MỤC LỤC MỤC LỤC CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 7 I Những vần đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp[.]
Những vần đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
Vị trí, vai trò, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
1.1/ Vị trí vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
Xây dựng cơ bản là một nghành sản xuất độc lập, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế Quốc dân Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan, như qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu Chính trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp xây lắp càng được tự khẳng định mình, càng phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế, vai trò đó được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp góp phần to lớn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Quốc dân phát triển Sản phẩm của nghành xây lắp là các công trình có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế như: đường xá, cầu cống, nhà cửa, kho tàng, bến bãi, công trình giao thông khác Chính nhờ có điều kiện cơ sở vật chất do xây lắp tạo ra mà các nghành kinh tế khác có điều kiện phát triển.
Bên cạnh các công trình phục vụ cho hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp xây lắp còn tạo ra các công trình dân dụng, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế Thông qua đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để tiến hành hoạt động xây lắp, các doanh nghiệp xây lắp cần có một khối lượng lớn các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công vì vậy đây là một thị trường tiêu thụ khá lớn để các nghành sản xuất vật chất khác đầu tư vào, bên cạnh đó sản phẩm xây lắp có giá trị rất lớn, vì vậy nghành xây lắp đóng góp đáng kể vào thu nhập Quốc dân, làm cơ sở cho việc tăng thu nhập bình quân, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người lao động.
Việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Quốc dân còn góp phần vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Việt nam và các nước trên thế giới.
Như vậy, các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, nghành xây dựng cơ bản nói chung đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ta.
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
Xây dựng cơ bản là một nghành kinh tế độc lập trong hệ thống các nghành kinh tế Quốc dân Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp còn mang đặc điểm riêng cụ thể:
- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Sản phẩm xây lắp là các sản phẩm đơn chiếc, được sản xuất theo đơn đặt hàng, các mẫu công trình, hạng mục công trình thường được khách hàng hợp đồng trước thông qua thiết kế kỹ thuật Giá trị công trình, hạng mục công trình được xác định dựa trên định mức chi phí và giá trị dự toán vì vậy trước khi tiến hành xây lắp phải lập dự toán chi phí cho từng loại công việc và tổng hợp thành giá trị dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình giá trị dự toán còn làm cơ sở để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình
- Sản phẩm xây lắp có thời gian thi công dài, giá trị tương đối lớn, thời gian sử dụng dài, sản phẩm mang tính cố định, nơi sản xuất là nơi tiêu thụ do đó các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình
1.3/ Sự ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp
Với những đặc điểm riêng có như trên, đã tác động không nhỏ tới việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp.
- Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, được sản xuất theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình, đối tượng tính giá thành là các công trình hoàn thành bàn giao.
- Trước khi thi công công trình phải lập dự toán chi phí cho từng công việc,từng hạng mục công trình và công trình, giá trị dự toán là một cơ sở để thực hiện phân
- Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mà phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng).
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tự nhiên nên ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý tài sản, vật tư, máy móc, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, có thể làm phát sinh chi phí ngừng sản xuất
Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp
2.1/ Yêu cầu đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp Đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì mục tiêu kinh doanh cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao để tồn tại và đứng vững trên thị trường Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm làm cơ sở định giá bán cũng như ra nhiều quyết định quan trọng khác trong kinh doanh luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp hết sức quan tâm Chỉ tiêu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí.
Ngoài ra, thông qua các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà các cơ quan quản lý chức năng có thể kiểm tra được tình hình thực hiện việc quản lý và sử dụng kinh phí của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, sử lý tình trạng thất thoát và lãng phí chi phí trong xây dựng cơ bản. Đối với quản trị doanh nghiệp cũng như quản lý Nhà nước về kinh tế thì kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều đóng vai trò quan trọng Vì vậy, yêu cầu đặt ra việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức khắt khe:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, trung thực các loại chi phí mà đơn vị đã chi ra theo đúng hao phí thực tế, đảm bảo các nguyên tắc kế toán đã được qui định.
- Thông tin kế toán cung cấp về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhanh chóng, kịp thời, và trung thực và có ích cho quản lý doanh nghiệp.
- Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm
Thực hiện được các yêu cầu này, kế toán mới tính toán, xác định đúng, đầy đủ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chính xác làm cơ sở cho việc ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc tổ chức kế toán theo qui định của Nhà nước.
2.2/ Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Để cung cấp thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì kế toán cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý Cung cấp kịp thời những số liệu về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí theo qui định.
- Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính): Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
- Kiểm tra việc thực hiện chi phí sản xuất, phân tích các khoản chi phí và so sánh với dự toán chi phí, phát hiện kịp thời các chênh lệch để xử lý.
Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
3.1/ Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp, cấu thành lên giá thành xây lắp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp, các doanh nghiệp xây lắp cần có đầy đủ ba yếu tố cơ bản:
- Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc thi công, các thiết bị TSCĐ khác,
- Đối tượng lao động: nguyên vật liệu cho xây dựng (cát, đá, Xi măng ) và nguyên vật liệu cho lắp máy (máy điều hoà, ô xy, đất đèn )
- Lao động của con người.
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí tương ứng, như chi phí vật liệu, chi phí nhân công các chi phí này đều biều hiện bằng tiền và chi có những chi phí nào chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất ðýợc tính theo từng thời kỳ nhất ðịnh phù hợp với kỳ báo cáo.
Ta cần phân biệt chi phí sản xuất của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định với chi tiêu nói chung của doanh nghiệp đó Trong quá trình tồn tại của mình, các doanh nghiệp không chỉ có hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn nhiều hoạt động khác: hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, các khoản chi tiêu cho quản lý, tiếp khách, hội họp, hoạt động xã hội Mỗi hoạt động đều phải chi ra những khoản chi phí nhất định Song không phải bất kỳ khoản chi tiêu nào của doanh nghiệp cũng được coi là chi phí sản xuất mà chỉ có những khoản chi phí liên quan đến sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất và phải được tính cho một thời kỳ nhất định.
3.1.2/ Phân loại chi phí sản xuất
Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp mặc dù cùng phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm song mỗi loại chi phí lại có công dụng kinh tế khác nhau hoặc mục đích sử dụng khác nhau vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí, nhằm phục vụ yêu cầu của quản trị doanh nghiệp và quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước thì các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia ra thành các loại theo các tiêu thức khác nhau.
* Phân loại theo nội dung tính chất của chi phí.
Theo cách phân loại này, toàn bộ các chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm các chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu Các yếu tố chi phí này bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu Phụ tùng thay thế doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động xây lắp trong kỳ.
+ Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo qui định của lao động trực tiếp xây lắp, của công nhân vận hành máy móc thi công
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại, bưu phí phục vụ cho hoạt động sản xuất thi công của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố
Cung cấp tài lệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp xây lắp với cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sử dụng máy thi công.
+ Chi phí sản xuất chung.
Trong đó các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí trực tiếp; còn chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Ngoài ra, để phục vụ cho quản trị chi phí và giá thành phục vụ cho việc phân tích chi phí Các doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nữa.
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí :
3.2/ Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành kế hoạch của công trình hạng mục công trìnhGiá thành dự toán của công trình hạng mục công trìnhMức hạ giá thành kế hoạch
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và các hao phí khác để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp nhất định.
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚC
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xây dựng Hà Khánh được đổi tên từ Công ty xây dựng Hồng Hà trước đây theo quyết định số: 1349/QD-UB ngày 19/6/2001 của UBND tỉnh Vĩnh phúc ( Về việc đổi tên doanh nghiệp nhà nước) Là một doanh nghiệp trực thuộc sở xây dựng Vĩnh Phúc ( trước đây là sở xây dựng vĩnh phú) được chia tách từ Công ty xây dựng số 1 – vĩnh phú; Công ty được thành lập theo thông báo số: 697/TB-DNNN ngày 3/11/1993 Cuối năm 1996, do chia tách tỉnh vĩnh phú thành hai Tĩnh Phú thọ và Vĩnh phúc, thi hành quyết định số 2840/QD-UB của UBNN Tỉnh Vĩnh phú ngày 19/12/1996 Công ty Xây dựng Hà Khánh chuyển về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thị xã Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh phúc Công ty đã được sở kế hoạch đầu tư Tĩnh Vĩnh phúc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lại ngày 18/4/1997 và sở xây dựng Vĩnh phúc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng số 04/HNXD ngày 19/3/1997.
Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Vĩnh phúc là một trong các doanh nghiệp xây lắp mạnh của Tỉnh Vĩnh phúc có uy tín với các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng Tuy mới thành lập năm 1993, nhưng CBCNV của Công ty đã có kinh nghiệm thi công gần 30 năm từ khi chưa tách từ Công ty xây dựng số 1 – Sở xây dựng Vĩnh phú là doanh nghiệp xây lắp tiền thân của Công ty Xây dựng Hà Khánh.
Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Công ty
Công ty Xây dựng Hà Khánh ra đời trong cơ chế thị trường với chức năng hành nghề xây dựng được ghi trong giấy phép hành nghề :
* Được phép xây dựng các công trình :
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thi công xây dựng các công trình công cộng và công trình nhà ở cao tầng. Đào, xúc, vận chuyển đất, đá, than, vật liệu.
- Thi công xây dựng các công trình phát triển Nông thôn và xây dựng khác. San đắp nền và san đắp công trình
- Thi công xây dựng các công trình điện hạ thế 35 kw.
* Thực hiện các công việc vây dựng gồm :
- Đào, đắp, bốc, xúc, san ủi, vận chuyển đất đá, than, vật liệu.
- Trang trí nội, ngoại thất công trình, gia công khuôn nhôm kính dân dụng.
- Thi công cấp thoát nước, điện dân dụng và công nghiệp.
- San đắp nền, và san đắp công trình.
- Sản xuất gia công mộc dân dụng.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông, các cấu kiện bê tông
Nề, mộc, sắt thép cơ khí trong xây dựng.
Công ty Xây dựng Hà Khánh tổng số có: 270 CBCNV trong hợp đồng thoả ước lao động dài hạn và ngoài ra còn có số lượng nhân lực theo thời vụ đủ để đáp ứng nhân lực theo yêu cầu tiến độ công trình.
* Có 04 phòng ban chức năng :
- Phòng kỹ thuật - Vật tư : 10 người
- Phòng tổ chức hành chính: 04 người
- Phòng tài vụ kế toán : 05 người
II/ Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Hà Khánh
Đứng đầu là Giám đốc Công ty
Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ công nhân viên toàn Công ty nên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc
- Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
- Một Phó giám đốc thường trực
Phòng tài vụ - kế toán
Gồm 05 người, trong đó đại học chuyên ngành kế toán 02 người, trung, sơ cấp
03 người; có tổ chức thực hiện việc ghi chép, sử lý, cung cấp số liệu về tình hình kinh tế tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền, bảo đảm và nâng cao hiệu quả đồng vốn Tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc.
Công đoàn cơ sở Ban giám đốc Đoàn thanh niên
Phòng kế toán tài vụ
Các đội thi công từ đội 1 đến đội 9
Xí nghiệp hoàn thiện nội thất
Xí nghiệp xây dựng hạ tầng
Xí nghiệp thi công cơ giới
Giúp Giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán trong toàn Công ty theo chế độ chính sách và pháp luật Nhà nước về tài chính, kế toán.
3/Phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật
Có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện tiến độ thi công đảm bảo chất lượng công trình.
Thực hiện đúng các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ quản lý của Nhà nước cũng như của Công ty Đồng thời thực hiện việc lập kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm bạn hàng, cung cấp số liệu thông tin cần thiết, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng tổ chức - hành chính
Có chức năng thực hiện các phương án xắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, tiếp nhận và sử dụng lao động hợp lý Hướng dẫn và thực hiện đúng đắn các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của Công ty. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Hà Khánh
III/ khái quát Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong năm 2000 và 2001 của Công ty như sau :
Tình hình thực hiện giá trị xây lắp
Giá trị sản lượng xây lắp 16.500.000.000 5.600.000.000
Số lượng công trình thi công 25 7
2/ Chỉ tiêu tài chính chủ yếu
1 Tổng số vốn kinh doanh 31.331.325.844 23818040445
3 Thuế và các khoản phải nộp NSNN 1.046.701.500 -105.237.429
4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 93.820.254 -1.293.275.519
IV/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Xây dựng Hà Khánh
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng Hà Khánh
Do đặc thù của nghành xây dựng nói chung và của Công ty Xây dựng Hà Khánh nói riêng, để đáp ứng yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kịp thời Công ty đã tổ chức công tác kế toán theo sơ đồ sau
Kế toán tiền mặt, các khoản phải thu, vật tư, công cu, dụng cụ
Kế toán tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền vay, các khoản phải trả
Kế toán các nguồn vốn, quĩ, TSCĐ,
Tổng hợp, giá thành, doanh thu
& xác định kết quả tài chính
Kế toán các đơn vị trực thuộc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
- Kế toán trưởng là người tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán – tài vụ Hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ và của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra ký duyệt các loại chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, thống kê trước khi trình giám đốc ký duyệt.
Tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế tài chính của công ty nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Tham gia lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn của công ty.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài chính của công ty để từ đó đề ra các biện pháp tham mưu cho giám đốc điều hành quản lý công ty Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Tham gia xây dựng quy chế quản lý kinh tế tài chính của công ty.
Kế toán tiền mặt, vật tư dịch vụ và các khoản phải thu
- Có nhiệm vụ lập các chứng từ thu, chi tiền mặt trình kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt đồng thời mỗi sổ sách ghi chép, theo dõi quản lý quỹ tiền mặt theo quy
- Lập các chứng từ nhập, xuất vật tư, công cụ dụng cụ trình kế toán trưởng và giám đốc ký duỵệt đồng thời mở sổ sách theo dõi, quản lý kho vật tư công cụ, dụng cụ của Công ty ( tại văn phòng Công ty ).
- Mở sổ sách ghi chép theo dõi các khoản nợ phải thu của Công ty như phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ và các khoảnphải thu khác.
- Lập kế hoạch tiền mặt hàng kỳ trình kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt thực hiện.
- Kiểm tra đối chiếu, khoá sổ cuối kỳ thuộc phạm vi mình đảm nhận phục vụ kịp thời kế toán tổng hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng phòng và giám đốc.
Kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng, và các khoản phải trả
- Có nhiệm vụ lập cá chứng từ liên quan đến nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng, trình kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt đẻ thực hiện đồng thời mở sổ ghi chép theo dõi tình hình biến động tiền gửi ngân hàng.
- Lập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ vay, trả tiền ngân hàng và các nghiệp vụ bảo lãnh qua ngân hàng, trình kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt để thực hiện; Đồng thời mở sổ ghi chép theo dõi tình hình biến động các loại tiền vay ngân hàng.
- Lập kế hoạch tín dụng hàng kỳ trình kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt.
- Lập chứng, mở sổ theo dõi các khoản phải trả của Công ty như phải trả khách hàng, phải trả CNV, phải trả đơn vị nội bộ, phải trả thuế, và các khoản phải trả khác.
- Kiểm tra đối chiếu, khoá sổ kế toán cuối kỳ thuộc phạm vi mình đảm nhiệm phục vụ kịp thời kế toán tổng hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng phòng và giám đốc.
Kế toán các nguồn vốn, quĩ, tài sản cố định
- Có nhiệm vụ mở sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn, các quĩ của đơn vị
- Lập các chứng từ liên quan đến việc tăng giảm tài sản cố định vào thẻ tài sản cố định, mở sổ theo dõi toàn bộ tài sản cố định trong Công ty.
- Kiểm tra đối chiếu, khoá sổ kế toán cuối kỳ thuộc phạm vi mình đảm nhiệm phục vụ kịp thời kế toán tổng hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng phòngvà giám đốc.
Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, doanh thu và xác định kết quả tài chính
- Có nhiệm vụ mở các loại sổ sách theo dõi tập hợp chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty làm cơ sở xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Mở sổ sách theo dõi các khoản doanh thu, thu nhập của Công ty làm cơ sở xác địnhkết quả sản xuất kinh doanh.
- Mở sổ sách tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu ghi sổ cái các tài khoản.
- Tổng hợp kiểm tra đối chiếu lập báo cáo kế toán tài chính theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng phòng và giám đốc Ngoài các kế toán được phân công nhiệm vụ theo từng phần hành, từng nhiệm vụ cụ thể còn có:
Thủ quỹ
- Là người có nhiệm vụ quản lý két bạc, quản lý tiền mặt tại quỹ Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền mặt tại quỹ, chi tiền mặt xuất quỹ theo các chứng từ thu, chi đã đủ thủ tục theo quy định, thườnh xuyên đối chiếu với kế toán tiền mặt
- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng.
Hiện nay công ty Xây dựng Hà Khánh đang áp dụng hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung theo chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng ở công ty :
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho vật liệu
Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chungSổ, thẻ kế toán chi tiết TK621,622,627,623,154
Bảng tổng hợp giá thành công trình
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Chương IV, giá thành công trình
SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Hà Khánh
2.1/ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng, vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng.
Cũng chính và lẽ đó đòi hỏi công tác hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải hạch toán trực tiếp các chi phí vật liệu vào từng đối tượng sử dụng
(các công trình, hạng mục công trình )theo giá thực tế phát sinh của từng loại vật liệu đó.
Khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành công tác xây lắp của công ty Xây dựng Hà Khánh gồm các chi phí về vật liệu chính (vôi, gạch, cát ) vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển, vật kết cấu, vật liệu, nhiên liệu sử dụng máy thi công.
Công ty tiến hành ghi sổ kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Công ty không sử dụng tài khoản
152 " nguyên liệu,vật liệu " mà nhập tài khoản này vào tài khoản 621"chi phí nguyên vật liệu " để hạch toán giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ Từ đó tính ra giá trị vật liệu xuất dùng đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu
* Ghi chú: (1) Kết chuyển nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
(2) Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ
(3) Kết chuyển nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
(4) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Do đó nội dung kết chuyển của tài khoản 621 sẽ là:
Bên Nợ phản ánh: Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Bên Có phản ánh: Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Bên có của TK 621 không phản ánh theo từng chứng từ xuất kho vật liệu mà cuối kỳ mới xác định.
Giá trị vật Giá trị vật Giá trị vật Giá trị vật
Liệu tính vào = liệu tồn kho + liệu mua vào - liệu tồn kho
Chi phí SXKD đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Cụ thể việc hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu ở công ty được hạch toán như sau:
Trước tiên phòng kỹ thuật vật tư căn cứ vào các dự toán và các phương án thi công của các công trình để lập nên kế hoạch cung cấp vật tư, đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các chủ công trình và các tổ sản xuất.
Các đội công trình và các tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần dùng để lập yêu cầu cung cấp vật tư, có xác nhận của đội trưởng công trình và cán bộ kỹ thuật để gửi lên phòng kế hoạch, kỹ thuật- vật tư phòng kế hoạch, kỹ thuật- vật tư xem xét xác nhận sau đó chuyển sang phòng kế toán xin tạm ứng tiền để mua vật tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét kế toán viết phiếu chi cho tạm ứng tiền và tiến hành định khoản ngay trên chứng từ đó và ghi sổ kế toán Sau khi nhận tiền, nhân viên văn phòng cung ứng vật tư cùng chủ nhiệm công trình tiến hành mua vật tư về nhập kho công trình phục vụ sản xuất thi công, khi nhập kho thủ kho công trình cùng người giao vật tư tiến hành cân, đo, đong, đếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được chia thành 2 liên, một liên thủ kho đội giữ để theo dõi và ghi thẻ kho một liên gửi về phòng kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất trong kỳ (có kèm theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên mua).
Doanh nghiệp: Công ty XD Và Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc Địa chỉ : Vĩnh yên, Vĩnh phúc
Họ tên người giao hàng: Đỗ đình Quí
Nhập vào kho: Chi cục thú y Vĩnh phúc
Tên người nhận: Nguyễn văn Thanh
(Năm triệu hai trăm hai mươi ngàn đồng chẵn)
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Đơn vị: Công ty Xây dựng Hà Khánh
Tên kho : Chi cục thú y
- Tên nhãn hiệu, qui cách vật tư: Gạch hai lỗ
Chứng từ Trích yếu Ngày
NX ĐVT Số lượng Ký
Số Ngày Nhập Xuất Tồn
04 10/12 Nhập gạch hai lỗ 10/12 Viên 18.000 18.000
Sau đó kế toán tiến hành phân loại các phiếu nhập kho theo từng đội công trình và ghi vào tờ kê chi tiết chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình đó theo từng phiếu nhập kho
Doanh nghiệp : Công ty Xây dựng Hà Khánh Địa chỉ: Vĩnh yên, Vĩnh phúc
TỜ KÊ CHI TIẾT NHẬP VẬT TƯ
Tháng 12 năm 2012 Công trình: Chi cục thú y Vĩnh phúc
Chứng từ Tên vật tư Số lượng Số tiền Chi phí vận chuyển, thu mua
Dư cuối tháng Xuất trong tháng
Cuối tháng kế toán tiến hành tổng cộng toàn bộ số tiền mua vật tư, chi phí vận chuyển của từng công trình trên các tờ kê chi tiết của công trình đó Sau đó ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ cái tài khoản liên quan với số liệu tờ kê chi tiết Tháng 12 năm
2001 của công trình: Chi cục thú y Vĩnh phúc, kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản như sau:
Bộ(Sở): Xây dựng Vĩnh phúc
Doanh nghiệp : Công ty Xây dựng Hà Khánh
Số trang trứơc chuyển sang Chi tiếp khách công ty
116 31/12 Rút tiền NH nhập quĩ TM 111
120 31/12 Hoàn ứng vật tư chi phí vận chuyển công trình Chi cục thú y Vĩnh phúc
Số liệu trên cũng được phản ánh vào sổ cái tài khoản liên quan :
Như vậy chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nếu có được kế toán tổng hợp lại theo hàng tháng và hạch toán vào tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung"các loại vật liệu phụ như sơn, vôi, ve, que hàn Các thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà khi mua vào nhập kho đều được kế toán ghi vào tờ kê chi tiết và được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu.
Mặc dù ghi sổ kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên đối với chi phí nguyên vật liệu nhưng kế toán Công ty không quản lý và hạch toán theo từng phiếu xuất kho, các phiếu xuất kho vật liệu cho từng tổ sản xuất do thủ kho công trình quản lý và ghi sổ theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu Cuối tháng để tính được giá trị thực tế vật liệu xuất dùng tính vào chi phí sản xuất cho mỗi công trình thì đội trưởng, thủ kho công trình cùng nhân viên kế toán của Công ty tiến hành kiểm kê kho vật tư Do việc cung cấp vật tư cho từng công trình đều có tiêu chuẩn, định mức và kế toán cụ thể dựa vào tiến độ thi công của từng công trình do đó lượng vật tư thừa cuối tháng là rất ít thậm chí là không có Đối với các loại vật liệu có thể cân, đong, đo, đếm chính xác như: xi măng, sắt, thép Thì:
Số lượng vật Số lượng vật Số lượng vật Số lượng vật
Liệu tồn kho = liệu tồn đầu + liệu mua vào - liệu xuất dùng
Cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ Đối với các loại vật liệu được phép hao hụt như tôi vôi, sỏi, cát thì:
Khối lượng Khối lượng Khối lượng Khối lượng Hao hụt
Vật liệu còn = vật liệu còn + vật liệu nhập - vật liệu xuất - theo
Cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ định mức
Sau khi hoàn thành kiểm kê kho vật tư, các bên liên quan phải tiến hành lập bản kiểm kê kho vật tư để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán.
Từ số liệu các biên bản kiểm kê kho vật tư của công trình, kế toán tiến hành ghi vào tờ kê chi tiết chi phí của công trình tương ứng.
Sở xây dựng Vĩnh phúc cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty xây dựng Và Phát triển Hạ tầng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHO VẬT TƯ
Tháng 12 năm 2012 Công trình: Chi cục Thú Y Vĩnh phúc
Hôm nay ngày 31 tháng 12 năm 2001
Chúng tôi gồm có: Ông: Trần kim Thành - Chỉ huy trưởng công trình. Ông: Nguyễn văn Thanh - Thủ kho công trình
Bà: nguyễn thị Ngân - Đại diện phòng kế toán Công ty Ông: Nguyễn tiên Phương - Nhân viên phòng kế hoạch - vật tư
Cùng nhau tiến hành kiểm kê kho vật tư của công trình và đi đến thống nhất như sau:
Vật tư tồn kho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 là:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
Thủ kho công trình Chỉ huy trưởng CT Kế toán Công ty Cán bộ c/ư vật tư
Từ số liệu ở các biên bản kiểm kê kho vật tư của công trình, kế toán tiến hành ghi vào tờ kê chi tiết chi phí của công trình tương ứng.
Đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty Xây dựng Hà Khánh
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng, đồng thời để phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành củaCông ty được xác định hàng quý vào thời điểm cuối quý Để tính toán được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý, bắt buộc Công ty phải xác định được chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối quý đó Việc xác định chi phí của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được thực hiện thông qua giá trị khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán.
Cuối mỗi quý đại diện phòng kế hoạch kỹ thuật công trình cùng với cán bộ kỹ thuật công trình tiến hành kiểm kê xác định cụ thể Sau đó bộ phận thống kê của phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ lắp những đơn giá dự toán phù hợp với từng công việc của từng công trình cụ thể và tính ra chi phí dự toán, giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình tương ứng.
TRÍCH BẢNG KỂM KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG
Khối lượng Đơn giá dự toán Thành tiền Vật liệu Nhân công Máy thi công
Công trình: Chi cục thú y
Phòng kế toán tài vụ sau khi nhận được biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang từ phòng kế hoạch kỹ thuật gửi đến sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình theo cách thức sau:
Chi phí thực tế khối lượng
Xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí KL xây lắp dở dang đầu kỳChi phí thực tế KL xây lắp thực hiện trong kỳ
Giá trị dự toán khối lượng Giá trị dự toán KL xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ= Giá trị dự toán KL xây lắp dở dang cuối kỳXây lắp dở dang cuối kỳ
Xác định giá trị dở dang theo dự toán công trình chi cục Thú y
1/ Chi phí nghuyên vật liệu: 69.898.171
2/ Chi phí nhân công trực tiếp: 13.517.540
3/ Chi phí sản xuất chung:13.517.540 * 55% = 7.434.647
4/ Thu nhập chịu thuế tính trước: 90.850.358 * 6% = 5.451.021,48
Dở dang cuối kỳ = * 91.486.310,506 Công trình Thú y 171.600.335 + 1.093.116.149
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình sẽ được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý của công ty ở cột chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, từ đó tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý Sau đó tổng hợp chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Số liệu này được phản ánh ở bảng tính giá thành quý IV năm 2001 và được phản ánh ở báo cáo chi phí và giá thành quý IV năm 2001 ở dòng cộng đối ứng với cột chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, đồng thời số liệu này cũng được phản ánh ở phần dư nợ của sổ cái TK 154 "sản phẩm dở dang" cuối kỳ.
Tính giá thành công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Hà Khánh
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty Xây dựng Hà Khánh thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp và phức hợp thời gian xây dựng dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình xây dựng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình Do vậy đối tượng tính giá thành công trình xây dựng ở Công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành giai đoạn công việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành.
Do vậy kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng quý.
Tuỳ theo các phần khối lượng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc hợp đồng đã ký kết trong quý, căn cứ vào tiến độ thực tế của công trình mà thực hiện bàn giao thanh toán từng khối lýợng công tác xây lắp hoàn thành theo từng công trình.
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành thực tế cho từng công trình hạng mục công trình Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình đó.
Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài, nên trong quý Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình hoàn thành bàn giao hoặc các công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý Trong trường hợp này giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức:
Theo công thức trên với số liệu của công trình chi cục thú y trong quý IV năm
2001 có các số liệu như sau:
- Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ : 151.008.295
- Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ : 967.349.213
- Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 56.763.968,6335
Ta có giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý của công trình Chi cục Thú y Vĩnh phúc :
151.008.295 + 967.349.213 – 56.763.968,6335 = 1.061.593.539,37 Tương tự ta có thể tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình trong quý của Công ty theo công thức trên.
Việc tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành sau:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP HOÀN THÀNH
Chi phí dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá trị dự toán KLXLHT
1 Trụ sở sở tư pháp 50.788.803 400.437.920 16.522.515 413.704.185 430.096.000
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Xây dựng Hà Khánh được xác định là hàng quý, sau khi đã tính toán xác định được các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất, chi phí khối lượng xây lắp dở dang thì ngay trên sổ cái TK154 "Chi phí sản
Giá thành thực tế KL xây lắp hoàn thành của tất cả các công trình
Chi phí thực tế của KL xây lắp dở dang đầu kỳ của tất cả các công trình
Chi phí thực tế KL xây lắp phát sinh trong kỳ của tất cả các công trình
Chi phí thực tế KL xây lắp dở dang cuối kỳ của tất cả các công trình
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu quý
Chi phí thực tế của KL xây lắp phát sinh trong tháng 10
Chi phí thực tế của KL xây lắp phát sinh trong tháng 11
Chi phí thực tế của KL xây lắp phát sinh trong tháng 12
KL xây lắp dở dang cuối kỳ
+ + + - xuất kinh doanh dở dang" ta có thể xác ðịnh ðýợc giá thành khối lýợng xây lắp hoàn thành trong kỳ của cả công trình theo công thức:
Do đó theo công thức này ta có thể tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành của toàn công ty trên TK 154 trong quý IV như sau:
Số liệu này được ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản theo định khoản:
TK 154 cuối kỳ còn có số dư đó chính là tổ số chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 709.424.123.
Ngoài số liệu trên TK 632 "Giá vốn hàng bán" cũng được ghi chuyển vào sổ nhật ký chung theo định khoản.
Số liệu này được ghi chuyển vào sổ cái TK 911 "xác định kết quả" để tính ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cuối mỗi quý.
Hơn nữa cuối mỗi quý căn cứ bảng tính giá thành và bảng tổng hợp chi phí kế toán lấy số liệu để lập báo cáo "Chi phí sản xuất và giá thành công tác xây lắp" của quý đó.
Trong biểu này phần chi phí sản xuất kỳ báo cáo chỉ bao gồm những khoản mục chi phí gián tiếp trưóc kia được hạch toán vào giá thành mà được tập hợp sang Tk 642
" Chi phí quản lý doanh nghiệp" cuối kỳ để chuyển sang TK 911 " Xác định kết quả" để tính ra kết quả hoạt động sản xuất chung của toàn công ty.
Các định mức, đơn giá dự toán do Nhà nước quy định và của nội bộ công ty lập cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể đều được phân tích thành các khoản mục chi phí Nên để đáp ứng cho nhu cầu phân tích, quản lý trong kỳ trên biều này được phân tích thành các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác.
Trong khi đó việc tập hợp chi phí sản xuất trong quý lại được phân tích thành các yếu tố chi phí: Vật liệu trực tiếp (gồm cả tiền mua vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho việc sử dụng máy thi công), nhân công trực tiếp (bao gồm cả tiền lương công nhân sử dụng máy thi công) và chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình.
Như vậy theo hai cách phân loại trên nện dung, kết cấu của các loại chi phí không thống nhất với nhau Như vậy để số liệu được hợp lý ghi vào các báo cáo " Chi phí sản xuất và giá thành xây lắp " ngoài việc Công ty cần phải căn cứ vào tờ kê chi tiết chi phí của từng công trình trong quý để tính ra các chi phí theo khoản mục giá thành vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH CÔNG TÁC XÂY LẮP Ở CÔNG TY
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚC
I/ Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Xây dựng
Hà Khánh, tôi nhận thâý Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, là doanh nghiệp Nhà nước địa phương có một mô hình quản lý và hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, là doanh nghiệp có uy tín trong tỉnh.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đã đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp Công ty đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm có hiệu quả. Việc quản lý sử dụng vật tư theo định mức và theo kế hoạch đã góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Công ty đã tiến hành đánh giá, kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ một cách khoa học và chính xác, xác định đúng chi phí thực tế, sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán Công ty đã tổ chức hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng quý một cách rõ ràng, cụ thể phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Công ty cũng còn một số những khó khăn tồn tại cần khắc phục trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Những tồn tại đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Công ty chưa áp dụng đúng các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất theo quy định, nhất là đối với chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Chưa theo dõi riêng khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung còn hạch toán chung các khoản mục, chưa được chi tiết một cách rõ ràng cụ thể, không phân chia ra từng khoản mục để hạch toán vào các tài khoản cấp 2.
II/ Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc
Qua quá trình học tập, nghiên cứu lý luận cũng như tìm hiểu thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Hà Khánh, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hơn chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cho kế toán thực sự là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế. Ý kiến 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Như đã trình bày, kế toán Công ty tiến hành ghi sổ theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhưng kế toán không tiến hành quản lý theo từng phiếu xuất kho vật tư mà cuối tháng mới tiến hành kiểm kê kho vật tư để xác định lượng vật liệu xuất dùng. Như vậy kế toán đã áp dụng sai nguyên tắc hạch toán của phương pháp kê khai thường xuyên là theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục t́nh h́nh nhập xuất, tồn kho vật tư trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ phát sinh. Để phù hợp với phương pháp hạch toán của Công ty kế toán Công ty nên quản lý chi phí nguyên vật liệu theo từng phiếu xuất kho Cuối tháng, dựa trên cơ sở các phiếu xuất kế toán tổng hợp được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng công trình.
Mặt khác Công ty không sử dụng tài khoản 152 "Chi phí nguyên vật liệu" để hạch toán giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu và cuối kỳ mà hạch toán thẳng qua tài khoản 621
"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Do đó ta thấy TK 621 không chỉ phản ánh giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà cần phản ánh cả giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Do đó việc theo dõi hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu chưa được thuận lợi và rõ ràng; Để khắc phục hạn chế này, Công ty nên sử dụng đúng phương pháp khi sử dụng
Từ những ý kiến trên cho thấy, trình tự hạch toán nguyên vật liệu của công ty có thể được hạch toán theo phương pháp sau:
- Khi tiến hành mua vật tư về nhập kho công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 152 "nguyên liệu, vật liệu"
- Khi xuất nguyên vật liệu phục cho thi công công trình:
Nợ TK 621 "chi tiết cho từng công trình”
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Ý kiến 2: Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản mục chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm Chi phí này đặc biệt quan trọng và cần phải được theo dõi một cách chính xác, đầy đủ Đó là tất cả các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công, yêu cầu đối với những bộ phận có trách nhiệm là phải ghi chép, phản ánh đầy đủ các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công của từng máy, theo dõi đúng số ca máy chạy cho từng công trình là căn cứ phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Tại Công ty các chi phí có liên quan đến việc sử dụng máy thi công được hạch toán thẳng vào tài khoản tương ứng TK621, TK622, TK627 Nên gây nhiều khó khăn trong công tác hạch toán chi phí, Công ty nên sử dụng TK 623 "chi phí sử dụng máy thi công" theo đúng chế độ hạch toán kế toán qui định Ý kiến 3: Hạch toán khoản mục: Chi phí sản xuất chung
Như chúng ta đã thấy, chi phí sản xuất chung ở Công ty Xây dựng Hà Khánh bao gồm nhiều yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Toàn bộ chi phí trên được hạch toán vào TK 627"chi phí sản xuất chung" Như ta đã biết, mỗi một yếu tố chi phí trên tương ứng với một TK cấp 2: TK 6271
"Chi phí nhân viên phân xưởng"
TK6272 "Chi phí vật liệu"
TK 6273 "Chi phí dụng cụ sản xuất "
TK 6274 "Chi phí khấu hao TSCĐ"
TK 6277 "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
TK 6278 "Chi phí bằng tiền khác"