mỏ than mạo khê

101 1.1K 0
mỏ than mạo khê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất rất hay !

1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBCNV Cán bộ công nhân viên CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐBT Hội đồng bộ trưởng TKV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam TW Trung ương 1 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 2 3 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Để thực hiện điều đó, chúng ta phải phát triển nền kinh tế đất nước với nền công nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến. Ngành công nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong ngành sản xuất hiện nay như dầu khí, điện năng… đang phát triển nhưng chưa thật sự mạnh. Chính vì vậy, ngành sản xuất than đang giữ vai trò trọng yếu trong một số ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim…Ngoài ra, than còn là mặt hàng xuất khẩu sang Pa-na-ma, Nhật Bản…thu ngoại tệ mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Với vai trò quan trọng như vậy, việc hiện đại hóa ngành sản xuất than là rất cần thiết và được Đảng, Chính phủ chú ý quan tâm. Do đó ngành than đã có nhiều chuyển biến tích cực, được thống nhất quản lí theo hình tập đoàn kinh tế mạnh trong cả nước. Ngành than hiện nay đã từng bước được ổn định và phát triển không ngừng. Để đạt được những kết quả đó, ngành than đã phải khắc phục những khó khăn, giải quyết các vấn đề tồn đọng như cải thiện năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lí, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề cao, giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Công ty Than Việt Nam, mỏ than Mạo Khê đang phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để sản xuất ra nhiều sản phẩm, góp phần vào phát triển nền kinh tế đất nước. Mỏ than Mạo Khê có lịch sử khai thác hơn 158 năm. Mỏ đã có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất cũng như chiến đấu bảo vệ tổ quốc trong 3 4 thời kì chiến tranh. So với các mỏ than khác hiện nay, mỏ than Mạo Khê có trữ lượng và quy khai thác lớn, có hệ thống sản xuất hoàn chỉnh từ khâu vận tải, sàng tuyển đến tiêu thụ sản phẩm. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên than Mạo Khê - TKV ngày nay, tiền thânmỏ Mạo Khê được thành lập vào ngày 15/11/1954. Trong suốt quá trình phát triển của mình để thích ứng với điều kiện thực tế vào những thời kì cụ thể, do đó công ty đã trải qua 3 lần đổi tên. + Năm 1996, thành lập doanh nghiệp Nhà nước là mỏ than Mạo Khê (quyết định số 2605 QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng công nghiệp). + Năm 2001, đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên than Mạo Khê (quyết định số 405/QĐ - HĐQT ngày 1/10/2001 của HĐQT Tổng Công ty than Việt Nam). + Năm 2006, đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên than Mạo Khê - TKV (quyết định số 2461/QĐ - HĐQT ngày 8/11/2006 của HĐQT tập đoàn TKV). Công ty than Mạo Khê hiện nay ngày càng phát triển trên mọi phương diện hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, sản xuất được hàng triệu tấn than cho Tổ quốc, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu, đẹp. Mỏ Mạo Khê có vai trò quan trọng trong sản xuất than cho Tổ quốc, nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về những thành tựu và khó khăn của Mỏ trong hoạt động sản xuất. Giải quyết được vấn đề này không chỉ góp phần vào tìm hiểu lịch sử của giai cấp công nhân quảng ninh nói riêng mà còn góp phần vào tìm hiểu giai cấp công nhân Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay; một trong những vấn để cần được các giới quan tâm hơn nữa. Từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn mỏ than Mạo Khê trong thời kì đổi mới từ (1986 - 2010), làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. 4 5 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Hoạt động sản xuất của ngành than không chỉ được các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ quan tâm mà còn thu hút giới nghiên cứu lịch sử ở cả Trung ương và địa phương. Hiện nay các nhà nghiên cứu lịch sử chú trọng tìm hiểu về sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã xuất bản những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao. Nguyễn Hữu Thắng (chủ biên), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia (2008); PGS.TS Hà Huy Thành (chủ biên) với tác phẩm, “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia (2006); PGS.TS Nguyễn Chơn Trung, Trương Gia Long (đồng chủ biên) tác phẩm “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia (2004)… Những tác phẩm của các nhà nghiên cứu nêu trên đã làm rõ về sự năng động của nền kinh tế thị trường. Tuy không đề cập đến hoạt động của mỏ than Mạo Khê nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình phát triển của mỏ than Mạo Khê trong thời kì đất nước đổi mới. Ngoài các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử dân tộc, hướng tìm hiểu về lịch sử phong trào công nhân cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này: Lê Duẩn biên soạn “Giai cấp công nhân và liên minh công nông”, NxbST, Hà Nội (1976); Trần Văn Giàu biên soạn “Giai cấp công nhân Việt Nam” (2003); Lê Duẩn với tác phẩm “Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” (Nxb Sự thật 1975); “Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh”, Tập I, Ty Văn hoá Thông tin xuất bản (1974). 5 6 Ở địa phương, công tác chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh và các địa phương, lịch sử các ngành, nghề, nhà máy, xí nghiệp… rất được coi trọng. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Ninh biên soạn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh”, Tập I (1928 - 1945); Hồi kí của đồng chí Hải Thanh, “Tiếng chuông Bắc Mã”, Hội văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh xuất bản (1985); “Quảng Ninh thi đua đổi mới và phát triển”, Hội đồng thi đua và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản; Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn cuốn “Lịch sử phong trào công nhân Khu mỏ than Quảng Ninh 1846-1975”. Thực hiện nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều đã biên soạn “Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều”, (9/1995 ). Đối với các mỏ than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng rất coi trọng công tác biên soạn lịch sử ngành, lịch sử truyền thống của đơn vị. Đến nay các Công ty than Nam Mẫu, Hà Tu, Mạo Khê… lần lượt biên soan lịch sử ngành. Riêng mỏ than Mạo Khê, nhân dịp kỉ niệm 50 năm khôi phục, xây dựng và phát triển (15/11/1954 - 15/11/2004), lãnh đạo Công ty Than Mạo Khê cho ra mắt cuốn sách “Truyền thống công nhân Công ty Than Mạo Khê”, trên cơ sở bổ sung, chỉnh lí cuốn “Truyền thống công nhân mỏ than Mạo Khê”, (1846 - 1994), và biên soạn tiếp chặng đường lịch sử từ năm 1994 đến năm 2004. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mỏ than Mạo Khê trong thời kì từ năm 1986 - 2010. Chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất thanmỏ than Mạo Khê thời kì đổi mới (1986- 2010). 6 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Địa bàn được nghiên cứu của luận văn là mỏ than Mạo Khê (Đông Triều- Quảng Ninh). Phạm vi thời gian: Luận văn tìm hiểu về hoạt động và khai thác ở mỏ than Mạo Khê từ năm 1986- 2010. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, luận văn đề cập tới tình hình mỏ than Mạo Khê trước năm 1986. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Khái quát tình hình mỏ than Mạo Khê từ năm 1846 đến trước cách mạng Tháng Tám. Đời sống và phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê. Khái quát về hoạt động sản xuất than và tinh thần chiến đấu của công nhân mỏ than Mạo Khê thời kì đất nước có chiến tranh. Tìm hiểu về hoạt động khai thác than và những đóng góp của mỏ than Mạo Khê vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Để tìm hiểu về mỏ than Mạo Khê thời kì đổi mới từ năm 1986 - 2010, chúng tôi đã sưu tầm tìm đọc, tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Sử dụng các tài liệu lưu trữ gồm các chỉ thị, văn kiện Đảng, số liệu thống kê… lưu tại Tổng Công ty than Đông Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên than Mạo Khê - TKV… Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tài liệu khác như sách, báo, tạp chí… đề cập tới hoạt động sản xuất thanmỏ Mạo Khê. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra các phương pháp lôgic, phân tích, phỏng vấn nhân chứng, tổng hợp cũng được sử trong việc nghiên cứu đối tượng của đề tài, làm rõ nội dung của đề tài. 7 8 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn trình bày cơ bản và hệ thống về quá trình phát triển, từng bước vượt qua mọi khó khăn thử thách để ổn định sản xuất thanmỏ than Mạo Khê. - Luận văn làm rõ tình hình sản xuất thanmỏ than Mạo Khê, những thành tựu đã đạt được với những đóng góp to lớn của mỏ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Luận văn góp phần vào việc giáo dục tuyên truyền tinh thần yêu lao động, yêu đất nước nói chung và niềm tự hào của những người con đất Mỏ nói riêng. Động viên những người thợ mỏ tích cực lao động sản xuất hơn nữa. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn kết cấu thành 3 chương nội dung. Chương 1: Khái quát về mỏ than Mạo Khê trước năm 1986. Chương 2: Mỏ than Mạo Khê từ năm 1986 - 2000. Chương 3: Mỏ than Mạo Khê từ năm 2001 - 2010. 8 9 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MỎ THAN MẠO KHÊ TRƯỚC NĂM 1986 1.1. MỎ THAN MẠO KHÊ DƯỚI THỜI THỰC DÂN PHÁP CAI TRỊ (1846 - 1945) 1.1.1. Sự hình thành mỏ than Mạo Khê Mỏ than Mạo Khê nằm ở Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Trước tháng 8/1945 gọi là mỏ Mạo Khê, sau ngày hòa bình lập lại được gọi là mỏ than Mạo Khê, ngày 16/10/2001 được đổi thành Công ty Than Mạo Khê. Mỏ than Mạo Khê phía Đông giáp xã Hoàng Quế, phía Tây giáp xã Kim Sen, phía Nam giáp xã Yên Thọ và thị trấn Mạo Khê, phía Bắc là đồi núi cao giáp xã Tràng Lương. Khu vực khai thác chính hiện nay có độ cao trung bình 250m, chạy dọc theo hướng Bắc thuộc vùng đồi núi của vòng cung Đông Triều. Mỏ có hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường thủy thuận lợi nhờ quốc lộ 18A đi thành phố Hạ Long (trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Ninh) và ngược lại phía Phả Lại - Bắc Ninh - Hà Nội, đồng thời quốc lộ 18A có nhánh đường 200 đi Hải Phòng, tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên, Kép, Uông Bí, Hạ Long có nhiều nhánh vào tận nhà sàng. Bên cạnh đó còn có cảng Bến Cân trên sông Đà Bạch (một nhánh của sông Kinh Thầy) là nơi trung chuyển than bằng đường thủy đi khắp nơi. Mỏ Mạo Khê nằm sâu trong nội địa, phía Bắc là đồi núi, còn lại là mặt bằng rộng rãi, nằm giữa hai nhà máy nhiệt điện lớn là Uông Bí và Phả Lại. Cách 2km về phía nam có nhà máy xi măng Hoàng Thạch, có thể vận chuyển than đi các nơi một cách dễ dàng. Bởi vậy nó giữ vai trò quan trọng góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Theo nghiên cứu địa chất, thanmỏ Mạo Khêthan trầm tích được hình thành vào Kỷ Đề - Vôn. Trải qua các cuộc vận động tạo sơn, đặc biệt là cuộc vận động tạo sơn In-đô-xi-át cách đây khoảng 170 đến 200 triệu năm. 9 10 Do hiện tượng tạo sơn nên bề mặt trái đất bị đảo lộn, những cây quyết cổ đại, dương xỉ bị vùi lấp xuống lòng đất và dần dần trở thành than. Căn cứ vào thăm dò địa chất, xác định thanmỏ Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày toàn bộ là 271,74m, trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác. Hầu hết các vỉa cánh Bắc và cánh Nam đều chạy theo hướng Đông - Tây với chiều dài từ 6 - 8km. Cánh Bắc vỉa mỏng, than cục ít, chỉ có 3/10 vỉa có than cám 4, chiếm tỉ lệ 30%, còn lại là cám 5+6; độ dốc vỉa từ 30 độ đến 52 độ. Cánh Nam vỉa dày hơn, tỉ lệ than cục cao hơn, độ dốc vỉa trung bình cao từ 30 - 60 độ, không có than cám 4, chỉ có than cám 5+6 [19, 10]. Toàn vùng mỏ than Mạo Khê không có than cám đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Than cục độ bền cơ học thấp, so với vùng Hồng Gai - Cẩm Phả, thanmỏ Mạo Khê có độ tro cao, nhiệt lượng thấp nên giá bán bình quân thấp hơn. Tuy nhiên về giá trị sử dụng thích hợp với cơ khí luyện kim, nhiệt điện, sản xuất vật liệu và chất đốt sinh hoạt. Phần trữ lượng than ở mức +30 ( 1 ) (so với mực nước biển) thuận lợi cho khai thác lò bằng; còn phần nằm dưới mức +30 phù hợp với phương thức khai thác lò giếng. Giới hạn khai thác của mỏ than Mạo Khê được quy hoạch là 40km 2 , với tổng trữ lượng than còn lại khoảng 300 triệu tấn. Than ở Đông Triều mới được khai thác rải rác dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840). Năm 1859, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật dâng sớ xin khai thác ở núi Yên Lãng (xã Yên Thọ). Đến thời Tự Đức (1846 - 1884), mỏ than Mạo Khê bắt đầu được khai thác dưới hình thức “trưng khai” của một số thương nhân nước ngoài như Trần Mục Thầu người Trung Quốc và sau đó là Li - Ri người Đức. Sau khi chiếm được khu mỏ (1883) thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn bán khu mỏ Hồng Gai - Cẩm Phả (1884) và khu mỏ Uông Bí, Đông 1 () Độ cao của mỏ khai thác than so với mực nước biển 30m. 10 [...]... sản ở mỏ than Mạo Khêmở ra bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại khu mỏ Từ khi chi bộ Đảng cộng sản ra đời ở mỏ than Mạo Khê, và ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển ngày càng mạnh Phong trào đấu tranh tăng lương, giảm giờ làm ở mỏ than Mạo Khê giành thắng lợi “Ngày 7/11/ 1930 cờ đỏ búa liềm lại tung bay trong các khu mỏ mỏ than Mạo Khê ”[16,... 1933), chúng đổ cả than cám vào lấp om-le Sản lượng than Pháp khai thác ở mỏ than Mạo Khê năm 1913 là 62000 tấn than; năm 1925 tăng lên 107000 tấn; năm 1939 là năm sản lượng cao nhất của Công ty than gầy Bắc Kì đã đưa sản lượng lên 150000 tấn Tính đến năm 1945, bọn tư bản, chủ mỏ Pháp đã vơ vét trên 3643980 tấn thanmỏ than Mạo Khê Công ty tư nhân (1900 - 1920) vơ vét 686586 tấn; Công ty than gầy Bắc Kì... thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho công nhân mỏ than Mạo Khê đấu tranh với nhiều hình thức, mở rộng quy hơn nữa và kết quả tất yếu mỏ than Mạo Khê được giải phóng từ khá sớm (6/1945) Sau khi mỏ than Mạo Khê được giải phóng, do trình độ quản lí và điều hành sản xuất của ta còn hạn chế, để bảo đảm đời sống cho công nhân Mỏ, chính quyền cách mạnh vẫn để chủ mỏ khai thác, nhưng chúng phải chịu sự quản... nhưng than Mạo Khê vẫn ra lò, vẫn cung cấp đều đều cho sinh hoạt của nhân dân Đội súng cao xạ của tự vệ 22 22 Mỏ góp phần bắn rơi máy bay Mĩ… Mỏ than Mạo Khê vẫn vững vàng vừa chiến đấu vừa bảo vệ sản xuất [43, 4] Tuy nhiên hoạt động sản xuất của mỏ than Mạo Khê gặp nhiều khó khăn và sản lượng than giảm đi rõ rệt Trước hoàn cảnh đó tháng 8/1965, Hội Đồng chính Phủ quyết định thành lập Tổng Công ty than. .. than Bắc kì (S.F.C.T) Dưới sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp, mỏ than Mạo Khê hầu như không được đầu tư về vốn, kĩ thuật, trong khi đó quy khai thác chưa được mở rộng… chỉ khi chính quyền cách mạng về tay nhân dân, mỏ than Mạo Khê nằm dưới sự quản lí của nhà nước thì Mỏ mới có những điều kiện thuận lợi để phát triển 1.2 MỎ THAN MẠO KHÊ DƯỚI CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1946 1985) 1.2.1 Khôi phục, tổ... lò ở Hoa Nam (Trung Quốc) rất ưa dùng Dưới thời Tự Đức mỏ Mạo Khê được giao cho một người Hoa họ Vạn Lợi trưng khai, [20, 89] Ngoài ra thanMạo Khê được các hãng công nghiệp Nhật Bản, Pháp, Thái Lan và Thượng Hải ưa chuộng [20, 92] Dưới thời Pháp thuộc, mỏ than Mạo Khê được gọi là mỏ nhà quê” vì Mỏ nằm giữa vùng nông thôn bán sơn địa và chủ mỏ ít đầu tư trang bị kĩ thuật, trình độ khai thác lạc... động kéo dài, cường độ lao động tăng nhiều so với nơi khác, nhưng mức lương khoán của mỏ than Mạo Khê trong những năm 1920 - 1925 thấp hơn nhiều so với thợ mỏ một số nơi trong khu mỏ Ở Hồng Gai - Cẩm Phả, mỗi công my - nơ (thợ cuốc than trong lò) phải cuốc được 26 xe than thì chủ mới trả 35 xu, nhưng ở mỏ than Mạo Khê chủ chỉ trả từ 2 hào 4 (24 xu) đến 2 hào 8 là tột cùng Còn đối với người làm theo... doanh Mỏ than Mạo Khê được phát hiện và khai thác dưới Triều Nguyễn; việc khai thác lúc đầu chỉ là đào bới những vỉa than lộ thiên; điều kiện kĩ thuật khai thác còn sơ sài, sản lượng than thu được không đáng kể Năm 1837, trong số các sản phẩm mà Nhà Nguyễn mua được ở Bắc Kì, lần đầu tiên mua than mỏ; cũng trong thời kì này Bộ Công Sai vận chuyển 10 vạn cân than Đông Triều về Kinh [34, 40] Than Mạo Khê. .. Tổng Công ty than Quảng Ninh, Mỏ than Mạo Khê tách khỏi Công ty than Hồng Gai trở thành đơn vị hạch toán riêng biệt trực thuộc Tổng Công ty than Quảng Ninh; từ đây mỏ than Mạo Khê đã có những bước tiến vượt bậc Mỏ tích cực cải tạo các lò đá, tập trung cơ giới hóa khâu lò đá, đồng thời giải quyết vấn đề năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân Từ năm 1966 đến năm 1967, Mỏ đã hoàn chỉnh công nghệ khai... vét 1503115 tấn; Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì (1933 - 1945) vơ vét 1454279 tấn, trong đó 17 17 có 30% than củ và than don, mang lại món lợi kếch xù cho bọn tư bản Pháp Năm 1924, mỗi cổ phần của Công ty than gầy Bắc Kì thu được 6 triệu Fơ - răng, nhưng chỉ một năm sau đó, mỗi cổ phần đã lên tới 9 triệu Fơ - răng, [19, 20] Thời kì mỏ than Mạo Khê lọt vào tay Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì (S.F.C.T) tức thời . về mỏ than Mạo Khê trước năm 1986. Chương 2: Mỏ than Mạo Khê từ năm 1986 - 2000. Chương 3: Mỏ than Mạo Khê từ năm 2001 - 2010. 8 9 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MỎ THAN MẠO KHÊ TRƯỚC NĂM 1986 1.1. MỎ THAN. THAN MẠO KHÊ DƯỚI THỜI THỰC DÂN PHÁP CAI TRỊ (1846 - 1945) 1.1.1. Sự hình thành mỏ than Mạo Khê Mỏ than Mạo Khê nằm ở Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Trước tháng 8/1945 gọi là mỏ Mạo Khê, . là mỏ than Mạo Khê, ngày 16/10/2001 được đổi thành Công ty Than Mạo Khê. Mỏ than Mạo Khê phía Đông giáp xã Hoàng Quế, phía Tây giáp xã Kim Sen, phía Nam giáp xã Yên Thọ và thị trấn Mạo Khê,

Ngày đăng: 18/05/2014, 21:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nữ

  • Cán bộ lãnh đạo

  • Tuổi đời

    • Cộng

    • X.khẩu

    • Khác

    • Cộng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan