Ứng dụng E-marketing trong việc quảng bá sản phẩm phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 04
PHẦN NỘI DUNG 07
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 07
1.1 Định nghĩa E-marketing 07
1.2 Vì sao nên sử dụng E-marketing 08
1.3 Các công cụ E-marketing phổ biến 11
1.3.1 Thư điện tử (Email marketing) 11
1.3.2 Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) 13
1.3.3 Trang web (Website and Microsite) 17
1.3.4 Mạng xã hội (Social Media) 17
1.3.5 Công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine) 19
1.3.6 Mobile Marketing 20
Chương 2: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA 22
2.1 Vài nét về công ty MISA và sản phẩm MISA SME.NET 2010 22
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty MISA 22
2.1.1.1 Giới thiệu 22
2.1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi 23
2.1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.1.4 Bộ máy tổ chức quản lí 26
2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty MISA 32
Trang 22.1.2.1 Tình hình nhân lực 32
2.1.2.2 Tình hình kinh doanh 33
2.1.2.2.1 Sản phẩm và khách hàng 33
2.1.2.2.2 Doanh thu và lợi nhuận 34
2.1.2.2.3 Chi phí 36
2.1.2.3 Định hướng phát triển 37
2.1.2.3.1 Định hướng trong năm 2010 37
2.1.2.3.2 Định hướng đến năm 2015 38
2.1.3 Các sản phẩm của công ty MISA 39
2.1.3.1 Tổng quan về các sản phẩm của MISA 39
2.1.3.2 Sản phẩm MISA SME.NET 2010 42
2.1.3.2.1 Lịch sử 42
2.1.3.2.2 Tính năng nổi bật 43
2.1.3.2.3 Bảng báo giá sản phẩm và dịch vụ kèm theo 44
2.2 Hiện trạng quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 46
2.2.1.Các giải pháp đang được sử dụng 46
2.2.1.1 Telemarketing 46
2.2.1.2 Demo trực tiếp 48
2.2.1.3 Tổ chức hội thảo 51
2.2.1.4 Tài trợ 53
2.2.1.5 Online Marketing 54
2.2.1.5.1 Website 54
Trang 32.2.1.5.2 E-mail 56
2.2.1.5.3 Một số công cụ khác 57
2.2.2 Đánh giá giải pháp đang thực hiện 58
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp E-marketing 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự phát triển của nhân loại, con người có đến hàng tỉ thứ hàng hóa cần được tiêu thụ Những kênh marketing truyền thống đang dần trở nên quá tải Những phương thức marketing mới đang được tìm kiếm và áp dụng, và E-marketing là một trong số đó Chúng đang dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Cũng trong xu thế đó, E-marketing tại Việt Nam đang phát triển với một tốc độ rất cao Theo Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường, trong năm 2009 doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 15,5 triệu USD, tăng trưởng 71% so với năm
2008 Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia sử dụng internet nhiều nhất châu Á với khoảng 22,4 triệu người dùng (tháng 11/2009) Và theo ước tính thì mỗi người trung bình sử dụng từ 1-2 giờ/ngày để vào internet Những con số trên chính là những lý do để em chọn E-marketing làm nội dung
để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập này
Trong quá trình thực tập tại công ty MISA, dưới vai trò là một nhân viên kinh doanh sản phẩm MISA SME.NET 2010, em nhận thấy MISA là một công
ty có tiềm lực trong việc sử dụng E-marketing trong việc quảng bá sản phẩm của mình như:
• Công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin
• Công ty có đội ngũ kỹ thuật viên lập trình chất lượng
• Công ty luôn hướng đến những phương pháp đột phá trong kinh doanh
Vậy, E-marketing thật sự là một lựa chọn hợp lý giúp MISA phổ biến các phần mềm của mình đến rộng rãi những người sử dụng theo đúng phương châm của công ty “MISA-Phần mềm phổ biến nhất” Đó là lý do chính để em
thực hiện chuyên đề này với tên “Ứng dụng E-marketing trong việc quảng bá sản phẩm phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010”
Trang 5Sản phẩm MISA SME.NET 2010 là phần mềm kế toán mới nhất của MISA dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, được giới thiệu vào đầu năm 2010 Trong quá trình kinh doanh thực tế sản phẩm, em nhận thấy nhiều khách hàng biết về MISA SME.NET 2010 là do thông qua tìm kiếm thông tin trên website công ty Khi tiếp cận các đối tượng này, quá trình bán hàng diễn ra dễ dàng hơn Do đó, vấn đề được đặt ra là tận dụng các hoạt động E-marketing đối với sản phẩm MISA SME.NET 2010 này sẽ làm tăng độ nhận biết đối với khách hàng mục tiêu Từ đó sẽ giúp thị trường sôi động và xúc tiến bán hàng
Mục tiêu của em khi thực hiện chuyên đề này là tìm hiểu về E-marketing, các công cụ E-marketing được sử dụng trong thực tế, các kỹ thuật và cách thức sử dụng chúng, các biện pháp quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 mà MISA
đã tiến hành, đưa ra các đề xuất thực tiễn về E-marketing có thể đóng góp vào công ty Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, em cũng nhận ra đề tài của mình
