1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may 10 sang thị trường châu âu

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Tổng Công Ty May 10 Sang Thị Trường Châu Âu
Tác giả Hoàng Hải My
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10 (9)
    • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10 (9)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty May 10 (9)
      • 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty May 10 (10)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty May 10 (12)
      • 1.2.1 Cơ cấu bộ máy và chức năng của các phòng ban (12)
        • 1.2.1.1 Cơ cấu bộ máy của Tổng công ty May 10 (12)
        • 1.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban (14)
      • 1.2.2. Nguồn lực của Tổng công ty May 10 (17)
        • 1.2.2.1. Nguồn lao động (17)
        • 1.2.2.2. Nguồn lực tài chính (20)
        • 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và trang bị máy móc kĩ thuật (21)
        • 1.2.2.4. Nguyên vật liệu và sản phẩm (23)
        • 1.2.2.5. Thị trường tiêu thụ (26)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (29)
    • 2.1. Giới thiệu về thị trường Châu Âu (29)
      • 2.1.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Châu Âu (29)
      • 2.1.2 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Châu Âu (29)
      • 2.1.3 Chính sách ngoại thương của Châu Âu (30)
    • 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu của Tổng công ty May 10 (31)
      • 2.2.1 Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu (31)
        • 2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường, xúc tiến hàng hóa (0)
        • 2.2.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng (32)
        • 2.2.1.3 Sản xuất hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá (33)
        • 2.2.1.4 Xử lý nguyên vật liệu còn thừa sau khi gia công (34)
        • 2.2.1.5 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải (34)
        • 2.2.1.6 Làm thủ tục thanh toán hợp đồng (35)
      • 2.2.2 Thực trạng xuất khẩu của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu (35)
        • 2.2.2.1 Phương thức giao dịch (0)
        • 2.2.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu (36)
        • 2.2.2.3 Các thị trường chính ở Châu Âu (38)
        • 2.2.2.4 Mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu Âu (0)
    • 2.3. Những thành tựu và hạn chế đối với xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu (43)
      • 2.3.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu (43)
      • 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu và nguyên nhân hạn chế (47)
        • 2.3.2.1 Hạn chế (47)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại (50)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (55)
    • 3.1. Định hướng và mục tiêu của hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty (55)
    • May 10 nói chung và sang thị trường Châu Âu nói riêng (0)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10 nói chung (55)
        • 3.1.1.1 Định hướng chung của Tổng công ty May 10 trong những năm tới (55)
        • 3.1.1.2 Mục tiêu chung của Tổng công ty May 10 trong những năm tới (56)
      • 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu (57)
        • 3.2.1 Các giải pháp liên quan tới marketing (58)
        • 3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực (59)
        • 3.2.3 Nâng cao năng lực sản xuất (60)
        • 3.2.4 Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa (61)
        • 3.2.5 Tăng cường liên doanh liên kết (63)
        • 3.2.6 Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả (0)
  • KẾT LUẬN (68)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10

1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty May 10

Tổng công ty May 10 là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) thuộc Bộ Công Nghiệp.Tổng công ty là Tổng công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối Graco 10 có vốn điều lệ 54 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, 49% cổ phần còn lại do nhân viên trong Tổng công ty nắm giữ Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty là sản xuất các loại quần áo phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, bên cạch đó còn tham gia kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, tiêu dùng, bất động sản và đào tạo nghề,…

Một số thông tin về Tổng công ty May 10 - CTCP

 Tên Tổng công ty: Tổng công ty May 10 - CTCP

 Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Join Stock Company (GARCO 10)

 Thị trường: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…

 Số lượng lao động: >10.000 người

 Tổng số máy móc: >7.000 chiếc

 Sản phẩm chính: Sản xuất sơ mi, veston, quần âu, jacket, dịch vụ siêu thị, đào tạo nghề, khách sạn.

 Đối tác, bạn hàng chính: Itochu, Prominent, Li&Fung, J.C Penny, MayDept, Gap Inc, Tommy hilfiger, Seidensticker, SMK, New M, K-Mart, Target, Supreme, Mitsui, Neema Clothing, Mangharam,…

 Nhãn hiệu của May 10: May 10 Series, May 10-Expert, May 10-Prestige, Pharaon Series, Bigman, Cléopatre, Pretty Woman, Freeland, Tennisus, Jackhot, Chambray, MMTeen,…

 Hệ thống quản lý: ISO 9001:2000; ISO 14001:2004; SA 8000:2001

 Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

 Văn phòng giao dịch: 103 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận TP

 Email: ctmay10@garco10.com.vn

 Website: http://www.garco10.vn

 Logo: Cách điệu chữ M10 màu xanh

Hình 1.1 Biểu tượng logo của Tổng công ty (Nguồn : Phòng tổ chức hành chính) 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty May 10

 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

Tiền thân của Tổng công ty May 10 là các xí nghiệp, cơ sở sản xuất quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1, AK1… được hình thành trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 đến 1949 Tại chiến khu Việt Bắc ba xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ (xưởng may 1) Đến năm 1952 xưởng may Hoàng Văn Thụ (xưởng may 1) đổi tên thành Xưởng may 10.

Từ năm 1954 đến năm 1956 xưởng may X10 sáp nhập với xưởng may 40 vẫn lấy tên là Xưởng may 10, đồng thời chọn 20 ha đất tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm làm xưởng sản xuất Dưới sự trực thuộc của Cục quân nhu-Tổng cục Hậu Cần-

Bộ Quốc Phòng, xưởng may 10 đã trở thành đơn vị sản xuất quân trang và sản xuất hàng nội địa phục vụ dân sinh lớn trong cả nước

Ngày 8/1/1959 xưởng may 10 đã vinh dự đón Bác Hồ về thăm và ngày này đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của xí nghiệp.

Năm 1961, xưởng may 10 đã đổi tên thành Xí nghiệp May 10 do Bộ công nghiệp nhẹ quản lí cho đến năm 1971 xí nghiệp May 10 chính thức chuyển sang Bộ Nội Thương Trong thời gian này xí nghiệp làm quen với việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có tính toán đến hiệu quả kinh tế, nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này là may đồ quân trang (chiếm 80-90%) phục vụ cho quân đội

 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1990

Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, xí nghiệp May 10 đi bước ngoặt mới với nhiệm vụ chủ yếu là làm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Liên

Xô, CHDC Đức và Hungary,… Công việc quản lý đã đi vào nề nếp, do đó quy mô của May 10 phát triển rất nhanh, mỗi năm May 10 đã xuất khẩu sang các nước XHCN từ 4 đến 5 triệu sản phẩm chất lượng cao Mức tăng trưởng bình quân hàng năm 30%, nộp ngân sách tăng từ 10-15%/năm, thu nhập bình quân tăng từ 5-10%/năm.

Từ năm 1986 đến năm 1990, Xí nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đông Âu theo các Nghị định thư hàng hóa ký kết giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

 Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Vào thời điểm tháng 8 năm 1990 khi Liên Xô tan rã, kéo theo sự sụp đổ các nước XHCN ở Đông Âu làm cho thị trường quen thuộc của Tổng công ty May 10 mất đi May 10 cũng như các xí nghiệp khác ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ bị giải thể Trước tình thế này, May 10 cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan chức năng có liên quan đã cố gắng tìm hướng giải quyết để ổn định sản xuất Xí nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết như : chuyển hướng thị trường sang khu vực 2 và phục vụ tiêu dùng trong nước, thực hiện giảm biên chế, đầu tư và đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại hơn Nhờ đó, May 10 đã đứng vững trên thị trường và hàng năm May 10 đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, hàng nghìn áo jacket và các sản phẩm may mặc khác, đồng thời phục vụ tiêu dùng trong nước khá lớn.

Năm 1992, xí nghiệp May 10 chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tổng công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10” Kể từ đó, Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư, trang bị thêm kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, cải tạo xây dựng mới nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,… Đến năm 2005, Tổng công ty May 10 chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sang mô hình Tổng công ty Cổ phần đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong định hướng và chiến lược phát triển của Tổng công ty

Tháng 4 năm 2010 Tổng công ty cổ phần May 10 đổi tên là Tổng công tyMay 10-CTCP theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế doPhòng đăng ký kinh doanh số 1- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và giữ nguyên cho tới nay

