DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 2TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG 21 1 Lịch sử hình thành công ty TNHH đa ngành Hải Đăng 41 2 Đặc điểm kinh d[.]
Lịch sử hình thành công ty TNHH đa ngành Hải Đăng
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng được thành lập năm 2003(CHUYỂN ĐỔI TỪ CTY TNHH 2 THÀNH VIÊN ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG SỐ ĐKKD: 0302001111) là công ty đa ngành nghề trong đó các ngành nghề trọng tâm như: sơn tĩnh điện,cơ khí, chuyển giao công nghệ Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng có bề dày truyền thống trong công việc sản xuất và dịch vụ Với mặt bằng hơn 8000 m2 nằm trên khu công nghiệp huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội, có đường giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại, công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng luôn là đối tác tin cậy với quý khách Công ty luôn luôn đảm bảo với khách hàng 3 yếu tố:
Công ty TNHH đa ngành Hải Đăng được thành lập trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh đang diễn ra nhanh chóng; các cán bộ, công nhân viên của Công ty phần lớn đã được tôi luyện, trưởng thành qua nhiều năm công tác tại các doanh nghiệp quốc doanh… Nay, bằng khả năng của mình và được sự cộng tác giúp đỡ của các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ dày dạn kinh nghiệm trong các trường: Đại học Xây Dựng, Đại học Kiến Trúc, Đại học Giao Thông Vận tải, Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp…
Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được phép liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các dự án liên quan đến năng lực thiết bị hay ngành nghề kinh doanh.
Hoạt động chính của công ty là dịch vụ sơn tĩnh điện các sản phẩm cơ khí, sản xuất thang máng cáp điện, tủ điện, tủ C-Rack…, sản phẩm của công ty đã khẳng định được chất lượng sản phẩm và thương hiệu được khách hàng đánh giá rất cao, Công ty thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của công ty bao gồm các sản phẩm sơn trong nhà và sơn ngoài trời, sơn vân gỗ… nguyên liệu sơn của công ty được nhập từ các thương hiệu có uy tín trên thế giới như: Tiger, JoTun, Akzonobel
Với công nghệ sơn tĩnh điện trong tay, mặt hàng cơ khí của công ty luôn có một mẫu mã rất đẹp và phong phú Công ty sản xuất các loai mặt hàng về cơ khí như:
♦♦♦ Máng cáp, thông gió cho các tòa nhà, nhà xưởng.
♦♦♦ Tủ tài liệu, tủ điện, bàn ghế học sinh
♦♦♦ Nội thất gia dụng : các loại cửa, hàng rào, lan can, vách ngăn…
Với vị thế tiên phong trong ngành sơn tĩnh điện của công ty, cùng với những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, công ty nhận lắp đặt các dây chuyền sơn tĩnh điện cho quý khách có nhu cầu Công ty đã lắp đặt nhiều dây chuyền sơn tĩnh điện ở Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa và luôn nhận được phản hồi rất tích cực từ các sản phẩm đã thực hiện của mình.
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lí chất lượng ISO 9001:2008 vào hệ thống sản xuất Sản phẩm của công ty được quản lí dưới sự giám sát chặt chẽ nên luôn đảm bảo về chất lượng.
Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH đa ngành Hải Đăng chuyên cung cấp các sản phẩm sơn tĩnh điện, máng cáp, tủ điện, nội thất gia dụng, các thiết bị phụ tùng máy cơ khí, kết cấu cơ khí…
Các công trình đã thực hiện:
Bảng 1.1 Các công trình đã thực hiện
STT Tên Công trình Địa điểm XD
1 Tòa nhà VNPT – 57 Huỳnh Thúc Kháng Hà Nội
2 Dự án DA239/05 – Trụ sở bộ công an Hà Nội
3 Công trình bệnh viện K – cơ sở Tân Triều Hà Nội
4 Nhà máy công ty Tay oung Hưng Yên Hưng Yên
5 Công trình nhà máy thủy điện Sơn La Sơn La
6 Chung cư cao cấp Trung Hòa Nhân Chính Hà Nội
7 Trường dạy nghề Đông Anh Hà Nội
8 Trường quốc tế Hàn Quốc Hà Nội
9 Công ty thẻ Nacencom Hà Nội
10 Công ty cổ phần Vinaconex 6 Hà Nội
11 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Quảng Ninh
12 Nhà máy công ty Bảo Long Hà Nội
13 Siêu thị và cao ốc văn phòng Huế
14 Công trình đường Đại lộ Thăng Long Hà Nội
15 Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Hà Nội
16 Khu đô thị Văn Phú Hà Nội
17 Khu đô thị Văn Khê Hà Nội
Trong đó Công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực sơn tĩnh điện trên cả nước. Công ty đã lắp đặt nhiều dây chuyền sơn tĩnh điện cho các đối tác như Công ty cơ khí cộng lực,Thái Bình, Ngoài ra công ty còn cung cấp các thiết bị như:
♦ Hệ thống lò sơn tĩnh điện được thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu
♦ Hệ thống lò sơn tĩnh điện có thể xử lý và sơn các sản phẩm có độ dài tùy chọn.