có những hạn chế Thứ nhất, nguồn tài liệu chính thống về E-marketing tại Việt Nam chưa nhiều Thứ hai, các đối tượng chính sử dụng sản phẩm này thường là các kế toán trưởng, bên cạnh đó trong giai đoạn nghiên cứu lại ngay vào thời điểm thực hiện các báo cáo thuế cho năm 2009 và quí 1 năm 2010, vì vậy rất khó tiếp cận đối tượng này để thực hiện nghiên cứu Chính vì thế nội dung phần đánh giá có phần không hoàn chỉnh Trong khả năng của mình em đã cố gắng hoàn chỉnh chuyên đề này trong phạm vi có thể
Chuyên đề được thực hiện trong phạm vi các tài liệu nội bộ của công ty cùng các thông tin thu thập được từ internet, theo phương pháp nghiên cứu tại bàn và những phỏng vấn trực tiếp Tuy vậy những kiến nghị vẫn được đúc kết từ hoàn cảnh thực tế và hoàn toàn có thể áp dụng vào công ty MISA
Trang 6Trong chuyên đề, ngoài lời mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được
thực hiện dựa trên kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trong chương này các kiến thức cơ bản về E-marketing sẽ được đề cập với
mục tạo nên cơ sở vững chắc cho những kiến nghị thực tiễn trong chương 3
Chương 2: Thực trạng Công ty Cổ phần MISA
Những thông tin chung về Công ty Cổ phần MISA và sản phẩm phần mềm
kế toán MISA SME.NET 2010 sẽ được đề cập trong chương này Bên cạnh đó là
thực trạng quảng bá sản phẩm MISA SME.NET 2010 trong thời gian vừa qua và
những đánh giá sơ lược vể thực trạng này
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp E-Marketing
Từ những giải pháp đang được sử dụng, chương này sẽ là nơi đưa ra các ý
tưởng E-marketing của cá nhân em nhằm bổ sung thêm các giải pháp quảng bá
phần mểm MISA SME.NET 2010 Các ý tưởng này dựa trên cơ sở thực tế và
hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế
Tp Hồ Chi Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực tập
Nguyễn Anh Vũ
Trang 7là viết tắt của từ “electronic” có nghĩa là thuộc về điện tử Theo một cách hiểu khác, “E” cũng là biểu tượng của “Launch Internet Explorer Browser”, trình duyệt web của Microsoft Và những thuật ngữ kèm theo tiền tố này dùng để ám chỉ những khái niệm ngoài cuộc sống được ứng dụng trên internet Không chỉ những khái niệm từ cuộc sống mà ngay cả những khái niệm về kinh tế cũng dần được “Internet hoá”, và E-marketing là một trong số đó
E-marketing khác gì so với marketing trong đời thường? Sự thật là chúng chẳng khác gì về mục đích hướng tới là thoả mãn khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho công ty, điều khác biệt là ở chỗ E-marketing sử dụng những công cụ của Internet để thực hiện mục đích của mình
Như bao thuật ngữ chuyên ngành khác, E-marketing cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia: “E-marketing là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng Internet kết nối toàn cầu”
Theo Rob Stokes, tác giả của cuốn “eMarketing - Những hướng dẫn cần thiết
để đến với tiếp thị trực tuyến” (eMarketing - The essential guide to online
marketing), xuất bản năm 2008, đã viết: “Marketing ở trong môi trường kết nối internet và sử dụng nó để kết nối với thị trường thì gọi là E-Marketing”
Trang 8Còn theo Dave Chaffey, đồng tác giả cuốn “eMarketing xuất sắc” (eMarketing excelllence) xuất bản năm 2002, trên website của mình ông cho
rằng: “Internet Marketing là tìm cách đạt được những mục tiêu marketing thông qua công nghệ kỹ thuật số E-marketing đôi khi được hiểu gần giống với Internet Marketing Tuy nhiên bên cạnh đó E-marketing còn bao gồm cả việc quản lí dữ liệu khách hàng thông hệ thống quản lí mối quan hệ khách hàng điện tử (E- CRM)”
Tóm lại, trong nội dung tài liệu này chúng ta sẽ hiểu E-marketing là cách thức marketing vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ Có 2
cách viết phổ biến “E-marketing” và “eMarketing”,ta thống nhất sử dụng cách viết “E-marketing”
Chúng ta đã nói nhiều về E-marketing là gì? Và trong phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu những lý do khiến cho khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi
1.2 Vì sao nên sử dụng E-marketing?
Kết nối toàn cầu không còn là một tương lai xa vời
Trong những năm 90, khái niệm Internet chỉ phổ biến ở những quốc gia phát triển Tuy nhiên càng về sau, Internet càng trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ, phạm vi ảnh hưởng của nó giờ đây mang tính toàn cầu và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống chúng ta ngày nay
Lấy đất nước Việt Nam chúng ta là một ví dụ điển hình cho sự phát triển này Vào năm 2000, số người sử dụng Internet tại Việt Nam vào khoảng 200.000 người, năm 2004 con số này là 3,5 triệu người, và đến năm 2008 nó là 20,2 triệu người (Hình 1.1) chiếm hơn 23% dân số cả nước Tức là sau chưa tới một thập kỉ, số người sử dụng Internet của Việt Nam đã tăng gấp 10 lần
Trang 9Với tốc độ phát triển như thế này trong một tương lai không xa toàn thế giới
sẽ kết nối với nhau thông qua Internet Vậy tại sao ta không sử dụng
E-marketing?