Năm 2013, Tổng công ty tiếp tục duy trì thể chế kinh doanh là công ty cổ phần với sự đóng góp vốn của các cổ đông và bao gồm cả vốn nhà nước Nhờ xây dựng theo cơ cấu thể chế này, việc hoạt động của Tổng công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Tóm lại, sau hơn 60 năm thành lập, Tổng công ty May 10 vẫn luôn vững vàng dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn ở một số thị trường nước ngoài “ khó tính” như Mỹ, Châu Âu, Nhật,… Những vinh dự mà Tổng công ty đã nhận được như bằng khen anh hùng lao động ngày 29/6/1998, huân chương độc lập năm 2001, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2005, huân huy chương Hồ Chí Minh năm 2008,… đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu hết mình của Tổng công ty, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là một doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Tổng công ty không ngừng phát triển lên một tầm cao mới, bằng cách đề ra những mục tiêu và phương hướng phát triển của mình từ nay đến năm 2020 như sau:

Xây dựng Tổng công ty May 10 thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Đa dạng hóa sản phẩm may mặc và lựa chọn sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra bước đột phá về thị trường và doanh số. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty May 10

1.2.1 Cơ cấu bộ máy và chức năng của các phòng ban

1.2.1.1 Cơ cấu bộ máy của Tổng công ty May 10

Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là ngành hàng may mặc, một ngành đòi hỏi phải ra nhiều quyết định nhanh chóng nhưng lại có tính lặp lại, và để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị của Tổng công ty May10-CTCP được xây dựng theo mô hình trực tuyến-chức năng.

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty May 10-CTCP

Thanh tra Tổng Giám đốc

Phó Giám đốc Phòng kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

Phòng bảo vệ quân sự

XNM Hưng Hà HaHưngHHaHà XNM Đông Hưng Hưng

XNM Vị Hoàng HoaHoHoàng XNM Bỉm Sơn

Tổng công ty TNHH may mặc Phú Đông

Tổng công ty cổ phần Triệu Đô

Tổng công ty con(≥ 50% vốn điều lệ)

Tổng công ty liên kết (≥ 50% vốn điều lệ) Tổng công ty TNHH HNPNP

Tổng công ty TNHH G.M.IG.M.I

Tổng công ty cổ phần Đông Bình

Tổng công ty may Thiên Nam

Tổng công ty TNHH May 888

Quan hệ quản lý Quan hệ giám sát Quan hệ đầu tư

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Qua “sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty May 10” ở trên, ta thấy mô hình theo kiểu trực tuyến – chức năng, các phòng ban trong Tổng công ty không trực tiếp ra các quyết định quản lý, mà chỉ thực hiện các công việc chuyên môn của mình, tiến hành nghiên cứu, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị, xí nghiệp sản xuất, nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và các giám đốc điều hành Đồng thời các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc Bên cạnh đó Hội đồng quản trị đã thành lập ra ban thanh tra để giám sát các hoạt động của Tổng công ty từ các phòng ban đến các doanh nghiệp con mà không ảnh hưởng đến sản xuất, đảm bảo được tính hiệu quả trong công việc Nhìn chung, mô hình cơ cấu tổ chức này phù hợp với hoạt động sản xuất và đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống.

1.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

 Ban giám đốc điều hành

Tổng giám đốc : Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty: giao dịch, ký kết các hợp đồng, quyết định các chủ chương chính sách lớn đầu tư, đối ngoại…đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho các phòng ban cấp dưới, thực về hiện chính sách, cơ chế của Nhà nước.

Phó tổng giám đốc : Hỗ trợ điều hành công việc mở khối phục vụ Thay quyền

Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty khi Tổng giám đốc đi vắng Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được bàn giao Ngoài ra, Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý hệ thống sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp quản lý các phòng ban.

Giám đốc điều hành : Điều hành công việc ở các phòng ban và xí nghiệp thành viên.

 Phòng chức năng tham mưu giúp việc

Phòng kế hoạch : Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn Tổng công ty Chịu trách nhiệm về công tác ký kết hợp đồng, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ công việc của các đơn vị, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu

Phòng tài chính kế toán : Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Có nhiệm vụ phân phối điều hoà tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin kế toán cho các cấp quản trị và các bộ phận có liên quan Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và quyền lợi với người lao động.

Phòng kinh doanh : Có trách nhiệm điều hành giám sát, cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào cho sản xuất, nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.

Phòng thiết kế thời trang: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của Tổng công ty.

Phòng thị trường : Có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, thực hiện các đơn hàng và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.

Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ trực tiếp đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng xí nghiệp, xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm Xác định định mức kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm, quản lý và điều tiết máy móc thiết bị.

Phòng QA (Kiểm tra chất lượng) : Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Phòng cơ điện : Có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các trang thiết bị đang sử dụng trong Tổng công ty, tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sản xuất kịp thời, quản lý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong cả Tổng công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu và quý công tác lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, pháp chế, quản trị đời sống, công nghệ thông tin, an toàn lao động, quản lý các hoạt động hành chính khác.

Phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất: Nghiên cứu, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất, mặt hàng sản xuất, cữ giá, thao tác Kiểm tra, giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn Tổng công ty…

Phòng đầu tư: Quản lý các dự án, công trình đầu tư xây dựng; duy tu, bảo dưỡng, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công trình xây dựng của Tổng công ty.

Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ tài sản, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, công tác quân sự địa phương.

 Các xí nghiệp thành viên

Tổng công ty May 10-CTCP có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương và 2

Tổng công ty liên doanh cùng 3 phân xưởng phụ trợ.

Bảng 1.1: Các đơn vị sản xuất chính của Tổng công ty May 10 Đơn vị

Diện tích nhà xưởng ( m² ) Địa điểm

Năng lực sản xuất (SP/năm)

Sản phẩm chính Thị trường

May 1 3.400 Hà Nội 750 2.200.000 Sơ mi các loại

May 2 3.400 Hà Nội 750 2.300.000 Sơ mi các loại

May 5 3.400 Hà Nội 750 2.000.000 Sơ mi các loại Mỹ, Châu Âu

Veston 1 2.000 Hà Nội 600 500.000 Veston Mỹ, Châu Âu

Veston 2 2.050 Hà Nội 500 200.000 Veston Nhật Bản

Vị Hoàng 7.586 Nam Định 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, Châu Âu Đông Hưng 2.923 Thái Bình 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, Châu Âu Hưng Hà 16.924 Thái Bình 1.200 2.000.000 Quần, Jacket Mỹ, Châu Âu

Thái Hà 4.414 Thái Bình 800 2.000.000 Sơ mi,

Hóa 800 1.000.000 Quần, Jacket Mỹ, Châu Âu

Jacket Mỹ, Châu Âu Liên doanh Phù Đổng 850 Hà Nội 300 1.000.000 Sơ mi,

Jacket Mỹ, Châu Âu Liên doanh Thiên

6.500 Hải Phòng 600 500.000 Veston Mỹ, Châu Âu ,

(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Giới thiệu về thị trường Châu Âu

2.1.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Châu Âu

Hiện nay, Liên minh Châu Âu có 27 thành viên với diện tích là 4.422.773km2, dân số là 492,9 triệu người, có tổng GDP là 17,8 nghìn tỷ USD (năm 2013) Liên minh Châu Âu là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu và gia công hàng dệt may, bao gồm nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Thuỵ Điển, Bỉ , mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường Châu Âu có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong Châu Âu nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối Châu Âu có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng Hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về chất lượng nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen tiêu dùng thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của thời trang Họ thích sử dụng các sản phẩm may mặc có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng Hiện nay, người dân EU có xu hướng dùng những sản phẩm may mặc sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (sợi gia, bông,…) và đa dạng về mẫu mã, chủng loại Do vậy để thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa vào thị trường khó tính và đầy tiềm năng này, Tổng công ty cần phải nâng cao chất lượng và mẫu thiết kế sản phẩm sau khi đã tìm hiểu kỹ về thị hiếu tiêu dùng của người dân.

2.1.2 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Châu Âu

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường Châu Âu là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, các nước Châu Âu tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên Hiện nay Châu Âu có 3 tổ chức định chuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của Châu Âu, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn Châu Âu Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Châu Âu tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngoài ra Châu Âu còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng dệt may, đối với các loại vải lụa, thị trường Châu Âu lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường Châu Âu Bất cứ loại vải hay lụa nào sản xuất trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lện 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng Những sản phẩm dệt may nào không thực hiện đúng quy định như vậy thì không được bán trên thị trường Châu Âu Bên cạnh đó, Châu Âu cũng tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, chống các hành vi gian lận thương mại và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như giả mạo xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế nhập khẩu thấp.

2.1.3 Chính sách ngoại thương của Châu Âu

Thuế suất và hạn ngạch mà tất các quốc gia thành viên EU đều áp dụng là hệ thống thuế Hải quan thông thuờng Nếu hàng hóa từ nước khác nhập khẩu vào thị trường Châu Âu không có Hiệp định thương mại nào đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng Đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Châu Âu, Việt Nam được hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của Châu Âu từ 1/7/1996 nên hàng hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi Từ ngày 1/1/2005 Châu Âu EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu không bị hạn chế về số lượng

Ngoài ra, Châu Âu cũng có những quy định “giải quyết các trở ngại thương mại” cho phép chống lại trong khuôn khổ WTO Châu Âu tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước những hành động không trung thực của các đối thủ cạnh tranh Các biện pháp này gồm thuế chống xuất khẩu bán phá giá, thuế chống tài trợ và các điều khoản bảo vệ khác gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Đặc biệt các hàng rào kỹ thuật như bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường Đó là những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải vượt qua.

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu của Tổng công ty May 10

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu

2.2.1.2 Nghiên cứu thị trường, xúc tiến hàng hóa

Xác định Châu Âu là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và người dân chịu chi mua sắm nhiều cho hàng may mặc, Tổng công ty May 10 đã quyết định thâm nhập vào thị trường để mở rộng phạm vi xuất khẩu Tổng ty đã áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu thị trường là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường :

Trong nghiên cứu tại chỗ thì Tổng công ty thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như internet, báo chí, hội chợ triển lãm, cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam và các nước Châu Âu,… Đặc biệt, Châu Âu đã thành lập tổ chức xúc tiến nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển có tên viết tắt là CBI (Centre for the Promotion of Imports from developing countries) để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt

Nam cũng như các nước khác thúc đẩy xuất khẩu vào Châu Âu Thông qua CBI, Tổng công ty có thể tìm kiếm nhiều thông tin về thị trường may mặc Châu Âu, Tổng công ty có thể truy cập vào website của CBI tại địa chỉ http://www.cbi.nl/acessguide để tìm kiếm các cơ hội chào hàng, tìm hiểu về nhiều nhà nhập khẩu Châu Âu Ngoài ra, Tổng công ty còn có thể thu thập thông tin về Châu Âu tại địa chỉ website http://exporthelp.Châu Âuropa.Châu Âu,http://www.Châu Âurep.com/ Hai website này cung cấp những thông tin cụ thể về các quy định của Châu Âu và các nước thành viên đối với nhập khẩu sản phẩm xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi GSP, mức thuế quan ưu đãi, chứng từ hải quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi, số liệu thống kê xuất nhập khẩu của các nước Châu Âu, đăng tin chào hàng,…

Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường ít được sử dụng do kinh phí để thực hiện rất cao Phần lớn là Tổng công ty trao đổi thông tin với bạn hàng thông qua các hội chợ quốc tế được tổ chức ở Việt Nam hoặc ở một số nước Châu Âu.

 Các hoạt động xúc tiến hàng hóa

Quảng cáo : Ngân sách của Tổng công ty chi cho các hoạt động quảng cáo sản phẩm còn rất thấp mà chi phí quảng cáo trên các thị trường nước ngoài rất đắt đỏ Hiện công ty mới chỉ quảng cáo trên một số tờ báo bằng tiếng anh như VN Investment Review, VN news, Economic news

Công ty cũng có một website http://garco10.vn/ sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt Tuy nhiên các thông tin cập nhật trên Website khá đơn điệu không có tác dụng quảng bá cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Hội chợ triển lãm : Đây là hoạt động xúc tiến thương mại được công ty quan tâm và khai thác triệt để, vì nó là nơi thích hợp cho việc giới thiệu sản phẩm, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng ký kết hợp đồng và tìm hiểu thị trường của công ty. Tuy nhiên, do mọi chi phí cho việc tham gia vào hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế công ty phải tự trang trải mà đây lại là một khoản chi phí không nhỏ cho nên công ty chỉ tập trung vào một số hội chợ có quy mô lớn, hiệu quả quảng bá cao.

Ví dụ như : Hội chợ quốc tế Benin, Hội chợ thời trang Việt Nam (VIFF), Triển lãm quốc tế về máy, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu và vải,…

Hàng mẫu : Đây là hoạt động được công ty tiến hành thông qua hệ thống chuyển phát nhanh, chủ yếu phục vụ các khách hàng truyền thống về mặt hàng với công ty và một số khách hàng có yêu cầu về hàng mẫu.

Thư chào hàng : Được công ty sử dụng tương đối phổ biến vì đây là loại quảng cáo chi phí thấp và cùng một lúc công ty có thể chào hàng tới nhiều khách hàng nước ngoài.

Cataolge : Cũng giống như hình thức hàng mẫu, cataloge chủ yếu phục vụ các khách hàng truyền thống hay các khách hàng có yêu cầu gửi cataloge sang.

2.2.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng

Tổng công ty May 10 đã kí kết nhiều hợp đồng với nhãn hiệu nổi tiếng của Châu Âu như Camel, Celio, Pierre Cardin, Everest, Royal Class, Burton, Jactissot, Alain Delon, Port Louis, Jacques Britt, Dornbusch,… Đây là những khách hàng có mối quan hệ hợp tác và thương mại gắn bó, trung thành với Tổng công ty.

Hợp đồng được kí kết trực tiếp hoặc thông qua Tổng công ty đại diện củaTổng công ty, thông thường là hợp đồng gia công hoặc xuất khẩu trực tiếp, nhưng đa phần là những đơn đặt hàng may gia công chiếm hơn 50%.

2.2.1.3 Sản xuất hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, Tổng công ty phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho, thông qua các bước sau:

- Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong.

- Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật Chuẩn bị máy móc thiết bị mẫu dưỡng, các tài liệu liên quan, và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.

- Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu của bộ phận chuẩn bị sản xuất Ép mếc vào các chi tiết theo quy định.

Những thành tựu và hạn chế đối với xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu

2.3.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu. a Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn vượt các chỉ tiêu đề ra

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh 2011-2013

Tốc độ tăng thực tế so với kế hoạch năm

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu Doanh thu, lợi nhuận nhìn chung tăng đều qua các năm Cụ thể:

Năm 2012, tổng doanh thu của công ty đạt hơn 1059 tỷ VNĐ, tăng 3,43% so với năm 2011 DT XK chiếm 85,53%, doanh thu nội địa chiếm 11,13% Trong khi đó năm 2011 DT XK chiếm 87,42% tổng DT, DT nội địa chiếm hơn 10% Doanh thu từ XK năm 2012 chỉ tăng 1,12% trong đó tính riêng thị trường Châu Âu doanh thu đạt tới mốc 613 tỷ đồng Tổng công ty đã thành công trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thể hiện ở việc thực hiện giảm chi phí và tăng lợi nhuận, tổng chi phí tăng 2,68% so với năm 2011 nhưng LNTT tăng tới 31,27% so với năm trước Tuy nhiên nộp NSNN lại giảm 26,5% so với năm 2011, do năm

2012, công ty đầu tư gia tăng gấp đôi công suất cho nhà máy May Thiệu Đô (Thanh Hóa) Công ty đảm bảo ổn định cuộc sống cho hơn 8000 công nhân với mức thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu VNĐ, tăng 27,48% so với năm trước.

Sang năm 2013, đây là một dấu mốc thành công đối với Tổng công ty, tổng

DT tăng lên 1820,3 tỷ VNĐ, vượt 7, 83% so với chỉ tiêu kế hoạch và đạt tốc độ tăng tới hơn 20% so với 2012, trong đó DT XK chiếm 87,98% tính riêng thị trường Châu Âu là 764 tỷ đồng (tăng 27,4% so với năm 2012) Trong suốt thời gian qua, DT XK luôn luôn tăng với tốc độ tăng trưởng cao và chiếm 80% trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Những năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh cao như vậy là nhờ thực hiện tốt công tác kinh doanh trên thị trường quốc tế, mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua đầu tư vào việc nhập thêm dây chuyền sản xuất tiên tiến Năm 2013, tốc độ tăng lợi nhuận chỉ bằng 1/3 năm trước Tuy nhiên, các xí nghiệp áp dụng các dây chuyền sản xuất mời như May Thiệu Đô đi vào vận hành hiệu quả, cho năng suất vượt trội nên LNTT năm 2013 tăng 12,25% so với năm trước và vượt kế hoạch 10,42%. Năm 2013, cty cũng vinh dự là một trong 10 DN có đóng góp lớn nhất vào NSNN trong thời kỳ kinh tế khó khăn, bằng chứng là cty đã nộp NSNN tăng 70,98% so với năm trước và vượt 37,75% so với kế hoạch đề ra Tổng công ty cũng đã thu hút hơn

1000 lao động, đảm bảo cuộc sống ổn định với mức thu nhập trung bình 5,4 triệu VNĐ, tăng 20% so với 2012. b Duy trì được sự ổn định của thị trường

Về thị trường từ năm 2005, ngành dệt may Việt Nam đã được Châu Âu xóa bỏ chế độ hạn ngạch Hai năm sau đó, với việc gia nhập WTO năm 2007, ngành dệt may Việt Nam đã được dỡ bỏ hạn ngạch và hưởng thuế ưu đãi, đó cũng vừa là cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Tổng công ty May 10 nói riêng khi tiếp cận thị trường dệt may thế giới bình đẳng như với các quốc gia xuất khẩu khác Việc duy trì và mở rộng thị trường của Tổng công ty chịu sức ép từ nhiều phía từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài, để tồn tại và phát triển ở nước ngoài sản phẩm của doanh nghiệp phải được người tiêu dùng chấp nhận và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Trong những năm gần đây, khủng khoảng kinh tế thế giới gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế các quốc gia trong Liên minh Châu Âu, tình trạng nợ công tăng, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả diễn ra phổ biến, trước tình hình khó khăn chung lãnh đạo Tổng công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ vững thị trường hiện có Nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên Tổng công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng trên thị trường Châu Âu Thế nên thị trường Châu Âu vẫn giữa được mức xuất khẩu ổn định.

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới tới các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Mỹ la tinh Chính việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu vào thị trường Châu Âu giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế c Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao.

Nhờ việc gia nhập WTO và nhận được nhiều hơn sự đầu tư và chuyển giao công nghệ máy móc từ nước ngoài, tạo cơ hội có doanh nghiệp được tiếp cận học hỏi công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học từ các nước phát triển. Tổng công ty bắt kịp xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện đại, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản phẩm đối với Tổng công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Mặt khác Tổng công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu:năng xuất - chất lượng - hiệu quả, luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ.

Tổng công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000, tiêu chuẩn SA8000, ISO14000 nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật để tăng nhanh sản lượng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Châu Âu. d Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

Không chỉ dừng lại ở các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Tổng công ty đã từng buớc đa dạng hoá các mặt hàng, chủ loại sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng Châu Âu.

Các mặt hàng truyền thống vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định Bên cạnh đó nhiều mặt hàng mới của Tổng công ty đã từng bước xâm nhập thành công vào thị trường Châu Âu Điều này đã mở ra cho Tổng công ty những hướng đi mới để thâm nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng này.

Việc đa đạng hoá các sản phẩm dệt may xuất khẩu trực tiếp cũng đã làm giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. e Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài

Sự ổn định về chính trị-xã hội, hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty kinh doanh Nhà nước đã đẩy mạnh đổi mới về cơ chế theo kịp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới Các luật và pháp lệnh thể hiện sự thay đổi này : Luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, bộ luật thuế thống nhất áp dụng cho ngành kinh tế, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại và luật bản quyền Việc tham gia kí kết Hiệp định ATC giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có lợi trong việc giải quyết tranh chấp về hàng dệt may, và cải thiện vị thế của mình trong các cuộc đàm phán thương mại. Trong quá trình thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế để tránh gặp các rủi ro như vi phạm hợp đồng, bộ chứng từ không hợp lệ, giải quyết khiếu nại,… Tổng công ty May 10 luôn tuân thủ nghiêm ngặt các bộ luật trong nước cùng với các bộ luật, điều khoản thương mại quốc tế Bởi vì muốn hợp tác kinh doanh quốc tế và bắt kịp với cách doanh nghiệp khác bắt buộc Tổng công ty May 10 phải hiểu và nắm rõ về chính trị, luật pháp.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

nói chung và sang thị trường Châu Âu nói riêng

CHÂU ÂU 3.1 Định hướng và mục tiêu của hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty May 10 nói chung và sang thị trường Châu Âu nói riêng

3.1.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10 nói chung

Trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế thế giới, Chính phủ đã đưa ra định hướng tổng quát năm 2014 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, đẩy mạnh đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hội nhập Quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh… nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến bước đầu tích cực và đúng hướng Riêng với ngành dệt may, nhà nước vẫn xác định là một ngành kinh tế quan trọng của Việt nam trong thập kỷ tới, bởi sự tăng trưởng của xuất khẩu dệt may và ngành dệt may nói chung cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may được đặt ra là đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15% trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng

18 tỷ USD vào năm 2015 và 25 tỷ USD vào năm 2020 Để đóng góp vào mục tiêu chung của ngành dệt may, duy trì được tốc độ tăng trưởng so với năm 2013, nhiệm vụ đặt lên Tổng công ty May 10 không hề đơn giản.

Vì vậy, tập thể lãnh đạo Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai kế hoạch phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 của Tổng công ty May 10.

3.1.1.1 Định hướng chung của Tổng công ty May 10 trong những năm tới

Từ thực tế phát triển của Tổng công ty trong 15 năm qua, từ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới doanh nghiệp trong những năm tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế: Định hướng của Tổng Công ty May 10-CTCP đến năm 2020 sẽ trở thành tập đoàn kinh tế mạnh với tiềm tàng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cở sở củng cố và phát triển thương hiệu May 10: lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm,từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề.

Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở May 10 thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước, bảo đảm thương hiệu của May

10 trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế: khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của May 10 Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người May 10 cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng cải thiện, xây dựng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội

3.1.1.2 Mục tiêu chung của Tổng công ty May 10 trong những năm tới

Trong quá trình phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những mục tiêu để phấn đấu Các mục tiêu này có thể coi như kim chỉ nan để hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên điều quan trong là không phải bất cứ những mục tiêu nào đưa ra cũng đều được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện Trong một giai đoạn nhất định, thông thường các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và thực hiện các mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện khách quan, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Tổng công ty May 10, tăng lợi nhuận trên cơ sở tăng giá trị, số lượng các đơn đặt hàng, mở rộng quan hệ với các khách hàng, đa dạng hóa kinh doanh… luôn là mục tiêu quan trọng nhất Các mục tiêu cụ thể của Tổng công ty như sau: Đảm bảo các chỉ tiêu đối với kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch nguồn nhân lực theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-

2015, định hướng đến năm 2020 của Tổng công ty May 10 trên cơ sở điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đạt ra về doanh thu, lợi nhuận trong từng năm. Đảm bảo thu nhập cho người lao động tăng dần qua từng năm. Để đạt được mục tiêu Tổng công ty cần đưa ra những chỉ tiêu cụ thể sau:

+ Doanh thu bình quân hàng năm tăng 23% trở lên.

+ Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 18 –29 %.

+ Thu nhập bình quân người/tháng tăng từ 15 – 20%.

+ Tạo thêm 5000 đến 10000 chỗ làm việc mới ở các địa phương.

+ Đào tạo 7000 – 8000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội.

3.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang thị trường Châu Âu

Trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung, Tổng công ty đã đặt ra những kế hoạch để phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

Tổng công ty đặt ra phương châm cho hoạt động xuất khẩu là hoàn thành đúng thời hạn của các hợp đồng xuất khẩu, phấn đấu hạ giá thành sản xuất tới mức tối đa có thể Tổng công ty cũng đề ra mục tiêu quyết tâm giữ vững và củng cố hơn nữa thị phần của mình trên thị trường Châu Âu.

Trên cơ sở đó, Tổng công ty đề ra phương hướng phát triển sản xuất - xuất khẩu trong những năm tới như sau:

- Tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất phù hợp với tiềm năng cũng như yêu cầu của Tổng công ty.

- Đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, cải tiến các thiết bị cũ, đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới.

- Dần chuyển sang dùng nguyên vật liệu trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu như hiện nay.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng thực hiện các tiêu chuẩn của hệ thống ISO 9002-2000 để có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khó tính.

- Đẩy mạnh gia tăng kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường thuộc khối Châu Âu đã có quan hệ làm ăn Tăng cường nghiên cứu mở rộng xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc còn lại của khối.

- Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội trợ và triển lãm quốc tế trên thị trường Châu Âu để đẩy mạnh hoạt động bán hàng.

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối trực tiếp của Tổng công ty trên thị trường Châu Âu

- Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cho hoạt động quản lý.

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

3.2.1 Các giải pháp liên quan tới marketing

3.2.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường.

Ngày đăng: 25/05/2023, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w