1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng quan hệ quốc tế & quan hệ quốc tế ở Châu á

66 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Bài giảng quan hệ quốc tế & quan hệ quốc tế ở Châu Á

Trang 1

QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á

(INTERNATIONAL RELATIONS & IR IN ASIA)

Nguyễn Tiến Lực ĐHKHXH & NV

TP.HCM

Trang 2

MỞ ĐẦU

Phần thứ 1

Nhập môn về Quan hệ Quốc tế

- Sự hình thành và tính chất của bộ môn QHQT

- Đối tượng, nhiệm vụ của bộ môn QHQT

- Phương pháp nghiên cứu QHQT

Phần thứ 2

Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Á

Chương Một: QHQT thời cổ đại: Giao lưu và tiếp nhận văn hoá Chương Hai: QHQT thời trung đại: Chiến tranh và xung đột Chương Ba: QHQT thời cận đại: CNTB phương Tây và châu Á Chương Bốn: QHQT thời hiện đại: thời “chiến tranh lạnh” sau

“chiến tranh lạnh ”

Trang 3

* Tài liệu học tập:

- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại

hội VIII, XIX và dự thảo báo cáo đại hội X, phần nhận định về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại.

-Tổng cục Chính trị, 2003, Quan hệ quốc tế, Giáo trình

đại học, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội

- Khoa Đông phương học, 2003, Nhật Bản trong thế

giới Đông Á và Đông Nam Á, NXB TP Hồ Chí Minh

- Khoa Đông phương học, 2004, 30 năm quan hệ Viẹt

Nam-Nhật Bản, Kết quả và triển vọng, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh

- Lê Văn Quang, 1993, Quan hệ quốc tế Đông Á trong

lịch sử, Tủ sách Đông phương học, ĐHTH TP Hồ Chí

Minh

- Nguyễn Thanh Bình, 2004, Quan hệ Nhật-Trung từ

sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội

Trang 4

ASIA

Trang 5

• Quan hệ quốc tế là tổng hoà các mối liên hệ, quan hệ và tương

tác lẫn nhau giữa các chủ thể (Actor s , Players) cấu thành đời sống quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

• Sự hình thành quan hệ quốc tế là nhu cầu khách quan, thiết

yếu của sự vận động và phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc trong quá trình lịch sử

Trang 6

IR là một môn khoa học nghiên cứu tổng hợp thuộc

khoa học xã hội-nhân văn trong đó chủ yếu là chính trị học, lịch sử và kinh tế học, nghiên cứu về các mối quan hệ giữa những chủ thể (Player, Actor) cấu

thành quan hệ quốc tế

• Trong IR xuất hiện khái niệm Discipline tức là một

lĩnh vực hiểu biết, một vấn đề nghiên cứu hoặc trao đổi, một chuyên ngành ở trường ĐH Mỗi môn khoa học cơ sở, có truyền thống được coi là Discipline, ví

dụ như Chính trị học, Kinh tế học, Lịch sử học, Xã hội học, Nhân học, Tâm lý học…IR là môn nghiên cứu đa ngành Multi-Discipline hay liên ngành Inter-Discipline

Trang 7

Chính trị học (Political Sciences) Chính trị quốc tế Inter-Politics

Kinh tế học (Economics) Kinh tế quốc tế Inter-Economics

KT-CT học

QT Inter-Political Economics

Sử học ( History) Lịch sử QHQT Inter-History

Lịch sử ngoại giao Diplomatic History

Xã hội học (Socialogy) Xã hội học QT

Socialogy of Transnational Relations Nhân học (Anthropology) Nhân học văn hóa Cultural Anthropology Tâm lý học (Psychology) Tâm lý học QT Inter-Psychology

Trang 8

yếu là các quan hệ chính trị-xã hội giữa các chủ thể

Tính lịch sử của IR thể hiện ở chỗ các mối quan hệ

quốc tế luôn gắn liền và có mối liên hệ với các hiện tượng, các sự kiện phong phú và đa dạng khác trong một hỉnh thể của dòng chảy lịch sử, sự vận động, biến đổi xã hội chung của loài người

Trang 9

・ IR có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi

quốc gia và quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay và sắp tới của thời đại.