Sản phẩm sơn tĩnh điện được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại Ta xét trên bề mặt sắt, thép Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
♦ Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
♦ Sản phẩm sạch rỉ sét.
♦ Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
♦ Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất Hệ thống hóa chất bao gồm các bể sau - các bể này đều được xây và phủ nhựa Composite.
1 Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ
3 Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl
5 Bể chứa hóa chất định hình bề mặt
6 Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn.
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện
Buồng phun sơn có 2 loại:
♦ Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
♦ Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy Nhiệt độ sấy: 180C –200C trong 15 phút.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG 11 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng
2.2.1 Các chính sách kế toán chung tại Công ty
Chế độ kế toán mà công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng đang áp dụng là chế độ kế toán toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng
- Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
- Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
- Loại tiền ghi sổ hiện tại:VND
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay là toàn bộ chi phí lãi vay phải trả trong kỳ
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính là toàn bộ chi phí chuyển tiền, rút tiền
- Phương pháp kê khai thuế và thuế GTGT: Theo phương pháp khâu trừ
- Phương thức tiêu thụ theo kê khai thường xuyên
2.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ của Công ty
* Công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng đã áp dụng đầy đủ các quy định chung về chứng từ kế toán do Bộ Tài chính quy định và ban hành.Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng kế toán công ty Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng:
- Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài
- Kế toán phần hành kiểm tra các chứng từ sau đó trình kế toán trưởng hoặc Giám đốc công ty ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán tại phòng kế toán của công ty
- Hủy chứng từ: sau khi hết hạn lưu trữ chứng từ,công ty được hủy chứng từ theo quy định của chế độ (ít nhất là 10 năm )
* Các chứng từ chủ yếu mà công ty sử dụng:
Sổ phụ ngân hàng (bao gồm: Giấy báo nợ, báo có,phí chuyền tiền)
Báo cáo tổng hợp công nợ
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Giấy đề nghị tạm ứng
Hoá đơn Giá trị gia tăng
Biên bản giao nhận TSCĐ
2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản của Công ty
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng có hệ thống tài khoản bao gồm cácTài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán của bộ tài chính.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty bao gồm nhiều loại hình như xây sơn tĩnh điện, máng cáp, tủ điện, nội thất gia dụng, do vậy, hệ thống tài khoản chủ yếu bao gồm:
1 Tài khoản loại 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 138, TK 141,
TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157
2 Tài khoản loại 2: TK 211, TK 214, TK 221, TK 242
3 Tài khoản loại 3: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334,TK 335, TK 341
4 Tài khoản loại 4: TK 411, TK 415, TK 421
6 Tài khoản loại 6: TK 632, TK 635,TK 621,TK 622,TK 623,TK627, TK641,TK642
7 Tài khoản loại 7, 8, 9: TK 711, TK 811, TK 911, TK 821
Ngoài ra Công ty còn mở một số TK chi tiết cấp 3
Ví dụ, TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” được mở chi tiết thành các tài khoản:
Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí
Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
2.2.4 Đặc điểm vận dụng hình thức ghi sổ của Công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc định kỳ.
