1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh hiệu quả trên ph dịch dạ dày của ranitidine liều 100mg với 200mg tiêm tĩnh mạch trước mổ ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu bụng

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Hiệu Quả Trên pH Dịch Dạ Dày Của Ranitidine Liều 100mg Với 200mg Tiêm Tĩnh Mạch Trước Mổ Ở Bệnh Nhân Phẫu Thuật Cấp Cứu Bụng
Trường học Bệnh viện Việt Đức
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • 1.1. giải phẫu và sinh lý dạ dày (3)
    • 1.1.1. Giải phẫu dạ dày. 3 1.1.2. Thành phần dịch vị. 3 1.1.3. Vận động của thực quản - dạ dày.4 1.2. Sự rỗng của dạ dày (3)
  • 1.3. Trào nguợc phổi (7)
    • 1.3.1. Định nghĩa trào ngợc phổi 6 1.3.2. Nôn 8 1.3.3. Các điều kiện gây trào ngợc phổi 8 1.3.4. Nguy cơ 9 1.4. Sinh lý bệnh của trào ngợc (0)
    • 1.4.1. Hậu quả do mẩu thức ăn. 10 1.4.2. Hậu quả do tính acid. 10 1.4.3. Hậu quả do vi khuẩn. 11 1.5. Phòng ngừa trào ngợc (12)
    • 1.5.1. Nhịn ăn12 1.5.2. Thuốc kháng acid. 13 1.5.3. ức chế Histamin-2 13 1.5.4. Anticholinergic. 16 1.5.5. Metoclopramide. 16 1.6. Kĩ thuật gây mê phòng ngừa trào ngợc (16)
  • 1.7. Ranitidine (24)
    • 1.7.1. Thành phần và cơ chế 19 1.7.2. Dợc lực học 19 1.7.3. Dợc động học 20 1.7.4. Chỉ định và chống chỉ định 21 1.7.5. Tơng tác thuốc 21 1.7.6. Tác dụng không mong muốn 22 1.7.7. Liều lợng và cách sử dụng 23 Chương 2. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 26 2.1. Đối tợng nghiên cứu (24)
    • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 26 2.2. Phơng pháp nghiên cứu (30)
  • 2.5. Xử lý số liệu (37)
  • 2.6. Khía cạnh đạo đức đề tài (37)
  • Chương 3. Kết quả nghiên cứu 34 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu (3)
    • 3.1.1. Phân bố về tuổi: 34 3.1.2. Ph©n bè vÒ giíi: 34 3.1.3. Phân bố về chiều cao, cân nặng, BMI. 35 3.1.4. Phân bố về nghề nghiệp. 36 3.1.5. Phân loại theo ASA 37 3.1.6. Phân loại theo nguyên nhân mổ cấp cứu. 38 3.1.7. Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật: 39 3.1.8. Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật: 39 3.2. Tác dụng của Ranitidine lên pH dịch dạ dày (38)
    • 3.2.1. Thời gian từ tiêm thuốc đến khởi mê. 40 3.2.2. Thay đổi pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc theo thời gian. 41 3.2.3. Sự thay đổi tỷ lệ bệnh nhân có pH<2.5 (pH “nguy cơ”) sau tiêm (43)
    • 3.3.1. Thay đổi về huyết động và hô hấp sau khi tiêm thuốc. 49 3.3.2. Các tác dụng không mong muốn của ranitidine: 51 3.4. Tỷ lệ trào ngợc, thở máy kéo dài và tử vong (52)
  • Chương 4. Bàn luận 53 4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu:.....................................................53 4.1.1. Phân bố về tuổi: 53 (30)

Nội dung

giải phẫu và sinh lý dạ dày

Giải phẫu dạ dày 3 1.1.2 Thành phần dịch vị 3 1.1.3 Vận động của thực quản - dạ dày.4 1.2 Sự rỗng của dạ dày

Dạ dày là đoạn co giãn to nhất của ống tiêu hoá nối thực quản ruột Dạ dày gồm có: tâm vị, điểm nối giữa dạ dày và thực quản, bao gồm cả lỗ tâm vị, lỗ này có nếp niêm mạc tạo thành van barkov, phình vị là phần cao nhất của dạ dày hình chỏm cầu thường xuyên có một túi khí, tiếp theo là thân vị, hang vị và môn vị.

Thể tích dạ dày thay đổi lúc no hay đói từ 2- 2.5 lít Mặt trong của dạ dày có những nếp gấp tạo thành rãnh, ở đây có nhiều đường bài xuất của các ống tuyến đổ vào [6].

Dịch vị là sản phẩm bài tiết của tuyến dạ dày Ngoài những tuyến bài tiết nhầy nằm hoàn toàn ở bề mặt trong của dạ dày Niêm mạc dạ dày còn có hai tuyến ống rất quan trọng đó là tuyến dạ dày và tuyến môn vị.

 Tuyến dạ dày: nằm ở vùng thân và đáy dạ dày bài tiết HCl, pepsinogen và yếu tố nội.

 Tuyến môn vị: nằm ở hang vị bài tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, đôi khi cũng tiết một Ýt pepsinogen và hormon gastrin.

Dịch vị được bài tiết suốt ngày đêm (khoảng 50ml/giờ) tiết nhiều trong bữa ăn Dịch vị tinh khiết là chất lỏng trong suốt, quánh, pH =1, thành phần chính gồm các enzym tiêu hoá, acid HCl và yếu tố nội.

*) Nhóm các enzym tiêu hoá

Pepsin được tế bào chính bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen Trong quá trình tiêu hoá pepsinogen được hoạt hoá bởi HCl tạo ra pepsin và chính pepsin vừa đuợc tạo ra sẽ cùng HCl hoạt hoá tiếp những phân tử pepsinogen khác Pepsin phân giải protid thành chuỗi polypeptid gọi là proteoza và pepton (10-12 acid amin), nó còn tiêu huỷ collagen tạo điều kiện cho các men tiêu hoá khác thấm sâu vào khối thức ăn.

*) Nhóm các chất vô cơ:

Acid HCl do tế bào viền tiết ra, nhằm tạo pH cần thiết cho việc hoạt hoá pepsin và sự hoạt động của pepsin với pH tối thuận HCl phá vỡ vỏ bọc của những sợi cơ, thuỷ phân cellulose, và sát khuẩn trong thức ăn Ngoài ra HCl còn tham gia vào sự bài tiết vận động đóng mở môn vị, tâm vị.

Các chất vô cơ khác gồm natricacbonat, phosphat, clorua nhưng số lượng các chất này Ýt.

*) Các chất nhầy: Bản chất hoá học là glucogen và mucopolysacarid do tế bào cổ tuyến bài tiết tạo nên một màng nhầy làm cho sù di chuyển của khối thức ăn trong dạ dày dễ dàng, đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân hoá học

*) YÕu tố nội: bản chất là mucoprotein rất quan trọng với hấp thu vitamin

*) Gastrin bản chất là glyprotein trong niêm mạc dạ dày có khả năng gắn với Fe2 + [7]

1.1.3 Vận động của thực quản - dạ dày

1.1.3.1 Sự nuốt: là 1 hiện tuợng sinh lý học phức tạp xảy ra qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn nuốt chủ động.

