1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty vilexim

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Vilexim
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn GVHD: Ngô Việt Nga
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 733 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ - VILEXIM (3)
    • I. Lịch sử hình thành và phát triển (3)
      • 1. Lịch sử hình thành (0)
        • 1.1. Thông tin chung (3)
        • 1.2. Quá trình ra đời và phát triển (4)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty (0)
        • 2.1. Chức năng (5)
        • 2.2. Nhiệm vụ (6)
        • 2.3. Quyền hạn (6)
      • 3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chính của công ty (0)
        • 3.1. Các hoạt động chính (0)
        • 3.2. Thị trường (0)
        • 3.3. Cơ sở vật chất và lao động (0)
        • 3.4. Vốn kinh doanh (0)
    • II. Cơ cấu tổ chức của Vilexim (0)
    • III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (13)
      • 1. Kết quả trong kinh doanh (0)
        • 1.1. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận (14)
        • 1.2. Kết quả về xuất nhập khẩu (14)
        • 1.3. Kết quả về xuất khẩu lao động (16)
        • 1.4. Kết quả về đầu tư (16)
        • 1.5. Kết quả đóng góp cho ngân sách và thu nhập cho người lao động17 2. Kết quả trong hoạt động khác (17)
        • 2.1. Hoạt động xã hội và đời sống (18)
        • 2.2. Các thành tích giải thưởng Vilexim đạt được (18)
    • I. Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt đông xuất khẩu hàng nông sản tại công ty (20)
      • 1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên Việt Nam (0)
      • 2. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty (21)
      • 3. Đặc điểm tài chính của công ty (22)
      • 4. Đặc điểm thị trường xuất khẩu (0)
      • 5. Đặc điểm chính sách, quy định của Nhà nước (0)
    • II. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty (26)
      • 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty (0)
      • 2. Cơ cấu hàng nông sản của công ty (28)
      • 3. Giá cả hàng nông sản của công ty (30)
    • III. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty (32)
      • 1. Công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường (33)
      • 2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu (35)
        • 2.1. Căn cứ ký kết hợp đồng (35)
        • 2.2. Phương pháp ký kết (36)
        • 2.3. Nội dung ký kết (38)
      • 3. Thực hiện hợp đồng (0)
        • 3.1. Hiệu quả thực hiện hợp đồng (40)
        • 3.2. Trình tự thực hiện hợp đồng (42)
      • 4. Công tác thanh toán (51)
      • 5. Giải quyết khiếu nại (52)
    • IV. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty (53)
      • 1. Thành tựu (53)
      • 2. Tồn tại và nguyên nhân (0)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY VILEXIM (59)
    • I. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty (59)
      • 1. Định hướng phát triển chung của công ty (0)
      • 2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty. 60 II. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Vilexim (0)
      • 1. Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại (0)
      • 2. Tổ chức tốt công tác thu mua hàng xuất khẩu (64)
      • 3. Lựa chọn và đẩy mạnh xâm nhập thị trường (0)
        • 3.1. lựa chọn thị trường (66)
        • 3.2. Đẩy mạnh xâm nhập thị trường (67)
      • 4. Xây dựng chính sách sản phẩm thích hợp (67)
        • 4.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm (67)
        • 4.2. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý (68)
        • 4.3. Đầu tư vào công tác chế biến, bảo quản (0)
      • 5. Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (0)
      • 6. Nâng cao chất lượng người lao động (71)
    • III. Kiến nghị với Nhà nước (73)
      • 1. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản (0)
      • 2. Trợ giúp cho công ty xuất khẩu hàng nông sản (74)
      • 3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường (0)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU PAGE 1 Chuyên đề thực tập GVHD Ngô Việt Nga LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Th[.]

SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ - VILEXIM

Lịch sử hình thành và phát triển

1 Lịch sử hình thành

Tên Công ty tiếng việt:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư - Vilexim

Tên Công ty tiếng Anh:

VILEXIM IMPORT - EXPORT CO-OPERATION AND INVESTMENT

Tên Công ty viết tắt:

Trụ sở chính đặt tại 170 đường Giải Phóng,P Phương Liệt, Q Thanh Xuân, Tp Hà Nội Điện thoại: (84.4) 38694171 - 38694169

Email: vilexim@hn.vnn.vn

Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh thành, khu vực sau:

- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 36/22 đường D2, Q.Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh Đt: (84.8) 35126062 / 3

- Trung tâm hợp tác quốc tế VILEXIM: 139 Lò Đúc, Q Hai Bà Trưng,

- Chi nhánh Hải Phòng: 138 Lê Lai, Q.Ngô Quyền, Tp Hải Phòng. Đt: (84.31) 3768518

- Chi nhánh Hưng Yên: Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh HưngYên Đt: (84.321) 3997578

- Công ty sản xuất thép tại Lào (VILASTEEL): Woonsaat, Quận Siksotta Boong, Viên Chăn, Lào

- Liên doanh sản xuất bánh kẹo và thực phẩm tại Ghana: D17 Okoi Gonno, Spintex Road, Accra, Ghana

1.1.3 Trang web vilexim.com.vn

1.2 Quá trình ra đời và phát triển

Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác phát triển - VILEXIM là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại, tiền thân của Công ty là Tổng công ty xuất nhập khẩu Biên giới (Frontarimex) được thành lập 2/1967 Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, vận tải quá cảnh và chi viện cho cách mạng Lào.

Tháng 7/1976 sau khi hòa bình lập lại công ty đổi thành Tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam sang là Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia, tiếp tục thực hiện nhận hàng viện trợ cho Lào và Campuchia, đồng thời xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với Lào và Campuchia.

Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường thì Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia tách ra thành Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Công ty xuất nhập khẩu với Campuchia (VIKAMEX), có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ Thương mại theo Quyết định số 82/VNT-TCCB ngày 24/2/1987 của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại).

Quá trình phát triển của công ty được chia ra 5 giai đoạn:

Tên gọi: Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Biên Giới.

Nhiệm vụ chính: Tiếp nhận hàng hoá viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, vận chuyển quá cảnh chi viên cho cách mạng Lào chống Mỹ.

Hình thức pháp lý: công ty nhà nước

Tên gọi: Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

1/ Tiếp nhận hàng hoá viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa vận chuyển quá cảnh cho Lào.

2/ Xuất nhập khẩu hàng hoá mậu dịch với Lào và Campuchia.

Hình thức pháp lý: công ty nhà nước

 Từ năm 1987 đến tháng 07 năm 2003 :

Tên gọi: Công ty Xuất Nhập Khẩu với Lào (VILEXIM).

Nhiệm vụ chính: Xuất nhập khẩu hàng hoá với Lào và Campuchia

Hình thức pháp lý: công ty nhà nước

 Từ tháng 08 năm 2003 đến năm 2004 :

Tên gọi: Công ty Xuất Nhập Khẩu và Hợp Tác Đầu Tư VILEXIM.

Hình thức pháp lý: công ty nhà nước

 Từ tháng 01 năm 2005 đến nay :

Tên gọi: Công ty CP Xuất Nhập Khẩu và Hợp Tác Đầu Tư VILEXIM. Hình thức pháp lý: công ty cổ phần

1/ Xuất nhập khẩu hàng hoá với Lào và Campuchia.

2/ Đầu tư nhà máy sản xuất Thép tại Lào, đầu tư liên doanh sản xuất bánh kẹo và thực phẩm tại Ghana

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới.

Công ty nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi của Công ty,

Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước.

Xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động đồng thời làm tăng nguồn thu ngoại tệ đối với Nhà nước

Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường để thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đẩy mạnh quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các quan hệ khác, đặc biệt là với Lào để thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và nhà nước đề ra – là cầu nối liền tình đoàn kết hai nước Việt - Lào. Hoạt động theo pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và những quy định riêng của toàn công ty.

2.3 Quyền hạn Được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước theo nội dung hoạt động của công ty. Được vay vốn ở trong và ngoài nước, được hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo quy chế pháp luật hiện hành của nhà nước. Được tham gia vào các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động của công ty trong và ngoài nước. Được cử cán bộ của công ty đi công tác nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động của công ty

3 Các hoạt động chính của công ty

Villexim là công ty cổ phần đi lên từ công ty nhà nước, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước công ty phải luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển Một mặt coi trọng hoạt động kinh doanh, một mặt công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo trong kinh doanh

Hiện nay công ty thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng Trong đó thì chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng nông sản (trung bình 58%), tiếp theo sau là mặt hàng lâm sản (trung bình 14%).

Các mặt hàng xuất khẩu:

- Hàng nông sản thực phẩm: gạo, lạc, chè, cà phê, hạt tiêu )

- Bông vải sợi may mặc: hàng dệt kim, các loại sợi, các loại vải

- Hàng vật liệu xây dựng

- Mỹ nghệ: gốm sứ, sơn mài,

- Dược liệu: sa nhân, hoa hồi…

Công ty thực hiện xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới, trong đó thì châu Á là thị trường chủ yếu(chiếm khoảng 70%), sau đó là thị trường châu Phi với khoảng 20%.

Trong bốn tháng đầu năm 2012, xuất khẩu đạt kim ngạch 98 triệu USD.

Dự kiến trong năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD.

3.2 Nhập khẩu hàng hoá Đối với công ty, nhập khẩu là một trong hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu.

Và cũng giống như xuất khẩu, hiện nay công ty thực hiện nhập khẩu nhiều mặt hàng từ nhiều thị trường trên thế giới Trong đó mặt hàng nguyên vật liệu là chủ yếu mà đặc biệt là kim loại (sắt, đồng, nhôm )

Các mặt hàng nhập khẩu:

- Kim loại màu: nhôm thỏi, dây đồng, kẽm

- Đồ điện, điện tử: tủ lạnh, điều hoà

- Máy móc, ô tô, hoá chất, chất dẻo.

Trong bốn tháng đầu năm 2012, nhập khẩu của công ty đạt kim ngạch

70 triệu USD Dự kiến trong năm 2012 kim ngạch nhập khẩu đạt 100 triệu USD.

Trung tâm Xuất khẩu lao động VILEXIM trực thuộc Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác đầu tư VILEXIM là doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài từ tháng

3 năm 2000 theo giấy phép số 58/LĐTBXH-GP và được cấp đổi lại theo giấy phép số 05/LĐTBXH-GPXKLĐ ngày 13/1/2004.

Trung tâm xuất khẩu lao động Vilexim đã đưa được một lượng lớn lao động sang các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập Xê út, Tiểu vương quốc Ả rập, Lào…vv

Công ty có quan hệ ngoại giao với khoảng 40 nước, quan hệ kinh doanh trực tiếp với khoảng 23 nước, còn thị trường nội địa chủ yếu là kinh doanh uỷ thác

3.5 Cơ sở vật chất và lao động

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư – Vilexim toạ lạc tại

170 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh đặt tại Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà nội, Lào, Ghana

Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở vật chất, từ việc xây dựng nhà máy, kho bãi tới các trang thiết bị phục vị cho hoạt động của công ty

Bảng 1: Một số thiết bị trong công ty

TT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng

6 Bàn ghế làm việc Bộ 280

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty Vilexim

3.5.2 Lao động Được biết đến như là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, cung ứng nguồn nhân lực quốc tế Vilexim có 252 nhân viên với hơn 86% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học Đội ngũ nhân viên thành thạo về ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc…), đều có đầy đủ những kỹ năng thực hiện công tác xuất nhập khẩu, am hiểu về luật trong nước và quốc tế Mọi người trong công ty luôn hết mình làm việc, gắn bó với công ty vì sự phát triển của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Với hơn 44 năm hoạt động, Vilexim ngày càng lớn mạnh, đặc biệt từ khi cổ phần hoá đến nay thì công ty phát triển một cách nhanh chóng Công ty đã là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Với đặc điểm về cơ cấu tổ chức, kinh doanh và quá trình hình thành phát triển của công tyVilexim như đã trình bày ở trên, trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã liên tục thu được nhưng thắng lợi to lớn về mặt hiệu quả kinh tế lẫn xã hội Sau đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được

1.1 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận

Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011.

Qua bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định và có chiều hướng đi lên trong các năm 2007, 2008, 2009. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2009 đạt 105.9% so với năm 2008 Năm 2010 được coi là đánh dấu mốc quan trọng với việc doanh thu trên 2 nghìn tỷ đồng, đạt 142.3% so với năm 2007 và tăng 42.4% so với năm 2009 Nhưng sang năm 2011 do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước nên doanh thu của công ty có giảm so với năm trước Cụ thể là năm 2011 doanh thu đạt 1.958 tỷ đồng, giảm 13.2% so với năm 2010.

Về lợi nhuận thì trong những năm vừa qua công ty luôn có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đồng đều Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình đạt 48%, đặc biệt trong đó năm 2011 đạt tỷ lệ 56% Điều này cho thấy mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn phát triển ổn định và vững mạnh.

1.2 Kết quả về xuất nhập khẩu

 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: 1000 USD

Xuất khẩu 24.405.255 26.198.252 28.658.355 31.006.258 31.583.366 Nhập khẩu 57.626.320 60.414.125 62.926.250 75.701.252 64.196.245 Tổng kim ngạch

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 -2011

Nhìn chung Vilexim là một công ty nhập siêu So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ta thấy nhập khẩu luôn luôn chiếm trên 62% giá trị xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch của công ty trong năm 2011 có giảm sút so với năm

2010, một phần nguyên nhân là do sự biến động của thị trường và khủng hoảng kinh tế Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 lại tăng hơn so với 2010, đây là một tín hiệu đáng mừng trong xuất khẩu của công ty Năm

2010 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt 132% so với năm 2009 và vượt 43% so với chỉ tiêu đã đề ra

 Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu

Bảng 5: Kết quả xuất khẩu giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: USD

Hàng nông sản 18.424.789 21.726.200 23.768.659 28.486.472 24.496.547 Thủ công mỹ nghệ 87.303 121.495 57.712 137.628316.750 Hàng khác 5.882.656 5.537.2625.567.256 10.674.155 15.062.310

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 -2011

Nhìn vào đây ta thấy công ty chủ yếu là xuất khẩu các loại hàng nông sản Giá trị hàng nông sản luôn chiếm trên 55% lượng hàng hoá xuất khẩu.Hàng thủ công mỹ nghệ cũng được nhận định là mặt hàng chiến lược trong thời gian tới của công ty Đối với mặt hàng này thì giá trị xuất khẩu tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2010 đạt 1133% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 310 so với năm 2010 Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được sự thất thường của mặt hàng này, nguyên nhân chính đó là do sự thay đổi nhu cầu trên thị trường về mặt hàng này Năm 2011 công ty có giảm xuất khẩu nông sản so với năm 2010 nhưng lại tăng hơn 40% giá trị hàng khác.

Trong thời gian qua đối với công ty thì nguyên vật liệu là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, chúng thường chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch nhập khẩu của công ty Năm 2010 là năm mà công ty nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều nhất, vượt 14.8% so với năm 2009 và đạt 140% chỉ tiêu đề ra Năm 2011 mặt hàng máy móc được nhập về với số lượng lớn, so với năm 2009 tăng 58% và đạt 280% so với năm 2010.

Bảng 6: Kết quả nhập khẩu trong giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: USD

Máy móc 4.220.145 5.487.230 6.294.253 3.112.240 10.675.258 Nguyên vật liệu 32.507.215 35.621.222 38.753.266 42.880.257 35.930.110 Hàng tiêu dùng 20.811.813 21.690.252 22.626.253 34.356.288 22.338.446

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 -2011

Từ đó có thể thấy rằng giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty thường xuyên thay đổi Tuỳ theo nhu cầu và đơn hàng của khác hàng mà công ty có những điều chỉnh hợp lý về giá trị xuất nhập của các mặt hàng.

1.3 Kết quả về xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động, đào tạo lao động để xuất khẩu cũng là thế mạnh của Vilexim Đến nay, Công ty đã xây dựng được năm cơ sở đào tạo, giáo dục định hướng, dạy nghề và dạy tiếng nước ngoài Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, Trung tâm xuất khẩu lao động Vilexim đã tiến hành đào tạo được hàng ngàn lao động có tay nghề cao, đáp ứng được sự đòi hỏi cao của các thị trường lao động nước ngoài.Đó cũng chính là một trong những điều mang lại uy tín và danh tiếng cho Vilexim.

1.4 Kết quả về đầu tư

Về hoạt động đầu tư, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và sản xuất hàng hoá trong nước Đặc biệt Công ty đã mở rộng hướng liên doanh hợp tác ra nước ngoài với hai dự án ban đầu: nhà máy sản xuất thép tại Lào và Liên doanh sản xuất bánh kẹo thực phẩm tại Ghana Ông Trường Sơn cũng cho hay, kế hoạch lâu dài của Vilexim là sẽ tiếp tục xúc tiến tìm hiểu các thị trường tiềm năng mới.

1.5 Kết quả đóng góp cho ngân sách và thu nhập cho người lao động

Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đạt được những thành tựu rất khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch, việc thi hành các chế độ chính sách đối với nhà nước cũng được thực hiện tốt cụ thể:

Nộp ngân sách nhà nước năm sau so với năm trước đều tăng nếu năm

2007 nộp ngân sách thực tế là 38,556 tỷ đồng vượt so với kế hoạch là 3,556 tỷ đồng thì đến năm 2008 là 36,258 tỷ đồng vượt so với kế hoạch là 3,258 tỷ đồng, năm 2009 là 37,253 tỷ đồng và đặc biệt là năm 2010 nộp ngân sách thực tế là 40,545 tỷ đồng trong khi kế hoạch là 39 tỷ đồng điều đó chứng tỏ sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt.

Bảng 7: Đóng góp ngân sách trong giai đoạn 2007-2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011

Nộp ngân sách Tỷ đồng 38,556 36,258 37.253 40,545 40,947

Tỷ lệ vượt kế hoạch % 10,16 7,16 6,83 6,69 4,99

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 -2011

Về thu nhập bình quân của người lao động nếu năm 2007 là 2.250.000 đồng/người/tháng thì đến năm 2008 là 2.750.000 đồng/tháng và hiện nay là hơn 6 triệu đồng/tháng Đời sống của người lao động được cải thiện, tạo tinh thần phấn chấn cho cán bộ công nhân viên.

2 Kết quả trong hoạt động khác

2.1 Hoạt động xã hội và đời sống

Vilexim luôn xây dựng một văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp dựa trên nền tảng của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm Để tạo mối quan hệ bền chặt giữa người lao động và người sử dụng lao động, công ty luôn quan tâm đến người lao động và thực hiện các nghĩa vụ như: ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động theo chế độ của nhà nước, chế độ ốm, phép, thai sản , thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động

Ngoài các hoạt động kinh doanh, công ty còn thực hiện các công tác xã hội như:

- Mỗi năm, công ty chi ra từ 150.000.000 – 200.000.000 đồng để ủng hộ các địa phương bị thiên tai, bão lụt

- Tham dự các chương trình từ thiện, gây quỹ cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương

2.2 Các thành tích giải thưởng Vilexim đạt được

Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ nhân viên đã tăng lên đáng kể, công ty đã phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam và là một trong những công ty làm ăn hiệu quả sau khi cổ phần hoá

Công Ty Vilexim đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng cao quý như:

- Huy chương vàng cho nhiều sản phẩm và nhiều huy chương vàng của các sản phẩm khác

- Năm 2004 công ty được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng

- Hai năm liên tiếp (2007, 2008) nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn

Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt đông xuất khẩu hàng nông sản tại công ty

1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên Việt Nam

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, ngoài cây lúa là loại cây trồng chủ yếu, sau đó đến các loại cây nông sản khác như: ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, vừng… nhưng nhìn chung trong các loại cây nông sản thì chỉ có cây lạc có giá trị tương đối cao Nên trong những năm gần đây, diện tích trồng lạc ngày càng tăng với năng suất cũng tăng không ngừng

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới nên các cây nông nghiệp bị tác động bởi điều kiện tự nhiên Năm nào mưa thuận gió hoà thì cây trồng phát triển thuận lợi và có thu hoạch cao Ngược lại nếu năm nào khí hậu khắc nghiệt sẽ mất mùa hoặc làm giảm sản lượng, chất lượng cây trồng Điều này có tác động lớn tới công tác thu mua tạo nguồn và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

Ngoài ra do tính chất mùa vụ của sản xuất cây nông nghiệp Tính chất sản xuất theo vụ mùa này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, vì các thời điểm kinh doanh của công ty cũng phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất tức là khi nào tới thời vụ thu hoạch nông sản thì mới là giai đoạn làm ăn thực sự của công ty Vào thời điểm này, các đơn hàng từ nước ngoài cũng tới tấp, nên mặc dù công ty rất khẩn trương trong việc thu mua gom hàng mà nhiều khi vẫn bỏ lỡ cơ hội bán hàng Song khi không phải vụ mùa thì công ty chỉ thu mua được một lượng hàng xuất khẩu ít hơn nhiều so với thời điểm đúng mùa vụ.

Việc sản xuất theo mùa vụ làm cho hoạt động thu mua hàng hoá của công ty không diễn ra đều đặn Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho giá cả mặt hàng hoá lên xuống bất thường Mức giá của công ty được xác lập dựa trên giá mua hay giá nội địa của sản phẩm, các chi phí trong quá trình thu mua và xử lý để sản phẩm đạt tới khách hàng của công ty, các chi phí bao gồm: Chi phí tập hợp thông tin về khách hàng và thị trường nước ngoài, chi phí thu mua, tập hợp nguồn hàng, chi phí bao gồm đóng gói, chi phí xử lý hợp đồng… trong đó các yếu tố chi phí thường ổn định hơn, trong khi giá nội có thể biến động mạnh, tăng đột ngột nhất là trong tình trạng khan hàng.

Mặt khác trình độ sản xuất và chế biến hàng nông sản của nước ta còn hạn chế Sản xuất và chế biến với quy mô nhỏ manh mún, lạc hậu Sản phẩm có chất lượng trung bình, chủ yếu là đang ở dạng thô.

2 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

Hiện nay công ty có 195 nhân viên với hơn 85% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học Đội ngũ nhân viên thành thạo về ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc…), đều có đầy đủ những kỹ năng thực hiện công tác xuất nhập khẩu, am hiểu về luật trong nước và quốc tế Chính đặc điểm này đã tạo thuận lợi cho công ty trong hoạt động thương mại quốc tế.

Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên nhân viên trong công ty có kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động của mình.

Bảng 8: Tình hình nhân viên hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Vilexim

Trình độ Giới tính Độ tuồi

Dưới đại học Đại học

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty Vilexim

Tuy nhiên nhân viên trong công ty có độ tuổi trên 35 là chủ yếu, hầu hết nhân viên là cũ Mặt khác đội ngũ nhân viên kế cận tuy có trình độ chuyên môn cao, kiến thức rộng nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên trong hoạt động hiệu quả chưa cao.

Yêu cầu của bạn hàng về sản phẩm ngày càng cao, trong khi đó việc nắm bắt công nghệ cũng như kỹ thuật kiểm tra hàng hoá của nhân viên trong công ty còn hạn chế Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

3 Đặc điểm tài chính của công ty

Trong những năm gần đây khả năng tài chính của công ty đã được cải thiện Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên theo các năm Điều này đã tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty, trong đó có hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Trong năm 2008 với nguồn vốn kinh doanh là 360.235.120 nghìn VNĐ, trong đó có 1/5 phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản.

Và trong năm 2009 nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản là 85.284.284 nghìn VNĐ chiến 23% nguồn vốn kinh doanh của công ty

Tuy nhiên trong hoạt động của mình thì công ty đã bộc lộ rõ điểm yếu của mình Đó là việc quay vòng vốn chậm, nguồn vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả Chính điều này đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Việc này đã làm ứ đọng vốn gây ra hiện tượng thiếu vốn trong một số trường hợp dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động Trong thời gian tới công ty đang nỗ lực khắc phục nhược điểm trên.

4 Đặc điểm thị trường xuất khẩu

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh nông sản nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao Hiện nay, công ty đã có mối quan hệ với khoảng 40 nước trong hầu hết các khu vực Châu Á,Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu và có quan hệ kinh doanh với khoảng 23 nước.Trong đó, thị trường nhập khẩu chính hàng nông sản của công ty là các nước thuộc khu vực châu Á.

Thị trường Châu Á. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trong những năm qua. Thị trường này gồm các nước như Lào, Trung Quốc, Singapo, Nhật Bản, Indonêxia, Malaixia Các nước này thuộc khu vực khí hậu và điều kiện địa lý tương đối giống Việt Nam nên cũng có một số mặt hàng xuất khẩu giống Việt Nam thế nhưng họ vẫn tiến hành nhập khẩu hàng hóa của công ty vì hầu hết hàng hóa của công ty đều ở dạng thô, chất lượng chưa cao nên họ sẽ mua về chế biến lại để thực hiện tái xuất khẩu Thuận lợi của công ty khi xâm nhập vào thị trường này là: Đây là khu vực có vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng hóa thấp Đây là một cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh về giá sản phẩm của công ty.

Khu vực này có yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm không cao. Tuy nhiên công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn tại khu vực thị trường này bởi đây là khu vực thường có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, tài chính Đồng thời khả năng chi trả của thị trường này thường không cao.

Trong hiện tại và tương lai công ty vẫn rất chú trọng đến việc khai thác tốt thị trường này bởi thị trường này có những yếu tố thuận lợi trên

Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuy gặp rất nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đến nay mặt hàng nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM giai đoạn 2007 - 2011. ĐV: USD

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011

Qua bảng số liệu trên: Nếu năm 2007 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 18.424.789 USD thì năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 28.486.472 USD Tăng về giá trị tuyệt đối là 10.061.683 USD tương đương với 54,61% Và sang năm 2011 thì giá trị hàng nông sản lại bị giảm sút xuống chỉ còn 24.496.547 USD, giảm 32,95%.

Trong thời gian qua, không những kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty thay đổi mà tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty cũng có sự thay đổi Hàng nông sản đang có xu hướng giảm tỷ trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty.

Bảng 11: Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty VILEXIM giai đoạn 2007 - 2011. ĐV: USD.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 - 2011.

Nhìn vào bản ta thấy trong những năm gần đây tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giảm xuống Nguyên nhân chính là do trong thời gain qua công ty kết thúc một số hợp đồng lớn và việc cắt giảm xuất khẩu do sự bất ổn của giá cả hàng nông sản trên thị trường Đồng thời là việc công ty tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác Tuy nhiên thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty trong thời gian qua vẫn cao, và trong tương lai thì công ty vẫn xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty.

Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản theo thị trường của công ty giai doạn 2007 -2011 Đơn vị tính: USD

9 Châu Phi 2.964.150 4.110.124 4.582.200 5.000.080 3.993.244 Trung Đông 1.034.624 1.558.245 1.338.252 1.386.211 1.186.214 Châu Âu 534.587 915.247 730.580 766.243 534.120 Châu Mỹ 439.059 602.602 525.854 612.258 569.268

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2007 – 2011

Bảng 13: Lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007– 2011

Trong thời gian từ 2007 tới nay hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản luôn đem về lợi nhận cao cho công ty Nhìn chung thì lợi nhuận trong hoạt động này tăng đều theo các năm Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận luôn đạt trên 10% từ năm 2007 tới năm 2010 Sang năm 2011 do việc giảm giá trị giá trị xuất khẩu hàng nông sản nên lợi nhậu bị giảm sút một cách đáng kể so với năm trước đó, năm 2010 Dự kiến trong năm 2012 này lợi nhuận của công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đạt hơn 2,5 tỷ VNĐ.

2 Cơ cấu hàng nông sản của công ty

Lạc nhân 4.777,96 3.785.868 6.853,12 5.936.714 Gạo 5% tấm 29.796,92 6.724.568 32.773 8.518.936 Gạo 25% tấm 26.439,66 5.673.158 30.010,9 7.642.878

Cà phê 2.705,84 2.590.570 - - Đậu xanh - - 3.053,14 1.939.172 Đậu tương - - 1.816,7 1.786.248

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2007, 2008

Bảng 15: Cơ cấu hàng nông sản của công ty năm 2009, 2010, 2011

Giá trị (USD) Lạc nhân 7.748,22 7.604.724 7.640,08 7.908.708 4.720,20 5.708.430 Gạo 5% tấm 24.302,22 6.653.464 23.757,66 7.496.492 14.880,82 5.825.098 Gạo 25% tấm 34.604,36 9.169.462 29.663,58 8.832.630 18.623,56 6.471.690

Cà phê 2.481 2.988.2541.816,06 2.449.082 1.852,44 2.690.714 Đậu xanh - - 1.996,06 1.424.690 2.549,2 1.928.650 Đậu tương 1.880,52 1.929.652 1.384,48 1.872.30 - -

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2009, 2010,2011

Qua bảng số liệu ta thấy:

Mặt hàng xuất khẩu của công ty tương đối rộng, công ty xuất khẩu dàn trải ở nhiều mặt hàng song do tiềm lực về tài chính và nhân lực của công ty có hạn nên số lượng xuất khẩu ở từng mặt hàng không cao, kim ngạch xuất khẩu thu được ở từng mặt hàng cũng không cao.

Nhìn chung công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản nhưng chủ yếu vẫn là gạo và lạc nhân Việc công ty hoạt động theo kiểu bán cái mình có và cái khác hàng yêu cầu đã gây nên sự xáo trộn trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty.

3 Giá cả hàng nông sản của công ty

Trong thời gian qua mặc dù đã rất cố gắng nâng cao số lượng, chủng loại hàng nông sản xuất khẩu song hiệu quả kinh tế mà công ty thu được từ hoạt động này vẫn chưa cao, tốc độ tăng trưởng về số lượng luôn lớn hơn về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Nguyên nhân chính của tình trạng này là do giá hàng nông sản xuất khẩu của công ty chưa cao, giá của một số mặt hàng bình quân của thị trường thế giới và so với giá của các đối thủ cạnh tranh của công ty.

Một số nguyên nhân làm cho giá hàng xuất khẩu của công ty chưa cao đó là:

Hiện nay hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty vẫn còn mang tính chất từng chuyến, từng đợt nên khó tìm được bạn hàng tiêu thụ ổn định. Hàng nông sản xuất khẩu của công ty đến với khách hàng quốc tế thường phải qua trung gian nên bị ghìm giá, ép giá Mặt khác, với sự bán hàng một cách ồ ạt, bán hàng bằng mọi giá, thiếu sự liên kết của các doanh nghiệp trong nước như hiện nay cũng là một kẽ hở để khách hàng nước ngoài ghìm giá, ép giá.

Do thiếu hợp đồng gối đầu, thiếu thông tin về thị trường và các kinh nghiệm kinh doanh nên tiến độ hàng xuất khẩu của công ty ngược với sự biến động giá thị trường quốc tế Có những mặt hàng khi giá trên thị trường thế giới tăng mạnh thì công ty lại chưa có hàng xuất khẩu, khi công ty có hàng xuất khẩu thì lại là lúc giá trên thị trường thế giới giảm nhiều.

Công ty tham gia xuất khẩu hàng nông sản khi thị trường hàng nông sản thế giới đã được phân chia cho một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất khẩu nông sản Sự biến động tình hình cung cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới trong thời gian qua (cung thường lớn hơn cầu) Và một số yếu tố khác như: Quy cách, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn yếu kém, các hoạt động kiểm phẩm,xông trùng có độ tin cậy không cao, nguồn hàng cung cấp không ổn định,hầu như chỉ xuất khẩu theo giá FOB cũng là những nguyên nhân làm giảm giá hàng nông sản xuất khẩu của công ty.

Bảng 16: Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2007-2011. ĐV: USD/tấn

Cà phê 1.845,38 - 2.404,64 2.648,37 2.852,43 Đậu xanh - 1.207,15 - 1.423,48 1.432,43 Đậu tương - 1.806,14 1,867,34 1.903,05 -

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

Quy trình hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư – Vilexim được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu của công ty VILEXIM

Nguồn: Phòng tổ chức hàng chính của công ty Vilexim

1 Công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường

Trong xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng tăng làm cho sự cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt. Trong khung cảnh chung ấy thông tin chính là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì thông tin lại càng đóng vai trò quan trọng bởi mặt hàng nông sản là một mặt hàng nhạy cảm, bất kỳ một yếu tố khách quan hay chủ quan nào đều có thể gây sự biến động mạnh đến tình hình cung, cầu mặt hàng này trên thị trường Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị.

Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty VILEXIM cũng đã quan tâm đến việc làm thế nào để có được thông tin về tình hình cung, cầu, giá cả, sự thay đổi trong tiêu dùng mặt hàng nông sản, thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách đầy đủ nhất và nhanh nhất

Tuy nhiên do nguồn vốn của công ty có hạn nên kinh phí của công ty đầu tư cho công tác này còn khá khiêm tốn Thêm vào đó là sự thiếu kinh

Chuẩn bị và kiểm nghiệm hàng hoá

Giải quyết khiếu nại (nếu có)

Thuê tàu và mua bảo hiểm

Làm thủ tục hải quan nghiệm, ít am hiểu tình hình thị trường của cán bộ công nhân viên trong công ty nên có thể thấy công tác thu thập thông tin trong công ty còn rất nhiều hạn chế

Các nguồn thông tin về thông tin rất quan trọng, đáng tin cậy và cập nhật như thông tin của Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), thông tin từ tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), thông tin của ngân hàng thế giới (WB) đều chưa được công ty khai thác Nguyên nhân là do các nguồn thông tin này có chi phí khá cao Các nguồn thông tin chính mà công ty thu thập hiện nay là:

- Các bản tin của các cơ quan thống kê phát hành thường xuyên.

- Các tạp chí kinh tế.

- Thông tin về thị trường giá cả của ủy ban vật giá nhà nước.

- Thông tin từ các cán bộ công mà công ty cử đi khảo sát thị trường nước ngoài Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên công ty không thể cử các cán bộ đi nghiên cứu ở thị trường nước ngoài một cách thường xuyên nên thông tin thu được từ nguồn này là không đáng kể.

- Mối quan hệ với các thị trường và bạn hàng cũ, hiện nay công ty tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh với họ

- Công ty có quan hệ với các viện thương mại thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi Hàng năm công ty tham gia các buổi họp tham tán thương mại và nhờ họ cung cấp, giới thiệu công ty với các thị trường, bạn hàng mới.

- Công ty là hội viên lâu năm của phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ ban giám đốc, phòng thương mại sẽ giới thiệu các đối tác nước ngoài với công ty.

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước

Ngoài ra công ty còn dựa vào sự quen biết của các cán bộ nhân viên trong công ty với khách hàng nước ngoài để thu thập thêm thông tin Những thông tin thu được từ các nguồn này là tương đối rẻ song thường không cập nhật nên nhiều khi công ty đã bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.

Song song với việc thu thập thông tin và các công tác tìm kiếm thị trường thì việc xử lý thông tin và ra các quyết định cũng vô cùng quan trọng. Những con số và sự kiện sẽ chẳng có có ý nghĩa gì nếu nó không được xử ký một cách kịp thời và chính xác Nhiệm vụ của xử lý thông tin và đưa ra quyết định là phải biết được thông tin nào là đúng, thông tin nào là sai, thông tin nào mang lại những cơ hội và thách thức cho công ty để từ đó ra những quyết định biến những cơ hội thành những kết quả kinh doanh tốt, ứng phó với thách thức để hạn chế rủi ro Trong thời gian qua, việc xử lý thông tin và đưa ra những quyết định còn nhiều bất cập Thông tin thu thập được của công ty sẽ giao cho một số cán bộ ở phòng xuất nhập khẩu nghiên cứu và đánh giá cơ hội kinh doanh sau đó sẽ trình lên ban giám đốc để ra quyết định Chính vì vậy những đánh giá được đưa ra mang tính chủ quan, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm ít ỏi về thị trường của các cán bộ này

Như vậy qua nghiên cứu công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thông tin và bạn hàng của công ty ta có thể thấy công việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng tiêu thụ của công ty hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế Công ty vẫn chưa có một bộ phận riêng đảm nhiệm công tác tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, công tác này chưa được đầu tư một cách thích đáng, hoạt động thực sự chưa có hiệu quả, nó mang nặng tính hình thức, hoạt động lẻ tẻ, yếu ớt, thụ động và không có kế hoạch Chính vì vậy trong thời gian qua công ty chỉ xuất khẩu được những gì mà mình có và bạn hàng yêu cầu chứ chưa tự nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của bạn hàng và tìm cách thỏa mãn được nhu cầu đó Do vậy lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động xuất khẩu là không cao. Trong tương lai để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn công ty cần phải nhìn nhận và tổ chức lại công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường và bạn hàng tiêu thụ.

2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu

2.1 Căn cứ ký kết hợp đồng

Ký kết một hợp đồng xuất khẩu là một khâu mở đầu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu Vì công ty chỉ có thể bắt tay vào việc thực hiện các thương vụ khi ký kết được hợp đồng Song trên thực tế thì không phải bất cứ một hợp đồng xuất khẩu nào cũng được công ty ký kết, mà việc ký kết có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vấn đề và để đi đến ký kế một hợp đồng công ty Vilexim thường dựa vào các căn cứ sau đây:

Thứ nhất là: Chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam về kinh tế đối ngoại thương.

Thứ hai: đơn đặt hàng, đơn nhận chào hàng của bạn hàng, nghiên cứu các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu như giá cả, chất lượng thanh toán và thời hạn giao hàng, sao cho hợp đồng xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất là một căn cứ quan trọng của những người làm công tác hợp đồng.

Thứ ba: Tình hình thị trường liên quan đến nhu cầu của thị trường, dung lượng của thị trường Tình hình nguồn cung ứng hàng hoá cho công ty

Thứ tư: Lựa chọn đối tác Phần lớn bạn hàng của công ty đã có mối quan hệ lâu dài nhưng đối với một khách hàng mới thì bắt buộc công ty phải tiến hành nghiên cứu dựa trên một số yếu như: quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, người đại diện, phạm vi và trách nhiệm của họ…khi có quan hệ làm ăn với công ty.

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

Trong thời gian qua công ty hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty đã có những thành tựu nhất định Nhưng nhìn chung thì có một số thành tựu đáng chú ý sau đây:

 Chủng loại hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng, số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng ngày càng tăng Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu và xúc tiến tiêu thụ hàng nhập khẩu đang từng bước được hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

 Chất lượng hàng của công ty đang ngày một nâng cao Từ chỗ hàng của công ty chưa xâm nhập được vào các thị trường khó tính như thị trường NhậtBản, Châu Âu, Châu Mỹ đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt tại các thị trường này.

 Thị trường tiêu thụ hàng của công ty cũng được mở rộng đáng kể theo hướng đa dạng hơn Nếu như những năm mới tham gia xuất khẩu, thị trường của công ty chỉ bó hẹp ở Châu Á (thị trường tương đồng về thói quen, sở thích tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không cao) thì đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt trên khoảng 23 nước ở hầu khắp các Châu lục.

 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng lên qua các năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều cá nhân ở trong và ngoài công ty

2 Tồn tại và nguyên nhân

Tuy gặt hái nhiều thành công và có nhiều thành tựu nhưng không thể không còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Chính những tồn tại đó đã tác động tiêu cực tới hoạt động của công ty Dưới đây là một số tồn tại đáng lưu ý và nguyên nhân của những tồn tại đó.

 Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chung của các thị trường khó tính và nhiều tiềm năng như thị trường Châu Âu, Nhật Bản Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chất lượng hàng xuất khẩu của công ty chưa cao:

- Trước hết xuất phát từ hoạt động sản xuất hàng nông sản trong nước.Công ty Vilexim có chức năng kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản song công ty không trực tiếp sản xuất hàng để xuất khẩu Do vậy chất lượng hàng xuất khẩu của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất hàng nông sản trong nước Tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động sản xuất nông sản trong nước chưa thực sự nhận được sự đầu tư, quan tâm chỉ đạo sắt sao của nhà nước Hoạt động sản xuất nông sản hầu như mang tính tự phát, tự giác.Nông dân thích gieo trồng loại cây nào, giống nào, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật gieo trồng như thế nào là tùy Do vậy có hiện tượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các thuốc kích thích tăng trưởng được sử dụng một cách bừa bãi;nhiều vùng, nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng chưa cao VD: Do chưa có sự chỉ đạo của nhà nước nên việc mở rộng quá mức diện tích lúa vụ 3 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hay việc sử dụng các giống lúa lai cho năng suất cao nhưng chất lượng lại thấp của nông dân các tỉnh phía Bắc

- Ngoài ra, công tác chế biến, bảo quản hàng sau khi mua cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty Trong thời gian qua công ty chưa đầu tư thích đáng vào công tác chế biến hàng xuất khẩu Hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới Chẳng hạn:

+ Đối với mặt hàng cà phê: Thế giới chuyển sang dùng cà phê hòa tan, bánh kẹo bằng cà phê, cà phê chè được tiêu thụ chủ yếu thì cà phê xuất khẩu của công ty chủ yếu là cà phê thô hoặc mới chỉ qua sơ chế

+ Đối với mặt hàng chè: 75% tổng lượng tiêu thụ chè của thế giới là chè túi, chè hộp, thì chè xuất khẩu của công ty chủ yếu là chè đen và chè xanh. Thông thường một kho chứa hàng nông sản phải đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định như phải vệ sinh, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với đặc tính của từng mặt hàng nhằm hạn chế sự biến dạng, biến chất, nấm mốc Tuy nhiên kho chưa hàng của công ty mới chỉ đơn thuần là nơi chứa hàng chứ chưa đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật Do vậy đã gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty và nhiều khi còn gây thiệt hại cho công ty.

 Chiến lược kinh doanh của công ty chưa rõ ràng.

Nếu có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, công ty sẽ biết được đâu là thị trường trọng điểm và đâu là mặt hàng chủ lực, cách thức thâm nhập vào thị trường trọng điểm như thế nào trong những năm tiếp theo Khi ấy công ty sẽ có một sự chuẩn bị chu đáo cho các công việc có liên quan sau này Chẳng hạn: Khi biết được mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tiếp theo công ty sẽ có thu mua dự trữ hoặc tạo nguồn cung cấp ổn định thông qua việc thiết lập mối quan hệ tốt với người sản xuất Đồng thời công ty sẽ tập trung nguồn lực vào công tác bảo quản và chế biến nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Hoặc khi xác định được thị trường chủ lực, công ty sẽ có các chính sách Marketing thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu như: mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của công ty và tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, chuẩn bị để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức trong hoặc ngoài nước

Tuy nhiên một thực tế đang tồn tại ở công ty hiện nay đó là chiến lược kinh doanh của công ty còn rất chung chung Chính vì vậy mà hoạt động xúc tiến thương mại của công ty rất yếu, công ty không tập trung nguồn lực của mình vào bất cứ mặt hàng nào, hoạt động kinh doanh của công ty dàn trải trên tất cả các mặt hàng với cơ cấu mặt hàng thay đổi một cách liên tục Do đó công ty không thực sự mạnh ở bất cứ một mặt hàng nào

Qua phân tích tình hình của công ty ta thấy việc đề ra một chiến lược kinh doanh rõ ràng là thực sự cần thiết đối với công ty trong thời gian tới. Một chiến lược kinh doanh rõ ràng phải nêu rõ mục tiêu và công việc công ty cần phải làm để thực hiện mục tiêu đó Tuy nhiên trước mắt công ty cần phải chỉ ra được đâu là mặt hàng chủ lực và đâu là thị trường trọng điểm và cách thức thâm nhập được vào thị trường đó trong tương lai.

 Công tác thu thập thông tin, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường của công ty hoạt động thực sự chưa hiệu quả.

Thông tin là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp Cũng như các doanh nghiệp nhà nước, một vấn đề bức xúc của công ty VILEXIM hiện nay là công ty rất thiếu thông tin về thị trường Do thiếu thông tin nên công ty không phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đồng thời do thiếu thông tin nên công ty không chớp được thời cơ kinh doanh Khi giá trường lên cao thì công ty lại không có hàng để xuất Ngược lại khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa, công ty phải xuất khẩu với giá thấp.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY VILEXIM

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

1 Định hướng phát triển chung của công ty

Trong hơn 44 năm qua, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư - Vilexim đã không ngừng phấn đấu vươn lên, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng, không ngừng đổi mới để đáp ứng với sự thay đổi chóng mặt của tình hình kinh tế thị trường nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng

Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không ngừng tăng năng lực và quy mô để đáp ứng với điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế Trong sự phát triển như vũ bão đó, Vilexim cũng đã tìm ra cho mình một con đường phát triển riêng và những định hướng phát triển mới để bắt kịp với tốc độ phát triển, nhất là sau khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) Để theo kịp với xu thế công ty đã xác đinh hướng đi cho mình trong thời gian tới Cụ thể đó là:

-Chuyển dần doanh nghiệp thành mô hình công ty Mẹ -công ty con với các công ty thành viên hoạt động độc lập.

-Phân cấp quản lý mạnh hơn cho các chi nhánh thành viên theo hướng Khoán chi phí tính trên tỉ lệ doanh thu.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian cho mọi công đoạn chuẩn bị và kinh doanh.

- Phân loại nhân viên yếu, rút ra khỏi hoạt động chính để đào tạo lại

- Đạo tạo trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ từ cấp phòng đến cấp công ty đáp ứng sự phát triển của thời kỳ hội nhập.

- Duy trì 3 thị trường chính: Châu á, Châu Phi, Trung Đông với tỷ trọng 51%-23%-26% Tìm kiếm thêm một số thị trường mới như Châu Âu, Châu

Mỹ để đề phòng những rủi ro ở các thị trường truyền thống.

- Đa dạng hoá các mặt hàng.

- Tăng cường hệ thống thông tin, hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành nhằm loại bỏ những cạnh tranh không cần thiết trong thị trường nội bộ.

- Khai thác thông tin của các khách hàng lớn để từng bước có thể chào thầu cung cấp sản phẩm trực tiếp qua mạng nhằm giảm chi phí trung gian, tăng khả năng cạnh tranh.

- Minh bạch hoá các thông tin và chi phí kinh doanh, đáp ứng yêu cầu báo cáo nhanh của khách hàng và cơ quan kiểm tra, nhằm tránh rủi ro khi các thị trường kiểm tra nghiêm ngặt.

- Xây dựng thương hiệu của công ty trên cơ sở mở rộng thị trường trong nước Tập trung vào việc liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng Đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu

Dự kiến đến năm 2014 công ty sẽ đạt được: Kim ngạch xuất nhập khẩu 160.000.000 USD Trong đó: Xuất khẩu: 60.000.000 USD; Nhập khẩu: 100.000.000 USD Sẽ đạt mức doanh thu 4.000.000.000.000 VNĐ và thu về 40.000.000.000 VNĐ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

2 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty

Trong chiến lược phát triển công ty vẫn xem mặt hàng nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực bên cạnh những mặt hàng khác. Ở trong nước, công ty tăng cường hoạt động thu mua, khai thác tối đa nguồn lực ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm đảm bảo hàng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước Để thực hiện được mục tiêu trên, công ty xác định trong thời gian tới cần phải triển khai những công tác sau:

- Tạo sự liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng hàng hoá, nhằm đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, tránh tình trạng bị động trong khâu chuẩn bị hàng hoá.

- Thực hiện một số hoạt động hỗ trợ cho việc sản xuất hàng hoá cho người sản xuất( như cho vay vốn, hỗ trợ máy móc Kỹ thuật ).

- Công ty sẽ cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, giành ưu thế trên thị trường trang bị trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác kiểm tra hàng hoá, bảo quản hàng hoá… Ở nước ngoài công ty sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường Chiến lược thị trường của công ty trong những năm tới là phải mở rộng địa bàn hoạt động sang khu vực thị trường mà sản phẩm của công ty còn chưa thâm nhập được nhiều như EU, Mỹ trên cơ sở duy trì các bạn hàng truyền thống như Singapo, Indonesia, Malaixia Để làm được như vậy công ty sẽ phải theo dõi sự biến động các mặt hàng công ty kinh doanh ở thị trường trong và ngoài nước nước một cách chặt chẽ.

Trong những năm tới công ty sẽ cho mở các chi nhánh tại thị trường nhập khẩu sản phẩm của công ty, nhằm thực hiện các chức năng: giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm trực tiếp tại thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới…

Dự kiến trong năm năm tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty sẽ đạt kim ngạch 40.000.000 USD, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 15%/năm.

II Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Vilexim

Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Vilexim đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy nhiên cũng còn không ít tồn tại Những tồn tại này có thể bị tác động bởi các yếu tố chủ quan xuất phát từ phía công ty mà công ty có thể điều chỉnh được song cũng có thể nó bị tác động bởi các yếu tố khách quan, công ty không thể tự điều chỉnh được mà cần phải có sự trợ giúp của nhà nước Sau đây là một số giải pháp đối với công ty Vilexim

1 Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại

Theo Kemchiomare - một chuyên gia kinh tế xuất sắc của Nhật Bản thì:

“bí quyết đảm bảo sức mạnh kinh doanh của công ty trước hết là thông tin. Thông tin chính là tiền đề cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và cho thành công của doanh nghiệp” Vì vậy, công ty cần thu thập thông tin về thị trường trong nước và thị trường thế giới Cụ thể hơn, đó chính là thông tin về tình hình cung, cầu một mặt hàng nào đấy ở thị trường trong nước và thị trường thế giới, thông tin về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, thông tin về chính sách của nhà nước và của nước ngoài đối với một mặt hàng nào đấy

Ngoài việc thu thập thông tin của thị trường nước ngoài, việc giới thiệu với khách hàng nước ngoài về công ty cũng rất quan trọng bởi vì công ty sẽ không có được khách hàng nước ngoài nếu như khách hàng nước ngoài không hề biết về công ty.

Như đã phân tích ở phần tồn tại của công ty, trong thời gian qua công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường của công ty thực hiện chưa tốt, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Có thể nói rằng đây là một trong những việc cấp thiết mà công ty cần thực hiện ngay lúc này.

Các công việc mà công ty nên thực hiện là:

Kiến nghị với Nhà nước

1 Đẩy mạnh hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản

Hoạt động sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản chính là khâu tạo ra hàng cho xuất khẩu Nó có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu Vì vậy để nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thì bên cạnh hoạt động tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng, nhà nước cần đầu tư mạnh vào phát triển sản xuất hàng nông sản theo chiều sâu, từng bước nâng cao chất lượng hàng nông sản Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông sản nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

 Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân. Đây là một việc làm ban đầu hết sức cần thiết Vì để thay đổi những cơ cấu giống cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học và quản lý vào trong sản xuất đòi hỏi những chi phí không nhỏ mà nhiều khi người nông dân không thể tự trang trải nổi Trong thời gian qua các chương trình trợ giúp vốn cho nông dân đã được thực hiện song kết quả thu được còn hạn chế, người nông dân vay vốn lãi suất diễn ra dàn trải, thiếu tập trung điều đó dẫn tới mỗi hộ nông dân chỉ có thể vay được một vài trăm ngàn đồng, không đủ cho đầu tư sản xuất Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới nhà nước cần đưa ra chính sách ưu đãi đối với ngân hàng phục vụ người sản xuất hàng nông sản để họ tạo cung cấp vốn cho nông dân nhiều hơn nữa

 Nhà nước nên tập trung nghiên cứu ra các loại giống tốt cho năng suất cao và cung cấp cho nông dân để sản phẩm nông dân sản xuất ra có chất lượng đồng bộ dễ xuất khẩu (Tránh tình trạng nhà nước thả nổi, nông dân thích trồng giống gì thì trồng, chất lượng không đồng bộ).

 Nhà nước nên đầu tư vào công tác chế biến Đầu tư cho công tác chế biến sản phẩm đôi khi là quá sức đối với doanh nghiệp bởi công việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn tương đối lớn để nhập khẩu các loại trang thiết bị, máy móc hiện đại Chính vì vậy nhà nước nên đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hàng nông sản Ngoài ra nhà nước có thể hỗ trợ công ty thông qua đẩy mạnh áp dụng công nghệ chế biến mẫu mã, bao bì để tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị kỹ thuật cao.

 Nhà nước nên tổ chức tốt công tác thu mua nông sản cho nông dân. Hoạt động thu hoạch của nông dân mang tính mùa vụ nên quá trình thu hoạch diễn ra một cách dồn dập trong một thời gian ngắn Trong khi đấy nhà nước lại chưa sẵn sàng mua nông sản cho nông dân, điều này dẫn đến tình trạng nông dân bị tư thương ép phải bán hàng với giá thấp và thực sự không khuyến khích nông dân sản xuất Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định nguồn hàng xuất khẩu của công ty Do vậy trong thời gian tới nhà nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn, kho chứa, mạng lưới thu mua hàng cho nông dân để hạn chế bớt lượng cung hàng của nông dân trên thị trường vào những lúc chính vụ, đặc biệt là vào những năm được mùa nhằm hạn chế sự ép giá của tư thương đối với nông dân Có như vậy mới khuyến khích được nông dân sản xuất, cung cấp hàng ổn định và có chất lượng cao cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

2 Trợ giúp cho công ty xuất khẩu hàng nông sản

 Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Thông tin chiếm một vị trí quan trọng trong thành công hay thất bại của công ty Thị trường hàng nông sản là một thị trường thường có sự biến động khá phức tạp nhưng ở Việt Nam thông tin thường thiếu, có độ chính xác chưa cao Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cũng như các Bộ nên chú trọng tới công tác nghiên cứu, khảo sát, dự báo sự biến động của thị trường thế giới. Đồng thời nhà nước cần xây dựng một trung tâm cung cấp thông tin chuyên ngành về thị trường nông sản trong và ngoài nước

 Nhà nước cần hoàn chỉnh quỹ bảo hiểm xuất khẩu Để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài nhiều công ty thực hiện hình thức bán chịu hàng cho khách hoặc cho khách áp dụng hình thức mua trả chậm Để giúp đỡ cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi gặp trường hợp trên và khiến khích hoạt động của doanh nghiệp, Nhà Nước ta đã lập nên quỹ bảo hiểm xuất khẩu Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện Đó là sự không thống nhất giữa Nhà Nước và công ty bảo hiểm; thủ tục lôi thôi, rườm rà… Do vậy nhà nước cần hoàn chỉnh quỹ bảo hiểm xuất khẩu để khuyến khích công ty xuất khẩu hàng hóa của mình đồng thời giúp công ty bảo toàn vốn khi gặp rủi ro.

 Nhà nước cần lập quỹ bình ổn giá cả.

Nhà nước cần xem xét bằng quỹ bình ổn giá cả để bớt đi một phần gánh nặng lãi suất tín dụng cho các công ty xuất khẩu hàng nông sản trong trường hợp giá hàng nông sản trên thị trường thế giới xuống thấp hoặc giá thu mua hàng nông sản trong nước tăng cao gây thua lỗ cho các công ty

3 Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường

Những quy định về xuất khẩu, các hàng rào thương mại trong nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của nhà nước cần được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa Chẳng hạn:

 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

Hệ thống văn bản pháp lý phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty chuyên doanh xuất khẩu, tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đấy nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần phải xem xét và có các chính sách đối với các công ty này

Chính sách thuế VAT như hiện nay đang cản trở đến hợp đồng xuất khẩu của công ty Để nạp thuế VAT, công ty phải đi vay tiền của ngân hàng với lãi suất cao Trong thời gian tới, nhà nước cần xem xét lại chính sách này nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu.

 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu

Hiện nay công tác quản lý xuất khẩu của nhà nước còn nhiều bất cập.Thủ tục xuất khẩu rườm rà phức tạp, gây lãng phí thời gian và công sức cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều khi tỏ ra quan liêu cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp Chính vì vậy trong thời gian tới nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cho phù hợp với tình hình mới Ngoài ra nhà nước cũng cần giám sát chặt chẽ, phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản để tránh tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách hạ giá một cách bất hợp lý, gây tổn hại cho công ty cũng như cho nhà nước.

 Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Đây là một chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung Chính sách này cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác, tuỳ theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường Ở chính sách này, để tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách thường phá giá đồng bản tệ Về mặt lý thuyết, việc phá giá tiền tệ làm giảm nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu Khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định một tỷ giá vừa đủ nhưng cũng phải vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo toàn được đội ngũ bạn hàng Thành công của chính sách này đòi hỏi một loạt các chính sách khác đi kèm để giữ cho nền kinh tế không “suy sụp” trong điều kiện lạm phát Từ quan điểm này việc chọn thời điểm phá giá tiền tệ là hết sức quan trọng.

Ngày đăng: 26/05/2023, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w