1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Hà Nam

122 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,97 MB
File đính kèm du lịch tâm linh Hà Nam.rar (1 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH TÂM LINH (14)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (14)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh (17)
      • 1.2.1. Khái niệm (17)
        • 1.2.1.1. Khái niệm du lịch (17)
        • 1.2.1.2. Khái niệm tâm linh, du lịch tâm linh (20)
      • 1.2.2. Đặc trưng và vai trò du lịch tâm linh (24)
        • 1.2.2.1. Đặc trưng du lịch tâm linh (24)
        • 1.2.2.2. Vai trò du lịch tâm linh (25)
      • 1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch tâm linh (28)
        • 1.2.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội (0)
        • 1.2.3.2. Tài nguyên du lịch tâm linh (30)
        • 1.2.3.3. Điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ thuật, cơ sở hạ tầng (32)
        • 1.2.3.4. Điều kiện về nguồn nhân lực (33)
        • 1.2.3.5. Chính sách phát triển (0)
      • 1.2.4. Các mô hình du lịch tâm linh (35)
        • 1.2.4.1. Mô hình du lịch tôn giáo (mô hình hành hương). .18 1.2.4.2. Mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện tôn giáo (36)
        • 1.2.4.3. Mô hình thiền (39)
        • 1.2.4.4. Mô hình du lịch mua sắm các sản phẩm tâm linh22 1.2.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh trong và ngoài nước và các kinh nghiệm rút ra (40)
        • 1.2.5.1. Trên thế giới (0)
        • 1.2.5.2. Tại Việt Nam (44)
        • 1.2.5.3. Các kinh nghiệm có thể rút ra (48)
  • CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH HÀ NAM (50)
    • 2.1. Tổng quan tỉnh Hà Nam (50)
      • 2.1.1. Vị trí địa lí, diện tích (50)
      • 2.1.2. Địa giới hành chính Hà Nam qua các thời kỳ lịch sử (52)
    • 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh ở Hà Nam (57)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên35 1. Địa hình, địa mạo (57)
        • 2.2.1.2. Thổ nhưỡng (58)
        • 2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn (0)
        • 2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật (61)
        • 2.2.1.5. Cảnh quan tự nhiên (63)
        • 2.2.1.6. Điểm, tuyến du lịch sinh thái (0)
      • 2.2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và tài nguyên (70)
        • 2.2.2.1. Điều kiến kinh tế (0)
        • 2.2.2.2. Điều kiện văn hóa, xã hội (72)
        • 2.2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn (73)
        • 2.2.2.4. Điểm, tuyến du lịch văn hóa (0)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam (77)
      • 2.3.1. Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác hoạt động (77)
        • 2.3.1.1. Công tác tổ chức, quản lý (77)
        • 2.3.1.2. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam (78)
      • 2.3.2. Tiềm năng du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam (82)
      • 2.3.3. Thị trường khách du lịch và doanh thu (96)
      • 2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (97)
        • 2.3.4.1. Cơ sở lưu trú (97)
        • 2.3.4.2. Dịch vụ ăn uống (99)
        • 2.3.4.3. Dịch vụ vui chơi, giải trí (100)
        • 2.3.4.4. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc (100)
        • 3.3.4.5. Hạ tầng xã hội và các dịch vụ tiện ích khác (101)
      • 2.3.5. Thực trạng nguồn nhân lực (102)
      • 2.3.6. Công tác quảng bá xúc tiến, đầu tư (105)
      • 2.3.7. Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu (108)
    • 2.4. Đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch tâm linh ở Hà Nam (109)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH HÀ NAM (109)
    • 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch tỉnh (109)
      • 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Hà Nam (109)
      • 3.1.2. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Nam (110)
    • 3.2. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tâm (113)
      • 3.2.1. Giải pháp các cơ chế chính sách và công tác tổ chức quản lý (113)
      • 3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch (114)
      • 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cở vật chất kĩ thuật. .82 3.2.4. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử (115)
      • 3.2.5. Giải pháp tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch, (117)
      • 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (119)
    • 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam (120)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch (120)
      • 3.3.2. Kiến nghị với HĐND và UBND tỉnh Hà Nam (120)
      • 3.3.3. Kiến nghị với các công ty du lịch (120)
  • KẾT LUẬN (120)

Nội dung

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, ngành Du lịch đã và đang có đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè quốc tế. Trong khoảng thời gian gần đây, du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch văn hóa đang gia tăng, con người ngày càng tìm đến các giá trị tâm linh và khám phá ra những điều bí ẩn trong nội tâm. Đời sống tâm linh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Được thể hiện qua các hoạt động tôn giáo, đời sống thường nhật…Du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể, gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tính ngưỡng và những giá trị tinh thần khác. Cũng chính bởi thế mà du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị khác về tinh thần cho người đi du lịch. Mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang ý nghĩa khác nhau giúp khách tham quan có dịp khám phá cũng như hiểu thêm về lịch sử của điểm đến.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đến loại hình du lịch tâm linh Cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Namcủa ông Trần Ngọc Thêm ra mắt độc giả năm 1996 đã thu hút được sự chú trọng của dư luận và được bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Ngọc Thêm đã hoàn thành được một công trình khảo cứu về văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam không những có thể dùng để biên soạn giáo trình giảng dạy ở bậc đại học đại cương mà còn lần đầu tiên cung cấp cho các nhà nghiên cứu một chuyên khảo toàn diện, có hệ thống Hay cuốn Văn hóa tâm linh (2001) tác giả Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Thăng Long- Hà Nội (2009)- tác giả Văn Quảng, Tâm linh Việt Nam (2001)- tác giả Nguyễn Duy Hinh… tất cả các công trình nghiên cứu kể trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch tâm linh nhưng đây là nguồn tài liệu bổ ích để người viết kế thừa, mở rộng và phát huy các công trình nghiên cứu sau này. Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch tâm linh, đề tài Nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định (2014)- tác giả

