Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sự tham gia của các nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên cũng như các bên liên quan khác chưa được quan tâm, do vậy chuẩn đầu ra được xây dựng
Trang 1Chương trình được thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin
NCS PHẠM VĂN HÙNG
XÂY DỰNG LẠI CHUẨN ĐẦU RA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT
CƠ KHÍ TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2014
Trang 2Chương trình được thực hiện tại
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS MELCHOR MELO O.PLACINO
Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
- Thư viện trường đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippin
Trang 3Chương I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong những năm gần đây, quy mô phát triển của giáo dục Việt Nam đã tăng đáng kể Việc cung cấp dữ liệu giải trình và các thông tin cho các bên liên quan về chất lượng giảng dạy và học tập trở thành áp lực ngày càng tăng đối với các trường đại học
Đại học Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế Từ năm
2008, Đại học đã tổ chức đào tạo về xây dựng chuẩn đầu ra cho đơn
vị thành viên Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sự tham gia của các nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên cũng như các bên liên quan khác chưa được quan tâm, do vậy chuẩn đầu ra được xây dựng hoặc (1) quá cao, khó có thể đạt được hoặc (2) quá thấp không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hoặc (3) một số quá chung chung không cung cấp nền tảng cho việc xây dựng chương trình Do vậy việc triển khai nghiên cứu này là rất cần thiết tại Đại học Thái Nguyên
BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA CƠ KHÍ
Khoa Cơ khí (TFME) là một trong những khoa lớn nhất và lâu đời nhất của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên Khoa có trách nhiệm đào tạo các kỹ sư có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và nhu cầu hội nhập với thế giới Ngoài ra, các giảng viên của Khoa tiến hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong sản xuất về kỹ thuật cũng như trong các lĩnh vực khác
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT CƠ KHÍ (MEP)
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí được thiết kế và xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong thời kỳ đầu, nội dung của chương trình được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các giảng viên lâu năm có uy tín của nhà trường Gần đây nội dung của chương trình được điều chỉnh nhập khẩu một số nội dung của chương trình Kỹ thuật Cơ khí của trường Đại học Bufflo,
Mỹ
Tuy nhiên, sau 02 khóa đào tạo 5 năm, chương trình đã phát sinh một số vấn đề cần giải quyết Thứ nhất, nhiều sinh viên tốt
Trang 4nghiệp phải tham gia các khóa đào tạo bổ sung từ 4-6 tháng trước khi tìm được việc làm (theo khảo sát của nhà trường) Sinh viên còn thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm và giao tiếp, khả năng thực hành và thích ứng với điều kiện làm việc mới chưa cao Thứ hai, liên quan đến nội dung, chương trình còn nhiều bất cập do tính logic của các học phần chưa cao - có thể bỏ đi một số học phần mà không ảnh hưởng đến các học phần khác, trong khi những học phần này không
có tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra Thời lượng và đề cương chi tiết của nhiều học phần chưa phù hợp, đặc biệt là những học phần đòi hỏi các kỹ năng của người học Chưa xác định đúng và phù hợp được mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra) của học phần để từ đó xây dựng đề cương chi tiết phù hợp
Sử dụng thuyết hiện đại về xây dựng chương trình đào tạo, các chương trình cần bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nhu cầu của xã hội, có sự tham gia của nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên và các bên liên quan khác của chương trình Đó chính là lý
do chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí cần được xây dựng lại để bắt đầu cho việc cải thiện nâng cao chất lượng chương trình
2 Đánh giá mức độ đạt được hiện tại và mức độ mong muốn đối với các tuyên bố đầu ra dự kiến của các bên liên quan:
2.1 Cựu sinh viên 2.2 Giảng viên 2.3 Sinh viên năm cuối 2.4 Nhà tuyển dụng
3 Xây dựng lại chuẩn đầu ra cho chương trình Kỹ thuật Cơ khí
Trang 5TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế Nghiên cứu mang lại lợi ích cho các đối tượng sau nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển dụng và các nghiên cứu tương tự về xây dựng chuẩn đầu ra trong tương lai
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được triển khai tại Khoa Cơ khí – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên với sự tham gia của 250 sinh viên năm cuối sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/1013; 50 giảng viên đang tham gia giảng dạy chương trình; 100 nhà tuyển dụng lao động và 100 cựu sinh viên của chương trình đào tạo
Việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nghiên cứu tài liệu liên quan về xây dựng chuẩn đẩu ra cho chương trình đào tạo Kỹ thuật
Cơ khí, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ sư, sử dụng phiếu điều tra, thảo luận của các chuyên gia và tư vấn của các bên liên quan Phiếu điều tra được xây dựng phục vụ quá trình nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong chương này, nghiên cứu sẽ thảo luận về tài liệu và các nghiên cứu về chuẩn đầu ra, vai trò của chuẩn đầu ra trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, cách thức để xây dựng chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo và các tiêu chuẩn sinh viên tốt nghiệp
và tiêu chuẩn kỹ sư của một số tổ chức trên thế giới
Các dạng thức chuẩn đầu ra
Liên quan đến chuẩn đầu ra, các tác giả khác nhau có cách
Trang 6phân loại chuẩn đầu ra khác nhau Tuy nhiên hai dạng cơ bản nhất là chuẩn đầu ra nhận thức: “đề cập từ việc nhớ lại hoặc nhận biết các kiến thức đến việc phát triển các trí năng và kỹ năng” (Posner, 1992) Theo nghĩa rộng, chuẩn đầu ra nhận thức “có phạm vi trải từ kiến thức chuyên môn tới các kỹ năng chung nhất là lý luận và giải quyết vấn đề” (Shavelson and Huang, 2003, tr.13) và chuẩn đầu ra phi nhận thức: niềm tin hoặc các giá trị cụ thể (Ewell, 2005)
CHUẨN ĐẦU RA VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ
Chuẩn đầu ra và phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết kế chương trình, hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá cũng như đảm bảo chất lượng Chúng hợp thành một phần quan trọng trong tiếp cận hiện đại của nền giáo dục đại học và việc xem xét lại những vấn đề quan trọng như chúng ta dạy và đánh giá cái gì, đối tượng nào, như thế nào, ở đâu và khi nào
Vai trò của chuẩn đầu ra trong việc xây dựng và cải thiện chương trình đào tạo
Các chuẩn đầu ra nhằm thiết lập các lộ trình của hoạt động đào tạo – bản đồ học tập nhằm phát triển tư duy và các kỹ năng cần thiết cho người học Lộ trình đó bắt đầu từ khối kiến thức nền tảng đến chuyên sâu về khoa học kỹ thuật Chuẩn đầu ra là định hướng và
là đích đến của việc dạy và học Chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế nội dung dạy học, chiến lược dạy học, và chọn lựa phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp, hiệu quả Chuẩn đầu ra giúp nhà trường định hướng được những đòi hỏi về nhân lực (đội ngũ giảng viên, nhân viên phục vụ), nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác
Sự khác nhau giữa chuẩn đầu ra và mục tiêu
Chuẩn đầu ra và mục tiêu học tập khó có thể phân biệt vì mục tiêu có thể được viết theo chuẩn đầu ra 14 Nhìn chung, so với mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra là các tuyên bố chi tiết về những
gì người học biết và có thể làm vào thời điểm tốt nghiệp và các mục tiêu chương trình là mô tả về năng lực của người tốt nghiệp một vài năm sau khi tốt nghiệp 17
Cách xây dựng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra được xây dựng trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố liên quan bao gồm: khung văn bằng, các tham chiếu bên ngoài, kinh
Trang 7nghiệm quá khứ, các chuẩn mực so sánh, yêu cầu của người sử dụng lao động, thông tin phản hồi của sinh viên, mô tả bằng cấp, vv Thang năng lực Bloom và các động từ theo các cấp năng lực thường được sử dụng để viết chuẩn đầu ra
CÁC TIÊU CHUẨN KỸ SƯ