IR là một nội dụng thiết yếu của mỗi chủ thể quan hệ, và

nó đã được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học

Thông qua giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn các quan hệ quốc tế, góp phần làm cho chúng ta có sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn những vấn đề biến động phức tạp của đời sống quốc tế, từ đó có thái độ ứng xử, hoạt động thực tiễn tích cực và có hiệu quả, đảm bảo cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân

Trang 10

II ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

CỦA IR

1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của khoa học IR các mối

quan hệ của các chủ thể quan hệ quốc tế, các quy luật và vấn đề có tính quy luật trong quá trình vận động, phát triển các mối quan hệ quốc tế của các chủ thể trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

IR nghiên cứu các nhân tố, các điều kiện tác động,

chi phối, các đặc điểm và nội dung của các mối

quan hệ quốc tế, nhìn thấy thực trạng, xu hướng

vận động của các chủ thể và sự kiện một cách đúng đắn.

Trang 11

Các chủ thể quan hệ quốc tế chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là các quốc gia có chủ quyền.Đây là chủ

thể quan hệ chủ yếu, cơ bản nhất cấu thành thực thể chính trị và đời sống quốc tế

Thứ hai là các phong trào chính trị- xã hội lớn trên

thế giới Phong trào này có vị trí, vai trò ảnh hưởng quan trọng trong đời sống quốc tế, được sự quan

tâm rộng rãi của cộng đồng thế giới

Thứ ba là các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực có

vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới

Trang 12

Phạm trù

Phạm trù cơ bản của IR là phạm trù Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền Phạm trù này chỉ ra mối liên hệ cơ bản, chủ yếu trong quan hệ quốc tế

Một phạm trù rất quan trọng của IR là Trật tự thế giới Phạm

trù này phản ánh kết quả của sự tương quan so sánh lực lượng,

tác động lẫn nhau giữa các chủ thể chính trị-xã hội trong đời sống quốc tế

IR còn có hệ thống các phạm trù: lợi ích quốc gia, xu thế quốc

tế, tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, cùng tồn tại hoà bình, hợp tác, liên kết quốc tế, cạnh tranh, độc lập dân tộc, can

thiệp, ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhà nước, thoả hiệp, liên minh, công ước quốc tế, chính sách đối ngoại, đàm phán, quan hệ song phương, quan hệ đa phương, hiệp ước, lễ tân, lễ nghi ngoại giao

Trang 13

Quy luật

Trước hết đó là vấn đề đặt lên hàng đầu lợi ích quốc

gia dân tộc trong giải quyết các quan hệ quốc tế.

Tính quy luật về sự thích ứng của chiến lược đối

ngoại của mỗi chủ thể với đặc điểm tình hình xu thế quan hệ quốc tế và trật tự thế giới.

Tính quy luật trong quan hệ quốc tế về sự quy định

của quan hệ kinh tế quốc tế tới các hình thức khác.

Trang 14

2 Nhiệm vụ IR

Thứ nhất, nghiên cứu sự hình thành, vận động,

biến đổi của các chủ thể trong đời sống quốc tế.

Thứ hai, IR nghiên cứu các mối quan hệ quốc

tế của chủ thể trong các giai đoạn lịch sử và

xu thế của các quan hệ đó trong tương lai

Thứ ba, IR nghiên cứu các quan điểm, chính

sách đối ngoại của các chủ thể

Trang 15

III CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang 16

2 Phương pháp nghiên cứu

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa

Marx- Lenin là phương pháp luận nghiên cứu

của IR.

Phương pháp nghiên cứu đặc thù của IR là phân

tích sự kiện, đánh giá, nhận định, phán đoán và

dự báo khoa học.

Là một khoa học vừa mang tính lịch sử và tính

chính trị, nên trong quá trong quá trình nghiên

Trang 17

QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á

Chương 1

QHQT Ở CHÂU Á THỜI CỔ ĐẠI

- Sự truyền bá và tiếp nhận văn

I Các nền văn minh châu Á

- Văn minh Trung Hoa

- Văn minh Ấn Độ

- Văn minh Lưỡng Hà

Trang 18

1.Văn minh Trung Hoa

Thời cổ đại: văn minh phát triển rực rỡ

- 5000 năm:nhà Hạ trị vì bởi vua Nghiêu (2356-2255 TCN; nhà Thương-Ân: vua Thuấn(2255-2205 TCN)

- Nhà Chu với Văn vương, Võ vương Thời Đông Chu có Xuân Thu (722-479 TCN) và Chiến Quốc (478-221).

- Năm 221 TCN (thế kỷ III TCN) nhà Tần 秦 : thống nhất đất nước, lập nên một đế quốc phong kiến cổ đại hùng mạnh nhất

ở châu Á Sau: nhà Hán 漢 , Tam Quốc, Nam Bắc Triều, Tùy

và Đường

- Văn minh Trung Quốc với “bảo vật” là chữ Hán, tư tưởng

(Nho giáo), chế độ nhà nước và trình độ khoa học-kỹ thuật được truyền bá sang các nước ĐBÁ, ĐNÁ

Trang 19

・ Văn minh: chữ Phạn (Sanskrit), đạo Ấn

(Hindu); đạo Phật, các trường ca >>>truyền bá

sang ĐBÁ và ĐNÁ.

Trang 20

3.Văn minh Lưỡng Hà

・ Văn minh của vùng Tiểu Á-Tây Á nằm giữa hai con sông Tigis và Euphrates

Trang 21

II SỰ TRUYỀN BÁ VĂN MINH

ĐNÁ: văn minh đạo Phật, đạo Hindu

Đạo Phật: Bắc tông và Nam tông; đạo

Hindu:ĐNÁ Ấn độ hóa.

giáo, chế độ luật lệnh.

Trang 22

“Trung Quốc hóa” (Việt Nam, Singapore)

“Ấn Độ hóa” (Nam VN, Lào, Campuchia, Thái, Myanmar)

• “Islam hóa” (Indonesia, Malaysia, Brunei)?

Trang 23

III SỰ TiẾP NHẬN VĂN MINH

 ( Trường hợp Nhật Bản)

• Nhật Bản là có nền văn minh xuất hiện muộn hơn

* Vào thế kỷ VIII-VI TCN: Jomon 縄文

* TK III TCN: Yayoi 弥生

• TKI: Đã có giao lưu TQ-TT-NB:

* Hán thư 漢書 :“người lùn” 倭人 (wajin)

* Hậu Hán thư 後漢書 :Nụy-nô 倭奴 ,cử sứ đến “triều cống” 朝貢 nhà Hán và được vua Quang Vũ ban cho một cái ấn vàng

Trang 24

• Tam quốc có Giao lưu Ngụy-NB: Ngụy chí 魏 志倭人伝 có Yamatai 邪馬台国 Nữ vương Himiko 卑弥呼 Nữ vương được nhà Ngụy

ban cho ấn vàng có khắc 4 chữ “Thân Ngụy

Nụy vương”  親魏倭王

• Vương quốc Yamato 大和 Trung tâm vùng Kinki 近畿 Từ vùng Kinki, vương quốc

Yamato phát triển khắp đất nước Vào thời

Yamato, NB ra sức tiếp thu, giao lưu văn hóa,

kỹ thuật của TT và Trung Quốc

Trang 25

• Thái tử Shotoku 聖徳太子 làm Nhiếp chính: tích cực tiếp thu chế độ luật lệnh, văn hóa TQ, kỹ thuật TT và Phật giáo để phát triển đất nước; bành trướng mạnh mẽ quyền lực của mình ở Triều Tiên, liên minh với

Paekche chống lại Koguryo.

câu: “Thiên tử xứ Mặt trời mọc kính gửi Thiên tử xứ Mặt trời lặn” Ít nhất NB cũng tỏ ra mình là một quốc gia đối đẳng với TQ.

văn minh TQ, tiến hành đại cải cách toàn diện đất

nước.Tuy nhiên, NB đã tiếp thu một cách chọn lọc nền văn minh Trung Quốc để biến nó thành nét riêng của nền văn hóa Nhật Bản.

Trang 26

Tiểu kết

Như vậy, trong thời cổ đại, trào lưu chính

trong quan hệ của các nước châu Á là sự

truyền bá (TQ, ÂĐ) và tiếp nhận văn minh

(NB, ĐNÁ) Trong thời kỳ này, tuy trong nội

bộ các nước luôn có những xung đột nhưng

quan hệ QT ở châu Á chủ yếu là quan hệ giao lưu, truyền bá văn hóa, kỹ thuật và xác lập các quan hệ ngoại giao giữa các nước.

Trang 27

Chương Hai QHQT Ở CHÂU Á THỜI TRUNG ĐẠI

- Ở thời Cổ đại, QHQT châu Á ít có sự xung đột lẫn nhau.

- Tuy nhiên, sau khi nhà Đường của TQ sụp

đổ thì những cuộc xung đột lan rộng ở Trung Quốc, sang cả TT và lôi cuốn Nhật Bản vào vòng xoáy của sự xung đột này.

Trang 28

• TQ rơi vào tình trạng loạn lạc và cứ kéo dài Lịch sử

Trung Quốc gọi là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc 五代

十国 kéo dài 53 năm (907-960) Đó là sự xung đột

giữ nhà Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và

Hậu Chu

• Sự trỗi dậy của các bộ tộc Bắc Trung Quốc Trong đó

chủ yếu là sự trỗi dậy của bộ tộc Khiết Đan 契丹

(Khitan) Khiết Đan:Đông Bắc Trung Quốc và Bắc

Triều Tiên ngày nay Khi nhà Đường suy yếu họ đánh chiếm một bộ phận Đông Bắc Trung Quốc và thiết

lập một nước Khiết Đan Nước này nhiều lần xâm

nhập sâu vào nội địa Trung Quốc và có khi họ chiếm đóng Bắc Kinh Đặt tên là Liêu 遼

Trang 29

• Sau khi Khiết Đan xuất hiện một bộ tôc khác

cũng trỗi dậy ở phía bắc Trung Quốc đó là

người Bắc Tống 北宋 Họ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại bộ tộc Khiết Đan Hai thế lực hùng mạnh này đánh chiếm lẫn nhau nhưng không có ai thôn tín được ai Cuối cùng hai

bên đã đồng ý kết nghĩa thành anh em, nhà

Tống làm anh, Khiết Đan làm em Tuy nhiên, trên thực tế, muốn giữ mối giao hảo đó, hàng năm, nhà Tống phải cống nộp cho Khiết Đan rất nhiều lương thực và vải vóc.

Trang 30

• Vào thời kỳ này ở phía Bắc TT và Đông Bắc TQ có

sự xuất hiện thêm một nước Thần hay Bột Hải 渤海(Parhae) làm cho quan hệ khu vực phức tạp hơn Lợi dụng cuộc nổi dậy của người Khiết Đan, một vị tướng Koguryo bị nhà Đường cầm tù đã trốn tù, chỉ huy một đạo quân, đánh chiếm một khu vực rộng lớn trong

lãnh thổ cũ của vương quốc Phù Dư 扶余 (Puyo) bị Koguryo chiếm Cư dân ở vùng này gồm người TT, Khiết Đan và người Nữ Chân 女真 (về sau thành

người Mãn Châu 満州 )

• Sự ra đời của Bột Hải có ảnh hưởng to lớn đến TT

thống nhất, vì sau khi Shilla đánh đuổi nhà Đường để thống nhất toàn bộ bán đảo TT thì lãnh thổ bị thu hẹp hơn trước nhiều

Trang 31

• Sau khi thống nhất TT, Shilla đã nhanh chóng cải

thiện quan hệ với TQ và NB Đối với nhà TQ, TT

thiết lập quan hệ thân thuộc Đối với NB, TT đã cử sứ đoàn sang NB thiết lập quan hệ hữu hảo Tuy nhiên,

do NB thiết lập quan hệ buôn bán với Bột Hải nhưng Shilla lại thực thi chính sách thù địch với vương quốc này nên quan hệ Shilla và NB bị gián đoạn

• Mặc dầu Shilla đã thống nhất TT nhưng trong nước

hậu duệ của hai vương quốc cũ là Koguryo và

Paekche không ngừng nổi dậy chống lại

Trang 32

• Năm 918, Wang Kon 王建 (Vương Kiến), một tướng của vua Hậu Koguryo nổi lên lật đổ chủ mình và tự lên ngôi, đổi tên nước là Koryo 高麗 (Cao Ly) Sau

đó Wang Kon đem quân chiếm Shilla, tiêu diệt Hậu Paekche, lập ra Koryo thống nhất trên lãnh thổ TT

• Vương quốc Koryo (936-1392):

- sự tranh chấp giữa các thế lực quan văn và võ

- phong trào nông dân khởi nghĩa

> do vậy không có điều kiện để phát triển

Trang 33

• Ở Ấn Độ: Đây là thời kỳ phân liệt giữa các

quốc gia Nam-Bắc.

• Ở NB: Thời kỳ tầng lớp vũ sĩ xuất hiện và

tham gia vào việc tranh chấp quyền lực: hai

dòng họ Taira và Minamoto >> thiết lập quyền lực của vũ sĩ.

Trang 34

II SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA MÔNG CỔ VÀ

QHQT CHÂU Á

• Vào thế kỷ XII có một thế lực mới xuất hiện làm cho

bầu quan hệ ở Đông Á căng thẳng, chiến tranh xảy ra liên miên đó là thế lực Mông Cổ

• Quá trình hình thành ĐQ Mông Cổ gắn liền với

Thành Cát Tư Hãn 成吉思汗 (Tsingis Khan) Thôn tín được nhiều bộ lạc và trở thành Đại Hãn Người

Mông Cổ xuất thân từ các bộ tộc du mục có tài cưỡi ngựa và bắn cung Binh sĩ của Mông Cổ chiến đấu rất dũng cảm chủ yếu họ là kỵ mã do vậy tác chiến của

họ là thần tốc, dũng mãnh nên họ giành thắng lợi

nhanh chóng, ít có thế lực có thể chống lại được

Trang 35

• Quân Mông Cổ được chỉ đạo của Hốt Tất Liệt 忽必

烈 (Kubilai), đã nhanh chóng đánh bại các nước trên lãnh thổ Trung Quốc và thành lập một nước Nguyên

元 Sau đó, Nguyên Mông mở rộng chiến tranh thôn tín sang Ấn Độ, châu Âu, thành lập đế quốc Mông Cổ rộng lớn mà lãnh thổ của nó bao trùm hầu hết châu

Âu và châu Á

• Trong quá trình thôn tín Trung Quốc, Mông Cổ cũng

đã tiến hành các chiến dịch thôn tín Koryo Mông Cổ lôi kéo, mua chuộc, liên minh với Koryo để chống lại các thế lực khác trên lãnh thổ Trung Quốc và bằng

cách đó người Mông Cổ đã từng bước lệ thuộc nước Koryo vào mình

Trang 36

• Từ 1259 trở đi, Mông Cổ trực tiếp chi phối Koryo đặt

các quan lại người Mông Cổ cai trị Koryo, bắt Koryo phải cống hiến những phụ nữ xinh đẹp cho quan lại Mông Cổ và bắt con gái của Mông Cổ lấy người

Koryo để ràng buộc Koryo trong vòng kiểm soát của Mông Cổ

• Sau này, trong quá trình xâm lược Nhật Bản, Mông

Cổ đã huy động một bộ phận lực lượng của Triều

Tiên tham gia, sử dụng lãnh thổ của Triều Tiên làm bàn đạp để tấn công Nhật Bản

Trang 37

• Về Nhật Bản thì từ trước đến nay Nhật Bản chưa hề

bị một thế lực bên ngoài nào đến xâm lược Tuy

nhiên, khi người Mông bành trướng thế lực ra Á-Âu thì Nhật Bản thành mục tiêu xâm lược trực tiếp của

đế quốc này

• 1274 Nguyên Mông huy động 3 vạn quân (người

Mông Cổ, TQ, Triều Tiên), 900 chiến thuyền vượt biển Đông, tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản Quân Nguyên Mông chiếm được một số hòn đảo nhỏ ở

ngoài khơi đảo Kyushu nhưng nhờ Nhật Bản đã tổ chức phòng vệ tốt và tinh thần chiến đấu hăng hái dũng cảm của tầng lớp võ sĩ của Kamakura Bakufu 鎌倉幕府 do dòng họ Hojo 北条 lãnh đạo nên đã cầm cự được với quân đội Nguyên Mông

Trang 38

• Mặt khác, do không tấn công được vào đất liền, quân

Nguyên Mông phải lưu trú trên các thuyền ở ngoài

khơi nên đã bị các trận cuồng phong nổi lên nhấn

chìm nhiều chiến thuyền, gây tổn thất nặng nề, do vậy quân Nguyên Mông phải rút chạy về Đại lục, kết thúc thảm bại cuộc chiến tranh xâm chiếm NB lần thứ 1

• Mặc dù vậy, năm sau 1275, Hốt Tất Liệt vẫn sai sứ

nhà Nguyên sang Nhật Bản thuyết phục Nhật đầu

hàng Lần này, NB bày tỏ sự phản kháng kiên quyết bằng cách giết sứ giả và tích cực chuẩn bị kháng

chiến

• Quân Nguyên thiết lập Đại bản doanh Chinh Đông

Sảnh 征東庁 ở Nam TQ chuẩn bị mở cuộc đại tấn

công mới chinh phục NB

• Năm 1281, Hốt Tất Liệt huy động 13 vạn quân, 4500

chiến thuyền mở cuộc tấn công từ 2 hướng: Nam TQ

và TT vào Nhật

Ngày đăng: 21/05/2014, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w