Nguyễn Thị Thu Duyên đã đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tâm linh Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (2010) của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang đã hệ thống cơ sở lý luận về du lịch tâm linh và đánh giá nhu cầu của loại hình du lịch này, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch tâm linh tại quận Đống Đa- Hà Nội Tác giả Hồ Tiểu Bảo với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh (2017) – trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn đã góp phần tìm hiểu thêm giá trị và tiềm năng văn hóa tâm linh của tỉnh Giúp khai thác hiệu quả, hợp lí hơn các giá trị di sản văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể Từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung Hay đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh của tác giả Phạm Minh Thắng (2013), đã cho thấy cái nhìn toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều gắn với vương triều nhà Trần Từ đó cũng đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh.

Trong khi đó Hà Nam là một tỉnh có khá nhiều tài nguyên Du lịch nhưng vẫn chưa được phát triển theo đúng tiềm năng của nó Cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau cùng nghiên cứu về du lịch cũng như Du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam với tư cách là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Hà Nam thế và lực mới trong thế kỷ XXI” với nội dung chính giới thiệu về lịch sử, văn hóa con người và những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển Năm 2003, cuốn “Hà Nam di tích và danh thắng” được xuất bản, giới thiệu các di tích khảo cổ học, danh thắng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho các hiểu biết về tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hà Nam. Năm 2004, các tác giả Ngô Văn Vĩnh, Lê Văn Quyết, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Văn Diễn, Đoàn Mạnh Phương, Nguyễn Văn Tâm có “Làng nghề Hà Nam – Tiềm năng và triển vọng, Sở

Văn hóa thông tin Hà Nam” do Sở Công nghiệp Hà Nam và

Công ty Văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nam xuất bản Đinh Thị Thủy năm 2010 có cuốn “Niên luận Tìm hiểu một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu ở Hà Nam” với nội dung tổng quan nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nam, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu… Đặc biệt đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam”- Luận văn thạc sĩ du lịch của tác giả

Vũ Thị Phương Nhung 2014 đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, tiềm năng phát triển Du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó, xây dựng giải pháp nhằm phát triển hơn nữa Du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng như tăng cường hơn nữa sức hấp dẫn thu hút của du lịch tỉnh Hà Nam Đây là đề tài hay và có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển du lịch tỉnh

Qua phân tích có thể thấy được chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về khía cạnh du lịch tâm linh tại tỉnh Hà Nam Vậy nên em quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Hà Nam”,tiếp thu, mở rộng và phát huy các công trình nghiên cứu của tác giả đi trước để viết nên một đề tài mới về giá trị du lịch tâm linh, góp phần phục vụ, phát triển hơn ngành du lịch tỉnh.

Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh

Khoa học kĩ thuật ngày một phát triển, xã hội có nhiều tiến bộ hơn trước, chính bởi vậy việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người là thực sự cần thiết Từ xa xưa, du lịch được xem là niềm đam mê, sở thích khám phá vùng đất mới, nền văn minh mới, hay đơn giản chỉ là sự nghỉ dưỡng của con người Trước đây, DL chỉ dành cho những người trong giới quý tộc, thượng lưu nhưng ngày nay, du lịch đã phát triển rộng hơn Nó không dành riêng cho một tầng lớp nào cả mà đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của tất cả người dân trên thế giới Từ giữa thế kỉ 19, DL bắt đầu phát triển mạnh mẽ, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Vậy du lịch được định nghĩa như nào? Khái niệm

“Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.

Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ DL bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được

La Tinh hóa thành “tournus” và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi khác nhau như: tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh), mypuzy (tiếng Nga)…

Khái niệm về du lịch lần đầu tiên được phát biểu tại Anh năm1811: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Như vậy, du lịch ban đầu có thể được hiểu là đi đến một địa điểm mới để tìm kiếm sự thư giãn, vui vẻ

Năm 1941, giáo sư, tiến sĩ Hunziker và tiến sỹ Krapf cho rằng:

“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến việc kiếm lời”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, DL bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

DL cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

Cũng theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO):

“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…”

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Du lịch được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thẳng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật Nghĩa thứ hai là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu đất nước, đổi với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ".

Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa: DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Khái niệm du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động DL:

- Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ngoài nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau như hòa bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thỏa mãn các nhu cầu về vậy chất và tinh thần khác.

- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất, phục vụ nhằm thỏa mãn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đạt mục đích số một là thu lợi nhuận.

- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật để phục vụ khách du lịch, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương nhằm tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất- tinh thần cho người dân.

- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hóa cho dân cư địa phương Vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hóa, phong cách người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội tìm việc làm, các nghề truyền thống, tăng thu nhập…

Như vậy du lịch là một khái niệm có rất nhiều cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của mình mà sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp.

1.2.1.2 Khái niệm tâm linh, du lịch tâm linh a, Khái niệm tâm linh:

Tâm linh không phải là một vấn đề gì là mới mẻ mà là một sinh hoạt tinh thần vốn đã có từ xa xưa Nó gắn liền với sự sự xuất hiện của con người và quá trình hình thành các cộng đồng dân tộc trên thế giới Trong nhiều tự điển đều được giải thích như sau: “Tâm” là trái tim, “linh” là sáng suốt thiêng liêng “Tâm linh” là tâm hồn sáng suốt thiêng liêng Theo sách

“Tâm linh Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh thì định nghĩa: “Tâm linh là linh cảm về hiện tượng vô hình có ảnh hưởng đến đời sống con người cảm nhận qua cuộc sống trải nghiệm lâu dài của một cộng đồng người Linh cảm về thiêng tác động đến đời sống con người Quan niệm về tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong đời sống thường ngày Tâm linh là cái vô thể, trừu tượng, huyền bí, mê tín; mê tín thuộc về tâm linh nhưng không phải là hiện tượng mê muội mù quáng của tinh thần, của sự đồng cốt, phù phép, bùa chú…Mà nó chính là sự nhận thức chính kiến hay tà kiến trong cuộc sống. Ý kiến của giáo sư Daniel H Olsen, Trường Đại học Brandon, Canada đã tóm tắt một số khía cạnh khác nhau của tâm linh như sau:

- Tìm kiếm các điều vượt ra ngoài khuôn khổ bản thân

- Tìm kiếm cảm giác về sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại

- Con đường đạo lý giúp con người hướng đến sự hoàn thiện cá nhân

- Việc trải nghiệm một sự vật, hiện tượng gắn với cái tự nhiên, thực chất và cái đẹp

- Cảm nhận về sự gắn kết với bản thân, những người khác và các quyền lực, năng lượng mạnh mẽ hơn hoặc các thực thể rộng lớn hơn

- Quan tâm và gắn bó với các thực thể và giá trị vượt ra ngoài bản ngã cá nhân

- Mang tính siêu việt, siêu hình gắn với ký ức riêng của từng người

- Làm phong phú thêm kiến thức và tình yêu

- Vượt lên sự ích kỷ cá nhân thiếu lành mạnh, sự đối lập, chuyên quyền, hướng tới suy nghĩ tích cực, lành mạnh, bao dung và đoàn kết.

Như vậy, cách hiểu về tâm linh của Daniel H Olsen rất rộng, chúng ta có thể dựa vào để bàn đến đặc điểm của loại hình du lịch tâm linh Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những khoảng mở trong lý luận và nhận thức về tâm linh. b, Khái niệm du lịch tâm linh:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH HÀ NAM

Tổng quan tỉnh Hà Nam

2.1.1 Vị trí địa lí, diện tích

Hà Nam là tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc quy hoạch vùng Thủ đô Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây, phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Nam Định, cách sân bay Nội Bài 1,5 giờ và cách cảng Hải Phòng 2,0 giờ ôtô.

Hình 2.1 Bản đồ các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2022

Trên địa bàn của tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua với đoạn dài khoảng hơn 30 km Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh với đoạn chiều dài gần 50 km từ dưới cầu Giẽ (tỉnh

Hà Tây) đến cầu Đoan Vĩ (giáp tỉnh Ninh Bình), quốc lộ 21A Phủ Lý – Nam Định dài 30km Điểm nút giao thông là thị xã Phủ Lý Từ Phủ Lý có thể đi Nam Định theo đường tỉnh lộ 971, qua Vĩnh Trụ xuống Hữu Bị rồi đến thành phố Nam Định Về phía tây và tây bắc, từ Phủ Lý đi theo quốc lộ 21A qua Ba Sao đến Chi Nê (tỉnh Hòa Bình) chỉ có 28 km; có thể đi theo quốc lộ 21B qua thị trấn Quế đến Tân Sơn (huyện Kim Bảng) đi Vân Đình và đến thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây) Từ thị xã Phủ Lý có thể ngược Đồng Văn, theo đường 38 Đồng Văn – Hòa Mạc, qua cầu Yên Lệnh, sang thị xã Hưng Yên, và đường 39 nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng Trên địa bàn tỉnh có một số sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ thuận lợi cho việc giao lưu nội tỉnh và với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Tỉnh Hà Nam có 06 đơn vị hành chính gồm thành phố Phủ Lý và 05 huyện (Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng), thành phố Phủ Lý trung tâm tỉnh lỵ của Hà Nam là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội Vị trí địa lý và điều kiện giao thông đó tạo lợi thế cho Hà Nam trong giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và các trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ để khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

- Diện tích: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.542 km2, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên cả nước

2.1.2 Địa giới hành chính Hà Nam qua các thời kỳ lịch sử

Tỉnh Hà Nam được thành lập năm Thành Thái thứ I (1890). Nghĩa ban đầu của từ Hà Nam được nhiều người giải thích là một vùng đất ở phía nam Hà Nội Hà Nam là vùng đất cổ. Nước Việt ta từ sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã bị nhà Hán thôn tính, trở thành quận, huyện của nước Trung Hoa cổ đại

Thời Hán, vùng đất Hà Nam thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ Thời kỳ thuộc Ngô, Tấn, Tông, Tề, Lương, quận Giao Chỉ thời Hán bị cắt một phần để lập quận mới Theo sách Sử học bị khảo, nhà Ngô đặt quận Vũ Bình, quận này nằm giữa sông

Hồng và sông Đáy Theo các nhà khảo cứu, Hà Nam thời đó thuộc quận Vũ Bình Thời kỳ thuộc Tùy, Đường, nhà Tùy bỏ quận đặt huyện, quận Vũ Bình được đổi thành huyện Vũ Bình; năm Khai Hoàng 18 (598) lại đổi thành huyện Long Bình. Vùng đất Hà Nam thuộc huyện Long Bình

Bắt đầu từ thời Đinh, Lê dựng nước, một số địa danh của Hà Nam như núi Đọi đã được ghi chép trong sử sách Thời

Lý (1010 – 1225), Lý Công Uẩn lên ngôi vua, chia cả nước làm

24 lộ Hà Nam thuộc lộ Đại La thành Thời Trần (1225 – 1400), nhà Trần đổi 24 lộ (có từ đời Lý) thành 12 lộ Hà Nam thuộc châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đại La thành

Thời Lê sơ (1428 – 1527), sau kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua đã tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành 5 đạo Hà Nam thuộc Nam đạo. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), nhà vua bỏ đơn vị hành chính lộ, châu, lập đơn vị hành chính phủ, đổi đơn vị hành chính đạo thành thừa tuyên Vùng đất Hà Nam là phủ Lỵ Nhân thuộc thừa tuyên Sơn Nam

Thời Tây Sơn (1788 – 1802), Hà Nam vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng gồm 5 huyện là Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương, Ninh Lục, Thanh Liêm.

Thời Nguyễn (1802 – 1945), Hà Nam đầu thời Nguyễn vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), bỏ đơn vị hành chính trấn, thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã, thôn Hà Nam là một phủ thuộc tỉnh Hà Nội, có tên gọi là phủ Lý Nhân, gồm 5 huyện với 33 tổng (gồm 286 xã, thôn, trang, phường, trại, sở).

Trước khi nói đến tổ chức hành chính và cư dân Hà Nam cần đề cập đến vấn đề địa danh của Hà Nam Như đã nói, nhiều người cho rằng Hà Nam có ý nghĩa là miền đất phía Nam của tỉnh Hà Nội, vì đất này vốn thuộc tỉnh Hà Nội Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: Hà Nam là tên kết hợp hai chữ đầu của

Hà Nội và Nam Định, Hà Nam hình thành bởi nhiều hạt tách ra từ các tỉnh Hà Nội và Nam Định.

Sau khi toàn bộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ của thực dân Pháp theo Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884, ký giữa triều đình Huế và Pháp thì địa bàn phủ Lý nhân bắt đầu có sự thay đổi về mặt hành chính Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt một phần đất phủ Lý Nhân để lập thêm phủ Liêm Bình sáp nhập vào tỉnh Nam Định Phần bị cắt này là 3 huyện Nam Xang, Bình Lục và Thanh Liêm Nhưng rồi chỉ mấy tháng sau, ngày 20/10/1890, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định về việc thành lập tỉnh Hà Nam – một tỉnh mới trên cơ sở phủ Lý Nhân được mở rộng thêm Như vậy, tỉnh Hà Nam khi mới thành lập (20/10/1890), là đất của phủ Lý Nhân mở rộng về phía Hà Nội và Nam Định Số lượng các tổng xã lúc này đã tăng lên nhiều hơn vì sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nam Sau đó,theo Nghị định ngày 24/10/1908 của Toàn quyền ĐôngDương, tỉnh Hà Nam có thêm châu Lạc Thủy chuyển từ tỉnhHòa Bình sáp nhập vào Ngoài ra, cùng trong thời gian này, địa danh Nam Xang không còn tồn tại nữa mà đổi gọi thành phủ Lý Nhân.

Tỉnh Hà Nam ra đời và tồn tại được 23 năm thì lại tiếp tục bị thay đổi Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 7/3/1913, tỉnh Hà Nam đổi gọi là Đại lý Hà Nam Đại lý (Délégation) là một cấp hành chính nhỏ hơn tỉnh, nằm trong một tỉnh lớn hơn Đại lý Hà Nam từ đó trực thuộc tỉnh Nam Định. Đại lý Hà Nam thuộc tỉnh Nam Định tồn tại được chẵn 10 năm thì ngày 31/3/1923, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định tái lập tỉnh Hà Nam thế là tỉnh Hà Nam lại là một tỉnh độc lập từ đó cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Do vị trí của mình mà Hà Nam nhiều năm sau còn trải qua nhiều lần sáp nhập và tách riêng trong các thời kỳ khác nhau. Đến thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, qua kinh nghiệm cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và để chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, vào tháng 11/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chia cả nước thành 12 khu Cấp khu được coi là một cấp chính quyền chịu trách nhiệm về mọi mặt trước chính phủ trong địa hạt khu mình phụ trách Cấp tỉnh trực thuộc cấp khu Tỉnh Hòa Bình thuộc khu II, gồm các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Đông, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu Năm 1947, địa bàn khu II được quy định lại gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và phần đất Hòa Bình ở phía nam sông Đà Đến đầu năm 1948, nhà nước bãi bỏ cấp khu, thành lập cấp Liên khu Hợp nhất khu II, III và khu XI thành Liên khu III Tỉnh

Hà Nam thuộc Liên khu III Để đảm bảo thuận lợi cho công tác chỉ đạo kháng chiến của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, tháng 3/1953, Hội đồng chính phủ đã quyết định cắt ba huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, nằm ở phía bắc sông Đào (tỉnh Nam Định) sáp nhập vào tỉnh Hà Nam, làm tăng thêm nguồn nhân lực, vật lực cho Hà Nam Đến tháng 5/1953, Liên khu III quyết định cắt châu Lạc Thủy thuộc tỉnh Hà Nam trả lại cho Hòa Bình.

Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, tháng 4/1956, các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc sau ba năm sáp nhập với Hà Nam, đã được nhập trở lại tỉnh Nam Định Từ đấy tỉnh Hà Nam có thị xã Phủ Lý và 5 huyện là Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng,

Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh ở Hà Nam

2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng.Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng tây bắc- đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam Hướng dốc của địa hình cũng là hướng tây bắc- đông nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình-Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.

Phía tây của tỉnh (chiếm khoảng 10-15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình-Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú Xuôi về phía đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét,đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Với những hang động và các di tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch.

Vùng đồng bằng chiếm khoảng 85-90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam với đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả Đây chính là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái

Theo số liệu thống kê đất năm 2000, tỉnh Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 849,5 km2 Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét phân bố trên các vùng khác nhau.Vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả Vùng đất bán sơn địa của Kim Bảng và Thanh Liêm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh thuộc nhóm đất Feralist phát triển trên đá vôi và các loại đá trầm tích khác như sa thạch, phiến thanh sét thuộc loại đất phát triển mạnh có tầng đất dày Do điều kiện nhiệt đới mưa nhiều, thảm thực vật che phủ bị tàn phá nên qúa trình rửa trôi rất mạnh, quá trình Feralist phát triển nên hiện nay chỉ còn tầng đất mỏng, có nơi bị đá ong hóa hoặc trơ cả đá mẹ Vùng đất này chỉ còn giá trị nếu khai thác mỏ, phát triển khu công nghiệp, hoặc trồng rừng bảo vệ So với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì Hà Nam do cấu tạo địa hình địa chất có các loại thực vật tự nhiên khá phong phú tập trung ở phía Tây- Tây nam của hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Ngoài ra, Hà Nam cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

2.2.1.3 Khí hậu, thủy văn a, Khí hậu

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24ºC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung h trên 20ºC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25ºC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20ºC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16ºC Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc

Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1265,3mm (năm 1998). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77% Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).

Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11. b, Thủy văn

Trên lãnh thổ Hà Nam, lượng mưa hằng năm khá phong phú đã góp phần cung cấp cho bề mặt hơn 1,6 tỷ m 3 nước mỗi năm Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ tối thiểu khoảng 14,050 tỷ m3. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v.

Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km.

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương,

Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý.

Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục

Hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với đặc điểm khí hậu phân thành hai mùa mưa và mùa khô nên đã tạo nên hiện tượng ngập lụt cục bộ Đây là yếu tố tạo nên đặc trưng sinh thái chiêm trũng Hà Nam, với hình ảnh đầm ao đan xen với nhà, vườn, tiêu biểu là huyện Lý Nhân - một nét văn hóa sinh thái nông thôn có giá trị Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,… Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch

Là một khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có một phần diện tích là vùng núi tiếp giáp với hệ thống núi ở phía tây, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, vị trí thuận lợi trên con đường di cư của các khu hệ sinh vật nên thế giới sinh vật ở Hà Nam phong phú, da dạng về loài và sinh cảnh Tài nguyên sinh vật đã và luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân và góp phần phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Dựa trên điều tra sơ bộ hệ thực vật Hà Nam có khoảng 1.271 loài thuộc 178 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch và khoảng 200 loài cây trồng Số lượng các cấp đơn vị phân loại (taxon) cũng như số lượng cá thể các loài tự nhiên tập trung ở vùng đồi núi Vùng đồng bằng tập trung các cây trồng Hà Nam có khoảng 214 loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư: 34 loài thú, 153 loài chim, 22 loài bò sát và 6 loài ếch nhái Các loài quý hiếm và cần bảo vệ: thú có tới 10 loài thuộc diện quý hiếm và 5 loài cần bảo vệ theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 22/4/2002; chim có 2 loài; bò sát có 9 loài được ghi trong Sách Đỏ và 2 có trong Nghị định 48/2002/NĐ- CP Như vậy có 21 loài thuộc diện quý hiếm và 7 loài không có trong Sách Đỏ, nhưng phải bảo vệ theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP.

Tại Hà Nam, diện tích rừng nguyên sinh hầu như không còn,thảm thực vật bị tàn phá nặng nề Hiện nay nhân dân đã trồng các cánh rừng mới để phủ xanh đồi trọc Vẫn còn những diện tích rừng thứ sinh tự nhiên cần phải có biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ phục vụ cho nghiên cứu khoa học và Du lịch.Vùng núi Kim Bảng, Thanh Liêm vẫn là những cái nôi của những loài thực vật nhiều tính đặc trưng của rừng nhiệt đới,những cây thuốc và vị thuốc quý hiếm, những loại chim (cò,vạc, diệc) những loài bò sát (rùa, rắn, ba ba) và những loại thú rừng đang rất cần những biện pháp bảo vệ.

Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam

2.3.1 Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác hoạt động du lịch tâm linh

2.3.1.1 Công tác tổ chức, quản lý

- Sở VH,TT&DL Hà Nam: quản lý về mảng du lịch văn hóa Sở có nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương Tuy nhiên, hiện nay

Sở chỉ mới quản lý ở mức vĩ mô chứ chưa thực sự sâu sát với tình hình phát triển du lịch ở tỉnh.

- Phòng nghiệp vụ du lịch: là phòng chuyên môn trực thuộc Sở và là đơn vị trực tiếp thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh nhà Nhưng đội ngũ cán bộ công chức của phòng lại quá ít nên chưa thể phát huy hết vai trò của mình

- Trung tâm Xúc tiến Du lịch: (thành lập tháng 01/2010) là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở địa phương Những hoạt động này hiện đang diễn ra khá tích cực và có đóng góp cho ngành du lịch Hà Nam.

- Ban quản lý di tích và danh thắng: là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm kê, quản lý các di tích lịch sử văn hóa cách mạng, trên cơ sở đó lập quy hoạch tổng thể để bảo tồn và tôn tạo đối với từng di tích, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân để tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích

- Ở các khu, điểm du lịch đã thành lập ban quản lý, ban tổ chức, song lực lượng tham gia chủ yếu vẫn bán chuyên trách, kiêm nhiệm và không hoặc có ít chuyên môn về du lịch Do vậy việc tổ chức các lễ hội hoặc các chương trình văn hóa, văn nghệ vẫn diễn ra tự phát, thiếu đồng bộ và chỉ chú trọng đến mục đích kinh tế.

2.3.1.2 Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch tâm linh tỉnh

Trên cơ sở những điều kiện tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, trong thời gian qua tỉnh Hà Nam cũng đã triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt,trọng tâm là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh HàNam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030”

Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc, tập trung hoàn thiện các công trình chính, điểm nhấn, công trình giao thông kết nối Khu du lịch với Quốc lộ 1A và Bái Đính - Tràng An, Ninh Bình

Triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 – 2025” Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch làng nghề và các phòng trưng bày gắn với khu, điểm du lịch, làng nghề; khuyến khích sản xuất những mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương. Để du lịch tỉnh Hà Nam thích ứng, phát triển trong giai đoạn mới, từ ngày 15/02/2022, với việc dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế đã là động lực cho ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng có những điều kiện thuận lợi tái khởi động du lịch Triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19’’, ngành du lịch đã thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái dần thích ứng với bối cảnh bình thường mới, sớm phục hồi du lịch bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép’’ vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2023 đưa Quần thể Khu du lịch Tam Chúc thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Hà Nam đang tập trung triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế để kết nối với các vùng, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch bền vững Cùng với đó, tỉnh Hà Nam cũng dừng các mỏ đá đang khai thác nằm trong vùng quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tam Chúc, để bảo vệ môi sinh, môi trường đáp ứng cho Quần thể Tam Chúc thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm môi trường sinh thái của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung triển khai thực hiện các dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, tiêu biểu như: Hát dậm Quyển Sơn, Múa hát Lả Lê, Vật võ Liễu Ðôi, Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng ; khôi phục và phát huy hiệu quả nhiều lễ hội vùng, lễ hội làng, các nghi thức tế lễ, các trò chơi dân gian, … Các di sản trên đang từng bước được khai thác, phát huy giá trị để phục vụ phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nói chung.

Một số các tour, tuyến du lịch chính nội tỉnh và ngoại tỉnh đã được hình thành và tổ chức tốt, cung cấp cho du khách những trải nghiệm hết sức mới mẻ, thú vị như:

- Tuyến Phủ Lý - Kim Bảng -Phủ Lý: Du khách tham quan tuyến Du lịch Phủ Lý – Kim Bảng – Phủ Lý có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy Điểm dừng chân đầu tiên là đềnTrúc (thưởng thức múa hát Dậm Quyển Sơn) Sau đó du khách sang thăm núi cấm và Ngũ Động Sơn thăm chùa Bà Đanh, núiNgọc, làng gốm Quyết Thành Tiếp theo du khách tham quan khu Du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao với hồ Lục Nhạc núi Thất Tinh

- Tuyến Phủ Lý - Lý Nhân - Phủ Lý: Từ Phủ Lý quý khách tiếp tục cuộc hành trình tham quan huyện Lý Nhân với tâm điểm dừng chân là đền Trần Thương, thăm đình Văn Xá, thăm đền

Bà Vũ Tại tuyến Du lịch này, du khách còn được thăm quan các điểm Du lịch văn hóa khác như: Nhà tường niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao, nhà Bá Kiến, hay thả hồn bay bổng cùng những cánh diều trong lễ thả diều Hòa Hậu

- Tuyến Phủ Lý - Duy Tiên - Phủ Lý: Tuyến Du lịch Phủ Lý - Duy Tiên - Phủ Lý sẽ đưa du khách đến với chùa Long Đọi Sơn (lưu giữ nhiều di vật thời Lý như : Bia Sùng Thiện Diên Linh, tượng Kim Cương… ) làng nghề làm trống da trâu Đọi Tam, nơi những nghệ nhân vinh dự được UBND thành phố Hà Nội đặt làm 1000 chiếc trống nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Tiếp theo tham quan đền Lảnh Giang, bên cạnh đền Lảng Giang là làng dệt lụa Nha Xá Du khách được hòa mình cùng những nhịp điệu của tiếng máy dệt, tận mắt chứng kiến những thao tác từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, thăm khu trưng bày các sản phẩm của làng dệt. Trên hành trình trở về Phủ Lý, du khách còn ghé thăm làng nghề truyền thông mây giang đan Ngọc Động.

- Tuyển Phủ Lý - Thanh Liêm - Phủ Lý: Tuyến Phủ Lý - Thanh Liêm - Phủ Lý với nhiều điểm Du lịch hấp dẫn, điểm đầu tiên là làng thêu ren An Hòa Bên cạnh đó, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 2 ngôi đình có kiến trúc độc đáo, đình AnHòa và đình Hòa Ngãi Tiếp đến, du khách tham quan khu di tích đền lăng, nơi còn ghi nhiều dấu tích liên quan đến Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành Tiếp tục cuộc hành trình là 56 danh thắng Kẽm Trống nồi tiếng qua bài thơ Nôm cùa nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch tâm linh ở Hà Nam

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH HÀ NAM

Quan điểm và định hướng phát triển du lịch tỉnh

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Hà Nam

Hà Nam là vùng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tuy nhiên các nguồn tài nguyên cho nền công nghiệp này không phải là vô tận hơn nữa đây là nguồn tàinguyên không thể tái tạo Do vậy cần thay đổi tư duy chiến lược, coi phát triển Du lịch là động lực bền vững cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phát triển Du lịch Hà Nam cần dựa trên những giá trị đặc thù về tài nguyên Du lịch Ưu tiên phát triển các khu, điểm Du lịch trọng điểm có tiềm năng lớn và các loại hình dịch vụ Du lịch có thể cạnh tranh cao để tạo ra các sản phẩm Du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn du khách.

Phát triển Du lịch Hà Nam cần dựa trên việc khai thác tốt lợi thế về vị trí chiến lược của tỉnh, các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ, đường sắt, đồng thời khai thác tốt giao thông đường thủy.

Phát triển Du lịch Hà Nam phải đặt trong mối quan hệ vừng, tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước.

Phát triển Du lịch phải gắn kết với các mục tiêu kinh tế xã hội chung, phát triển dựa vào cộng đồng và vì cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ khai thác các nguồn đầu tư xã hội vào phát triển Du lịch.

3.1.2 Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Nam

- Tạo bước đột phá trong phát triển du lịch, xây dựng Hà Nam trở thành trung tâm du lịch trọng điểm về văn hóa tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần quan trọng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.

- Đưa du lịch Hà Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nam.

- Tạo nhiều công ăn việc làm, gắn phát triển du lịch với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Về định hướng phát triển sản phẩm du lịch: Du lịch Hà Nam lấy khu du lịch Tam Chúc là hạt nhân để phát triển các nhóm sản phẩm:

- Nhóm sản phẩm chính gồm: Nhóm sản phẩm du lịch tâm linh, nhóm sản phẩm du lịch tự nhiên và nhóm sản phẩm du lịch văn hoá.

- Nhóm sản phẩm liên kết gồm: Nhóm sản phẩm liên kết quốc gia, vùng (Tour du lịch tâm linh, Tour du lịch sông Hồng), nhóm sản phẩm tổng hợp và nhóm sản phẩm chuyên đề.

Về định hướng tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch: Du lịch Hà Nam phát triển theo 2 trục chính:

- Trục Bắc – Nam: Dọc theo tuyến du lịch xuyên Việt dọc quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam và đường sắt Bắc Nam.

- Trục Đông – Tây: Dọc theo đường quốc lộ 21A, 21B cũng như khai thác các tuyến du lịch sông Đáy, sông Châu, kết nối các điểm du lịch quan trọng như Chùa Hương, Tam Chúc, điểm du lịch nhân văn Nam Cao, Đền Trần Thương, Đền Trần Nam Định…

Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách, hiện nay Hà Nam đã và đang hình thành một số tuyến du lịch hấp dẫn như:

- Tuyến du lịch xuyên Việt (theo quốc lộ 1A) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Hà Nội, Phủ Lý, Tam Chúc, Bái Đính, Tràng

- Tuyến du lịch theo trục tâm linh (đường liên tỉnh Bái Đính – Tam Chúc – Chùa Hương) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Chùa Hương, Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Bái Đính, Tràng An.

- Tuyến Quảng Ninh – Hải Dương – Hưng Yên – Hà Nam – Ninh Bình (theo quốc lộ 38) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Yên

Tử, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phố Hiến, Đền Lảnh Giang, làng trống Đọi Tam, Tam Chúc, Bái Đính.

- Tuyến duyên hải Bắc Bộ: Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Hà Nam (theo quốc lộ 10) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Yên Tử, Đồ Sơn, TP Hải Phòng, Khu du lịch Đồng Châu, Đền Trần, Phủ Dầy.

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam – Nam Định – Thái Bình (theo quốc lộ 21) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Chùa Hương, Phủ Lý, Tam Chúc, điểm du lịch nhân văn Nam Cao, đền Trần, đền Bảo Lộc, Phủ Dầy, khu du lịch Đồng Châu.

- Tuyến Tây Bắc: Các tỉnh Tây Bắc – Hoà Bình – Hà Nam – Hà Nội – Ninh Bình (về Hà Nam theo quốc lộ 21) Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Chùa Tiên, Tam Chúc, Chùa Hương, Bái Đính, Tràng An.

- Tuyến du lịch sông Hồng kết nối Hà Nội – Hưng Yên – Hà Nam – Thái Bình –Nam Định Trên địa phận Hà Nam có các điểm tham quan như: Đền Lảnh Giang, đền Bà Vũ, đền Trần Thương, điểm du lịch nhân văn Nam Cao, làng Vũ Đại.

Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tâm

3.2.1 Giải pháp các cơ chế chính sách và công tác tổ chức quản lý

- Đảm bảo an toàn tại điểm đến và cho khách du lịch

- Ưu tiên thúc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân, người lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực y tế phòng, chống COVID-19, tổ chức thực hiện tốt quy định 5K.

- Tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch, công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối với các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch, kiểm soát chứng nhận tiêm chủng, quản lý khách du lịch nhập, xuất cảnh

- Lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu trú, uy tín tham gia đón khách du lịch theo các tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và chất lượng dịch vụ cung ứng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch:

Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khảo sát thị trường, kết nối các tour, tuyến du lịch; tham gia hoạt động, sự kiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3.2.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch

Các điểm du lịch tâm linh chưa được quan tâm quảng bá hiệu quả và sản phẩm du lịch tâm linh còn đơn giản, chưa thu hút được du khách là yếu tố chính khiến du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng Vấn đề bức thiết là cần có những giải pháp cụ thể để xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch tâm linh.

- Khách hàng mục tiêu mà khu du lịch văn hóa, tâm linh hướng đến là khách du lịch châu Âu có thu nhập thấp và khách nội địa Nhóm khách du lịch châu Âu có thu nhập thấp bao gồm chủ yếu là học sinh, sinh viên; khách du lịch ba lô.

Họ có mức chi tiêu hạn chế Tuy nhiên lại mong muốn được trải nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu về những nét đẹp văn hóa, tâm linh tại điểm đến Nhóm khách du lịch nội địa đi du lịch tâm linh với mục đích chính là để thỏa mãn nhu cầu vãn cảnh, cầu mong sức khỏe, bình an trong cuộc sống

- Hai nhóm khách hàng mục tiêu có chung đặc điểm là mức chi tiêu hạn chế, vì thế, các chương trình du lịch tâm linh, sản phẩm du lịch tâm linh đòi hỏi phải có mức giá hợp lý.

- Song song cùng với việc xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo định hướng khách hàng mục tiêu, tỉnh Hà Nam cần chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp.Vấn đề hiện nay là phần lớn các sản phẩm du lịch âm linh còn đơn điệu, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số điểm đến trọng điểm, tính kết nối giữa các điểm du lịch còn hạn chế và sản phẩm du lịch không mang tính đặc trưng Thiết nghĩ, tỉnh

Hà Nam nên chú trọng liên kết các tuyến, điểm, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh Tỉnh nên nghiên cứu xây dựng một

“con đường tâm linh” kết nối các tuyến điểm tâm linh nổi bật, giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch.

- Khi phát triển các sản phẩm du lịch mới, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới công tác nghiên cứu thị trường: khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến là ai?, tại sao họ chọn du lịch tâm linh?, họ mong muốn sản phẩm du lịch có chất lượng và giá cả ra sao? và khi nào họ sẵn sàng đi du lịch. Thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm phù hợp và mang đến cho khách du lịch giá trị trải nghiệm cao Thực tế, công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp còn chưa được chú trọng, một mặt do hạn chế nguồn vốn, do đó, phần lớn sản phẩm du lịch tâm linh hiện nay chưa có tính đột phá, mới mẻ Đầu tư cho nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm cần được các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa.

3.2.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cở vật chất kĩ thuật

Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư thông thoáng, hấp dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và pháp luật của Nhà nước, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến Hà Nam đầu tư phát triển các tuyến điểm Du lịch nói riêng và ngành Du lịch nói chung.

Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trên cơ ở cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, đồng thời tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tàichính và kinh nghiệm trong kinh doanh cu lịch bỏ vốn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuậtphục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy hoạch và dự án được duyệt Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực này do các nhà đầu tư hoàn toàn chủ động.

3.2.4 Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử

Xây dựng nội dung giới thiệu giá trị di sản:

- Ưu tiên cho công tác tư liệu hoá qua việc xây dựng hồ sơ khoa học, phim, ảnh tư liệu hoặc hình thức ghi nhận sự kiện bằng bia, đài kỷ niệm.

- Nội dung giới thiệu cho du khách không cần thiết phải thật sự chi tiết, nhưng phải đầy đủ, chọn lọc, làm nổi bật được những nét đẹp đặc trưng của di sản, tránh diễn giải dài dòng hoặc ca ngợi chung chung.

Bảo vệ, phát triển môi trường quanh di sản:

- Về môi trường tự nhiên: phải nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và có những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Hà Nam

3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch

3.3.2 Kiến nghị với HĐND và UBND tỉnh Hà Nam

3.3.3 Kiến nghị với các công ty du lịch

Ngày đăng: 16/05/2023, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w