Nhiều đặc điểm của hệ thống tiêu hoá giúp cho việc tránh trào ngược thức ăn vào trong khí quản Trong giai đoạn đầu, giai đoạn nuốt chủ động, thức ăn di chuyển từ miệng xuống hầu nhờ sự cử động của luỡi và vòm miệng Khi thức ăn đến hầu họng thì toàn bộ quá trình tiếp theo là thụ động.

Sự kích thích các vùng receptor xung quanh hầu làm khởi xướng cho giai đoạn hầu họng, trong giai đoạn đó khẩu cái mềm di chuyển lên trên để bảo vệ thức ăn không bị sặc qua lỗ mũi sau.

1.1.3.2 Vận động của dạ dày:

Dạ dày có 3 chức năng chính:

- Trộn thức ăn với các dịch tiêu hoá.

- Co bóp dồn thức ăn xuống ruột.

Thành dạ dày không quá rắn chắc có thể phình ra, bình thường dạ dày có thể chứa được 100-1500ml thức ăn Trường hợp đặc biệt có thể chứa 6000ml

[37], [57] Dạ dày co bóp khoảng 20giây/lần, sự co bóp Êy giúp cho việc trộn các chất trong dạ dày Các thành phần đã được trộn này được dạ dày co bóp (yếu nhưng đủ) đẩy thức ăn từ phình vị đến hang vị Ở đây các sóng nhu động mạnh hơn xuất hiện khoảng 20giây/lần (có thể tới 50-70cm nước) Đây là những sóng đầu tiên chịu trách nhiệm đẩy thức ăn xuống ruột [1], [57].

1.2 Sự rỗng của dạ dày:

Thời gian cần thiết để thức ăn di chuyển qua dạ dày rất quan trọng đối với các nhà gây mê Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự làm rỗng của dạ dày nên để dự đoán dạ dày của bệnh nhân rỗng hoàn toàn là rất khó khăn Sự đau đớn, lo lắng, thuốc an thần giảm đau, thuốc mê đều có thể làm chậm thời gian làm rỗng của dạ dày [33], [36], [37] Các thức ăn rắn trôi chậm hơn so với dịch lỏng, thức ăn nhiều calo trôi chậm hơn các thức ăn Ýt calo Các thành phần tăng áp lực thẩm thấu hoặc giảm áp lực thẩm thấu trong dạ dày đều di chuyển chậm hơn bình thường Gastrin và motilin các chất phó giao cảm kích thích nhu động dạ dày trong khi colectystokinin ức chế nhu động dạ dày Gastrin và motilin cũng có ảnh hưởng quan trọng khác, gastrin kích thích tiết dịch vị và làm tăng sự co bóp của cơ tâm vị và làm giãn môn vị, motilin làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị Các bệnh như tiểu đường, phù, loét dạ dày, viêm ruột, béo phì, ngay cả rối loạn điện giải cũng làm giảm nhu động dạ dày [32], [65] Ở bệnh nhân bình thường thức ăn trong dạ dày di chuyển vào tá tràng sau từ 4 - 6 giê Tuy nhiên dù bệnh nhân có nhịn ăn uống hoàn toàn trong thời gian Êy dịch dạ dày vẫn tiếp tục được tiết ra khoảng 50ml/giờ và tình trạng chấn thương, đau đớn, lo lắng, sử dụng các thuốc an thần giảm đau, các bệnh lý, các tật ổ bụng đều được xem như nguyên nhân làm ức chế sự làm rỗng của dạ dày Vì vậy để xác định thời điểm dạ dày rỗng hoàn toàn sau bữa ăn một cách tuyệt đối là gần như không thể Một số bác sĩ quan sát được một số bệnh nhân nôn ra thức ăn chưa được tiêu hoá sau 24h sau bữa ăn[20].

Trào nguợc phổi

Hậu quả do mẩu thức ăn 10 1.4.2 Hậu quả do tính acid 10 1.4.3 Hậu quả do vi khuẩn 11 1.5 Phòng ngừa trào ngợc

Sự tắc nghẽn cấp tính đường thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu động mạch và gây tử vong ngay lập tức vì vậy việc nhanh chóng lấy dị vật trong đường thở, cung cấp oxy cho bệnh nhân và việc đặt nội khí quản là những công việc cần thiết để cứu sống bệnh nhân.

1 Dịch chứa trong dạ dày

2 áp lực dạ dày thắng cơ thắt tâm vị

3 Lợng dịch trào ngợc đủ lớn

1.4.2 Hậu quả do tính acid

Mendelson đã mô tả một cách cụ thể sự khác biệt khi gây trào ngược các dịch acid và không acid trong nghiên cứu trên thỏ [58] Ông ghi nhận đối với trào ngược phổi dịch HCl, các vật thí nghiệm xuất hiện các triệu chứng tương tự như ở người Triệu chứng xanh tím và rối loạn hô hấp xuất hiện ngay lập tức Tử vong xảy ra sau 10 phút đến vài giờ với biểu hiện sùi bọt hồng ở đường hô hấp trong giai đoạn cuối Ngược lại với trào ngược nước muối hoặc nước cất bình thường hoặc các dịch đã được trung hoà thì các con vật cũng trải qua giai đoạn xanh tím và rối loạn hô hấp nhưng ngắn, sau đó vài giờ sẽ trở về bình thường và tiếp tục hoạt động bình thường

Khái niệm về pH và tính acid của dịch trào ngược đã được Roberts và Shirley đưa ra từ năm 1974 trong một nghiên cứu trên khỉ nâu[69] Kết quả đã được suy ra trên người để xác định những bệnh nhân có “nguy cơ” trào ngược phổi cho những nghiên cứu tiếp theo sau này Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng nếu có sự hiện diện của các mẩu thức ăn sẽ làm tăng CO2 máu, toan chuyển hoá và viêm phổi là những hậu quả có hại của hít sặc dịch acid Trào ngược dịch acid có thể kết hợp với tổn thương do mẩu thức ăn gây nên phản ứng viêm trung tâm (do dịch acid) và những phản ứng loại vật thể lạ ra khỏi cơ thể (do thức ăn).

*) Dịch acid : Những thực nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về trào ngược từ 2- 4 ml/kg dịch acid HCl vào phổi của vật thí nghiệm với nồng độ HCl < 1,8 sẽ gây ra tử vong rất nhanh cho vật thí nghiệm [46], [58].Sau khi giỏ giọt acid sẽ ngấm vào phổi trong vòng 12 - 18 giây dẫn đến những vùng xẹp phổi lốm đốm, trong vòng 3 phót sau đó có sự mở rộng của vùng xẹp phổi, về mặt mô học có sự phá vỡ hàng rào phế nang mao mạch một cách rõ rệt và sau đó xung huyết rất mạnh thành phế nang Sự phù kẽ nhẹ và có nhiều cấp độ của xung huyết trong phế nang, sau 4 giờ các dấu hiệu này trở nên mạnh mẽ, tuy nhiên sự hoại tử thường không xuất hiện và cấu trúc phổi vẫn được giữ không giống như việc hít sặc các mẩu thức ăn có tính acid.

Về mặt sinh lý học sự giảm oxy máu xảy ra sớm nhất và mạnh nhất gây ra đáp ứng mạnh nhất sau khi trào ngược dịch acid Sự phá huỷ mô gây ra phá huỷ lớp surfactant, tổn thương phế nang và xẹp phổi Sự mất dịch thứ phát xảy ra do bỏng phổi và tổn thương phổi tổng hợp có thể gây thiếu khối lượng tuần hoàn và tụt huyết áp Tăng áp lực động mạch phổi cũng có thể xuất hiện nhanh hầu hết là hậu quả của phản xạ co mạch khi thiếu oxy [24], [46], [48].

*) Dịch không acid : Về mô học, khi phổi tiếp xúc với dịch hít vào với pH > 2,5 thì Ýt thấy sự bất thường, thỉnh thoảng có sự thay đổi do quá trình viêm bao gồm tăng bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào Sự trào ngược các dịch không acid gây giảm rõ ràng ngay lập tức PaO2 và giảm tỉ lệ thông khí trên tưới máu Trừ khi trào ngược một lượng lớn thể tích nếu không giá trị shunt sẽ trở về bình thường trong vòng 4 – 6 giờ và PaO2 về bình thường sau 24giờ Sự thay đổi của PaO2 là rất Ýt và huyết áp động mạch cũng vậy [59].

1.4.3 Hậu quả do vi khuẩn

Dịch dạ dày không vô trùng mà chứa rất nhiều vi khuẩn khác nhau Trào ngược mang theo các dịch có chứa vi khuẩn vào phổi và gây viêm phổi Các nhiễm trùng phổi mắc phải cộng đồng có nguyên nhân là các vi khuẩn kị khí. Hỗn hợp giữa vi khuẩn kị khí và yếm khí được tìm thấy sau những nhiễm khuẩn trong bệnh viện: vi khuẩn mủ xanh, Klebsiella và Ecoli gây ra hầu hết các viêm phổi do Gram (-) trong khi tụ cầu là nguyên nhân chính gây viêm phổi do Gram (+) [24], [46], [48], [59] Các nguyên nhân này không thay đổi trong nhiều năm, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, được coi là nguyên nhân chính gây nên tử vong của viêm phổi sau mổ

1 Giảm thể tích và độ acid dạ dày

2 Phòng sự tăng áp lực dạ dày đột ngột

3 Tránh sự giảm trương lực cơ thắt tâm vị

Hình1.2 Cơ chế phòng ngừa trào ngược phổi

Nhịn ăn12 1.5.2 Thuốc kháng acid 13 1.5.3 ức chế Histamin-2 13 1.5.4 Anticholinergic 16 1.5.5 Metoclopramide 16 1.6 Kĩ thuật gây mê phòng ngừa trào ngợc

Nhiều nghiên cứu đã cố xác định và so sánh thể tích dịch dạ dày của bệnh nhân sau những khoảng thời gian nhịn ăn khác nhau và trong những điều kiện khác nhau [67], [70] Đối với bệnh nhân mổ phiên khoẻ mạnh việc uống dịch trong đến 2 giờ trước mổ đã chứng minh không gây hậu quả làm tăng thể tích dịch dạ dày ngay cả bệnh nhân ngoại trú[42], [69] Các tác giả cũng gợi ý rằng không có sự nới lỏng hướng dẫn nhịn ăn cho các thức ăn rắn

(6 giê) Trong truờng hợp mổ cấp cứu cần tránh tất cả các thức ăn và đồ uống trong vòng 6 giê [34] Điều này là rất khó thực hiện trong cấp cứu do tính cấp thiết của phẫu thuật với tính mạng bệnh nhân Thêm vào đó chính tình trạng chấn thương, đau, lo lắng, thuốc an thần giảm đau, các bệnh lý đặc biệt các tật ổ bụng cũng làm thời gian làm rỗng dạ dày chậm lại Ngoài ra các chấn thương đặc biệt cũng làm vấn đề kiểm soát đường thở trở nên khó khăn và tăng nguy cơ trào ngược [15], [45], [72] Có trường hợp nhà gây mê quan sát được bệnh nhân nôn ra thức ăn từ 24 giờ trước [29].

Năm 1999 ASA đã đư ra khuyến cáo về thời gian nhịn ăn cần thiết trước mổ cho các bệnh nhân mổ phiên hiện vẫn được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng [74] Nhưng hiện vẫn chưa có quy trình thống nhất về quá trình nhịn ăn cho bệnh nhân mổ cấp cứu Bên cạnh đó tính chất cấp cứu của phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân làm cho nhiều tác giả coi tất cả các bệnh nhân mổ cấp cứu đều là bệnh nhân dạ dày đầy dù đã nhịn ăn trên 6 giê.

Các thuốc kháng acid dự phòng cho bệnh nhân nguy cơ được sử dụng từ rất lâu đặc biệt trong gây mê sản khoa [69] Mặc dù đã chứng minh được thành công trong việc làm tăng pH của dịch dạ dày nhưng chính các thuốc kháng acid dạng có hạt khi bị trào ngược cũng gây tổn thương phổi về mô học và sinh lý trên diện rộng [21] Về mô học có các thay đổi do tình trạng viêm và phản ứng chống lại vật thể lạ trong đuờng thở tương tự như trong trào ngược acid HCl Các hạt nhỏ của thuốc kháng acid được tìm thấy trong các bệnh phẩm giải phẫu bệnh và được cho là nguyên nhân gây tổn thương phổi

Việc sử dụng 30 ml 0,3M cirtrat ( Bisitra) hoặc 2 viên Alka Seltzer trong

30 ml nước đã chứng minh có hiệu quả tăng pH dịch dạ dày sau 15 -20 phót sau uống Và các kháng acid dịch trong là lựa chọn tốt hơn kháng acid có hạt. Holdsworth [39] và cộng sự tìm ra rằng kháng acid dạng dịch trong hiệu quả hơn dạng hạt và khi quay quay bệnh nhân từ phải sang trái sau đó từ trái sang phải thì sự pha trộn còn hiệu quả hơn Muối cirtrat có hiệu quả từ 1-3 giê, trong truờng hợp mổ dài hơn thì liều tương tự có thể được dùng tiếp qua sonde dạ dày Tuy nhiên, sử dụng các thuốc dự phòng đường uống nói chung và thuốc kháng acid nói riêng trong cấp cứu là rất khó thực hiện Hiện nay các thuốc này chỉ chủ yếu dùng dự phòng trào ngược trong gây mê sản khoa.

Histamin kích thích tiết acid HCl, hoạt động này bị kích hoạt gián tiếp bởi receptor histamin-2 [18], [50], [53].

Cimetidine là một thuốc kháng H2 làm giảm cả tính acid và thể tích dịch dạ dày được sử dông rất sớm trên lâm sàng [23], [54] Thời gian bán thải của cimetidin khoảng 2 giờ Thuốc bị đào thải qua thận trong vòng 24 giê sau uống, thời gian tồn tại trong huyết thanh tăng lên trong truờng hợp suy thận. Nồng độ thuốc trong máu cần thiết cho hoạt động hiệu quả là 0,5 mcg/ ml và cần từ 45 - 60 phót sau dùng thuốc với bất kì đường sử dụng nào: đường uống, đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch [4], [24].

Hình 1.3 Cơ chế tác dụng của thuốc Ức chế Histamin-2

Ranitidine là một thuốc kháng H2 mới hơn có cấu trúc hoá học khác cimetidine nhưng hiệu quả tương tự cimetidine lên dạ dày Paul W Harris và cộng sự năm 1984 [63] so sánh hiệu quả của ranitidine liều 50mg và 100mg và cimetidine 300mg với kết quả vượt trội của ranitidine liều 100mg so với liều 50mg và với cimetidine, ranitidine được hấp thu nhanh chóng và đạt đỉnh trong huyết tương sau khi dùng khoảng 60-90 phút Hiệu quả kéo dài hơn cimetidine từ 6-8 giê Francis và Kwik [32] cho bệnh nhân mổ phiên uống ranitidine làm pH dịch dạ dày > 2,5 trong 13/14 trường hợp nghiên cứu nhưng chỉ tăng 7/18 trường hợp bệnh nhân nhóm chứng, thể tích dịch dạ dày cũng giảm tương tự Maile và Francis [26] thấy liều đơn 100mg 1- 2 giê truớc mổ cho 93% hiệu quả trong khi liều 50mg cho 68% hiệu quả tăng pH >2,5 và thể tích dịch dạ dày < 25ml Nghiên cứu của Maltby [40] năm 1987 ở 100 bệnh nhân mổ phiên uống 150mg ranitidine có hoặc không cho thấy chỉ 4% bệnh nhân có pH < 2,5 và 12% bệnh nhân có thể tích dịch dạ dày > 25ml kể cả bệnh nhân có dùng cùng 150ml nước hoặc dịch trong Năm 1990 ông tiến hành một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả của ranitidine sử dụng một mình và khi kết hợp ranitidine với 30ml muối citrat 0,3M hoặc 10mg hoặc metoclopramide [42] hoặc cả 2 loại trên Kết quả là nhóm chỉ dùng ranitidine có hiệu quả tăng pH dịch dạ dày > 2,5 và giảm thể tích dịch dạ dày < 25ml ở hơn 95% bệnh nhân, ở các nhóm phối hợp các thuốc khác còng cho kết quả tương tự Khi so sánh hiệu quả của ranitidine liều 50mg và omeprazole 40mg đường tĩnh mạch Tripathi [18] thấy 92,5% bệnh nhân đều có pH dịch dạ dày

>2,5 ở nhóm Ranitidine và 97,5% ở nhóm omeprazone Nhưng một nghiên cứu khác của Gouda và cộng sự năm 2004 [35], của Hendenstom và cộng sự năm 1995 [38] lại cho thấy không có sự khác biệt vễ hiệu quả của 2 thuốc này Khi so sánh hiệu quả của ranitidine với một số ức chế bơm proton mới khác như rabeprazole, lanzoprazole tác giả Kahoru Nishina [51] nhận thấy hiệu quả của ranitidine tốt hơn rất nhiều trong việc làm tăng dộ pH và giảm thể tích dịch dạ dày. Ưu điểm của ranitidine so với cimetidine là thời gian tác dụng dài hơn, Ýt tác dụng phụ hơn và ảnh hưởng lên chuyển hoá của các thuốc khác Ýt hơn

[2], [23], [28] Các biến chứng và phản ứng phụ liên quan đến sử dụng cimetidine rất nhiều nhưng hầu hết chỉ xảy ra khi sử dụng cimetidine lâu dài mà hiếm khi xảy ra khi sử dụng 1- 2 liều Một vấn đề lớn đối với các nhà gây mê là việc tiêm nhanh cimetidine vào tĩnh mạch có thể gây mạch nhanh, tụt huyết áp và có thể ngừng tim [23] Tác dụng phụ trên tim mạch của cimetidine rất nguy hiểm đặc biệt với bệnh nhân nặng, cimetidine cũng làm ảnh hưởng tới chuyển hoá của các thuốc khác do ảnh hưởng vào các microxom chuyển hoá thuốc hoặc giảm lưu lượng máu đến gan từ 25 - 30%. Thay đổi các microxom chuyển hoá thuốc làm chậm thải trừ warfarin, diafepam, phenytoin, theophynline, propranolol Giảm tưới máu gan làm chậm thải trừ propranolol và lidocaine[2] Nghiên cứu của Kim năm 1983[5] chỉ ra rằng liều đơn cimetidine đường uống làm giảm nửa lượng lidocaine cần thiết gây co giật ở 50% các con chuột thí nghiệm Cuối cùng thì FDA (hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) vẫn chưa phê duyệt sử dụng cimetidine để dự phòng hội chứng hít sặc dịch acid

Dùng Atropine và glycopyrolate cũng làm giảm độ acid dịch dạ dày nhưng Ýt hiệu quả hơn thuốc ức chế H2 và thuốc kháng acid [73] Hơn nữa cả hai loại thuốc này đều làm giảm áp lực cơ thắt tâm vị, vì vậy mặc dù anticholinergic và glycopyrolate có thể được sử dông cho các mục đích khác nhưng hầu như không có tác dụng nào trong phòng chống hội chứngMendelson [54].

Thuốc có tác động cả trung ương và ngoại biên kích thích sự làm rỗng của dạ dày và tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới [27] Về trung ương thuốc đối kháng với dopanime, về ngoại biên nó tác động kích thích acetylcholine vì vậy mà tăng nhu động của dạ dày và ruột non và làm tăng áp lực cơ thắt tâm vị, giãn môn vị và tá tràng Tuy nhiên hiệu quả làm giảm thể tích dạ dày trước mổ của metoclopramide vẫn còn được tranh cãi Holdward và Sharp chứng minh tác dụng của thuốc ở phụ nữ có thai trong khi Cohen [27] thì cho là không Gugler và cộng sự đã đưa ra nhưng bất lợi của việc sử dụng cimetidine kết hợp với metoclopramide Cùng với cimetidine thì metoclopramide vẫn chưa được FDA phê chuẩn là thuốc dùng dự phòng trước mổ Giá trị của metoclopramide như một thuốc dự phòng trước mổ để giảm thể tích dịch dạ dày vẫn còn là câu hỏi

1.6 Kĩ thuật gây mê phòng ngừa trào ngược [8], [9], [11], [12], [43], [57]

Khởi mê nhanh nhằm rút ngắn tối đa khoảng thời gian nguy hiểm (từ khi bệnh nhân ngừng thở đến khi đặt được nội khí quản) và nghiệm pháp Sellick được coi là biện pháp hữu hiệu trong phòng tránh trào ngược trong lúc khởi mê.

Quá trình khởi mê nhanh được tiến hành theo thứ tự như sau:

- Chuẩn bị bệnh nhân và các phương tiện như các truờng hợp khởi mê thông thường với các lưu ý:

+ Đặt đầu và cổ bệnh nhân ngửa tối đa nếu loại trừ chấn thương sọ não và chấn thương tuỷ cổ.

+ Chuẩn bị giãn cơ khử cực hoặc rocuronium.

+ Luồn sẵn mandrin vào ống nội khí quản.

+ Theo dõi liên tục bão hoà oxy mao mạch

- Phải có ba nguời tham gia: người sẽ đặt ống nội khí quản, nguời làm nghiệm pháp Sellick, nguời thứ ba tiêm thuốc khởi mê.

- Không tiền mê, cho bênh nhân thở oxy 100% qua mask trong vòng 3 -

5 phút hoặc hít sâu 3 - 5 lần với oxy 100 %

- Tiêm thuốc khởi mê nhanh (< hơn 1 phót) theo thứ tự sau:

 Fentanyl liều thấp 1- 2 mcg/kg nếu cần.

 Thiopental (2 - 3mg/kg), hoặc propofol(1,5 - 2mg/kg), hoặc ketamin (trong trường hợp rối loạn huyết động nặng).

 Succinylcholin (1- 2mg/kg), hoặc rocuronium (1mg/kg).

- Không thông khí áp lực dương trong giai đoạn khởi mê.

Nghiệm pháp Sellick[72]: Truớc khi khởi mê nguời làm nghiệm pháp dùng ngón cái và ngón trỏ tìm và giữ lấy sụn nhẫn Ngay khi bắt đầu tiêm thuốc mê dùng ngón trỏ Ên trên sụn nhẫn, Ên thẳng góc từ truớc ra sau, Ên mạnh dần và đạt mức độ tối đa ngay khi bệnh nhân mất tri giác áp lực Ên phải đủ mạnh( tương đương 3-4 kg ) và liên tục cho đến khi đặt được nội khí quản, bơm cuff và xác định chắc chắn ống nội khí đã nằm đúng chỗ Xác định vị trí của nội khí quản bằng cảm giác ống nội khí quản đi qua thanh môn, nghe kiểm tra và theo dõi trên máy capno

- Tiến hành bộc lộ bằng đèn soi thanh quản sớm khi giãn cơ đủ thời gian.

- Thao tác đặt nội khí quản nhanh bơm cuff ngay và kiểm tra vị trí của ống.

- Thông khí ngay bằng bóp bóng oxy 100% truớc khi lắp máy thở.

Khởi mê nhanh và nghiệm pháp Sellick là những thao tác bắt buộc khi gây mê cho bệnh nhân có hoặc nghi nghờ có dạ dày đầy Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy nghiệm pháp Sellick gây phản xạ mở cơ thắt tâm vị, làm thông dạ dày- thực quản Vì vậy nếu kỹ thuật này đuợc thực hiện không đúng hay áp lực Ên không đủ mạnh và theo quy cách để có thể làm bít tắc hoàn toàn thực quản ở phía dưới thì trào ngược không những không phòng tránh được mà còn dễ xuất hiện hơn

Thông khí qua mask có thể vẫn cần thiết trong khởi mê đối với trưòng hợp phải dùng giãn cơ không khử cực hoặc đặt nội khí quản khó có thời gian ngừng thở kéo dài đặc biêt khi SpO2 < 90% Trong trường hợp này thông khí bằng bóp bóng cần được thực hiện với tần số nhanh và thể tích lưu thông thấp tránh đẩy thêm khí vào dạ dày Nghiệm pháp Sellick vẫn được tiến hành bình thường cho tới khi đặt xong khí quản và bơm cuff.

Ranitidine

Thành phần và cơ chế 19 1.7.2 Dợc lực học 19 1.7.3 Dợc động học 20 1.7.4 Chỉ định và chống chỉ định 21 1.7.5 Tơng tác thuốc 21 1.7.6 Tác dụng không mong muốn 22 1.7.7 Liều lợng và cách sử dụng 23 Chương 2 Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 26 2.1 Đối tợng nghiên cứu

*) Hoạt chất chính: ranitidine chlorhydrate dạng base

*) Cơ chế tác động: Kết hợp hoàn toàn và chọn lọc thụ thể H2 trên biểu mô dạ dày, ức chế sự tiết dịch dạ dày bình thường và khi bị kích thích, làm giảm cả về mặt thể tích cũng như các thành phần acid và pepsin của dịch dạ dày.

 Tác động trên sự tiết acid: Ranitidine chỉ tác động trên sự tiết acid hoạt hoá bởi histamine, thuốc không ảnh hưởng đến sự tiết acid hoạt hoá bởi pentagastrin.

 Tác động trên gastrin huyết thanh: Với liều 150mg 2 lần một ngày, trong 8 tuần, lượng serum gastrin có khuynh hướng tăng, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường và sẽ trở về môi trường kiềm sau khi ngừng thuốc Vì vậy cơ chế phản ứng ngược vẫn không bị ảnh hưởng.

 Tác động trên pepsin: ranitidine không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và lượng pepsin tiết ra.

 Tác động trên màng nhầy dạ dày: Ranitidine làm tăng đáng kể glyceroglucolipids trong dịch tiết màng nhầy, giúp làm lành ổ loét.

 Tác động trên yếu tố nội: Với liều điều trị trên lâm sàng ranitidine không ảnh hưởng đến lượng yếu tố nội trong huyết tương, do đó không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.

 Tác động trên chức năng gan: Ranitidine không ức chế chức năng hỗn hợp hệ thống oxygenase liên kết cytocrome P450 của gan nên không làm tăng tác dụng của các thuốc được hoạt hóa bởi các men này, bao gồm diazepam, lidocaine, phenytoin, propanolol, theophyline và warfarin, nghĩa là không tương tác với các thuốc này.

 Hấp thu: dạng uống (khả dụng sinh học) 50% hấp thu không bị ảnh hưởng bởi các thức ăn hoặc các thuốc kháng acid Dạng tiêm bắp hấp thu tốt 95%, dạng tiêm tĩnh mạch là 100%.

 Ảnh hưởng lên sự tiết acid về đêm: ranitidine không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày vào ban ngày thể tích acid tiết vào ban ngày là 2.5 l Liều 150mg Zantac uống vào lúc đi ngủ cho lượng acid tiết về đêm bằng 73 - 92% so với ban ngày liều 300mg cho lượng acd tiết về đêm bằng

84 - 95% Hoạt động của acid trong 24 giờ dưới tác dụng của Zantac 150mg và 300mg lần lượt là 63% và 62%.

Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được trong vòng 120 phót sau khi uống Sự hấp thu qua đường uống bị giảm không đáng kể bởi thức ăn hay các thuốc kháng acid Thời gian bán hủy trung bình của ranitidine vào khoảng 2 giờ Ranitidine được đào thải qua thận chủ yếu dưới dạng tự do và một lượng nhỏ dưới dạng các chất chuyển hóa Chất chuyển hóa chính là N-oxyde và còng một phần nhỏ hơn là S-oxyde và demethyl ranitidine Sự thu hồi trong nước tiểu sau 24 giờ của ranitidine tự do và chất chuyển hóa chính của nó là vào khoảng 40% với dạng thuốc uống.

Ranitidine được hấp thu nhanh chóng sau khi tiêm Nồng độ tối đa trong huyết tương thường đạt được trong vòng 15 phót Ranitidine được đào thải qua thận chủ yếu dưới dạng tự do và một lượng nhỏ dưới dạng của chất chuyển hóa Chất chuyển hóa chính là N-oxyde, một phần nhỏ hơn là S- oxyde và demethyl ranitidine Sự thu hồi trong nước tiểu sau 24 giờ của ranitidine tự do và chất chuyển hóa chính của nó là vào khoảng 75% sau khi tiêm tĩnh mạch.

1.7.4 Chỉ định và chống chỉ định

*) Chỉ định: Loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, viêm thực quản do trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison và các bệnh cần giảm sự tiết dịch vị và acid tiết ra như sau: dự phòng xuất huyết dạ dày từ sự loét do bị stress ở bệnh nhân bệnh nặng, dự phòng xuất huyết tái phát ở bệnh nhân có loét xuất huyết dạ dày và trước khi gây mê toàn thân ở bệnh nhân được xem như có nguy cơ hít sặc acide trong hội chứng trào ngược, đặc biệt bệnh nhân sản vào lúc chuyển dạ (hội chứng Mendelson) Bệnh nhân ghép thận.

*) Chống chỉ định: Quá mẫn với ranitidine.

Ranitidine không ức chế hệ thống men oxygenase có chức năng liên hợp với cytochrome P450 của gan Vì vậy, ranitidine không làm tăng tác dụng của các thuốc bị oxy hoá hay làm bất hoạt bởi men này Các thuốc này bao gồm diazepam, lidocaine, phenytoine, propranolol, theophylline và warfarine.

Thuốc tiêm Zantac tương thích với các dịch truyền tĩnh mạch sau: NaCl0,9%, dextrose 5%, NaCl 0,18% và dextrose 4%, sodium bicarbonate 4,2% và dung dịch Hartmann Mặc dù các nghiên cứu về tính tương hợp chỉ được thực hiện với các túi dung dịch tiêm truyền polyvinyl chlorure (trong bao bì thủy tinh cho sodium bicarbonate) và bộ dây tiêm truyền polyvinyl chlorure Tất cả hỗn hợp ranitidine và dịch truyền không dùng đến nên được loại bỏ 24 giờ sau khi pha chế.

1.7.6 Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng ngoại ý được báo cáo cũng như các tai biến trong thử nghiệm lâm sàng hay trong việc kiểm soát thông thường ở các bệnh nhân được điều trị với ranitidine là rất hiếm Mối liên quan trong nhiều trường hợp với việc điều trị bằng ranitidine không được xác định Các thay đổi thoáng qua trong xét nghiệm chức năng gan có thể xảy ra Đôi khi có những báo cáo về triệu chứng viêm gan có hồi phục (viêm tế bào gan, viêm đường mật trong gan hay phối hợp cả hai) có hay không có vàng da.

Chứng giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra và hồi phục trở lại khi ngõng thuốc.

Một sè trường hợp hiếm gặp nh: mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, đôi khi có bất sản tủy đá còng được báo cáo.

Các phản ứng quá mẫn (mày đay, hoa mắt chóng mặt, co thắt phế quản, hạ huyết áp) hiếm khi xuất hiện sau khi dùng ranitidine theo đường tiêm và đường uống Tuy nhiên, các phản ứng này đôi khi cũng xảy ra với một liều duy nhất.

Nhịp tim chậm cũng được báo cáo tuy nhiên rất hiếm gặp.

Nhức đầu, đôi khi trầm trọng và chóng mặt được báo cáo xảy ra ở một phần rất nhỏ bệnh nhân Có một vài báo cáo về các triệu chứng cơ quan sinh dục (sưng hoặc khó chịu) ở đàn ông dùng ranitidine, những trường hợp đó cần tạm dừng thuốc để xác định nguyên nhân gây bệnh.

1.7.7 Liều lượng và cách sử dụng

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 26 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 26 2.2 Phơng pháp nghiên cứu

 Có chỉ định phẫu thuật bụng cấp cứu.

 Không có tiền sử bệnh lý dạ dày tá tràng.

 Không sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến thể tích và pH dịch dạ dày.

 Không có chống chỉ định hoặc tiền sử dị ứng ranitidine.

 Chưa được phẫu thuật ở nơi khác.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Bệnh nhân quá kích thích không hợp tác.

 Không hút được dịch qua sonde dạ dày hoặc trong mổ kiểm tra thấy sonde dạ dày không đúng vị trí

 Phẫu thuật viên yêu cầu dồn dịch từ ruột lên dạ dày.

 Không thu thập đủ số liệu nghiên cứu, thông tin không rõ ràng

 Phương pháp tiến cứu can thiệp mù đơn có đối chứng.

 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứư được tiến hành tại khoa Khám bệnh cấp cứu và phòng mổ cấp cứu Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3/2009 đến tháng 9/2009.

Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể: n =  

P : tỷ lệ pH < 2.5 (ước tính từ một nghiên cứu trước, p = 0.667) Δ : khoảng sai lệch mong muốn (Δ = 0.1) α : mức ý nghĩa thống kê (α = 0.05)

Z : giá trị z thu được ứng với α = 0.05 (Z = 1.96)

2.3.Thuốc và phương tiện nghiên cứu:

 Thuốc zantac (ranitidine hydrochloride) ống 50mg (25mg/ml) của hãng Glaxo SmithKline dùng dung dịch NaCl 0,9% để pha

 Máy đo pH: The pHep Family của Đức và các dung dịch chuẩn

 Sode dạ dày 2 nòng (Slem-Sump).

 Thuốc tê Xylocaine 20% dạng xịt

 Máy theo dõi (monitoring) mạch, huyết áp, nhịp thở , độ bão hoà oxy máu mao mạch (SpO2).

 Bơm 50ml để hút dịch dạ dày

 Các thuốc và các phương tiện theo dõi và cấp cứu khác.

Các bệnh nhân ngay khi có chỉ định mổ cấp cứu bụng tại phòng khám cấp cứu Bệnh viện Việt - Đức sẽ được chính người nghiên cứu khai thác hỏi bệnh tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc, thời gian của bữa ăn cuối cùng, cân nặng, chiều cao.

2.4.2 Khám lâm sàng và giải thích bệnh nhân

 Khám đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cùng phẫu thuật viên.

 Người nghiên cứu giải thích cho bệnh nhân về nghiên cứu và mời bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu sau khi giải thích và được sự đồng ý của bệnh nhân.

 Tiến hành nghiên cứu song song việc hoàn tất hồ sơ, xét nghiệm, liên hệ bàn mổ cho bệnh nhân tại phòng mổ cấp cứu.

90 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu chia thành 2 nhóm 1 cách ngẫu nhiên: Nhóm 1 và nhóm 2

 Gây tê hầu họng bằng Xylocaine 20% dạng xịt.

 Đặt sonde dạ dày loại 2 nòng (Salem- Sump) sè 14 -18 Vị trí đúng của sonde trong dạ dày được đánh giá bằng nghe kiểm tra hót ra dịch dạ dày, cố định sonde.

 Tiến hành hút dịch dạ dày qua sonde khi bệnh nhân nằm ngửa và tư thế nghiêng trái nếu tình trạng bệnh lý của bệnh nhân cho phép Đo pH dịch dạ dày lần 1 (T0) bằng máy đo pH bỏ túi của hãng Hanna instrument (The pHep Family của Đức)

 Tiêm ranitidine (Zantac) tĩnh mạch:

 Nhóm 1: Dùng một liều ranitidine (Zantac)100mg pha trong NaCl0,9% vừa đủ 20ml tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phót.

 Nhóm 2: Dùng một liều ranitidine (Zantac) 200mg pha trong NaCl 0,9% vừa đủ 20ml tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phót.

 Tiếp tục lÊy mẫu rồi đo pH dịch dạ dày tại các thời điểm 1 giê, 2 giê, 3 giê, 6 giê, 10 giê sau tiêm thuốc.

Tất cả các bệnh nhân đều được vô cảm bằng phương pháp gây mê nội khí quản theo phác đồ sau: Khởi mê nhanh kết hợp nghiệm pháp Sellick

- Chuẩn bị bệnh nhân và các phương tiện như các truờng hợp khởi mê thông thường nhưng lưu ý:

+ Đặt đầu và cổ bệnh nhân ngửa tối đa nếu loại trừ chấn thương sọ não và chấn thương tuỷ cổ

+ Chuẩn bị giãn cơ khử cực hoặc rocuronium

+ Luồn sẵn mandrin vào ống nội khí quản.

+ Theo dõi liên tục bão hoà oxy mao mạch.

- Có ba nguời tham gia: người đặt ống nội khí quản, nguời làm nghiệm pháp Sellick và nguời tiêm thuốc khởi mê

- Rót sonde dạ dày sau khi đã hút một cách tối đa.

2.4.4.2 Tiền mê: Không tiền mê, cho bênh nhân thở oxy 100% qua mask trong vòng 3-5 phút hoặc hít sâu 3-5 lần với oxy 100 %

- Tiêm thuốc khởi mê nhanh (< hơn 1 phót) theo thứ tự sau:

 Fentanyl liều thấp 1-2 mcg/kg

 Thiopental 2-3mg/kg, hoặc propofol 1.5-2mg/kg, hoặc etomidate 0,1-0,3 mg/kg hoặc ketamin 1.5-2 mg/kg (trong trường hợp rối loạn huyết động nặng)

 Succinylcholin (1-2mg/kg), hoặc rocuronium (1mg/kg)

- Không thông khí áp lực dương trong giai đoạn khởi mê.

Nghiệm pháp Sellick: Truớc khi khởi mê nguời làm nghiệm pháp dùng ngón cái và ngón trỏ tìm và giữ lấy sụn nhẫn Ngay khi bắt đầu tiêm thuốc mê dùng ngón trỏ Ên trên sụn nhẫn, Ên thẳng góc từ truớc ra sau, Ên mạnh dần và đạt mức độ tối đa ngay khi bệnh nhân mất tri giác Áp lực Ên phải đủ mạnh

(tương đương 30N) và liên tục cho đến khi đặt được nội khí quản, bơm cuff và xác định chắc chắn ống nội khí đã nằm đúng chỗ Xác định vị trí của nội khí quản bằng cảm giác ống nội khí quản đi qua thanh môn, nghe kiểm tra và theo dõi trên máy capno

- Tiến hành bộc lộ bằng đèn soi thanh quản sớm khi giãn cơ đủ thời gian

- Thao tác đặt nội khí quản nhanh bơm cuff ngay và kiểm tra vị trí của ống

- Thông khí ngay bằng bóp bóng oxy 100% truớc khi lắp máy thở.

Isofluran MAC 1 hoặc servofluran MAC 0,5-1.

Fentanyl 1.2-2 mcg/kg mỗi 30phút

Rocuronium 0,15 mg/kg mỗi 40-60 phót

Trong mổ yêu cầu phẫu thuật viên kiểm tra vị trí của sonde dạ dày nếu sonde không nằm trong dạ dày, bệnh nhân sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.

- Ngừng thuốc mê bốc hơi 5 phót trước khi phẫu thuật kết thúc.

- Hút các chất tiết ở hầu.

- Hút và lưu sonde dạ dày

- Cho thở oxy 100% và co thể cho thông khí tự nhiên.

- Hút sạch chất tiết trong khí quản

- Rút nội khí quản khi phục hồi hoàn toàn phản xạ bảo vệ đường thở, tỉnh, hết giãn cơ.

- Cho thở oxy 100% đến khi thở nhịp nhàng, có khả năng ho.

- Chuyển đến phòng hồi tỉnh trong tư thế nằm nghiêng

- Có thể lưu ống nội khí quản để chuyển đến phòng hồi tỉnh

- Đánh giá dịch vào ra, làm xét nghiệm để điều chỉnh các rối loạn.

- Tiếp tục thở máy nếu cần.

Chó ý: Các thuốc Anticholinergic không được sử dông cho đến khi nghiên cứu được hoàn thành.

Có nhiều phương pháp: Đo pH: [H+] trong dung dịch bằng phương pháp đo thế

 Trực tiếp: Nhúng điện cực chỉ thị vào dung dịch đo , điện cực so sánh vào dung dịch phân tích

 Gián tiếp: Qua dung dịch đã biết nồng độ (Dung dịch chuẩn)

Máy đo pH: Máy đo thế với điện cực chỉ thị thuỷ tinh và điện cực calomel (hay Ag/AgCl), được hiệu chuẩn trước. Ở đây chúng tôi dùng máy đo pH: The pHep Family của Đức.

Thông số kỹ thuật của máy

Thang đo 0.0 – 14.0 pH Độ phân giải 0.1 pH Độ đúng ± 0.1 pH Độ lệch EMC ± 0.1 pH Điều kiện làm việc 0 – 50 o C

Hiệu chuẩn bằng tay, tại hai điểm thông qua nót tinh chỉnh điểm bù và điểm dốc.

Dịch cần đo là dịch dạ dày nên tiến hành hiệu chuẩn acid cho các phép đo dưới pH 7

- Nhúng điện cực vào dung dịch đệm pH 7.01.

- Dùng tua vít được cấp theo máy, vặn nút hiệu chuẩn pH đến khi màn hình hiển thị “7.0”

- Rửa điện cực bằng nước rửa và nhúng tiếp vào dung dịch dệm pH 4.01.

- Dùng tua vít nhỏ được cấp theo máy, vặn nút hiệu chuẩn pH đến khi màn hình hiển thị “4.0”. Đo pH của dung dịch cần đo (sau khi đã hiệu chỉnh máy)

- Nhúng máy vào mẫu thử sao cho không vượt quá mức nhúng cực đại.

- Khuấy nhẹ và đợi kết quả đo ổn định.

Hàng tháng chúng tôi tiến hành hiệu chuẩn máy đo pH bỏ túi với máy đo pH của phòng phân tích trường Đại học Dược Hà Nội.

Hình 2.1 Máy đo pH bỏ túi và các dung dịch chuẩn

Xử lý số liệu

- Số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học thông thường trên phần mềm SPSS 15.0

- Các biến định lượng được mô tả dưới dạng giá trị trung bình ( X ) và độ lệch chuẩn (SD), được kiểm định với test t-student, ANOVA, test t ghép cặp so sánh giá trị trước và sau can thiệp ở mỗi nhóm.

- Các biến định tính được mô tả dưới dạng tỷ lệ % và được kiểm định với test  2

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu 34 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu

Phân bố về tuổi: 34 3.1.2 Ph©n bè vÒ giíi: 34 3.1.3 Phân bố về chiều cao, cân nặng, BMI 35 3.1.4 Phân bố về nghề nghiệp 36 3.1.5 Phân loại theo ASA 37 3.1.6 Phân loại theo nguyên nhân mổ cấp cứu 38 3.1.7 Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật: 39 3.1.8 Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật: 39 3.2 Tác dụng của Ranitidine lên pH dịch dạ dày

Bảng 3.1 Phân bố về tuổi

Nhận xét: Tuổi trung bình của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05 Tuổi thấp nhất là 17 tuổi, tuổi cao nhất là 93 tuổi

Bảng 3.2 Phân bố về giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam/nữ của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.1.3 Phân bố về chiều cao, cân nặng, BMI

Bảng 3.3 Phân bố về chiều cao, cân nặng, BMI

Yếu tè X ± SD Min - Max p

Nhận xét: Chiều cao, cân nặng, BMI của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

Bảng 3.4 Phân bố theo BMI

Nhận xét: Không có bệnh nhân béo phì (BMI>30) nào trong 90 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân quá cân (BMI>25) là 8/90 (8.8%), trong khi các bệnh nhân gày chiếm 22/90 (24.44%).

3.1.4 Phân bố về nghề nghiệp

Bảng 3.5 Phân bố về nghề nghiệp

Trí thức Buôn bán Khác p

Nông dân Công nhân Trí thức Buôn bán Khác

Phân bố về nghề nghiệp

Biểu đồ 3.1 Phân bố về nghề nghiệp

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

Bảng 3.6 Phân loại các nhóm theo ASA

Nhận xét: Tình trạng sức khoẻ theo phân độ ASA của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05 Đa số bệnh nhân có ASAIII ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

3.1.6 Phân loại theo nguyên nhân mổ cấp cứu

Bảng 3.7 Phân loại các nhóm theo nguyên nhân

Chửa ngoài tử cung doạ vỡ 1 (2.2%) 1 (2.2%)

Vỡ đại tràng + bàng quang 0 (0.0%) 1 (2.2%)

Vỡ hỗng tràng, đại tràng ngang, đuôi tuỵ

Vỡ hỗng-hồi tràng, bàng quang 1 (2.2%) 1 (2.2%)

Vì gan HPT III , rách thanh cơ đại tràng

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân theo nguyên nhân của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05 Trong đó các bệnh nhân bệnh lý chiếm tỷ lệ cao (84.4%).

3.1.7 Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật:

Bảng 3.8 Thời gian trung bình từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật

Thời gian (h) X SD Min-Max p

Ranitidine 100mg (nE) 18.4020.42 2-79 >0.05 Ranitidine 200mg (nE) 24.6420.83 1-94

Nhận xét: Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.1.8 Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật:

Bảng 3.9 Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật

Ranitidine 100mg (nE) 17.6011.95 5-72 >0.05 Ranitidine 200mg (nE) 20.4013.14 3-72

Nhận xét: Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.2 Tác dụng của Ranitidine lên pH dịch dạ dày.

Thời gian từ tiêm thuốc đến khởi mê 40 3.2.2 Thay đổi pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc theo thời gian 41 3.2.3 Sự thay đổi tỷ lệ bệnh nhân có pH<2.5 (pH “nguy cơ”) sau tiêm

Bảng 3.10 Thời gian từ lúc tiêm thuốc đến lúc khởi mê

Nhận xét: Thời gian từ lúc tiêm thuốc đến lúc khởi mê trung bình của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.2.2 Thay đổi pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc theo thời gian

3.2.2.1 Thay đổi pH dịch dạ dày ở bệnh nhân có pH2.5 theo thời gian

1 giờ 2 giờ 3 giờ 6 giờ 10 giờ

Biểu đồ 3.3 Thay đổi pH dịch dạ dày ở bệnh nhân có pH >2.5 theo thời gian

- pH dịch dạ dày ở các bệnh nhân có pH >2.5 của 2 nhóm nghiên cứu trước khi tiêm thuốc khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

- pH dịch dạ dày của nhóm 200 mg cao hơn nhóm 100 mg có ý nghĩa thống kê với p < 0.01 sau khi tiêm thuốc 1 giờ và 3 giờ và với p < 0.05 sau khi tiêm thuốc 2 giờ và 6 giê

- pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc 10 giờ của nhóm 200 mg cao hơn nhóm 100 mg, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

- Trong mỗi nhóm, pH dịch dạ dày tăng lên sau khi tiêm thuốc đạt mức cao nhất sau tiêm 2-3 giê rồi giảm dần theo thời gian Sau khi tiêm thuốc 1 giê, 2 giờ và 3 giê, pH dịch dạ dày tăng cao dần cã ý nghĩa thống kê với p 0.05.

3.2.2.3 Thay đổi pH dịch dạ dày của tất cả các bệnh nhân nghiên cứu sau khi tiêm thuốc:

Bảng 3.13 Thay đổi pH dịch dạ dày của tất cả các bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian

Trước khi tiêm thuốc pH 2.14  1.16 2.43  1.49 > 0.05

Thay đổi pH dịch dạ dày của tất cả các bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian

1 giờ 2 giờ 3 giờ 6 giờ 10 giờ

Biểu đồ 3.4 Thay đổi pH dịch dạ dày của tất cả các bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian

- pH dịch dạ dày ở tất cả các bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu trước khi tiêm thuốc khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

- pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc 1 giê, 2 giê, 3 giê, 6 giờ và 10 giờ của nhóm 200 mg cao hơn nhóm 100 mg có ý nghía thống kê với p < 0.01.

- Trong mỗi nhóm, pH dịch dạ dày tăng lên sau khi tiêm thuốc đạt mức cao nhất sau tiêm 2-3 giê rồi giảm dần theo thời gian Sau khi tiêm thuốc 1 giê, 2 giờ và 3 giê pH dịch dạ dày tăng cao dần có ý nghĩa thống kê với p 0.05 Đa số bệnh nhân có ASAIII ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

3.1.6 Phân loại theo nguyên nhân mổ cấp cứu

Bảng 3.7 Phân loại các nhóm theo nguyên nhân

Chửa ngoài tử cung doạ vỡ 1 (2.2%) 1 (2.2%)

Vỡ đại tràng + bàng quang 0 (0.0%) 1 (2.2%)

Vỡ hỗng tràng, đại tràng ngang, đuôi tuỵ

Vỡ hỗng-hồi tràng, bàng quang 1 (2.2%) 1 (2.2%)

Vì gan HPT III , rách thanh cơ đại tràng

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân theo nguyên nhân của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05 Trong đó các bệnh nhân bệnh lý chiếm tỷ lệ cao (84.4%).

3.1.7 Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật:

Bảng 3.8 Thời gian trung bình từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật

Thời gian (h) X SD Min-Max p

Ranitidine 100mg (nE) 18.4020.42 2-79 >0.05 Ranitidine 200mg (nE) 24.6420.83 1-94

Nhận xét: Thời gian từ khi vào viện đến lúc phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.1.8 Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật:

Bảng 3.9 Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật

Ranitidine 100mg (nE) 17.6011.95 5-72 >0.05 Ranitidine 200mg (nE) 20.4013.14 3-72

Nhận xét: Thời gian bữa ăn cuối cùng đến lúc phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.2 Tác dụng của Ranitidine lên pH dịch dạ dày.

3.2.1 Thời gian từ tiêm thuốc đến khởi mê

Bảng 3.10 Thời gian từ lúc tiêm thuốc đến lúc khởi mê

Nhận xét: Thời gian từ lúc tiêm thuốc đến lúc khởi mê trung bình của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

3.2.2 Thay đổi pH dịch dạ dày sau khi tiêm thuốc theo thời gian

3.2.2.1 Thay đổi pH dịch dạ dày ở bệnh nhân có pH2.5 theo thời gian

1 giờ 2 giờ 3 giờ 6 giờ 10 giờ

Biểu đồ 3.3 Thay đổi pH dịch dạ dày ở bệnh nhân có pH >2.5 theo thời gian

- pH dịch dạ dày ở các bệnh nhân có pH >2.5 của 2 nhóm nghiên cứu trước khi tiêm thuốc khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

Ngày đăng: 19/05/2023, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w