E-marketing giúp ta tương tác với thị trường nhanh hơn
Internet ngày càng chứng tỏ nó là một công cụ kết nối hữu hiệu Khi chưa có Internet việc truyền một thông điệp từ người này đến người khác sẽ bị các yếu tố như không gian, thời gian, lượng thông tin giới hạn Tuy nhiên khi Internet xuất hiện những giới hạn này dường như không còn Tính tương tác trong môi trường Internet ngày càng được cải thiện và trở thành một lợi thế đáng kể, nhờ đó sự
Hình 1.1: 10 Quốc gia sử dụng internet nhiều nhất châu Á ‐ 2008 (Nguồn: Internet World Stats ‐ www.internetworldstats.com/stats3.htm)
Trang 10giao tiếp diễn ra hai chiều Đối với những nhà marketer thì điều này có nghĩa là
họ sẽ dễ dàng hiểu hơn về thị trường của mình
Trong kinh doanh nói chung, và trong marketing nói riêng, giao tiếp với thị trường nhanh hay chậm, thông tin đưa đến khách hàng nhiều hay ít đều quyết định sự thành bại Và E-marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán
“nhanh” hơn Với tốc độ đường truyền như hiện nay thông điệp từ các nhà marketer sẽ đến với khách hàng chỉ trong vòng vài giây cho dù họ ở cách xa nhau đến nửa vòng trái đất Bên cạnh đó thông tin dường như là không giới hạn Đối với một sản phẩm muốn tiếp cận, khách hàng có thể tìm thấy hình ảnh sản phẩm, các bài đánh giá về sản phẩm, video nói về sản phẩm đó, hoặc những chia
sẻ về việc sử dụng sản phẩm của người sử dụng … Như vậy tình trạng “bất đối xứng” về thông tin giữa khách hàng và nhà cung cấp dường như không còn nữa
Yếu tố chi phí của E-marketing
Do đặc thù của E-marketing nên yếu tố chi phí được cắt giảm đáng kể Ngoại trừ bước lên ý tưởng thì hầu hết các bước triển khai còn lại đều thực hiện trên máy tính và internet Như vậy so với Marketing truyền thống, chi phí của E-
marketing sẽ thấp hơn Ví dụ: Bạn cần bao nhiêu người và chi phí để gửi thông điệp quảng cáo đến 500 khách hàng trong Marketing truyền thống? Trong E-
marketing, chỉ cần một người soạn thư, một chiếc máy tính được nối mạng internet và cài đặt phần mềm gửi thư hàng loạt, và điều cuối cùng là một danh sách các địa chỉ email chính xác, thế là đủ Trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, những nhà marketing cần cân nhắc khoảng ngân sách của mình và E-marketing không phải là lựa chọn tồi
Trang 111.3 Các công cụ E-marketing phổ biến
1.3.1 Thư điện tử (Email marketing)
Có thể nói thư điện tử (Email) là công cụ được dùng phổ biến nhất trong marketing Đây là công cụ hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trong đó gồm cả những khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng Theo
E-trang Wordnet Search 3.0, Email được định nghĩa như sau: “Email là một hệ thống truyền thông toàn cầu, trong đó thông điệp sẽ được tạo ra tại một máy tính và truyền đến một máy tính khác, để xem được thông điệp người nhận cần đăng nhập vào tài khoản của riêng mình”
Năm 1961, hình thức gửi một thông điệp dạng văn bản từ máy vi tính này đến một máy vi tính khác được thực hiện Đến nắm 1971 thì mạng thư điện tử đầu tiên ra đời, xuất hiện cùng với đó là ký hiệu “@” mà ta vẫn thường thấy trong các cấu trúc địa chỉ thư điện tử ngày nay Tuy nhiên mãi đến năm 1993, hệ thống mạng thư điện tử mới được đưa lên Internet do những nhà cung cấp như American Online và Delphi
Trong E-marketing có 2 loại email chính được sử dụng:
Thư quảng cáo (Promotion Email): Loại Email này có nội dung quảng cáo
đơn thuần, được dùng để lôi kéo khách hàng ngay lập tức đưa ra hành động
Thư duy trì quan hệ (Retention Base Email): Bên cạnh nội dung quảng cáo,
Email này còn chứa đựng những thông tin khác có giá trị với người nhận, và hướng đến việc tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Người ta thường thực hiện qui trình 6 bước sau để thực hiện một chiến dịch Email marketing:
Trang 12(Nguồn: Tác giả)
Xác định mục tiêu: Để bắt đầu cho một chiến dịch Email marketing chúng ta
