B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1LỜI MỞ ĐẦU 4CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG[.]
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP BẮC GIANG
Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang
1.1.1 Khái quát về hàng hóa và hoạt động kinh doanh của Công ty:
Hoạt động kinh tế cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hóa và kinh doanh dịch vụ Hàng hóa của công ty gồm các loại hàng tiêu dùng, hàng nông sản thực phẩm, hàng thực phẩm công nghệ, chất đốt,… được khai thác từ các
DN sản xuất kinh doanh trong nước và thu mua của người nông dân.
Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Bắc Giang tổ chức kinh doanh với chu kỳ vòng quay hàng hóa đa dạng, có một số mặt hàng kinh doanh theo mùa vụ, còn các mặt hàng kinh doanh quanh năm với tần suất mua bán 5 vòng quay / tháng Công ty kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, với hính thức bán buôn cho các đại lý và tổ chức kinh doanh quanh năm mùa nào thức ấy : mùa hè kinh doanh quạt điện, tết kinh doanh mứt rượu, còn các mặt hàng : đường kính, bóng điện, phích nước thì kinh doanh quanh năm.
Với mặt hàng nông sản thực phẩm: Công ty thường đặt các đại lý thu mua tại các huyện, hàng sau khi đủ số lượng cần thiết được vận chuyển thẳng giao cho bên mua.
Mặt hàng xăng dầu được mua và vẫn chuyển đến giao tại kho của các khách hàng.
Những mặt hàng còn lại được dự trữ tại hệ thống kho hàng của công ty và được quản lý chặt chẽ, an toàn, đảm bảo chất lượng.
Về sản phẩm, hàng hóa :
Bảng 1.1: Hàng hóa, sản phẩm kinh doanh:
STT Tên hàng ĐVT Đơn giá Tên nhà cung cấp
I Nhóm quạt ĐCTN Cái Công ty TNHH một thành viên Điện cơ Thống nhất
Công ty TNHH nhựa và cơ khí Hồng Hải
3 Quạt cây đế gang sunlux - 165,454
III Nhóm quạt ĐC 91 Cái
Công ty TNHH Điện cơ 91
IV Nhóm đồ dùng gia đình -
Công ty sứ Hải Dương
Bộ chuông ngân chim lạc + bầu bạn CL Bộ 107,095
Công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động
60 Chấn lu điện tử ( Đui đt ) - 16,630
VI Nhóm gốm sứ Chu Đậu -
Công ty CP gốm sứ Chu Đậu
4 Bộ trà BT 07.02/CD A+B Bộ 64,240
6 Bộ trà BT 04.2TM/CD10.3 - 70,400
7 Bộ trà BT 04.2TM/CD10.3 - 68,913
8 Bộ trà BT04.2TM/CD10.3A - 68,000
14 Bộ ăn Ba 13.1/CD0905 Bộ 104,913
Trên đây là những mặt hàng tiêu biểu, đạt định mức kinh doanh cao nhất của công ty, đặc biệt là nhóm đồ dùng gia đình, nhóm hàng Rạng Đông và nhóm gốm sứ Chu Đậu.
1.1.2 Thị trường của Công ty:
Hiện tại công ty có mạng lưới bán buôn với thị trường 10 huyện, thành phố trong tỉnh Ngoài ra công ty đang có kế hoạch mở rộng địa bàn sang một số tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Thái Nguyên …
Ngoài mạng lưới khách hàng từ hộ gia đình đến cả các cửa hàng, đại lý ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, công ty còn bán hàng đi các huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn và huyện Phú bình – Thái Nguyên Trong địa bàn thành phố Bắc Giang do điều kiện đi lại thuận lợi, các cửa hàng, đại lý, khách hàng của công ty trực tiếp đến kho của công ty mua hàng Riêng thị trường các tuyến huyện thì xe ô tô của Công ty vận chuyển hàng bán tận nơi cho các cửa hàng, đại lý, khách hàng.
Tại thành phố Bắc Giang, công ty còn có hệ thống các quầy hàng bán lẻ với 45 nhân viên kinh doanh lành nghề chuyên kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn thành phố và khách vãng lai.
1.1.3 Phương thức bán hàng của Công ty :
Công ty bán hàng theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ:
- Bán buôn trực tiếp qua kho : Người mua đến kho của Công ty để mua hàng Cán bộ bán hàng kết hợp thủ kho xuất hàng hóa giao trực tiếp cho người mua Sau khi nhận đủ hàng, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, khi đó hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ.
- Bán buôn vận chuyển thẳng: Sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà vận chuyển bán thẳng cho bên mua Bên mua nhận đủ hàng, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, khi đó hàng hóa được coi là tiêu thụ.
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách Cuối ngày, nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ sau đó kiểm kê hàng hóa tồn cuối ngày, xác định số hàng đã bán ra để lập báo cáo bán hàng nộp cho kế toán vào sổ.
- Bán khoán: Hiện nay ở Công ty CPTMTH Bắc Giang áp dụng phương thức khoán đối với các mậu dịch viên tự kinh doanh Từng đơn vị xây dựng định mức khoán đối với từng quầy hàng Doanh số khoán đó bao gồm các khoản nghĩa vụ của mậu dịch viên đối với công ty và nhà nước Trong kỳ, mậu dịch viên tự khai thác nguồn hàng và tổ chức bán hàng Cuối tháng mỗi người phải nộp đầy đủ định mức đã được ấn định.
Doanh thu ở công ty chủ yếu bao gồm doanh thu từ tiêu thụ hàng hóa bán buôn trực tiếp và doanh thu của nhân viên nhận khoán.
Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang tổ chức kinh doanh với chu kỳ vòng quay hàng hóa đa dạng, có một số mặt hàng kình doanh theo mùa vụ, còn các mặt hàng kinh doanh quanh năm với tần suất mua bán 5 vòng quay/ tháng.
Kết cấu kinh doanh của Công ty:
- Về bộ phận kinh doanh trực tiếp : là những cán bộ Phòng Kinh doanh I và II, Đây là bộ phận trực tiếp, nòng cốt làm công tác kinh doanh của Công ty Căn cứ vào kế hoạch, định hướng của Ban Giám đốc và với sự tham mưu của Phòng Kinh doanh Ban Giám đốc chỉ đạo Phòng Kinh doanh liên hệ tìm nguồn hàng và triển khai mua hàng Khi liên hệ được nguồn hàng, PhòngKinh doanh báo cáo, tham mưu ban lãnh đạo công ty xây dựng đơn hàng và đặt hàng Sau đó phòng làm thủ tục ứng tiền đi mua hàng ( nếu mua hàng thanh toán bằng tiền mặt ), lãnh đạo công ty căn cứ đề bạt của Phòng Kinh doanh, sẽ điều lái xe và ô tô kết hợp cán bộ Phòng Kinh doanh đi lấy hàng. Hàng về cán bộ đi nhập hàng kết hợp với thủ kho làm thủ tục nhập hàng về kho của công ty Cán bộ trực tiếp đi mua hàng kết hợp với cán bộ Phòng Kế toán làm thủ tục quyết toán, hoàn ứng…
Hàng ngày Phòng Kinh doanh có cán bộ trực điện thoại, các khách hàng, đại lý có nhu cầu về hàng hóa thì liên hệ và đăng ký mua qua điện thoại Tùy theo các đơn hàng ở khu vực địa bàn nào thì trả đơn hàng về cho cán bộ Phòng Kinh doanh khu vực, địa bàn đó để họ tổ chức đi trả hàng cho khách hàng ( Phòng kinh doanh tổ chức, phân công bán hàng theo địa bàn, khu vực địa lý ) Tổ chức bán hàng xong cán bộ phòng kinh doanh tổng hợp kết quả, nộp tiền bán hàng về quỹ Công ty và kết hợp bộ phận kế toán Công ty theo dõi công nợ phải thu của khách hàng.
Công ty có 2 xe ô tô và 2 lái xe làm công tác vận chuyển hàng hóa phục vụ công tác kinh doanh của công ty.
Về bộ phận gián tiếp : bao gồm các bộ phận quản lý và công tác khắc phục kinh doanh :
+ Ban Giám đốc: điều hành tổng thể toàn công ty, theo đề bạt phòng kinh doanh, chỉ đạo phòng kinh doanh tổ chức mua bán hàng theo kế hoạch. Chỉ đạo, điều hành, phân công các phòng ban trong công ty thực hiện công tác kinh doanh của công ty.
+ Phòng Kế toán: Căn cứ vào các quy định, quy chế của công ty cũng như của nhà nước, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc kết hợp phòng kinh doanh và các phòng ban thực hiện đảm bảo các thủ tục chúng từ thực hiện công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ Ngoài việc tổng hợp trên các tài khoản kế toán, kế toán lưu chuyển hàng hóa cần phải theo dõi ghi chép về số lượng, kết cấu, chủng loại mặt hàng, ghi chép doanh thu bán hàng.
- Tính toán giá mua thực tế của hàng đã tiêu thu nhằm để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
- Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý bán hàng Đối với hàng hóa bán chịu phải mở sổ sách theo dõi chi tiết từng khách hàng, từng hóa đơn bán hàng và tiến độ thanh toán tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vồn.
- Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, dự toán chi phí đảm bảo tính đúng, tính đủ các khoản chi phí nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ hàng hóa để tọa thuận lợi cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phản ánh với giám đốc tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh Cung cấp số liệu lập báo các quyết toán để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh.
+ Thủ kho: Theo phân công làm công tác quản lý kho hàng, thực hiện nhập xuất hàng hóa theo chế dộ quy định của nhà nước và công ty Khi hàng về, căn cứ bào hóa đơn, phiếu nhập kho do kế toán hàng hóa lập làm các thủ tục nhập hàng vào kho Cán bộ phòng kinh doanh có đơn hàng của người mua, căn cứ nhu cầu, phiếu xuất kho thì thủ kho xuất hàng theo quy định. + Thủ quỹ: Thực hiện công tác quản lý kho quỹ tiền mặt của công ty,khi có chứng từ liên quan đảm bảo như: phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ ban đầu ( như hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng,… ) thì thủ quỹ làm công tác thu chi theo chế độ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP BẮC GIANG
Kế toán doanh thu
Tài khoản sử dụng để kế toán tổng hợp quá trình bán hàng:
-TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
+ TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”
+ TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Ngoài các tài khoản phản ánh doanh thu ở trên, Công ty còn sử dụng các tài khoản khác phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu: TK 521 “Chiết khấu thương mại” , TK 531 “Hàng bán bị trả lại” , TK 532 “Giảm giá hàng bán” , TK 157 “Hàng gửi đi bán” , TK 632 “Giá vốn hàng bán”…
2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán:
*Chứng từ sử dụng: Bao gồm hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng,…
*Tài khoản sử dụng: Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản 511 (TK 511-
+ TK 511-A: Phản ánh doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty phát sinh trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu Từ đây tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hóa trong kỳ.
+ TK 511-B: Phản ánh doanh thu của khối mậu dịch viên nhận khoán.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ : Kế toán mua hàng lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tình hình biến động của hàng hóa Cuối tháng nhận chứng từ mua hàng của các đơn vị gửi về và tổng hợp toàn công ty Lập báo cáo thuế GTGT đầu vào, nhận báo cáo thuế GTGT đầu ra của kế toán tiêu thụ chuyển sang và tổng hợp lập tờ khai thuế GTGT trong tháng Phụ trách thêm các tài khoản 141, TK 142, TK 1388, TK 153, TK 154… Cuối tháng tập hợp toàn công ty gửi kế toán trưởng ghi sổ cái.
Kế toán bán hàng theo dõi sự biến động của giá cả hàng hóa Lập hóa đơn GTGT cho từng lô hàng xuất bán trong ngày,theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa và công nợ trên tài khoản 131 Tổng hợp chứng từ do cơ sở gửi về, lập báo cáo tiêu thụ toàn công ty và báo cáo thuế GTGT đầu ra gửi cho kế toán tổng hợp.
Kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi hàng ngày của doanh nghiệp : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền vay Tổng hợp toàn công ty gửi kế toán trưởng ghi sổ cái.
+ Sổ chi tiết bán hàng: : Cơ sở lập là các hóa đơn GTGT phát sinh trong kỳ Sổ được mở chi tiết cho từng mặt hàng Đây là cơ sở để lập báo cáo tổng hợp doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
+ Sổ tổng hợp: Nhật ký chứng từ số 8, sổ cái TK 511,… Từ báo cáo tổng hợp doanh thu tiêu thụ toàn công ty, cuối tháng ghi vào NKCT số 8 và sổ cái
*Trường hợp bán buôn trực tiếp tại kho:
Ví dụ: Mặt hàng bộ trà hải Dương AT55 loại 1:
Ngày 10/1/2013: Bán cho anh Trung là khách hàng quen của công ty 100 bộ trà Hải Dương AT55 loại 1 Giá kho là 250.000đ/bộ Giá bán là300.000đ/bộ chưa có thuế GTGT Tiền hàng chưa thanh toán Hàng giao tại kho cho chị Hương
Ngày 14/1/2013: Bán cho anh Minh ở chợ Thương thành phố Bắc Giang
2000 bộ trà AT55 loại 1 Giá bán chưa có thuế là 300.000đ/bộ Đã thu bằng tiền mặt.
Ngày 22/1/2013: Bán cho chị Vân ở Tân Yên 50 bộ trà Hải Dương AT55 loại 1 Giá bán chưa có thuế là 300.000đ/bộ Chị Vân thanh toán bằng tiền mặt.
Ngày 25/1/2013: Bán cho chị Đạo ở Lạng Giang 150 bộ trà AT55 loại
1 Giá bán chưa thuế là 300.000đ/bộ Thanh toán sau một tuấn.
Ngày 26/1/2013: Bán cho chị lan ở thành phố Bắc Giang 250 bộ trà
AT55 loại 1 Giá bán chưa có thuế là 300.000đ/bộ Đã thu bằng tiền mặt.
Kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết giá vốn hàng bán tương tụ phần trên.
Phần phản ánh doanh thu: Căn cứ vào hóa đơn GTGT và báo cáo bán hàng do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết bán hàng như sau:
Bảng 2.1.1:Sổ chi tiết bán hàng Tên hàng hóa : Bộ trà Hải Dương AT55 L1
TK ứng đối Doanh thu
SH NT SL ĐG TT Thuế Khác
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết bán hàng và lập sổ tổng hợp doanh thu bán hàng của từng kho hàng Từ sổ tổng hợp doanh thu bán hàng của từng kho kế toán lập sổ tổng hợp doanh thu tiêu thụ toàn công ty.
*Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng không qua nhập kho: Đối với trường hợp này kế toán cũng lập sổ chi tiết giá vốn hàng bán tương tự như phần trên nhưng khác ở chỗ là hàng không theo dõi trên TK 156 Phần doanh thu cũng phản ánh tương tụ như trường hợp trên.
Ví dụ: Mặt hàng lạc vỏ:
Ngày 15/1/2013 công ty đã thu mua được đủ số lạc vỏ theo đơn đặt hàng của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hà Tây với số lượng là 5.000kg Giá mua là 18.000đ/kg Giá bán là 20.000đ/kg Công ty vận chuyển hàng lên giao tại kho của nhà máy chế biến Thuế GTGT là 5%.
Ngày 27/1/2013 công ty tiếp tục bán 5.000kg lạc vỏ cho công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hà Tây Giá mua là 18.000đ/kg, giá bán là 20.000đ/kg Hàng đã giao đầy đủ tại kho của nhà máy chế biến.
Căn cứ vào phiếu kê mua hàng lập khi thu mua, hóa đơn bán hàng lập giao cho bên công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hà Tây, kế toán định khoản như sau:
Có TK 111 : 90.000.000. Đối với trường hợp này kế toán cũng lập sổ chi tiết GVHB tương tự như phần trên nhưng khác ở chỗ là hàng không theo dõi trên TK 156 Phần doanh thu cũng phản ánh tương tự ví dụ trên ( Bảng 2.1.2 và bảng 2.1.3 )
Bảng 2.1.2 :Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Tên hàng hóa : Lạc vỏ Tháng 1 năm 2013
Ghi Nợ TK632 Ghi Có các TK
Ghi Có TK 632 Ghi Nợ các TK
SH NT 111 Cộng nợ Cộng có
Bảng 2.1.3: Sổ chi tiết bán hàng Tên hàng hóa: Lạc vỏ Tháng 1 năm 2013
SH NT SL ĐG TT Thuế Khác
*Trường hợp mậu dịch viên bán khoán:
Căn cứ vào phiếu thu tiền, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111: Tổng số tiền mậu dịch viên nộp
Có TK 511-B :Doanh thu khoán chưa có thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Các khỏan chi phí cho mậu dịch viên nhận khoán được hạch toán vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.1 Chứng từ và thủ tục kế toán :
* Chứng từ sử dụng: bao gồm phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản xử lý hàng kém, mất phẩm chất,…
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Dùng để theo dâi trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm , lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ
+ Sổ chi tiết: Dùng sổ chi tiết giá vốn hàng bán Sổ này dùng phản ánh giá vốn của từng loại sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ và mở riêng cho từng loại sản phẩm hàng hóa Từ sổ tổng hợp chi tiết giá vốn của từng kho, kế toán lập bảng kê số 8
+Sổ tổng hợp: bao gốm bảng kê số 8, NKCT số 8, sổ cái TK 632 Từ bảng kê số 8, kế toán vào NKCT số 8 (Bảng 2.1.8 – trang 29) Cuối tháng cộng NKCT số 8 làm căn cứ vào sổ cái TK 632.
* Phương pháp xác định giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán – Trị giá mua thực tế + Chi phí thu mua
Trong đó: CPTM là khoản CP phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm CP vận chuyển, bốc dỡ, hoa hổng môi giới, chi phí lưu kho, lưu bãi, CP kiểm hóa,… Cuối kỳ sẽ được phân bổ cho số hàng hóa đã bán ra trong kỳ và số hàng hóa còn tồn cuối kỳ.
+Hạch toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên
*Phương pháp tính giá sản phẩm xuất kho:
Hàng mua về, căn cứ vào giá mua ghi trên hóa đơn và số lượng hàng thực tế nhập kho, kế toán lập phiếu nhập kho Doanh nghiệp sử dụng phương pháp “nhập trước xuất trước” để theo dõi giá trị hàng xuất kho Số hàng nào được nhập kho trước thì sẽ được xuất kho trước và lấy giá nhập kho của số hàng đó để tính trị giá của hàng xuất kho.
Toàn bộ chi phí thu mua hàng hóa phát sinh trong kỳ bao gồm: Chi phí vẫn chuyển, bốc dỡ, hoa hồng đại lý, chi phí lưu kho, lưu bãi,… được hạch toán toàn bộ vào CPBH trong kỳ kế toán.
Ví dụ: Tại phòng kinh doanh 2 của công ty có kinh doanh mặt hàng đường tình luyện Có các số liệu về mặt hàng này trong tháng 1 năm 2013 như sau:
+Ngày 1/1/2013: Tồn kho 20.000 kg đường giá 16.200đ/kg
+Ngày 5/1/2013: Mua của công ty đường Lam Sơn 20.000kg đường với giá mua 16.500 đ/kg Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Hàng đã nhập kho đủ.
+Ngày 10/1/2013: bán cho công ty Tích Sĩ Giai 30.000 kg với giá 17.500 đ/kg chưa kể thuế GTGT Tiền hàng chưa thanh toán.
+Ngày 15/1/2013: mua của công ty đường Sông Con 40.000kg với giá 16.100 đ/kg, trả bằng tiền vay ngân hàng Hàng về nhập kho đủ.
+Ngày 20/1/2013: bán cho công ty Tích Sĩ Giai 20.000 kg với giá chưa thuế GTGT là 17.500 đ/kg Đã thu tiền qua ngân hàng.
+Ngày 25/1/2013: Mua của công ty đường Lam Sơn 60.000kg , giá mua 16.000 đ/kg Thanh toán bằng TGNH.
+Ngày 29/1/2013: bán cho công ty TNHH Chiến Nga 40.000 kg với giá 17.000 đ/kg chưa kể thế GTGT, đã thu bằng tiền mặt.
Kế toán tính giá trị hàng xuất bán của mặt hàng đường như sau:
Trị giá hàng xuất kho bán ngày 10/1/2013 là:
Trị giá hàng xuất kho bán ngày 20/1/2013 là:
Trị giá hàng xuất kho bán ngày 29/1/2013 là:
Như vậy trị giá hàng xuất kho bán mặt hàng đường tinh luyện trong tháng 1 năm 2013 là:
2.2.1 Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán:
Ví dụ: Trong tháng 1/2013 có cá số liệu sau đây về việc kinh doanh mặt hàng phích nước Rạng Đông K1099:
(1) Ngày 4/1/2013 : bán cho Công ty Cổ phần Thương mại Lục Ngạn
100 chiếc phích Rạng Đông K1099 giá nhập kho của lô hàng này là 64.000đ/chiếc Giá bán chưa thuế là 70.000 đ/chiếc Thuế GTGT là 10%. Tiền hàng chưa thanh toán Hàng xuất bán tại kho chị Hà.
(2) Ngày 9/1/2013 : bán cho Công ty Cổ phần Thương nghiệp Yên Thế
150 chiếc phích Rạng Đông K1099 giá nhập kho của lô hàng này là 64.000đ/chiếc Giá bán chưa thuế là 70.000 đ/chiếc Thuế GTGT là 10%. Thanh toán bằng TGNH Hàng xuất bán tại kho chị Hương.
(3) Ngày 11/1/2008: Mua của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước RĐ
960 chiếc phích RĐ 1099 Giá mua ghi trên hóa đơn GTGT là 64.500đ/chiếc, thuế GTGT 10% Hàng nhập kho đủ Thanh toán sau.
(4) Ngày 14/1/2013 : bán cho chị Nguyễn Thị Hiên ở huyện Việt Yên 60 chiếc phích RĐ K1099 giá nhập kho của lô hàng này là 64.000đ/chiếc Giá bán chưa thuế là 70.000 đ/chiếc Chị Hiên thanh toán bằng tiền mặt.
(5) Ngày 19/1/2013 : bán cho Công ty vân tải đường sắt hà Lạng 450 chiếc phích rạng Đông K1099 Giá nhập kho của lô hàng này là 64.500đ/chiếc Giá bán chưa thuế là 70.500 đ/chiếc Thanh toán bằng TGNH.
(6) Ngày 26/1/2013 : bán cho Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Lạng Giang 120 chiếc phích RĐ K1099 giá nhập kho của lô hàng này là 64.500đ/chiếc Giá bán chưa thuế là 70.500 đ/chiếc Chưa thanh toán.
Căn cứ vào phiếu xuất kho và báo cáo kho do thủ kho chuyển lên kế toán định khoản:
Bảng 2.2.1: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Tên hàng hóa: Phích Rạng Đông K 1099.
Ghi Nợ TK 632 Ghi Có các TK
Ghi Có TK 632 Ghi Có các TK
4 21 19.1 BánchoC.ty vận chuyển đường sắt H.Lạng
5 26 26.1 Bán cho C.ty CP TM
2.2.3 Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán:
Cuối tháng cộng sổ chi tiết GVHB từng mặt hàng sau đó vào bảng kê số 8 tài khoản 156 theo từng kho hàng:
Bảng 2.2.2 :Bảng kê số 8 – TK 156 Kho Nguyễn Thị Hà - Tháng 1 năm 2013
Ghi Có TK156 Ghi Nợ các TK
SH NT 331 Cộng Nợ 623 Cộng Có
Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của công ty thường bao gồm các khoản:
+Chi cho nhân viên bán hàng.
+Chi khấu hao TSCĐ dùng trong khâu bán hàng.
+Chi vẫn chuyển, bốc vác.
+Chi tiền điện, nước sạch, tiền điện thoại phục vụ bán hàng.
+Chi nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ dùng cho bán hàng…
+Các chi phí bằng tiền khác…
2.3.1 Chứng từ và thủ tục kế toán :
* Chứng từ sử dụng: bao gồm bảng thanh toán lương nhân viên bán hàng, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, hóa đơn vận chuyển hàng hóa, hóa đơn mua vật dụng dùng cho bán hàng, phiếu thanh toán tiền bốc vác, phiếu chi tiền, phiếu xuất kho…
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Tài khoản này sử dụng để phản ánh toàn bộ chi phí mua và bán hàng của công ty.
+Sổ chi tiết: Kế toán chi tiết tài khoản 641 để theo dõi các khoản chi phí mua bán hàng phát sinh trong kỳ.
+Sổ tổng hợp: bao gồm NKCT số 8 , sổ cái TK 641.
Vì công ty chỉ kết chuyển xác định kết quả tiêu thụ vào cuối quý, do đó
TK 641 chỉ thể hiện trên NKCT số 8 vào cuối quý qua đối ứng :
Nợ TK 911: Tổng chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quý.
Có TK 641: Đối với sổ cái TK 641 việc ghi sổ tiến hành bình thường, tuy nhiên ở hai tháng đầu của mỗi quý sẽ có số dư Nợ cuối tháng thể hiện số chi phí bán hàng trong tháng đó Cuối quý sổ cái TK ( bảng 2.2.2 – trang 35 ).
* Các khoản kế toán chi phí: Việc kết chuyển CPBH trừ vào thu nhập để tính lợi nhuận về tiêu thụ trong kỳ được căn cứ vào mức độ (quy mô) phát sinh CP vào doanh thu và chu kỳ kinh doanh của DN sao cho đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa CP và doanh thu Trường hợp CPBH phát sinh trong kỳ lớn, trong khi doanh thu tiêu thụ nhỏ hoặc chưa có thì CPBH được tạm thời kết chuyển vào TK 142 (1422) Số CP này sẽ được kết chuyển trừ vào thu nhập ở các kỳ sau khi có doanh thu.
2.3.2 Kế toán chi tiết chi phí bán hàng:
Bảng 2.3.1 : Sổ chi tiết tài khoản 641
Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ
2 5 5/1 Chi tiền bốc vác đường, RĐ 111 5.000.000
3 6 6/1 Chi tiền bốc vác rượu T.Long 111 2.000.000
6 1 10/1 Trích theo lương của nhân viên BH 338 11.400.000
7 1 14/1 Chi tiền điện thắp sáng 112 2.500.000
8 5 17/1 Trả tiền vận chuyển lạc vỏ 112 1.500.000
9 6 18/1 Trả tiền điện thoại tháng 1 112 1.550.000
10 7 19/1 Trả tiền nước sạch tháng 1 112 450.000
2.3.3 Kế toán tổng hợp về chi phí bán hàng :
Ghi Có các TK, ĐƯ với TK này
Từ NKCT số1: Ghi CóTK 111 47.000.000 17.000.000 55.000.000
Từ NKCT số2 : Ghi Có TK 112 8.000.000 10.000.000 9.000.000
Từ NKCT số7 : Ghi CóTK 153 2.000.000 1.000.000 1.500.000
Từ NKCT số7 : Ghi CóTK 334 60.000.000 65.000.000 65.000.000
Từ NKCT số7 : GhiCó TK 214 9.000.000 9.000.000 9.000.000
Số dư cuối tháng: Có
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại công ty bao gồm:
+Chi phí cho nhân viên quản lý
+Chi khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý.
+Chi đồ dùng văn phòng phẩm cho bộ phận quản lý.
+Chi cho quảng cáo, hội họp, tiếp khách.
+Một số khoản phí, lệ phí.
+Chi dịch vụ bằng tiền
+Các khoản chi bằng tiền khác,…
2.4.1 Chứng từ và thủ tục kế toán
* Chứng từ sử dụng : bao gồm bảng thành toán lương, phiếu chi, ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ CCDC.
* Tài khoản sử dụng : tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp : Tài khoản này dùng để phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
+ Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết TK 642 để theo dõi toàn bộ chi phí quản lý phát sinh trong kỳ.
+ Sổ tổng hợp: bao gồm NKCT số 8 và sổ cái TK 642.
Tương tự như đối với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chỉ được kết chuyển vào cuối quý do đó trên NKCT số 8 chỉ xuất hiện TK 642 vào tháng cuối quý.
2.4.2 Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.4.1: Sổ chi tiết tài khoản 642
1 1 2/1 Chi mua văn phòng phẩm 111 1.500.000
3 2 10/1 Lương cho bộ phận quản lý 334 13.000.000
4 2 10/1 Trích theo lương quản lý 338 2.470.000
2.4.3 Kế toán tổng hợp về chi phí quản lý doanh nghiệp: Đối với sổ cái tài khoản 642 cũng có số dư nợ cuối tháng tương tự như tài khoản 641.
Ghi Có các TK , ĐƯ với TK này
Từ NKCT sè1 : Ghi Có TK111 3.500.000 4.000.000 5.000.000
Từ NKCT sè2 : Ghi có TK112 1.500.000 1.700.000 2.500.000
Từ NKCT sè 7: Ghi Có TK 334 13.000.000 11.000.000 11.000.000
Từ NKCT sè 7 : Ghi Có TK 214 2.000.000 2.000.000 2.000.000
Từ NKCT số 7 : Ghi Có TK153 500.000
Cộng số phát sinh Nợ : 22.470.000 20.790.000 23.090.000
Tổng số phát sinh Có : 0 0 66.350.000
Số dư cuối tháng Có
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán kết quả bán hàng
Các nguyên tắc trong kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ:
Nguyên tắc 1: Phải phân định được chi phí, doanh thu, thu nhập, kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc 2: Phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu.
Nguyên tắc 3: Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu.
Nguyên tắc 4: Phải nắm vững nội dung và các xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu , thu nhập, chi phí và kết quả.
* Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa:
Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại được biểu hiện là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng bán ra.
Kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp được tính theo công thức:
KQ tiêu thụ hàng hóa = DTT – GVHB – CPBH - CPQLDN
DTT = Tổng DT bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trên sổ sách kế toán: Trước khi kết chuyển thì DTT thể hiện ở TK 511, GVHB ở TK 632, CPBH ở TK 641 và CPQLDN ở TK 642 Khi xác định kết quả kinh doanh ta tập hợp tất cả các chỉ tiêu trên về TK 911.
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Là TK mang tính chất so sánh,
TK này mở chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh và cuối kỳ không có số dư. Bên Nợ: Phản ánh CP hoạt động kinh doanh liên quan đến kết quả (GVHB, CPBH, CPQLDN, CPTC) và các chi phí khác.
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lãi)
Bên Có: Phản ánh DTT về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các thu nhập khác.
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ)
Việc xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa được thể hiện qua định khoản:
3 Nếu TK 911 có bên Có lớn hơn bên Nợ : Kết quả kinh doanh lãi thì kết chuyển :
4.Nếu TK 911 có Bên Nợ lớn hơn bên Có : kết quả kinh doanh lỗ thì kết chuyển :
Sổ sách kế toán: kế toán căn cứ vào sổ cái TK 511, 632, 641, 642 để xác định số kết chuyển và thể hiện bút toán kết chuyển trên cá NKCT có liên quan (NKCT sô 8 và số 10) Căn cứ vào các NKCT số 8 và số 10 để ghi vào sổ cái
TK 911 – Chi tiết xác định KQKD
Bảng 2.5.1 :Trích Nhật ký chứng từ số 8
Bảng 2.5.2: Trích nhật ký chứng từ số 10
Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Nợ
Ghi Có TK421 Ghi Nợ các TK
Nợ 911 Cộng Có Nợ Có chuyểnKết lãi
Bảng 2.5.3 : Sổ cái Tài khoản 911 (Kết quả tiêu thụ )
Ghi Có các TK , ĐƯ với TK này
Từ NKCT số 8 : Ghi Có TK 632 8.049.875.000
Từ NKCT số 8 : Ghi Có TK641 403.600.000
Từ NKCT số 8 : Ghi Có TK642 66.350.000
Từ NKCTsố10 : Ghi Có TK 421 284.175.000
Số dư cuối kỳ Có
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Nhìn vào sổ cái TK 911 ta thấy quý 1 năm 2013 hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang lãi 284.175.000đ Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần tổng quan của doanh nghiệp, hiện nay công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang đang bị thiếu vốn trầm trọng Hàng tháng công ty đã và đang phải huy động vốn dưới mọi hình thức: vay ngân hàng , vay các cá nhân,… Do đó KQ trên còn phải loiaj trừ chi phí trả tiền lãi vay trong quý I năm 2013.
Trong kinh doanh, các DN thường xuyên phải xác định KQKD từng mặt hàng để thấy được hiệu quả của mặt hàng đó, so sánh kết quả thực hiện với dự toán khi quyết định kinh doanh để có hướng phát huy những ưu điểm, đề ra những biện pháp khắc phục những tồn tại Đối với Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang, việc xác định kết quả kinh doanh từng mặt hàng gặp nhiều khó khăn do công ty đang kinh doanh nhhieeuf chủng loại mặt hàng, khi tính toán phân bổ chi phí sẽ rất mất thời gian Theo cách thông thường hiện nay công ty đang áp dụng thì sẽ tiến hành xác định KQKD theo bộ phận kinh doanh, ngành nhóm hàng kinh doanh. Đối với bộ phận kinh doanh theo phương thức khoán: Thu nhập và chi phí của bộ phận này tương đối ổn định do áp dụng phương thức bán khoán đối với mậu dich viên. Đối với bộ phận bán buôn: hiện nay đang xác định KQKD của 5 nhóm hàng chủ yếu:
+ Hàng thực phẩm công nghệ (TPCN): Đường, bia, rượu,…
+Hàng nông sản thực phẩm (NSTP): Đỗ, lạc, vải thiều,…
+Hàng đồ dùng gia đình (ĐDGĐ)
+Hàng xăng dầu. Để xác định hiệu quả kinh doanh cảu từng nhóm hàng trên, kế toán đã tiến hành xác định doanh thu tiêu thụ, GVHB, tập hợp CPBH cho từng nhóm hàng, phân bổ CPQLDN và tính toán khoản trả lãi tiền vay kinh doanh.
Doanh thu tiêu thụ được xác định trên cơ sở sổ chi tiết DT GVHB được xác định trên cơ sở chi tiết GVHB CPBH của nhóm hàng hoặc bộ phận kinh doanh nào thì tập hợp cho nhóm hàng hay bộ phận kinh doanh đó.
Riêng đối với CPQLDN thì phân bổ cho ngành nhóm hàng tỷ lệ doanh thu thực hiện.
Ví dụ: CPQLDN của quý I năm 2013 là 66.350.000đ Theo quy chế hoạt động của công ty, CPQLDN phân bổ cho bộ phận bán khoán là 10% tổng quỹ lương bộ phận bán khoán.
Tổng quỹ lương bộ phận bán khoán quý I/2013 là 135.000.000đ CPQLDN phân bổ cho bộ phận bán khoán là:
CPQLDN phân bổ cho bộ phận bán buôn là:
CPQLDN phân bổ cho ngành hàng thực phẩm công nghệ:
8.601.500.000 Tính toán tương tự đối với các nhóm ngành khác.
Bangr 2.5.4 Báo cáo kết quả kinh doanh
Quý I – Năm 2013 ĐVT :1000đ tiêu Chỉ Bán khoán Bán buôn
TPCN DDGĐ Điện máy NSTP Xăng dầu Tổng
( Số liệu lấy từ báo cáo kiểm tra của ban kiểm soát công ty quý I /2013)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy kết quả kinh doanh của quý I năm
2013 không đồng đều Kết quả chủ yếu tập trung ở ngành hàng thực phẩm nông sản và hàng điện máy, đặc biệt ở mặt hàng đường tinh luyện Mặt hàng xăng dầu tuy có doanh số cao nhất nhưng lợi nhuận mang lại thấp nhất Sở dĩ như vậy là do xăng dầu là mặt hàng có tỷ lệ lãi suất tương đối thấp Việc công ty vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng xăng dầu trước mắt là tạo công ăn việc làm cho người lao động, về lâu dài công ty sẽ đầu tư xây dựng một số cửa hàng bán xăng dầu trên trục đường quốc lộ 1A mới, hy vọng hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP BẮC GIANG
Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty và phương hướng hoàn thiện
Là công ty có chức năng kinh doanh thương mại, Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Bắc Giang đã và đang xây dựng một cơ chế quản lý mới nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi cổ phần hóa.
Trong điều kiện khắc nghiệt của cơ chế thị trường, công ty đã tồn tại và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hệ thống kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và khả năng vươn xa tới một số tỉnh lân cận Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên tất cả các huyện, thành phố, phương thức kinh doanh đa dạng, mặt hàng kinh doanh phong phú và sự nỗ lực của toàn thể các bộ công nhân viên toàn công ty, đã tạo ra hiệu quả kinh doanh ngày càng cao Đời sống người lao động đã được ổn định tạo nên sự phấn khời tin tưởng vào tương lai phát triển của công ty Song song với những chuyển biến rõ rệt của hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty đã không ngừng đổi mới cả về cơ cấu tổ chức lẫn phương thức hạch toán để đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay Có thể nhận thấy sự thay đổi rõ nét về tổ chức quản lý nói chung, bộ máy kế toán nói riêng, thể hiện qua các mặt :
* Tổ chức quản lý : Bộ máy quản lý của công ty hiện nay có tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm kinh doanh Các phòng ban đã được tinh giảm biên chế, lao động được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, đáp ứng kịp thới cho nhu cầu quản lý đồng thời làm gairm chi phí tới mức thấp nhất.
+ Bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của công ty được phân công lao động rõ ràng cụ thể, hoạt động dưới sự điều hành của kế toán trưởng Các cán bộ kế toán đã lâu năm trong nghề, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc.
+ Chứng từ, sổ sách kế toán :
Công ty sử dụng chứng từ theo mẫu in sẵn của bộ tài chính phát hành. Trên chứng từ đã thể hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo cả 3 yêu cầu : hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
Công ty áp dụng hình thức NKCT để ghi chép sổ sách Hình thức này có độ đối chiếu cao giữa các phần hành, tránh được sai sót trừng lắp hoặc bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với trình độ quản lý và tay nghề của lao động kế toán hiện nay.
Hệ thống sổ sách : Kế toán mở đầy đủ các loại sổ sách theo chế độ quy định từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp Quá trình ghi chép cẩn thận, rõ ràng, rành mạch, ít xảy ra sai sót, tẩy xóa…
Việc kiểm tra chứng từ , sổ sách kế toán được tiến hành thường xuyên theo định kỳ tháng, quý, năm do ban kiểm soát cảu công ty đảm nhiệm.
Việc bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của nhà nước và công ty.
+ Báo cáo kế toán : Báo cáo quyết toán quý, năm được lập đầy đủ các biểu mẫu, đúng thời gian quy định Số liệu chính xác phản ánh tương đối trung thực tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ.
+ Việc cập nhật thông tin về chế đọ chính sách của nhà nước ban hành đã tạo ra sự nhạy bén trong quyết định hoạt động quản lý và kinh doanh của công ty.
Riêng đối với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Đây là phần hành cơ bản và quan trọng nhất đối với công ty Kế toán đã áp dụng phương pháp “Nhập trước – xuất trước” để tính trị giá hàng xuất kho bán, lập đầy đủ các biểu mẫu sổ sách để theo dõi giá vốn hàng bán và doanh thu tiêu thụ Theo dõi chặt chẽ từng lần nhập – xuất kho Tính toán chính xác trị giá hàng xuất kho và doanh thu tiêu thụ trong kỳ Kết hợp chặt chẽ giữa khoán và quản lý nhằm đảm bảo an toàn tài sản hàng hóa và phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ Quán triệt nguyên tắc nhất quán, thận trọng trong việc xác định doanh thu tiêu thụ.
Kế toán đã phản ánh tương đối đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán hàng hóa, CPQLDN Mở sổ sách theo dõi chi tiết cho từng khoản mục, số liệu trung thực nhằm tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, xây dựng dự toán thu chi, đảm bảo tính đủ chi phí đã phát sinh trong kỳ Bộ phận quản lý đã áp dụng phương thức khoán chi phí nên đã giảm được một số khoản chi không cần thiết.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác qquanr lý và kế toán của công ty còn bộc lộ những tồn tại như:
* Đối với công tác tổ chức quản lý : Bộ phận quản lý vẫn còn thiếu những cán bộ thực sự có trình độ và năng lực trong kinh doanh.
* Đối với công tác kế toán :
+ Bộ máy kế toán : Do chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào việc quản lý nên bộ máy kế toán còn cồng kềnh Việc ghi chép sổ sách haofn toàn dùng phương pháp thủ công.
+ Việc áp dụng hình thức NKCT để ghi chép sổ sách có ưu điểm là đọ chính xác cao nhưng số lượng sổ sách theo dõi tương đối lớn Đối với một số tài khoản phản ánh trên NKCT số 10 thường ít phát sinh, kế toán đã mở NKCT số 10 theo hình thức bàn cờ Điều này chưa đúng với chế độ kế toán quy định.
Kế toán theo dõi hàng tồn kho mở thẻ song song để theo dõi, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu nhưng có sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán Do đó làm cho khối lượng công tác kế toán tăng lên.
Kế toán theo dõi công nợ phải thu chưa kết hợp với cán bộ nghiệp vụ để tích cực thu hồi công nợ dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn kinh doanh.
Riêng đối với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty
* Đối với bộ máy kế toán :
Bộ máy kế toán của công ty hiện nay vẫn còn tương đối cồng kềnh, trình độ cán bộ kế toán chưa đồng đều Nên củng cố lại bộ máy kế toán cho gọn nhẹ hơn để phù hợp với mô hình hoạt động của công ty
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ kế toán, nâng cao trình độ quản lý để kế toán thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý quá trình hoạt động của công ty.
Việc áp dụng hình thức sổ NKCT có ưu điểm là độ chính xác cao, phù hợp với lao động thủ công, nhưng hệ thống sổ sách tương đối lớn, không thuận tiện cho việc áp dụng kế toán máy Nên thay đổi hình thức sổ NKCT bằng hình thức sổ nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ cho gọn nhẹ và phù hợp cho áp dụng kế toán máy Từ đố có thể giảm bớt lao động kế toán, tiết kiệm chi phí quản lý nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý.
Cần thay thế và đổi mới công cụ lao động quản lý, tức là sử dụng lao động có khả năng sử dụng thành thạo vi tính, thay thế kế toán thủ công bằng máy vi tính để đạt năng suất cao trong quản lý.
* Đối với một số phần hành kế toán :
+ Kế toán theo dõi công nợ cần theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải trả, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng Để khắc phục tình trạng công nợ tồn đọng dây dưa, công ty cần có biện pháp cứng rắn đối với những tập thể, các nhân có phát sinh công nợ khó đòi Đối với cán bộ của công ty, cần động viên khen thưởng cho những cá nhân có thành tích trong việc thu hồi công nợ,… Có như vậy mới giảm bớt công nợ, tránh bị chiếm dụng vốn.
+ Kế toán hàng tồn kho : Nên theo dõi hàng tồn kho bằng việc ghi dổ số dư thay cho việc ghi thẻ song song, làm như vậy sẽ tránh được sự trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, tiết kiệm thời gian, sổ sách ghi chép.
+ Việc mở sổ NKCT số 10 : Kế toán nên mwor riêng cho mỗi tài khoản một tờ nhật ký để tiện theo dõi đối chiếu.
* Đối với kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh : Để phản ánh chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ, kế toán phải tính toán đầy đủ các chỉ tiêu : DTTT, CKGTDT, GVHB, CPBH, CPQLDN.
+ Hiện tại các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán hàng hóa kế toán hạch toán toàn bộ vào TK 641 – CPBH theo định khoản:
Nay kế toán cần tách riêng các khoản chi phí phát sinh trong khâu thu mua hàng hóa, gọi là chi phí thu mua, bao gồm : CP vận chuyển, bốc dỡ, CP lưu kho, lưu bãi, hoa hồng ủy thác, CP kiểm hóa,… CP thu mua được tập hợp vào bên Nợ TK 1562 – CP thu mua hàng hóa
Nợ TK 1562 : Tập hợp CP thu mua
Nợ TK 133 : Thuế GTGT khấu trừ (nếu có)
Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ CPTM hàng hóa cho số hàng đã bán trong kỳ và số hàng còn tồn cuối kỳ Tiêu thức phân bổ CPTM thường hay sử dụng là phân theo số lượng, trọng lượng, giá mua, giá bán.
CPTM phân CPTM đầu kỳ + CPTM PS trong kỳ TTPB bổ cho = * của số hàng đã bán TTPB hàng đã bán + TTPB hàng tồn CK hàng đã bán Đối với công ty do kinh doanh nhiều chủng loại hàng nên khó áp dụng phân bổ theo số lượng mà nên áp dụng TTPB theo trị giá mua và ghi:
Nợ TK 632 : Ghi tăng GVHB
Có TK 1562 : Phân bổ CPTM
+ Do tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn như giá cả hàng háo biến động thất thường, công nợ phải thu khó đòi phát sinh,… Do vậy cần phải lập dự phòng cho hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi Cách lập như sau:
- Dự phòng giảm gái hàng tồn kho : Được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính nhằm ghi nhận bộ phận giá triwj dự tính giảm sút so với giá gốc ( giá thực tế ) của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn Dự phòng giảm gái được lập cho những hàng hóa có giá trị thường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho :
Mức dự phòng cần lập của năm tới cho HTK = Số lượng HTK cuối niên độ * Mức giảm giá HTK
Cách thức hạch toán : Cuối niên độ kế toán : Nếu thấy cần phải lập dự phòng, kế toán ghi :
Nợ TK 632 : Ghi tăng GVHB trong kỳ
Có TK 159 (chi tiết từng loại) : Trích lập dự phòng giảm giá HTK
Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu HTK không bị giảm giá, mà đã được bán hoặc sử dụng vào SXKD, kế toán cần phải hoàn nhập số dự phòng đã lập cho số hàng này:
Nợ TK 159 (chi tiết từng loại) : Hoàn nhập dự phòng còn lại
Có TK 632 : Ghi giảm GVHB
Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng : Nợ TK 632
Có TK 159(chi tiết từng loại) : Mức trích lập thêm (nếu số dự phòng còn lại < số cần lập cho niên độ mới)
Hoặc: Nợ TK 159 (chi tiết từng loại) : Hoàn nhập dự phòng (nếu số dự phòng còn lại > số cần lập)
- Dự phòng phải thu khó đòi : Mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập có thể được xác định theo phương pháp kinh nghiệm haowjc theo phương pháp ước tính dựa vào thời gian quá hạn thực tế.
Theo phương pháp kinh nghiệm : Mức dự phòng cần trích lập cho năm tới được xác định theo công thức :
Số DPPT cần lập năm tới = Tổng DT bán chịu * Tỷ lệ PTKĐ ước tính
Theo phương pháp ước tính dựa vào thời gian quá hạn thực tế, mức dự phòng phải thu khó đòi được xác định theo công thức :
Số DPPT cần lập Số nợ phải thu Tỷ lệ ước tính năm tới của = của KH đáng * không thu được ở
KH đáng ngờ I ngờ I KH đang ngờ I