đã đúng như hợp đồng đã ký kết hay chưa Nếu có gì chưa hợp lý cần báo lại cho phía nước ngoài để hai bên cùng thống nhất sửa lại.
Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm:
Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C
Tên địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền (nếu có)
Tên, địa chỉ người thụ hưởng
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
Phần mô tả hàng hóa
Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ
Các chi tiết khác trong L/C
1.4.4.2 Xin giấy phép xuất khẩu
Sau khi xem xét nội dung L/C đã hợp lý,nhà kinh doanh cần làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu.Tư cách để được xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.
1.4.4.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm ba khâu chủ yếu sau:
- Thu gom bao bì hàng xuất khẩu.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu.
- Việc kể ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng vể phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì (trừ kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây bệnh (trừ kiểm dich động vật,thực vật).Vật kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: cấp cơ sở và ở cửa khẩu.
1.4.4.5 Thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa
Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mà người xuất khẩu hoặ người nhập khẩu có trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa.Trong trường hợp trách nhiệm thuê tàu là thuộc nhà xuất khẩu,cần cân nhắc các khả năng sau:
- Nếu hàng hóa có khối lượng nhỏ,không cồng kềnh,có thời gian không quá gấp thì nên thuê tàu chợ.
- Nếu hàng hóa có khối lượng lớn,cồng kềnh đòi hỏi những điều kiện đặc biệt nào đó về vận chuyển thì nên thuê tàu chuyến.
1.4.4.6 Làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là một cách thức để nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu Không những thế đây còn là kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
- Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra
- Làm nghĩa vụ nộp thuế
Tùy theo thảo luận về điều kiện giao hàng mà việc giao hàng lên tàu là thuộc trách nhiệm của bên bán hay bên mua Nếu việc giao hàng là thuộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu thì cần thiết phải theo dõi bốc xếp hàng qua cơ quan điều độ cảng để tổ chức vận chuyển hàng hóa, bố trí lực lượng xếp hàng lên tàu Sau khi bốc xếp thì thực hiện thanh toán phí bốc xếp và lấy vận đơn đường biển.Vận đơn đường biển nên là vận đơn hoàn hảo đã bốc hàng và có thể chuyển nhượng được.
1.4.4.8 Làm thủ tục thanh tóan
Sau khi đã thực hiện chuyển giao hàng hóa lên tàu,nhà xuất khẩu cần lấy đầy đủ các giấy tờ như hóa đơn thương mại,vận đơn đường biển….Đến thời hạn giao hàng nhà xuất khẩu xuất trình các chứng từ theo quy định trong L/C tại ngân hàng thông báo để nhận tiền từ ngân hàng này hoặc từ ngân hàng thanh toán.
Các hình thức thanh tóan:
+ Phương thức thanh tóan chuyển tiền
+ Phương thức thanh tóan nhờ thu
+ Phương thức thanh tóan theo C.A.D
+ Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ
1.4.4.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu) việc giải quyết khiếu nại phải khẩn trương, kịp thời, có tình, có lý.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tại tòa án.
Đánh giá kết quả xuất khẩu của một công ty
Việc đánh giá kết quả xuất khẩu của một doah nghiệp phải dựa vào việc tìm hiểu và phân tích những số liệu về họat động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm Doanh nghiệp đã tạo được uy tín như thế nào? Doanh thu chủ yếu được đem lại từ họat động xuât khẩu có nhiếu không và đạt được bao nhiêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Từ đó, rút ra đuợc những thành tựu,khó khăn và những tồn tại ở doanh nghiệp để góp phần phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thêm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu
Nhân tố bên ngòai
1.5.1.1 Các nhân tố kinh tế:
1.5.1.1.1 Tỷ giá hối đóai và tỷ suất ngọai tệ của hàng xuất khẩu
Là mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau (nội tệ và ngoại tệ).Tỷ giá hối đoái cho biết giá một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền của một quốc gia khác Nó tác động tới tương quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu Ngược lại, tỷ giá hối đoái tăng lên, nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng thì khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung trong nước nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài.
Thí dụ: Khi khủng hỏang kinh tế đang dần qua đi, chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm 8,6% GDP) và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng Các động thái này đã phần nào tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, khi nền kinh tế phục hồi thì FDI sẽ nhanh chóng được bơm vào, theo đó dòng vốn FII (đầu tư nước ngoài gián tiếp) cũng sẽ tiếp bước Lãi suất tiền đồng tăng kích thích các nhà xuất khẩu bán USD lấy VND Doanh nghiệp xuất khẩu đang vay VND để tận dụng gói trợ giúp 4% của Chính phủ.
1.5.1.1.2 Thuế quan, quota, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu:
Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu.Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước tại thị trường xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất khẩu và quota.
Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất khẩu có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo ra cơ hội thuận lợi cho những người xin được quota xuất khẩu.
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất – nhập khẩu).
Trợ cấp xuất khẩu là chính phủ có thể áp dụng các biên pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp với các nhà xuất khẩu trong nước Trợ cấp ảnh hưởng đến: lượng cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu,giá cả thị trường nội đại tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khỏan tiền nhất định Chí phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội.
Các chính sách khác của nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất khẩu cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất khẩu của một quốc gia.
Thí dụ: cùng với việc quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá,
Hoa Kỳ còn đang xem xét đưa cá tra và cá ba sa của Việt Nam vào cùng hạng với cá nheo nuôi ở Hoa Kỳ Nếu quy định mới này được áp dụng thì sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam sẽ phải chịu thêm một biện pháp bảo hộ mới tại thị trường này dưới hình thức hàng rào kỹ thuật thậm chí còn nặng nề hơn Theo Ủy ban cá nước ngọt ĐBSCL thuộc Vasep, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả xem xét lại mức thuế đối với các doanh nghiệp VN xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang Mỹ.Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa philê đông lạnh của Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) chỉ còn 6,81%, giảm mạnh so với mức thuế ban đầu là 36,84%; riêng Công ty Cataco bị áp mức thuế mới lên tới 80,88%, cao hơn nhiều so với mức 45,81% trước đó.Đây là hai đơn vị trong nhóm các bị đơn bắt buộc đã đề nghị DOC xem xét lại mức thuế, hai đơn vị còn lại là Agifish và Nam Việt không đề nghị nên vẫn giữ nguyên mức thuế cũ Ngoài ra, các doanh nghiệp còn lại không nằm trong danh sách bị đơn vụ kiện cá cũng bị giữ nguyên mức thuế là 63,88%.
Việc tiếp tục áp thuế cũng đã bị phản ứng từ chính Hiệp hội Thủy sản Hoa
Kỳ và các nhà nhập khẩu thủy sản nước này vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ.
1.5.1.2 Các nhân tố văn hóa xã hội
Khi xuất khẩu hàng hóa sang đất nước khác, ta cần tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như văn hóa của người dân tại nơi đó Vì ở mỗi nước đều có nền văn hóa riêng biệt và nhu cầu về sản phẩm đó cũng khác nhau Văn hóa thể hiện phuơng cách sống trong khung cảnh các thể chế xã hội gồm gia đình, các thể chế giáo dục, tôn giáo, nhà nước và kinh doanh Thế nên, nếu không muốn sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang thị trường đó bị thất bại thì cần phải có những kế họach rõ ràng trước khi xuất sang.
Thí dụ: Trong thời kỳ của thập kỷ 60, phong trào "hippi", ban nhạc
Beatles, Elvis Presley, và những hiện tượng văn hóa khác đã có ảnh hưởng lớn đến cách để tóc, cách ăn mặc, những chuẩn mực về quan hệ nam nữ và mục đích cuộc sống của lớp trẻ Lớp trẻ ngày nay lại chịu ảnh hưởng của những nhân vật và một nhất thời mới: Michael Jordan, Madonna, Bruce Springsteen Một trong những hình tượng mới chủ yếu là những nhà chuyên nghiệp trẻ ở thành phố có rất nhiều tham vọng nghề nghiệp và kiến thức bảo thủ của tuổi trẻ ngày nay.
1.5.1.3 Các nhân tố chính trị pháp luật:
Trong xuất khẩu, tình hình chính trị cũng là một trong những nhân tố tác động đến xuất khẩu của một nước Mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ có thể có những ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là khi mối quan hệ này trở nên thù địch.
Thí dụ: như mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran sau năm 1979 Sự mâu thuẫn giữ hai chính phủ đã phá hủy hòan tòan bất cứ mối quan hệ kinh doanh nào Ngòai ra, mối quan hệ chính trị song phương chặt chẽ cũng có thể dẫn đến thúc đẩy thương mại Diều này được thể hiện rõ trong họat động giao dịch mua bán với các nền kinh tế tập trung, như Liên bang Xô viết cũ mua đường từ Cuba vì lý do chính trị nhiều hơn là vì lý do kinh tế.
Còn luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong xuất khẩu Một số hiệp định và thỏa thuận được một lọat các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng đến họat động kinh doanh quốc tế.
Thí dụ: hiệp định đa phương trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới đã xác định các thực tiễn kinh tế chấp nhận được về mặt quốc tế đối với các quốc gia thành viên Mặc dù chúng không ảnh hưởng trực tiếp đối với các công ty riêng lẻ, nhưng chúng ảnh hưởng gián tiếp tới các công ty thông qua tạo ra một môi trường thị trường quốc tế ổn định.
Một số vấn đề cơ bản thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu của một công ty:….29 1 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu
Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu
Để xuất khẩu có hiệu quả hơn, nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng giá FOB thì có thể sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận Tùy theo tình hình của mình và hàng hóa xuất đi mà doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu như giá CIF, giá CIP… mà không phụ thuộc vào giá FOB, như vậy giúp cho việc xuất khẩu trở nên linh họat hơn.
Duy trì, phát triển khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới
Công ty muốn ngày càng phát triển, tiêu thụ được nhiều mặt hàng hơn thì ngòai việc quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng, duy trì khách hàng cũ thì công ty còn phải tìm kiếm, phát triển thêm khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ Muốn làm được điều này thì công ty phải có các kế họach quảng bá hình ảnh cho công ty của mình, để hình ảnh công ty được nhiều người biết đến hơn.
Đẩy mạnh các họat động Marketing xuất khẩu
Marketing xuất khẩu là việc thực hiên các họat động kinh doanh nhằm định hướng dòng vận động của hàng hóa và dịch vụ của công ty đến người tiêu dùng. Công ty cần đẩy mạnh Marketing xuất khẩu bao gồm các việc phân tích, họach định, triển khai thực thi và kiểm tra, kiểm sóat các kế họach, dự án và quy trình Marketing đã đề ra nhằm tạo lập, duy trì và phát triển những trao đổi thương mại có lợi với khách hàng ở thị trường nước ngòai.
Phân tích dự báo thị trường kinh doanh xuất khẩu
Thực tế cho thấy, khâu đầu tiên của công tác phát triển thương mại là thông tin thị trường, đặc biệt là dự báo Đối với người sản xuất, kinh doanh, dự báo thị trường giúp giúp đưa ra quyết định hợp lý về đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh,chọn thị trường thích hợp Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, từ trước đến nay, doanh nghiệp rất thiếu thông tin dự báo về thị trường Các nguồn thông tin doanh nghiệp sử dụng thường phải mua, lấy nguồn từ nước ngoài, thông qua tổ chức hiệp hội.
Dự báo là một công việc hết sức phức tạp, tính chính xác vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với những ngành hàng nông sản khi chịu ảnh hưởng không chỉ của các yếu tố cung cầu kinh tế thông thường mà cả những yếu tố thời tiết đầy biến động, không thể đòi hỏi một kết quả hoàn hảo trong công tác dự báo thị trường nông sản, bởi thực tế luôn biến động, các tổ chức quốc tế với nguồn lực tài chính và nhân lực giỏi cũng vẫn dự báo sai Điều quan trọng đó là cung cấp cho người đọc các nhận định về những xu hướng tương lai dựa trên các giả định hợp lý, còn việc có tin và áp dụng các kết quả dự báo hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của họ, nên đem các kết quả dự báo như là những thông tin tham khảo hơn là các kim chỉ nam Ngoài ra, dự báo phải liên tục được cập nhật và điều chỉnh để phù hợp với những biến động nhanh của thực tế.
THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY VEGESA 2.1 Giới thiệu về công ty Vegesa
Chức năng và nhiệm vụ công ty Vegesa
Thu mua các mặt hàng rau quả tươi, nông sản thực phẩm, rau quả đóng hộp và nhiếu lọai sản phẩm khác nhau phục vụ cho người tiêu dung trong và ngòai nước.
Nhập khẩu các lọai mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, nguyên vật liệu hóa chất… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh
Nhiệm vụ của công ty được quy định rõ trong quyết định số 92/NN-TCCB/
QĐ ngày 05/03/1988 của Bộ NN & CNTP Đối với công tác kế họach:
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế họach xuất nhập khẩu và các kế họach khác có liên quan theo năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối với công tác tài chính:
Tự trang bị và đổi mới trang thiết bị, tự đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng.
Tự tạo ra nguồn vốn, tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ quy định, thống kê, báo cáo và thanh tóan đầy đủ với ngân sách nhà nước. Đối với công tác sản xuất:
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong và ngòai nước
Tổ chức thực hiện các lọai hình kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đối với nhà nước:
Chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngọai của nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngọai thương và các văn bản mà công ty đã ký kết theo quy định chế độ hiện hành của
Bộ Thương Mại và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đối với nhân viên:
Tuân thủ chế độ lao động tiền lương. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ văn hóa, ngọai ngữ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
Tình hình nhân lực
THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY VEGESA
2.1 Giới thiệu về công ty Vegesa:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát tiển của công ty:
- Tên gọi: Công ty Cổ phần sản xuất và Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn.
- Tên giao dịch quốc tế: SAIGON VEGETABLE FRUIT PROCESSING AND EXPORTING JOIN STOCK COMPANY.
- Địa chỉ: 473 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh
- Website: www.Vegesa.com.vn
Tên pháp lý là Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam, tên giao dịch là VEGETEX Co Việt Nam và có trụ số chính đặt tại số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.
Chức năng họat đông chính của VEGETEX Co Việt Nam là sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến cùng một số mặt hàng nông sản khác Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất khẩu của thị trường trong và ngòai nước, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng Công Ty đã thành lập những công ty con đặt tại các tỉnh thành như:
- Hà Nội với tên gọi: Công Ty I
- Đà Nẵng với tên gọi: Công ty II
- Thành Phố Hồ Chí Minh với tên gọi: Công Ty III
Các công ty này đều có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch tóan kinh tế độc lập, có con dấu riêng và tài khỏan riêng tại ngân hàng.
Trong đó công ty III có tên gọi Công Ty Xuất Nhập Khẩu Rau Quả III Thành Phố Hồ Chí Minh (Tên giao dịch là: Vegetex Co Ho Chi Minh City) được thành lập vào năm 1977, trụ sở đặt tại 63-65 Hàm Nghi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Lúc dầu công ty chỉ chuyên kinh doanh về mặt hàng rau quả và họat động ngày càng có hiệu quả nên tạo được sự chú ý và tín nhiệm từ các đơn vị kinh tế khác trong và ngòai nước Từ đó tạo được uy tín nơi khách hàng thị trường ngày càng được cũng cố và gia tăng theo quá trình phát triển của công ty. Đến năm 1985 và 1987, Liên Hiệp Đồ Hợp II và Công Ty Rau Quả Trung Ương sát nhập vào công ty III Cơ cấu tổ chức, cơ cấu hàng sản xuất kinh doanh và dịch vụ đã được mở rông ra, quy mô về vốn, nhân sự, thị trường và đối tác khách hàng của công ty cũng lớn hơn trước rất nhiều.
Việc này tạo ra những thuận lợi trong họat đông sản xuất kinh doanh của công ty Tuy nhiên vẫn không tránh đuợc sự rắc rối chồng chéo phức tạp nảy sinh từ nội bộ công ty.
Trong thực tế nội bộ của công ty đã không giải quyết vấn đề này một cách có hiệu quả làm cho họat động của công ty bị cản trở đình trệ, Truớc tình hình đó năm 1991, công ty III quyết định tách ra thành 2 đơn vị riêng biệt với chức năng cũng rất khác nhau.
- Đơn vị 1: Xí Nghiệp Giao Nhận với chức năng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Đơn vị 2: Xí Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn với chức năng sản xuất, chế biến, gia công cung ứng hàng xuất khẩu.
Năm 1993,theo quyết định số 209/NN/SCCB/QB của Bộ Nông Nghiệp –Công Nghiệp Thực Phẩm ra ngày 14-06-1993 đã sát nhập công ty Vật Tư Bao Bì vào Xí Nghiệp Xuất Khẩu Rau Quả Sài Gòn, đã tạo những điều kiện thuận lợi vế vốn, quy mô họat động, tài sản, khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1994 – 1997, Xí Ngiệp luôn họat đông có hiệu quả và thực hiên đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Nguồn vốn gia tăng không ngừng
Tháng 1-1998 được sự đồng ý của cấp chủ quản Xí Ngiệp Xuất Khẩu Rau Quả sài Gòn đã chuyển thành Công Ty Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn Tên tiếng Anh trong giao dịch là VEGESA.CO, công ty có trụ sở tại:
+ 231 Đồng Khởi Quận 1 TP Hồ Chí Minh
+ 169B Lạc Long Quân , Phường 5, Quận 11, TP Hồ Chí Minh và nay là 437 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh.
Sự phát triển của VEGESA:
Sau sự ra đời, VEGESE tiếp tục đi vào họat động ổn định và hiệu quả Năm
1998 nhà nước bãi bỏ giấy phép xuất khẩu mà trước đây chỉ có những công ty có giấy phép mới được xuất khẩu Khi chưa có giấy phép xuất khẩu, công ty xuất khấu thông qua công ty III (xuất khấu ủy thác) Sauk hi bãi bỏ chế độ xuất khẩu công ty đã chủ động hơn trong việc thu gom, tìm kiếm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm. Doanh số được nâng lên từ 8,167 tỷ đồng (1991) lên 30,108 ( 1991), tạo được lợi nhuận và việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên Do tồn tại nhiều năm, cơ sở vật chất mà công ty tiếp quản đã quá cũ kỹ, hư hỏng, nguồn vốn lưu động ít chỉ có
960 triệu đồng Từ năm 1999, công ty đã có dự án nâng cấp kho, nhà xưởng lên
3000 mét vuông và đã được tổng công ty phê duyệt ( quyết định số 82-RQ/TVĐT ngày 4-6-1999) đã từng bước cải tạo lại các trang thiết bị tận dụng hết công suất. Đến tháng 9-2000, chấp hành chỉ thị của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ( quyết định số 3729 QĐ/BNN-TCCB ngày 12-9-2000) công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và đi vào họat động cho đến nay.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ công ty Vegesa:
Thu mua các mặt hàng rau quả tươi, nông sản thực phẩm, rau quả đóng hộp và nhiếu lọai sản phẩm khác nhau phục vụ cho người tiêu dung trong và ngòai nước.
Nhập khẩu các lọai mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, nguyên vật liệu hóa chất… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh
Nhiệm vụ của công ty được quy định rõ trong quyết định số 92/NN-TCCB/
QĐ ngày 05/03/1988 của Bộ NN & CNTP Đối với công tác kế họach:
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế họach xuất nhập khẩu và các kế họach khác có liên quan theo năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối với công tác tài chính:
Tự trang bị và đổi mới trang thiết bị, tự đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng.
Tự tạo ra nguồn vốn, tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ quy định, thống kê, báo cáo và thanh tóan đầy đủ với ngân sách nhà nước. Đối với công tác sản xuất:
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong và ngòai nước
Tổ chức thực hiện các lọai hình kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đối với nhà nước:
Chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngọai của nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngọai thương và các văn bản mà công ty đã ký kết theo quy định chế độ hiện hành của
Bộ Thương Mại và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đối với nhân viên:
Tuân thủ chế độ lao động tiền lương. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ văn hóa, ngọai ngữ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
2.1.3 Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban:
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức: ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.1.3.2 Chức năng các phòng ban:
Là cơ quan quản lý điều hành doanh nghiệp, được quyền quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp, ngọai trừ những thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp trên.
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước cơ quan bổ nhiệm và trước pháp luật.
Giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của công ty
Công ty Vegesa họat động ở lĩnh vực:
Thương mại trong nước, bán sĩ và lẻ các sản phẩm nông sản và thủy sản; cùng với dịch vụ cho thuê kho bãi, văn phòng xuất khẩu ủy thác và kinh doanh xuất khẩu rau quả tươi và một số sản phẩm nông sản.
Sản phẩm kinh doanh có thể chia làm 5 nhóm:
Nhóm 1: rau quả qua chế biến hoặc sơ chế như chuối sấy, ớt muối, nước ép trái cây các lọai, các sản phẩm thủy sản đồ hợp.
Nhóm 2: rau quả tươi sống như thanh long, chôm chôm, chuối, bắp cải…
Nhóm 3: các lọai nông sản gia vị, huơng liệu như tiêu, gừng, củ hành…
Nhóm 4: các lọai ngũ cốc, đậu, cà phê, nấm…
Nhóm 5: xăng dầu và các dịch vụ khác
Nguồn lấy từ các chợ đầu mối, các nông trường, các vựa hoặc các công ty khác. Trong đó có các mặt hàng xuất khẩu:
Xuất khẩu rau quả tươi và trái cây tươi: Canada, Đức và Nauy.
Xuất khẩu nấm rơm: Đài Loan, Pháp
Xuất khẩu cà phê, ớt và tiêu: Mỹ, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Nauy, ĐàiLoan, Nhật, Singapore, Malaysia, Ấn Độ…
Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường bên ngòai có tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của công ty như tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của công ty mà một trong những tác động đó là việc mở L/C, công cụ phổ biến nhất trong lĩnh vực thương mại.
Ngòai ra từ 1/1/2010 là ngày bắt đầu có hiệu lực thi hành của hàng loạt những quy định mới mà một số đạo luật tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã ban hành như: Luật IIIegal Unreported Unregulated fishing - IUU về truy xuất nguồn gốc thủy hải sản xuất khẩu vào EU; đạo luật Bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ; Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng - CPSIA của Mỹ; Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại của EU); Luật Lacey sửa đổi của Mỹ về quy định liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu sản xuất đồ gỗ; Quy định về chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm cho hàng hoa quả của Inđônêxia; những quy định mới cho hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm của luật FDCA (Mỹ); Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của lô hàng thông qua các bằng chứng gốc…! Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà các nước nhập khẩu này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang được dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc, gây khó khăn không nhỏ cho việc xuất khẩu hàng hóa ở công ty.
Môi trường trong nước là nơi mà công ty dựa vào nó đề tạo ra bàn đạp cho các họat động nước ngòai của mình Cho nên, tình huống trong nước sẽ ảnh hưởng đến cả bản chất và vị trí của các họat động quốc tế của công ty.
Các chính sách kinh tế:
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu Kể từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh, trung bình khoảng 19,6%/năm; năm 1991 đạt 2,087 tỷ Đôla Mỹ, năm 2001 tăng lên 15,1 tỷ Đôla, gấp 7 lần so với năm 1991 Đặc biệt, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của nước ta đạt 180 Đôla/năm, mức chuẩn quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF Các chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu:
Hệ thống Ngân hàng từ trung ương đến chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp với các bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, các Hiệp hội ngành nghề đã triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là giải pháp kích cầu phù hợp, Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng vòng quay vốn và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng để sản xuất - kinh doanh; nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch vay vốn để đầu tư các dự án mới Do tác động của cơ chế hỗ trợ lãi suất, dư nợ tín dụng ngân hàng đã tăng ở mức khá cao trong 4 tháng đầu năm 2009 (10,28%), góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế Cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn (cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay trung, dài hạn được thực hiện từ ngày 01/4/2009 và cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng mới được ban hành và triển khai từ tháng 5/2009) đã có tác động tích cực và thiết thực đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất, đó là giảm chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất - kinh doanh.
- Trợ cấp xuất khẩu: Ở Việt Nam ,đã hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu,thúc đẩy xuất khẩu dưới nhiều hình thức :bù lãi suất dự trữ hàng hoá xuất khẩu ,cấp bù lỗ khi cần thiết ,thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu ,như hình thức xuất khẩu mà Việt Nam đã áp dụng Năm 2004,Bộ Thương Mại Việt Nam đã thưởng thành tích cho 349 doanh nghiệp ,trong đó 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế: Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng đối với số ít mặt hàng Mục tiêu là nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô, chứ không phải nhằm mục tiêu là ngân sách Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng:
Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngòai
Hàng được xét miễn giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu.
Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngòai và xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngòai
Trong chính sách tiền tệ ,chính sách tỷ giá hối đoái được thực hiện theo hướng phá giá đồng nội tệ ,thúc đẩy xuất khẩu Phải đảm bảo tỷ giá hối đoái thực tế kích thích xuất khẩu về lâu dài và ngăn ngừa tỷ giá nhập khẩu tăng lên cao so với tỷ giá xuất khẩu.
Các nhân tố địa lý và khí hậu dẫn đến sự sẵn có hay khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng có thể là nguồn lực, là những sự kèm chế, có ảnh hưởng đến sự sống còn của thị trường Nước ta có nguyền tài nguyên dồi dào cộng thêm đất đai màu mỡ, phù hợp cho việc trồng các lọai cây nông nghiệp Như việc xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới với sản lượng năm 2009 là 1,18 triệu tấn với kim ngạch 1,73 tỷ USD, để đạt được sản lượng như vậy thì ngòai các nhân tố khác thì yếu tố thời tiết cũng là một việc quan trọng Cây cà phê sống trên đất badan và đòi hỏi độ cao hơn mực nước biển từ 500m trở lên, nhiệt độ ban ngày và ban đêm phải đạt mức độ lệch nhau từ
5 đến 10oC thì cây cà phê mới phát triển tốt Cây cà phê ra hoa vào tháng 2, nhưng đó là thời gian vào mùa nắng hạn do đó nguồn nước để tưới tiêu cũng là một vấn đề của người trồng cà phê cần phải quan tâm khi thu họach vào tháng 10, 11, 12. Ở Việt Nam vẫn còn những đợt mưa cuối mùa ảnh hưởng đến việc thu họach, xử lý bước đầu của nông dân.
2.2.3.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty
- Tình hình máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng
Từ khi chuyền sang họat động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần thì hiện nay trụ sở họat động của công ty nằm tại số 437 đường Lạc Long Quân, phuờng 5, quận 11, TP.HCM với diện tích sử dụng là 4000m 2 Nhìn chung thì cơ sở hạ tầng hiện tại của công ty được bố trí tương đối hòan chỉnh, có thể đáp ứng phục vụ sản xuất kinh doanh hiện tại và kế họach phát triển trong tương lai.
- Máy móc thiết bị nhà xưởng
Phòng tiếp nhận và đóng gói sản phẩm
Phòng dự trữ những sản phẩm tồn kho
Hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm, có khả năng chứa 20 tấn
Ngòai ra để phục vụ cho việc vận chuyển công ty còn có một đội xe gồm 3 xe vận tải trong đó có 1 xe 1 tấn; 2 xe 1,5 tấn và 1 số xe từ 4 – 15 chỗ ngồi.
Diện tích cơ sở: công ty được xây dựng với diện tích 4000m 2 , trong đó:
Diện tích văn phòng hành chính 600m 2 , bao gồm cả lầu 1.
Diện tích phòng đóng gói và tiếp nhận sản phẩm: 300m 2
Diện tích phân xưởng trữ lạnh: 100m 2
Diện tích trạm xăng dầu liên doanh 100m 2
Diện tích kho bãi cho thuê 1600m 2
Toàn bộ các khu vực họat động phục vụ cho kinh doanh đều được xây dựng rất kiên cố, kết cấu bằng x imăng cốt thép, các khu vực hành chính đều được xây dựng kiên cố Ngòai ra còn sử dụng một số nguyên liệu nhẹ để trang trí cho một số phòng của công ty.
Sau khi cổ phần hóa, công ty đã tính giảm nhân sự và sắp xếp lại lao động cho hợp lý hơn để giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập cho người lao động Công ty còn có những công nhân có tay nghề cao, có đủ năng lực đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng của khách hàng.
Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo các phòng ban quan trọng của công ty với chính sách có lên có xuống, bên cạnh đó công ty còn bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lãnh, luôn luôn sáng tạo và đổi mới công nghệ.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
Dự báo thị trường cà phê trong và ngòai nước đến năm 2020
3.2.1 Dự báo thị trường trong nước:
Mặc dù tham gia thị trường cà phê quốc tế chưa lâu, so với những nước châu Âu, Nam Mỹ, Nam Á có giao dịch ngọai thương gần 300 năm, nhưng ViệtNam đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu, thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta ( chiếm 19,5% giao dịch ngọai thương thế giới năm 2009) Hiện nay cà phê Việt Nam có mặt ở 88 nước và vùng lãnh thổ, được đánh giá là ngành hàng có lợi thế so sánh cao.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu Trong đó cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008 Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%.
Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết bị giảm kim ngạch so với năm 2008 Dẫn đầu về mức sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45triệu USD, giảm 85,12% so với năm 2008; tiếp theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%; tiếp theo là thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%
Chỉ có 5 thị trường đạt mức tăng kim ngạch so với năm 2008 Kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia tuy chỉ đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 17,19 triệu USD, nhưng đạt mức tăng cao nhất tới 376,57% so với năm 2008; đứng thứ 2 về mức độ tăng trưởng kim ngạch là kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 22,51triệu USD, tăng 112,2%; tiếp đến kim ngạch xuất sang Hà Lan đạt 46,8 triệu USD, tăng 45,41%; Kim ngạch xuất sang Bỉ năm 2009 tuy đạt kim ngạch lớn trên 190,5 triệu USD, nhưng mức tăng kim ngạch so với năm 2008 chỉ đạt 13,35%; kim ngạch xuất sang Philippin tăng 12,86%
Bảng 3.1:Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tăng, giảm so với năm 2008
XK của doanh nghiệp vốn FDI 191.799 297.352.602
Dù niên vụ cà phê 2008-2009, Việt Nam vẫn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu với sản lượng 1,1 - 1,2 triệu tấn, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới Nguyên nhân của sự sụt giảm sản lượng này là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm gần 20% khiến năng suất giảm Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước Ngoài ra, cũng còn nguyên nhân nữa là thời tiết, điều này sẽ tác động khá lớn đến sản lượng cà phê niên vụ tới Vì thế ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới có thể gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của thời tiết, thị trường cung - cầu Sản lượng có thể giảm, dự kiến niên vụ năm 2009 - 2010 giảm khoảng 10 - 15%, đạt khoảng 1 triệu tấn so với niên vụ 2008 - 2009 là 1,2 triệu tấn. Để tránh tình trạng khó khăn này các doanh nghiệp nắm bắt được thị trường, có sự phối hợp tốt và có chiến lược cụ thể trong thời gian nếu không tới ngành cà phê sẽ gặp không ít khó khăn
Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành cà phê đến năm 2020 là đưa ngành cà phê trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
3.2.2 Dự báo thị trường ngòai nước:
Các yếu tố chính chi phối thị trường cà phê năm 2009 vẫn là cung – cầu.
Do nguồn cung khan hiếm ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới trong khi nhu cầu mạnh, giá Arabica đã tăng 21,3% trong năm qua, đạt 135,95 US cent/lb.
Thị trường cà phê thế giới năm qua biến động không đồng nhất: tăng mạnh với loại Arabica, song lại giảm mạnh với loại Robusta So với 10 năm trước đó, giá Arabica đã tăng 8,5% Trái lại, giá Robusta năm qua giảm 16%, xuống mức 1.301 USD/tấn So với 10 năm trước đó, Robusta đã mất 14% giá trị.
Kỷ lục cao về giá của loại Arabica trong năm qua đạt được vào ngày 16/12/2009, khi đạt 149,40 US cent/lb, mức cao nhất trong vòng 17 tháng Nguồn cung Arabica từ Colombia và Trung Mỹ năm qua luôn trong tình trạng khan hiếm, trái với ở thị trường Robusta, nơi sản lượng của Việt Nam tăng đẩy nguồn cung tăng lên.
Sản lượng của Colombia- nước sản xuất cà phê arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, do mưa đã làm giảm31% sản lượng trong vụ vừa qua, xuống mức thấp nhất trong vòng 35 năm, khiến nước này đánh mất vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới về tay Indonexia.
Cà phê là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế lại ảnh hưởng xấu tới sản lượng loại cây này, do người nông dân giảm chi phí sản xuất, làm giảm sản lượng, nhất là ở những nước sản xuất Arabica chính.
Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và dự kiến sẽ đạt 134 triệu bao trong năm 2010 Tuy nhiên sự tăng trưởng về tiêu dùng không được phân bố một cách đồng đều Tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh tại các nền kinh tế đang nổi như Nga và Ukraina và cả ở các nước sản xuất cà phê như Braxin.
Nhu cầu về các loại cà phê cũng thay đổi nhanh chóng Loại Arabica và cà phê tự nhiên của Braxin (Brazilian Naturals) đã tăng từ 54% năm 1990 lên 63% vào năm 2008, trong khi nhu cầu cà phê arabica dịu sạch (Washed Arabicas) lại giảm từ 46% xuống còn 37%.
Với loại robusta, nhu cầu lại tăng đối với cà phê xuất xứ từ Việt Nam, từ 2% năm
1990 lên 16% vào năm 2008, trong khi cà phê xuất xứ từ châu Phi lại giảm từ 21% xuống còn 12% trong thời gian này. Ấn Độ hiện chiếm chưa đến 5% tổng sản lượng cà phê toàn cầu Tuy nhiên trong tương lai, những người trồng cà phê nước này có khả năng sẽ gia tăng thị phần của mình trên thị trường thế giới do Ấn Độ xuất khẩu tới hơn 80% tổng sản lượng mà họ sản xuất ra.
Trên thế giới hiện khoảng 40% nguồn cung cà phê là loại robusta, vốn rẻ hơn và dễ trồng hơn 60% còn lại là arabica, được gia tăng trồng như một loại cà phê đặc biệt Mười năm trước, chỉ 30% cà phê được trồng là loại robusta và 70% còn lại là arabica.
Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ chỉ cung cấp khoảng 39 triệu bao cà phê trong niên vụ này, so với 46 triệu bao niên vụ trước.Trong khi đó Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ bị giảm 20% sản lượng trong niên vụ này, xuống 17,5 triệu bao (khoảng 1,05 triệu tấn) Mức dự báo trung bình về sản lượng cà phê Việt Nam do hãng Bloomberg đưa ra là khoảng 1,08 đến 1,2 triệu bao.
Phân tích mô hình SWOT
Với một nền kinh tế đầy phát triển như hiện nay cùng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động của công ty Vegesa thì việc trang thiết bị được đổi mới là điều không thể thiếu trong một công ty đang trên đà phát triển Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề may tốt, có kỷ luật Đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và có trình độ chuyên môn cao.
Có mối quan hệ tốt với khách hàng nứơc ngòai, công ty xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, xuất khẩu qua nước ngoài, đặc biệt là một số thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Ý, EU….
Ngòai ra, công ty còn được nhà nước góp vốn đầu tư kinh doanh, được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước, danh tiếng công ty tồn tại lâ năm, kinh doanh nhều chủng lọai mặt hàng, cơ cấu tổ chức hợp lý.
Kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ thuật còn kém, chưa có phòng marketing vì thế về mặt quảng cáo tiếp thị bị hạn chế, thương hiệu mặc dù đã có mặt ở hầu khắp các siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý kinh doanh thời trang trên cả nước… nhưng vẫn chưa tiếp thị mạnh đến khách hàng.
