1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

66 3,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 334,86 KB

Nội dung

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá Đất là giá đỡ cho toàn bộ sựsống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp Vaitrò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làmnơi cư trú, làm tư liệu sản xuất, giao thông, ngày càng gia tăng và nôngnghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo Do vậy việc sử dụng hợp

lý và có hiệu quả bảo vệ đất đai và môi trường sống là một nhiệm vụ mangtính chất chiến lược của mỗi quốc gia

Ngày nay, tiềm năng đất của nước ta còn nhiều, đặc biệt là khu vựcmiền núi trung du Phía Bắc, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền trung, việckhai thác và sử dụng đất đai chưa gắn với quy hoạch tổng thể và bảo vệ môitrường, hiệu quả kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hợp lý

và đầy đủ đất đai

Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, Nhà nước đã hoànthiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia bước đầu và áp dụngđược trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa ra một số chủ trương, chính sáchnhư chính sách giao đất giao rừng, đầu tư vốn, kỹ thuật giúp phát triển nônglâm nghiệp thông qua các chương trình dự án của Nhà Nước

Do điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán củatừng vùng nên việc sử dụng đất đai mang tính chất đặc thù riêng cho từngvùng Vì vậy việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi để từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên này là việc rất cấpthiết hiện nay

Khe Mo là một xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ, với đặctrưng của vùng đất trung du miền núi phía Bắc, xã có thế mạnh về cây chè.Hiện nay vấn đề sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núi nói riêng đã và đangđược Đảng bộ và chính quyền xã quan tâm Song do trình độ hiểu biết củangười dân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng, người dân thiếuvốn đầu tư để cải tạo và phát triển các loại cây trồng thích hợp Vì vậy, đòihỏi phải đưa ra các giải pháp sử dụng đất đồi núi cụ thể là: Phủ xanh đất

Trang 2

trống, đồi núi trọc bằng các biện pháp canh tác, đưa vào đó các loại cây trồngphù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, bảo vệmôi trường, tạo công ăn việc làm, vv.

Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã Khe Mo

- huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi của xã trong những năm qua

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp giúp xã có hướng quy hoạch

và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa khoa học và học tập

- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường,ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn

- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo

- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoá sau có cùng hướngnghiên cứu

1.4.2 Ý nghĩa về thực tế

- Do tình hình sử dụng đất hiện nay của xã chưa đem lại hiệu quả cao vìvậy cần cần nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp thích hợp trong quátrình sử dụng đất của của xã Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đấtđồi núi tại xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm về mô hình sử dụng đất đồi núi

Một trong những phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao, lâu bền trên

đất dốc là mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) đã được

trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao Philippin tổng kết,hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1970 đến nay [14]

Đến năm 1992 đã có 4 mô hình SALT được tổ chức quốc tế ghi nhận là:

- Mô hình SALT 1: (Sloping Agriculture Land Technology) Đây là mô

hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lươngthực Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâmnghiệp, 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm

- Mô hình SALT 2: (Simple Agro - Livestock Technology) Đây là mô

hình kinh tế nông lâm súc kết hợp đơn giản với cơ cấu: 40% cây nông nghiệp+ 20% cây lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại

- Mô hình SALT 3: (Sustainable Agro - Forest Technology) Kỹ thuật

canh tác nông lâm kết hợp bền vững Cơ cấu sử dụng đất là 40% cây nôngnghiệp + 60% cây lâm nghiệp

- Mô hình SALT 4: (Small agrofruit Likelihood Technology) Là mô

hình kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ,

cơ cấu sử dụng đất là 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp + 25% cây

ăn quả

2.2.2 Đặc điểm của đất đồi núi

Ngoài đặc điểm chung của đất đai, đất đồi núi có các đặc điểm riêngnhư sau:

- Đất đồi núi là đất dốc, cao, chỉ thích hợp cho việc trồng cây ưa cạn do

đó tập đoàn cây trồng trên đất đồi núi phong phú và đa dạng

- Đất đồi núi dễ bị sạt lở, rửa trôi, độ màu mỡ kém, việc tưới nước chocây trồng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nước trời

Trang 4

- Diện tích rộng lớn, có thể gần hoặc xa khu dân cư sinh sống

- Đất đồi núi thường gắn liền với các tiểu vùng khí hậu đặc biệt, mỗivùng chỉ thích hợp với một loài cây trồng hay vật nuôi nhất định

Từ những đặc điểm trên, cho thấy đặc điểm nổi bật của đất đồi núi là khảnăng trồng trọt nhiều loại cây trồng cạn ngắn ngày, dài ngày như cây ăn quả,cây công nghiệp, cây đặc sản, cây lương thực…

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu

ha đất đóng băng và 13.250 triệu ha đất không phủ băng Trong đó, 12% tổngdiện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cưtrú, đầm lầy Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mớikhai thác hơn 1.500 triệu ha Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước pháttriển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36% Trong đó, những loại đất tốt,thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉchiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc,đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phùhợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng [16]

Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nôngnghiệp trở nên khó khăn hơn Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tíchtrái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người Một diện tích lớn đấtcanh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động giántiếp của sự gia tăng dân số [17]

- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toànthế giới khoảng 13 tỉ ha

- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm

Châu Á mỗi năm mất khoảng 5 triệu ha rừng

Trang 5

Hiện nay chất lượng tài nguyên đất trên thế giới bị suy giảm mạnh.

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoáinghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá,mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất Khoảng 40% đấtnông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biếnđộng khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý Sa mạc Sahara mỗinăm mở rộng lấn mất 100.000ha đất nông nghiệp và đồng cỏ Thoái hoá môitrường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong

25 năm tới

Tỷ trọng đóng góp gây thoái hóa đất trên thế giới như sau: mất rừng30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súcquá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây

ô nhiễm 1% Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lụckhông giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhânhàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai tròchính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp

Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhânthoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vaitrò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò Trung bình đất đai trên thế giới bịxói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mònhàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50triệu tấn lương thực [1]

Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội Khoảng 30% diện tíchtrái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đedoạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năngcanh tác do những hoạt động của con người

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 6,2 tỷ người theo tài liệu của tổ chứcFAO thì thế giới đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp trong đó đất dốc

là 973 triệu ha chiếm 65,9% Theo FAO (1980) thông báo tình hình sử dụng

Trang 6

đất nông nghiệp toàn thế giới với loại hình quảng canh và du canh chiếm45%, tỷ lệ này quá lớn đã làm hạn chế việc khai thác tiềm năng đất đai và câytrồng làm suy thoái đất [6].

Đất đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu, lương thực đãđược khai thác tới hạn do đó việc phát triển nông lâm nghiệp trong nhữngthập kỷ tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào việc quản lý, sử dụng hiệu quả vàlâu dài 3/4 quỹ đất đồi núi vốn rất đa dạng, giàu tiềm năng nhưng đang bịthoái hoá nghiêm trọng

Trên thế giới, vấn đề sử dụng đất đồi núi cũng trở nên bức thiết, Hộinghị Quốc tế về vấn đề quản lý đất đồi núi tại Bắc Kinh kêu gọi: "… Một tiềmnăng lớn lao đang nằm trong các vùng cao nhiệt đới, các nước phát triển cũngnhư đang phát triển cần tăng cường đầu tư và nỗ lực tăng sức sản xuất của vùngcao Điều đó không những chỉ cho nông dân địa phương mà còn có lợi chonhân loại nói chung" [3]

Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước nhiệt đới và cậnnhiệt đới rất quan tâm đến việc sử dụng đất đồi núi và hệ thống canh tác trênđất dốc các nước Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… đều có kinhnghiệm tốt trong vấn đề này

Chẳng hạn: Tại vùng Hockaido - Nhật Bản là vùng núi xa xôi nhất vàchậm phát triển vào loại bậc nhất của Nhật Bản, để vùng này theo kịp trình độphát triển chung của đất nước, chính phủ Nhật Bản đã có những biện phápthích hợp như đầu tư phát triển đường giao thông, đầu tư vốn, hướng dẫn kỹthuật, phát triển ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hoá Hockaido đã trởthành vùng trồng cây ăn quả và hoa tươi, đời sống nhân dân được cải thiện rõrệt, bộ mặt nông thôn vùng này được thay đổi toàn diện [7]

Hiện nay, tại các nước Philippin, Trung Quốc, Xilanka đã có nhiềucông trình lý thuyết và thực tiễn triển khai việc sử dụng đất dốc theo mô hìnhSALT thu được nhiều kết quả tốt Trên đất dốc 200 ở Philippin trên mô hìnhSALT cho thu hoạch gấp 3 lần so với trên đất canh tác truyền thống [15]

Trang 7

Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam cũng là một nước đã vàđang nghiên cứu việc sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núi nói riêng sao cho

có hiệu quả nhất

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.3.1 Những văn bản chính sách có liên quan đến sử dụng đất đai nông lâm nghiệp

Trước thực trạng về việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp như hiện nayĐảng và Nhà nước ta đã đề ra một số chủ trương, chính sách sau:

- Năm 1986 Đại hội Đảng VI của Ban chấp hành TW, lần đầu tiênthông qua chính sách đổi mới, đưa đến khởi đầu của sự chuyển đổi từ cơ chếtập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Trong nông nghiệp cơ chế khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình được ápdụng, điều này phát huy tác dụng đối với người dân gắn với đất canh tácnông nghiệp

Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5/4/1988 xoá bỏ bao cấp tronglĩnh vực nông nghiệp xây dựng kinh tế thị trường, hộ gia đình được xem làđơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài, đóngvai trò là người chủ sản xuất nông lâm nghiệp Xuất phát từ nhu cầu kháchquan, luật đất đai năm 1988 đã được xem xét, sửa đổi năm 1993 và luật sửađổi bổ sung một số điều luật đất đai năm 1998 và 2001

Riêng đối với đất rừng và rừng:

- Quyết định 184/HĐBT về việc đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tậpthể, cá nhân sử dụng

- Chỉ thị 29 của ban bí thư TW Đảng tháng 11/1983 về giao đất giaorừng Tổng diện tích rừng và đất rừng được sử dụng vào năm 1986 - 1992 là5.230.000ha

- Luật đất đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai năm

1998 và năm 2001 đã hợp pháp hoá quyền sử dụng đất cho người lao động.Chương 3 và 4 luật đất đai quy định về chế độ sử dụng các loại đất, quy định

về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất [8]

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 khẳng định về mặt pháp lýquyền sử dụng rừng và đất rừng cho chủ rừng [9]

Trang 8

- Quyết định 327/HĐBT được nhà nước ban hành năm 1992 nhằm đẩymạnh chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đây làmột trong những quyết định quan trọng, tạo cơ sở nguồn lực cho hoạt độngsản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong cả nước [10].

- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính Phủ về giao đất lâmnghiệp cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đíchlâm nghiệp [11]

- Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính Phủ về giao khoán đất sửdụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trông thuỷ sản trong các doanhnghiệp [12]

- Quyết định 202/TTg ngày 02/5/1994 về quy định khoán bảo vệ rừng,khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng

- Quyết định 661/TTg ngày 29/7/1998 về thực hiện dự án trồng mới 5triệu ha rừng với mục tiêu đến năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,3 triệu harừng đạt tỷ lệ che phủ rừng lên 43% so với diện tích cả nước [13]

Trên đây là một số văn bản, chính sách có liên quan đến vấn đề sử dụngđất đai nông lâm nghiệp Nó là cơ sở cho những nghiên cứu về vấn đề sửdụng đất đai nông lâm nghiệp

Bên cạnh những văn bản, chính sách còn có các công trình nghiên cứu

có liên quan đến việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp

2.3.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Theo số liệu thống kê của tổng cục địa chính năm 1994 thì bình quânđất nông nghiệp theo đầu người thấp và có xu hướng giảm Cụ thể là:

- Năm 1980 bình quân đất nông nghiệp theo đầu người là 1.318m2

- Công trình nghiên cứu" Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn

Xuân Quát năm 1996 đã nêu ra những điều cần biết về đất đai và đưa ra các

Trang 9

hệ thống sử dụng đất và cách tiếp cận, đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàncây trồng thích hợp cho mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững [4].

- Nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên về "Biện pháp tổng hợp

sử dụng hiệu quả đất đồi núi trên cơ sở sinh thái bền vững" [3].

- Đối với tài nguyên đất dốc các tác giả Phạm Chí Thành và cộng sự đãnghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên - Yên Bái [5]

- Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống canh tác trên cùng sinh thái đấtđồi núi dốc tại tỉnh Sơn La của Nguyễn Tiến Mạnh và Lê Thế Hoàng (Viện

kỹ thuật nông nghiệp) [2]

- Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên có tài liệu "Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và Phục hồi" nêu rõ tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi gồm 3

phương diện: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường và sự chấp nhận xã hội,trong đó 5 thuộc tính cần xem xét là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tínhbảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận [3]

Ngoài ra các tác giả cũng đề cập đến vấn đề làm giàu rừng như:

- Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu về cơ sở khoa học phụchồi sinh thái vùng núi đá Cao Bằng

- Chương trình xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc ởtỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… của trường đại học nônglâm Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, đã có một số chương trình dự án vận dụngphương pháp quy hoạch sử dụng đất đai nông lâm nghiệp cho cấp xã, thôn, hộgia đình ở nước ta

Có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu trên cả nước vừa là mặtphương pháp lý luận vừa là những giải pháp cụ thể cho sử dụng đất đai nônglâm nghiệp đặc biệt là đất dốc trên quan điểm bền vững

2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.4.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Khe Mo là một xã trung du miền núi, thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên Xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 8km vàcách trung tâm thành phố 12km

Trang 10

- Phía Bắc giáp với thị trấn Sông Cầu

- Phía Nam giáp xã Nam Hoà

- Phía Đông giáp xã Đèo Khế xã Hoá Thượng

- Phía Tây giáp xã Văn Hán

Xã có một tuyến đường nhựa dài 9km, nối liền trung tâm huyện, tỉnhthuận tiện cho việc đi lại, buôn bán, lưu thông hàng hoá và trao đổi mua bánhàng hoá với thị trường xung quanh