cần đặt ra những mục tiêu, những mục tiêu thường gặp: số người tiến hành mua hàng, số người tải nội dung thư hay số người phản hồi Một chiến dịch gửi Email được cho là thành công khi duy trì được mối quan hệ lâu dài với người đọc Đây là cơ sở đầu tiên cho sự tương tác với khách hàng
Lập danh sách khách hàng: Chiến dịch gửi email sẽ không thành công nếu
chúng ta không có được một danh sách khách hàng đúng và chính xác, quan trọng nhất là địa chỉ email tiếp đến là các thông tin liên quan như tên, giời tính, tuổi, nguồn thông tin, ngày sinh,…Danh sách khách hàng càng chi tiết sẽ giúp những Email gửi đi trở nên gần gũi và dễ tạo mối quan hệ với khách hàng
Xây dựng nội dung: Một email thường được cấu trúc như sau: Phần đầu
trang (header), tiêu đề (subject line), lời chảo hỏi cá nhân (personalised greeting), phần thân bài (body), phần chân trang (footer) và những liên kết phụ
1.Xác định mục tiêu
2.Lập danh sách KH
3.Xây dựng nội dung
4.Tiến hành
5.Tạo ra
sự tương tác
6.Lập báo cáo
và phân tích kết quả
Trang 13(unsubscribe link) Một nội dung email khiến người đọc quan tâm khi mang các đặc điểm: hài hước (humour), nghiên cứu (research), thông tin (information) và khuyến mãi (promotion) Và cuối cùng phần nội dung phải được kiểm tra và đảm bảo vượt qua được rào chắn Spam mails (những Email gửi không theo yêu cầu người nhận)
Tiến hành: Sau những quá trình chuẩn bị, những email được gửi đi, tuy nhiên
để đạt được kết quả kỳ vọng, chúng phải được gửi vào thời điểm phù hợp Thời điểm phù hợp này thường được các nhà marketing lựa chọn sau khi đã phân tích
kỹ càng những hành vi đọc email của khách hàng
Tạo ra sự tương tác: Sự tương tác sẽ cho thấy hiệu quả của chiến dịch Email marketing Một trong những yếu tố tạo nên sự tương tác chính là việc cá nhân hóa thông điệp (personalise the message), việc nêu tên hay một thông tin cá
nhân của người đọc trong email đều tạo được một sự quan tâm đáng kể Vai trò của các bước chuẩn bị sẽ được phát huy ở đây
Lập báo cáo và phân tích kết quả: Cuối cùng, bằng những công cụ chuyên
môn, một chiến dịch Email marketing được đo lường dễ dàng Số mail gửi đi, số mail mở được mở ra, số mail được hồi âm,…sẽ được đem ra phân tích Những mục tiêu của chiến dịch sẽ được so sánh Những đánh giá sẽ xác định chiến dịch thành công hay thất bại, và sẽ trở thành tiền đề để thực hiện các chiến dịch sau này
1.3.2 Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising)
Online Advertising (Quảng cáo trực tuyến), hay còn gọi là Online Ads, là
loại hình quảng cáo thực hiện trên Internet
Vào năm 1993, khi một quảng cáo của một hãng luật được thực hiện bởi Global Network Navigator thì xuất hiện khái niệm bảng quảng cáo có thể
“nhấn” được (clikable banners) Trang web đầu tiên thực hiện bán các vị trí
Trang 14quảng cáo trên website của mình là HotWired, một tạp chí trực tuyến Đến năm
1994, trong chiến dịch quảng cáo của mình AT&T đã kết hợp vào đó cả những quảng cáo trực tuyến, bên cạnh những quảng cáo truyền thống Có thể thấy rằng
sự khác biệt lớn nhất của quảng cáo trực tuyến và quảng cáo truyền thống là quảng cáo trực tuyến thường chỉ nằm trên những chiếc màn hình máy tính
Như quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến sẽ đảm nhận những vai trò sau: Xây dựng sự nhận biết về thương hiệu, tạo ra nhu cầu cho khách hàng, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty đăng quảng cáo, kích thích bán
hàng và cuối cùng là tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm
Các loại hình quảng cáo trực tuyến thường gặp:
Pop-ups: Quảng cáo xuất hiện dười dạng những cửa sổ khi click vào các trang web
Quảng cáo bản đồ (Map Advert): Quảng cáo giúp làm nổi bật vị trí của đối tượng trên những bản đồ trực tuyến
Hnh 1.3: Hình minh họa các cửa sổ Pop‐ups (Nguồn: Internet)
Trang 15Quảng cáo nổi (Floating Advert): Quảng cáo xuất hiện dưới dạng “flash động” nằm đè lên giao diện một website
Quảng cáo hình nền (Wallpaper Advert): Thường là các Print Ad được thiết
kế mang đậm tính nghệ thuật, được qui định nhiều kích cỡ để phù hợp với màn hình của nhiều loại thiết bị như desktop, laptop, điện thoại di động, máy chơi
Hình 1.4: Hình minh họa Quảng cáo bản đồ (Nguồn: Internet)
Hình 1.5: Hình minh họa Quảng cáo nổi (Nguồn: Internet)
Trang 16game Những bức Print Ad này được cho phép miễn phí từ website công ty về
để làm hình nền cho các thiết bị trên
Quảng cáo bảng (Banner Advert): Đây là loại hình quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất, gồm các bảng hiệu với nhiều kích cỡ nằm chung quanh phần nội dung chính của một website
Hình 1.6: Hình minh họa Quảng cáo hình nền (Nguồn: Internet)
Hình 1.7: Hình minh họa Quảng cáo bảng (Nguồn: Internet)
Trang 171.3.3 Trang web (Website and Microsite)
Nếu Email là công cụ phổ biến nhất trong E-marketing thì Website được xem
là công cụ quan trọng nhất trong E-marketing Website chính là ngôi nhà riêng cho mỗi công ty, mỗi tổ chức, thậm chí cho cả mỗi cá nhân trên Internet Trong website, một công ty có thể chứa đựng đầy đủ những thông tin mà họ muốn cho khách hàng biết đến, từ lịch sử công ty cho đến những tính năng của sản phẩm
và rất nhiều những thông tin khác Website là kênh PR quan trọng của công ty
Website là một trang thông tin đa dạng (văn bản, hình ảnh, video,…) được xem hình thức cơ bản nhất của bất cứ loại hình giao tiếp internet nào
Thiết kế
Công cụ tìm kiến
Hữu dụng
Hình 1.8: 3 yếu tố tạo nên cấu trúc “vững chắc” cho một website (Nguồn: Tác giả)
Từ website, ta phát sinh một khái niệm khác đó là microsite, đây được xem
là một website thu gọn Ta sẽ phân biệt website và microsite như sau: Đầu tiên microsite có vòng đời ngắn hơn rất nhiều so với website, nếu website tồn tại gần như song song với công ty, thì microsite chỉ xuất hiện trong một chiến dịch quảng bá Thứ hai, website mang trên mình nội dung tổng quát nhiều mặt của một công ty còn microsite thì thường chỉ mang thông tin của một loại sản phẩm Cuối cùng, website mang tính chất thông tin còn microsite thì nhấn mạnh về thiết kế để nhằm mục đích quảng cáo là chủ yếu
1.3.4 Truyền thông xã hội (Social Media)
Trang 18Trước hết chúng ta cần phân biệt giữa Truyền thông xã hội (Social Media) và Mạng xã hội (Social Network), mặc dù hiện nay hai thuật ngữ này thường được dùng chung Theo Wikipedia:
“Social Media là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia”
“Social Network là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian
từ năm 1994 năm 2005) Từ đây các nhà phát triển mạng bắt đầu nghĩ ra công cụ giúp cho các cá nhân có thể dễ dàng đưa những yếu tố cá nhân của mình lên Internet, điều này dẫn tới sự ra đời của nhiều trang blog nổi tiếng như Blogger, Myspace hay Facebook …ngày nay Ở đây ta sẽ có một định nghĩa về thuật ngữ
Blog, “Blog là một loại trang web cho phép những người dùng (blogger) đưa lên những bài viết của riêng mình về các chủ đề khác nhau, và cho phép những người đọc đưa ra các ý kiến về những bài viết này”
Tuy nhiên, Social Media không chỉ là blog mà nó còn gồm nhiều hình thức chia sẻ khác: Chia sẻ hình ảnh (Flickr, Picasa,…), chia sẻ video (Youtube,…), chia sẻ kiến thức (Wikipedia,…) Tất cả những hình thức này tạo thành một hệ thống công cụ hữu ích cho những marketer
Những giá trị mà Social Media cho E-marketing:
Trang 19• Sự thay thế cho các phương tiện truyền thống như TV và Radio
• Tạo ra những cộng đồng trực tuyến cho những cá nhân yêu thích một sản phẩm hay một thương hiệu
• Tạo ra hiệu ứng “Marketing truyền miệng” và công cụ PR hiệu quả
• Chi phí thấp, nhưng sở hữu khả năng lang truyền nhanh chóng
• Dễ dàng tiếp cận những nhóm khách hàng có những đặc điểm chung
mà không cần phải sàng lọc nhiều
1.3.5 Công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine)
Với sự phát triển vượt bậc, Internet dễ dàng khiến người dùng “lạc lối” nếu không có các công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine - SEM) Ngoài việc đưa người dùng đến những nơi cần đến trên Internet, SEM còn là một công cụ
đo lường nhanh chóng, một môi trường quảng cáo vô tận và là “cầu nối” hiệu quả giữa khách hàng và nhà cung cấp Vậy công cụ tìm kiếm là gì?
Công cụ tìm kiếm (Sreach Engine Machine - SEM) là một phần mềm giúp tìm ra các trang trên mạng Internet dựa trên yêu cầu của người dùng và cơ sở
dữ liệu mà chúng có Việc tìm kiếm thường dựa trên từ khoá (Keywork) được người dùng gõ vào và trả về là danh mục các trang có chứa từ khoá đó
Khi sử dụng SEM người dùng thường tìm ra được 2 loại kết quả:
Kết quả tự nhiên (organic search results): Những kết quả được lọc ra dựa trên
các thuật toán logic dựa trên từ khoá
Kết quả cố tình (paid search results): Những kết quả được định sẵn với từ
khoá, và chủ sở hữu những trang web có đường dẫn từ kết quả này buộc phải trả tiền cho nhà cung cấp công cụ tìm kiếm nếu có người chọn vào những kết quả này (pay per click) Loại này thường được phân biệt nhờ vào vị trí nằm bên phải dãy kết quả tự nhiên
Từ đó ta thấy Marketing bằng SEM dựa trên 2 phương pháp:
Trang 20Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimisation – SEO): Đó là
doanh nghiệp phải làm thế nào để trang web của mình ngày càng được cải thiện thứ hạng trên dãy các kết quả tự nhiên
Quảng cáo dựa trên số lần click chọn (Pay per click Advertising – PPC):
Nếu sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải đấu giá với các đối thủ đề có
vị trí cao dãy kết quả tìm kiếm
Ưu ¾ Mang lại lợi ích dài hạn
¾ Hiệu quả cao
¾ Công cụ xây dựng thương hiệu, và nhận thức hiệu quả
¾ Nhanh chóng mang lại kết quả
¾ Có thể đo lường và đánh giá
1.3.6 Mobile Marketing
Thật là thiếu sót khi nói về E-marketing mà không đề cập tới Mobile Marketing Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ không chỉ có điện thoại di động (ĐTDĐ) , mà còn nhiều thiết bị khác như máy nghe nhạc, máy ảnh, máy
game cầm tay được tích hợp những khả năng kết nối internet Vậy ta có, Mobile marketing là một hình thức marketing thông qua các thiết bị di động cá nhân, có thể xem Mobie Marketing là một E-marketing trên những màn hình thu nhỏ
Trang 21Những lý do nên chọn marketing trên ĐTDĐ
ĐTDĐ thuộc
về những cá nhân cụ thể
ĐTDĐ luôn được mọi người mang theo
ĐTDĐ luôn được mở
ĐTDĐ luôn đi kèm các hệ thống thanh toán
ĐTDĐ là phương tiện cho sự sáng tạo
Marketing trên ĐTDĐ có được sự đo lường chính xác
ĐTDĐ là phương tiện
kế nối xã hội
Hình 1.9: Những lý do nên chọn làm marketing trên ĐTDĐ (Nguồn: Tác giả)
Những công cụ Mobile marketing phổ biến:
SMS (Short Message Service): là một loại tin nhắn văn bản thường được giới
hạn trong 160 ký tự Các công ty thường sử dụng tin nhắn SMS để gửi các thông tin khuyến mãi ngắn gọn đến với người dùng Loại tin nhắn này được hỗ trợ trên hầu hết tất cả các ĐTDĐ với giá cước thấp
MMS (Multimedia Message Service): là loại tin nhắn bên cạnh nội dung văn
bản còn cho phép gửi kèm những nội dung hình ảnh và âm thanh MMS thường được dùng để gửi các quảng cáo Tại Việt Nam, loại tin nhắn này ít được sử dụng vì chi phí cao, gấp 7 lần cước phí SMS Tuy nhiên cùng với sự phát triển của hạ tầng viễn thông, MMS hứa hẹn là một công cụ hữu hiệu cho Mobile marketing
Bluetooth marketing: Bluetooth là một công nghệ truyền tín hiệu không dây
giữa các điện thoại di động với nhau trong một khoảng cách giới hạn Người ta thường đặt các thiết bị phát Bluetooth tại những nơi công cộng, hội chợ, trung tâm mua sắm,… để gửi thông điệp quảng cáo đến những ĐTDĐ gần đó
Trang 22Chương 2: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA
2.1 Vài nét về công ty MISA và sản phẩm MISA SME.NET 2010
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty MISA
2.1.1.1 Giới thiệu
Hình 2.1: Logo và slogan (tiếng Việt – tiếng Anh) của công ty Cổ phần MISA
(Nguồn: Công ty Cổ phần MISA – Phòng PR)
Tên Công ty: Công ty Cổ phần MISA
Tên giao dịch đối ngoại: MISA Joint Stock Company
Tên giao dịch viết tắt: MISA JSC
Người đại diện: Ông Lữ Thành Long (Chủ tịch Hội đồng Quản trị)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000971-CTCP, do: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày: 22/04/2002
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần MISA:
• Tư vấn – dịch vụ nghiên cứu,triển khai, ứng dụng CNTT
• Sản xuất phần mềm máy tính
Trang 23• Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao CNTT
• Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị viễn thông,…
2.1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
Bằng nỗ lực lao động và sáng tạo trong khoa học và công nghệ, MISA mong muốn trở thành một công ty có phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thứ hạng cao trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới
Sứ mệnh
Hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói
chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng
Giá trị cốt lõi: Khách hàng là trung tâm
MISA luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động Các sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của MISA đều hướng tới nhu cầu của khách hàng Mọi hoạt động của MISA đều nhằm mục đích mang lại lợi ích nhiều nhất cho khách hàng
Hình 2.2: Những lãnh đạo của MISA tại Hội nghị lãnh đạo năm 2009 diễn ra tại Quảng Ninh
(Nguồn: Tài liệu giới thiệu Công ty Cổ phần MISA)
Trang 242.1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần MISA ngày nay có tiền thân là MISA Group MISA Group được thành lập ngày 25/12/1994 do 3 sáng lập viên đầu tiên là: ThS Lữ Thành Long, Ths Nguyễn Xuân Hoàng, KS Phạm Đức Thành Tại thời điểm thành lập nhóm, cả 3 sáng lập viên đang công tác tại Viện Công nghệ Thông tin, Trung
tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Mong ước ban đầu của các sáng lập viên MISA Group là xây dựng phần mềm kế toán MISA, triển khai phần mềm khắp cả nước, biến MISA thành một
từ đồng nghĩa với một phần mềm kế toán được ưa chuộng nhất tại Việt nam
Quá trình hình thành và phát triển của công ty chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1994-1995): MISA Group chỉ gồm 3 thành viên sáng lập và từ
không có trụ sở hoạt động (1994) đến có trụ sở hoạt động (1995) là phòng 302 Viện CNTT
Giai đoạn 2 (1996-1997): Trong giai đoạn này, 2 thành viên rời nhóm, chỉ
còn một thành viên sáng lập ở lại tiếp tục duy trì và phát triển, là ThS Lữ Thành Long Một số người được tuyển thêm và cho đến cuối năm 1997 tổng số thành viên của MISA Group là 7 người
Giai đoạn 3 (1998-2001): Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của MISA
Group với hàng loạt các giải thưởng lớn như: Huy chương bạc sản phẩm CNTT'97, Giải thưởng Khoa học Kỹ thuật Thanh niên 1998, 2 Huy chương vàng cho sản phẩm CNTT có doanh số cao và đơn vị phần mềm có doanh số cao tại Computer World Expo'2000 Về doanh số trung bình hàng năm của MISA trong giai đoạn này khoảng 2,5 tỷ đồng/năm Tổng số khách hàng sử dụng MISA tính đến cuối năm 2001 là 2000
Giai đoạn 4 (2002 - nay): Từ tháng 4 - 2002 Công ty Cổ phần MISA chính
thức được thành lập, lấy tên giao dịch là MISA JSC Để triển khai được mạng lưới phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, trong giai đoạn
Trang 25này công ty đã thành lập 4 văn phòng tại 4 khu vực, là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Buôn Ma Thuột Trong đó văn phòng tại Hà Nội - đại diện cho Công ty tại khu vực phía Bắc, mới được thành lập từ tháng 1/2007
Tại sao MISA đạt được những bước phát triển này?
MISA đạt được những bước phát triển như vậy là nhờ đã xây dựng và phát huy được 3 thế mạnh tiềm ẩn trong MISA là: Sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp; Đấu pháp trên thương trường hợp lý; Con người chuyên nghiệp
Trang 262.1.1.4 Bộ máy tổ chức quản lí
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
PHÒNG QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG
PHÒNG QUAN HỆ
CỔ ĐÔNG
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
PHÒNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
PHÒNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
PHÒNG TƯ VẤN NGHIỆP VỤBAN KIỂM SOÁT
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần MISA (Nguồn: Tài liệu giới thiệu Công ty Cổ phần MISA)
Trang 27CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định HĐQT quyết định cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý công
ty, xây dựng và quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng Giám đốc
Do HĐQT bổ nhiệm Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, thực hiện phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của công ty Tổng giám đốc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
Các phòng ban thuộc Tổng Công ty bao gồm:
Phòng Tài chính Kế toán
¾ Tổ chức việc ghi chép sổ sách kế toán của công ty theo đúng quy định
của Pháp luật và quy chế của công ty
¾ Kiểm soát hoạt động của Ban Giám đốc căn cứ trên định mức và dự toán chi tiêu của công ty đã được HĐQT phê duyệt, tham mưu cho HĐQT
trong việc lập kế hoạch chi tiêu tài chính hàng năm
Trang 28¾ Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho Ban Giám đốc và HĐQT định kỳ hàng tháng
Phòng Hành chính Tổ chức
¾ Giám sát các hoạt động hành chính
¾ Tổ chức tiếp nhận và chuyển phát tài liệu, công văn, bưu phẩm của công
ty Tiếp đón khách hàng, đối tác và thu thập yêu cầu, chuyển tiếp yêu cầu,
điện thoại cho các phòng ban liên quan
¾ Tìm kiếm đối tác trong việc mua văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ phục
vụ sản xuất nhằm tham mưu cho kế toán trong công tác xem xét giá cả và
kế hoạch nhập hàng
¾ Quản lý nhân sự, tuyển dụng, tổ chức phổ biến các chính sách quy chế của công ty cho toàn thể CBNV, lưu trữ cập nhật hồ sơ nhân sự, ghi chép
thời gian nghỉ của CBNV
¾ Hỗ trợ các phòng ban khác trong các công việc mang tính hành chính
Phòng Tư vấn và Hỗ trợ khách hàng
¾ Tư vấn về chuyên môn kế toán, nghiệp vụ kế toán máy, hỗ trợ nhập số
liệu, sửa số liệu cho khách hàng
¾ Tư vấn nghiệp vụ, khảo sát yêu cầu khách hàng, viết tài liệu hướng dẫn
cài đặt, sử dụng, tác nghiệp, bài tập hỗ trợ phòng Phát triển Phần mềm
¾ Tham mưu cho ban giám đốc công ty về các chính sách mới, văn bản,
quy định của Nhà nước liên quan tới lĩnh vực phát triển phần mềm của Công ty
Phòng Quan hệ Cộng đồng
¾ Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
thương hiệu của Công ty
¾ Tổ chức các sự kiện của công ty
Trang 29¾ Quan hệ với các cơ quan hữu trách, thực hiện các công việc như hồ sơ
tham dự, trích lục thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội, đối ngoại
¾ Đào tạo Văn hóa công ty cho các nhân viên công ty
Trung tâm phát triển phần mềm
Phòng Phát triển Phần mềm
¾ Triển khai kế hoạch sản xuất phần mềm theo kế hoạch của Công ty
¾ Tổ chức nghiên cứu công nghệ, đào tạo đội ngũ để nâng cao trình độ
CNTT cho toàn thể cán bộ công ty
¾ Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất phần mềm
Phòng Kiểm soát Chất lượng
¾ Kiểm tra giám sát quá trình phát triển phần mềm đảm bảo tuân thủ quy
trình quản lý chất lượng của Công ty
¾ Thực hiện việc kiểm tra lỗi các sản phẩm phần mềm của Công ty trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường
Phòng Tư vấn Nghiệp vụ
¾ Hỗ trợ phòng tư vấn của các văn phòng
¾ Tiếp nhận các kiến nghị từ các phòng về phần mềm
¾ Triển khai thực hiện các tài liệu phục vụ công tác tập huấn khách hàng
Các văn phòng trực thuộc: chịu trách nhiệm xúc tiến thương mại, triển khai và
hỗ trợ khách hàng tại các khu vực
Trang 30ĐÔI NÉT VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MISA TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xúc tiến thương mại,
triển khai và hỗ trợ khách hàng cho 26 tỉnh phía Nam từ Khánh Hòa trở vào
Người đại diện: Ông Lữ Hồng Chương – Phó tổng giám đốc công ty CP MISA
Người quản lí: Ông Đỗ Hồng Quang – Giám đốc văn phòng MISA Tp HCM
Địa chỉ: Số 92-94 KDC Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 54 318 318 Fax: 08 54 318 211
Email: sales@hcm.misa.com.vn
Hình 2.3: Trụ sở văn phòng đại diện Tp. Hồ Chí Minh của Công ty Cổ phần MISA
(Nguồn: Tài liệu giới thiệu Công ty Cổ phần MISA)
Các phòng ban tại Văn phòng đại diện Tp Hồ Chí Minh
¾ Trung tâm Kinh doanh Doanh Nghiệp (TTKDDN): Với số lượng nhân
sự lên đến 35 người, TTKDDN là nơi phụ trách công việc kinh doanh nhóm sản phẩm dành cho khối doanh nghiệp Giám đốc trung tâm là ông Nguyễn Thanh Hà (Phó giám đốc Văn phòng MISA Tp HCM), bên dưới là các
Trang 31trưởng nhóm bán hàng Toàn trung tâm có 7 nhóm bán hàng (6 nhóm kinh doanh sản phẩm MISA SME.NET 2010 và 1 nhóm kinh doanh sàn phẩm MISA CRM.NET 2008), các nhóm bán hàng này sẽ phụ trách từng thị trường riêng lẻ của 26 tỉnh phía Nam từ Khánh Hòa trở vào
¾ Phòng Kinh doanh Hành chính sự nghiệp: Phòng Kinh doanh Hành chính sự nghiệp phụ trách công việc kinh doanh và xúc tiến thương mại nhóm sản phẩm của khối Hành chính sự nghiệp Toàn phòng có khoảng 15 nhân viên chia làm 4 nhóm hoạt động
¾ Phòng Tư vấn & Hỗ trợ khách hàng: Có 15 viên, Phòng Tư vấn & Hỗ trợ khách hàng có nhiệm vụ giải đáp và giải quyết những khó khăn thắc mắc của khách hàng đối với các sản phẩm Nơi đây cũng là nơi tiếp nhận thông tin phản hồi về sản phẩm và phổ biến kiến thức sản phẩm cho các bộ phận kinh doanh Ông Nguyễn Minh Tuấn (Phó giám đốc Văn phòng MISA
Tp HCM) sẽ là người đứng đầu phòng kinh doanh Hành chính Sự nghiệp