Rất hay và bổ ích !
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BKHCN : Bộ Khoa học Công nghệ BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa HST : Hệ sinh thái KLN : Kim loại nặng ONMT : Ô nhiễm môi trường QLMT : Quản lý môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép THCS : Trung học cơ sở TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VSV : Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 5 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá, dầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai thác và sử dụng than. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác và chế biến than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người. Trong những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh CNH - HĐH, những lợi ích của quá trình này mang lại thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên sự gia tăng tốc độ đô thị hóa kéo theo sự gia tăng các chất thải công nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm giảm chất lượng môi trường sống, gia tăng bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng (tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước), xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể, không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Cho nên việc chống ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đòi hỏi mọi người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa 5 6 đến môi trường nước xã Phúc Hà TP.Thái Nguyên” với mục đích đánh giá được hiện trạng môi trường nước tại xã Phúc Hà- thành phố Thái Nguyên. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước. - Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các ảnh hưởng của hoạt động khai tác tới môi trường và con người. 1.2.2. Yêu cầu - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu - Các giải pháp đề xuất mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Củng cố và nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường và vận dụng kiến thức vào thực tế 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước, từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khoáng sản. 6 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của để tài 2.1.1 Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu 2.1.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường a. Khái niệm về môi trường: - Theo quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam thi: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật." (Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam,2005).[8] b. Khái niệm ô nhiễm môi trường có rất nhiều khái niệm khác nhau: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học… của môi trường cũng thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. - Theo Luật BVMT Việt Nam thì “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần của môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. 2.1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". 7 8 • Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. • Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý 2.1.1.3. Tầm quan trọng của nước? Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km 3 , tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km 3 ), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng 8 9 xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km 3 /năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km 3 , trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). 2.1.1.4. Tác nhân và thông số ô nhiễm môi trường nước * pH: pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn…. Và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazơ Giá trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH<7) hoặc kiềm (khi pH>7), thể hiện ảnh hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có nguy hại tới thủy sinh và môi sinh. (Nguyễn Tuấn Anh và cs, 2011) [11]. * Kim loại nặng Kim loại nặng có nhiều trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình hòa tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc được sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp, ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tùy thuộc vào nồng độ của chúng có thể là co ích nều ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ cao. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các hạt sét, phù sa lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần roi xuồng làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn trong nước rất nhiều. Các loài động vật thủy sinh, đặc biệt là động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể. Thông qua dây chuyền thực phẩm mà kim loại nặng được tích lũy trong con người và gây độc với tính chất bệnh lý rất phức tạp. (Nguyễn Tuấn Anh và cs, 2011)[11] * Tác nhân coliform 9 10 Nhiều VSV gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho nguồn nước phục vụ vào mục đích sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây bệnh cho người và động vật. Một số các vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu colifofm. (Trần Thị Hồng Hạnh, 2009) [17] Số liệu coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lấy mẫu 2.1.1.5. Các vấn đề môi trường phát sinh do khai thác và sử dụng khoáng sản thể hiện trong các hoạt động cụ thể sau • Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. • Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. • Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO 2 , bụi, khí độc ), ô nhiễm nước, chất thải rắn 2.1.2. Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHXNVN thông qua ngày 29/11/2005. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ- CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT. 10 [...]... triển kinh tế xã hội, hiện trạng dân số và lao động… 3.3.2 Hoạt động khai thác than của Công ty than Khánh Hòa 3.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước tại địa bàn nghiên cứu 3.3.3.1 Các hoạt động khai thác than gây ảnh hưởng chất lượng nước 3.3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước qua kết quả quan trắc môi trường nước năm 2011 của Công ty Kế... kết quả quan trắc môi trường nước năm 2011 nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng nước, so sánh với QCVN 28 28 3.3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa tới môi trường nước xã Phúc Hà – TP. Thái Nguyên Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá khách quan về môi trường nước xã Phúc Hà, so sánh với QCVN 3.3.4 Đề xuất các biện pháp BVMT nước - Giải pháp... cho môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến HST tại khu vực khai thác và hoạt động sống của người dân quanh vùng Trong khi đó thì chính sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm lại chưa tương sứng với sản lượng khai thác hàng năm b Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước Việt Nam Kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy, môi trường tại Quảng Ninh môi trường bị ảnh hưởng. .. nhỏ đến chất lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là vấn đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên nhiên liệu này Tại Hoa kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường Theo số liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai thác than tại nước. .. vật Nước ngầm tại các điểm quan trắc khu vực mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Na Dương thuộc Thái Nguyên và Lạng Sơn cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm amoni và coliform (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012) [5] 27 27 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên * Phạm vi nghiên cứu: ảnh hưởng của hoạt động khai. .. các nước khác Bên cạnh việc tăng sản lượng khai thác, ngành thanh cũng đang để lại những 23 23 hậu quả nặng nề, tác động không nhỏ đến môi trường tại khu vực khai thác và ảnh lớn đến cộng đồng dân cư nơi đây (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành, 2010)[6] 2.2.2.2 Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước ở Việt Nam a Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt Nam Hiện nay, TKV có khoảng 29 mỏ lộ... xã gần trung tâm thành phố Thái Nguyên Hiện xã có 1 trạm y tế gồm 1 bác sĩ, 3 y sĩ và 1 nữ hộ sinh, công tác y tế tại địa phương hàng năm vẫn thực hiện tốt các chương trình mang tính định kì như tiêm chủng cho trẻ em, khám chữa bệnh cho người dân trong vùng 4.2 Hoạt động khai thác than của mỏ than khánh hòa tại xã Phúc HàThành phố Thái Nguyên 4.2.1 Đặc điểm khu mỏ khai thác than Khánh Hoà Mỏ than Khánh. .. nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa Sử dụng tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 3.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp - Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của xã Phúc Hà – TP. Thái Nguyên - Tài liệu về quá trình hoạt động khai thác, hiện trạng khai thác tại xã Phúc Hà và địa bàn nghiên cứu (Tổng sản lượng khai thác, ... hoạt động khai thác đến môi trường nước xã Phúc Hà xung quanh khu vực mỏ than Khánh Hòa 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành * Địa điểm: UBND xã Phúc Hà - TP. Thái Nguyên * Thời gian tiến hành: từ ngày 1/2012 đến 4/2012 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội * Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tài nguyen đất… * Điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình... lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015-2020 Hiện nay, Việt Nam có trữ lượng than . tiến hành đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa 5 6 đến môi trường nước xã Phúc Hà TP. Thái Nguyên với mục đích đánh giá được hiện trạng môi trường nước tại. đó khai thác than cũng đã và đang gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ. Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than. lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n. Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường,