1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư huyện con cuông nghệ an

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Môi Trường Đầu Tư Huyện Con Cuông Nghệ An
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 600 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 (5)
    • 1.1. Các yếu tố môi trường đầu tư của huyện Con Cuông (5)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế 3 1.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội 3 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên (5)
        • 1.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên (7)
        • 1.1.2.3. Tiềm năng du lịch (10)
      • 1.1.3. Điều kiện Kinh tế 9 (10)
        • 1.1.3.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế (11)
        • 1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (13)
        • 1.1.3.3. Thu chi ngân sách (13)
        • 1.1.3.4. Ngành nông - lâm - thủy sản (13)
        • 1.1.3.5 Ngành công nghiệp xây dựng (20)
        • 1.1.3.6 Các ngành dịch vụ (23)
      • 1.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội 23 1. Hoạt động giáo dục đào tạo (25)
        • 1.1.4.2. Y tế và chăm sóc cộng đồng (25)
        • 1.1.4.3. Văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông (26)
      • 1.1.5. Dân số lao động 25 1. Dân số và phân bổ dân cư (0)
        • 1.1.5.2. Lao động và đời sống (27)
        • 1.1.5.3 Dự báo dân số và nguồn lực (28)
      • 1.1.6. Môi trường chính sách pháp luật 26 1.1.7. Cơ sở hạ tầng 27 1.1.7.1. Mạng lưới giao thông (28)
        • 1.1.7.2. Hệ thống thủy lợi (31)
        • 1.1.7.3. Cấp thoát nước sinh hoạt (32)
        • 1.1.7.4. Hiện trạng hệ thống điện (32)
        • 1.1.7.5. Hệ thống bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (32)
      • 1.1.8. Đánh giá chung môi trường đầu tư của huyện 30 1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển (32)
        • 1.1.8.2. Những hạn chế, thách thức và bài học kinh nghiệm (34)
    • 1.2. Thực trạng thu hút đầu tư của huyện Con Cuông giai đoạn 2001 – 2010......................35 1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước 35 (37)
    • 2.1. Định hướng mục tiêu thu hút đầu tư huyện Con Cuông giai đoạn 2010- 2020 .38 (40)
      • 2.1.1 Phân tích, dự báo tác động các yếu tố bên ngoài đến phát triển kinh tế huyện Con Cuông đến năm 2020 38 .1.Tác động các yếu tố bên ngoài (40)
        • 2.1.1.2. Nhiệm vụ của tỉnh Nghệ An, vùng Tây Nam đặt ra cho huyện Con Cuông (43)
      • 2.1.2. Quan điểm phát triển 43 2.1.3. Mục tiêu phát triển 44 (45)
        • 2.1.3.1 Mục tiêu tổng quát (46)
        • 2.1.3.2. Mục tiêu kinh tế (47)
      • 2.1.4 Định hướng thu hút đầu tư 46 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới (48)
      • 2.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 50 2.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 50 2.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách 51 2.2.4. Giải pháp về đảm bảo Quốc phòng – An ninh 52 2.2.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư 52 2.2.6. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 54 (51)
      • 2.2.7 Giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai 55 KẾT LUẬN (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (59)

Nội dung

Lời mở đầu MỤC LỤC 1LỜI MỞ ĐẦU 3CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001 2010 31 1 Các yếu tố môi trường đầu tư của huyện Con Cuông 31 1 1 Vị trí địa lý kinh t[.]

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Các yếu tố môi trường đầu tư của huyện Con Cuông

1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Con Cuông là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ

An Với diện tích tự nhiên 1.738,31 km 2 , xếp thứ 4 trong 20 huyện, thành phố, thị xã Dân số năm 2010 là 65.239 người Và giáp chung với các huyện:

- Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn.

- Phía Tây Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Lào.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương.

- Phía Đông Bắc giáp 2 huyện Con Cuông và Quỳ Châu.

Huyện gồm 12 xã: Bồng Khê, Chi Khê, Châu khê, Yên Khê, Mậu Đức, Lạng Khê, Đôn Phục, Thạch Ngàn, Bình Chuẩn, Cam Lâm, Môn Sơn, Lục Dạ và thị trấn Con Cuông.

Là mảnh đất trù phú, thị trấn Con Cuông có mặt bằng rộng và đẹp nhất trong các huyện của tỉnh Nghệ An Nằm ở vùng trung tâm dọc theo Quốc lộ 7A, cách thành phố Vinh 130km, cách đường mòn Hồ Chí Minh 40km, có dòng sông Lam, sông Giăng chảy qua, có rừng Quốc gia nguyên sinh Pù Mát, Thác Kèm nổi tiếng, địa danh “ Miền Trà Lân trúc che tro bay”, cộng đồng các dân tộc Thái, Thổ, Kinh cùng chung sống…một địa điểm thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu và thông thương hàng hóa với các vùng lân cận. Đặc biệt là nước bạn Lào.

Ngoài ra, với bàn đạp lớn là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm chính của tỉnh được xác định từ nay đến 2020 Lại được tỉnh Nghệ An lựa chọn để chỉ đạo xây dựng đô thị với quy mô thị xã, làm trung tâm cho vùng miền núi Tây - Nam Con Cuông đang thật sự trở mình trỗi dậy Tạo nên một nét riêng biệt và đầy lợi thế cho công tác thu hút đầu tư giai đoạn tới.

1.1.2 Tiềm năng và khả năng khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên a Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Con Cuông dựa lưng vào dãy Trường Sơn, có chiều dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam khoảng 30 km Chiều ngang từ Đông Bắc sang Tây Nam qua huyện khoảng

60 km Địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia thành hai vùng như sau:

- Vùng hữu ngạn Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê,

Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông Địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển Dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn Sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch

Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam Địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ.

Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên việc Tụ thuỷ tạo nên dòng chảy lớn, nguy cơ gây sạt lở đất, thiệt hại hoa màu, tài sản của nhà nước và nhân dân. b Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

Khí hậu Con Cuông mang đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh giá ít mưa.

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23 0 -24 0 , tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42 o C Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,9 o C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,5 oC; số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ, tổng tích ôn là 3.500 o C - 4.000 o C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1200-200 mm/năm Phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và tháng 2 lượng mưa chỉ đạt 600 mm/ tháng.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có lượng mưa từ 220 - 540 mmm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão. Độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 90%, có sự chênh lệch giữa các vùng.

- Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và xuất hiện sương muối một vài lần/năm Gió Lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán.

Con Cuông là huyện có số ngày mưa trong năm lớn nhất trong tỉnh (153 ngày) Vì xa biển nên Con Cuông ít có bão, nhưng có lốc xẩy ra bất ngờ Mùa khô thường bị hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. c Nguồn nước, thuỷ văn

+ Sông Cả là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn Con Cuông với chiều dài 30 km, có hai thác nước là Khe Trẩy và Con Cành Sông Cả là nguồn cung cấp nước, các loại thuỷ sản và thuận lợi về giao thông đường thuỷ

+ Sông Giăng khởi nguồn từ mái núi Trường Sơn, chảy về Anh Sơn, Thanh Chương Ngoài sông Cả còn có một lượng lớn khe suối giữa các dãy núi tạo nên hệ thống cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn nước ở Con Cuông rất thuận lợi về cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước bình quân trung bình từ 5 - 7 m, cao nhất 3 - 4m, thấp nhất 10 - 15m, chất lượng nước tốt, lưu lượng lớn Đặc biệt dưới lòng đất có các vỉa than nên các ion Ca ++ , F ++ gây nước cứng bị hấp thụ nên chất lượng tốt hơn Thuận lợi cho việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

1.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên a Tài nguyên đất đai

Trong kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất của huyện được chia thành các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Đây là loại đất chỉ với diện tích 4.659 ha, chiếm 2,72% tổng diện tích Tuy nhiên, nó hầu hết nằm ven hai bờ sông lam, được bồi hàng năm Nên đất luôn được làm mới và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng Thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày như: Lạc, ngô, khoai, vừng, đậu…phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp Hoặc xây dựng các nhà máy chế biến ngay tại địa phương nhằm giảm chi phí thu mua, tận dụng triệt để các nguồn lực có.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất

Thực trạng thu hút đầu tư của huyện Con Cuông giai đoạn 2001 – 2010 35 1 Nguồn vốn ngân sách Nhà nước 35

Với một huyện miền núi, việc canh tranh và thu hút đầu tư so với các huyện đồng bằng quả là một điều không hề dễ dàng Nhất là đối với tỉnh Nghệ An, một tỉnh cũng được xem là còn nhiều khó khăn.

Nhận biết được điều đó, trong những năm qua, Con Cuông đã không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển Đầu tư vào cơ sở vật chất, đời sống nhân dân, phát huy những lợi thế có sẵn, hoàn thiện môi trường đầu tư Đánh mạnh vào sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các chính sách bằng con đường xúc tiến đầu tư.

Từ đó, nguồn vốn thu hút cũng được nâng lên Dù chưa thể so sánh với các địa phương khác nhưng đã mang lại những thành quả nhất định.

1.2.1 Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Với việc xây dựng các dự án có tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước như chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa và các công trình kết cậu hạ tầng như giao thông thủy lợi.

Hàng năm, huyện vẫn thu hút được một lượng vốn ngân sách nhà nước khá cao.

Do đó, Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã liên tục tăng từ 135 tỷ đồng năm 2000 lên 273 tỷ đồng năm 2005 và 481 tỷ đồng năm 2010 Bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 31,8%/năm, giai đoạn năm 2006-2010 mức tăng giảm còn 26,5%/năm

Theo tính toán, trong giai đoạn 2001-2005 huy động được hơn 1.000 tỷ đồng và giai đoạn 2006-2009 là 2.013 tỷ đồng đáp ứng được 30,59% nhu cầu vốn đầu tư trong thời kì 2001-2009 Đây là nguồn vốn thu hút chủ yếu của huyện

Với điều kiện kinh tế cõ sẵn Việc thu hút nguồn vốn tư nhân là rất khó khăn.Trong những năm qua, huyện không ngừng cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vì thế, Giai đoạn 2001-2005 huyện huy động được 1.779 tỷ đồng và giai đoạn

2006 - 2009 huy động được 2.982 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 42,21% nhu cầu vốn đầu tư

Nguồn vốn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các lĩnh vực: Nông – lâm – thủy sản, thủ công nghiệp, buôn bán các mặt hàng có nhu cầu cao: Công ty Cổ phần XNK Tân Hồng sản xuất chế biến bột giấy xuất khẩu công suất 50.000 tấn/ năm. Công ty Lâm Nghiệp Con Cuông chế biến dăm bột giấy, công suất 5.000 tấn/năm Xưởng chế biến chè Yên Khê, công suất 12 tấn/ngày Công ty TNHH Đồng Tiến chuyên Sản xuất vật liệu tre nứa Và một số công ty khác:

+ Công ty CP Sản Xuất – Thương Mại Hữu Quyền

+Doanh nghiệp tư nhân Dung Hồng

+ Doanh nghiệp tư nhân Cao Khắc Hồng

+ Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Tổng hợp Phạm Nguyễn

+ Doanh nghiệp tư nhân Châu Quỳ Quế

+ Doanh nghiệp tư nhân Trí Hiền

+ Công ty cổ phần Đầu tư số 6

+ Doanh nghiệp tư nhân Phạm Phát Lộc

+ Doanh nghiệp tư nhân Phương An

+ Doanh nghiệp tư nhân Vàng Bạc Kim Ngọc Bình

+ Doanh nghiệp tư nhân Hùng Thảo

+ Công ty Cổ phần An Hiếu

+ Công ty TNHH Thương Mại và Sản xuất nước tinh khiết Lam Giang

+ Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ Thương Mại

+ Công ty Cp xây dựng Nghĩa Thuận

+ Công ty TNHH Đào Anh

+ Công ty TNHH một thành viên Lê Thắng

+ Công ty CP Thương mại và Xây dựng An Dương

+ Công ty CP Thương mại Ngọc Hà

+ Công ty CP Phòng cháy chữa cháy Long Vương

+ Công ty CP Sản xuất và Thương mại điện tử Miền Trung

Hiện tại đây được xem là nguồn vốn kém thu hút nhất trên địa bàn huyện Mặc dù huyện đã cố gắng hết mình trong phạm vi có thể để tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng…cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cũng như việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc.

Tuy nhiên, hiện nay trong giai đoạn 2001-2005 huy động được 204 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2009 là 242 tỷ đồng

Chủ yếu là các dự án về nông nghiệp, tận dụng đất đai trù phú và thiên nhiên khí hậu phù hợp như: Dự án VIEO14 ( trên 5 tỷ), CIBRIP (trên 2 tỷ), dự án Lúa mì của Mỹ( trên 1,5 tỷ đồng)…

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ HUYỆN CON CUÔNG, NGHỆ AN

Định hướng mục tiêu thu hút đầu tư huyện Con Cuông giai đoạn 2010- 2020 38

2.1.1 Phân tích, dự báo tác động các yếu tố bên ngoài đến phát triển kinh tế huyện Con Cuông đến năm 2020

2.1.1.1.Tác động các yếu tố bên ngoài a Bối cảnh kinh tế quốc tế

Theo nhận định của các nhà kinh tế thế giới, giai đoạn từ nay đến năm 2020, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, với những đặc trưng chủ yếu:

Nền kinh tế thế giới dần được phục hồi với tốc độ tăng GDP bình quân từ 3,5 – 4%, trong đó khu vực Châu Á vẫn sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trung bình khoảng 5,5%, các nước ASEAN tăng bình quân 6,4%/năm

Thể chế kinh tế thị trường phát triển toàn diện, có những biến đổi lớn trong kết cấu kinh tế thế giới, toàn cầu hoá nền kinh tế được tăng cường mạnh mẽ thu hút nhiều nước tham gia Nguồn năng lượng truyền thống sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng mới; đồng thời cả thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, dân số, an ninh tài chính, an ninh lương thực, bệnh tật, nạn khủng bố Sự biến đổi đó, đưa nền kinh tế thế giới phát triển năng động và ngày càng phức tạp, khó đo lường, mỗi quốc gia không thể né tránh, hoặc tự giải quyết đơn lẻ mà cần có sự hợp tác trên cơ sở song phương hoặc đa phương

Như vậy, trong bối cảnh quốc tế trên, đòi hỏi mỗi quốc gia, địa phương, doanh nghiệp phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động lựa chọn mô hình, giải pháp nhanh chóng nâng cao hiệu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động lựa chọn mô hình, giải pháp phát triển thích hợp nhằm tận dụng cơ hội và những thách thức. b Bối cảnh trong nước, vùng và trong tỉnh Nghệ An tác động đến kinh tế - xã hội huyện Con Cuông

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới và 2 năm gia nhập tổ chức thương ổn định, an ninh được giữ vứng, môi trường đầu tư được cải thiện, hệ thống luật pháp được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần KT phát triển, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài

Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã khẳng định được thế và lực, trở thành thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như: ASEAN, APEC, ASEM Hiện nay, Việt Nám có quan hệ trên 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nước đã kí hiệp định thương mại, nhiều tổ chức đã và đang viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đã để phát triển, chứng tỏ Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và đang trở thành thị trường tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Quá trình mở cửa nền kinh tế, bên cạnh những cơ hội Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp Tăng cường thu hút đầu tư, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, mô hình quản lý hiện đại và các nguồn lực khác cho phát triển, Việt Nam còn phải đối mặt và chịu sự tác động sâu sắc, nguy cơ tụt hậu có thể xảy ra.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 7,82%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 7- 7,5% Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010 công nghiệp chiếm 47%, dịch vụ chiếm 35%, nông – lâm - thủy sản giảm xuống còn 18% Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 50% Đến năm

2020, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90% GDP/người khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010 và 25 triệu đồng năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa.

Lao động qua đào tạo khoảng 40%, quỹ sử dụng thời gian lao động đạt 80-85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20% Phấn đấu đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt tới bậc 100 trong bảng xếp hạng. Để có thể hội nhập và phát triển, vấn đề nổi lên hàng đầu là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng cao, giá thành hạ, chiếm lĩnh được thị trường khu vực và thế giới.

* Bối cảnh của vùng KT - XH vùng Bắc Trung bộ và Vùng kinh tế trọng điểmMiền Trung

Vùng Bắc Trung Bộ: Các nghiên cứu gần đây nhất đã luận chứng sự tăng truuowngr của kinh té vùng trong giai đoạn 2006 – 2010 là 8,0 – 8,5 %/ năm Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 – 4,5%/ năm, công nghiệp và xây dựng tăng 11,0 – 12,0%/ năm, dịch vụ tăng 8,0 – 8,5%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP năm 2010 từ thấp đến cao là Nông nghiệp - Công Nghiệp - Dịch vụ (dự kiến nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 22%, công nghiệp - xây dựng khoảng 37,2% và ngành dịch vụ khoảng 40,8%) Đến năm 2010, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt từ 670 -780 USD (tương đương khoảng 11.390.000 VNĐ-14.040.000 VNĐ) Đây là các mức tăng trưởng mang tính hiện thực cao

Bên cạnh đó, Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (Theo Quyết định số 148/2004/

QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung) cũng có những tác động nhất định đến việc phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung và Con Cuông nói riêng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ.

* Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Nghệ An đến 2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân khoảng 12%/năm trong cả giai đoạn 2006-2020 Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2010

Nếu năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 24% Thì đến năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45-45,5%, 40,5-41% và 14-14,5%.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại Phấn đấu đạt kim ngạch XK năm 2010 khoảng

350 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm 20 – 21% trong cả thời kỳ 2006 – 2020

Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm cả giai đoạn quy hoạch là 0,97% Đảm bảo khoảng 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 94- 95% vào năm 2020 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% năm 2010 (trong đó đào tạo nghề chiếm 25-27%) và 60-65% năm 2020

Ngày đăng: 17/05/2023, 10:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ (TS Đinh Đào Ánh Thủy – Khoa Đầu tư - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân Khác
2.Giáo trình Kinh tế Đầu tư (TS Từ Quang Phương – Khoa Đầu tư – Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân), nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân Khác
3. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Con Cuông đến giai đoạn 2020 Khác
4. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2011 Khác
5. Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2012 huyện Con Cuông.6. Luật Đầu tư Khác
7. Nghị định 168/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Khác
8. Nghị định số 20/1988/NĐ-CP về kinh tế hàng hóa miền núi dân tộc thiểu số Khác
9. QĐ số 72/ HDBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội huyện miền núi Khác
10. QĐ số 133/1998/QĐ-TTg chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000 Khác
12. Tổng quan 10 năm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng dân tộc miền núi. ( Hà Huy Thành - viện kinh tê học, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn) Khác
13. Tổng quan môi trường miền núi Việt Nam trong 10 năm qua. Thực trạng và những vấn đề đặt ra. ( Vũ Quý – 2002 – Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w