1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảm bảo sản phẩm phần mềm

19 332 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Đảm bảo sản phẩm phần mềm

ĐẢM BẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM Phạm Thị Thương* * Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học CNTT&TT TÓM TẮT Đảm bảo sản phẩm là lĩnh vực nghiên cứu trong ngành công nghệ phần mềm. Phần mềm có thể xem như một loại sản phẩm có thể bán trên thị trường, chúng cần phải đảm bảo được chất lượng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cạnh tranh hàng hóa. Do đó đảm bảo sản phẩm một cách khách quan đóng vai trò quan trọng trong ngành Công nghệ phần mềm. Trong báo cáo này, tác giả muốn trình bày các kiến thức tổng quan về hoạt động đảm bảo sản phẩm trong tiến trình phát triển các sản phẩm phần mềm. Những thách thức đặt ra đối với hoạt động này. Từ đó có thể giúp bạn đọc tìm được các hướng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. 1. GIỚI THIỆU Để sản xuất được sản phẩm phần mềm hoàn thiện. Nhóm phát triển cần kết hợp các nguyên tắc trong quản lý, phát triển và đảm bảo sản phẩm trong quy trình phát triển sản phẩm phẩn mềm, như chỉ ra trong hình 1. Hình 1 – Các nguyên tắc phát triển hệ thống phần mềm Phát triển phần mềm là một vấn đề phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, người ta chia nhỏ quy trình phát triển phần mềm thành bốn giai đoạn và kết hợp các nguyên tắc đảm bảo sản phẩm và các nguyên tắc đánh giá, như chỉ ra trong hình 2. Hình 2 – Chu kỳ sống phần mềm được kết hợp với các nguyên tắc hệ thống Đảm bảo sản phẩm được chia thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1- Đảm bảo sản phẩm trong khi phát triển/bảo trì phần mềm – còn được gọi là xét duyệt lại sản phẩm. Hoạt động này thuộc vùng xét duyệt lại (revview). Nhằm phát hiện các bất đồng và sửa đổi các bất đồng này để hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn 2 - Đảm bảo sản phẩm trước khi phát hành sản phẩm. Hoạt động này thuộc vùng đảm bảo sản phẩm, nhằm đo độ hoàn thiện của các sản phẩm phầm mềm. Các giai đoạn đảm bảo sản phẩm này sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong phần 2 và phần 2. Cuối cùng là kết quả đạt được và các hướng nghiên cứu tìm hiểu trong tương lại. 2. ĐẢM BẢO SẢN PHẨM TRONG TIẾN TRÌNH PHẦN MỀM Hoạt động đảm bảo sản phẩm trong tiến trình phát triển phần mềm nhằm so sánh thực thể cần đảm bảo với chân dung của nó. Hoạt động này có thể được tách biệt thành 2 hoạt động xét duyệt lại sản phẩm (product review) và kiểm toán sản phẩm (product audit). 2.1 Xét duyệt lại sản phẩm Hoạt động xét duyệt lại sản phẩm là hoạt động nhằm tạo cho những người tham gia dự án phát triển phần mềm (gồm những người đảm bảo sản phẩm, người quản lý và người phát triển) có được cái nhìn trực quan về các trạng thái phần mềm, từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt về việc cần làm gì tiếp theo. Hình 3 – mô tả khái niệm này. Hình 3 – Xét duyệt lại sản phẩm và tiến trình Tiến trình phần mềm bao gồm các phương pháp, các hoạt động, các hành động và các chuyển dịch.Mỗi sản phẩm phần mềm ngoài phần mềm còn các sản phẩn liên quan như các tài liệu kiểm thử, các phần tử dữ liệu, tài liệu phân tích thiết kế và tài liệu người dùng. Tiến trình phần mềm và các sản phẩm phần mềm được mô tả như hình 4. Hình 4 – Con người sử dụng tiến trình phần mềm để bảo trì/cải tiến phần mềm và các sản phẩm kết hợp Hoạt động xét duyệt lại ở mức cơ bản nhất được thực hiện bằng cách đặt ra câu hỏi .Để trả lời câu hỏi cần so sánh thực thể với chân dung gắn với thực thể đó. Kết quả của so sánh là những khác biệt giữa thực thể cần đánh giá và chân dung của nó. Hình 5: mô tả hoạt động xét duyệt lại sản phẩm và tiến trình phần mềm. Hình 5 – Trái tim của các xét duyệt lại sản phẩm và tiến trình là các chân dung Các kỹ thuật xét duyệt lại được phân loại theo các nguyên tắc hệ thống và thực thể cần xét duyệt lại (sản phẩm hay tiến trình). Các kỹ thuật này được chỉ ra trong hình 6. Hình 6 – Các xét duyệt lại thuộc và nguyên tắc hệ thống được chia làm xét duyệt lại tiến trình và xét duyệt lại sản phẩm. Các kỹ thuật xét duyệt lại sản phẩm thuộc nguyên tắc phát triển gồm xét duyệt ngang hàng, biên soạn kỹ thuật. Tương tự thuộc nguyên tắc đảm bảo sản phẩm gồm đảm bảo chất lượng, thẩm tra và thẩm định, kiểm thử và đánh giá, tự so sánh .Hình 7 chỉ ra các kỹ thuật xét duyệt lại sản phẩm. Hình 7 – Các kỹ thuật xét duyệt lại sản phẩm Xét ví dụ về xét duyệt lại thuộc nguyên tắc kỹ thuật. Để trả lời câu hỏi: Sản phẩm có được phát triển đúng thời hạn và nằm trong ngân quỹ không. Trả lời câu hỏi bằng cách so sánh sản phẩm với lịch biểu và ngân quỹ để tìm ra sự không tương đồng. Kỹ thuật sử dụng là Programmic Tracking. Kết quả so sánh hai bất đồng được chỉ ra trong hình 8. Hình 8 – Kết quả xét duyệt lại sản phẩm thuộc nguyên tắc quản lý 2.2 Kiểm toán sản phẩm Các hoạt động xét duyệt lại nên được kết hợp một cách có hệ thống trong tiến trình phát triển phần mềm. Sự kết hợp này ta gọi là kiểm toán phần mềm. Hình 9 mô tả sự kết hợp này. Hình 9 – tích hợp hoạt động kiểm toán trong tiến trình phần mềm Kiểm toán phần mềm được áp dụng cho sản phẩm dạng thô ở trạng thái thứ n của chu kỳ sống phần mềm, sau khi đóng băng để cố định sự thay đổi đối với sản phẩm. Hoạt động kiểm toán (audit) nhằm so sánh sản phẩm này với các chân dung của nó gồm các đặc tả yêu cầu đã được phê chuẩn, sản phẩm ở trạng thái thứ n đã được kiểm định và các chuẩn để phát hiện các bất đồng. Đầu ra của hoạt động kiểm toán là báo cáo kiểm toán đặc tả các bất đồng tìm thầy. Trước khi thực hiện việc sửa đổi sản phẩm để giải quyết các bất đồng cần bàn bạc, phân tích, trao đổi qua CCB để đưa ra các giải pháp giải quyết. Đầu ra của hoạt động CCB (Change Control Boad) là biên bản CCB mô tả các quyết định cần làm gì tiếp theo. Khi kiểm toán so sánh, nên sử dụng phương pháp so sánh 2 chiều như chỉ ra trong hình 10, hình11: Hình 10 – Sử dụng phương pháp so sánh hai chiều trong kiểm toán sản phẩm phần mềm Hình 11 – Ví dụ về kiểm toán tài liệu đặc tả yêu cầu 3. ĐẢM BẢO SẢN PHẨM TRƯỚC KHI PHÁT HÀNH SẢN PHẨM Đảm bảo sản phẩm trước khi phát hành nhằm mục đích nhằm đo tính hoàn thiện của sản phẩm. Các hoạt động đảm bảo sản phẩm được chỉ ra trong hình 12. Hình 12 – Các hoạt động đảm bảo sản phẩm Các hoạt động đảm bảo sản phẩm và tiến trình bao gồm: 1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiến trình: được thực hiện bằng cách so sánh sản phẩm phần mềm/tiến trình phần mềm với các chuẩn sản phầm/chuẩn tiến trình. 2. Thẩm tra và thẩm định sản phẩm: Nhằm so sánh sản phẩm phần mềm và các yêu cầu và các sản phẩm tiền bối. 3. Kiểm thử và đánh giá sản phẩm: Nhằm so sánh mã chương trình với các tài liệu yêu cầu và tài liệu thiết kế. 4. Quản lý cấu hình nhằm quản lý mọi sự thay đổi đối với sản phẩm. Hình 13 mô tả khái niệm đo độ hoàn thiện sản phẩm và độ hoàn thiện tiến trình. [...]... hai chiều, 3 chiều Hình 20 – Ví dụ về đo độ hoàn thiện của sản phẩm thông qua năm thuộc tính hoàn thiện 4 KẾT LUẬN Báo cáo đã trình bày tổng quan về hoạt động đảm bảo sản phẩm trong tiến trình phát triển phần mềm và trước khi phát hành đến người sử dụng 5 HƯỚNG PHÁT TRIỂN Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá các phương pháp đảm bảo sản phẩm, đảm bảo tiến trình để có thể tự động hóa được các hoạt động này... sản phẩm hoặc chân dung của tiến trình Hình 16 liệt kê một số câu hỏi quan trọng của tổ chức liên quan đến phép đo Hình 16 – Các câu hỏi cơ bản cần trả lời thông qua các phép đo Độ hoàn thiện của sản phẩm được đo thông qua giá trị của các thuộc tính sản phẩm Hình 17 – là một ví dụ đo độ hoàn thiện của sản phẩm qua 5 thuộc tính Hình 17 – Đo độ hoàn thiện sản phẩm thông qua năm thuộc tính của sản phẩm. .. phép đo độ hoàn thiện sản phẩm PI là chiều dài của véc tơ nhiều chiều, số chiều của véc tơ là số lượng thuộc tính của sản phẩm Hình 18 ví dụ về phép đo qua 2 thuộc tính của sản phẩm Hình 18 – Ví dụ về tính giá trị phép đo thông qua không gian ba chiều Các công thức đo (1)& (2) được sử dụng trong phép đo độ hoàn thiện sản phẩm (1) Công thức (2): Tính chỉ số hoàn thiện của sản phẩm (PIndex) (2) Trong...Hình 13 – Các giá trị cần sử dụng để đo độ hoàn thiện sản phẩm và độ hoàn thiện tiến trình Để đo tính hoàn thiện, người ta dùng phép đo đối tượng OM [1], như mô tả như hình 14 Hình 13 – Phép đo đối tượng Người ta thường sử ụng các ma trận để đo độ hoàn thiện sản phẩm và độ hoàn thiện tiến trình, như hình 14 Hình 14 – Ma trận thước đo phần mềm, tiến trình Các phép đo chỉ có ý nghĩa khi chúng liên . kiểm toán sản phẩm phần mềm Hình 11 – Ví dụ về kiểm toán tài liệu đặc tả yêu cầu 3. ĐẢM BẢO SẢN PHẨM TRƯỚC KHI PHÁT HÀNH SẢN PHẨM Đảm bảo sản phẩm trước. Hình 12 – Các hoạt động đảm bảo sản phẩm Các hoạt động đảm bảo sản phẩm và tiến trình bao gồm: 1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiến trình:

Ngày đăng: 23/01/2013, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w