2.4.1.2 Tình hình khí hậu thuỷ văn xã

Theo dự báo của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên cho biết:Khe Mo là một xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm

2 mùa rõ rệt:

- Mùa hạ: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm

- Mùa Đông rét, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ không khí trung bình từ 22,5 - 23,5ºC

- Lượng mưa bình quân từ 1630mm đến 2230mm

- Độ ẩm không khí trung bình từ 79,6% đến 85,5%

- Tổng lượng bốc hơi bình quân từ 77,1mm đến 87,1mm

- Số giờ nắng bình quân trong năm từ 1370 đến 1520 giờ

Để thấy rõ diễn biến về khí hậu thuỷ văn của xã Khe Mo năm 2011chúng tôi tổng hợp vào bảng sau:

Trang 11

Bảng 2.1: Thời tiết khí hậu thuỷ văn xã Khe Mo năm 2011

ngày

Độ ẩm không khí trung bình (%)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Tổng lượng mưa phổ biến (mm)

Tổng lượng bốc hơi (mm)

(Nguồn số liệu tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng 2.1 cho thấy khí hậu thời tiết năm 2011 khá thuận lợi choviệc tăng trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi Song lượng mưa thường tậptrung từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 93,18 % lượng mưa trung bình (1500-2085)mm Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất từ 350- 450mm do chịu ảnh hưởngcủa hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới nên rất dễ gây ra mưa to và dông trêndiện rộng, gây sạt lở, lũ lụt vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chấtlượng của cây trồng, vật nuôi

Trang 12

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, là thời gian ít mưa,thậm chí không có mưa lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc và nhữngđợt không khí lạnh tăng cường, rét đậm, rét hại từ 5 - 7ºC Và bên cạnh đócòn kèm theo mưa nhỏ và mưa phùn khiến cho độ ẩm không khí cũng khácao Tuy nhiên, tháng 1/ 2011 có tổng lượng mưa khá thấp chỉ đạt 5 - 10mm,cũng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.Tháng 3 có tổng số giờ nắng thấp nhất trong năm 20 - 30 giờ, từ đó tổnglượng bốc hơi cũng thấp 45- 55mm, dẫn đến hiện tượng thiếu nước tưới chocây trồng, gây khó khăn trong sản xuất của bà con nông dân trong xã nóiriêng và toàn tỉnh nói chung.

2.4.1.3 Tình hình đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng địa chính huyện Đồng Hỷ đất đai của

xã khe Mo gồm 2 loại đất chính sau:

Đất phù sa cổ ven suối phù hợp với những loại cây hoa màu và cây lúaĐất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét Loại đất này khámàu mỡ, tầng đất dày, từ 40 - 50 cm Đây là loại đất chiếm đa số trong tổngdiện tích của xã, phù hợp với cây chè, cây ăn quả, và một số cây lâm nghiệp

Từ 2003 đến nay toàn bộ diện tích được giao khoán cho các hộ gia đình tựquản lý và sử dụng

Cơ cấu đất đai của xã được thể hiện qua bảng 2.2

Số liệu bảng 2.2 cho thấy việc khai thác và sử dụng đất đai trên địa bàn

xã có những biến đổi sau:

Diện tích đất tự nhiên trong xã rất lớn, trong đó diện tích đất nôngnghiệp chiếm tỷ lệ lớn lên đến hơn 90%, còn lại là đất phi nông nghiệp và đấtchưa sử dụng nhưng chiếm không đáng kể

- Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2009 - 2011 tăng 265,64ha, nên tỷtrọng đất nông nghiệp thay đổi từ 84,55 % (năm 2009) lên 93,36 % (năm2011) nguyên nhân là do xã tăng diện tích đất trồng lúa và trồng cây lâu năm

- Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lại giảm dần qua 3 năm từ 1786,78

ha năm 2009 xuống còn 1240,83ha năm 2011, giảm 545,95ha

Trang 13

Bảng 2.2: Tình hình đất đai của xã Khe Mo qua 3 năm 2009-2011

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(Nguồn số liệu Ban địa chính xã Khe Mo)

Trang 14

Diện tích đất phi nông nghiệp qua 3 năm cũng có sự biến đổi lớn năm

2011 so với năm 2009 tăng lên 27,7ha làm cho tỷ trọng cũng thay đổi từ5,81% năm 2009 lên 6,73% năm 2011 Nguyên nhân là do xã tiến hành xâydựng trường mầm non của xã, và xây dựng trạm y tế 2 tầng

Diện tích đất chưa sử dụng giảm đi rõ rệt 290,67ha năm 2009 xuốngcòn 1,23ha năm 2011 Điều đó cho thấy tình hình khai thác và sử và sử dụngđất của bà con nông dân trong xã khá triệt để, không để lãng phí một ha đấtnào Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất, tăng thu nhập đang

kể cho người dân trong xã

Qua chỉ tiêu khai thác và sử dụng bình quân của một lao động nôngnghiệp trong 3 năm phản ánh một điều rất thực tế là diện tích canh tác của xã

đã tới giới hạn cho phép không thể mở rộng hơn được nữa, vì vậy để đảm bảo

sự sống còn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nông dân buộc ngườidân nơi đây phải sử dụng thế mạnh kinh tế vườn rừng, vườn đồi, tài nguyênđồi núi của địa phương

Mấy năm gần đây hộ nông dân ở xã đang tập trung khai thác thế mạnhcủa địa phương mình là cây công nghiệp (chè), cây ăn quả, bình quân trênmột lao động tăng lên đáng kể

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.4.2.1 Tình hình dân số và lao động

a Dân số và dân tộc

Khe Mo là một xã miền núi với 9 dân tộc anh em sinh sống là dân tộcKinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao, Mường, H’rê Toàn xã có 15xóm với tổng số nhân khẩu tính đến năm 2011 là 6720 nhân khẩu, trong đódân tộc Kinh chiếm 64,43%, dân tộc Nùng chiếm 18,26%, dân tộc Tày chiếm1,56%, dân tộc Sán Dìu chiếm 2,48%, dân tộc Sán Chay chiếm 13,38%, còn

lại dân tộc Hoa, Dao, Mường, H’rê chiếm khoảng 1,22% (theo số liệu thống

kê của ban dân số xã Khe Mo năm 2011)

Trang 15

Bảng 2.3: Dân số và dân tộc xã Khe Mo

Nhân khẩu (người)

vì vậy muốn đổi mới đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và cần có các biệnpháp về kinh tế - xã hội Tuy nhiên, hiện nay xã cũng có nhiều chương trìnhtập huấn, phổ biến các hoạt động sản xuất mới và cũng đạt được kết quả rõ rệttrong sản xuất qua quá trình sử dụng lao động của xã Để thấy rõ tình hình sửdụng lao động của xã chúng tôi tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.4: Lao động xã Khe Mo năm 2011

(Nguồn Ban dân số xã năm 2011)

Trang 16

Qua bảng 2.4 cho thấy nguồn lao động của xã khá dồi dào, đây cũng làđiều kiện thuận lợi giúp xã phát triển nông lâm nghiệp Theo kết quả trongbảng thì khẩu nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn 76%, do tỷ lệ hộ nông nghiệpcũng rất cao.Tuy nhiên lao động nông nghiệp thì lại có phần hơi giảm so vớitổng số lao động.

Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do một số lao động nôngnghiệp trong xã đi làm nghề khác (công nhân, thợ xây )

Tại địa bàn xã hiện nay cũng có thêm một số ngành như dịch vụ, tiểuthủ công nghiệp cũng đang phát triển tiêu biểu như: Thành lập HTX ĐứcNghiệp Thành tại xóm Tiền Phong Hợp tác xã dịch vụ điện Khe Mo hoạtđộng tốt, đảm bảo điện tiêu dùng cho người dân, vận hành lưới điện an toàn Các hộ kinh doanh sản xuất: Cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ hoạt động tốt

Xã xét 23 hồ sơ cho các hộ gia đình để hỗ trợ xe lam - Công nông phục vụsản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp Chiến Oanh đang xây dựng nhà máygạch Tuy-nen, sẽ đi vào hoạt động quý I năm 2012

Vì vậy xã cần tập trung phát triển ngành nghề phụ nhất là tiểu thủ côngnghiệp để khai thác triệt để nguồn lao động, các sản phẩm phụ trong quá trìnhsản xuất nông lâm nghiệp và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân qua

đó hạn chế được các tệ nạn xã hội

Trong những năm qua, xã Khe Mo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằmgiảm tốc độ tăng dân số như vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch,không sinh con thứ 3, phạt tiền đối với cặp nào sinh đẻ không có kế hoạchsong kết quả đạt được vẫn chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởngtrọng nam khinh nữ của nhiều hộ gia đình, và vẫn chưa ý thức được những táchại mang lại của việc đông con Chính lý do dân số tăng khá nhanh dẫn đếnmật độ dân số cũng khá cao 227 người/km2 so với tổng diện tích của xã là30,16km2

Trang 17

2.4.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất tại địa phương năm 2011

Loại hình sản xuất Diện tích (ha) Năng suất (tạ/

ha/năm)

Sản lượng (tấn/năm)

Gia cầm (gà, Ngan) 45000

(Nguồn số liệu ban nông lâm nghiệp xã Khe Mo năm 2011)

Qua bảng trên cho thấy tình hình sản xuất ở địa phương rất phát triển,với năng suất cây trồng vật nuôi tương đối cao Số lượng trong chăn nuôi tănglên rõ rệt, với 6400 con lợn các loại năm 2010 tăng lên 6500 con năm 2011.Đàn gia cầm trong xã cũng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 43.000 con vàđến năm 2011 tăng lên là 45000 con các loại, còn lại đàn trâu, bò trong xãcũng tăng lên đáng kể

2.4.2.3 Trình độ dân trí và đời sống văn hoá của địa phương

* Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Xã đã tu sửa 9,7 km đường Linh Nham đi Đèo khế; cácxóm mở rộng đường, làm 1 km đường bê tông, sửa cầu Long giàn, xómThống nhất- Đèo khế xây dựng cầu bán kiên cố qua sông Đèo Khế -Thái

Trang 18

Nguyên trị giá trên 10 triệu đồng, xóm Làng Cháy xây dựng cầu tràn trị giátrên 30 triệu đồng.

- Y tế: Xây dựng trạm y tế 02 tầng, với thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ,thiết bị khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, với đội ngũ cán bộ

có năng lực được đào tạo bài bản với 1 bác sỹ, 5 y sĩ và 1 y tá trung cấp.Trong những năm qua, trạm y tế xã đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sócbảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và cộng đồng Các chương trình y tế quốc gianhư kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bướu cổ, suydinh dưỡng ở trẻ em đã và đang được thực hiện rất đều đặn, trạm xá còn khámsức khoẻ định kỳ cho học sinh 3 trường Tiểu học, Trung học cơ sở và MầmNon Tổ chức tẩy giun cho học sinh cấp I, tổ chức uống Vitamin A cho trẻdưới 6 tháng tuổi, tỷ lệ Trẻ em suy dinh dưỡng của xã là 20,69%

Hàng năm trạm đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyênmôn và xếp loại A, đạt cơ quan văn hoá

- Thuỷ lợi: Thường xuyên kiện toàn tổ, đội thuỷ nông ở các xóm cócông trình thuỷ lợi Bảo dưỡng, vận hành, sử dụng 1 trạm bơm điện LaĐường, 2 trạm bơm dầu Đèo Khế, kênh tự chảy ở La Dẫy, vv

Các công trình trên đã góp phần xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện chokinh tế xã hội của địa phương phát triển, giao thông thuận tiện

- Điện: Xã có điện lưới quốc gia về hầu hết các xóm, phục vụ đời sốngvăn hoá, sinh hoạt hằng ngày cho nhân dân trong xã

- Giáo dục - Đào tạo

Các trường duy trì tốt công tác hoạt động và các công tác chuyên môn,chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, tỷ lệ lên lớp và tỷ lệ tốtnghiệp năm sau cao hơn năm trước, hàng năm đều có học sinh giỏi đi thi cấphuyện và đạt giải

Cơ sở vật chất của trường được quan tâm và đầu tư xây dựng như: Quyhoạch và san ủi trung tâm trường Mầm Non, mở rộng mặt bằng và xây dựngnhà 2 tầng 12 phòng học của trường Tiểu Học, xây dựng tường rào, các côngtrình vệ sinh, nhà để xe, đều được tu sửa và nâng cấp đảm bảo môi trườngxanh - sạch - đẹp Các trang thiết bị được đáp ứng đầy đủ phục vụ nhu cầugiảng dạy của nhà trường

Trang 19

Hiện nay, xã có 1 trường THCS, 1 trường Tiểu Học, 1 trường MầmNon trung tâm, trong đó:

-Trường Mầm Non có 7 lớp với 250 học sinh

-Trường tiểu học có 110 lớp với gần 325 học sinh

-Trường THCS có 7 lớp với 277 học sinh

Tỷ lệ học sinh khá, giỏi: trường Tiểu học đạt 55,05%; trường THCSđạt 40,68%

Trường Mầm Non huy động 100% các cháu 5 tuổi đến lớp, cả batrường đều giữ vững cơ quan văn hoá liên tục trong nhiều năm, đạt trườngtiên tiến cấp huyện

Năm vừa qua xã đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của UBND TỉnhThái Nguyên công nhận trường Tiểu học Khe Mo đạt Trường chuẩn Quốc giamức độ I

- Văn hoá - thể thao: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên cáclĩnh vực văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm Quản lý tốtcông tác Dân tộc Tôn giáo, hoạt động tự do tín ngưỡng của địa phương đã đivào nề nếp, tổ chức tốt lễ hội Xuân Đền Long Giàn vào dịp 14 tháng giêng

Hàng năm ban văn hoá xã phối hợp với các đoàn thể như: Hội phụ nữ,Đoàn thanh niên tổ chức liên hoan văn nghệ, đốt lửa truyền thống chào mừngcác ngày lễ lớn và kỷ niệm các ngày truyền thống, thúc đẩy được phong tràovăn hoá văn nghệ trong xã

Trong những năm qua đã tổ chức tốt hai lần thi Đại hội thể dục thể thaocủa xã và tham gia đại hội thể thao của huyện Đồng Hỷ, đây là những dịp đểkhơi dậy phong trào thể dục, thể thao trong toàn xã Những xóm có phongtrào thể thao mạnh là: xóm ao Rôm 1, Ao Rôm 2, Khe Mo

Công tác thông tin truyền thông được tổ chức thường xuyên để tiếp âmđài truyền thanh huyện và Đài tiếng nói Việt Nam cũng như thông tin các bảntin của xóm, xã, trong đó hoạt động tốt là cụm loa truyền thanh xóm Khe Mo

1 và 2

Trang 20

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thực trạng sử dụng đất đồinúi trên địa bàn xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

Tập trung chủ yếu vào đất đồi núi dốc của bà con nông dân trên địabàn xã

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnhThái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình giao đất giao rừng và quá trình chuyển đổi sử dụng đất của xã

- Đánh giá kết quả đã đạt được của ngành trồng trọt, chăn nuôi

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi của xã Khe Mo

- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế (Theo hướng nông lâm kết hợp; Theohướng canh tác trên đất dốc (SATL); Theo hướng khác)

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội – môi trường

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp giúp xã có hướng quy hoạch

và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Công tác ngoại nghiệp

 Sử dụng phương pháp PRA (Đánh giá nhanh nông thôn)

- Thu thập thông tin có liên quan

- Quan sát thực tế địa bàn nghiên cứu

- Các kết quả đạt được về trồng trọt, chăn nuôi

- Cơ cấu sử dụng đất, kết quả giao đất giao rừng

Trang 21

- Quan sát thực tế địa bàn nghiên cứu

+ Nắm được tình hình chung của xã

- Phỏng vấn cán bộ nông lâm nghiệp để hiểu thêm về địa bàn nghiêncứu và các vấn đề có liên quan tới đề tài

- Cùng cán bộ nông lâm nghiệp chọn 5 xóm điển hình của xã để điều tra

- Cùng 5 trưởng thôn chọn ra các hộ điển hình đã và đang khai thác, sửdụng đất đồi núi (lấy đại diện 30 hộ) và tiến hành phỏng vấn (chuẩn bị phiếuphỏng vấn)

- Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị sẵn trong bộ câu hỏi sau (phụ lục)

 Sử dụng phương pháp toán học

Để xử lý những số liệu thu thập được và chi phí từ việc khai thác sửdụng đất đai nói chung và đất đồi núi nói riêng

3.4.2 Công tác nội nghiệp

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả sau khithực hiện kế hoạch

+ Đánh giá về mặt kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như:

- Tổng thu của các loại hình sản xuất

B C

 

(3.3)Trong đó: - B là tổng thu của các loại hình sản xuất

- C là tổng chi của các lạo hình sản xuất

- (B – C) là tổng thu – chi của các loại hình sản xuất

- i là các loại hình sản xuất của mô hình

- Bi là thu của từng loại hình sản xuất

- Ci là chi của từng loại hình sản xuất

Trang 22

- Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để phân tích và xử lý sốliệu để thấy rõ sự biến động của các vấn đề nghiên cứu qua từng thời kỳ, thấyđược sự ảnh hưởng của các nhân tố ấy đến hiệu quả sử dụng đất đồi núi Từ

đó có những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai sao chohiệu quả tốt nhất

+ Đánh giá về mặt xã hội và môi trường

Để đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện thì ngoài việc đánh giá hiệuquả về mặt kinh tế cần đánh giá cả về mặt xã hội và môi trường

- Các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội như:

+ Khả năng tạo công ăn việc làm

+ Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi nếp nghĩ và cách làm của người dân+ Góp phần giải quyết công bằng xã hội, rút ngắn về thu nhập và mứcsống giữa các nhóm hộ nông dân, giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị

và nông thôn

+ Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhànước như xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình

- Các chỉ tiêu về mặt môi trường như:

+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, điều hoànguồn nước, độ ẩm không khí và góp phần xây dựng một môi trường sinh tháibền vững cho sản xuất trong vùng và trên cả nước

Trang 23

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Sơ lược tình hình giao đất giao rừng của xã qua các thời kỳ

4.1.1 Quá trình sử dụng đất đồi núi của xã trước thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường

Trong những năm qua, Hợp tác xã Khe Mo cũng nằm trong tình trạngcủa nhiều xã khác Nông nghiệp chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp chủyếu là cây Lúa và trồng màu Mục tiêu của người dân là cố gắng tạo ra lươngthực, thực phẩm đủ để cung cấp cho nhu cầu cuộc sống của mình

Đất đồi núi thời gian này thường bị bỏ trống hoặc trồng những loại câykhông đem lại hiệu quả kinh tế, như trồng sắn để bổ trợ cho lương thực hoặcnhững cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình Trong khi đógiống cây trồng đưa vào sản xuất không được chọn lọc nên năng suất khôngcao, phẩm chất, chất lượng chưa tốt Sản xuất trên đất đồi núi thời kỳ nàychưa phát triển đúng mức, chưa thực sự là điểm mạnh của xã thuộc khu vựctrung du miền núi

Các loại cây trồng thời kỳ này vẫn có hiệu quả kinh tế thấp chưa có sựđột biến trong sản xuất trên đất đồi núi Thời gian này hợp tác xã có chỉ đạo

bà con nông dân chú trọng trồng và phát triển cây chè, lúc này chè là cây sảnxuất chính Do thuận lợi về thời tiết khí hậu và đất đai phù hợp nên cây chèsinh trưởng phát triển tốt và đưa vào canh tác rộng rãi trên địa bàn xã

4.1.2 Quá trình sử dụng đất từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cho tới nay

Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của cơ sở theo phân cấp của Nhà nước có ảnh hưởng đến phát triển kinh tếsản xuất hàng hoá hơn Hiện nay ở các vùng núi trung du miền núi đã và đangxuất hiện nhiều mô hình sản xuất trên đất đồi núi có hiệu quả hơn trước

Khác với cơ chế cũ, cơ chế thị trường đã và đang đặt ra cho người dânnhững vấn đề cần tính toán, cân nhắc sao cho mỗi đơn vị đất đai, với mỗiđồng vốn bỏ ra là phải đạt hiệu quả cao nhất Chính vì vậy, người nông dân đã

Trang 24

dần chuyển dịch cơ cấu sản xuất truyền thống sang cơ cấu sản xuất hàng hoá

có sự sinh lợi trên đất đồi núi Từ những cây trồng có hiệu quả thấp, phá huỷđất đai và môi trường đã được thay thế bởi những cây trồng thích hợp với thịtrường, hiệu quả kinh tế cao hơn, có khả năng bảo vệ đất và môi trường sinhthái Nền kinh tế thị trường bắt đầu bộc lộ, người dân xã bắt đầu bắt nhịp với

cơ chế mới và bước đầu phát triển

Hiện nay, việc sử dụng và khai thác đất đồi núi ở xã đã có nhiều tiến

bộ, cây chè vẫn là cây trồng chính trên đất đồi núi Bên cạnh cây chè là câychủ lực, hiện nay tại xã Khe Mo trên các mô hình canh tác trên đất đồi núicòn trồng các loại cây trồng khác đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nôngdân Đã có những mô hình sản xuất giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồngnhờ vào việc khai thác và sử dụng đất đồi núi như các mô hình trồng vải,nhãn, chanh xen với cây chè Vì vậy, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xãKhe Mo đã và đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục giữvững cây chè nhưng chỉ giữ lại một phần cơ bản diện tích để tập trung thâmcanh chè chất lượng cao (chè cành) Đồng thời xã vận động bà con tăngcường trồng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn và trồng cây lâmnghiệp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc (keo, mỡ)

Ngoài ra, tại địa bàn xã hiện nay cũng có thêm một số ngành như dịch

vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng đang phát triển tiêu biểu như: Thành lập HTXĐức Nghiệp Thành tại xóm Tiền Phong Hợp tác xã dịch vụ điện Khe Mohoạt động tốt, đảm bảo điện tiêu dùng cho người dân, vận hành lưới điện antoàn Các hộ kinh doanh sản xuất: Cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ hoạtđộng tốt Xã xét 23 hồ sơ cho các hộ gia đình để hỗ trợ xe lam - Công nôngphục vụ sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp Chiến Oanh đang xây dựng nhàmáy gạch Tuy-nen, sẽ đi vào hoạt động quý I năm 2012

Vì vậy xã cần tập trung phát triển ngành nghề phụ nhất là tiểu thủ côngnghiệp để khai thác triệt để nguồn lao động, các sản phẩm phụ trong quá trìnhsản xuất nông lâm nghiệp và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân qua

đó hạn chế được các tệ nạn xã hội

Trang 25

Kinh tế của xã ngày càng được nâng lên do cây trồng chính của ngườidân trong xã là cây chè Và do được áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt cũngnhư có sự hỗ trợ những giống tốt nên sản lượng chè tăng mạnh trong mấynăm gần đây, từ đó đem lại hiệu quả về kinh tế, đời sống của bà con trong xãngày được nâng lên Hiện nay, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã đã có nhữngchuyển biến tích cực, phù hợp với quy luật phát triển, đời sống của nhân dântừng bước được nâng cao, không có hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh (từ 24,67%năm 2005 còn 11,28% năm 2010), hộ khá và giàu chiếm trên 40%

Trong những năm qua, xã Khe Mo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằmgiảm tốc độ tăng dân số như vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch,không sinh con thứ 3, phạt tiền đối với cặp nào sinh đẻ không có kế hoạchsong kết quả đạt được vẫn chưa cao, do tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn

ăn sâu trong tiềm thức của người dân

4.2 Kết quả của quá trình giao đất giao rừng

Tình hình giao đất giao rừng của xã được thực hiện rất tốt và đã hoànthiện xong vào năm 2003 Cụ thể như sau: Trước năm 1989 khi chưa có dự ánPAM 3352 đầu tư trồng rừng vào tỉnh Bắc Thái thì sản xuất lâm nghiệp của

xã phát triển rất chậm Đất rừng chưa được giao cho người dân quản lý và sửdụng, rừng tự nhiên bị chặt phá bừa bãi và nghiêm trọng

Từ khi có dự án PAM 3352 đầu tư cho phát triển trồng rừng thì ngườidân nhận đất trồng rừng Do người dân được sự đầu tư từ dự án để sản xuấtcây con, chăm sóc bảo vệ rừng nên hộ thực hiện rất tốt

Kết quả là qua 4 năm thực hiện từ 1989 - 1993, toàn xã đã trồng được226,55ha cây Bạch đàn Nhưng diện tích Bạch đàn này sinh trưởng, phát triểnrất chậm Từ năm 2001 - 2003, Xã Khe Mo đã và đang quan tâm đến pháttriển lâm nghiệp, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư vào như: Dự ántrồng Măng bát độ (tính đến cuối năm 2003 toàn xã đã trồng được 5228 gốc).Bên cạnh đó, xã còn thực hiện chương trình chuyển đổi rừng PAM kém hiệuquả, thay thế vào đó là những cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tếcao như cây Keo lai, Bạch đàn mô, Chè cành và cây ăn quả

Trang 26

Kết quả là: tính đến cuối năm 2003 toàn xã đã thực hiện chuyển đổiđược như sau:

- Chuyển đổi 26,5ha chân ruộng cao sang trồng cây ăn quả và chè cành

- Chuyển đổi 6ha trồng màu sang trồng cỏ chăn nuôi trâu bò

- Chuyển đổi 125ha rừng PAM sang trồng keo lai, và cây ăn quả

Tính đến năm 2003, hầu hết diện tích rừng và đất rừng đã được giao chotừng hộ gia đình khai thác, sử dụng và bảo vệ (1851,31ha) Nhưng do câyrừng là cây lâu năm nên thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch rất dài, lâuđem lại hiệu quả kinh tế vì vậy hiện nay bà con nông dân trong xã dần chuyểndiện tích trồng rừng sang trồng các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh

tế như: cây ăn quả và cây chè Do đó, hiện nay diện tích trồng rừng còn lại là1240,83ha trong toàn xã

4.3 Những kết quả đạt được về sử dụng đất của ngành trồng trọt năm 2011

- Cây lương thực: Nhìn chung sản xuất lương thực tuy gặp nhiều khókhăn về thời tiết ở vụ xuân và tình hình phát sinh sâu bệnh gây hại, song về

cơ bản diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch Tổng sảnlượng lương thực có hạt cả năm đạt 2.804,8 tấn/2.670 tấn đạt 105%, tăng 5%

so với kế hoạch (trong đó: Thóc: 2.342,3 tấn/2.229,2 tấn đạt 105,07 % so với

kế hoạch; Ngô: 462,5 tấn/441 tấn đạt 104,88% so với kế hoạch) Cơ cấu giốnglúa lai chiếm 16,27% diện tích gieo cấy

- Cây màu: Tổng diện tích gieo trồng 137ha Trong đó: Cây lạc: 30ha; đỗtương: 30ha; đỗ các loại: 21ha; sắn: 20ha; khoai: 25ha; rau xanh các loại 30ha

- Chương trình cây chè và cây ăn quả: Diện tích chè trồng mới37ha/35ha đạt 105,71% so với kế hoạch Diện tích chè kinh doanh của toàn

xã là 257,5ha Năng suất ước đạt 102 tạ/ha Sản lượng đạt 2.625 tấn/2.625tấn đạt 100% (trong đó sản xuất chè khô chiếm 35% - giá trị kinh tế chiếm50%) Tham gia liên hoan Trà xuân Tân Mão huyện Đồng Hỷ đạt giải Ba

toàn huyện Diện tích cây ăn quả là 150ha (Theo báo cáo tổng kết của xã năm 2011).

* Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của xã

Qua mấy năm gần đây, ngành trồng trọt của xã Khe Mo đã đạt đượcmột số kết quả như sau:

Trang 27

Bảng 4.1: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

(tạ/ha)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

bình quân (%)

95 60 37

100 63 35

102 64 35

105,26 105 94,59

102 101,58 100

103,63 103,29 97,30

(Nguồn số liệu ban nông lâm nghiệp xã)

Qua bảng trên cho thấy: năng suất, sản lượng của các cây trồng chínhqua các năm đều tăng

- Đối với cây lương thực: Năng suất lúa tăng một cách rõ rệt do xã đãmạnh dạn đưa vào các giống mới có năng suất cao vào cấy như Bao thai,Khang dân 18, Lúa lai Năng suất của các cây trồng (Ngô, Khoai lang, đỗ,lạc) cũng tăng mạnh qua 3 năm

- Đối với cây công nghiệp: Năng suất chè tăng lên nhưng tăng khôngnhiều, từ 95 tạ/ha năm 2009 lên 102 tạ/ha năm 2011 Tuy nhiên, hiện nay chèvẫn là cây mũi nhọn của xã

Ngoài ra xã còn trồng một số diện tích cây ăn quả chiếm tỷ lệ chủ yếu

là cây vải xong mấy năm gần đây thì năng suất giảm đi rõ rệt do sâu bệnh,không được giá, chưa có cơ sở chế biến, người dân không chú trọng chămsóc, năng suất giảm từ 3500 tạ/ha xuống còn 3000 tạ/ha trong 3 năm 2009-

2011 Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả, khuyến khích ngườidân trồng và chăm sóc tốt hơn thì chính quyền xã cần tìm thị trường tiêu thụcho bà con nông dân, xây dựng các cơ sở chế biến hoa quả

4.4 Những kết quả đạt được về quá trình sử dụng đất của ngành chăn nuôi của xã năm 2011

Công tác tiêm phòng dịch, kiểm dịch, vệ sinh thú y, đặc biệt là phòng,

chống dịch bệnh long móng lở mồm trên đàn gia súc được thực hiện có hiệuquả, đã ngăn chặn được dịch bệnh, góp phần hạn chế thiệt hại cho ngành chănnuôi Và đã có bước chuyển biến đáng mừng, đạt được một số kết quả nhấtđịnh, được thể hiện qua bảng sau:

Trang 28

Bảng 4.2: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

tăng bình quân (%)

2010/2009 2011/2010Trâu

725 110 6400 42700

725 110 6400 43000

737 120 6500 45000

100 100 100 100,70

101,65 109,09 101,56 104,65

100,82 104,54 100,78 102,67

(Nguồn báo cáo tổng kết xã Khe Mo)

Qua bảng trên cho thấy: Nói chung, sản xuất ngành chăn nuôi có xu thếđều tăng nhẹ qua các năm Tổng đàn trâu: 737 con, tổng đàn bò: 120 con,tổng đàn lợn: 6.500 con, tổng số đàn gia cầm: 45.000 con Chăn nuôi trangtrại theo quy mô công nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển tốt, hiện nay địabàn có 8 trang trại lớn chăn nuôi tập trung, quy mô nhỏ có 4 trang trại Tổng

sản lượng thịt hơi các loại đạt 950 tấn.

Ngoài ra xã còn có một số diện tích ao hồ nuôi cá với diện tích là 5,5ha

Do diện tích nuôi thả ít nên năng suất cũng không đáng kể, chủ yếu là để cung

cấp nước tưới tiêu (Báo cáo xã năm 2011)

4.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai của xã Khe Mo

*Hiện trạng sử dụng đất đai của xã

Khe Mo là một xã sản xuất nông nghiệp, nhưng bình quân đất nôngnghiệp trên đầu người là thấp Năm 2011 bình quân đất nông nghiệp/ hộ là1,684ha, bình quân đất nông nghiệp/lao động là 0,558ha Năm 2011 diện tíchđất lâm nghiệp có rừng là 1240,83ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 0,19ha

Xã đã tiến hành giao đất, giao rừng xong cho bà con nông dân trong xãtrong năm 2003 và cấp giấy quyền sử dụng đất cho nông dân Hiện trạng sửdụng đất của xã thể hiện qua bảng sau:

Trang 29

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Khe Mo qua 3 năm

2009-2011

So sánh (%) Tốc độ

tăng bình quân (%)

(Nguồn số liệu ban địa chính xã Khe Mo)

Qua bảng trên cho thấy: Đất nông nghiệp có sự thay đổi trong 3 năm2009- 2011 Từ 2550,72ha lên thành 2816,36ha năm 2011, điều đó cho thấydiện tích đất nông nghiệp có xu thế tăng lên Diện tích đất gieo trồng qua 3năm hầu như không có sự thay đổi mấy Diện tích đất nông nghiệp có xuhướng tăng lên

Tuy nhiên hệ số sử dụng đất lại giảm đi từ năm 2009 là 0,313 lầnxuống còn 0,289 lần năm 2010, nhưng năm 2011 lại tăng lên thành 0,298 lần.Mặc dù vậy, hệ số sử dụng đất của xã vẫn con rất thấp, điều đó chứng tỏ rằngđất đai của xã chưa được tận dụng một cách hiệu quả Do đó để nâng cao hiệuquả sử dụng đất của xã thì cần phải hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi tránh hiện

Trang 30

tượng thiếu nước cho diện tích gieo trồng, xã cần có những chính sách hỗ trợ

để phát triển nông nghiệp

Trang 31

4.5.1 Tỷ lệ hộ và cơ cấu của nhóm hộ sử dụng đất đồi núi

Bảng 4.4: Tỷ lệ diện tích và cơ cấu diện tích của các hộ điều tra

Nhóm hộ

Sốlượng(hộ)

Cơ cấu(%)

Sốlượng(ha)

Cơ cấu(%)

1005016,6733,33

100,863,2719,5717,96

10062,7719,4117,82

(Nguồn số liệu điều tra từ hộ nông dân)

Qua bảng 4.4 cho thấy: Đa số các hộ gia đình canh tác trên đất đồi núi theohướng nông lâm kết hợp trong đó có 2 dạng mô hình chủ yếu đang được áp dụngtại xã là:

- Mô hình 1: Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng (RVACRg) loại môhình này có 6 hộ gia đình làm trong tổng số 15 hộ làm theo mô hình nông lâm kếthợp chiếm 40% trong tổng số hộ làm theo mô hình nông lâm kết hợp

- Mô hình 2: Rừng- Vườn - Chuồng - Ruộng (RVCRg), mô hình này có

9 hộ gia đình áp dụng trong tổng số 15 hộ làm theo mô hình nông lâm kết hợpchiếm 60%

Số hộ gia đình sử dụng đất theo hướng canh tác trên đất dốc còn rất ít chỉ

có 5 hộ áp dụng chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra Còn lại 10 hộ sử dụngđất đồi núi chưa theo mô hình cụ thể nào số hộ này chiếm 33,33% trong tổng số

hộ điều tra

Cũng qua bảng trên cho ta thấy: Nhóm hộ không làm theo mô hình nônglâm kết hợp có diện tích lớn nhất 63,27ha chiếm 62,77% tổng diện tích điều tra,còn nhóm hộ không làm theo mô hình cụ thể nào tuy số hộ tương đối cao nhưngdiện tích lại không lớn lắm 17,96ha chiếm 17,82% trong tổng số diện tích đã điều

Trang 32

tra, còn lại nhóm hộ làm theo hướng canh tác trên đất dốc có diện tích 19,57hachiếm 19,41% trong tổng số diện tích đã điều tra.

Như vậy qua số liệu điều tra cho ta thấy kiểu sử dụng đất đồi núi chủ yếuhiện nay của xã vẫn là nông lâm kết hợp còn kiểu canh tác trên đất dốc (SALT)còn rất ít

Do đó để tăng năng suất, chất lượng của cây trồng, tăng thu nhập cho ngườidân, đồng thời góp phần giữ nước, bảo vệ đất và môi trường sinh thái Xã cần phảihướng dẫn bà con làm tốt các mô hình canh tác bền vững trên đất đồi núi, như môhình nông lâm kết hợp bền vững (SALT), đặc biệt là những số hộ sử dụng đất đồinúi chưa có hiệu quả không theo hướng rõ rệt Và để thấy được thực trạng sửdụng đất đồi núi trên của xã chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế củanó

4.5.2 Hiệu quả về mặt kinh tế của việc sử dụng đất đồi núi xã Khe Mo

4.5.2.1 Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất đồi núi theo hướng nông lâm kết hợp (NLKH)

Theo kết quả điều tra 30 hộ điển hình trong xã chúng tôi thu được kết quả sau:

- Mô hình 1: Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng (RVACRg) loại môhình này có 6 hộ gia đình làm trong tổng số 15 hộ làm theo mô hình nông lâm kếthợp chiếm 40% trong tổng số hộ làm theo mô hình nông lâm kết hợp Với diệntích là 30,4 ha chiếm 30,16% tổng số diện tích của các hộ đã điều tra

- Mô hình 2: Rừng- Vườn- Chuồng- Ruộng (RVCRg), mô hình này có 9

hộ gia đình áp dụng trong tổng số 15 hộ làm theo mô hình nông lâm kết hợpchiếm 60% Và với diện tích là 32,27ha chiếm 32,03 % tổng diện tích của các hộđiều tra

Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núinói riêng theo hướng nông lâm kết hợp tôi tiến hành xét các chỉ tiêu sau:

Trang 33

Bảng 4.5: Mức độ thu nhập của kiểu sử dụng đất theo mô hình NLKH

ĐVT:1000 đồng

Loại thu nhập

Mô hình 1 (RVACRg)

Mô hình 2 (RVCRg) So sánh (%)

MH1/MH2

Số lượng(tr.đ)

Cơ cấu(%)

Số lượng(tr.đ)

Cơ cấu(%)Tổng thu

10021,5349,4123,066

75017238414945

10022,9351,2019,876

113,33106,39109,37131,5113,3

(Nguồn số liệu điều tra từ hộ nông dân)

Qua bảng 4.5 cho thấy: Mô hình 1 cho tổng thu nhập cao hơn hẳn môhình 2 là 100 triệu đồng tức là 13,33%, trong cả 2 mô hình thì nguồn thu nhậplớn nhất từ nông lâm kết hợp là chè xen cây ăn quả và cây lâm nghiệp trêncùng một diện tích Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do trong công thứctrồng xen người dân vừa tận dụng được đất đai, không gian dinh dưỡng vừa

có tác dụng giữ nước,bảo vệ đất hạn chế hiện tượng xói mòn rửa trôi tầng đấtmàu nên cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao Đặc biệt là chè, loài câycho thu nhập chính của bà con nông dân trong xã

Kết quả từ mô hình 1 cao hơn mô hình 2 cũng là do mô hình này ngườidân ngoài thu được sản phẩm (cá) từ ao thì hộ còn sử dụng được nguồn nướctưới cho cây trồng nên hạn chế được hiện tượng thiếu nước cho sản xuất vìvậy giảm thiểu được rủi ro do thiếu nước

 Mức độ chi phí cho hướng sử dụng đất dốc theo mô hình nông lâm kết hợp

Theo kết quả điều tra và tổng hợp tính toán thì: Tổng chi cho mô hình 1 là206.550.000 đồng, tổng chi cho mô hình 2 là 161.250.000 đồng Như vậy ta thấy:

- Ở mô hình 1

Tổng thu - tổng chi =643.450.000 đồng

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. FAO (1989), Farming System development, FAO, Rome - Italia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Farming System development
Tác giả: FAO
Năm: 1989
15. FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Working document, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land evaluation and farming system analysis for land use planning
Tác giả: FAO
Năm: 1994
5. Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến Dũng, Nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên - Yên Bái Khác
6. Nguyễn Văn Toàn (2005), Đất đồi núi Việt Nam Khác
8. Luật đất đai, NXB chính trị quốc gia 1994 Khác
9. Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Công bố theo pháp lệnh 58 - LCT/HĐNN Khác
10. Quyết định 327/HĐBT nhằm đẩy mạnh chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển 1992 Khác
11. Nghị định 02/CP của chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài ổn định vào mục đích lâm nghiệp, 1994 Khác
12. Nghị định 01/CP của chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp, 1995 Khác
13. Quyết định 661/TTg về thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng, 1998.- II. Tiếng Anh Khác
16. FAO (1993), An international framework for Evaluating sustainable land management Khác
17. World Bank (a) Responding to RiO - World Bank (1995), Support to Agriculture and environment. ESD, World Bank Washington- Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thời tiết khí hậu thuỷ văn xã Khe Mo năm 2011 - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.1 Thời tiết khí hậu thuỷ văn xã Khe Mo năm 2011 (Trang 11)
Bảng 2.2: Tình hình đất đai của xã Khe Mo qua 3 năm 2009-2011 - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2 Tình hình đất đai của xã Khe Mo qua 3 năm 2009-2011 (Trang 13)
Bảng 2.4: Lao động xã Khe Mo năm 2011 - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.4 Lao động xã Khe Mo năm 2011 (Trang 15)
Bảng 2.3: Dân số và dân tộc xã Khe Mo - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.3 Dân số và dân tộc xã Khe Mo (Trang 15)
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất tại địa phương năm 2011 Loại hình sản xuất Diện tích (ha) Năng suất - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất tại địa phương năm 2011 Loại hình sản xuất Diện tích (ha) Năng suất (Trang 17)
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt Chỉ tiêu ĐVT - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt Chỉ tiêu ĐVT (Trang 27)
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Khe Mo qua 3 năm              2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) Tốc độ - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Khe Mo qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) Tốc độ (Trang 28)
Bảng 4.4: Tỷ lệ diện tích và cơ cấu diện tích của các hộ điều tra - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4 Tỷ lệ diện tích và cơ cấu diện tích của các hộ điều tra (Trang 30)
Bảng 4.5: Mức độ thu nhập của kiểu sử dụng đất theo mô hình NLKH - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5 Mức độ thu nhập của kiểu sử dụng đất theo mô hình NLKH (Trang 32)
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đất đai của hộ - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã khe mo   huyện đồng hỷ   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng đất đai của hộ (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w