Chứng từ ghi sổ do các kế toán phần hành lập và chuyển đến cho kế toán tổng hợp.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết;
- Bảng cân đối số phát sinh;
- Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ dồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu
2.2.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính của Công ty
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
- Để cung cấp các thông tin một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất của công ty , đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước, công ty sử dụng mẫu báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Các báo cáo được lập theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch
Báo cáo tài chính năm, gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính Đây là 4 báo cáo tài chính bắt buộc, định kỳ được lập bởi kế toán tổng hợp sau đó đưa lên kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt để cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các báo cáo kế toán quản trị như:
Báo cáo năng suất lao động
Báo cáo tiến độ sản xuất
Báo cáo tình hình biến động nguyên, vật liệu
Báo cáo tình hình biến động sản phẩm
Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu 22 1 Kế toán thanh toán22
Kế toán thanh toán với người bán
Với đặc điểm của công ty có loại hình kinh doanh là đa dạng, tuy nhiên các nghiệp vụ thanh toán với người bán chủ yếu là do mua máy chấn dập,mua bia chai 450ml, mua bia lon, mua hóa chất, mua áo bảo hộ lao động, mua tôn, mua máy chấn tôn, mua máy cắt tôn, mua dầu diesel, mua thiết bị sơn, mua bột sơn tĩnh điện,…
Hóa đơn giá trị gia tăng
Phiếu chi hoặc giấy báo nợ của ngân hàng
Báo cáo tổng hợp công nợ
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán,kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 331 “ phải trả người bán” : chi tiết theo từng người bán
TK 211 “ tài sản cố định hữu hình”
TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”
TK 241 “xây dựng cơ bản dở dang”
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán
Sơ đồ 2.3 kế toán chủ yếu tài khoản 331:
TK 331 “Phải trả người bán”
Thanh toán các khoản phải trả
Bù trừ các khoản phải thu, phải trả
Mua vật tư hàng hóa nhập kho Mua TSCĐ đưa vào SD
Vật tư, hàng hóa mua đưa ngay vào sử dụng24
Kế toán thanh toán với người mua
Kế toán thanh toán với người mua phát sinh trong quá trình bán hàng, dịch vụ cụ thể ở đây là sau khi bán các sản phẩm như máng cáp, tủ điện, các thiết bị phụ tùng máy cơ khí, kết cấu cơ khí… và khi hoàn thành công trình xây dựng, hoàn thành hợp đồng khi thời điểm bán hàng và thu tiền không cùng một thời điểm.Do vậy, kế toán phải ghi chép chi tiết các khoản phải thu phải thu phải trả theo từng người mua Hiện tại các khoản phải thu của công ty là rất lớn, chủ yếu thuộc về lĩnh vực kinh doanh sơn tĩnh điện.
Các chứng từ được sử dụng:
Phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng
Hoá đơn Giá trị gia tăng
Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
TK 131 : “Phải thu của khách hàng”
TK 211: “ Tài sản cố định hữu hình”
TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 3331: “Thuế GTGT phải nộp”
TK 331 “ phải trả người bán”
Các loại sổ được sử dụng:
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Sổ tổng hợp chi tiết với người mua
Sơ đồ 2.4 Quá trình luân chuyển chứng từ thanh toán với người mua :
Chứng từ gốc (Hóa đơn mua, chứng từ mua, CT thanh toán)
Bảng cân đối số phát sinh
Kế toán chi tiết thanh toán với người mua ( TK 131)
Sơ đồ 2.5 kế toán chủ yếu tài khoản 131:
TK 131- Phải thu khách hàng
TK 511,515 TK 111,112 Doanh thu Tổng giá khách hàng ứng trước hoặc
Chưa thu tiền phải thanh toán thanh toán tiền
TK33311 TK521,531,532 Thuế GTGT Chiết khấu TM,giảm giá,hàng
Thu nhập do Tổng số tiền
Thanh lý, nhượng khách hàng TK 331 bán TSCĐ chưa phải thanh toán Bù trừ Nợ thu tiền
2.3.2 Kế toán lương và các khoản trích theo lương:
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu báo làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Các chứng từ có liên quan: phiếu chi tiền lương, khấu trừ lương,
Bảng theo dõi thời gian làm việc
Các loại sổ sử dụng :
Sổ cái tài khoản 338 và sổ chi tiết tài khoản 3382, 3383, 3384.
TK 334: " Phải trả công nhân viên".
TK 641: " Chi phí bán hàng".
TK 642: " Chi phí quản lý doanh nghiệp".
TK 353: “ Quỹ khen thưởng phúc lợi”.
Quá trình luân chuyển chứng từ:
Quá trình luân chuyển chứng từ khi bắt đầu tới khi lập ra bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên:
Nhân viên lao động gián tiếp (nhân viên hoạt động trong bộ phận văn phòng) Để tính lương cho bộ phận gián tiếp theo thời gian lao động, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công do Giám đốc duyệt Sau đó, kế toán lương tính ra tiền lương phải trả nhân viên lao động gián tiếp
Nhân viên lao động trực tiếp Để tính lương cho nhân lao động trực tiếp theo kết quả lao động biểu hiện bằng bảng theo dõi làm việc giờ ca của cán bộ hoặc máy thông qua bảng theo dõi thời gian làm việc của nhân viên.
Căn cứ vào các chứng từ kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong công ty từ đó căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 334,338 sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cuối tháng ghi vào sổ cái tài khoản 334, 338
Quá trình lưu chuyển chứng từ từ khi lập được bảng thanh toán tiền lương của từng nhân viên tới khi vào sổ cái các tài khoản có liên quan:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng thanh toán tiền lương cho công nhân viên và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan cấp trên Sau đó ghi vào Chứng từ ghi sổ và dựa vào đó là căn cứ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ cái tài khoản 334, sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 338
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đến khi hư hỏng không sửa chữa được, và phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.
- Thời gian sử dụng trên một năm.
- Có giá trị từ 10 triệu trở lên.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Xuất phát từ dặc điểm kinh doanh của công ty,nên trong công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng có nhiều loại TSCĐ, mỗi loại TSCĐ có những đặc điểm khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau Gồm có: máy chấn tôn, máy dập tôn, thiết bị sơn, máy tính, máy in, máy nén khi.
Biên bản giao nhận TSCĐ
Thẻ tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái các tài khoản 211,
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết tài khoản 211 theo từng loại TSCĐ
Quy trình luân chuyển chứng từ
Phương án mua sắm và sữa chữa TSCĐ khi đã được giám đốc phê duyệt và đồng ý, tuỳ theo quy mô và tính chất của việc mua sắm sẽ giao cho 1 tổ thực hiện công việc hoặc giao ngay cho phòng, ban hoặc bộ phận đó thực hiện.
Khi mua bán TSCĐ,kế toán tập hợp chứng từ liên quan, xem xét tính đúng đắn của các chứng từ này,phân loại chúng, sau đó lập sổ, thẻ tài sản cố định,do các nghiệp vụ trong tháng ít.nên căn cứ vào chứng từ để ghi vào chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TSCĐ.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của trên Sổ Cái TK 211
Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ TSCĐ:
Hoá đơn giá trị gia tăng
TK 152 “Nguyên liệu,vật liệu”
TK 153 “công cụ, dụng cụ”
Sổ kế toán sử dụng:
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tồng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tài khoản 331
2.3.5 Kế toán tiền mặt,Tiền gửi ngân hàng.tạm ứng:
Sổ phụ ngân hàng (bao gồm: Giấy báo nợ, báo có, phiếu thu dịch vụ chuyển khoản)
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Giấy đề nghị thanh toán
TK 112: " Tiền gửi ngân hàng".
TK 331: " Phải trả nhà cung cấp".
TK 334: "Phải trả công nhân viên".
TK 1331: " Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ".
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái các tài khoản: 111, 112, …
Sổ chi tiết các tài khoản TK 111, 112, …
Quy trình luân chuyển chứng từ
Ví dụ: Trưởng kho tại công trình viết giấy đề nghị giám đốc thanh toán lương nhiên liệu(dầu diezel) vừa nhập tháng 5 năm 2010.
- Phòng kế toán sau khi nhận được giấy đề nghị của trưởng kho đã có ký duyệt của giám đốc, tiến hành tính ra tiền cần thanh toán dựa trên số lượng nhiên liệu đã được ghi trên giấy đề nghị.
- Kế toán thanh toán viết phiếu chi, chuyển cho thủ quỹ để thanh toán cho người nhận tiền.
- Thông qua phiếu chi đã được thủ quỹ và người nhận tiền ký xác nhận.
Kế toán ghi vào Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán tiền mặt Sổ kế toán chi tiết tiền mặt, chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản tiền mặt
Ví dụ: Công ty thực hiện chuyển khoản trong tài khoản tiền gửi của công ty để trả nợ mua bột sơn về khoản tiền nợ tháng 5 năm 2010
- Kế toán thanh toán lập chứng từ Uỷ nhiệm chi hoặc Lệnh chi gửi cho Ngân hàng
- Ngân hàng thực hiện chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng sang tài khoản của Doanh nghiệp cung cấp bột sơn Sau đó chuyển Phiếu chuyển khoản cho công ty.