Cải cách hành chính còn chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, một số chi phí chung như vận chuyển, cảng khẩu còn khá cao so với các nước. Ưu điểm về chi phí nhân công rẻ cũng chính là nhược điểm gây nên khó khăn cho công ty,cần phải trả công xứng đáng cho sức lao động của họ để tránh những cuộc đình công.
Hệ thống thông tin chưa tốt, chưa có chiến lược thâm nhập thị trường nước ngòai về từng ngành hàng, sự chủ động về vốn còn yếu, nguồn cung ứng nguyên liệu chưa ổn định.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
Thị trường cà phê thế giới luôn có nhu cầu cao về mặt hàng cà phê, cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới tuy có ảnh hường đến xuất khẩu nhưng không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cà phê của người dân.
Việt Nam đã gia nhập WTO (tổ chức Thương Mại thế giới) gồm 150 nước trong khi nước Nga vẫn chưa gia nhập được Không những như vậy, Việt Nam còn được hưởng quy chế PNTR (Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) từ 70 nước thành viên dành cho nước ta chế độ này Vì thế công ty phải biết nắm bắt cơ hội này.
Bên cạnh đó lao động trong nước có trình độ ngày càng tăng và được nhà nước ưu đãi về chính sách xuất khẩu.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất khẩu càng tăng thì mức độ cạnh tranh ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh.
Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn.
Khách hàng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cộng thêm đe dọa từ công nghệ chế biến mới trên thế giới, khả năng lựa chọn của khách hàng ngày càng cao.
Khi ngàng hàng cà phê phát triển mạnh thì khả năng gia nhập ngành hàng của các công ty mới ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, thiên tai, hạn hán cũng ảnh hưởng đến nguồn cung ứng cạnh tranh hàng của công ty.
Vị thế cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty trên thị trường quốc tế…
Hiện nay công ty đang xuất khẩu cà phê đều dưới dạng thô cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam Thị trường thế giới có xu hướng về cà phê hòa tan, đây là sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay là một nét văn hoá mới và là lời mời “đi uống cà phê” đã trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người Nhưng công ty hiện đang sản xuất rất ít mặt hàng này này để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế giới.
Hiện nay theo các nhà kinh doanh, thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng “nở nồi” vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2006: từ 20-25% Để tham gia vào cuộc chơi này nhiều thương hiệu đã quyết định đầu tư lớn như VinaCafe với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.00 tấn/năm
Ngòai những tên tuổi cà phê quen thuộc thì thị trường hiện nay thì cuối năm
2006 vừa qua thị trường đã xuất hiện thêm các nhãn hiệu mới như Café Moment(Công ty CP Sữa VN - Vinamilk), Max Coffee (Singapore) gây cho công ty những khó khăn mới trong việc sản xuất ra cà phê hòa tan, sự cạnh tranh ngày càng cao hơn Vì thế công ty cần có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như những doanh nghiệp nước ngòai trên thị trường quốc tế
Định hướng chiến lược xuất khẩu cà phê của công ty Vegesa đến năm 2020
Ngày 26/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo.
Về phương hướng, nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Triển khai quy hoạch chi tiết và ổn định diện tích trồng cà phê phù hợp với quyết định 150/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Theo đó diện tích ổn định từ 450.000-500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn Chính phủ đã thông qua chiến lược này và có chỉ thị giap nhiệm vụ cho các bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện chiến lược nêu trên Hưởng ứng chỉ thị của thủ tướng chính phủ, công ty cũng đề ra biện pháp cũng như định hướng phát triển cho đến năm 2020:
Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm bớt tiêu thụ nội địa.
Đào tạo cán bộ và gửi đi khảo sát thị trường ở nước ngòai.
Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
Tìm công nghệ mới để đầu tư vào sản xuất sau cổ phần hóa, tìm kiếm mặt hàng chủ lực để tăng sức cạnh tranh.
Hòan thiện công tác tổ chức bộ máy hợp lý, kiểm sóat chặt chẽ các khỏan chi phí không hợp lý, xây dựng chỉ tiêu định mức chi phí, họat động tài chính lành mạnh.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của công ty Vegese đến năm 2020
3.6.1 Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng thị trường hàng hoá, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của Công ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc đề ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng thị trường hàng hoá cần xác định cho mình một nhiệm vụ cụ thể đó là :
Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội trợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường.
Phối hợp với ban lãnh đạo của Công Ty cũng như phối hợp với từng phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu vực thị trường cũ và mới.Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất.
Ngoài ra công ty cần tổ chức thêm các chuyến đi nước ngoài để tìm hiểu thêm thị trường nước đó và hệ thống phân phối sản phẩm như thế nào, cũng cần có một đội ngũ Marketing ở nước ngoài để tiếp thị sản phẩm đến người đến người dân nước đó và mở rộng thị trường xuất khẩu.
3.6.2 Quản lý nâng cao chất lượng cà phê:
Cùng với sự tiến bộ xã hội, phát triển của xã hội thì nhu cầu, thị hiếu về chất lượng đối với mặt hàng cà phê của người tiêu dùng ở thị trường trong nước và thế giới ngày càng được nâng cao, chất lượng sản phẩm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quyết định đến giá cả sản phẩm mà còn quyết định đến khả năng tiê thụ của sản phẩm trên thị trường Đặc biệt đối với những khách hàng có yêu cầu chất lượng sản phẩm cao như Đức, Mỹ… họ sẵn sang trả một mức giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của họ Thậm chí ngay cả một số bộ phận khách hàng nội địa có thu nhập cao thì họ vẫn sẵn sàng mua sản phẩm với giá cao với điều kiện sản phẩm đó phải đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an tòan thực phẩm…cho thấy sự sẵn sàng chi trả của khách hàng là rất lớn nhưng đồng thời công ty phải tạo ra được những sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu của họ Công ty cần đặc biệt quan tâm đến việc chọn lọc, phân lọai các lọai cà phê ngay trong khâu thu mua, đồng thời cũng có những biện pháp về cải tạo, nâng cấp các lọai máy móc thiết bị của công ty hiện nay và ngày càng đổi mới về kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, chế biến.
3.6.3 Đa dạng sản phẩm và phát triển mặt hàng chủ lực:
Phát triển, mở rộng phòng nghiên cứu sản phẩm đối với người tiêu dùng nước ngoài Vì đây là việc quan trọng đối với xuất khẩu một mặt hàng ra nước ngoài, nếu không nghiên cứu kỹ thị trường, văn hoá, cũng như con người ở nước đó thì có thể sẽ bị thất bại về doanh thu Đây là bô phận quan trọng của công ty ở lĩnh vực xuất khẩu. Đầu tư thêm, liên kết với các công ty nước ngoài Công ty Vegesa không có liên kết với công ty nước ngoài nhưng trong thời buổi toàn cầu hoá hiện nay, liên kết với một công ty ở nước ngoài sẽ giúp cho công ty dễ dàng tiếp cận thị trường của nước đó hơn.
3.6.4 Giảm chi phí giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh:
Sản phẩm muốn tiêu thụ được ở thị trường trong nước cũng như để có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngòai thì phải đảm bảo được tính cạnh tranh mà trong đó giải pháp về giá cả cũng là phần quan trọng nhất.
Do cà phê là mặt hàng manh tính phổ biến, cạnh trong hòan tòan ở thị trường trong nước và thế giới nên việc áp dụng chiến lược giá phù hợp cho từng lọai sản phẩm, từng thị trường và theo từng thời điểm khác nhau là yêu cầu cần thiết đối với công ty trong họat động kinh doanh Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp định giá theo chi phí, với phương thức này công ty cần chú trọng đến việc xác định các yếu tố đầu vào: giá cả thu mua nguyên liệu, chi phí vận chuyển, bảo quản, chế biến… để tính tóan và xác định mức giá bán phù hợp với từng lọai sản phẩm, từng lọai thị trường và dự đóan trước khả năng chấp nhận giá cho từng lọai sản phẩm của khách hàng tiêu dùng trong và ngòai nước, từ đó có những chiến luợc giá phù hợp với tình hình thị trường Bên cạnh đó, cũng tùy vào tình hình thị trường, tình trạng, khả năng tiêu thụ của từng lọai sản phẩm để áp dụng những chiến lược giá linh họat, hợp lý Giảm chi phí giá thành, áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
3.6.5 Tổ chức kinh doanh xuất khẩu và chiến lược kinh doanh:
Muốn đẩy mạnh họat động xuất khẩu cà phê thì cần có chiến lược kinh doanh cụ thể ở từng thị trường, từng thời điểm, việc lập chiến lược có thể mất thời gian và đòi hỏi có sự trao đổi nhiều lần giữa cấp quản lý và các phòng ban, để tất cả các bên cùng xem xét, thảo luận và hoàn thiện kế hoạch Việc các phòng ban tham gia vào quy trình hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng Các phòng ban có kiến thức phong phú về năng lực cũng như môi trường cạnh tranh mà họ hoạt động, có thể đưa ra những đề xuất sáng suốt về những gì công ty nên thực hiện Hơn thế nữa, những phòng ban được đưa vào quy trình hoạch định có nhiều khả năng hơn trong việc hỗ trợ và thực hiện các kế hoạch đề ra Phòng ban là các trung tâm thực hiện chiến lược, họ có quyền lãnh đạo, có nguồn nhân lực và các kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả Bằng cách cùng nhau thực hiện quy trình hoạch định, cấp lãnh đạo và các trưởng phòng ban đảm bảo xây dựng một chiến lược phù hợp, chặt chẽ và có khả năng thành công.
3.6.6 Đẩy mạnh họat động marketing: Để có thể đẩy mạnh họat động xuất khẩu ra nước ngòai thì một trong những khâu quan trọng là đẩy mạnh họat động marketing quốc tế Marketing quốc tế phức tạp hơn nhiều so với maketing nội địa.
Do chưa có chuyên môn trong lĩnh vực này vì vậy công ty cần cử một số nhân viên có năng lực từ các phòng ban theo học các lớp marketing chuyên nghiệp để sau này trở thành nhân viên marketing thực thụ cho công ty, việc sử dụng nguồn nhân lực có sẵn tại công ty có những điểm lợi là:
Các nhân viên này có mối quan hệ với các phòng ban trong công ty sẽ tạo điều kiện việc làm dễ dàng, thuận lợi.
Khi đã có nhân viên đủ năng lực thì công ty nên thành lập hẳn một tổ marketing, chịu sự quản lý của trường phòng kế họach tổng hợp thị trường.
Sau đó tăng cường công tác thiết lập kế họach mang tính tầm xa, kiểm sóat chặt chẽ quá trình thực hiện kế họach (nhập hàn- đóng gói – bảo quản – xuất khẩu).
Nghiên cứu thị trường trong nước, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU.
Nghiên cứu thị trường trong và ngòai nước( chính sách kinh tế nhà nước, chiến lược thu mua, điều tra nhu cầu thị trường trong nước, dự kiến nhu cầu tương lai.
Nghiên cứu các chính sách thương mại, đối nội, đối ngọai của nhà nước ta.
3.6.7 Ứng dụng thương mại điện tử:
Trong thời gian gần đây, việc mau bán hàng hóa trên mạng không còn là việc quá xa lạ với đại đa số người dân Thương mại điện tử cũng dành được sự ưu ái của giới truyền thông, vì nó là một kênh mua sắm hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt hữu ít trong giai đọan khủng hỏang kinh tế mà mọi chi phí cần được cân đo đong đếm như hiện nay Ưu điểm của lọai hình thương mại này là: không ràng buộc thời gian, không ràng buộc địa lý, sức mạnh của tương tác xã hội, số lượng người bán hàng và đầu giá lớn, mạng lưới kinh doanh lớn mạnh. Để theo kịp nhu cầu của thị trường, công ty cần ứng dụng thương mại diện tử vào trong họat động kinh doanh xuất khẩu vì trong lĩnh vực thương mại điên tử không khác gì là thương mại bình thường, nó có nhiều hình thức thanh tóan như tiền mặt, các lọai thẻ để khách hàng chọn lựa cũng như các hình thức quảng cáo trên mạng để công ty có thề giới thiệu thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng.