1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính của công ty cổ phần viễn thông fpt

77 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
Tác giả Nguyễn Hoài Phương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Thể loại Chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 780 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (6)
    • 1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp (6)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về tài chính doanh nghiệp (6)
      • 1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp (6)
      • 1.1.3. Cấu trúc của Tài chính doanh nghiệp (7)
    • 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp (8)
      • 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp (8)
      • 1.2.2. Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp (8)
      • 1.2.3. Tài liệu cần thiết cho phân tích tài chính doanh nghiệp (10)
      • 1.2.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doang nghiệp (12)
      • 1.2.5. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (18)
      • 1.2.6. Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp (26)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. 24 .1. Nhân tố chủ quan (27)
      • 1.3.2. Nhân tố khách quan (28)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT (0)
      • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (29)
        • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (29)
        • 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính (33)
        • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức (36)
        • 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (38)
      • 2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần (39)
        • 2.2.1. Tổ chức bộ máy tài chính của Công ty (39)
        • 2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn thông qua Bảng cân đối kế toán (40)
        • 2.2.4. Phân tích tài chính của công ty qua các chỉ số tài chính đặc trưng. 52 (55)
      • 2.3 Đánh giá phân tích tài chính của Công Ty Cổ phần Viễn Thông FPT (63)
        • 2.3.1 Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong thời gian hiện nay (63)
        • 2.3.2 Đánh giá chung về thực trạng tài chính của Công ty (65)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (0)
      • 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp (66)
        • 3.1.1. Định hướng chung (66)
        • 3.1.2. Định hướng hoạt động tài chính của Công ty (66)
      • 3.2. Một số giải pháp (67)
        • 3.2.1. Áp dụng quy trình phân tích đầy đủ các bước (67)
        • 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích (68)
        • 3.2.3. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích (69)
        • 3.2.4. Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp (69)
        • 3.2.5. Xác định nội dung phân tích đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả nhất (70)
      • 3.3. Một số kiến nghị (72)
        • 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước (73)
        • 3.3.2. Kiến nghị đối với ngành (74)
  • KẾT LUẬN (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

MỤC LỤC Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỤC LỤC 1LỜI NÓI ĐẦU 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3DOANH NGHIỆP 31 1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp 31 1 1[.]

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Khái quát về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những mối quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài, mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập

Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có vốn Dù được hình thành từ nguồn nào thì quá trình hoạt động kinh doanh (được hiểu từ góc độ tài chính) cũng chính là quá trình phân phối vốn để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Cụ thể là luôn diễn ra sự vận động của các nguồn tài chính, tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình này là các mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp bao gồm: các mối quan hệ với Nhà nước, với thị trường tài chính, với các doanh nghiệp khác và chính trong nội bộ của doanh nghiệp.Tất cả các quan hệ kinh tế trên tuy có nội dung kinh tế khác nhau nhưng chúng đều là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị và phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội để đứng vững, huy động vốn và phát triển thị trường.

Nói cách khác, về cơ bản, tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.

1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau: a, Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính.

Nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình SXKD ở doanh nghiệp, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. b, Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh

Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có) Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động SXKD và hình thức sở hữu doanh nghiệp. c, Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Cấu trúc của Tài chính doanh nghiệp.

Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một phạm trù phản ánh tổng thể tình hình tài chính của doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ánh chính sách tài chính của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng tài sản, phản ánh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Hay nói cách khác cấu trúc tài chính là một phạm trù phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế, đó là: Nhà nước, thị trường tài chính, các thị trường khác, và ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp Chính vì vậy mà tình hình tài chính của doanh nghiệp được hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế quan tâm Cho đến ngày nay, phân tích tài chính đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các nhà quản trị trước nhu cầu quản lý doanh nghiệp sao cho hiệu quả ngày càng tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn và khả năng sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi.

Có thể hiểu: Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính và tiềm lực của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó

1.2.2 Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích kinh tế là tổng thể các phương pháp và công cụ cho phép ta thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm quản lý doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính về khả năng và triển vọng của doanh nghiệp Từ đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp (kể cả các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các nhà sử dụng thông tin khác) Sự ra đời của phân tích kinh tế cùng với vai trò quan trọng của tài chính doanh nghiệp đã thúc đẩy hình thành lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, các công cụ và kỹ thuật phân tích mà các đối tượng quan tâm có những thông tin thích hợp và cần thiết về tình hình tài chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các dự báo và các quyết định tài chính phù hợp.

Như vậy, việc phân tích tài chính là công cụ chủ yếu phục vụ đắc lực cho công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhằm đưa ra các thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn Và để đưa ra những quyết định được xem là đúng đắn đó thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải biết được thông tin về “toàn cảnh bức tranh tài chính” của doanh nghiệp Và để có được những thông tin đó nhất thiết phải thông qua hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp Vì chỉ có hoạt động phân tích tài chính thì mới có thể cung cấp thông tin về “toàn cảnh bức tranh tài chính” của doanh nghiệp cho các chủ thể cần thông tin trong việc đưa ra các quyết định.

Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát được tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có thể dự đoán và đưa ra các quyết định tài chính thích hợp Hơn nữa, thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà đề ra các biện pháp để khai thác tiềm năng cũng như khắc phục những hạn chế, vướng mắc tồn tại trong doanh nghiệp nhằm góp phần đưa doanh nghiệp vào quỹ đạo phát triển ổn định và lành mạnh.

Ngoài ra, việc phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ là sự quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của nhiều đối tượng khác trong mối quan hệ kinh tế xã hội như: Nhà đầu tư; chủ nợ; khách hàng; cơ quan quản lý Nhà nước như Thuế, kiểm toán, cơ quan hữu quan khác…; kể cả người lao động.

Như vậy, xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp cho các chủ thể cần sử dụng thông tin về doanh nghiệp, mà việc phân tích tài chính ở mỗi doanh nghiệp là cần thiết và không thể thiếu được ở các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

1.2.3 Tài liệu cần thiết cho phân tích tài chính doanh nghiệp

Sự tồn tại phát triển cũng như quá trình suy thoái của DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố: có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ; có yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Điều đó phụ thuộc vào các tiêu thức phân loại các yếu tố ảnh hưởng

- Các yếu tố bên trong:

Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về tổ chức DN; trình độ quản lý; ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà DN kinh doanh; quy trình công nghệ; năng lực của kinh doanh…

- Các yếu tố bên ngoài:

Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố mang tính chất khách quan: như chế độ chính trị xã hội; tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật; chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế…

Phân tích tài chính nhằm phục cho những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai của DN, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp Như vậy không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính mà phải tập hợp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính DN, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngành kinh tế của DN, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với DN, cụ thể là:

Thông tin chung là những thôn tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ….sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của DN Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại… ảnh hưởng đến chiến lược và sách lược trong từng thời kỳ.

+ Các thông tin theo ngành kinh tế

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của

DN mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…

+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 24 1 Nhân tố chủ quan

a) Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính Để thực hiện công việc phân tích tài chính cần phải bao gồm các công việc từ khâu chuẩn bị kế hoạch, thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả Các công việc này muốn thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong một doanh nghiệp Mỗi phòng ban với chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự phân công của trưởng phòng mỗi người đều có phần việc của mình để hướng tới mục tiêu chung là tổ chức tốt công tác phân tích tài chính Nguồn thông tin được thu thập từ các phòng ban là kết quả nội bộ quan trọng trên cơ sở được xử lý, chọn lọc bởi các nhà quản lý cấp cao được cung cấp cho quá trình phân tích tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính. b) Người thực hiện phân tích tài chính

Người thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính Trước hết mục đích của nhà phân tích tài chính khi tiến hành phân tích sẽ định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng như chi phí cho việc phân tích Khả năng của nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin và tiến hành thu thập nguồn thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính vì phân tích tài chính muốn hiệu quả phải dựa trên những thông tin đầy đủ chính xác kịp thời và chi phí cho việc thu thập là nhỏ nhất Việc lựa chọn công cụ phân tích cũng phụ thuộc vào người phân tích Kết quả phân tích tài chính luôn mang dấu ấn cá nhân do vậy nhà phân tích có những đánh giá nhận xét riêng của mình về tình hình tài chính doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.

Nhà phân tích phải trung thực ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình thì việc phân tích tài chính mới có hiệu quả cao. c) Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính

Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì? làm như thế nào? áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chính tùy theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mới mang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.

1.3.2 Nhân tố khách quan a) Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Thông tin là một vấn đề hết sức cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng Thông tin là vô cùng quan trọng và máy tính là bắt buộc Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việc phân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiện thông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp.

Do vậy làm thế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho công tác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm. b) Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa hơn khi có sự tồn tại của các chỉ tiêu trung bình ngành đây là cơ sở tham chiếu quan trọng trong khi tiến hành phân tích Người ta có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với tỷ lệ trung bình ngành Nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính của mình mà từ đó có những giải pháp khắc phục.

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (gọi tắt là FPT Telecom) được thành lập năm 1997 và là một công ty thành viên của Tập Đoàn FPT

Từ khi thành lập FPT Telecom khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến tới nay, FPT Telecom đó cú những bước chuyển biến vượt bậc, đồng thời cũng có những dấu mốc đáng ghi nhận trong công ty nói riêng và trong ngành dịch vụ viễn thông nói chung.

Năm 1997: Ngày 31/01 thành lập Trung tâm dịch vụ trực tuyến (FPT

Online Exchange) với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng Trí Tuệ Việt Nam (TTVN) Đổi tên thành FPT Internet với các chức năng, hoạt động chính:

- Cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider)

- Cung cấp thông tin trên Internet (Internet Content Provider)

- Duy trì & phát triển mạng TTVN

Năm 1998: FPT net là nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng thứ 2 tại Việt

Năm 1999: Phát triển mới 13.000 thuê bao Internet

Năm 2001: Ra đời trang Tin nhanh Việt nam VnExpress.net

Năm 2002: Chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet

(IXP) Báo điện tử VnExpress được cấp giấy phép hoạt động báo chí

Năm 2003: Được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet Phone Báo điện tử VnExpress được tạp chí PC World bình chọn là báo điện tử tiếng Việt được ưa chuộng nhất trên mạng Internet và được các nhà báo CNTT bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện CNTT Việt Nam 2003 Thành lập Công ty Truyền thông FPT trên cơ sở sát nhập FPT Internet Hà Nội và FPT Internet TP Hồ Chí Minh.

Năm 2004: FPT net là một trong những công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ

ADSL tại Việt Nam Báo điện tử VnExpress.net lọt vào Top 1.000 Website có đông người truy cập nhất

Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH viễn thông FPT miền bắc Báo điện tử

VnExpress lọt vào Top 500 Global Website của (Alexa.com) Được cấp Giấy phép Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông Phát triển 60.000 thuê bao Internet băng rộng ADSL

Năm 2009: Báo điện tử VnExpress lọt vào Top 200 Global Website của

Alexa.com và đoạt Cup Vàng giaỉ thưởng CNTT & truyền thông do Hội tin học Việt Nam tổ chức Tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập internet bằng cáp quang (Fiber to the Home - FTTH) tại Việt Nam Bộ Bưu chính Viễn thông cấp giấy phép

“Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, loại mạng viễn thông cố định trên phạm vi toàn quốc”

Năm 2010: Ngày 18/10/2010 - FPT Telecom được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông” số 254/GP- BTTTT và 255/GP-BTTTT Theo đó, FPT Telecom sẽ hoàn toàn chủ động trong việc đầu tư, xây dựng hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh trên toàn quốc và mạng viễn thông quốc tế kết nối các nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm cung cấp trực tiếp cũng như bán lại các dịch vụ viễn thông.

Năm 2011: Ngày 29/01/2011, FPT Telecom chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương.

FPT tiếp tục được cấp phép kinh doanh dịch vụ VoIP, FPT Telecom có đầy đủ cơ sở để chủ động triển khai đồng bộ các loại dịch vụ viễn thông trên cùng 1 hạ tầng theo đúng mục tiêu đã đề ra: “Mọi dịch vụ trên một kết nối” Ngày 01/04/2011,FPT Telecom chính thức hoạt động theo mô hình Tổng công ty với 9 công ty thành viên được thành lập mới Tháng 8/2011, FPT Telecom và công ty TNHH PCCWGlobal (chi nhánh của nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầu HongKong) chính thức ký thỏa thuận hợp tác kết nối mạng Với sự hợp tác này, PCCW Global có thể cung cấp dịch vụ với nhiều cấp độ khác nhau cho các khách hàng tại Việt Nam nhằm tối đa hóa việc sử dụng băng thông sử dụng công nghệ chuyển mạch đa nhãn (MPLS) Riêng FPT Telecom, ngoài các dịch vụ truyền số liệu nội hạt, liên tỉnh, kênh thuê riêng Internet, FPT sẽ cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn như thuê kênh Quốc tế, mạng riêng ảo VPN Quốc tế, Kênh IP Quốc tế (MPLS).

Năm 2009: Tháng 2/2009, FPT Telecom đã triển khai thành công dự án thử nghiệm công nghệ WiMAX di động với tần số 2,3 Ghz tại trụ sở FPT Telecom Kết quả này đã mở ra cho FPT Telecom nhiều cơ hội trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ WiMAX di động.

Từ tháng 3/2009, FPT Telecom chính thức triển khai gói cước mới: Triple Play - tích hợp 3 dịch vụ trên cùng một đường truyền: truy cập Internet, điện thoại cố định và truyền hình Internet Sản phẩm Triple Play cho phép khách hàng thụ hưởng mọi tiện ích cơ bản về thông tin liên lạc trong công việc và giải trí với chất lượng cao và giá cả hợp lý.

FPT Telecom liên tục mở rộng thị trường đến các tỉnh/thành: TP hải phòng (tháng 3/2009); Nghệ An (tháng 4/2009), Hưng Yên(tháng 5/2009)

Tháng 6/2009, FPT Telecom tái cơ cấu 1 số công ty trên cơ sở tối ưu hóa hình thức và phạm vi hoạt động của mọi thành viên.

Năm 2010: Tháng 1/2010, Công ty Viễn thông FPT Miền Trung, thuộc

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), chính thức được thành lập Động thái này nằm trong chiến lược mở rộng vùng phủ của FPT Telecom, nhằm mục đích đem đến nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dịch vụ viễn thông chất lượng cao cho người dân miền Trung.

Tháng 3/2010, FPT Telecom tiên phong cung cấp dịch vụ FTTC (Fiber To The Curb/Cabinet) tại Việt Nam Dịch vụ FTTC có hiệu năng cao với chi phí hợp lý, tiết kiệm, đường truyền ổn định và bảo mật thông tin Với khả năng cung cấp băng thông đối xứng từ 15Mbps đến 20Mbps, FTTC cho phép có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ tại cùng một thời điểm nhưng vẫn đảm bảo tốc độ truy cập và độ ổn định cao, trong đó có dịch vụ Hosting Server riêng, VPN (Mạng riêng ảo),

Truyền dữ liệu, Game Online, iPTV (Truyền hình tương tác), VOD (Xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (Hội nghị truyền hình), IP Camera… Đến nay, 2011-2014, FPT Telecom là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến, gồm: Internet băng thông rộng, Internet cáp quang, dịch vụ truyền hình trực tuyến Và FPT Telecom cũng đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép VoIP, ICP, ISP, OSP, IXP, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, giấy phép thử nghiệm Wimax di động, giấy phép thử nghiệm công nghệ LTE (Long Term Evolution – gọi tắt là 4G), với tổng số gần 5.100 nhân viên (tính đến tháng 30/4/2012) và 59 chi nhánh trên toàn quốc

- Miền Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng), Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bến Tre, Long An…

- Miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Vinh (Nghệ An), Buôn

Mê Thuột (Đắc Lắc), Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Hà Tĩnh…

- Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An…

Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối’’ FPT Telecom luôn không ngừng nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ gia tăng trên cùng một đường truyền internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng Trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố định đầy đủ khi tuyến trục quốc gia mạch B được khép kín với mạch A ; kỳ tích tại FPT Telecom Campuchia ; thiết lập datacenter tại Hog Kong, đứng đầu Telco có băng thông quốc tế tại Việt Nam (tăng 30% năm 2013) ; thành công của sản phẩm truyền hình IPTV Play HD ; sở hữu giấy phép truyền hình cáp ; đẩy mạnh hoạt động quản trị toàn diện ; tăng trưởng KHG kỷ lục trên toàn quốc là những điểm nhấn mang đến một FPT Telecom có mức tăng trưởng lý tưởng 18% về doanh thu, 21,5% lợi nhuận và thị phần, hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2013, tạo dấu ấn mang tính "thế kỷ" trong năm 2013. Đồng thời việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung.

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

lý số vốn được huy động, làm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và cùng với đó là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giảm đi.

- Việc quản lý chi phí của Công ty bộc lộ hạn chế, tốc độ tăng giá vốn cùng các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lớn tương đương với tốc độ tăng của doanh thu, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng chậm hơn, vì thế chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty trong năm 2011 có xu hướng giảm. Trong thời gian tới để tháo gỡ những khó khăn này, Công ty nên xem xét và quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và nâng cao nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Điều này sẽ tạo ra hành lang thuận lợi cho Công ty phát triển hơn nữa trong những năm sau này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp

3.1.1 Định hướng chung Đầu tư nâng cấp và cải tạo hạ tầng viễn thông tạo nền tảng để cung cấp các dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về băng thông, tốc độ và sự ổn định;

- Đầu tư vào truyền hình cáp, tăng lựa chọn cho khách hàng;

- Tiếp tục mở rộng vùng phủ trong nước và quốc tế;

- Cải tiến hoạt động mảng trò chơi trực tuyến, đẩy mạnh phát hành các trò chơi mới cũng như phát hành các trò chơi trên nền di động.

3.1.2 Định hướng hoạt động tài chính của Công ty

Qua những phân tích trên về thực trạng tài chính của công ty Viễn thông FPT, có thể nói hiện nay mặc dù lợi nhuận hàng năm của Công ty luôn tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối song mức tăng đó chưa thực sự là kết quả tối ưu nhất mà Công ty có thể đạt được Không những thế, quá trình sử dụng các nguồn lực của Công ty chưa thực sự đạt được sự tối ưu làm hiệu quả sử dụng vốn chưa đạt được mức tăng cao, tỷ suất sinh lời giảm Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải được nhìn nhận là việc nâng cao hiệu quả từ việc huy động, sử dụng các yếu tố đầu vào tới việc nâng cao lợi nhuận và uy tín của Công ty Xét trêm góc độ tài chính là cải thiện các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài chính đồng nghĩa với việc đi tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2.1 Áp dụng quy trình phân tích đầy đủ các bước

Xuất phát từ chính sự cần thiết của công tác phân tích tài chính, công ty nên thành lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm phân tích tài chính Như thế, tính chuyên môn hoá trong công việc sẽ cao hơn và công tác nghiên cứu cũng sâu hơn và đầy đủ hơn Hơn nữa, công ty cần có kế hoạch phân bổ cụ thể về thời gian phân tích và các bước cần tiến hành trong quá trình phân tích để tránh tình trạng bị động trong khi làm việc và đưa ra những đánh giá chuẩn xác về tình hình tài chính của công ty, là cơ sở cho việc ra đời những quyết định tài chính đúng Công ty nên xây dựng một quy trình phân tích đầy đủ 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân tích, giai đoạn tiến hành phân tích và giai đoạn kết thúc phân tích

Trong giai đoạn đầu, công ty cần xác định phải xác định rõ nhu cầu của quá trình phân tích, việc phân tích phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh nào, mục tiêu của quá trình phân tích, phải xác định những nguồn thông tin sẽ sử dụng cho quá trình phân tích, với điều kiện chất lượng thông tin phải đảm bảo chính xác, thời gian phân tìm kiếm những nguồn tài liệu đó được phân bổ cụ thể như thế nào,phương pháp phân tích, số lượng cán bộ cần sử dụng cho quá trình phân tích vào khoảng bao nhiêu là hợp lý, và cũng phải dự tính tổng chi phí cho toàn bộ quá trình phân tích.

Sau khi đã chuẩn bị chu đáo các công việc cần thiết cho quá trình phân tích, công ty tiến hành phân tích đảm bảo đầy đủ các bước như thu thập và xử lý thông tin, tiến hành thẩm vấn trực tiếp kế toán trưởng để khẳng định những thông tin trên báo cáo tài chính chính xác trước khi phân tích, phân tích các số liệu, có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia phân tích trong quá trình phân tích, đưa ra những nhận xét đối với từng chỉ tiêu phân tích Phân tích báo cáo tài chính phải nêu được biến động doanh thu sau thuế, phải chỉ rõ được biến động của các kết quả ròng, phải làm rõ được cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.

Cuối cùng, khi hoàn thành quá trình phân tích, cán bộ phân tích phải lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với những định hướng sửa đổi để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Đồng thời, kết thúc quá trình phân tích, cán bộ phân tích cũng cần trả lời cụ thể những câu hỏi như: khả năng sinh lời và khả năng thanh toán trong ngắn hạn như thế nào; Khả năng sinh lợi và tăng trưởng dài hạn ra sao; Những rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cũng như rủi ro tín dụng của doanh nghiệp được cảnh báo như thế nào; Lợi nhuận trên một cổ phiếu;

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích Để đảm bảo tính khách quan của các kết quả phân tích, cán bộ phân tích cần kết hợp giữa thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên, để có những thông tin kế toán có giá trị thì công ty nên có biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán Công ty cần bổ sung nguồn thông tin sử dụng ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ tài chính để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích tài chính như Báo cáo thu nhập hàng năm của công ty, báo cáo công nợ, báo cáo tình hình mua sắm và sử dụng TSCĐ, báo cáo chi tiết về chi phí,… Đây là những tài liệu rất quan trọng trọng và được sử dụng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định về đầu tư và sử dụng đòn bẩy,…

Với một khối lượng công việc phức tạp cần phải giải quyết, các kế toán viên không thể đảm bảo tránh khỏi những nhầm lẫn trong việc thu thập và phản ánh trên bảng báo cáo tài chính Để khắc khục khó khăn này, hiện nay, việc sử dụng phần mềm kế toán (Fastbook) trong các doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa những sai sót này Không chỉ giúp giảm nhẹ công việc cho kế toán, phần mềm kế toán còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp theo dõi, quan sát, kiểm tra khách hàng, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp

3.2.3 Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích

Công ty cần xây dựng một đội ngũ chuyên trách vấn đề phân tích tài chính.

Số lượng cán bộ không quá nhiều, tránh lãng phí nguồn nhân lực Công ty cần tuyển dụng những cán bộ có thâm niên trong công tác tài chính, không ngừng đào tạo cán bộ chuyên trách thông qua các khoá tập huấn của Bộ tài chính, trung tâm giáo dục của các trường đào tạo chuyên ngành

Hơn nữa, công ty cũng cần tăng cường đào tạo cho Giám đốc, đội ngũ các nhà quản trị tài chính, đội ngũ kế toán, thường xuyên cập nhập những kiến thức kế toán, kiểm toán cũng như phân tích tài chính mới nhất, nhằm sửa đổi phương pháp phân tích hiện có cho phù hợp hơn Ngày nay, khi nền kinh tế đang dao động mạnh, các nghiệp vụ kinh tế ngày càng phức tạp và đa dạng hơn đòi hỏi các nhà phân tích tài chính cần trình độ cao hơn, phân tích những tác động của diễn biến nền kinh tế tới tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nếu chi phí không nhiều, doanh nghiệp có thể cử cán bộ phân tích của mình sang nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia bên đó, sau đó phân tích điều kiện của công ty để chọn lựa phương pháp phân tích hiệu quả nhất.

3.2.4 Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp

Ngoài hai phương pháp truyền thống, công ty nên sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác nữa như phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp được áp dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Điều kiện áp dụng của phương pháp này là mối quan hệ giữa các nhân tố cần đo ảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra, việc sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng tới chỉ tiêu phân tích phải xét cả phương diện số lượng và chất lượng Trình tự thay thế các nhân tố phải tuân theo một nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của việc nghiên cứu, vừa đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố Ưu điểm của phương pháp này là xác định được mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là xem xét ảnh hưởng của các nhân tố là tách rời nên cần được sử dụng với các phương pháp khác.

Ngoài ra, công ty cũng nên sử dụng thành thạo phương pháp phân tích tài chính Dupont bởi vì đây là một phương pháp rất hay được nhiều công ty lớn sử dụng Phương pháp tài chính Dupont sẽ cho thấy ảnh hưởng của từng tỷ lệ tài chính riêng biệt đến tỷ lệ tổng hợp Đây là một nhân tố rất quan trọng giúp nhà quản trị công ty có kế hoạch quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả hơn

3.2.5 Xác định nội dung phân tích đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả nhất.

Ngày đăng: 24/05/2023, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Thị Hương(2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: NXB Kinh tếquốc dân
Năm: 2008
2. Nguyễn Minh Kiều(2006) , Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Kinh tế - Đại học Kinh tế TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXBKinh tế - Đại học Kinh tế TP HCM
3. Nguyễn Hải Sản (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
4. Nguyễn Hữu Tài (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Kinh tế quốc dân.CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG QUỐC TẾ FPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ
Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NXB Kinh tếquốc dân.CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNGQUỐC TẾ FPT
Năm: 2009
2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013 3. Cơ cấu cổ đông công ty năm 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w