1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về máy chạy thận nhân tạo

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Máy Chạy Thận Nhân Tạo
Tác giả Đoàn Hữu Phong
Người hướng dẫn ThS. Phạm Phúc Ngọc
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 6,45 MB

Cấu trúc

  • Chương I Tổng quan về sinh lý hệ tiết niệu 4 (4)
    • 1. Tổng quan về thận 4 2. Khái niệm về thận nhân tạo và phương pháp cấy 12 (5)
      • 2.1 Khái niệm về thận nhân tạo 12 (12)
      • 2.2 Cấy thận 13 (13)
      • 2.3 Hỗ trợ của máy với bệnh nhân 16 .1 Lịch sử phát triển 16 .2 Khái niệm 19 .3 Phân loại 19 Chương II: tổng quan về máy chạy thận nhân tạo 22 (0)
    • 1. Giới thiệu chung về máy lọc máu 22 (22)
      • 1.1 Khái niện 22 (0)
      • 1.2 Mục đích sử dụng 25 (25)
      • 1.3 Sơ đồ khối trung 25 (0)
      • 1.4 Hệ thống bảo vệ 30 (30)
      • 1.5 Hệ thống và các tham số điều trị 30 (30)
    • 2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động 37 (37)

Nội dung

Tổng quan về sinh lý hệ tiết niệu 4

Tổng quan về thận 4 2 Khái niệm về thận nhân tạo và phương pháp cấy 12

Thận có hình dẹp của một hạt đậu, chiều dài khoảng 10cm, bề ngang khoảng 5cm và dày khoảng 2,5 cm

Thận nằm ở hai bên cột sống, dựa vào các bắp thịt lưng ở phần trên của bụng và được che chở ở phía trên bằng hoành cách mô và xung quanh bằng các xương sườn Thận được neo vào thành bụng để khỏi di động Ðôi khi, dây neo lỏng lẻo, thận lắc lư vô hại trong bụng.

Mỗi thận được bọc trong một bao xơ và gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần tủy ở bên trong Thành phần hoạt động chính yếu của thận là cả triệu những đơn-vị-thận (nephron) ở trong vỏ và tủy thận Ðây là một hệ thống những ống lọc tuy nhỏ li ti nhưng có khả năng gạn lọc rất tinh vi, công hiệu mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được

Dưới con mắt thường, đơn-vị-thận nom giống như những hạt cát Khi nhìn qua kính hiển vi, chúng có hình dáng của những con sâu, đầu to với nhiều ống vòng soắn suýt lấy nhau (cuộn tiểu cầu-glomerulus) và một thân đuôi dài, rỗng ruột Cuộn tiểu cầu là nơi lọc sơ bộ các chất thải trong máu vào các tiểu quản (tubule) của thận Mỗi ngày, cả một tấn máu được hai trái thận liên tục thanh lọc.Khả năng này nhiều gấp đôi nhu cầu của cơ thể Vì thế, khi một trái thận bị suy thì trái thận khỏe mạnh còn lại có đủ sức làm việc nhiều hơn để giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Hình 1: Mô hình quả thận

Với cả triệu những đơn vị thận để thanh lọc máu, thận có những nhiệm vụ quan trọng như sau:

-Thải ra khỏi cơ thể những phần tử cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm, những chất độc hại, muối khoáng dư thừa Nếu không được loại ra ngoài, các chất này sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho nhiều cơ quan, bộ phận con người, đôi khi đưa tới tử vong

Ure là chất thải chính của sự tiêu hóa chất đạm và được sản xuất ở gan, chuyển sang máu rồi được thận bài tiết ra ngoài cơ thể

Số lượng trung bình của ure trong máu là từ 8-25mg/100cc Trên mức độ này là có hại cho cơ thể, một tình trạng mà khoa học gia Hy lạp khi xưa gọi là “Nước tiểu máu”(uremia).

Duy trì mức độ nước trong cơ thể cố định dù là nước luôn luôn ra, vào cơ thể theo nhịp điệu khác nhau, lúc nhiều lúc ít Nếu nhiệm vụ này bị rối loạn, nước sẽ được giữ lại, đưa tới phù nước dưới bàn chân, hoặc ứ nước trên vùng bụng.

Mỗi ngày có khoảng từ 160 tới 180 lít nước chạy qua thận nhưng chỉ có từ 1-1.5 lít được thải ra ngoài (nước tiểu) Khoảng 98% nước được thận tái hấp thụ, đưa trở lại máu

-Giữ lại các huyết bào và các chất dinh dưỡng trong huyết tương như acid amine, chất đạm, glucose, khoáng chất

-Ðiều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể Chất acid đến từ thực phẩm, kiềm từ các loại thuốc như thuốc chống acid bao tử

-Duy trì sự cân bằng của các khoáng chất như potassium, sodium Nếu chỉ hơi cao là potassium đã đủ làm cho tim ngưng đập

-Sản xuất các chất kích thích tủy tạo hồng huyết cầu, như chất erythropoietin -Giữ huyết áp bình thường Rất nhiều trường hợp cao huyết áp là hậu quả của thận suy.

Thận suy khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt động Suy thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính

Suy cấp tính xẩy ra rất nhanh vì huyết áp đột nhiên xuống rất thấp sau khi cơ thể bị chấn thương trầm trọng hoặc do biến chứng của phẫu thuật, trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc trong các bệnh nặng Ðây là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được điều trị liên tục tại bệnh viện Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,thận có thể phục hồi được khả năng vài tuần hoặc vài tháng, sau cơn hiểm nghèo.

Trong suy thận kinh niên, khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, tiểu đường, cao huyết áp, đa nang thận Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần thận nhân tạo hoặc thay ghép thận.

Sau đây là một số nguyên nhân có thể đưa tới suy thận: a Nguyên nhân ở phía trên thận như sự giảm khối lượng nước ngoài tế bào trong các trường hợp phỏng nặng, đi tiểu nhiều, xuất huyết, trướng bụng nước, giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan, tác dụng hại của một số hóa chất, dược phẩm b Từ trái thận trong các bệnh của bệnh thận, do nhiễm trùng thận, thương tích thận, do tác dụng xấu của hóa chất dược phẩm lên thận, trong bệnh tiểu đường, cao huyết áp Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc chống đau như aspirin, phenacetin là một trong những nguyên nhân thường thấy. c Các yếu tố tới từ phía dưới thận như sạn tiết niệu, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối loạn các khả năng của bàng quang, sưng nhiếp tuyến

Hậu quả của suy thận: a Khi thận suy, chất thải ure, creatinine sẽ tràn ngập máu, mất cân bằng giữa nước và các chất điện phân, kali lên cao, calci giảm, chất đạm thất thoát Ure là sản phẩm phân hủy chính trong sự chuyển hóa của chất đạm và được thận lọc bài tiết ra ngoài Tích tụ ure trong máu khi bị suy thận sẽ đưa tới buồn nôn, ngủ lịm, suy nhược cơ thể và có thể tử vong nếu không được điều trị b- Thiếu hồng cầu: Thận tiết ra hormon erythropoietin để kích thích tủy sản xuất hồng huyết cầu Khi thận suy, hormon nay giảm và đưa tới thiếu hồng cầu Hồng cầu chở oxy tới các tế bào Thiếu oxy, tế bào không sử dụng được năng lượng từ thực phẩm, do đó người bệnh dễ bị mệt mỏi, da xanh nhợt Thận nhân tạo không phục hồi được khả năng sản xuất kích thích tố này của thận. c- Loạn dưỡng xương thường thấy ỏ 90% bệnh nhân suy thận đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh Nguyên do đưa tới rối loạn là thận không duy trì được mức độ bình thường của calcium và phosphore trong máu Xương trở nên mỏng, yếu, thay đổi hình dạng và dễ gẫy d- Rối loạn giấc ngủ Rối loạn này rất thường thấy ở người suy thận, lọc máu Bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngây ngất, buồn rầu, rối loạn giờ giấc ngủ, đau nhức cơ thể, bồn chồn đ- Ngứa ngoài da trong khi hoặc sau khi lọc máu, vì ure huyết quá cao e- Ðau nhức xương khớp vì chứng thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis: chất đạm trong máu lên cao, đóng vào khớp xương và gân gây đau nhức, cứng khớp

Phương pháp lọc máu với thận nhân tạo được áp dụng khi khả năng loại bỏ chất phế thải và nước dư trong máu của thận chỉ còn khoảng từ 5 tới 10% so với mức độ bình thường.

Suy thận cấp tính không đáp ứng với điều trị thì lọc máu có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn cho tới khi thận hoạt động trở lại Suy thận kinh niên thì phải lọc máu suốt đời, nếu không được thay ghép thận.

Giới thiệu chung về máy lọc máu 22

Máy lọc máu được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện nay IEC 60601-2 -16 của máy thận nhân tạo Trên thực tế các thông số điều trị có thể kiểm soát được bởi hệ thống (ví dụ như độ dẫn, mức siêu lọc) Hệ thống theo dõi hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận cảm nhận, hệ thống điện và bộ vi xử lý Chức năng của hệ thống bảo vệ được kiểm định kỳ trước mỗi lần vận hành Khi có các trục trặc được phát hiện trong quá trình kiểm tra trước khi vận hành thì máy sẽ không thể hoạt động. Trước khi nối máy với bệnh nhân cần xác định sự vận hành chính xác và nhịp nhàng giữa hệ thống kiểm soát và hệ thống theo dõi, người sử dụng cần đối chiếu giữa thông số hiển thị tại thanh giá trị với thông tin hiển thị Thanh giá trị biểu diễn các giá trị cài đặt, giá trị thực tế, các giá trị giới hạn báo động đối với hệ thống kiểm soát Nếu phát hiện sự không phù hợp giữa hai hệ thống thì hãy báo cho kỹ sư.

Hệ thống theo dõi sẽ giúp máy làm việc trở nên an toàn đối với bệnh nhân, các thông số điều trị sẽ nằm trong các giá trị giới hạn báo động Điều đó có nghĩa là hệ thống theo dõi có thể dừng bơm máu, kẹp đường máu trở về, không cho dịch lọc vào quả lọc và báo động cho người vận hành bằng âm thanh và đèn báo Đối với hệ thống kiểm soát siêu lọc, áp lực siêu màng (TMP) được sử dụng như một hệ thống theo dõi Giới hạn báo động đối với TMP phụ thuộc vào giá trị hệ số

UF của màng lọc và tốc độ siêu lọc mong muốn và được cài đặt.

TMP = ( Pb out – Pd out ), trong đó Pb out là áp suất tĩnh mạch và Pd out là áp suất đo được trong chất dịch phân tách Và giới hạn báo động là -100mmHg đến 500mmHg.

Nhằm mục đích bảo vệ bệnh nhân không bị mất máu ra ngoài thì máy có bộ phận theo dõi áp lực tĩnh mạch Hệ thống sẽ hoạt động theo sự thay đổi của áp lực tĩnh mạch ví dụ khi áp lực giảm xuống dứơi giá trị giới hạn báo động Khi có hiện tượng máu chảy ra ngoài thì áp lực đường tĩnh mạch sẽ giảm xuống dưới giá trị giới hạn báo động Để tránh mất máu ra ngoài một điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả các điểm nối của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể phải chặt và an toàn, vị trí của kim chọc mạch máu phải đúng vị trí và chắc chắn Giới hạn giá trị báo động áp lực thấp nên được đặt càng gần với giá trị áp lực tĩnh mạch càng tốt. Người vận hành nên theo dõi sát giá trị này.

Hệ thống theo dõi áp lực tĩnh mạch có tác dụng bảo vệ bệnh nhân không bị mất máu ra ngoài Hệ thống đo lường được tự động kiểm tra tới 0 mmHg trước mỗi lần điều trị Hơn thế nữa người sử dụng được hướng dẫn để kiểm tra sự dò rỉ máu của màng lọc.

Hệ thống phát hiện dò máu được sử dụng bằng bộ phận cảm nhận so màu tự động phát hiện có máu hay không thông qua tính trong suốt của dịch thải Nếu hệ thống không phát hiện ra các tình trạng này thì máy sẽ không thể thực hiện điều trị.

Bộ phận phát hiện khí nhờ hệ thống cảm nhận bằng sóng siêu âm được điều khiển bằng bộ phận vi xử lý, các thông tin sẽ được chuyển đến hệ thống và hệ thống theo dõi Hệ thống sẽ được kiểm tra trước mỗi lần điều trị.

Ngoài ra hệ thống có cơ cấu điều chỉnh tốc độ siêu lọc là volumetric để đảm bảo lượng dịch lấy ra từ bệnh nhân một cách chính xác Hệ thống được trang bị bằng hai máy tính hoạt động độc lập nhau nhưng đều có mục đích mang lại sự an toàn cho bệnh nhân đó là hệ thống điều khiển và hệ thống bảo vệ Trước mỗi lần vận hành thì quá trình tự kiểm tra được hoàn thành để kiểm tra cho toàn bộ hệ thống bảo vệ Hệ thống dễ dàng và đơn giản cho việc vận hành:

+ Giá trị thiết lập báo động được hiển thị bằng màu đỏ

+ Giá trị đo hiển thị màu xanh

+ Tốc độ UF có thể được tính toán tự động thông qua gía trị thiết lập thể tích UF và thời gian UF

Cho đến nay có các loại máy thận nhân tạo như COBE, TORAY, NIPRO, AK95…

Riêng đối với máy COBE hiện nay hầu như không sử dụng vì độ an toàn không cao và vì độ chính xác thấp, Toray được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì độ chính xác cao, độ ổn định và dễ sửa chữa và thay thế, AK95 và Nipro là loại máy mới hiện nay hoạt động chính xác gần như tối đa, có thể quan sat dữ liệu trên máy hoặc quan sát từ xa, dễ dàng nâng cấp nhưng chưa được ưa chuộm vì khó sửa chữa và làm việc chưa ổn định.

Hệ thống máy Gambro được thiết kế để lọc máu cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ Máy lọc máu gồm 3 phần chính : Phần lọc máu, phần dịch, và phần điều khiển Các phần chính này kết hợp với nhau để thực hiện chức năng như quả thận của bệnh nhân, lấy ra các độc tố và bù một số chất cho bệnh nhân Trong mỗi phần lại gồm rất nhiều khối và chức năng khác hoạt động mật thiết với nhau. Chính vì vậy máy lọc máu được coi là một thiết bị quan trọng hiện nay.

1.3 Sơ đồ khối chung a Đơn vị máu

Dialyzer Bệnh nhân Đơn vị máu được thiết kế để điều khiển và giám sát hệ thống tuần hoàn máu ngoài cơ thể qua dialyzer, điều khiển thêm heparin vào máu trước khi phân tách để chống đông máu trong ống, màng dialyzer, kim xi lanh Điều trị bằng kim đơn hoặc kim đôi được thực hiện bằng một bơm máu Các kim này có thể dùng một lần Phần máu gồm các chức năng chính sau:

 Sự điều chỉnh dòng máu

 Sự quan sát áp suất máu tĩnh mạch

 Sự quan sát áp suất máu động mạch

 Sự điều chỉnh dòng heparin

 Hệ thống đèn liên quan tới đường động mạch và tĩch mạch b Đơn vị dịch Đơn vị dịch được sử dụng để cung cấp dịch lọc phân tách (với độ chính xác về nhiệt độ và độ dẫn) từ nước và dung dịch, và để vận chuyển chất lỏng qua quả lọc (dialyzer) Đơn vị dịch duy trì dòng dialysis qua dialyzer bằng sự điều khiển siêu lọc (UFC) Máy lọc máu hoạt động có thể dùng dung dịch là acetate hoặc là bicarbonate, nhưng hiện nay dịch Bicarbonate dùng chủ yếu vì dịch acetate có nhược điểm là trong quá trình điều trị thì nó không hấp thụ trực tiếp vào máu như dịch Bicarbonate mà phải qua chức năng chuyển hoá của gan, quá trình tẩy uế phải được thực hiện sau mỗi lần điều trị, có hai cách tẩy uế thông thường hay dùng đó là tẩy uế bằng nhiệt và bằng hoá chất Đơn vị dịch gồm các chức năng chính sau đây.

 Quan sát áp suất đầu vào

 Sự quan sát và điều chỉnh nhiệt độ

 Sự quan sát và điều chỉnh độ dẫn

 Sự điều chỉnh dòng và áp suất khí

 Sự đo và điều chỉnh UF

 Sự phát hiện dò máu

 Quá trình đo PH trong chất lỏng c Phần panel điều khiển

Nhờ công nghệ hiện đại mà các chức năng điều khiển được tóm gọn trên panel vận hành ( nhờ giao thức UFC và module điều khiển) Giao thức UFC hiển thị các tham số đang vận hành, các trạng thái, các thông tin báo động, ngoài ra nó còn được dùng để nhập và hiển thị và các thông sửa chữa Thời gian và thông tin chính xác thông qua các kí tự hiển thị trên panel điều khiển:

+ Hệ thống hiển thị thời gian phân tách, thời gian xả, rửa và thời gian UF trong suốt quá trình phân tách.

+ Thanh hiển thi đưa ra các cấu trúc đơn giản về các rắc rối trong các sự cố thường gặp.

+ Giá trị độ dẫn có thể thay đổi trong quá trình phân tách tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân.

=> Tính chất an toàn điện của hệ thống được phân thành loại B lớp I

Có thể chia panel vận hành thành 5 nhóm logic Panel là một bề mặt phẳng bao gồm

 39 nút nhìn thấy và 4 nút không nhìn thấy

 8 thanh biểu đồ hiển thị (LED)

 Hiển thị vừa số vừa chữ (LCD)

Màng thấm (Cellophane) được chia làm hai ngăn, một ngăn sẽ được điền đầy bởi máu, một ngăn sẽ được điền đầy bằng dung dịch chắc chắn chứa khoáng và nước Cellophane được gọi là màng thấm và có một số vật chất có thể thấm qua, đi qua hoặc không

Bình thường máu chứa đến 90% nước Các phân tử nước trong hai ngăn sẽ đi qua dễ dàng Tuy nhiên máu cũng chứa các tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, protein, mỡ, đường, các khoáng ( chất điện ly, Na, K, Ca, Mg, Cl, bicarbonate và phosphate), các sản phẩm cặn bã như urê, creatinine, axit uric và các thành phần khác Các tế bào hồng cầu và bạch cầu quá to để đi qua màng thấm (cellophane) vì vậy chúng bị chặn lại ở ngăn máu Cũng đúng với cả phân tử mỡ và protein. Tuy nhiên các chất điện phân là các phân tử có kích thước nhỏ nên chúng có thể đi qua tự do hoặc đi có hướng Các phần tử trong dung dịch có độ dịch cao chảy qua màng thấm tới nơi có các phân tử trong dụng thấp hơn cho tới khi số phân tử ở hai ngăn của màng thấm bằng nhau.

Sơ đồ và nguyên lý hoạt động 37

2.1 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của phần máu

Các khối liên quan trong sơ đồ gồm

+ Kẹp tĩnh mạch, động mạch, bộ phát hiện dò máu

+ Bộ điều chỉnh, đo áp suất động mạch, tĩnh mạch

Hình 3: Lưu đồ khối phần máu

-Máu động mạch được đưa vào qua thiết bị kẹp đường động mạch (arterial line c lamp) Trong suốt quá trình điều trị kẹp đường động mạch luôn luôn mở.

- Hệ thống cảnh báo áp suất động mạch được sử dụng để đưa ra báo động nếu áp suất trở nên quá thấp Ví dụ, nếu kim hoặc đường máu động mạch bị đông máu, một báo động sẽ đựơc đưa ra ( Bơm máu dừng) Báo động sẽ hoạt động nếu có sự tăng áp suất âm giữa bệnh nhân và bơm máu.

+ Thay đổi vị trí của kim động mạch

+ Một nút trên đường động mạch giữa bệnh nhân và bơm máu

- Chức năng của bơm máu động mạch để duy trì dòng máu phù hợp Máu được lấy ra khỏi bệnh nhân, tiến về dialyzer và sau đó quay trở lại bệnh nhân Bơm máu sẽ dừng nếu nắp bơm mở Nếu cần thiết thì máu có thể trở về bệnh nhân bằng bơm tay và chỉ có thể quay bơm theo chiều kim đồng hồ (trường hợp mất điện ).

- Mục đích của bơm heparin là đưa heparin vào máu nhằm chống đông máu Có thể sử dụng được với các loại ống tiêm (syring) khác nhau Nhưng tốt nhất là dùng loại ống tiêm tiêu chuẩn ISO 7886 Báo động được đề cập khi ống tiêm trống hoặc đường heparin bị tắc Các tham số heparin có thể điều chỉnh bằng việc ấn nút Heparin Nếu chống đông không đầy đủ sẽ dẫn tới các hậu quả sau: + Không đảm bảo hiệu quả cuộc lọc.

+ Có thể có nguy cơ gây các cục máu đông cho bệnh nhân.

+ Làm giảm chức năng phát hiện khí của bộ phận cảm nhận vì hiện tượng đông máu tại bầu tĩnh mạch.

-Bộ chuyển đổi áp suất tĩnh mạch (venous pressure transducer) dùng để đo áp suất máu tĩnh mạch Đèn trong nút bấm áp suất tĩnh mạch sáng và còi âm thanh báo động nếu báo động hoạt động và áp suất máu tĩnh mạch ở ngoài giới hạn báo động Nếu có một báo động xảy ra thì dòng chảy của máu dừng

-Nếu áp suất tĩnh mạch quá cao, các nguyên nhân có thể do

+ Nếu có sự tắc nghẽn sau buồng tĩnh mạch

+ Thay đổi trong vị trí bệnh nhân

-Nếu áp suất tĩnh mạch quá thấp, nguyên nhân có thể do

+ Thay đổi vị trí của bệnh nhân

-Bộ rò không khí có chức năng sau:

Nếu không khí được phát hiện trong máu hoặc nếu mức máu trong buồng tĩnh mạch quá thấp, báo động được đưa ra và dòng máu sẽ dừng (bơm máu và bơm heparin dừng và đường kẹp tĩnh mạch đóng) Buồng tĩnh mạch hoạt động như buồng giãn nở để làm đều áp suất màng rung Khi báo động rò không khí thì đèn báo động sáng đồng thời âm thanh báo động phát ra Đèn sẽ nhấp nháy khi bộ rò không khí không phát hiện không khí tại bất cứ thời gian nào Người vận hành phải reset lại hệ thống báo động bằng việc ấn vào nút Air detecter Chú ý phải ấn nút đó trong khoảng 3s

-Bộ phận nhận cảm priming xác định nếu có máu trong đường máu tĩnh mạch. Nếu không phát hiện có máu trong đường tĩch mạch thì quá trình điều trị không thể bắt đầu.

Máu được di chuyển trở lại bệnh nhân qua đường kẹp tĩnh mạch Đường kẹp tĩnh mạch thông thường mở nhưng khi có một sự kiện báo động từ bộ rò không khí hoặc bộ chuyển đổi áp suất tĩnh mạch thì đường kẹp tĩnh mạch đóng.

Các thành phần bên ngoài của phần máu. a Bộ rò không khí (Air detector )

Bộ rò không khí bao gồm một máy phát và một máy thu siêu âm được gắn lên đầu (head) Phần đầu của bộ rò không khí được điều chỉnh để thay đổi đường kính của buồng từ ( 18-30) mm Bộ rò không khí liên hệ tới board BM I/O và driver board thông qua hai cáp. b Bộ chuyển đổi áp suất tĩnh mạch ( venous pressure transducer) Đơn vị máu được trang bị với hai bộ chuyển đổi áp suất được kết nối tới một trạm, hai bộ chuyển đổi áp suất được dùng để đo áp suất máu tĩnh máu Bộ chuyển đổi áp suất được gắn trên board chuyển đổi áp suất, board chuyển đổi áp suất này liên hệ trực tiếp tới board MB I/O thông qua bộ kết nối boarrd Bộ chuyển đổi áp suất được kết nối tới bộ chuyển đổi áp suất tĩnh mạch dạng ống nối thông qua một ống nhỏ. c Bộ chuyển đổi áp suất động mạch (arterial pressure transducer)

Máy lọc máu có thể được trang bị bằng một bộ chuyển đổi áp suất thứ hai, có tên là bộ chuyển đổi áp suất động mạch Áp suất này sẽ hiển thị trên bảng động mạch Bộ chuyển đổi được sử dụng cho quá trình đo áp suất động mạch chính xác hoặc bất cứ áp suất nào Bộ chuyển đổi áp suất được gắn trên board chuyển đổi áp suất, board này liên hệ trực tiếp tới bảng BM I/O thông qua bộ kết nối dạng board. d Đơn vị bơm máu ( Blood pump unit ) Đơn vị bơm máu bao gồm:

+ Môtơ một chiều 24V với bộ mã hoá về tốc độ

+ Phần vỏ của bộ rò Đơn vị bơm máu (trừ ống bơm) được gắn ở phía sau của tấm Môtơ, phần vỏ của bộ rò và vị trí bảng mạch kết nối tới bảng BM I/O thông qua các bộ kết nối và các cáp.

Hệ thống bơm máu sử dụng ống bơm để lấy máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân rồi đi qua quả lọc rồi trở lại bệnh nhân, tốc độ lấy máu thông qua ống bơm có thể điều chỉnh bằng núm định vị ở dưới bơm máu.

Mạch điều khiển bơm máu

Hệ thống bơm máu gồm chiết áp điều khiển tốc độ, công tắc đóng /mở, bơm máu, mạch điều khiển mô tơ, cầu chì 2A, transistor điều khiển bơm máu Tốc độ mô tơ bơm máu được điều khiển bằng điện áp và dòng hồi tiếp từ tải Mạch điện cảm nhận và khuếch đại bất cứ sự thay đổi tới chiết áp điều chỉnh tốc độ bơm và sau đó thay đổi tốc độ mô tơ Mô tơ bơm máu là mô tơ một chiều, tốc độ tỷ lệ với điện áp phần ứng ( armature voltage) Dòng phần ứng tăng theo torque loading mà nó gây ra sự giảm tốc độ mô tơ khi không có hồi tiếp Bộ điều khiển sử dụng hồi tiếp dương để nhận biết dòng và điều chỉnh điện áp mô tơ để bù cho sự thay đổi Sự điều chỉnh duy trì tốc độ mô tơ gần như không đổi trên phạm vi tải mô tơ ở mức bình thường và cung cấp tốc độ dòng máu Tốc độ dòng máu tỷ lệ với chiết áp thiết lập Bơm tốc độ cao được điều chỉnh tương tự với bơm tốc độ thấp Sự khác nhau về tốc là do bánh răng của mô tơ Mạch giới hạn mô men quay có tác dụng bảo vệ quá tải Trước khi Torrque vượt quá khoảng 40 inch,mạch giới hạn torrque nhận biết dòng phần ứng đã tăng và đóng bơm máu Bộ điều khiển transisstor bị đóng cho tới khi mạch điều khiển được reset bằng chuyển mạch bơm máu dừng và sau đó phản lại, tăng cường cho quá trình bảo vệ bằng một cầu chì 2A (là các cuộn dây lò xo từ mắc nối tiếp) J4 được dùng để điều chỉnh cửa sổ thiết lập báo động phù hợp với thước suất.

Hình 3: Mạch điều khiển bơm máu e B ơm Heparin ( Heparin pump)

Bơm heparin phân phát heparin tới ống máu Bơm là một xi lanh thông thường mà nó được đẩy bởi một mô tơ điều khiển Trong tất cả các thiết bị thì tốc độ có thể điều chỉnh được Thường thường một liều ban đầu của heparin được đưa ra khi quá trình điều trị bắt đầu sau đó bơm heparin phân phát heparin cho tới một giờ trước khi kết thúc Chú ý không phải tất cả các bệnh nhân cần heparin liên tục Trong trường hợp một bệnh nhân sau khi giải phẫu hoặc một loại khác của sự rò rỉ máu thì heparin được sử dụng là rất hạn chế hoặc là không dùng Để tránh việc đóng cục trong dialyzer thì dialyzer được xúc nhẹ với 100cc nước muối mỗi giờ Mặc dù máu trong dialyzer có thể đóng cục, nhưng trừ khi bệnh nhân có lượng máu thấp không đủ yêu cầu điều trị ( quá trình liều heparin sẽ có thể tăng khi có thể ). Đơn vị bơm Heparin bao gồm các thành phần sau:

+ Bơm tiêm có đường kính giới hạn nằm giữa (10-30) mm

+ Vị trí board của bơm Heparin

+ Chiết áp điều chỉnh bơm Heparin

Mô tơ bước, vị trí bảng bơm Heparin và chiết áp điều chỉnh bơm heparin liên hệ tới board BM I/O thông qua các cáp Sau đây là sơ đồ khối của mạch bơm heparin

Hình 5: Sơ đồ khối mạch bơm Heparin

Hệ thống bơm Heparin bao gồm chiết áp điều khiển tốc độ heparin và công tắc đóng / mở định vị ở phía trước panel, hệ thống mạch điện trên J4 CCA, và một mô tơ bước và hệ thống truyền động định vị bên ngoài phần panel Hệ thống điều khiển bơm heparin biến đổi tốc độ thiết lập bơm heparin thành xung mà xung này tác động vào nguồn flip flop Flip flop luân phiên đặt vào mỗi guồng của mô tơ bước Khi sự tác động được thay đổi từ một guồng tới các guồng khác thì mô tơ quay thông qua 0.005 độ Chiết áp của bơm heparin hiệu chuẩn tốc độ xung phù hợp với tốc độ thiết lập trên panel để phân phát LED 1 được kích hoạt xung ở 1/2 tốc độ của mô tơ bước và biểu thị cho mạch điều khiển được vận hành f Bộ cảm nhận Priming

Ngày đăng: 22/05/2023, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w