Trong nước, Luật Giáo dục Việt Nam, Luật giáo dục đại học quy định về năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học Trên thế giới, các tiêu chuẩn về đầu ra của sinh viên tốt nghiệp của Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ, Mỹ; Tiêu chuẩn EUR-ACE về kỹ sư, yêu cầu năng lực đối với kỹ sư (Boeing, 1996) bao gồm sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, về quy trình thiết kế và chế tạo, có tầm nhìn hệ thống và đa ngành, hiểu biết cơ bản về bối cảnh thực tiễn kỹ thuật, có kỹ năng giao tiếp tốt, tiêu chuẩn đạo đức cao, năng lực suy luận một cách phê phán và sáng tạo, linh hoạt, ham tìm hiểu và mong muốn học hỏi suốt đời, hiểu rõ tầm quan trọng của làm việc theo nhóm
Đề xướng CDIO
Đề xướng CDIO được hình thành từ năm 2000 nhằm cải cách giáo dục kỹ thuật Đề cương CDIO – một danh sách các chuẩn đầu ra – để trả lời câu hỏi kỹ sư cần những kỹ năng, kiến thức và thái
độ gì và Bộ tiêu chuẩn CDIO gồm 12 tiêu chuẩn sẽ giúp trả lời câu hỏi chúng ta có thể làm gì hơn để có thể đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức và thái độ đó
Trang 8SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Hình 1 Sơ đồ mô tả các hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng
nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này đề cập đến phạm vi nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu điều tra, thu thập thông tin và thống kê xử lý số liệu điều tra
ĐỊA ĐIỂM
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Cơ khí – Trường ĐH
Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Nghiên cứu tiến hành điều tra đối với giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của các tuyên bố đầu ra dự kiến, năng lực hiện tại của sinh viên, và năng lực mong muốn
Chuẩn đầu
ra hiện tại Đề cương CDIO - Sứ mạng của nhà trường, Tham khảo:
đại học;
- Tầm nhìn của nhà trường;
- Mục tiêu của ngành Cơ khí
- Các tiêu chuẩn kiểm định chương trình trong và ngoài nước;
- Các tiêu chuẩn kỹ sư Khảo sát dự thảo chuẩn
Trang 9Nghiên cứu được triển khai tại các tổ chức sản xuất, nhà máy nơi cựu sinh viên của chương trình đang làm việc tại Thái Nguyên Phiếu hỏi được phát cho đại diện lãnh đạo đơn vị và cựu sinh viên
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định các dự thảo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí sau đó triển khai khảo sát để đánh giá tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra, thực trạng về chuẩn đầu ra hiện tại và những mong muốn của các bên liên quan về chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp Dựa vào kết quả khảo sát, giảng viên và nhà quản lý giáo dục họp, thảo luận và
hoàn thiện chuẩn đầu ra của chương trình
MẪU ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU Mẫu điều tra
• Đại diện doanh nghiệp – nhà tuyển dụng: là những người đang sử dụng lao động là cựu sinh viên của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí, trưởng các bộ phận kỹ thuật, trưởng phòng thị trường, giám đốc và phó giám đốc nhà máy, đơn vị
• Cựu sinh viên: những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí có từ 02 năm kinh nghiệm công tác trở lên
• Sinh viên: sinh viên năm cuối hoặc vừa tốt nghiệp
• Giảng viên: các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy 10 năm trở lên và chịu trách nhiệm giảng dạy chương trình tiên tiến
Mẫu điều tra
Đối với điều tra thử, số cựu sinh viên tham gia là 20, nhà
tuyển dụng (20), giảng viên (20) and sinh viên (30)
Điều tra chính thức, do hạn chế về mối liên hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên, nghiên cứu tiến hành đối với 100 cựu sinh viên đang làm việc tại Thái Nguyên, 100 nhà tuyển dụng, 50 giảng viên và 250 sinh viên
CÔNG CỤ KHẢO SÁT
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi để thu thập ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và sinh viên của chương trình Phiếu hỏi gồm có 03 phần bao gồm:
Phần I Thư ngỏ gửi các đối tượng tham gia khảo sát
Trang 10Phần II Thông tin cá nhân
Phần III Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát và các câu hỏi khảo sát được chia làm các phần như sau:
- Tầm quan trọng được đánh giá theo thang 4 mức (a-b), từ
“không quan trọng đến rất quan trọng”
- Mức đạt được hiện nay được đánh giá theo thang 6 mức từ (0-5);
- Mức độ mong muốn được đánh giá theo thang 6 mức từ (
- );
0/ Không biết
1/ Có trải nghiệm hoặc gặp qua
2/ Có thể tham gia hoặc đóng góp vào
3/ Có thể hiểu và giải thích
4/ Có khả năng thực hành và triển khai
5/ Có thể lãnh đạo hoặc phát minh
Tác giả sử dụng thang đo 06 mức nhằm xác định những mục tiêu học tập tương xứng với những đánh giá trình độ theo phân loại của Bloom dựa trên sự thành thạo Trong thực tế, không có kỹ năng nhận thức liên quan đến mức độ thành thạo đầu tiên, "đã có trải nghiệm hoặc gặp qua" Mức độ thứ hai, "sự tham gia", có nghĩa ít nhất là "kiến thức", thang năng lực Bloom đầu tiên trong lĩnh vực nhận thức "Hiểu" theo quy định của thang Bloom, bao gồm "giải thích" Tương tự như vậy,"Có kỹ năng trong việc thực hành" ngụ ý khả năng" áp dụng kiến thức" và "phân tích" Cuối cùng, khả năng" lãnh đạo và đổi mới" đòi hỏi một khả năng "tổng hợp và đánh giá" Các năng lực tương ứng có thể được rút ra đến lĩnh vực tình cảm và thái độ
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nghiên cứu sử dụng phân tích Cronbach's Alpha để kiểm tra
độ tin cậy của công cụ đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát: nhà tuyển dụng, , cựu sinh viên, sinh viên và giảng viên
Các chủ đề của
chuẩn đầu ra
Tầm quan trọng
Mức đạt sinh viên đạt được hiện nay Mức độ mong muốn 1.1.1 …… a b c d 0 1 2 3 4 5
Trang 11Kiểm định Levene's được sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các nhóm điều tra
Kiểm định T được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của mức độ đạt được hiện nay của sinh viên và mức độ mong muốn
Trung bình trọng số được sử dụng để tính toán đánh giá của các nhóm khảo sát
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tầm quan trọng của dự thảo chuẩn đầu ra dưới đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát
4.1.1 Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo đánh giá của sinh viên
Đánh giá các chủ đề đầu ra trong phần Kiến thức và lập luận
kỹ thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy các bên liên quan cho rằng các chuẩn đầu ra này là quan trọng và cần đưa thành chuẩn đầu ra chính thức của chương trình Trong các chủ đề được khảo sát, các chủ đề
thuộc nhóm Kiến thức khoa học cơ bản được đánh giá không quan trọng bằng các chủ đề đầu ra thuộc nhóm Kiến thức kỹ thuật cơ sở và
chuyên ngành
Trang 12Các chủ đề đầu ra liên quan đến Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá nhân có điểm đánh giá trung bình lớn hơn 2, từ 2,11 đến 2,37, điều này có nghĩa chúng có ý nghĩa quan trọng trong chuẩn đầu ra của chương trình Chủ đề duy nhất có điểm TB<2 là 2.1.4 Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên (1,97)
Sinh viên quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
vì nó phản ánh thực tế rằng để thành công trong công việc sinh viên tốt nghiệp cần sở hữu các kỹ năng này
Liên quan đến các kỹ năng Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai và Vận hành, sinh viên đánh giá các chủ đề này ở mức quan trọng đến rất quan trọng Điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng từ 1,94 đến 2,20 Qua kết quả đánh giá này có thể thấy sinh viên đánh giá cao về tầm quan trọng của các chủ đề đầu ra dự kiến của chương trình đào tạo và nên đưa vào chuẩn đầu ra chính thức của chương trình
4.1.2 Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo đánh giá của cựu sinh viên
Nghiên cứu đặt câu hỏi tương tự với các cựu sinh viên về tầm quan trọng của mỗi chủ đề chuẩn đầu ra Bảng hỏi được phát cho
100 cựu sinh viên và có 36 ý kiến phản hồi Dữ liệu đã được mã hóa
và phân tích Kết quả như sau:
Cựu sinh viên đánh giá các chủ đề thuộc nhóm Kiến thức và lập luận kỹ thuật có mức độ quan trọng cao Chủ đề có tầm quan trọng thấp nhất theo đánh giá trong nhóm là 1.1.6 Hóa học (ĐTB=1,44) và chủ đề có mức độ đánh giá về tầm quan trọng lớn nhất là 1.2.12 Dung sai (ĐTB=2,86)
Đối với chủ đề thuộc nhóm Kỹ năng chuyên môn, Tố chất cá nhân, Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, cựu sinh viên cho rằng người tốt nghiệp cần có đủ các kỹ năng, tố chất này Mức độ đánh giá tầm quan trọng có điểm trung bình từ 2,06 đến 2,83 Không có chủ đề nào có điểm đánh giá tầm quan trọng dưới 2 Như vậy, theo đánh giá của cựu sinh viên các chủ đề này có vai trò quan trọng trong đầu ra của chương trình
Theo đánh giá của cựu sinh viên, các chủ đề thuộc nhóm kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, được đánh giá cao về tầm quan trọng (ĐTB của toàn bộ các chủ đề đều lớn hơn 2)